Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Bảo tồn các giá trị về tín ngưỡng của dân tộc Bru – Vân Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.78 KB, 28 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn – Thạc sĩ Trần Thị Phương Thúy khoa Văn hóa Thơng tin & Xã hội.
Cô luôn là người trực tiếp hướng dẫn chúng em cách học tập sao cho
hiệu quả nhất. Trong q trình học tập chúng em cịn nhiều điều thiếu sót. Để có
được bài tiểu luận ngày hơm nay cũng nhờ cơng lớn từ phía các thầy cơ. Vậy
mong cơ thông cảm và tạo điều kiện cho chúng em để phát triển khối kiến thức
hơn nữa. Em xin trân thành cảm ơn cơ một lần nữa!
Kính chúc cơ ln khỏe mạnh và đạt được nhiều thành công trong cuộc
sống.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân
tộc Kinh (Việt) chiếm phần lớn là 90% còn lại 10% là 53 dân tộc thiểu số
Trải qua bao thế kỷ, những năm tháng đấu tranh giành lại đất nước các
dân tộc Việt Nam đã có sự phân bố trên khắp mọi miền tổ quốc. 54 dân tộc – 8
nhóm ngữ hệ khác nhau gồm nhóm: Việt – Mường; Ka đai; Mơng – Dao; Nam
Đảo; Hán; Tạng; Tày; Mơn Khmer
Trong đó nhóm ngơn ngữ Mơn Khmer là có nhiều dân tộc nhất, gồm 21
dân tộc: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cờ Tu, Giẻ
Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà
Ơi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.
Ấn tượng nhất có lẽ là dân tộc Bru – Vân Kiều đó là dân tộc vinh dự được
mang họ Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam ta. Trong kháng
chiến, dân tộc Bru -Vân Kiều một lòng một dạ đi theo cách mạng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh nên lấy họ của Bác làm họ của dân tộc mình. Đó cũng chính là


điều đặc biệt nhất của người dân Bru với các dân tộc thiểu số khác. Dân tộc Bru
– Vân Kiều là cư dân bản địa cư trú lâu đời ở khu vực Bắc Trường Sơn thuộc
vùng đất miền Tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Người
Bru – Vân Kiều có các nhóm theo cách gọi của địa phương là Vân Kiều, Trì,
Khùa, Ma Coong. Tiếng nói của dân tộc Bru – Vân Kiều thuộc nhóm ngơn ngữ
Mơn – Khơ Me thuộc ngữ hệ Nam Á gần gũi với tiếng nói của các dân tộc sống
cận kề là Tà Ôi, Cờ Tu.
Dân tộc Bru – Vân Kiều có những phong tục tập quán hết sức đặc biệt, họ
chú trọng mọi nghi lễ trong đời sống thường ngày, có những tín ngưỡng đặc sắc.
Dân tộc Bru – Vân Kiều có đời sống tinh thần phong phú và đa dạng.Từ văn hóa
vật chất, văn hóa tinh thần hay văn hóa xã hội đều chứa đựng những tín ngưỡng
riêng của con người nơi đây. Có truyền thống làm rẫy, hái lượm và săn bắt, đánh
cá… chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu để phục vụ cho các lễ cúng hơn là cải
thiện bữa ăn. Văn hóa đặc sắc của họ được thể hiện qua 1 số yếu tố như: phong
tục hôn nhân, nghệ thuật âm nhạc truyền thống, kiến trúc và trang phục thường
3


ngày…
Để mọi người hiểu sâu hơn về văn hóa - tín ngưỡng của dân tộc Bru –
Vân Kiều cũng như tránh nguy cơ dần bị mai một về bản sắc dân tộc, em xin
được nghiên cứu về dân tộc Bru – Vân Kiều.

4


Phần 1: Kết quả tìm hiểu tín ngưỡng của dân tộc Bru – Vân Kiều
1.1

Khái quát chung về dân tộc Bru – Vân Kiều

1.1.1 Nguồn gốc.
Là cư dân có nguồn gốc lâu đời nhất ở vùng Trường Sơn.
Dân tộc Bru – Vân Kiều vốn là cư dân nơng nghiệp có trình độ tương đối
phát triển, xưa kia họ tập trung sinh sống tại vùng trung Lào, sau những biến
động của lịch sử diễn ra hàng thế kỷ, họ phải di cư đi các nơi. Một số đi theo
hướng tây bắc sang Thái Lan, một số đi theo hướng đông tụ cư tại vùng miền
núi phía tây Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế của Việt Nam. Khi vào
Việt Nam họ dựng làng xung quanh hòn núi Vân Kiều (núi Viên Kiều), về sau
người Việt lấy tên của hòn núi đặt cho một tổng của người Bru, và từ đó họ cịn
được gọi là Bru - Vân Kiều
1.1.2 Tên gọi.
Dân tộc Bru – Vân Kiều còn gọi là người Bru, người Vân Kiều, người Ma
Coong, người Trì hay người Khùa
1.1.3 Dân số và địa bàn cư trú.
Tại Việt Nam, theo điều tra dân số năm 1999 thì dân tộc này có khoảng
55.559 người, sống tập trung ở miền núi của Quảng Trị, Quảng Bình, Đăk Lăk
và Thừa Thiên-Huế. Thực tế các tên gọi Vân Kiều, Ma Coong, Trì, Khùa, Bru
dùng để chỉ các nhóm khác nhau trong tộc người này.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Dân tộc Bru – Vân Kiều ở
Việt Nam có dân số 74.506 người, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.
Cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Trị (55.079 người, chiếm 73,9% tổng số
người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), Quảng Bình (14.631 người, chiếm 19,6%
tổng số người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), Đăk Lăk (3.348 người), Thừa ThiênHuế (1.114 người), Thanh Hóa (38 người).
Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue, có khoảng 69.000 người nói
phương ngữ phía đơng của tiếng Bru, tương tự như tại Việt Nam.
5


Tại Thái Lan có khoảng 5.000 người nói phương ngữ phía đơng của tiếng
Bru và khoảng 20.000 người nói phương ngữ phía tây của tiếng Bru

1.1.4 Đặc điểm cơ bản về văn hóa.
1.1.4.1 Văn hóa trong sản xuất.
Dân tộc Bru – Vân Kiều có truyền thống làm rẫy và làm ruộng, cùng với
hái lượm săn bắn và đánh cá. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm dành chủ yếu cho
các lễ cúng hơn là cải thiện bữa ăn. Nghề thủ cơng của dân tộc này chỉ có
đan chiếu lá, gùi…
1.1.4.2 Văn hóa vật chất.
1.1.4.2.1 Nhà ở
Mỗi làng là một điểm cư trú quần tụ. Mỗi gia đình có nhà sàn, bếp lửa bố
trí ngay trên sàn nhà, kiêng nằm ngang sàn. Nhóm Trì, Khùa, Ma Coong nhà
thường ngăn thành buồng làm chỗ ngủ riêng cho vợ chồng gia chủ, cho bố mẹ
già (nếu có), cho con đã lớn.
1.1.4.2.2 Trang phục
Nam đóng khố, nữ mặc váy, cịn áo khơng có tay, mặc chui đầu. Trước kia
thường dùng vỏ cây rừng đập dập lấy xơ để che thân. Ðồ trang sức thường đeo
là các loại vòng ở cổ, tay, khuyên tai. Xưa đàn ơng, đàn bà đều búi tóc, riêng
thanh nữ búi lệch tóc về phía bên trái, khi đã có chồng tóc được búi trên đỉnh
đầu.
1.1.4.2.3 Ẩm thực
Họ ăn cơm tẻ, canh rau nấu lẫn với gạo thường ngày, thích các món
nướng; quen ăn bốc, uống nước lã, rượu cần, hút thuốc lá bằng tẩu.
1.1.4.3 Văn hóa tinh thần.
1.1.4.3.1 Ngơn ngữ
Tiếng nói thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơ Me
1.1.4.3.2 Chữ viết
Dân tộc Bru – Vân Kiều chưa có chữ viết từ thời xa xưa trong lịch sử.
Chữ viết của đồng bào là dạng chữ Ấn Độ cổ. Lấy bộ chữ cái La-tinh làm cơ sở
chữ viết. Chữ Môn – Khmer
6



1.1.4.3.3 Tín ngưỡng
Chú trọng thờ cúng tổ tiên và thờ đa thần (Yang, thần lúa, thần bếp lửa,
thần núi, thần đất, thần sông nước v.v...)
1.1.4.3.4 Lễ hội
Nhiều lễ hội liên quan đến chu kỳ sản xuất (Mừng lúa mới, được mùa,
phát rẫy, rước hồn lúa..) và vòng đời (sinh ra, trưởng thành, mất đi..
1.1.4.4 Văn hóa xã hội.
1.1.4.4.1 Cưới hỏi
Nhà trai tổ chức cưới vợ cho con khi có đủ đồ sính lễ (khơng thể thiếu
thanh kiếm và chiếc nồi đồng). Sau khi cưới, thực hiện lễ ‘’khởi’’ (công nhận cơ
dâu là thành viên trong dịng họ nhà chồng)
1.1.4.4.2 Sinh đẻ
Tập tục sinh tại nhà do cha mẹ hay chồng đỡ đẻ còn rất phổ biến
1.1.4.4.3 Tang ma
Người chết sau 2, 3 ngày mới được đưa ma và chôn vào bãi mộ chung của
làng. Quan tài bằng thân cây khoét rỗng, nhiều thứ từ đồ vật dụng, hạt giống
được khâm liệm cùng.


Qua phần khái quát trên giúp chúng ta hiểu thêm một số nét cơ bản về dân tộc
Bru – Vân Kiều là một dân tộc tập trung khá nhiều trên đất nước. Tuy nhiên lối
sống còn hơi lạc hậu, cần được phát triển hơn nữa.
1.2. Kết quả nghiên cứu về tín ngưỡng dân tộc Bru – Vân Kiều
1.2.1 Tín ngưỡng trong quan niệm
Tín ngưỡng là một thứ gì đó thiêng liêng khơng thể nhìn thấy, sờ được.
Nhưng nó khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người, khơng ai
biết tín ngưỡng có từ khi nào mà chỉ biết có từ rất lâu đời. Là một hiện tượng
văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng của con người từ xưa cho
đến nay

1.2.2 Các vị thần trong tín ngưỡng của dân tộc Bru – Vân Kiều
Theo truyền thống, dân tộc Bru – Vân Kiều coi trọng việc thờ cúng tổ
tiên, ngồi ra cịn thờ các thần linh như thần lúa, thần bếp, thần núi, thần đất,
7


thần sông nước. Dân tộc Bru – Vân Kiều nhận thức về thế giới quan cho rằng
vạn vật hữu linh. Vì vậy thần lúa, thần sơng được sắp xếp thứ tự để thờ trong
nhà và ngồi rừng với mục đích cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt.
Đặc biệt là thần lúa được nâng lên cao nhất, được sùng bái với nhiều lễ thức
quan trọng. Dân tộc Bru – Vân Kiều khi thu hoạch phải có sự đồng ý của Kăn
Tro tức là mẹ lúa. Trước và sau thu hoạch họ cúng mẹ lúa mừng cơm mới.
1.2.2.1 Thần lúa
Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn
dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh
linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người cịn sống sót sinh con đẻ
cái trên mặt đất, sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, ni sống lồi người. Nữ thần
làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết
bơng mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà khơng cần gặt và khơng phải phơi phóng gì
cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.
Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho
cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cơ gái cuống qt và đâm cáu. Sẵn
tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: Người ta chưa dọn
dẹp xong đã bị về. Gì mà hấp tấp thế.
Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác
rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa
đều thốt lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt ln. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao
mới về.
Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định khơng cho lúa bò về nữa. Người trần

gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta
mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm
nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn
8


đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên
nhiều lần đã cấm khơng cho các bơng lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa
lép mà thơi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng
hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi khơng gọi như thế thì gọi là cúng cơm
mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.
1.2.2.2 Thần đất
Thần đất (cịn được gọi là Thổ Địa, thổ công hay Thổ thần), là một
vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. người ta cho
rằng, Thổ cơng rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi
Người Việt có câu: "Đất có Thổ Cơng, sơng có Hà Bá", nghĩa là theo niềm
tin thì ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Đối với tín ngưỡng thờ
kính Thổ cơng, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao,
đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt... thì người ta thường cúng vị thần
này qua lễ động thổ. Thổ Cơng cịn được gọi Ơng Địa và người ta lập bàn thờ
đặt ở mặt đất (đất phải về với đất); nhiều nơi, vì ảnh hưởng Trung Hoa cịn
gọi Ơng Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).
Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt
họa phúc cho một gia đình. Một số giả thuyết cho rằng Thổ Cơng là một trong
ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo qn (hay Sự tích ba ơng đầu
rau). Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua
bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ
Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài
vườn). Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất
còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.

Riêng người Việt thì coi Ơng Địa như một vị thần hể hả, bình dân, hình
dạng mập mạp, bụng phệ. Ơng Địa ăn mặc xuề xịa, có khi ở trần, tay
cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười. Vị thần này dễ tính nên khấn vái
không cầu kỳ, chỉ nải chuối cũng đủ.
9


Ông Địa của người Việt thường xuất hiện mỗi khi múa lân, coi như một
năng lực cân bằng thú tính của con lân hay sư tử, thuần hóa nó thành một con
vật mang điềm tốt lành. Có nơi cịn nhập Ông Địa và Phật Di Lặc là một.
Theo niềm tin, Thổ Công là một trong những vị thần quan trọng trong gia
đình, bên cạnh Táo qn. Đứng ở ngồi nhìn vào: Bát hương thờ Thổ công ở
giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia Tiên. Khi cúng
lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Việc cúng Thổ
công Cũng là 1 vấn đè khá lý thú với người Việt Nam ta. Những người Hoa
Kiều và một số người miền nam thường khi cúng thổ cơng thì ăn trước một
miếng trước bàn thờ thổ cơng (vì theo một vài sự tích thì thổ cơng bị đầu độc
nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì
ông mới dám ăn), cịn người miền bắc thì họ vẫn cúng như bình thường.
Người ta cúng Thổ Công vào ngày 1,15 (âm lịch) và các dịp lễ Tết khác.
1.2.2.3 Thần núi
Nữ thần núi hay Orestiad (: Ὀρεάδες/Όρεστιάδες từ ὄρος có nghĩa là
"núi") là những vị thần nữ trong thần thoại Hy Lạp sống trong núi, thung lũng,
khe núi. Những vị thần núi này hay liên kết với nữ thần Artemis khi nữ thần ra
ngồi săn bắn, những nữ thần núi hay thích bám vào các vách đá.
1.2.3 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình
tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam. Đã là người Việt thì mọi người đều
thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ông bà...
Như bao dân tộc khác, dân tộc Bru – Vân Kiều cũng có truyền thống thờ

cúng tổ tiên. Tổ tiên được hiểu bao gồm ông bà, cha mẹ và những người chết từ
16 tuổi trở lên. Sau khi người chết được ba năm, người ta làm chay – tơ ra pứp
ta may để đưa linh hồn người chết vào nhà thờ nhỏ – dông sok ku mui (hay còn
gọi là ra bo ku mui). Những người thuộc bậc cha ông, sau khi chết vài chục năm,
họ hàng, con cháu làm một lễ ta tư pứp tia, chuyển từ dàng ku mui lên dàng ka
ne. Thường là hai, ba đời, người ta mới làm ta tưpứp tia một lần. Trong những
10


ngày làm lễ đó, đồng bào mở hội đâm trâu, uống rượu cần, v.v… Ngồi đơng
sok ku mui, trong mỗi gia đình cịn có bàn thờ riêng, thờ cúng những người
trong gia đình.
Với dân tộc Bru – Vân Kiều, thờ họ hàng bên gia đình nhà vợ cũng là
nghĩa vụ và bổn phận của người con rể.
Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh
hồn và mối liên hệ giữa người sống và người chết cùng chung huyết thống. Bằng
linh hồn đã chết, có thể theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ


cho cuộc sống của họ.
Trong tín ngưỡng này đạo lý là nội dung nổi trội. Người Việt Nam luôn đề cao
đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nên một mặt con cháu muốn bày tỏ lòng biết ơn
với đấng sinh thành lúc họ sống cũng như đã chết. Mặt khác thể hiện trách
nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm
được thể hiện không chỉ trong hành vi sống mà còn thể hiện ở trong các hành vi
cúng tế. Các thành viên trong gia đình kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần
thiết để cho linh hồn tổ tiên có được sự yên nghỉ thanh thản ở thế giới bên kia.
1.2.4 Tổ chức lễ hội
1.2.4.1 Lễ hội mừng lúa mới
Lễ hội mừng lúa mới thường được tổ chức vào ngày trung tuần của tháng

12 âm lịch. Dân tộc Bru – Vân Kiều gọi là tư ka bôn. Lễ tư ka bôn được tổ chức
3 đến 5 năm một lần. Đây là nghi lễ được tiến hành khi vụ mùa kết thúc một chu
kỳ sản xuất để bước vào một vụ mùa mới. Họ cúng tạ ơn các thần linh đã phù hộ
cho họ có một vụ mùa tốt, đồng thời cầu xin thần lúa, và các vị thần sông, thần
núi cho họ mùa tới tốt hơn. Dân tộc Bru – Vân Kiều có câu tục ngữ: "Ca xay
oong, ta oong ngoai cha" (Nghĩa là tháng chạp là tháng ăn chơi). Tháng 12
thường là tháng nghỉ ngơi sau một kỳ thu hoạch, là lúc đồng bào thăm viếng,
sinh hoạt cộng đồng với các lễ hội và sau đó dồn cơng sức cho vụ mùa sau.
Được tổ chức trên quy mơ cộng đồng, do đồng bào tự đóng góp lại. Lễ hội
thường được tổ chức theo nhóm, hay từng dịng họ. Mỗi dịng họ đóng góp theo
suất của từng hộ gia đình... Các suất được quy định như 1 con lợn, bảy con gà, 1
ché rượu và chung tiền để mua 1 con trâu tổ chức đâm trâu. Con trâu là con vật
11


hiến sinh mang ý nghĩa thiêng liêng, là nguồn thực phẩm dồi dào được đồng bào
ưa chuộng, là món ăn chính trong ngày hội.
Trong lễ mừng lúa mới, đồng bào tổ chức đâm trâu hay còn gọi "ăn trâu".
Đây là một nghi lễ cổ xưa nhất, xuất phát từ tín ngưỡng nguyên thủy vẫn còn tồn
tại trong cuộc sống của dân tộc Bru - Vân Kiều. "Ăn trâu" để tạ ơn thần linh, cầu
cho thóc lúa đầy kho, dân làng khỏe mạnh, vạn vật sinh sơi, mưa thuận gió hịa.
Đây cũng là dịp để đồng bào vui chơi, nghỉ ngơi, chuẩn bị bước vào mùa rẫy
mới.
Trước khi vào lễ, đồng bào chuẩn bị dựng cột nêu trang trí hình cây lúa,
có buộc túm lúa sai hạt vào cột, trên cột có trang trí hình học đơn giản, hình
chim mng, mặt trăng, mặt trời, với các đường nét đơn giản nhưng thanh thốt,
thường thì đồng bào chỉ dùng 2 màu đen đỏ để trang trí. Cột nêu để buộc trâu và
tổ chức đâm trâu. Dân làng đứng xung quanh thành vòng tròn đi lại đánh chiêng,
fèng la và hát vang dội núi rừng.
Mục đích là để tế thần lúa (a bơn) và cám ơn các vị thần linh đã cho dân

làng một mùa màng bội thu. Đồng thời lễ hội còn là dịp để cầu phúc, cầu sức
khỏe cho dân làng được an bình, hạnh phúc. Lễ được kéo dài 2 ngày 1 đêm. Lễ
hội mừng lúa mới được coi là cái Tết của dân tộc Bru – Vân Kiều. Họ cịn tổ
chức nấu xơi bằng lúa mới, thịt gà lợn, thịt trâu sau khi đâm trâu để vui lễ.
Trong lễ các cụ già uống rượu và hát các làn điệu dân ca o oát, sa nớt, hát
chà chấp. Một số đánh chiêng, thổi khèn, thổi sáo, kèn pi, sáo khsui, kèn amam,
ta riêm, đàn achung, pư kua... Lời hát là các làn điệu dân ca truyền thống cầu
chúc cho cuộc sống an bình, ấm n. Trong lễ hội các món ăn truyền thống được
đồng bào chế biến như canh cải, cháo ra vẻ, mắm a tăn làm từ thịt con vượn,
ngồi ra cịn có chuối, mía do đồng bào trồng và làm bánh bằng bột nếp và
vừng đen giã nhuyễn gói lại như bánh tét. Khách đến dự cũng được mời như dân
bản. Trong lễ hội mừng lúa mới đồng bào vui như Tết và tràn trề hạnh phúc.
Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Bru – Vân Kiều tốt lên đầy đủ những
sắc thái của nền văn hóa tộc người. Người tham dự được chứng kiến những lễ
nghi kỳ thú, được đánh chiêng, múa hát, uống rượu cần, ăn bữa cơm "cộng
12


cảm", cùng vui chơi một cách hồn nhiên và say sưa trong hơi ấm cộng đồng.
Vốn văn hóa truyền thống của dân tộc như nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật diễn
xướng dân gian, những thuần phong mỹ tục được trân trọng, bộc lộ và thăng
hoa. Trong lễ hội có nghi thức đâm trâu nên có thể gọi là lễ hội đâm trâu nhưng
thực tế đây là lễ hội của dân tộc Bru – Vân Kiều mừng một vụ mùa bội thu, cầu
mong thần lúa, thần linh cho một vụ mùa đến tốt hơn và cầu chúc sức khỏe cho
mọi người. Thiết nghĩ đây là loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc Bru - Vân
Kiều ở miền núi phía tây Quảng Bình cần được bảo tồn góp phần gìn giữ bản
sắc văn hóa dân tộc.
1.2.4.2 Lễ hội đập trống
Là một lễ hội của người Ma Coong, một tộc thuộc dân tộc Bru - Vân
Kiều, tại Bố Trạch, miền tây Quảng Bình. Lễ hội đập trống mừng mùa trăng

mới, đậm chất dân tộc, còn nguyên sơ chưa bị pha tạp còn mang nhiều bản sắc
của dân tộc miền Tây Quảng Bình
Được tổ chức vào sáng ngày rằm (15) và ngày 16 tháng Giêng âm
lịch hàng năm.
Những người già nói rằng, ngày xưa vùng đất của người Ma Coong đang
ở xuất hiện một con khỉ ác màu vàng, hằng đêm nó thường vào rẫy của bà con
dân bản ăn ngơ, lúa. Khi có khỉ ác xuất hiện, người Ma Coong liên tục mất mùa,
đau ốm. Dân làng quyết tâm phải đuổi con khỉ ác này đi. Và một hôm khỉ ác tìm
đến bản, bà con đã khua trống đánh chiêng đuổi khỉ, tiếng trống tiếng chiêng của
cộng đồng người Ma Coong cùng với sự giúp đỡ của Giàng mà khỉ ác đã phải
rời xa vùng đất này và từ đó người làm được mùa, con cháu khơng cịn đau ốm
nữa. Và thế là lễ hội đập trống của người Ma Coong có từ khi đó.
Trên khoảnh sân rộng nhất của bản dưới tán của cây cổ thụ, người làng
xúm tay dựng một dãy nhà tranh nhỏ. Trong căn nhà chính làm nơi hành lễ, treo
trang trọng chiếc trống. Khi đêm buông xuống, công việc chuẩn bị đã xong, mọi
người tụm năm tụm ba chờ trăng lên.
Khi trăng nhú lên trên rặng núi sau lưng bản, đồ vật cúng được mang ra
sắp đặt. Mâm cỗ cúng Giàng gồm có rượu hiêng, thịt gà nấu với chồi cây mây
13


non, cá, xơi, ngọn cây mây, khúc thân cây đốc, một ít lúa gạo... Mỗi bản có một
mâm và trong lễ cúng phải có 18 mâm cỗ như thế. Trách nhiệm làm mâm cỗ
phải là người nhà của các già bản.
Cá để cúng Giàng được lấy từ khúc suối cấm, Vào khoảng tháng 5 dân
bản ngăn con suối một đoạn và được quản lý nghiêm ngặt nếu ai vào đó đánh cá
thì bị phạt rất nặng, khúc suối này chỉ được đánh bắt cá tự do sau khi lễ hội đập
trống diễn ra.
Khi trăng lên ngửa đầu là lúc vào giờ khai lễ, đọc lời khấn cầu trời đất
phù hộ cho dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu... Xong

phần hành lễ, lúa gạo được ném ra tứ phía, cầu mong thóc lúa về đầy bồ, đầy
nương. Phần lễ kết thúc, là lúc tiếng trống hội mở màn vang lên từ tay đánh của
một trong các thành viên chủ lễ. Lúc khoan thai, lúc thúc dồn dập tiếng trống cứ
thế vang động cả núi rừng thăm thẳm. Mọi người bắt đầu xúm lại với những ché
rượu cần, rượu hiêng. Men rượu nồng say bốc lên, những thanh niên khỏe mạnh
giành nhau dùi và trổ tài đánh trống mạnh, đánh trống nhanh. Những người
không tham gia đánh trống thì cầm tay nhau nhảy múa quanh đống lửa cháy
sáng rực.
Trống hội được làm từ buổi sáng, tang trống được làm bằng thân cây gỗ
lồi, da bịt mặt trống được lấy từ da bò, bịt trống bằng những cây mây già, chêm
mặt trống cho căng là những thân tre già. Thanh niên thường là người khỏe
mạnh nhất đánh trống. Trống phải đánh cho kỳ thủng trước khi trời sáng mới
thơi, trời đất mới chứng giám cho lịng thành của mọi người, trong năm mới mới
được mùa màng. Trống thủng càng sớm, thanh niên càng mau được dắt tay bạn
tình vào rừng tình tự.Vừa đánh trống, nhóm thanh niên la vang rừng:
"Roa lữ Giàng ơi!" (sướng quá, vui quá trời ơi)
Đêm hội này còn được gọi là đêm "thả cửa"; nghĩa là mọi người, không
kể lạ quen, người bản này bản kia, tất cả đều được dắt tay nhau vào rừng chuyện
trị, tình tự. Khi mặt trống bị đánh vỡ, thanh niên nam nữ cùng dắt tay nhau lẩn
vào rừng sâu. Sau mùa lễ hội không biết bao nhiêu đơi bạn tình lại nên vợ nên
chồng.
14


1.2.5 Tín ngưỡng vịng đời con người.
1.2.5.1

Tín ngưỡng trong đặt tên con

Trước đây khơng có họ, sau này lấy họ Hồ.

1.2.5.2

Tín ngưỡng trong sinh đẻ và ni con

Phụ nữ dân tộc Bru – Vân Kiều trong thời kỳ mang thai phải tuân theo sự
kiêng kỵ nghiêm ngặt. Không được ăn hoa chuối, không được ăn thịt tê tê, trăn,
các con vật bị mắc bẫy, không được bước qua cây nằm ngang đường. Khi mang
thai chị em thường được chủ ý bảo vệ sức khỏe, cho nên họ thường không đi xa,
không mang vác nặng. Sản phụ đẻ ở trong nhà, có bà đỡ là người bà con trong
làng. Nhà có người đẻ thường làm dấu hiệu cấm người lạ mặt vào nhà. Dấu hiệu
cấm thường là cành lá xanh, hoặc cái ku tui meo đan bằng lạt giang, treo ở đàu
sàn làm dấu hiệu cấm người lạ và thầy mo vào nhà. Đồng bào quan niệm khi
sống hồn ngụ trên đỉnh đầu, vì vậy kiêng sờ vào đầu trẻ con. Trẻ mới sinh, dù
trai hay gái đều gọi là vai, sau hai, ba tháng mới được đặt tên. Sau lễ đặt tên, nếu
đứa trẻ hay ốm đau, thì đồng bào mời thầy mo về cúng và thay tên khác cho nó.
Tên của những người đã có con thường được gọi theo tên con.
Đồng bào nuôi dạy con theo phương thức truyền khẩu thực hành, cầm tay
chỉ việc. Con trai theo cha, con gái theo mẹ ra nương, vừa làm vừa chỉ bảo cho
con cái. Các con nhìn cha mẹ làm mà làm theo.
1.2.5.3

Tín ngưỡng trong cưới xin

Dân tộc Bru – Vân Kiều thực hiện ngun tắc ngoại hơn dịng họ. Những
người cùng một mu không được kêt hôn với nhau. Vì thế, những vil chỉ có một
mu thì phải tìm vợ, lấy chồng ở vil khác. Quan hệ hôn nhân ở dân tộc Bru – Vân
Kiều thường theo hôn nhân liên minh ba mu: Nếu con trai mu A lấy con gái mu
B, thì con trai mu B khơng được lấy con gái mu A, mà phải lấy con gái ở mu C;
cịn con trai mu C lại khơng được lấy con gái mu B, mà phải lấy con gái bên mu
A. Quan hệ hôn nhân này được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Theo quan

hệ hôn nhân này, hôn nhân con trai cô lấy con gái cậu không chỉ là hợp với
15


phong tục, mà cịn được ưa thích.
Hơn nhân của dân tộc Bru – Vân Kiều là hôn nhân một vợ một chồng và
cư trú bên nhà chồng. Hầu như không có trường hợp đa thê, hoặc ly hơn.
Nam nữ thanh niên được tự do yêu đương. Đến tuổi trưởng thành, ban
đêm thường khơng ngủ ở nhà mình, mà đến ngủ ở nhà cơng cộng (roỏng hoặc
khoan) để trai, gái tìm hiểu nhau. Đôi khi đôi trai gái đưa nhau đến cái chịi xa
làng để tìm hiểu – xim hay pợ xu. Khi hai người ưng nhau, người con trai tặng –
đỏ văn cho người con gái tiền (bạc trắng) hoặc miếng trầu, điếu thuốc. Sau đó
hai người cùng tìm chọn người mối đá đưa tin cho cha mẹ hai bên biết. Tuy
nhiên cũng có trường hợp cha mẹ quyết định dựng vợ gả chồng cho con cái,
nhưng không phổ biến lắm. Khi hai bên gia đình đã nhất trí, người con trai sẽ bỏ
của – đỏ văn lần nữa. Ngoài tiền mặt, con trai còn đưa cho con gái khăn, áo, vải
vóc. về phía nhà gái, cha mẹ khi biết ý định của con, phải mời ông cậu đến để
bàn bạc. Khi đã được sự nhất trí của hai bên gia đình thì thơng báo cho bà con
trong mu và người đứng đầu làng của mình biết. Sau một thời gian, tùy thuộc
vào sự chuẩn bị lễ vật, nhà trai cử người đến nhà gái xin ngày đón dâu.
Lễ cưới. Khi nhà trai đến nhà gái đón dâu, tuyệt đối không được lên nhà
gái. Con gái đứng đợi ở chân cầu thang để nhận lễ. Lễ vật cưới thường có nồi
đồng, bạc nén, chuỗi hạt cườm và nhất thiết phải có thanh kiếm. Thanh kiêm
trao cho nhà gái phải đưa đàng chuôi ra trước; nếu đưa lưỡi ra trước là dấu hiệu
xố bỏ cuộc hơn nhân. Sau khi người con gái đã theo đoàn nhà trai về nhà
chồng, nhà gái cử bốn, năm thanh niên đuổi theo, làm như để đi tìm người con
gái đó, rồi cuối cùng nhập vào đồn người đón dâu với tư cách như những người
đi đưa dâu.
Tại nhà chồng cô dâu phải thực hiện các nghi lễ: lễ rửa chân – pa tin, lễ ăn
cơm chung với chồng – cha chọm và lê bắc bếp. Đồn tiễn dâu ngủ tại nhà trai,

sáng hơm sau cùng đoàn nhà trai trở về bên nhà gái, mang theo 4 cái bát.. Tại
nhà gái, người ta làm lễ đập bếp – chút ta pha, cắm chiếc gươm vào giữa bếp,
16


tưới vào ít nước lã, mổ lợn cúng tổ tiên, tổ chức ăn uổng. Ăn uống xong, nhà gái
tiến hành đòi của – tom pra. Hầu như người nào trong gia đình cũng có quyền
địi của, nhưng lúc địi của nhất thiết phải có mặt cha mẹ, ơng cậu cùng các anh
em trai của người con gái. Thường đòi của với mức cao, gia đình dù giàu có
cũng khơng thể trả hết ngay được, và món nợ này đơi vợ chông trẻ phải gánh
chịu. Trong hôn nhân của dân tộc Bru – Vân Kiều, ông cậu và anh em trai của vị
hơn thê có vai trị quan trọng.
Từ khi về nhà chồng, cô dâu được coi như người của mu nhà chồng.
Song, cũng có thể chưa phải là một thành viên chính thức. Trong trường hợp
chưa làm lễ khơi – takol, mà người vợ chết, nếu người chồng đem ma sang trả
nhà vợ, thì sau này khơng phải làm lễ khơi nữa. Một khi chưa làm lễ khơi, người
con gái cũng như anh em họ hàng nhà chồng, khi đến nhà cha mẹ đẻ của cô ta,
tuyệt đổi không được lên nhà, kể cả trường hợp cha mẹ cô ta chết; hai bên gia
đình khơng được ngồi chung một mâm ăn chuối, ăn kiệu, ăn bánh; trâu, bị đơi
bên khơng được thả chung một nơi, không được lùa về nhà cùng một lần, v.v…
Chỉ khi nào làm được lễ khơi, và sau khi nhà vợ giao cho chàng rể cái khâu dao,
người con gái đó mới thuộc hẳn về mu nhà chồng. Đồng thời những kiêng kỵ
trên hoàn toàn bị xoá bỏ. Lễ khơi thường được tổ chức khi, nhà gái có người ốm
đau, sau khi xem bói, thấy ma địi ăn lễ khơi. Lúc đó nhà gái báo cho nhà trai
biết để lo liệu. Trường hợp chưa kịp chuẩn bị lễ vật, nhà trai cũng phải sửa xôi,
gà sang nhà gái xin khất. Có những đơi vợ chồng vì nghèo quá, lúc sống không
lo nổi lễ khơi, sau khi chết, con cháu cũng phải lo liệu cho được. Lễ khơi thường
phải giết trâu, cùng lắm cũng phải giết bò, nhà nào giàu có thì thịt thêm lợn. Lễ
vật đưa sang nhà gái cịn có một nồi đồng, một rìu và sáu bát ăn cơm. Ngồi ra
cịn phải đưa một lễ cho ông cậu của vợ để ông ta cúng ma bên họ ngoại. Cũng

theo phong tục, ông cậu tặng lại cho đôi vợ chồng trẻ một số vật phẩm như: vải
vóc, quần áo, v.v… Lễ trao tặng phẩm này được tiến hành cùng buối lễ đâm trâu
– chéc ta riệt.
1.2.5.4

Tín ngưỡng trong ma chay.
17


Khi có người chết, buồng ngủ của người đó được phá đi để mang thi thể
ra giữa nhà và đặt nằm ngang nhà, chân hướng về phía cửa. Khi khâm liệm phải
có mặt ơng cậu, người tộc trưởng và người đầu làng. Quan tài được làm bằng vỏ
cây- xi lót pa chát, hoặc đan bằng nứa. Cũng có nơi làm quan tài bàng một khúc
gỗ bổ đôi khoét rồng giữa. Thi hài quản trong nhà 2-3 ngày. Trong thời gian
quàn thi hài ở nhà, tộc trưởng phải cho thi hài ăn ba bữa / ngày. Người ta lấy
cơm, thịt, nước, đựng trong một ống nứa, cho vào cái a dăng hoặc tứp đan bàng
nan tre hoặc mây. Có nơi người ta quàn người chết trong nhà rạp ngay trước nhà
ở. Trong thời gian quàn ở rạp, tang chủ mổ trâu, lợn mời bà con, dân làng đem
ăn uống nhảy múa quanh quan tài. Sau ba ngày mới đem đi chôn. Khi khiêng đi
chôn, phải khiêng chân người chết đi trước. Chơn trong nghĩa địa của dịng họ.
Đất nơi đê đào huyệt cũng phải chọn bàng cách vứt trứng gà xuống lúc định đào
huyệt, trứng gà vỡ là đất lành, mới được đào. Người chết được chia của cải như:
quần áo, đồ dùng hàng ngày. Ngồi ra người ta trồng mía, ngô, khoai, môn xung
quanh mộ. Chôn xong, bỏ hẳn, không cải táng. Cũng như nhiều dân tộc khác dân
tộc Bru – Vân Kiều quan niệm có xác, có hồn. Khi người còn sống, hồn ở trên
đỉnh đầu, lúc chết xác sẽ bị phân huỷ, hồn vẫn còn sống nhưng đã ra đi. Vì vậy,
ngay tối hơm làm lễ mai táng, gia đình có người chết phải chuẩn bị cơm, canh,
trầu, nước, cho vào cái a dăng đê tộc trưởng đưa ra mộ rước ma (hồn) về. Gọi là
đi ra mộ, nhưng ơng tộc trưởng một tay cầm bó đuốc cháy, tay kia xách cái a
dăng, thường chỉ ra đển đầu làng rồi quay trở lại. Ông làm như vậy trong ba

đêm, đến đêm thứ tư, chủ nhà có người chết, rước ma sang nhà trưởng họ.
Những người chết bất đắc kỳ tử như: chết ngã cây, chết đuổi, chết thắt cổ,
không được mai táng theo nghi thức trên, thường chết ở đâu chơn ở đó và cũng
khơng rước hồn ma về.
1.2.5.5

Tín ngưỡng trong lễ lập làng mới.

Dân tộc Bru – Vân Kiều cư trú định hình thành những làng tương đối biệt
lập với các dân tộc, với các làng với nhau thể hiện vùng đất cư trú rõ rệt theo
18


từng cộng đồng. Nơi lập làng thường là trên quả đồi hoặc lưng chừng núi dọc
theo các nguồn nước. Các nhà trong làng được sắp đặt chạy dọc theo chiều dài
của những đoạn sông suối. Trong trường hợp chưa ổn định phải lo chống đỡ với
thiên tai hoặc địch, đồng bào cũng dựng kết cấu làng theo cấu trúc của nhà dân
xung quanh nhà rông cộng đồng. Nhưng kiểu làng chiến đầu như vậy ít khi được
hình thành trong các đời sống hịa bình như hiện nay. Dân tộc Bru – Vân Kiều
chọn đất lập làng,dựng nhà theo quy ước rất nghiêm ngặt của cả cộng đồng.
Những người chủ đất, tộc trưởng hoặc được quyền định đoạt
Làng của dân tộc Bru – Vân Kiều tương đối biệt lập nhau. Họ làm nhà
trên các quả đồi, dọc theo ven suối, hay dựng làng theo kiểu hình trịn. Làng
dựng theo bờ sơng, bờ suối thường kéo dài theo bờ sông bờ suối; cịn làng hình
trịn thường được dựng ở một bãi đất bằng. Trung tâm làng thường dựng nhà
gươl (nhà rông).
Chọn đất dựng làng là việc được đồng bào coi trọng. Người chủ đất hoặc
tộc trưởng mới được đi chọn đất dựng làng. Cũng như chọn đất làm nương,
đồng bào tin vào báo mộng. Nếu mảnh đất đã chọn được coi là tốt, nhưng qua
đêm ngủ, báo mộng thấy ăn uống, người bồng con, kẻ bế cháu hoặc thấy lắm

người tàn tật, thì đó là điềm gở, hơm sau lại phải đi tìm chồ đất khác.
Trong một làng, việc dựng từng ngơi nhà riêng cũng theo một trật tự
nghiêm ngặt, nghĩa là các cây địn nóc của các ngơi nhà lân cận trong làng
không được đâm vào nhau
Làng (vil) dân tộc Bru – Vân Kiều có nhiều dịng họ (mu) cùng cư trú.
Dân tộc Bru – Vân Kiều có tục kết bạn, kết nghĩa (cà lơ). Những người kết bạn
có thể là cùng dân tộc, nhưng cũng có thể là khác dân tộc. Thủ tục kết bạn là làm
lễ ăn thề. Họ cắt tiết gà vào rượu cùng uống và cùng thề: đói no, vui buồn, hoạn
nạn, sinh tử có nhau. Sau kết nghĩa, đôi bạn gọi nhau bàng Cà lơ, chứ không gọi
nhau bằng tên thật nữa. Đôi bạn cà lơ coi nhau như anh em ruột thịt.

19


Đơn vị xã hội của dân tộc Bru – Vân Kiều là làng (vil). Đứng đầu làng là
già làng. Già làng là người có tuổi, có đạo đức chuẩn mực, giỏi lao động sản
xuất, thông thạo phong tục tập quán dân tộc, có thái độ ứng xử tốt, hịa hợp với
dân làng. Ngồi già làng – người trơng coi việc đời thường, trong làng cịn có
thầy cúng lo việc liên quan đến tâm linh cho dân làng.
Già làng xử lý mọi bất đồng tranh chấp theo luật tục. Mọi chế tài liên
quan đến luật tục đã được định sẵn.
Già làng về cơ bản có tính cha truyền con nối, nhưng cũng có kết hợp sự
tín nhiệm của người dân trong làng. Dân tộc Bru – Vân Kiều có tục cấm người
lạ vào nhà khi trong nhà đang có cúng bái; khách cũng khơng được vào làng khi
trong làng có cúng bái chung, hoặc có dịch tễ.
1.2.5.6 Tín ngưỡng về lịch vạn niên
Họ căn cứ vào mặt trăng để định ra các ngày và tên ngày trong tháng.
Quan niệm có những ngày tốt (nhất là mùng 4, 7, 9) và những ngày xấu (nhất là
30 và mùng 1). Mỗi năm, lịch nông nghiệp của dân tộc Bru – Vân Kiều gồm 10
tháng, tiếp đến thời kỳ nghỉ ngơi, chơi bời trước khi bước vào mùa rẫy mới.

 Tín ngưỡng là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó ảnh

hưởng nhiều tới mọi mặt trong sinh hoạt thường ngày. Tín ngường cẩn được bảo
vệ, bảo tồn, phát huy một cách tích cực hơn để người đời sau biết đến và áp
dụng một cách hiệu quả và thoát khỏi nguy cơ mất mát, mai một theo thời gian.

20


Phần 2: Những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn các giá trị về tín ngưỡng
của dân tộc Bru – Vân Kiều
2.1Vai trị của tín ngưỡng trong đời sống dân tộc Bru – Vân Kiều







Tín ngưỡng đã tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa của người dân; là một vấn
đề thuộc lĩnh vực nhận thức, tình cảm, niềm tin.
Giao lưu văn hóa lành mạnh với các dân tộc
Giữ được bản sắc dân tộc, phát triển các mối quan hệ làng bản
Tin vào các yếu tố tâm linh, thờ cúng tổ tiên…
Tín ngưỡng tơn giáo tạo cho con người biết yêu thương, chia sẻ, gần gũi
Có thêm những kinh nghiệm trong đời sống
2.2 Một số đánh giá về dân tộc Bru – Vân Kiều
2.2.1Những biến đổi trong tín ngưỡng.




Những biến đổi trong tín ngưỡng đã đem lại những lợi ích nhất định
21





Đơn giản hóa các bước tiến hành trong nghi lễ truyền thống
Tạo thuận lợi cho việc phát triển các phong tục tập quán, đưa những tín ngưỡng
đến gần với người dân một cách phù hợp
2.2.2 Xóa bỏ những hủ tục lạc hậu

• Phá bỏ tục “ Nối dây” để xây dựng gia đình theo nếp sống mới: Theo dân tộc
Bru – Vân Kiều, tục nối dây nghĩa là tiếp tục chắp nối cuộc hôn nhân với nhà
chồng khi chồng đã mất, phải lấy anh/em trai của chồng. Nếu phụ nữ dân tộc
Bru- Vân Kiều nào không tuân theo luật tục thì chịu phạt rất nặng hoặc phải trở
về nhà bố mẹ đẻ của mình mà khơng được mang theo con cái, của cải.


Khơng cịn duy trì việc dùng vỏ cây sui làm khố, ở trần cả nam và nữ như trước



kia
Bỏ tục bắt con cơ phải lấy con của cậu
Bỏ việc “gửi tiền bỏ của” (thách cưới): Nhà trai gửi tiền “bỏ của” càng nhiều thì




càng dễ được nhà gái gả con cho. Nhất định không được thiếu 12 nén bạc trắng,
1 con trâu, 2 con heo, 10 con gà, phèng la, chiêng trống cho nhà gái. Phải làm lễ


xin với thần làng, phải mở tiệc mời làng trong 3 ngày, 3 đêm.
Bỏ qua nhiều nghi lễ cưới rườm rà xa xưa, chỉ làm lễ tượng trưng chứ không
làm quá nặng nề
Qua đó, ta thấy được việc xóa bỏ những hủ tục lạc hậu là điều vô cùng
quan trọng và cần thiết của dân tộc Bru – Vân Kiều. Không những đơn giản hóa
các nghi thức rườm rà, nặng nề mà cịn nhằm nâng cao, phát triển trình độ dân
trí, đời sống tinh thần thốt khỏi những tình cảnh khó khăn vươn cao hơn với
các dân tộc khác. Xã hội ngày càng phát triển, những phong tục tập quán cần
phải được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, theo hướng phục vụ lợi ích
cho cộng đồng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, cần loại bỏ
khỏi đời sống xã hội những phong tục tập quán lạc hậu, những hủ tục; đồng thời
giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân
tộc, góp phần xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước
2.3Bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Bru – Vân Kiều
Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là nhu cầu cần thiết của
22


dân tộc Bru – Vân Kiều. Có thể thấy, hoạt động khơi phục và phát triển văn hóa
dân tộc Bru – Vân Kiều có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu giữ những giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể. Đồng thời, giúp cho thế hệ trẻ dân tộc Vân Kiều
hiểu biết hơn, tự hào hơn về văn hóa của chính dân tộc mình và tham gia phát
huy, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp Tuy nhiên, trên thực tế, việc
bảo tồn văn hóa dân tộc chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức theo nhu cầu và
theo chủ trương. Do vậy, một số loại hình văn hóa như múa, hát, các nhạc cụ

truyền thống ngày càng bị mai một. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập với nhiều
nền văn hóa từ bên ngồi du nhập và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần
của người dân cả vùng sâu và vùng xa.
2.4Đề xuất một số giải pháp về dân tộc cho tín ngưỡng của dân tộc Bru – Vân
Kiều
• Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân các dân tộc thiểu số
trong tỉnh về phát triển kinh tế nhưng không làm tổn hại đến các giá trị văn hố
truyền thống.
• Cần phải xác định việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
trong xu hướng biến đổi và hội nhập hiện nay là công việc tự thân của chính các
cộng đồng tộc người thiểu số.
• Mơi trường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hố truyền thống của các tộc người
chính là làng bản với cấu trúc cộng đồng tự trị, quan hệ xã hội, chuẩn mực đạo
đức, giá trị nhân bản của chính các cộng đồng tộc người thiểu số đó.
• Coi trọng mục tiêu cải thiện đời sống của nhân dân, xố đói giảm nghèo cho
cộng đồng các tộc người thiểu số nơi đây, để thơng qua đó văn hố truyền thống
có điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị.
• Coi trọng và tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước về văn hố xã hội.
• Có thể định hướng cho việc bảo tồn và biến đổi văn hoá truyền thống bằng việc
các cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu chọn lựa một mơ hình mẫu (một làng
bản điển hình) cho việc bảo tồn và biến đổi văn hoá truyền thống.

23


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Nhà xuất bản Thông tấn (2014), “54 Dân tộc Việt Nam”

2, Ngơ Đức Thịnh (2012), “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam”, Nhà xuất bản trẻ
3, Hoàng Phê (1994), “Từ điển Bách Khoa Việt Nam”, Nhà xuất bản giáo
dục Hà Nội
4, Nhà xuất bản lao động, “Tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng tơn giáo & các
phong tục tập quán, lễ hội tôn giáo Việt Nam”
5, Trương Thìn (2010), “101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục
Việt Nam”, Nhà xuất bản Thời Đại

25


×