Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiềm năng phát triển du lịch thị trấn bắc hà huyện bắc hà tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.39 KB, 34 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề nêu ra trong bài nghiên cứu là hoàn toàn
đúng sự thật, không sao chép bài nghiên cứu khác.nếu có vấn đề sảy ra tôi xin
chịu trách nghiệm về bài nghiên cứu của mình.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn những người đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên
cứu của mình,đồng thời cảm ơn những tác giả đã có các công trình nghiên cứu
trước đó để tôi tìm hiểu và làm bài tham khảo.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
- Thị trấn Bắc Hà là một thị trấn vùng cao,được thiên nhiên ban tặng ,ưu
đãi cho không khí trong lành khí hậu mát mẻ và cảnh sắc hoang sơ đầy quyến rũ
lòng người.
- Du lịch đang trở thành tâm điểm của sự phát triển kinh tế xã hội,nhất là
du lịch nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch vùng cao,đang ngày càng thu hút đông
đảo khách thập phương.
- Tuy nhiên tiềm năng du lịch của các điểm du lịch vùng cao nói chung và
tiềm năng du lịch của thị trấn Bắc Hà-huyện Bắc Hà-tỉnh Lào Cai nói riêng vẫn
còn chưa được khai thác một cách triệt để,chưa tương xứng với tiềm năng vốn
có của địa phương.
- Việc phát triển du lịch thị trấn Bắc Hà sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.Góp phần xóa đói giảm nghèo,quảng bá nét


đẹp,phong tục tập quán,các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương.
- Xuất phát từ những vấn đề đã nêu trên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“ Tiềm năng phát triển du lịch thị trấn Bắc Hà- huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiềm năng phát triển du lịch của thị trấn Bắc Hà- huyện Bắc Hà- tỉnh Lào
Cai
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Bắc Hà- huyện
Bắc Hà- tỉnh Lào Cai
- Phạm vi về nội dung: giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
- Tìm hiểu được tiềm năng du lịch của thị trấn Bắc Hà
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các tiềm năng du lịch của thị
trấn
4


3.2. Mục tiêu cụ thể
- Chứng minh được các tiềm năng nổi bật của thị trấn Bắc Hà như: khí
hậu ,con người,bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao.
- Chỉ ra được những lợi ích trong việc phát triển du lịch đem lại,sự tác
động của du lịch tới diện mạo địa phương trong những năm gần đây.
- Chỉ ra nhưng hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý du lịch
4. Lịch sử nghiên cứu
- Về vấn đề này cũng đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài viết của các tác
giả,các nhà báo,các trang mạng thông tin điện tử tìm hiểu về những tiềm năng
du lịch của thị trấn Bắc Hà. Những nghiên cứu đó cũng đã chỉ ra được những
tiềm năng cần phải phát huy và những mặt còn hạn chế.

- Một số công trình nghiên cứu:
+ Báo Lào Cai
+ Bài viết của tác giả Thu Phương về phiên chợ bắc hà
+ Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Lào Cai Năm 2015
+ Báo tin tức.vn
+ WWW.Báo mới.com
+ Bài viết của tác giả Lam Linh
-

Trong đề tài này tôi đã kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên để hoàn thiện
bài nghiên cứu của mình
5. Giả thuyết nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề nêu trên,tôi xin đưa ra một số giả thuyết sau:

-

Tiềm năng du lịch của thị trấn Bắc Hà còn chưa được phát huy triệt để và còn

-

nhiều hạn chế
Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng còn chưa đảm bảo
Việc người dân vụ lợi thông qua gian lận trong việc mua bán sản phẩm nông sản
của địa phương.
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ nét hơn nhưng tiềm năng du lịch còn tiềm ẩn
của thị trấn Bắc Hà
- Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho vấn đề du lịch của Bắc Hà nói riêng
5



và của tỉnh Lào Cai nói chung
- Qua bài nghiên cứu này tôi cũng am hiểu hơn về du lịch và con người
vùng cao
- Qua thực tiễn trình bày có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
công trình nghiên cứu khác hoặc phục vụ cho mục đích giảng dạy.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 chương
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁI QUÁT ĐẶC
ĐIỂM ĐỊA LÍ,KINH TẾ VĂN HÓA CỦA THỊ TRẤN BẮC HÀ- HUYỆN
BẮC HÀ- TỈNH LÀO CAI
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.

Cơ sở lí luận về du lịch
Khái niệm du lịch
Vai trò và ảnh hưởng của du lịch
Khái quát đặc điểm về địa lý kinh tế,văn hóa thị trấn Bắc Hà- huyện Bắc

1.2.1.
1.2.2.

Hà- tỉnh Lào Cai
Đặc điểm về địa lí,kinh tế và văn hóa

Điều kiện tự nhiên của thị trấn Bắc Hà
Tiểu kết
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở THỊ TRẤN BẮC HÀ
2.1. Tiềm năng ẩm thực
2.2. Tiềm năng về chợ phiên
2.3. Tiềm năng về thắng cảnh
2.4. Tiềm năng về lễ hội
Tiểu kết

6


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TIỀM NĂNG
DU LỊCH Ở THỊ TRẤN BẮC HÀ-HUYỆN BẮC HÀ- TỈNH LÀO CAI
3.1. Đánh giá tiềm năng du lịch
3.1.1. Tiềm năng du lịch dồi dào
3.1.2. Những hạn chế trong khai thác tiềm năng du lịch
3.2. Gỉai pháp phát huy tiềm năng du lịch
3.2.1. Giai pháp phát huy ẩm thực
3.2.2. Gỉai pháp bảo tồn thắng cảnh
3.2.3. Gỉai pháp bảo tồn chợ phiên
3.2.4. Gỉai pháp bảo tồn và phát huy lễ hội
Tiểu kết
KẾT LUẬN

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁI QUÁT ĐẶC
ĐIỂM ĐỊA LÍ ,KINH TẾ.VĂN HÓA THỊ TRẤN BẮC HÀ –HUYỆN BẮC

HÀ- TỈNH LÀO CAI
1.1 . Cơ sở lí luận về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
-

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới:
Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể
ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến

-

không phải là nơi làm việc của họ.
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà nghiên
cứucủa Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên cứu

-

khác nhau.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía canh:
+ Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của
con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch
được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
+ Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa
dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước
ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh
doanh mang lại hiệu quả rất lớn; cố thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh

tế.

-

Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI
năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Vai trò và ảnh hưởng của du lịch
8


Vai trò của du lịch:
- du lịch có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước và nâng
cao thu nhập của cá nhân,nhất là họ ở các làng nghề,các điểm du lịch. là chiến
lược trong phát triển nền KT quốc dân.Đặc biệt,quan trọng trong thời kỳ hội
nhập.hơn thế, nó còn là cơ hội giao lưu,hội tụ các nền văn minh vật thể và phi
vật thể toàn cầu.Tạo niềm tin,sự hiểu biết,tình đoàn kết giữa các dân tộc.du lịch
có vai trò tác động tới nhiều nghành nghề.
- Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành
một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về
mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của
nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không
thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của
du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông
thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức,
học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…

- Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá
khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản
xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù
mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm
du lịch kia một cách tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng
và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do
vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc
phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản
phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong
nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi
đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát
từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng
hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng
9


thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng
hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại,
hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng
sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh
nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công
nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách.
-Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân
thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm
du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi
ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước
ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động
luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển
sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các
vùng sâu, vùng xa…

-Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề
việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao
động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn
đề xã hội.
-Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm
gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.[Trích bài viết trong
vai trò của du lịch Việt Nam]
Anh hưởng của du lịch:
+ Du lịch ảnh hưởng tới nhiều nghành nghề trong xã hội,tạo động lực thúc
đẩy các nghành khác phát triển.
+ du lịch tác động tới các khâu trong một khu sản xuất nông sản du
lịch.v.v.

10


1.2 Khái quát đặc điểm kinh tế,địa lí và văn hóa
1.2.1Đặc điểm về địa lí,kinh tế và văn hóa
-

Về địa lí:
+Huyện Bắc Hà nằm ở độ cao khoảng 1.000 đến 1.500 m so với mực
nước biể, có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm là 25 °C. Địa hình Bắc Hà
nhiều núi đá vôi.
+ Bắc Hà rộng 686,78 km², có 68 nghìn người của 14 sắc tộc, trong đó
dân người Mông chiếm khoảng trên 47% dân số trong toàn huyện. Các dân tộc
khác còn lại là Kinh, Dao tuyển (Mán đen), Tày, Nùng, Phù Lá, Hoa,...

-


Về kinh tế
+ Với việc chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, đến nay
toàn huyện Bắc Hà đã có 4.510 ha ngô, trong đó tỷ lệ giống ngô lai và kỹ thuật
nội địa chiếm 78% diện tích, năng xuất bình quân đạt 30 tạ/ha. Trong tổng số
2.360 ha lúa nước, thì giống lúa lai và giống kỹ thuật nội địa chiếm 91,%. Các
giống lúa được bà con nhân dân đưa vào gieo trồng chủ yếu là các giống việt lai
20, tam ưu, nhị ưu, séng cù, khẩu nậm sít. Đây là các giống lúa được coi là có
khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng xuất cao phù hợp với điều kiện canh tác
của bà con nhân dân, năng xuất trung bình đạt trên 40 tạ/ha cao hơn 1,5 lần so
với các giống địa phương. Diện tích cây đậu tương phát triển mở rộng trên diện
tích lúa đã thu hoạch và dưới tán mận, nâng tổng diện tích toàn huyện lên 679
ha. Cùng với đó người dân còn tích cực đầu trồng được 244 ha rau, tạo nên
những vùng rau chuyên canh hàng hóa ở các xã Bảo Nhai, Tà Chải, Na Hối, thị
trấn Bắc Hà, bước đầu đã giải quyết được rau trái vụ, tăng vụ, tăng thu nhập cho
người trồng rau. Năm 2008, tổng sản lượng lương thực có hạt toàn huyện đã đạt
20.840 tấn, đưa bình quân lương thực đầu người đạt gần 400 kg/ người/ năm.
Bên cạnh đó huyện chú trọng phát triển nhiều cây ăn quả đặc sản mang lại giá trị
kinh tế cao như đào pháp, lê xanh, hồng, mận tam hoa, mận tả van… Lĩnh vực
lâm nghiệp có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tốt huyện đã khai thác có hiệu
quả tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần phát triển nông
nghiệp nông thôn một cách bền vững. Đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho
11


người tham gia trực tiếp công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới rừng, tiến
tới làm giầu từ nguồn lợi rừng. Người dân đã có nhận thức đầy đủ trong việc tận
dụng đất trống để trồng rừng. Diện tích đất lâm nghiệp là đất trống đồi trọc đã
được phủ xanh bởi các loại cây sa mộc, diện tích rừng cảnh quan, nhờ vậy độ
tán che phủ rừng mỗi năm Bắc Hà tăng gần 2%, đưa tổng diện tích rừng toàn

huyện lên trên 20.700 ha, độ che phủ rừng toàn huyện 30,54%. Đến nay, giá trị
ngành nông nghiệp huyện Bắc Hà đạt gần 181 tỷ đồng chiếm 37% trong tổng
giá trị sản xuất toàn huyện.
-

Về văn hóa: Vô cùng đa dạng và phong phú,kết hợp văn hóa các dân tộc anh em
trong vùng với bản sắc dân tộc của du khách thập phương.đem lại cảm giác pha
chộn tinh tế cho người xem
1.2.2Điều kiện tự nhiên của thị trấn Bắc Hà
- Bắc Hà thuộc vùng á nhiệt đới,phù hợp trồng các loại cây ăn quả,rau và
hoa cao cấp,có tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch.Nhiệt độ trung bình
năm là 18,7 .Cao nhất là 32,thấp nhất là 1.Cá biệt có năm xuống -2
- Vị trí: Phía đông giáp huyện Bảo Yên và huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang,
phía Tây giáp huyện Mường khương, phía Nam giáp huyện Bảo Yên và Bảo
Thắng. Phía bắc giáp huyện Si Ma Cai [ảnh tr ]
- Địa hình được chia làm 3 vùng:
+ Vùng thấp( 116-600m): nhiệt độ trung bình từ 22- 28
+ Vùng trung huyện (600-1000m) : nhiệt độ trung bình từ 25-28
+ Vùng cao từ ( 1000-1800m) : nhiệt độ trung bình từ 18- 22
-Độ dốc trung bình: từ 24-28 trở lên,độ ẩm không khí từ 75% trở lên
Tiểu kết
- Với vị trí địa lý thuận lợi và đang ngày càng được hoàn thiện về hệ
thống giao thông đường bộ ,là nơi giao lưu giữa các huyện của tỉnh Lào Cai,hơn
thế nữa là hệ thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo cho Bắc Hà những
tiềm năng trong phát triển du lịch.

12


CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ở THỊ TRẤN BẮC HÀ
2.1. TIỀM NĂNG VỀ ẨM THỰC
- Nhắc tới vùng cao,không ít ai liên tưởng tới những món ăn đáng sợ hay
rừng rú.Nhưng bên cạnh những món ăn đó không thể thiếu những món ăn tạo
nên nét đặc trưng của địa phương,trở thành những sản vật mà thiên nhiên ban
tặng.Đến với Bắc Hà bạn không chỉ được ngắm cảnh ,nghỉ dưỡng mà còn được
thưởng thức những món ăn độc,lạ mà ít nơi nào có được.
- Nhắc tới Bắc Hà người ta liên tưởng ngay đến rượu,vì chất rượu nơi đây
đã làm say đắm biết bao nhiêu là thực khách:
+ Rượu được thử ngay bằng nắp can. Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là
rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố, cao
nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng, rượu ngô
Bản Phố là các danh tửu của Lào Cai. Rượu Bản Phố có màu trong như nước
suối, lúc mới uống nghe hương vị thơm nồng, sau đó là cảm giác êm dịu.
+Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm người ta ngu muội mà cảm
giác vẫn sảng khoái. Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế. Rượu
ngô Bản Phố hương thơm thì nồng nàn, quyến rũ, uống vào không gắt, không
chua.
+ Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung
lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút, đặc biệt là giống ngô vàng trồng ở xã Lùng
Phình (Bắc Hà) cho ra nhiều rượu có hương thơm nồng rất ngon.
+ Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu
khác là lên men bằng bột bông của cây “pa”, còn gọi là cây Hồng Mi. Người
H’Mong dùng hạt này đem xay nhỏ như bột rồi trộn với nước rượu đầu và nước
sôi, nhào thật nhuyễn.
+ Tiếp đó, nắm thành quả đặt trên rơm và phơi ở nơi ít nắng, thoáng gió
đến khi những quả men khô, chuyển thành màu trắng y như chiếc bánh bao thì
mang bỏ vào thúng, rổ để lên gác bếp bảo quản để dùng dần.
-Tiếp đến là thịt lợn muối:
13



+ Thịt lợn từ lâu là một món ăn quen thuộc dân dã đối với người dân Việt
Nam và đây cũng là loại thực phẩm có nhiều cách chế biến món ăn nhất. Trong
các món ngon được chế biến từ thịt lợn thì thịt lợn muối là một trong những món
ngon trong danh mục ẩm thực của đồng bào vùng cao Lào Cai. Cách chế biến
món thịt lợn muối hết sức đơn giản với những gia vị có sẵn trong vườn nhà.
+ Gia vị của thịt lợn muối bao gồm các loại lá như lá quế, lá mít, lá trầu
không, kèm theo ớt tươi, giềng và rượu cái nếp. Tất cả các loại lá đều được phơi
khô và giã nhỏ, thịt lợn được thái vừa miếng rồi đổ rượu cái ướp cùng muối thật
mặn và trộn lẫn các loại lá gia vị khô đã được giã nhỏ sau đó cho thịt vào hũ
hoặc lọ để từ một đến hai tuần là có thể sử dụng được.
+ Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của
từng gia đình. Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của
giềng và ớt, vị thơm của quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không. Đồng thời,
một vị đặc trưng của thịt lợn muối là vị chua hoà lẫn vị mặn của muối, miếng
thịt giòn và rắn chắc.
-Và không thể không nhắc tới món xôi bảy màu.
+ Xôi là món ăn hằng ngày của người dân Việt Nam,xôi có mặt trong
những bàn thờ cúng tổ tiên.Tuy nhên mỗi vùng miền lại có cách chế biến cũng
như cách dùng các nguyên liệu khác nhau để tạo ra hương vị riêng.Bắc Hà cũng
vậy,có cách chế biến riêng tạo rao loại xôi với hương vị đặc trưng của
vùng[ ảnh4 tr 25 ]
+ Xôi bảy màu là món ăn truyền thống chỉ có trong những ngày lễ, tết của
dân tộc Nùng Dín ở Lào Cai. Người phụ nữ Nùng Dín với đôi bàn tay khéo léo
đã lưu truyền cách chế biến món xôi bảy màu từ đời này sang đời khác.
+ Bảy màu của xôi (hồng, đỏ tươi, đỏ thắm, xanh cửu long, xanh vàng,
xanh lá chuối, vàng) thường được tạo ra từ các loại cây lá như cây cẩm hoa, cây
hoa vàng, cây nghệ…
+ Gạo nấu xôi là loại gạo nếp hạt to, dài. Trước khi nấu, nếp nương được

ngâm trong nước khoảng 12 giờ, sau đó cho màu vào ngâm khoảng 3 giờ nữa.
Tiếp đó, gạo được đãi lại rồi để riêng mỗi màu một góc trong nồi nấu xôi và nấu
14


trong khoảng 1,5- 2 giờ. Để giữ màu xôi được tươi, khi nấu không được cho
muối vào gạo.
-Tiếp theo là nấm chân chim,một đặc sản quý:
+ Nấm còn gọi là nấm phiến chẻ – là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc
Hà (Lào Cai), không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược
liệu quý. Vị ngọt của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao
này.
+ Nấm chân chim không có cuống, mũ dạng quạt – vỏ hến, đường kính từ
1 đến 3cm, phủ lớp lông mịn mầu trắng xám, mép mũ hơi cuộn vào trong. Thịt
nấm mầu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non mầu trắng, khi già mầu
hồng thịt.
+ So với các loại rau xanh khác ở chợ, nấm chân chim bao giờ cũng được
bán hết nhanh nhất. Nấm mua về đem xào hoặc nấu canh với thịt. Thưởng thức
hương vị ngọt ngào của nấm, người ăn sẽ có kỷ niệm khó quên về Bắc Hà.
+ Ngoài công dụng làm thực phẩm, nấm chân chim còn có nhiều lợi ích
khác, được liệt vào loại dược liệu quý, là đối tượng nghiên cứu thực nghiệm về
sinh học, như sinh lý học và di truyền học.
-Và món ăn làm lưu luyến bao nhiêu thực khách chắc chắn là món thắng
cố,những phiên chợ ở các huyện vùng cao khác cũng có thắng cố. Nhưng mỗi
nơi đều có những nét đặc trưng riêng:
+ Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H'mông, về sau
được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Thịt nấu thắng cố theo truyền
thống là thịt ngựa, về sau có thêm thịt bò, thịt trâu, thịt lợn. Món thắng cố ngựa
ra đời từ cách đây gần 200 năm khi người Mông, Tày, Nùng về Bắc Hà cư trú.
Tuy nhiên chỉ từ khi du lịch Bắc Hà phát triển mới được nhiều du khách biết tới.

+ Để chế biến được món thắng cố, các đầu bếp bản địa phải sử dụng rất
nhiều loại gia vị đặc biệt của vùng cao. Cách chế biến cũng khác nhau tùy từng
vùng. Như vùng Bắc Hà sẽ sử dụng nhiều gia vị, còn vùng Si Ma Cai lại dùng ít
gia vị hơn. Vì vậy hương vị thắng cố của từng vùng cũng khác nhau.

15


+ Ngày xưa cách chế biến thắng cố tương đối khác so với ngày nay. Xưa
kia tất cả thịt và nội tạng ngựa được làm sạch sẽ rồi cho vào chảo luộc chín, thái
vuông. Sau đó người ta cho thịt vào chảo rồi cho các loại gia vị vào. Tiết ngựa
cũng được luộc chín đặt lên bên trên nồi thịt rồi cho nước xâm xấp vào hầm nhừ.
+ Ngày nay sau khi mổ ngựa, làm sạch sẽ, tất cả thịt và lục phủ ngũ tạng
của con ngựa sẽ được ướp gia vị. Thời gian ướp khoảng 15-30 phút là được. Gia
vị truyền thống để chế biến gồm muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng
thơm, tán nhỏ. Sau khi xào chín cho nước vào hầm nhừ.
+ Trước khi ăn cho tiết ngựa đã luộc và thái vuông sẵn cho vào chảo đun
cùng một lúc là có thể ăn được. Tuy nhiên điều khá đặc biệt khiến cho món
thắng cố khá kén khách là mùi vị hơi khó chịu khi lần đầu ăn thử bởi vì nó được
kết hợp bởi những gia vị rất đặc biệt của vùng cao Tây Bắc.
+ Từ trước tới nay có rất nhiều người nghĩ rằng thắng cố không được sạch
sẽ và có mùi khó chịu là bởi lòng ngựa không được làm sạch. Tuy vậy đây là
cách nghĩ sai lầm bởi vì mùi vị khó chịu của món thắng cố là do các gia vị đặc
biệt khi nấu tạo nên.
+ Khi ăn thắng cố, chảo thịt vẫn đặt trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát
đến đó, có thể cho thêm ớt xào Bắc Hà vào để thêm vị cay. Nhấp chén rượu ngô
Bản Phố cay nồng, gắp miếng thịt ngựa đã được hầm nhừ cho vào miệng, vị
ngọt mềm của thịt ngựa kết hợp vị cay của ớt Bắc Hà, vi thơm ngai ngái của gia
vị thắng cố sẽ tạo nên một mùi vị rất đặc trưng mà không món ăn nào có được.
[ ảnh7,8 tr27 ]

+ Giá cả tại chợ Bắc Hà cũng không đắt lắm. Thắng cố ngựa khoảng
100.000 đồng/bát, thắng cố trâu rẻ hơn khoảng 80.000 đồng/bát. Đây là món ăn
thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có
đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
2.2. Tiềm năng về chợ phiên
16


- Chợ Bắc Hà họp vào chủ nhật hàng tuần từ sáng đến 2h. Đây là phiên
chợ lý tưởng để khám phá vẻ nguyên sơ, mang đậm bản sắc các dân tộc Tây
Bắc.
- Dọc đường đi của thị trấn người dân tộc Mông, Dao trong trang phục sặc
sỡ địu gùi sau lưng, đi bộ, dắt trâu ngựa lên núi để bán. Đôi lúc, vài chiếc xe
máy chở người, thồ hàng vụt qua cho kịp giờ lên phiên.[ ảnh1 tr 23

]

- Được nhiều người biết đến là chợ vùng cao lớn nhất Lào Cai, tụ tập
nhiều thương lái ở các dân tộc xa gần về trao đổi, buôn bán nhưng Bắc Hà còn
nức tiếng hơn bởi vẻ nguyên sơ, đậm chất dân tộc. Chợ đã được xây mới trên
nền bê tông, không còn trên một quả đồi thoai thoải nhưng giao thương vẫn giữ
được nhiều nét truyền thống. Đến đây có thể tìm thấy bất kỳ vật dụng nào cần
thiết cho cuộc sống của người dân tộc từ cuốc, xẻng tới đồ thổ cẩm hay thậm chí
là trâu ngựa, được phân chia khá rõ ràng thành các khu chợ nhỏ hơn để dễ tìm
kiếm:
+ Đại chợ phiên Bắc Hà phân khu nhiều nhất dành cho các sản vật thổ
cẩm của chị em dân tộc vùng cao. Từ bên ngoài lối vào tụ tập nhiều sạp lớn nhỏ
bán túi, ví, khăn thêu tay sặc sỡ. Vào sâu trong chợ, các hàng váy, mũ đủ sắc
màu bày dưới đất, treo lên cao. Hàng thủ công thêu tay mất ngót nghét cả tháng
đến năm trời mới hoàn thành sản phẩm, tùy kích cỡ, độ khó. Nên tinh ý để lựa

chọn những sản phẩm thủ công của đúng người dân tộc làm, thay vì đồ Trung
Quốc bán sang.[ ảnh10 tr22 ]
+ Ngoài quần áo vải vóc, người ta còn mang trâu đến chợ để bán. Một khu
đất rộng đủ sức chứa cho hàng trăm người đứng mua bán, chợ trâu luôn là nơi
sôi nổi sầm uất nhất nhì chợ Bắc Hà. Ở đây, trâu trắng, trâu đen, đực, cái, to, nhỡ
đủ cả. Giá trâu dao động tùy vào mục đích sử dụng, mua về để cày cấy hay lấy
thịt. Quá trình tuyển trâu diễn ra khá ngặt nghèo, hầu như chỉ có sự tham gia của
các đấng mày râu. Nhiều người lặn lội trèo đèo dắt trâu lên chợ rồi lại thất thểu
đưa về chỉ vì cả buổi không lọt vào mắt xanh của người mua nào.

17


+ Bên dưới chợ trâu là khu bán “khuyển” của dân tộc Mông, Dao. Ở đây
người ta bán những chú cún con đến chú chó to tinh khôn với nhiều màu sắc,
giống loài như chó lông xù, lông dài, cộc đuôi. Giá mỗi con từ vài trăm nghìn
đến cả triệu đồng. Nhiều người lặn lội từ dưới xuôi lên chợ để chọn cho mình
những chú khuyển ưng ý đóng mác Bắc Hà, nổi tiếng là trung thành.

18


2.3. Tiềm năng về thắng cảnh
- Bắc hà nổi tiếng với nhiều địa danh đẹp,lãng mạn và còn đậm chất
nguyên sơ.Nhắc tới nơi đây nổi bật lên với thắng cảnh thiện nhiên như núi Cô
Tiên ,núi Ba Mẹ Con,còn thắng cảnh mang đạm chất lịch sử thời gian phải kể
đến dinh thự Hoàng A Tưởng,đền thờ Vũ Văn Mật…
- Thắng cảnh du lịch văn hóa lịch sử:
Đến Bắc Hà, không ai không ghé thăm dinh thự của Hoàng A Tưởng nằm
biệt lập giữa trung tâm thị trấn. Ngôi nhà quyền lực nhất vùng Tây Bắc một thời:

+ Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng theo lối kiến trúc Á - Âu với bố
cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín. Chủ nhân của nó là hai cha con Hoàng
Yến Chao, Hoàng A Tưởng người Tày nhưng cai trị một vùng có tới 70% là dân
tộc Mông nên vẫn được dân gọi là "vua”.Trước năm 1945, Bắc Hà là xã hội
thuộc địa nửa phong kiến, có giai cấp thống trị và bị trị, người bóc lột và kẻ bị
bóc lột, trong đó tầng lớp bóc lột là các thổ ti. Trong suốt thời gian trị vì, được
thực dân Pháp ủng hộ, cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng ra sức bóc lột
nhân dân, chiếm giữ các vùng đất màu mỡ, bắt dân bản phục dịch hầu hạ nộp
các hiện vật có giá trị, đồng thời độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác
lâm thổ sản, thuốc phiện và lương thực, thực phẩm cho các đồn binh Pháp và
bọn tay sai.
+ Cơ ngơi bề thế được Hoàng A Tưởng xây dựng vào năm 1914. Chọn
đất, hướng nhà, kiến trúc do hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế
và trực tiếp thi công. Địa điểm được chọn theo thuyết phong thuỷ trên một quả
đồi rộng hướng đông nam, đằng sau và hai bên phải trái có núi, phía trước có
suối và núi "mẹ bồng con". Địa hình tổng thể có thế "sơn thuỷ hữu tình" . Sâu
vào trong là nhà chính. Hai bên trái, phải là nhà phụ, trước là bức bình phong,
giữa là sân trời. Vào dinh phải bước lên mấy bậc cầu thang từ hai bên lại, rồi tới
phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng. Nhà chính hai tầng có diện
tích 420 m². Các cửa nhà hình vòm. Hành lang có lan can. Bốn gian hai bên phải
trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi
19


hội họp. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái
có đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh... Tổng diện
tích toàn khu nhà lên tới 4.000 m². Ngôi nhà hoàn thành vào năm 1921.
+ Gần 100 năm tồn tại với thời gian, ngôi nhà phủ rêu phong vẫn uy nghi
nổi bật giữa thị trấn. Ánh nắng rực rỡ xiên qua những ô cửa, hành lang, những lỗ
châu mai nhưng căn phòng vẫn mang màu sắc ảm đạm, âm u. Dinh Hoàng A

Tưởng ngày nay được quét vôi lại màu vàng rực rỡ và sửa sang khiến cả dinh
thự mất đi màu sắc rêu phong thâm trầm. Nhưng dù đã được "tô màu" mới, căn
nhà làm nơi cho khách đến tham quan, không người ở vẫn bao trùm cảm giác
ma quái và thiếu khí người. Đi qua những dãy hành lang dài hun hút, khách giàu
trí tưởng tượng sẽ thấy được nhiều cảnh một thời xa xưa, cảnh đòn roi người hầu
dưới sân, cảnh các bà hai bà ba đi lại trong phòng, tiếng rít thuốc phiện trong làn
khói mù mịt ở căn phòng nhỏ… Ba cây mộc ở sân sau tỏa hương ma mị, khiến
cho ngôi nhà chỉ mới nhá nhem đã vắng bóng người và trong đêm trở thành
bóng đen khổng lồ u ám ít người dám ghé tới.
+ Ngôi nhà từng quyền lực bậc nhất trên đỉnh cao nguyên trắng này mang
trong mình nhiều câu chuyện và những vị khách phương xa ghé thăm sẽ nghe
với nhiều phiên bản khác nhau. 100 năm lịch sử chứng kiến, dinh Hoàng A
Tưởng là hình ảnh rõ nét nhất cho một thời quyền lực xa xưa.[ ảnh5,6 tr26 ]
-Thắng cảnh du lịch tự nhiên của thị trấn: Núi Cô Tiên
+ Ngọn núi cách thị trấn Bắc Hà khoảng 2 km nằm ở phía Tây, chúng ta
sẽ nhìn thấy một ngọn núi đứng đơn lẻ nhưng rất uy nghi dũng mãnh. Trên
vách đá phẳng rộng có am nhỏ có đặt tượng bà Quan Âm Bồ Tát mặt quay về
phương Nam.
+ Truyền thuyết kể lại rằng: Từ xa xưa lắm rồi vào một hôm có hai cha
con nhà nọ ở nơi xa trên đường đi chơi chợ Pạc Kha (Tên gọi Bắc Hà ngày nay).
Khi tới đây bỗng nhiên người con gái bị bệnh rất nặng, người cha rất thương con
và vô cùng lo lắng tìm mọi cách cứu chữa nhưng không thể nào cứu được con.
20


Đau buồn quá người cha đành phải chôn xác con. Ông dùng đá để đắp thành mộ
con rồi xuống bản xin dân làng được một bó hương để thắp cho linh hồn con
được siêu thoát. Bà con dân bản khi biết chuyện thương tâm này đã cùng nhau
lên lên núi làm ma cho cô gái. Khi nén hương còn đang cháy dở bỗng nhiên cô
gái tỉnh dậy nói năng hoạt bát và kể lại đã được gặp Quan âm Bồ Tát và được

dặn dò công việc thờ phụng ở trần gian rồi dẫn cô trở lại cõi trần.Mọi người vô
cùng bàng hoàng sửng sốt cùng ngước lên trời và thấy đám mây ngũ sắc tụ ngay
trên đỉnh núi. Thấy đây là điềm lành và để tạ ơn Quan âm Bồ Tát cứu mạng cho
con gái, người cha cùng dân bản đã thuê người đục am trên vách đá cao hơn mặt
đất tới hai tầm cây mai rồi tạc tượng Quan âm Bồ Tát để thờ. Tới nay, cứ đến
ngày 19 tháng 9 dân làng lại mang oản, vải đỏ để cầu Quan âm Bồ Tát xin điềm
lành, xoá đi điềm dữ.
+ Đến với núi Cô Tiên, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên
nhiên kỳ thú như: quang cảnh thị trấn như tràn ngập trong biển mây, hoa mận
nở trắng trời, những bản làng cổ kính từ rất lâu đời , con đường rất bấp bênh
uốn quanh các ngọn nuí…Dường như mọi thứ đang hiển hiện ra một cuộc sống
thanh bình lôi cuốn bao bước chân của du khách ,nhất là các bạn trẻ.
2.4. Tiềm năng lễ hội
- Bắc Hà cũng rất pong phú về lễ hội,như lễ hội đền Bắc Hà và nhất là lễ
hội đua ngựa truyền thống của nơi đây. Lễ hội thu hút được rất nhiều khách thập
phương đến xem và cả những anh chàng từ các huyện tụ họp lại.
- Lễ hội đã có truyên thống gần 100 năm và được tổ chức vao mùa hè
hàng năm.Quy tụ rất nhiều vận động viên và các chú ngựa,họ là những người
nông dân cày cấy và những con ngựa chính là phương tiện vận chuyển đồ đạc
cũng như là người bạn của chủ gia đình vậy.
+ Đua ngựa ở Bắc Hà không phải là cuộc đua của những vận động viên
chuyên nghiệp mà là những người nông dân và ngựa đua là những con ngựa thồ.
Đặc biệt, đua ngựa ở Bắc Hà là “đua mộc”, những nài cưỡi trên những lưng
ngựa không có yên cương, không bàn đạp giữ chân mà chỉ có đai buộc ngựa, hai
21


móc sắt buộc vào dây hai bên hàm để điều khiển. Nài ngựa không cầm roi quất
ngựa khi tăng tốc chỉ cần hai tay phải cầm dây cương vừa điều khiển vùa giữ
thăng bằng, hai chân kẹp chặt vào bụng ngựa.điều khiển ngựa, đồng thời giữ

khoảng cách, tránh để ngựa chen lấn va chạm nhau dễ xảy ra tai nạn: Ngồi vững
trên lưng để điều khiển con ngựa khi chạy. Lúc vào cua thì kéo cương và hãm
tốc độ lại để tránh bị ngã. Khi đường thẳng thì thả cương và thúc ngựa chạy hết
tốc lực.
+Năm nào cũng vậy, giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà cũng thu hút rất
đông du khách trong nước và ngoài nước đến tham dự. Xem những thanh niên
địa phương điều khiển những con ngựa thồ hàng, kéo cày hằng ngày mà khán
giả có nhiều phen phải nín thở khi có chú ngựa chạy quá đà lao ra khỏi sân, phi
thẳng về phía rào chắn, hay thót tim khi có nài ngựa bị ngã ngựa trên đường đua.
Lễ hội đua ngựa Bắc Hà, một ngày hội hấp dẫn, thử thách lòng gan dạ, nhanh
nhẹn của người chơi, đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người dân nơi
đây [ảnh7,8 tr 27 ]
TIỂU KẾT
-Bắc hà có đầy đủ tiềm năng về du lịch như ẩm thực phong cảnh,di tích…
những yếu tố này vô cùng đa dạng và phong phú
- Những tiềm năng này còn nhiều điều ẩn sâu và đẹp đẽ,cần được chúng ta
tìm tòi ra

22


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TIỀM NĂNG DU
LỊCH Ở THỊ TRẤN BẮC HÀ- HUYỆN BẮC HÀ- TỈNH LÀO CAI.
3.1 Đánh giá tiềm năng khai thác du lịch của Bắc Hà
3.1.1. Tiềm năng du lịch rồi rào
- Thị trấn Bắc Hà có vị trí địa lý,khí hậu và cong người rất thân thiện đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch.Có tài nguyên du lịch nhân văn hết sức đa
dạng và phong phú là những giá trị văn hoá vật chất cũng như tinh thần do bàn
tay và khối óc của người dân.
- Bắc hà không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa dân tộc đặc

sắc mà còn nổi tiếng với những món ăn đạm chất núi rừng, đặc sản nổi tiếng
được nhiều du khách yêu thích như thắng cố ngựa,rượu ngô bản phố,xôi 7 màu,
và còn rất nhiều loại hoa quả đặc trưng khác.
- Nơi đây còn rất nhiều những điều thú vị và đặc sắc khác đó là các lễ
hội :lễ hội đua ngựa,lễ hôị gầu tào,lễ Tết Nhảy của người Dao đỏ,lễ hội xuống
đồng của người Gíay,phù Lá...
- Những dự án,công trình đang được xây dựng tu bổ ,sửa sang lại kiến
trúc của các công trình cổ góp phần làm diện mạo của Bắc Hà ngày càng thay
đổi mạnh mẽ hơn. Cùng với đó là sự chung tay góp sức của mỗi người dân,của
các cấp chính quyền trong việc thúc đẩy du lịch của địa phương mình ngày càng
phát triển.
- Giao thông đường bộ đang ngày càng hoàn thiện và chất lượng đi lại
ngày càng được nâng lên,hứa hẹn sẽ đón tiếp lượng khách du lịch lớn hơn nữa
trong tương lai.
3.1.2. Những hạn chế trong khai thác tiềm năng du lịch ở thị trấn Bắc

- công tác quản lý điểm đến chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả; tình
trạng mất an ninh, an toàn, hiện tượng đeo bám, chèo kéo khách vẫn xảy ra; cơ
sở hạ tầng du lịch còn khiêm tốn, chưa có những dự án quy mô, đột phá; hạ tầng
giao thông đến các tuyến điểm du lịch chưa thuận lợi, thiếu bến bãi...
- Các sản phẩm, hoạt động du lịch còn đơn điệu, chưa đa dạng, cơ sở hạ
23


tầng chưa tương xứng với tiềm năng, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ du lịch
chưa cao.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch của thị trấn thời gian qua chưa
thật sự chặt chẽ và còn khá nhiều bất cập,vấn đề xử phạt hành vi vi phạm còn
chưa đạt được hiệu quả cao dẫn tới sự tái phạm nhiều lần
-Công tác quy hoạch du lịch manh mún, thiếu sự liên kết, thiếu không

gian phục vụ khách du lịch, nhất là thiếu các điểm dừng chân, mua sắm trong thị
trấn; trong du lịch chưa xây dựng được sự liên kết, hợp tác giữa các đơn vị kinh
doanh du lịch. Không những thế còn có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh
giữa các đơn vị kinh doanh du lịch.chen lấn tranh giành hành khách khi vừa mới
bước tới điểm tham quan…
3.2. Một sô giải pháp phát huy những tiềm năng du lịch ở thị trấn Băc

3.2.1. Giải pháp phát huy ẩm thực
- Đánh giá ẩm thực theo các tiêu chí như: chất lượng món ăn, điều kiện
kinh doanh, thái độ phục vụ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm… từ đó đưa ra
các chuẩn món ăn đặc sản cùng các nhà hàng tiêu biểu, khuyến khích phát triển
hệ thống kinh doanh dịch vụ ẩm thực chất lượng cao như nhà hàng, khách sạn
cao cấp và hệ thống hàng quán bình dân, sẵn sàng phục vụ mọi đối tượng du
khách tại các điểm có đông du khách và những khu vực khác trên địa bàn thị
trấn Bắc Hà, đề xuất nguồn thực phẩm sạch và bảo đảm chất lượng quy trình chế
biến cung cấp các đặc sản ẩm thực phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khác
- Cần có thêm nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá cho ẩm thực và văn hóa
ẩm thực của vùng cả trong và ngoài huyện thông qua sách, báo, phương tiện
truyền thông, điện ảnh…Tổ chức các sự kiện ở trong nước và ngoài huyện Bắc
hàgiới thiệu ẩm thực theo chủ đềcác thôn các xã, thi tay nghề chế biến món ăn
định kỳ, kết hợp giữa địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, từng bước
xây dựng các sự kiện đó trở thành sản phẩm du lịch.
- Nên tổ chức đào tạo những đầu bếp địa phươngvà đầu tư mở thêm
những quán ăn, nhà hàng đặc sản dân tộc vừa để tạo thêm công ăn việc làm cho
24


người dân vừa gìn giữ và giới thiệu rộng rãi những đặc sản ẩm thực các dân tộc
đến mọi người.
3.2.2. Gỉai pháp bảo tồn các thắng cảnh

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân
trên địa bàn có trách nhiệm bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích. Tuyên
truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Quy chế quản lý và bảo vệ di tích quốc
gia.
-

triển khai cho nhân dân những kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng.

Chính quyền, người dân và doanh nghiệp khai thác du lịch cần liên kết với các
hoạt động du lịch của tỉnh, liên kết với các công ty lữ hành du lịch , tuyến du
lịch cụ thể, phong phú đến các điểm di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh trên địa bàn thị trấn Bắc Hà.
- Duy trì một cách lâu dài hiện trạng tự nhiên. Duy trì và tôn trọng các giá
trị sinh thái, địa mạo, Tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu khoa học và giám
sát môi trường.Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo
tồn và phát huy giá trị di tích.
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy
giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, kỹ sư xây
dựng nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích của Bắc Hà.
- Di tích đền thờ công trình cổ có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành
mạnh và bền vững của cuộc sống. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền
tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước,
là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.
3.2.3. giải pháp bảo tồn chợ phiên
-Tăng cường thông tin, quảng bá giới thiệu đến các doanh nghiệp lữ hành,
khách du lịch về sản phẩm và thời điểm họp chợ để lựa chọn, sắp xếp chương
trình du lịch cho phù hợp.
- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường
tại các chợ phiên.
- Phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu các mặt hàng truyền thống và

25


×