Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 46 trang )

Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
PHẦN NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
ĐIỂM:
Bằng chữ:…………………….
Ngày…. Tháng…. Năm ….
Giảng viên chấm bài
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
1
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
MỤC LỤC
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
2
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, con người đã có ý thức cần có du lịch. Người ta xem du lịch như


là một hoạt động hiện hữu mang tính tích cực. Dân gian Việt Nam có câu “đi một
ngày đàng, học một sàng khôn”. Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động
trong cuộc sống của con người như là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đương
đại và đó là lý do để nâng du lịch trở thành công nghệ du lịch. Về lợi ích kinh tế, du
lịch đã trở thành một sự bùng nổ, một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam.
Ít có một quốc gia nào trong khu vực, có đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên,
cảnh quan môi trường xinh đẹp, Có các loại địa hình như đồi, rừng, núi, đồng bằng,
đặc biệt là địa hình biển phong phú và đa dạng như Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam
lại được xem là một quốc gia an toàn về chính trị, do đó có thể nói, Việt Nam là
điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Điểm hấp dẫn trước hết là nhờ tài nguyên
du lịch sinh thái.
Đối với du lịch Việt Nam, thiên nhiên giàu đẹp nên việc phát triển du lịch
sinh thái là một thế mạnh sẵn có mà không phải một quốc gia nào làm du lịch cũng
có điều kiện tự nhiên như vậy.
Những tỉnh thành nổi tiếng, sở hữu những tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước
ta có thể kể đến như: Quảng Bình (Phong Nha – Kẻ Bàng), Cao Bằng (Sa Pa),
Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Lâm Đồng (Đà Lạt), Bình Thuận (Mũi Né), Bà Rịa
Vũng Tàu (Bình Châu)… Tuy nhiên, ngoài những tỉnh thành này, thì một số tỉnh
thành khác cũng có những tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn không kém, nhưng
do nhiều lý do mà chưa được biết đến cũng như được đầu tư khai thác đúng mức.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến tiềm năng và hiện trạng
khai thác địa hình cho phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận, cũng như một số ý kiến
đề xuất để có thể khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
Bài làm của tôi tất sẽ tồn tại những thiếu sót, kính mong thầy nhận xét và
góp ý thêm để tôi có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho những lần làm bài sau.
Xin chân thành cảm ơn thầy.
Sinh viên Lương Thanh Trúc – lớp 09CĐDL2
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận

3
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh nổi tiếng với nghề trồng nho, làm muối từ bao
đời nay, nổi tiếng là nơi còn tồn tại nhiều di tích của vương quốc Chăm Pa xa xưa,
với những làng nghề cổ truyền xưa nhất Đông Nam Á, nhưng đồng thời, tỉnh Ninh
Thuận cũng là tỉnh thành “nổi tiếng” có khí hậu khô hạn nhất nước ta, với lượng
mưa hàng năm thấp nhất nước: 700 – 800mm ớ Phan Rang và tăng dần đến
1100mm ở miền núi, nhiệt độ trung bình 26-27 độ C, độ ẩm không khí từ 75-77%.
Chính vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt này mà dù cho Ninh Thuận có những
điểm du lịch, tham quan hấp dẫn du khách, nhưng vẫn chưa nhiều người biết đến
du lịch Ninh Thuận, trong khi tỉnh bạn Bình Thuận lại được rất nhiều du khách
trong nước và quốc tế biết đến nhờ sở hữu khu vực Mũi Né được mệnh danh là
“Thủ đô Resort” với ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch.
Ngoài việc sở hữu các tài nguyên du lịch nhân văn như: Tháp Pô Klông
Garai, Nhóm Ba Tháp, Tháp Pôrômê, Làng gốm thủ công Bàu Trúc, Làng thổ cẩm
Mỹ Nghiệp, thì với những tài nguyên du lịch tự nhiên như: Bãi biển Cà Ná, bãi
biển Ninh Chữ, Vịnh Vĩnh Hy, Vườn Quốc Gia Núi Chúa, đèo Ngoạn Mục ; tỉnh
Ninh Thuận đã có gần như đầy đủ các dạng địa hình trong tỉnh nhà: rừng, bờ biển,
vịnh biển, núi, đồng bằng; thích hợp để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với việc
tham quan những di tích lịch sử, những làng nghề truyền thống hay còn gọi là du
lịch văn hóa. Ninh Thuận còn nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà
Lạt - Nha Trang - Phan Rang. Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều
loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các
di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ hội của người Chăm.
Nghiên cứu du lịch của một số nước trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc và cả
Trung Quốc, số đông người ta gọi chung du lịch sinh thái với du lịch văn hóa khi đề
cập đến loại hình du lịch này.

Sách “Luật Du lịch” Việt Nam có định nghĩa: “Du lịch sinh thái là hình thức
du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, với sự tham gia
của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
Đặc điểm của du lịch Việt Nam nói riêng, các nước thuộc châu Á Thái Bình
Dương nói chung có xu hướng kết hợp du lịch sinh thái với du lịch văn hóa. Khái
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
4
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
niệm du lịch văn hóa với du lịch sinh thái có quan hệ tương đồng nên đôi khi sự kết
hợp hai loại hình du lịch này tỏ ra phù hợp với hoàn cảnh thực tế, với điều kiện tự
nhiên một số nước, đặc biệt là của du lịch văn hóa, du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Các tuyến điểm của du lịch Việt Nam đa phần đều là du lịch sinh thái hơn là
du lịch văn hóa. Một lý do đơn giản là Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch
sinh thái nghĩa là tài nguyên du lịch tự nhiên.
Theo lịch Du lịch Việt Nam năm 2005, “tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm
các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, cảnh quan tự nhiên đang
được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Vậy thì với những gì đang có, tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn có thể khai thác và
phát triển du lịch tỉnh nhà, để có thể nâng cao đời sống cho người dân, cải thiện
điều kiện sống về vật chất lẫn tinh thần cho họ khi mà từ bao đời nay, họ đã phải
cực khổ hứng chịu cái nóng oi bức mà tạo hóa đã vô tình mang đến cho họ.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
5
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
PHẦN II
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG

VÀ THỰC TRẠNG
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG:
Giới thiệu khái quát tỉnh Ninh Thuận
1. Điều kiện địa lý, tự nhiên:
Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11°18’- 11°10’ vĩ độ bắc và
108°39’-109°14’ kinh độ Đông.
• Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hoà.
• Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận.
• Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng.
• Phía đông có bờ biển dài 105 km.
Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng
núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và
ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt
Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi
chiếm 15,4% và đồng bằng là 22,4%.
Ninh Thuận có nhiều sông, suối, nhưng lớn nhất là sông Cái (sông Dinh).
Nếu tính cả các phụ lưu là sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá, sông Lu
và sông Quao thì hệ thống sông Cái có chiều dài 246 km. Ngoài hệ thống này, Ninh
Thuận còn có một số sông khác như sông Trâu, sông Quán Thẻ, sông Bà Râu,
với tổng chiều dài 184 km.
Tổng diện tích: 3.360 km
2
Khí hậu, thủy văn
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng,
gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-27
0
C, lượng mưa
trung bình 700-800 mm ở khu vực đồng bằng ven biển và tăng dần đến trên 1.100
mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình

cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
6
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 8 năm sau.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.
2. Hành chính – xã hội
Dân số
Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Ninh Thuận là 564.129
người
Hành chính
Ninh Thuận gồm có 1 thành phố và 6 huyện:
• Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (15 phường và 1 xã)
• Bác Ái (9 xã)
• Ninh Hải (1 thị trấn và 7 xã)
• Ninh Phước (1 thị trấn và 8 xã)
• Ninh Sơn (1 thị trấn và 7 xã)
• Thuận Bắc (6 xã )
• Thuận Nam (8 xã)
Ninh Thuận có 64 đơn vị hành chính cấp xã gồm 46 xã, 15 phường và 3 thị
trấn.
Ninh Thuận thuộc vùng nào?
Hiện nay, đa số sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa
Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Ninh Thuận vào vùng
duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam (và
một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) lại xếp Ninh Thuận cùng Bình
Thuận vào Đông Nam Bộ
[2]

Điều này là thiếu thuyết phục cả về mặt địa lý lẫn lịch
sử. Xét về mặt địa lý ranh giới giữa Nam Bộ và Trung Bộ đi theo vệt hướng bắc-
nam là hợp lý, nếu ghép Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ thì sẽ có
một vùng ăn sâu về phía đông, rất vô lý. Xét về mặt lịch sử thì tỉnh Bình Thuận
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
7
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
(thời đó bao gồm cả phủ Ninh Thuận) chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian
khoảng 1 năm (1883-1884), sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay.
Website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình Thuận
và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ,
nhưng ở phần khác lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào "vùng Duyên hải miền
Trung", tách biệt với Đông Nam Bộ.
3. Lịch sử
Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập
tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang.
Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh
Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận.
Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được
tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do
một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo.
Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị
Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn).
Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất
quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại
Karom, xã Cam Ly.
Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh
Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận,
Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm.
Tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền
Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh
Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện
(Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước).
Từ 1977 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp
nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện
Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang.
Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
8
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Theo nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ
họp thứ 10, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh
Thuận.
Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi
đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1
thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước).
Ngày 6 tháng 11 năm 2000, huyện Bác Ái được thành lập.
Ngày 1 tháng 10 năm 2005, huyện Thuận Bắc được thành lập
Ngày 10 tháng 6 năm 2009, huyện Thuận Nam được thành lập.
4. Dân cư, văn hóa
Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các
nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng
với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh
Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao
gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ

thuật kiến trúc và điêu khắc.
Với diện tích tự nhiên 3.360 km
2
, dân số năm 2001 ước tính khoảng 531,7
nghìn người với mật độ dân số 158,2 người /km².
Dân tộc
Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh,
người Chăm và người (Ra-glai/Raglai)
Ninh Thuận là tỉnh có nhiều người Chăm và người Raglai sinh sống. Theo
tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Ninh Thuận có 57,1 nghìn người Chăm, chiếm
trên 11,3% dân số toàn tỉnh và chiếm 43,0% tổng số người Chăm của cả nước ;
47,6 nghìn người Raglai, chiếm 9,4% và 49,1%.
Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập
quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp
Chàm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai xây dựng
thế kỷ thứ 9, cụm tháp Poklong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Pôrômê xây
dựng thế kỷ 17.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
9
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Địa hình - Tài nguyên du lỊch tự nhiên của tỉnh Ninh
Thuận:
1. Bờ biển.
Bãi biển Cà Ná
Cà Ná là một xã thuộc huyện Thuận Nam. Xã Cà Ná được thành lập vào
ngày 10 tháng 6 năm 2009 trên cơ sở tách ra từ xã Phước Diêm. Bãi biển Cà Ná là
một bãi biển nằm ở phía nam tỉnh Ninh Thuận, giáp với phía bắc tỉnh Bình Thuận.
Bãi biển Cà Ná nằm bên quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất, có cự ly cách trung

tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, 30km về phía
nam. Đây là một trong các bãi biển đẹp của Việt Nam, là điểm du lịch lý tưởng với
nhiều bãi tắm hoang sơ, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, rất quyến rũ. Nước biển ở
khu vực này trong xanh, bãi cát trắng nằm cạnh các khu vực núi đá vươn ra biển.
Chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, ở độ sâu chỉ 1-1,5 mét, du khách đã thấy
được các rạn san hô rất đẹp Gần bờ biển này có hòn Lao, là nơi sinh sống của nhiều
loài chim biển, ngày trước, người Pháp gọi Hòn Lao bằng cái tên “Poulo Cécir
Terre”. Hòn Lao nổi tiếng với giếng Tiên và thạch động Bảy Đầu Lâu Những
ghềnh đá hoa cương đã điểm xuyết cho nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những
ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng,
hang Giếng Đục…, như trêu chọc những ai thích phiêu lưu vào hang động. Không
khí Cà Ná trong lành, mát mẻ. Đêm ở Cà Ná rất đẹp, nhất vào những ngày có trăng,
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
10
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
gió biển lồng lộng vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào, mọi thứ như hòa vào đất trời, thiên
nhiên.
Biển Cà Ná (ảnh chụp từ nhà hàng Hải Sơn)
Bãi biển Ninh Chữ
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
11
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Bãi biển Ninh Chữ nằm ở xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải, cách thị xã Phan
Rang - Tháp Chàm 6 km về phía Đông
Bãi biển Ninh Chữ là 1 trong 9 bãi tắm đẹp nhất của Việt Nam, có chiều dài
10 km, bờ biển bằng phẳng hình vòng cung, nước trong xanh, cát trắng mịn, không

khí trong lành, quanh năm sóng vỗ rì rào.
Cách thị xã Phan Rang 5km về phía đông (theo hướng đường Ngô Gia Tự
kéo dài xuống Ninh Hải), bãi biển Ninh Chữ là bãi tắm đẹp, xung quanh là rừng
dương và các núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Cà Ðú rất thích hợp cho các hoạt
động du lịch như tắm biển, lướt ván, câu cá, du thuyền, leo núi, săn bắn. Khí hậu
Ninh Chữ mát mẻ, nắng ấm quanh năm.
Bên cạnh bờ biển có: Đầm Nại giàu tôm, cá, mực; núi đá Chồng, Tân An, Cà
Đú, với những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng chênh vênh và tạo thành một quần thể
thiên nhiên đẹp mắt và hài hòa
Tuy nằm cách xa thị xã, đường quốc lộ, trong một con đường cụt, nhưng bãi
biển Ninh Chữ thuộc thôn Bình Sơn, xã Văn Hải, tỉnh Ninh Thuận vẫn là một trong
những bãi biển đẹp của miền Trung. Tại đây du khách được thưởng thức một thắng
cảnh độc đáo, hoàn toàn khác lạ.
Ninh Chữ có một vườn dương sát biển, nên không cần ô, không cần nhà mát,
hay cả ghế bố, du khách vẫn có thể nằm dài trên thảm lá dương ngắm biển. Bờ biển
ở đây có những nét cong độc đáo với bãi cát màu vàng nhạt. Bãi tắm rất sạch và
yên tĩnh. Cạnh đó có một khách sạn tiện nghi và một dãy theo kiểu nhà rông, cũng
được xây dựng sát mé biển hài hòa với nét đẹp thiên nhiên.
Đến với Ninh Chữ, bạn có thể tổ chức một chuyến du lịch tiết kiệm. Giá thuê
phòng khách sạn loại vừa hoặc phòng nghỉ trên đường Yên Ninh với giá rất phải
chăng, lại nằm sát biển nên không phải tốn thêm chi phí thuê ghế nghỉ, tắm nước
ngọt Các món ăn bán dọc theo bãi biển cũng khá rẻ với những món đặc sản như
bánh căn, bánh xèo, các món nhắm từ hải sản tươi sống. Nếu bạn muốn có một kì
nghỉ thoải mái, đầy đủ tiện nghi và được phục vụ chu đáo, bạn có thể đến một số
khách sạn dưới đây:
Khách sạn Sài Gòn - Ninh Chữ (tiêu chuẩn * * * *)
Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 68.873900; 873120.
Fax: 068.873023.
Số buồng: 102

Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
12
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Khách sạn Phong Lan (tiêu chuẩn * *)
74 Đường Yên Ninh - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.890027- 890160- 890043.
Fax: 068.890216.
Số buồng: 130
Khách sạn Tím Paradise (tiêu chuẩn *)
58 Yên Ninh - Khánh Hải - Ninh Hải
Tel: 068.873096. Số buồng: 10
Từ Ninh Chữ, khách du lịch có thể đến thôn Tri Thủy nằm ven cửa biển nhỏ.
Tại đây có những cảnh núi và biển nằm cạnh bên nhau. Núi không um tùm cây cỏ
mà có dáng dấp như các non bộ, gồm nhiều hòn cao thấp khác nhau màu xám
trắng, chen giữa lơ thơ cây lá. Trên sườn núi là vài ngôi chùa cổ, vài xóm nhà ngói
lơ thơ. Đi một chút nữa bạn sẽ đến bãi biển hoang, cũng xanh mát rừng dương với
những tảng đá hình thù kỳ dị, nằm chơ vơ trên cát. Nếu bạn cần một không gian
tuyệt đối yên tĩnh, vắng vẻ và thơ mộng thì đây chính là nơi bạn mong đợi.
Vịnh Vĩnh Hy
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
13
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
(Vịnh Vĩnh Hy chụp từ vệ tinh)
Chỉ mới đưa vào khai thác du lịch gần 10 năm nay, nhưng vịnh Vĩnh Hy
được đánh giá là một trong những điểm du lịch sinh thái ấn tượng nhất khu vực
Nam Trung bộ. Vịnh Vĩnh Hy cách TP Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 40km về

hướng Đông-Bắc thuộc địa phận xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận).
Đường vào Vĩnh Hy đi qua những vườn nho, vườn táo trĩu quả, đừơng đi hẹp,
quanh co và dốc, như dẫn đến một vùng đất hoang sơ nào đó. Đến Vĩnh Hy, ngay
lập tức du khách bị cuốn hút bởi phong cảnh hữu tình với biển xanh, bờ cát mịn và
những dãy núi đá vôi bao bọc đón từng cơn sóng tung trắng xóa.
Đặc đỉêm chung của những bãi biển ở miền Trung Việt Nam là nuớc biển rất
xanh trong, thềm lục địa sâu. Sở dĩ như vậy là do những con sông ở miền Trung đa
số đều ngắn, dốc và chảy theo hướng Tây – Đông rồi đổ ra biển, địa chất ở miền
Trung lại nhiều đất đá nên các con sông trước khi đổ ra bỉên không mang theo
nhiều phù sa như các con sông ở Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ mà lại
mang theo nhìêu cát và khóang chất, cộng thêm khí hậu nóng bức, số giờ nắng
trong năm cao, nhất là tỉnh Ninh Thuận, làm cho độ mặn của biển miền Trung cao
hơn, điều này cũng là lý do mà các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh Ninh Thụân
nói riêng lại nổi tiếng với nghề làm muối. Tham quan những ruộng muối và tìm
hiểu cuôc sống của diêm dân cũng là một tour thú vị dành cho du khách.
Ở Vĩnh Hy, trong không gian tĩnh lặng, du khách có thể thỏa sức dạo chơi
bên bờ cát trắng, tắm biển hoặc thư giãn bằng thú câu cá. Đối với những người ưa
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
14
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
mạo hiểm thì có thể leo lên những vách núi chênh vênh bên bờ biển hoặc khám phá
những hang động thiên nhiên tuyệt đẹp. Du khách cũng có thể gặp gỡ và tìm hiểu
cuộc sống cũng như nghề đánh bắt hải sản của người dân vạn chài… Nếu có thời
gian ở lại Vĩnh Hy qua đêm, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội đi xem rùa biển đẻ trứng.
Người dân trong vùng kể rằng, vào những đêm trăng sáng, tại những bãi cát vắng
vẻ xa khu dân cư, từng đàn rùa biển kéo lên bờ cát tìm nơi đẻ trứng. Nếu chọn đúng
địa điểm và thời gian thích hợp thì du khách có thể tận mắt chứng kiến.
Nhưng hấp dẫn nhất ở Vĩnh Hy vẫn là tour xem san hô bằng tàu đáy kính.

Hiện ở đây có một số đơn vị hoạt động dịch vụ tàu đáy kính như: Phan Rang
Tourist, Tân Vĩnh Cường, Vĩnh Tiến… Đến khu vực ngắm san hô (cách bến tàu
khoảng 3km), tàu tắt máy trôi nhẹ để du khách tha hồ chiêm ngưỡng vẻ đẹp muôn
hình của san hô. Theo các nhà nghiên cứu, khu bảo tồn biển Vĩnh Hy là vùng biển
có rạn san hô đẹp và đa dạng nhất Việt Nam với trên 300 loài san hô cứng có nhiều
hình dáng, sắc màu phong phú. Năm 2003, Vĩnh Hy là vùng biển đầu tiên của Việt
Nam được chọn để thực hiện thí điểm đề án bảo tồn san hô dựa vào cộng đồng.
Ngòai ra, du khách có thể tận hưởng cảm giác mạnh khi hòa mình với thiên
nhiên bằng cách đứng ở boong tàu, cảm nhận cảm giác khi tàu vượt từng con sóng
biển, đó thực sự là một cảm giác rất khó quên đối với những du khách từng đến
Vĩnh Hy.

Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
15
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
2. Đồi - núi – Đèo – Rừng:
Vườn Quốc gia Núi Chúa
Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận, Việt Nam được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số
134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam ngày 9 tháng 7 năm 2003.
Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, giáp với
tỉnh Khánh Hòa. Ở vị trí cực đông của Nam Trung Bộ, nơi tiếp giáp giữa vùng
Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, có toạ độ từ 11°35'25" đến 11°48'38" vĩ bắc và
109°4'5" đến 109°14'15" kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp tỉnh Khánh
Hòa. Nếu dựa trên địa hình tự nhiên cả quần thể vùng núi thì ranh giới phía bắc
phải đến 11°52'27" tại Mũi Xốp thuộc Hòn Một ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy

chiều bắc nam sẽ là khoảng 33km và tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km.
Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển. Ngay phía bắc là phần dưới của vịnh
Cam Ranh thuộc xã Cam Lập huyện Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, Phía đông và nam
là biển Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải. Phía nam là
đầm Nại, phía tây giới hạn bằng chính quốc lộ 1A.
Địa chất thổ nhưỡng
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
16
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Vườn Quốc gia Núi Chúa nằm trong miền Trường Sơn Nam thuộc địa đới
Kontum, có tuổi địa chất cách đây hàng triệu năm, được cấu tạo chủ yếu trên nền
địa chất vững chắc của khối magma xâm nhập và phún xuất xen kẽ nhau với 3 loại
đá mẹ đặc trưng là: Andelit, đá Liparit (Riolit) và Granite chiếm chủ yếu ở khu vực
này. Ở ven rìa khối núi là trầm tích đệ tứ nguồn gốc biển và đầm lầy biển. Trên cơ
sở nền đá mẹ này, quá trình phong hoá hình thành đất có các loại đất chính như sau:
• Đất bạc màu trên đá Magma acid và cát: Có hầu hết ở các vùng đồi, núi thấp,
phân bố ở độ cao dưới 700m. Loại đất này được hình thành trên sản phẩm
của đá mẹ magma acid và cát nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất
mỏng, có nhiều kết von và đá ong trong đất cũng như trên mặt, có độ chua
cao, dể thoát nước và nghèo chất dinh dưỡng. Trong quá trình phong hoá bào
mòn thì đây chính là loại đất dễ xói mòn và rửa trôi nhất trong khu vực và là
một trong những nguồn cung cấp sản phẩm cát tích tụ ở chân đồi núi.
• Đất xám nâu vàng bán khô hạn: Có phân bố ở vùng bán sơn địa, cũng được
hình thành trên đá mẹ magma acid và phù sa cổ thuộc vùng khí hậu khô hạn.
Đất có màu xám đen đến nâu xám, có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mặt
có nhiều sỏi sạn và đá lộ đầu (tỉ lệ đá lộ đầu có nơi tới 50-60%), hàm lượng
dinh dưỡng thấp, chua, khô. Nhóm đất này phân bố chiếm gần hết diện tích
của khu núi chúa, có thành phần cơ giới nhẹ, đất khô, lẫn nhiều đá.

• Đất vàng đỏ trên đá mẹ magma acid: Phân bố ở nhiều độ cao khác nhau,
nhưng thường tập trung nhiều ở vùng núi cao > 700 m có độ chia cắt và độ
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
17
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
dốc lớn, tầng đất khá dày, có thành phần cơ giới nhẹ, chua, nghèo mùn và
chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước kém.
• Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Phân bố ở các vùng sườn, dông, đỉnh vùng đồi,
núi có độ dốc lớn, đất bị bào mòn, rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng < 50 cm, tỉ
lệ đá lẫn và lộ đầu khá cao (từ 50-70%), nghèo chất dinh dưỡng, chua và
khô, thảm thực vật rừng nghèo nàn (chủ yếu là cỏ và cây bụi, ). Phân bố rìa
đông bắc.
• Đất cát: phần ven biển phía đông nam và đông còn có đất cát điển hình vùng
ven biển, phân bố dọc bờ biển, kéo dài từ phía bắc xuống phía nam, trừ
những đoạn có núi ăn lan ra biển, tạo thành những bãi cát có diện tích khá
lớn.
• Đất phù sa: Phân bố hẹp, chỉ có ở một số suối lớn, địa hình bằng phẳng như
ở suối Đông Nha ở phía tây nam và ở Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải. Đất không
được bồi tụ, phẫu diện đất chưa phân hoá thành các tầng đất rõ rệt.
• Đất mặn đầm lầy: Phân bố khu vực quanh đầm Nại, xung quanh núi Quít xã
Tri Hải.
Địa hình, địa mạo
Trên phạm vi khu vực nhỏ, về mặt địa mạo thì khu vực Vườn Quốc gia Núi
Chúa thuộc dãy núi khối tảng vòm Núi Chúa, kéo dài theo huớng bắc đông bắc-
nam đông nam, giới hạn về phía nam là đứt gãy Krongpha - Phan Rang, phía tây
bởi đứt gãy Cam Ranh - Phan Rang. Khối núi này là kết quả của hoạt động kiến tạo
nâng tạo núi nhiều lần thời kỳ Miocene và Pliocene. Hoạt động nâng tạo vòm và
san bằng ở các thời kỳ khác nhau đã tạo nên các bậc địa hình gần giống như bậc địa

hình ngày nay. Với các bề mặt san bằng Miocene giữa ở độ cao khoảng 850-
1040m, Miocene muộn 700 - 850m, Pliocene sớm 500 - 650m, Pliocene giữa 300 -
350m và Pliocene muộn 150 - 200m. Các bề mặt này phát triển bao quanh bề mặt
Miocene giữa gần như ở trung tâm, thấp và trẻ dần theo các hướng. Khối núi này,
sau pha nâng đầu Miocene muộn, vẫn tồn tại như một đồng bằng đồi cao khoảng
170 - 200m, cho tới Pliocene giữa, khối núi đã đạt độ cao 600-650m, và các pha
nâng sau đó đã đưa độ cao thêm 300-400m nữa. Kèm theo các hoạt động nâng thì
khối núi cũng bị bóc mòn mạnh và lộ ra các khối đá xâm nhập như khối đá xâm
nhập thuộc phức hệ Cà Ná. Cho tới nay các quá trình xâm thực, đổ lở và bóc mòn
vẫn còn đang phát triển mạnh.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
18
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Ở phạm vi rộng hơn, cho cả vùng Phan Rang liền kề thì Phan Rang thuộc kiến
trúc hình thái kiểu đồng bằng tích tụ rìa vòng tân kiến tạo Đồng bằng được hình
thành từ kết quả của sụt lún kèm theo bóc mòn, là nơi giao nhau của các hệ thống
đứt gãy Cam Ranh-Phan Rang, Krongpha-Phan Rang, địa hình bị hạ thấp và bóc
mòn nhiều. Giới hạn phía bắc chính là khối Núi Chúa. Xem xét tổng thể thì khu
vực Phan Rang bị giới hạn xung quanh bởi các khối núi tảng cao hơn hình thành
một dạng bồn trũng khép kín chỉ hở ra mặt phía Đông là biển. Từ các hoạt động tân
kiến tạo hình thành địa hình ngày nay ở các khu vực lân cận Vườn Quốc gia Núi
Chúa và tại ngay khu vực Núi Chúa, về mặt địa hình, Vườn Quốc gia Núi Chúa có
các đặc điểm sau đây:
• Khu vực Núi Chúa là một khối núi khá liền lạc, nhìn từ ảnh vệ tinh thì Núi
Chúa có hình dạng như một con rùa có đầu quay về phía Nam, đuôi là phần
nhô ra của mũi Xốp thò vào vịnh cam Ranh như đang từ biển bò lên đất liền.
Khối núi này có nhiều đỉnh ở các độ cao khác nhau, mà đỉnh cao nhất là đỉnh
núi Cô Tuy có dộ cao 1.039m.

• Địa hình thấp dần từ trung tâm ra, phần phía bắc và tây có độ dốc lớn hơn
phía nam và phía đông. Phía tây và tây nam địa hình bị chia cắt do có các
khối núi nhỏ tạo thành các thung lũng sườn núi theo hướng đông bắc-tây
nam; còn phía bắc, đông và đông nam địa hình ít bị chia cắt, thấp dần từ đỉnh
núi ra biển
• Địa hình có độ cao dưới 300m: phân bố phía đông và nam và các khu vực ở
phía bắc giáp biển, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc dưới 200.
• Địa hình có độ cao từ 300-700m: phân bố phía tây và tây nam, địa hình bị
chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng và sườn vách dốc trên 200, cho đến
350.
• Địa hình có độ cao trên 700m: phân bố phần trung tâm, có nhiều đỉnh núi ở
các độ cao khác nhau, bị ngăn cắt bởi các thung lũng, có độ dốc từ 200 đến
400.
Xa hơn về phía tây nam là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi
các khối núi cao. Cả khu vực Núi Chúa-Phan Rang gần như hình thành dạng địa
hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao
trên 500m cho đến trên 1000m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối
núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m.
Khí hậu, thủy văn
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
19
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Khu vực Vườn Quốc gia Núi Chúa nằm lọt hoàn toàn trong khu vực khí hậu
ven biển miền trung thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ với đặc điểm là khô hạn
cao trong toàn bộ chế độ mưa-ẩm, mà đặc điểm này liên quan đến vị trí bị che
khuất của vùng này bởi các vòng cung núi bao bọc phía bắc, tây và nam với hai
luồng gió mùa chính. Trong vùng khí hậu khô hạn này thì khu vực Phan Rang được
coi là trung tâm khô hạn nhất nước, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm,

có những năm dưới 500mm.
Mùa mưa ở khu vực này đến muộn so với các vùng khác và kết thúc cũng
sớm hơn, bắt đầu khoảng tháng 9 - 10 và kết thúc khoảng tháng 12. Gió mùa Đông
Bắc không ảnh hưởng nhiều đến khu vực nên không cung cấp thêm lượng ẩm vào
mùa gió mùa đông bắc, còn gió mùa Tây Nam vào mùa mưa thì lại bị các khối địa
hình cao hơn ở vị trí bên trong hứng gần hết lượng ẩm mà gió mùa tây nam mang
lại và chỉ có tác dụng vào gần cuối mùa gió mùa Tây Nam. Do vị trí tiếp giáp như
vậy lượng mưa tại khu vực Núi Chúa có thể đạt xấp xỉ 1000mm hoặc hơn so với
trung tâm khô hạn Phan Rang-Mũi Dinh chỉ đạt 650-750mm/năm.
Chế độ nhiệt của khu vực mang những nét đặc trưng của chế độ nhiệt miền
Nam, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 26
o
C, nhiệt độ tháng
lạnh nhất không xuống thấp hơn 23
o
C (cho địa hình thấp, đồng bằng) (Bảng 3.1),
nền nhiệt độ các tháng trong năm khá ổn định theo kiểu chuyển tiếp khí hậu xích
đạo – nhiệt đới. Các yếu tố cực trị về nhiệt có thể thấy qua các trị số cực tiểu như
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể đạt 14-150C ở đồng bằng và giảm thêm theo độ
cao.
Độ ẩm không khí liên quan đến chế độ nhiệt và mưa như trên nên độ ẩm
trung bình chỉ khoảng 80%, trong các tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 85%,
trong các tháng mùa khô, độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 20-25%.
Theo Luận chứng Khoa học của Vừờn Quốc gia Núi Chúa, tính toán các chỉ
số nhiệt và mưa hàng tháng thì khu vực này có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng
kiệt và được xếp vào loại khô hạn nhất ở Việt Nam. Chỉ số khô hạn X = 9 . 4 . 2
Hệ thống dòng chảy – thủy văn: Với địa hình là một khối núi nhỏ độc lập
như vậy nên hệ thống thủy văn sông suối trong khu vực này có đặc trưng là dòng
chảy ngắn, nhỏ và lưu lượng thay đổi theo mùa, diện tích lưu vực cho từng dòng
chảy không lớn.

Nhìn chung khu vực Vườn Quốc gia Núi Chúa không có suối lớn, chỉ có một
số suối nhỏ, ngắn đến mùa khô gần như không có nước. Các suối có dòng chảy
đáng kể như suối Nước ngọt, Suối Nước giếng, Suối Kiền Kiền, suối Đồng Nha,
suối Lồ ồ, suối Đá. Các suối trên đều bắt nguồn từ trên núi cao chảy ra biển đông.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
20
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
• Suối Đồng Nha : bắt nguồn từ phía nam Núi Chuá chảy xuống đầm
Nại, qua địa bàn các xã Phương Hải, Tri Hải và Nhơn hải, chiều dài =
11km, diện tích lưu vực =37 km, dòng chảy chuẩn qo = 0,193
¬m3/giây.
• Suối Nước Ngọt 3: bắt nguồn từ núi Ông, núi Chúa Anh, diện tích lưu
vực = 33,7 ha dòng chảy chuẩn qo = 0,115 m3/giây và lưu lượng wo =
5,52.106 m3.
• Suối Kiền Kiền : bắt nguồn từ Núi Chúa chảy về hướng tây thuộc địa
bàn xã Lợi Hải. diện tích lưu vực = 22 km2, dòng chảy chuẩn qo =
0,115 m3/giây, lưu lượng wo = 3,63.106 m3.
• Suối Nước Ngọt 1 : ( bãi cấp ) bắt nguồn từ phía bắc Núi Chúa chảy
về hướng đông ra biển Bình Tiên ở bãi Cấp, diện tích lưu vực = 19,5
km, dòng chảy chuẩn q0 = 0,102 m3 /giây, w0 = 3,22.106m3.
Ngoài ra trong vùng đệm còn có một số sông suối nhỏ khác, có lưu lượng
không đáng kể, về mùa khô hầu như khô kiệt không có nước.
Thủy văn: Do địa hình hiểm trở, độ dốc cao 10 – 25
o
nên đã hình thành hệ
thống suối trong vùng với mật độ khe suối 0,7km/km
2
. Trong khu Vườn Quốc gia

có các suối với diện tích lưu vực nước lớn như: Suối Nước Ngọt, Suối Kiền Kiền,
Suối Đông Nha.
Hầu hết các suối trên đều bắt nguồn từ các khu vực núi cao chảy ra biển
Đông. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Núi Chúa có khoảng hơn 40 km bờ biển trong đó
có một số bãi cát và cồn cát nhỏ, và có một hồ nước nhỏ trên núi Đá Vách, ở gần
biển khu vực Vĩnh Hy có nước ngọt tồn đọng quanh năm, là nơi có khá nhiều thực
vật thân thảo, cây bụi và động vật: thú, lưỡng thê, bò sát sinh sống.
Thủy triều trong khu vực mang tính bán nhật triều không đều, trong ngày có
hai lần triều lên và hai lần triều rút. Độ lớn của thuỷ triều trong kì nước cường
khoảng 2 – 3,5m.
Sóng biển: Từ tháng 1 – 4: Hướng thịnh hành là Tây – Tây Nam, độ cao
trung bình 1 – 1,1m, cực đại khoảng 2m; Từ tháng 10 – 12: Hướng thịnh hành là
Đông Bắc, độ cao trung bình khoảng 1,2m, cực đại khoảng 2,5m. Nhiệt độ trung
bình của nước biển trong các tháng trên 250C, Độ mặn trung bình của nước biển từ
31 – 33%.
Tiềm năng khai thác du lịch sinh thái từ Vườn Quốc gia Núi Chúa – khu
rừng khô hạn như ở Châu Phi
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
21
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Dù đang chuẩn bị vào mùa mưa nhưng thời tiết ở TP Phan Rang vẫn nóng và
khô. Vào thăm Vườn Quốc gia Núi Chúa, đập vào mắt du khách là những đụn cát
trải dài và đá. Có đến hàng nghìn tảng đá với nhiều kích cỡ được dựng đứng, xếp
chồng, tạo dáng một cách khốc liệt và dữ dội. Trên cái nền khô hạn ấy, rừng bán
hoang mạc với nhiều loài cây bụi, thân lá cằn cỗi và đầy gai góc đang bám trụ vào
đất và tạo thành rừng.
Một cán bộ của Vườn Quốc Gia kể: cách đây vài năm, một nhà khoa học
người Đức hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ về rừng khô hạn Núi

Chúa, đã đến vườn và mang theo máy đo áp suất hút nước của lá để tính mức độ
khô hạn của khí hậu. Khi tiến hành đo, ông nhận được con số cao đến mức không
thể tin được và cho là máy đã bị hỏng. Thế nhưng sau khi kiểm tra thấy máy vẫn
hoạt động bình thường, nhà khoa học đã kinh ngạc khi thấy khí hậu ở nơi này khô
hạn không khác gì châu Phi.
Với tổng diện tích tự nhiên trên 24.300 ha, nằm trên địa giới của 5 xã (Công
Hải, Lợi Hải, Phương Hải, Vĩnh Hải, Nhơn Hải) thuộc huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh
Thuận. Vườn quốc gia Núi Chúa đang thực sự cuốn hút khách du lịch với những
giá trị nổi bật về địa hình, địa thế, khí hậu và tính đa dạng sinh học cao. Tuy chưa
được phát triển mạnh về du lịch nhưng đã có nhiều nhà kinh doanh "để mắt" đầu tư
các ''tour'' du lịch sinh thái vào vùng đất này.
Vườn quốc gia Núi Chúa là nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm
thấy ở nước ta với nhiều loài sinh vật quần tụ rất phong phú và đa dạng về số lượng
cũng như chủng loại. Theo khảo sát ban đầu của các nhà khoa học, nơi đây có 664
loài thực vật và 201 loài động vật, đặt biệt có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Qua nhiều năm được bảo tồn, Vườn quốc gia Núi Chúa dần trở lại với tính
nguyên sơ của nó, người dân quanh vùng tự nguyện bảo tồn vốn quý của quốc gia.
Cây rừng xanh tươi, nhiều loài động vật quý hiếm tìm nơi yên tĩnh để xây tổ, duy
trì nòi giống. Chạy dọc theo tuyến đường 702 đã được nâng cấp, qua những đoạn
đường quanh co uốn khúc với những địa danh như: Núi Ðá Vách, Suối Ðông Nha
nổi tiếng, hệ núi nằm sát bờ biển tạo nên nhiều thắng cảnh rất đẹp.
Nơi đây, có Hồ treo trên núi Ðá Vách với đường kính 80m, tuy nằm trong
vùng cực khô nhưng quanh năm vẫn có nước. Ven hồ có nhiều vỉa đá nổi nhấp nhô,
cảnh vật như một 'hòn non bộ'. Ngược dòng suối Lồ Ồ, Ðông Nha, Kiền Kiền có
nhiều thác nước cao tạo nên cảnh quan thật đẹp và mát mẻ. Dọc bờ biển dài hơn 40
km nối liền với khu du lịch nổi tiếng Ninh Chữ là thế mạnh để phát triển du lịch. Ở
đây có vịnh Vĩnh Hy với nhiều bãi tắm lý tưởng, vùng biển có thảm san hô nổi
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
22

Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
tiếng. Nếu được đầu tư khai thác du lịch, thì du khách đến đây có thể hít thở không
khí trong lành, đi dạo chơi dưới thảm cây rừng râm mát, nghỉ ngơi, nghe tiếng chim
hót, tiếng róc rách của dòng suối. Sự trong lành của thiên nhiên sẽ là liều thuốc
thần để du khách thật sự thanh thản thoải mái sau những ngày căng thẳng vì công
việc.
Như một chương trình truyền hình do đài truyền hình Tp.HCM – HTV đã
thực hiện, đó là một tour du lịch khám phá, có một chút mạo hiểm, khi những thành
viên trong đòan phải chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho hành trình chinh phục
đỉnh núi Chúa cũng như khu rừng. Họ phải tự nấu thức ăn, trang bị những kiến
thức cơ bản về sống sót trong rừng và bảo vệ mình trước sự tấn công của vắt – một
loại động vật thân mềm hút máu và có thể chui vào cơ thể qua tai. Chinh phục
những con đường mòn trong rừng, cây cối rậm rạp. Nhưng khi đến đích, điều mà
họ có được hòan toàn xứng đáng với công sức của mình, họ đã có được cảm giác
mãn nguyện, khi đã vượt qua những khó khăn và mệt mỏi về thể xác và tinh thần
để có thể đến được đích, để rồi khi trở về với cuộc sống thường nhật, họ có thêm
nghị lực và niềm tin để giải quyết những khó khăn trong công việc và cả cuộc sống.
Một đoàn du khách chinh phục Núi Chúa
Ngoài ra, rừng và biển ở Vĩnh Hy là nơi in đậm dấu tích lịch sử của một thời
hào hùng chống ngoại xâm. Ðó là căn cứ CK19, một trong những nơi trú đóng của
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
23
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vẫn còn để lại di tích như hầm hào, bếp Hoàng Cầm
Chính quyền và nhân dân địa phương mong muốn được khôi phục và tôn tạo khu di
tích này để giáo dục truyền thống cách mạng và phát trriển du lịch di tích lịch sử.
Đồi cát Nam Cương

Nơi đây chủ yếu là cát và đất khô cằn, đến độ những đàn cừu được nuôi thả
trên ruộng đồng cày một mùa/năm cũng chẳng được no sau một ngày cặm cụi tìm
kiếm thức ăn. Những đồi cát ven biển nắng cháy da thịt, tưởng chừng như chỉ có
loài cây xương rồng là vẫn đâm hoa nảy lộc ở vùng đất này. Nhưng vào mùa xuân
những vườn nho vẫn sai trữu quả mọng, những cánh đồng vẫn vàng óng ả mùa thu
hoạch
Một ngày rong ruổi ở miền cát trắng này, chúng tôi đã cảm nhận được vẻ
đẹp sâu lắng trong con người cảnh vật nơi đây. Đồi cát Nam Cương đẹp mềm mại,
quyến rũ trong ánh ban mai. Hình ảnh đàn cừu cả nghìn con lũ lượt kéo nhau về
chuồng trại bỏ lại phía sau lớp bụi mờ mờ dưới nắng chiều đượm vàng đang gấp rút
chạy trốn xuống sau đỉnh núi tạo nên bức tranh hoàng hôn thật sinh động.

Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
24
Tiểu luận môn Địa lý Du lịch
Lương Thanh Trúc – 91C660241
Khi Bình minh lên soi rõ những đường cong uyển chuyển của đồi cát cứ sóng sánh
ánh lam rồi dần ửng lên trong sắc cam nhạt đó là thời khắc đẹp nhất trong ngày
của đồi cát Nam Cương
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác địa hình
cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
25

×