Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tìm hiểu giá trị di tích đền thượng tại xã ba vì, huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.79 KB, 37 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Tiến sĩ LÊ THỊ HIỀN - giảng
viên bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” của khoa Văn hóa - Thông tin
và xã hội đã trang bị cho tôi những kiến thức, kĩ năng cơ bản để tôi có thể hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn các ban quản lý đền Thượng đã tạo điều kiện cho tôi
có thêm hiểu biết về lịch sử, kiến trúc cũng như các giá trị tâm linh của di tích
lịch sử đền Thượng
Tôi hi vọng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích cung cấp cho bạn đọc
những kiến thức lịch sử - văn hoá cơ bản và cụ thể về di tích lịch sử đền Thượng
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng tổng hợp đầy đủ
bề dầy và bề sâu lịch sử - văn hoá và các giá trị của di tích lịch sử đền Thượng
nhưng tôi khó tránh khỏi những sai sót khi tìm hiểu, đánh giá cũng như trình bày
về đề tài nghiên cứu này. Tôi rất mong bạn đọc thông cảm và mong giành được
sự quan tâm đóng góp ý kiến của cô giáo và các bạn cho bài nghiên cứu để tôi
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đề tài hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu sử
dụng trong
đề tài nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.


MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, với vùng miền đều có những nét văn hoá
riêng, đặc trưng riêng tạo nên bản sắc của riêng mình, góp phần làm phong phú
hơn, đa dạng hơn cho nền văn hoá thế giới. Nói đến Châu Âu, nói đến những
người da trắng, chúng ta nghĩ ngay đến những nhà thờ cổ kinh, trang trọng như
kiến trúc Roman, kiến trúc La mã cổ, kiến trúc Baroque, kiến trúc Gothic, kiến
trúc Phục hưng.. Đến với Nam Á người ta không thể không nghĩ đến những
thánh đường hồi giáo lộng lẫy, đầy trang nghiêm như thánh đường Faisal
Islamabad – Pakistan, … Khi nói đến Việt Nam, chúng ta không những tự hào
về những trang sử hào hùng về quá trình dựng nước và giữ nước mà ta còn nhớ
đến hình ảnh những ngôi đền mộc mạc, những mái chùa bình dị, thân quen
nhưng không kém phần cổ kính, linh thiêng. Mái chùa gợi lên tình yêu quê
hương, tình yêu đất nước. Bởi lẽ, nó không chỉ là “chùa chung” của cả dân làng
(đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt) mà nơi đó còn tượng trưng cho hồn dân
tộc, gắn bó, vun đúc tô bồi nếp sống giản dị của những người con đất Việt.
Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) đã khẳng định: “Di sản văn hóa là
tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để
sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa
cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn thường nói : “có thờ có thiêng, có kiêng
có lành” . Tâm lý ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, hình
thành nên tục lệ đi lễ chùa vào dịp đầu năm hay tuần rằm, mùng một. Hệ thống
đền, chùa ở Việt Nam vô cùng phong phú với 14.401 ngôi chùa ( theo Số liệu
thống kê của GHPGVN ngày 27/12/2003) và hàng nghìn ngôi đền. Với người
Việt Nam , đền chùa không chỉ là nơi thờ Phật, là nơi thờ các vị anh hùng dân
tộc như Thánh Gióng, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, … mà còn là nơi linh hồn

của người đã khuất an nghỉ, siêu thoát. Vì là nơi chứa đựng những giá trị tinh
thần vô giá nên đền chùa thường là những nơi người dân Việt Nam đến cầu an,
4


cầu tài, là nơi che chở cho đời sống tâm linh của họ.
Ba Vì, một địa bàn miền trung du, ba bên bốn bề non xanh nước biếc bày
ra, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình như tranh vẽ, cây cỏ hoa lá sầm uất. Nhìn ra
xa, dòng Đà Giang nối dòng chảy Nhị Hà như vòng tay Đức Mẹ ôm lấy thế đất
long chầu, hổ phục, hạc vẫy cánh; tứ linh hội tụ. Nơi đây, mạch nguồn non Tản
âm ỉ lắng vào lòng đất, linh khí núi Nghĩa Lĩnh theo dòng Hồng Hà chảy về
đọng lại khí thiêng cho nương ruộng, đồng điền bốn mùa đua nở, ong bướm rộn
ràng, chim kêu, vượn hot. Ngoảng lại Ba Vì sừng sững như một bức hán thư
quanh năm sương phủ la đà. Đó chính là nơi phát tích Đức Thánh Tản Viên Sơn
– Thượng Đẳng Tối Linh Thần – Nam Thiên Thánh Tổ - Đệ Nhất Bách Thần.
Chính nơi đây, trên đia bàn huyện Ba Vì với non sông oai linh, điền địa như gấm
thêu,tạo nên con người thuần hậu, cần mẫn, dũng cảm, đảm đảng, đời nối đời ra
sức xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được an lành,
lễ tục, lễ hội trang nghiêm tạo nên vùng văn hóa phi vật thể nổi tiếng cả nước.
Đặc biệt, Ba Vì là cái nôi truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trên khắp vùng
châu thổ sông Hồng rất nhiều đền, đình thờ Đức Thánh Tản Viên nhưng không
một nơi nào mật độ đền, đình thờ Người lại nhiều như ở nơi đây.
Tôi thấy việc bảo tồn và phát huy khu di tích lịch sử không những chỉ góp
phần thực hiện có hiệu quả công tác chính trị tại địa phương mà còn có ý nghĩa
quan trọng việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc như vậy, nên tôi xin chọn cho mình đề tài: ”Tìm hiểu giá trị di tích
Đền Thượng tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ” để tìm hiểu rõ hơn ý
nghĩa của khu di tích và cho đến nay khu di tích đó đã và đang được bảo tồn và
phát triển như thế nào? Đồng thời đưa ra một số góp ý giúp cho việc bảo tồn và
phát huy giá trị lịch sử của địa phương nói riêng cũng như của thành phố Hà Nội

nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
5


Khu di tích đền Thượng tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Hoạt động lễ hội “ Tản Viên Sơn Thánh ”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại khu di tích đền Thượng tại xã Ba
Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc,
nghệ thuật của đền Thượng, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh và thực trạng của đền
Thượng cũng như lễ hội.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu vấn đề “ Tìm hiểu giá trị di tích đền Thượng tại xã
Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ” nhằm tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc,
nghệ thuật và lễ hội Tản Viên Sơn Thánh, chỉ ra được mặt tích cực và những hạn
chế trong công tác bảo tồn và phát huy của địa ranh nói riêng cũng như của quần
thể di tích lịch sử huyện Ba Vì nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề tìm hiểu giá trị di tích đền Thượng tại xã
Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội: Đưa ra những khái niệm, phân loại khái
niệm và vai trò.
Phân tích đánh giá thực trạng của khu di tích đền Thượng tại xã Ba Vì,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội: Làm rõ đặc điểm kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội
Tản Viên Sơn Thánh, chỉ ra được thực trạng chung của khu di tích đền Thượng.
Đề xuất giải pháp, phương hướng cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị
6



khu di tích Thành Bản Phủ: giải pháp về hướng tôn tạo,giải pháp về nâng cấp tu
sửa khu di tích,giải pháp về nâng cao tầm hiểu biết của mọi người về ý thức bảo
tồn và phát triển khu di tích theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được ý nghĩa
bản chất gốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu văn bản thứ cấp
Các thông tin, tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về văn hóa, về Di sản văn
hóa, luật, về bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa; Sở văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Internet, Báo chí, Đài
truyền hình, Sách và giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phân tích tổng hợp hệ thống hóa các công trình liên quan của các tác gỉa
đi trước, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu thu được trên
thực địa, tìm ra những điểm chung cho đề tài.
5.2. Phương pháp điền dã, quan sát
Thực hiện các cuộc đi thực tế tại khu di tích lịch sử để quan sát thấy rõ
hơn thực trạng công trình kiến trúc, nghệ thuật cũng như phần lễ hội khu di tích
nhằm mục đích cho việc nghiên cứu đề tài thực tế hơn: thực hiện cuộc điền dã
vào hai ngày ngày 30/04/2017, tại khu di tích đền Thượng xã Ba Vì, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội.
5.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn
Phương pháp này nghiên cứu, nhận xét và đánh giá về việc tìm hiểu giá trị
khu di tích đền Thượng.
5.3.1. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được thực hiện đối với cộng đồng địa phương, Ban
quản lý khu di tích cụ thể: hai cuộc phỏng vấn đối với hai cán bộ làm công tác
quản lý khu di tích đền Thượng tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;

mười cuộc phỏng vấn đối với người dân địa bàn xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành
7


phố Hà Nội.
5.3.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này được tiến hành với khách du lịch trong nước và nước
ngoài (cụ thể là thông qua người phiên dịch của đoàn vì phiếu điều tra bằng
tiếng Việt),bao gồm 150 phiếu.
6. Đóng góp của đề tài
Góp phần khẳng định giá trị văn hóa, tầm quan trọng của giá trị khu di
tích đền Thượng tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Giúp cho chính
quyền địa phương, các cơ quan doanh nghiệp nhận định đúng hướng phát triển
sao cho có tiềm năng về kinh tế mà vẫn giữ được nguyên gốc các giá trị của khu
di tích, hoạch định những c Làm tài liệu tham khảo cho các khóa sau.
7.Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết thúc thì nội dung của đề tài còn được chia
thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về di tích lịch sử và khái quát không gian Đền
Thượng.
Chương 2: Thực trạng về khu di tích Đền Thượng tại xã Ba Vì, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy khu di tích Đền Thượng tại xã
Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

8


9



Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ KHÁI QUÁT
KHÔNG GIAN ĐỀN THƯỢNG.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm Di tích.
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất
có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Ở Việt Nam, một di tích khi đã đủ các điều
kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di
tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích,
thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn
7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt
Nam. Trong số di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định về Di tích. Xem xét di
tích với tư cách là tài nguyên du lịch nhân văn với các giá trị nhân văn vật thể và
phi vật thể có một số khái niệm tiêu biểu như sau:
Theo hiến chương Vơnidơ – Italia (1964), “di tích lịch sử không chỉ là
một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có
chứng tích của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự
kiện lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp dụng với các công trình nghệ thuật to
lớn mà cả với những công trình khiêm tốn hớn vốn đã cùng với thời gian, thâu
nạp được một ý nghĩa văn hóa.”[54]
Theo đạo luật 16 về di sản lịch sử của Tây Ban Nha (1985), di sản lịch sử
văn hóa được gọi là di tích lịch sử: “di tích lịch sử bao gồm các bất động sản và
các động sản có lợi ích nghệ thuật, có lợi ích vật học, khảo cổ học, dân tộc học,
khoa học hoặc kỹ thuật, cũng kể cả di sản tự nhiên và thư mục, các lớp mỏ, các
khu vực khảo cổ, các thắng cảnh thiên nhiên, các công viên, các vườn có giá trị
nghệ thuật lịch sử hay nhân chủng học”[54].
Theo công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của
UNESCO (1971), Di sản văn hóa là: 1) Các di tích: Các công trình kiến trúc

điêu khắc hoặc hội họa hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ
10


học, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt
về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học; 2) Các quần thể: Các nhóm
công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về
phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do liến trúc, sự thống nhất của
chúng hoặc sự nhất thể hóa của chúng vào cảnh quan; 3) Các thắng cảnh: Các
công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với công
trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có một
giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân
chứng học.
Theo luật Di sản văn hóa Việt Nam (2001) và Luật Di sản văn hóa bổ
sung và sử đổi của Việt Nam (2009) Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây
dựng , địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm
đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử văn hóa có một trong các
tiêu chí sau: 1) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa
tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; 2) Công trình xây dựng, địa điểm
gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử
có ảnh hưởng tích cực đến phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong
các thời kỳ lịch sử; 3) Địa chỉ khảo cổ học có giá trị têu biểu; 4) Công trình kiến
trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc dô thị và địa điểm cư trú
có giá trị tiêu biếu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật
[31].
1.1.2. Khái niệm Di tích lịch sử.
Theo từ điển Hán Việt:
Di: Sót lại, rơi lại, để lại.
Tích: Tàn tích, dấu vết.
Di tích: Tàn tích, dấu vết còn sót lại của quá khứ

Theo đại từ điển Tiếng Việt: di tích lịch sử là tổng thể những công
trình,địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa
được lưu lại.
Theo Luật di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11


được quốc hội khóa X thông qua trong kỳ họp thứ 9 ngày 29/09/2001: “Di tích
lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, vật cổ bảo vật
quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa khoa học.”
1.1.3. Khái niệm Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ
thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình
kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều
giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội
An, nhà thờ PHát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đẳng, chùa Phật Tích.
Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44,2% tổng số di tích được
xếp hạng.
1.1.4. Khái niệm Di tích thắng cảnh.
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc
địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các
tiêu chí sau đây:


Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia
đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này như 4 danh lam thắng cảnh khu danh thắng Tây
Thiên, động Phong Nha, vịnh Ha Long.




Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học , hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những
dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất. Các di tích tiêu biểu
thuộc loại này như vịnh Hạ Long, cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và
khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
12


Danh lam thằng cảnh chiếm khoảng 3,3% di tích được xếp hạng.
1.1.5. Vai trò của Di tích
Di tích là những bằng chứng vật chứng có ý nghĩa quan trọng minh chứng
về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con
người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc
trưng văn hóa của đất nước và do đó tác động ngược trở lại tới việc hình thành
nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (giá trị nhiều ngàn tỷ đồng)
nếu bị mất đi không đơn thuần là mất đi tài sản vật chất, mà là mất đi những giá
trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là
nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai
thác, sử dụng tốt để góp phàn không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và
nó càng có ý nghĩa to lớn hơn khi đất nước đang cần phát huy tối đa nguồn nội
lực để phát triển.
1.2. Không gian đền Thượng.
1.2.1. Đặc điểm địa lý.
Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng đền Thượng được
xây dựng từ thời An Dương Vương, đến thời Vua Lý Nhân Tông đền Thượng
được xây cất với quy mô lớn và tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên lan rộng khắp

vùng đồng bằng Bắc bộ. Theo truyền thuyết để lại, để xây dựng đền Thượng,
nhà nước phong kiến đã phải huy động nguồn nhân lực rất lớn ở hai bên bờ sông
Đà, dân chúng nối tay nhau chuyển vật liệu từ sông Đà lên đỉnh núi Tản để xây
đền.
Đền Thượng xưa thuộc đất Thủ Pháp, tổng Hoằng Nhuệ, huyện Bất Bạt,
nay thuộc địa giới hành chính xã Ba Vì, huyện Ba Vì và nằm trong diện tích lân
phần của Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý. Năm 1993 Đền Thượng đã được khởi
dựng lại trên mái núi thắt cổ bồng nằm trên độ cao 1.227m.
1.2.2. Đặc điểm văn hóa.
Qua thời gian ngôi đền cổ không còn nữa, cho đến năm 1993, ngôi đền
13


được trùng tu lại thành một ngôi đền nhỏ tựa lưng vào vách núi. Đến năm 2008
Đền Thượng cùng với đền Trung và đền Hạ được nhà nước công nhận là di tích
lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2010, Thành phố Hà Nội đã khởi công trùng
tu lại ngôi đền với quy mô khá hoàn chỉnh gồm Điện thờ chính, nhà thủ từ, nhà
sẵp lễ, nghi môn, am hóa vàng….
Ngôi đền được trùng tu lại vẫn tựa lưng vào núi tạo thế vững chãi, trang
nghiêm và độc đáo, hậu cung chính là vách đá Thắt Cổ Bồng linh thiêng và
huyền thoại có từ ngàn đời xưa. Ngôi đền tuy không rộng, nhưng huyền bí, có
độ sâu thẳm về tâm linh. Chính giữa ngôi Tam Bảo là tượng ĐứcThánh Tản ngự
trong long ngai sơn son thiếp vàng. Bên tả là thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo
Đại Vương) và bên hữu là ban thờ Tam toà Thánh Mẫu (bà mẫu Thượng ngàn).
Phía trên mái đá là những cây bách xanh cổ hàng trăm năm tuổi, cành lá
gân guốc nhuốm màu rêu phong của thời gian trông tựa như những con rồng
đang uốn lượn trên trời xanh vươn mình ra che chở cho cả ngôi đền trước giãi
dầu mưa nắng giữa chốn non cao luôn lồng lộng gió thổi, mây giăng.
Cách bên phải ngôi đền hơn 100m, trên vách đá cao du khách còn tận mắt
chứng kiến cây bách xanh cổ thụ ngàn năm tuổi được mọc ra từ kẽ nứt trên đỉnh

núi thiêng, thân và rễ ôm toàn bộ vào vách đá.

Tiểu kết
Các nội dung trong Chương 1 đã nêu lên cơ sở lý luận về di tích và khái
quát một cách chân thực nhất về di tích đền Thượng tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội. Đó là nền tảng để tìm hiểu giá trị của đền Thượng

14


Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ KHU DI TÍCH ĐỀN THƯỢNG TẠI XÃ BA
VÌ, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1. Diễn trình lịch sử
Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là vị thánh biểu đạt cho
những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra
nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai (lũ lụt) để bảo vệ cuộc
sống chung.
Thánh Tản Viên được coi là vị thánh được nhắc tới đầu tiên. Có lẽ đây là
vị thánh liên quan tới truyền thuyết về việc bảo tồn, giữ gìn đất nước trong cuộc
đấu tranh đối chọi với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm của dân tộc.
Truyện kể về xung đột mang màu sắc “tình ái” giữa hai vị thần tượng
trưng cho hai thế lực đối chọi nhau: Thuỷ Tinh (Thần Nước), là sức mạnh tự
nhiên, biểu hiện của thiên tai lũ lụt, bão tố … mà hàng năm nhân dân ta phải
gánh chịu, nhất là cư dân lưu vực đồng bằng sông Hồng (mà Thăng Long là
vùng chịu ảnh hưởng khá nặng nề). Còn Sơn Tinh (Thần Núi), còn gọi là Thánh
Tản Viên, đại diện cho sức mạnh vật chất, ý chí, sự thông minh, lòng quả cảm và
sự đoàn kết toàn dân, đã chống chọi kiên cường và chống chọi thành công với
sức huỷ diệt tàn phá của mọi thiên tai địch hoạ.
Hiện có hai quan niệm và cách giải thích nguồn gốc xuất thân của Tản
Viên:

1. Các học giả thời phong kiến cho Tản Viên là “hạo khí anh linh của trời
đất sinh ra”, hoặc cho “là 1 trong 50 người con của Lạc Long Quân, Âu Cơ theo
cha xuống biển”. Chàng “từ biển đi vào, qua cửa Thần Phù, ngược sông Hồng
đến Long Đỗ (Hà Nội), Trấn Trạch, rồi ngược sông Lô, đến Phúc Lộc giang”.
Từ đấy, “nhìn thấy núi Tản Viên cao vời, xinh đẹp, lại thêm phía dưới dân
chúng thuần phác, thái bình”, nên chàng “đã làm một con đường thẳng như kẻ
chỉ, từ Bạch Phiên Tân lên thẳng phía Nam núi Tản Viên, tới động An Uyên, thì
15


lập diện để nghỉ ngơi”. Các tác giả Lịch triều Hiến chương (Phan Huy Chú) và
Việt sử Thông giám cương mục… cũng đều có những quan niệm tương tự.
2. Trong khi đó theo quan niệm của dân gian, được thể hiện qua các bản
thần thích thần phả ở các làng trong vùng Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
(Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ) thì Thánh Tản Viên lại là người có thực, xuất
thân từ tầng lớp nghèo khổ trong dân chúng.
Chàng tên thực là Nguyễn Tuấn, có tài “hô phong hoán vũ”, dũng
cảm. Sơn Tinh được Hùng Vương kén làm rể, gả con gái Mỵ Nương. Sau đó,
Thủy Tinh vì không được chọn, đã nổi giận đem binh đến đánh, xảy ra các cuộc
chinh chiến trong nhiều năm trời. Kết cục, Thủy Tinh luôn là kẻ bại trận.
Truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh:
Truyền thuyết thời Hùng Vương về Tản Viên Sơn Thánh, có rất nhiều, có
thể kể đến: Tản Viên Sơn Thánh; Sơn Tinh Thủy Tinh; Tản Viên đón vợ; Trần
Giới, Trần Hà; Ba anh em lốt rắn; Cao Sơn và Quý Minh; Đại Hải đánh Thục;
An Dương Vương lập cột đá thề; Sơn Tinh gánh đất trị thủy;
Cuốn Ngọc phả trong đền Lăng Sương, ở xã Trung Nghĩa, huyện Thanh
Thủy, Phú Thọ kể lại gốc tích ra đời, trưởng thành của thánh Sơn Tinh, tên thật
là Nguyễn Tuấn. Thân phụ ngài là ông Nguyễn Cao Hành, thân mẫu là Đinh Thị
Đen, vốn là những người tu nhân tích đức nhưng hiếm muộn con cái.
Trong một lần mẫu Đen (tên mà người dân trong vùng gọi thân mẫu sinh

thành ra thánh Tản Viên) ra giếng gánh nước thì gặp con rồng vàng. Mẫu gánh
nước về tắm thì đột nhiên mang thai. Người thường chỉ mang thai 9 tháng nhưng
mẫu mang thai đúng 14 tháng mới sinh. Đến thai kỳ thì sinh được một con trai
có tướng mạo khôi ngô nên đặt tên cho là Nguyễn Tuấn”.
Truyền thuyết kể lại rằng thân mẫu Nguyễn Tuấn thường ngồi trên phiến
đá đó cúi xuống để lấy nước nên in dấu thành vết. Độ sâu của giếng chỉ khoảng
16


3m – 4m nhưng chưa bao giờ cạn nước, kể cả vào mùa khô. “Vào mùa hè khô
hanh, ruộng đồng khắp nơi đều cạn nước nhưng giếng này vẫn đầy nước, nhìn
trong vắt”, ông Tuất nói.
Khi Nguyễn Tuấn lên 6 tuổi đã mồ côi cha, sau đó hai mẹ con chuyển
sang nơi sinh nhai mới thuộc xóm Cốc ở núi Tản Viên. Cũng tại đây, chàng
thanh niên Nguyễn Tuấn được thần núi Ma Thị Cao Sơn nhận làm con nuôi. Sau
3 năm sinh sống ở chân núi Tản, hai mẹ con lại trở về sống ở động Lăng Sương
(đền Lăng Sương ngày nay).
Năm 12 tuổi, Nguyễn Tuấn ngày ngày vượt sông Đà sang núi Tản Viên để
đốn củi về phụ giúp thân mẫu. Cứ mỗi khi quay trở lại núi vào ngày hôm sau,
chàng lại thấy những cây mình chặt hôm trước mọc trở lại. Thấy lạ, chàng mới
quyết định núp để tìm hiểu. Nhờ đó mà Nguyễn Tuấn gặp được ông Tử Vi thần
tướng Bạch Tuyết – chính là người đã làm cho các cây gỗ bị chặt mọc lại. Thấy
chàng trai trẻ Nguyễn Tuấn có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, Tử Vi thần tướng đã
truyền lại cho chàng cây gậy đầu sinh đầu tử. Trên đường qua sông về nhà,
Nguyễn Tuấn nhìn thấy con trai vua Thủy Tề bị tử nạn, chàng đã sử dụng cây
gậy thần, cứu mạng con vua Thủy Tề.
Cảm kích ơn cứu mạng, vua Thủy Tề dâng vàng bạc châu báu để trả ơn
nhưng Nguyễn Tuấn đều từ chối. Khi nhìn thấy cuốn sách ước – một bảo vật của
vua Thủy Tề, Nguyễn Tuấn ngỏ ý xin ban tặng nhưng vua Thủy Tề từ chối vì đó
là bảo bối quý hiếm.

Mặc dù nhà vua từ chối nhưng người con trai quyết trả ơn cho Nguyễn
Tuấn, bèn đánh cắp cuốn sách để tặng cho vị ân nhân. Vua Thủy Tề biết được,
liền dâng nước và quân đội lên để đòi lại sách quý. Tuy nhiên, có trong tay cuốn
sách bảo bối, Nguyễn Tuấn đã đẩy lùi đạo quân sóng nước.
Người vợ của Nguyễn Tuấn sau này là con gái Hùng Vương. Khi lấy được
công chúa, Nguyễn Tuấn được vua cha truyền lại ngôi báu. Sau đó, Nguyễn
17


Tuấn đã nhường lại ngôi cho Thục Phán An Dương Vương, từ đó nước Âu Lạc
ra đời.
Với công lao đẩy lùi thủy hạn, an dân hộ quốc, sau này, nhân dân địa
phương đã lập đàn thờ và tôn ngài thành Tản Viên Sơn Thánh. Sơn Tinh cũng là
nhân vật đầu tiên trong Tứ Bất Tử của nước ta.
Những tích bút ghi cho thấy một giả thiết khác về nguồn gốc xuất thân
của Đức thánh Tản Viên (Sơn Tinh), nhiều tình tiết có phần khác hẳn với truyền
thuyết Sơn Tinh vốn đã lưu truyền trong dân gian từ trước đến nay.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, kể rằng: Vua Hùng thứ 18 sinh được 20
người con trai và 6 nàng con gái lần lượt qua đời, chỉ còn lại Tiên Dung công
chúa và Ngọc Hoa công chúa. Tiên Dung đã lấy Chử Đồng Tử còn Ngọc Hoa
chưa lấy ai. Ngọc Hoa xinh đẹp da ngà mặt ngọc, xinh đẹp tuyệt vời, được vua
cha rất yêu quí. Vua Hùng lập lầu kén rể. Sơn Tinh và Thủy Tinh nghe tin, cùng
tìm đến thi tài. Sơn Tinh, Thủy Tinh đều có tài nghệ hơn người, hình dung tuấn
tú.
Trước lầu cao có vua Hùng và Ngọc Hoa ngự. Thủy Tinh thi trước, ra oai
gọi gió, hô mưa, chợt thấy mưa rơi sầm sập, sấm nổ vang ầm ĩ, trời đất tối tăm,
bốn bề nước réo, cây nghiêng núi ngả, muôn loài đều khiếp sợ, người và muông
thú vội tìm chỗ trú ẩn cho kín, ai nấy nín hơi ngậm miệng không dám ló ra. Đến
lượt Sơn Tinh, chàng giơ cao chiếc gậy thần, lập tức sét câm, mưa trốn, trời

trong mây sáng, cây cỏ lại xanh tươi, chim hót hoa cười, rõ ra cảnh tượng mùa
xuân hòa vui ấm áp.
Vua Hùng thấy cả hai chàng trai đều có tài lạ, không biết gả Ngọc Hoa
cho ai, trong dạ phân vân, mới thách đồ dẫn cưới phải có “voi 9 ngà, gà 9 cựa,
ngựa 9 hồng mao” và hẹn rằng ngày mai ai đem đồ lễ tới trước thì sẽ được đón
18


công chúa về làm vợ. Cả hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh vái tạ nhà vua, vội vã
ra về lo sửa soạn đồ sính lễ.
Sơn Tinh, nhờ có cuốn sách ước vua Thủy Tề tặng, nên tuy ở ngay tại
thành Phong Châu, nhưng chỉ việc mở sách ước ra là có đủ các vật quí, lạ của
núi rừng sông bể, đủ cả “voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao” như vua Hùng
đã thách. Trời chưa sáng, Sơn Tinh sợ trùng trình Thủy Tinh kéo đến, mới giả
tiếng gà gáy. Tức thì, gà khắp vùng gáy theo inh ỏi. Cửa thành mở rộng.
Sơn Tinh vào chầu vua Hùng, tiến dâng lễ vật và được vua Hùng cho đón
Ngọc Hoa về nhà trai. Đám rước dâu vừa tới làng Trẹo (nay là thôn Triệu Phú,
xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, gần Đền Hùng) thì gặp Thủy Tinh đang đốc
thúc quân gia khiêng các lễ vật tới. Thấy Sơn Tinh đã đón Ngọc Hoa, Thủy Tinh
nổi giận đùng đùng, vứt tung lễ vật rơi vãi khắp nơi, rồi thét quân xông tới cướp
Ngọc Hoa. Hai bên giao chiến một trận dữ dội.
Lúc đó trời đất bỗng tối sầm, chỉ thấy ánh chớp sáng lòe, tiếng sét đánh
inh tai, tiếng hò reo vang dội một vùng rộng lớn. Trong đám loạn quân, Ngọc
Hoa bị lạc, không thấy Sơn Tinh đâu, mới cất tiếng hú gọi chồng (hiện nay, thôn
Triệu Phú có tục cầu tiếng hú, để nhắc lại tiếng hú của Ngọc Hoa gọi chồng thủa
nào). Trong lúc đang ra sức chống đỡ Thủy Tinh, nghe tiếng hú của vợ, Sơn
Tinh vội đi tìm Ngọc Hoa. Tới chiều tối mới mở được đường máu, đưa Ngọc
Hoa về núi Tản.
Không cam tâm để mất Ngọc Hoa, Thủy Tinh liền nổi sóng dữ thét quân
đuổi theo. Sơn Tinh đưa vợ lên tít ngọn núi Tản. Bấy giờ sóng vỗ nghiêng trời,

nước dâng ngập đất, các loài thủy tộc múa may nhảy nhót theo nước dâng tiến
lên. Nước vỗ đồng bãi tràn rừng quật núi, sông nước réo lên ầm ầm, mưa đổ như
trút, chớp lòe sấm động đất như nghiêng, trời như đổ, bốn bế nước đục mênh
mông. Sơn Tinh ra sức chống cự, cùng với nhân dân và các bộ hạ đắp đất, lao gỗ
để chặn nước. Nước dâng tới đâu, Sơn Tinh lại hóa phép dâng đất lên cao hơn.
19


Thủy Tinh thấy đánh mãi không được, nổi giận mở một con đường nước
xoáy thẳng vào chân núi Tản (dấu tích còn lại đến ngày nay là ngòi Lạt ở địa
phận huyện Thanh Sơn, chảy giữa hai xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy, Lương Nha
huyện Thanh Sơn, hướng chảy thẳng vào núi Chẹ trước núi Tản, cách núi bởi
con sông Đà). Sơn Tinh vội gánh đá đổ thành một hòn núi lớn phía trước núi
Tản chặn đứng mũi nước xoáy của Thủy Tinh (dấu tích hiện còn là hòn Núi Chẹ
là một dãy núi đá vôi đứng bên bờ sông, ngay trước núi Tản, như một bức bình
phong che cho núi Tản).
Nước ở thượng nguồn lại sầm sập lao về. Sơn Tinh thả lưới sắt, giăng
chông đá ngang sông để đánh bắt quân Thủy Tinh (dấu tích nay là bãi Đá
Chông, một bãi đá dựng lởm chởm dăng ngang dòng sông Đà, thẳng tới xã Đoan
Hạ, huyện Thanh Thủy). Hai em của Sơn Tinh là Nguyễn Hiển và Nguyễn Sùng
là Tả hữu lâm thần hai bên bờ sông Đà hô ném các loại cây đắng có chất độc
như cây mền dẻ, cây thàn mát xuống nước. Quân Thủy Tinh bị trúng độc, xác
nổi đặc mặt sông, Thủy Tinh thua to, vội vã rút quân về. Từ đấy, cứ hàng năm,
vào tháng sáu, tháng bẩy âm lịch, nước lại dâng to ở các sông gây lụt lũ. Nhân
dân nói đó là Thủy Tinh nhớ mối thù cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. (Tổng tập
Văn nghệ dân gian đất Tổ, Tập 1, Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao Phú Thọ
và Hội Văn nghệ dân gia Phú Thọ, năm 2000, tr 119-122).
2.2. Đặc điểm kiến trúc, nghệ thuật.
2.2.1. Không gian cảnh quan.
Nằm trong khuôn viên của vườn quốc gia Ba Vì, cách Hà Nội 65 km về

phía tây, đỉnh non Tản thuộc dãy núi Ba Vì là điểm đến lý tưởng cho những ai
yêu thích khám phá. Ngày đông, đến ngọn núi Tản Viên, nơi ngự trị muôn đời
của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong Tứ bất tử của tín ngưỡng
dân gian Việt Nam, du khách không chỉ được trở về với huyền tích xa xưa, mà
còn đắm chìm trong khung cảnh kỳ bí và thơ mộng của ngọn núi linh xứ Đoài.
Nơi đây được ví như đỉnh Olympus trong thần thoại Hy Lạp – nơi ngự trị của
thần Zeus.
20


Núi Tản Viên cao 1.281 m, hay còn gọi là Tản Sơn, Ngọc Tản… Sở dĩ có
tên gọi như vậy vì đỉnh núi tròn như cái tán, rộng rãi bao la, hiên ngang hùng vĩ
làm trấn sơn cho cả một vùng. Khu di tích lịch sử đền thờ Tản Viên Sơn Thánh
gồm ba ngôi đền: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Trong đó đền Thượng là
ngôi đền chính, gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian liên quan đến tín
ngưỡng tâm linh của người Việt.
Hành trình từ chân núi lên đến đền Thượng phải trải qua 12 km đường
rừng núi. Nếu đi xe máy phải mất độ 30 phút, đi bộ mất khoảng nửa ngày mới
lên đến cốt 1.000 m, nhưng không phải ai cũng có sức khỏe để đi bộ lên được.
Vượt qua những con đường núi vòng vèo uốn lượn, với nhiều khúc cua
hiểm trở và cái lạnh quanh năm của núi rừng, người cầm lái phải rất cẩn trọng
và kết hợp nhuần nhị mọi động tác phanh cua, về số, tăng ga để vững vàng đối
phó với sự ngoặt ngoèo bất ngờ của đường trường.
Trên những cung đường vòng vèo lưng núi, bạn sẽ thấy một bên là cây
rừng rậm rạp ngút ngàn với hệ sinh thái đa dạng, một bên là khoảng không bao
la với màu trắng xóa của mây trời không phân định và bạn chỉ có thể nhìn thấy
tầng dưới rừng cây ở tầm nhìn gần.
Đôi khi có một đám mây trôi qua trước mặt, người lữ khách thích thú
dừng chân để thỏa sức ngắm nhìn, cảm nhận rõ rệt cái lạnh xuyên thấu của
những giọt nước mây tích tụ đang từ từ bay qua.

Đến cốt 1.000 m, bạn sẽ bắt gặp cổng đền. Từ đây, chỉ có một con đường
bộ duy nhất men theo triền núi, đi qua 225 bậc thang nhỏ, rất dốc và hẹp, phải
dừng chân nghỉ ở nhiều chặng bạn mới mới có thể lên đến nơi
2.2.2. Mặt bằng di tích.
Nằm ở phía tây Hà Nội thuộc huyện Ba Vì (Hà Tây cũ), Lương Sơn và
Kỳ Sơn (Hòa Bình), dãy núi Ba Vì trải trên một diện tích khoảng 5.000ha. Cái
21


tên Ba Vì được gọi chung cho ba đỉnh núi lớn, quan trọng và ý nghĩa nhất: núi
Vua (1.296m), núi Tản (1.281m) và núi Ngọc Hoa (1.120m). Núi Tản (còn gọi là
Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn) dù không phải cao nhất nhưng là
ngọn núi nổi tiếng và quan trọng nhất. Núi mang tên Tản Viên vì ngọn núi có
hình thù khá đặc biệt - gần đỉnh thắt lại, trên xòe ra.
Trong truyền thuyết dân gian, đây được coi là nơi ngự của Đức Thánh Tản
Viên Sơn Tinh, và trên núi có Đền Thượng - là nơi thờ Ngài. Đền Thượng có từ
bao giờ, chưa ai biết đích xác. Nhưng trải qua thời gian, chiến tranh và thiên tai,
dấu tích về một Đền Thượng đượm màu truyền thuyết không còn nữa. Năm
1993, khi Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập, Đền Thượng đã được khởi công
xây dựng lại - mới hoàn toàn. Đền tọa bên vách đá dưới đỉnh núi Tản, nơi được
cho là vị trí của đền xưa.
Đền được khởi công ngày đầu tháng 3-1999 và hoàn thành cuối tháng 81999, kịp kỷ niệm 30năm ngày mất của Người và 40 năm ngày Bác phát động
Tết trồng cây. Công trình do KTS Nguyễn Trực Luyện và KTS Hoàng Phúc
Thắng thiết kế. Đền thờ xây dựng trên mặt bằng khoảng 150m2, quay hướng
nam. Công trình sử dụng hệ kết cấu bê tông cốt thép nhưng vẫn theo phong cách
kiến trúc truyền thống với hai tầng mái, cùng đầu đao uốn cong. Các chi tiết
kiến trúc đơn giản, mạch lạc; khai thác theo những mô típ, họa tiết dân tộc.
Chính điện là một không gian mở với ba bề hiên thông thoáng, không có
cửa. Ở bệ thờ có bức tượng toàn thân Bác Hồ đúc bằng đồng, trong tư thế ngồi,
phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc

lập, tự do”. Bằng loại hình kiến trúc mang tính văn hóa - tín ngưỡng cổ xưa, Đền
thờ Bác Hồ được dựng thời hiện đại để thờ một nhân vật lịch sử hiện đại, quy
mô công trình dù rất khiêm tốn nhưng đã là một dấu ấn độc đáo.
2.2.3. Kết cấu kiến trúc, trang trí, chạm khắc kiến trúc
Đền Thượng gồm ba gian hai chái, một nửa mái sau Đền là vách đá,
không có mái, kết cấu công trình làm bằng bê tông xi măng theo kiểu kiến trúc
22


xà, cột. Phần mái được lợp bằng ngói mũi hài với đầu đao cong vút. Hai tường
hồi bố trí hai vòng tròn sắc không đối diện nhau mô phỏng biểu tượng của nhà
Phật. Trên bàn thờ Thánh Tản Viên có một khám thờ, trong có ba ngôi tượng đá
cổ, mỗi pho tượng được tạc ở ba tư thế khác nhau.
Cả đã phát triển thành ngôi chùa đồ sộ với ba toà Tiền đường - Điện Phật
- Điện Thánh xếp hình chữ Tam. Nhà cầu nối liền 2 tòa Tiền Đường - Điện Phật
với nhau được các nhà nghiên cứu cho rằng: đó là một trong những biểu hiện
chữ “công” sớm nhất còn lại cho tới nay ở nước ta. Đặc biệt cả ba toà chùa
chính đồ sộ với rất nhiều kèo, cột, trụ… nhưng chỉ có 36 lỗ đục, còn gỗ được
xếp chồng khít lên nhau rất vững chắc không chỉ chứng tỏ sự khéo léo tuyệt vời
của các nghệ nhân xưa mà còn gây bất ngờ thú vị cho đời sau. Tương truyền,
ngói lợp chùa Thầy được lấy từ khu vực chùa Tây Phương về, cả một quãng
đường gần 15km mà ngói được người dân, Phật tử truyền tay nhau theo kiểu nối
dây, ấy thế mà chỉ trong 1 ngày vừa vận chuyển vừa lợp xong mái đền Bác.
2.2.4. Một số di vật tiêu biểu của Đền Thượng
Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, đền Thượng còn có hệ thống tượng
phong phú, trải qua thăng trầm lịch sử, nắng núi, mưa ngàn, đền trở nên hoang
phế. Những năm đất nước có chiến tranh, đền hầu như bị lãng quên. Báu vật của
đền chỉ còn lại ba pho tượng đá. Một pho tạc hình chàng trai trẻ mặc áo choàng
có hai lưng, cao 40cm, đầu đội mũ với tư thế ngồi ung dung đĩnh đạc . Có lẽ là
tượng Sơn Thánh. Một pho tạc hình cụ già râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng

không đai cũng với tư thế ngồi có lẽ tượng Thái Bạch Thần Tinh. Pho thứ ba là
tượng chàng trai trẻ mặc áo choàng không đai với tư thế đứng, có lẽ là vị quan
văn Nguyễn Hiển.
Kiến trúc đền Thượng là nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu cho một hợp thể
kiến trúc nhiều kiểu tượng đẹp và hình khối, kết cấu, thẩm mĩ đồng thời ẩn chứa
trong đó nhiều ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của Phật giáo cũng như cuộc sống. Biểu
tượng hai chiếc cầu ngói gắn với vẻ đẹp phong cảnh làng quê Việt Nam, nhưng
ở gian ống muống - nhà cầu lại trở thành biểu tượng mang triết lý Phật giáo về
sự giải thoát. Ngoài ra, ta còn gặp nhiều biểu tượng khác trong kiến trúc thành
23


phần như hoa sen, đá - núi. Tất đã làm nên giá trị thẩm mỹ, tinh thần cũng như
vẻ đẹp riêng của nghệ thuật kiến trúc chùa Thầy và giá trị cao nhất mà nghệ
thuật kiến trúc, cảnh quan chùa Thầy hướng đến và biểu hiện chính là sự hoà
đồng giữa tự nhiên, con người và vũ trụ.
Trải qua thăng trầm lịch sử, nắng núi, mưa ngàn, đền trở nên hoang phế.
Những năm đất nước có chiến tranh, đền hầu như bị lãng quên. Báu vật của đền
chỉ còn lại ba pho tượng đá. Một pho tạc hình chàng trai trẻ mặc áo choàng có
hai lưng, cao 40cm, đầu đội mũ với tư thế ngồi ung dung đĩnh đạc . Có lẽ là
tượng Sơn Thánh. Một pho tạc hình cụ già râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng
không đai cũng với tư thế ngồi có lẽ tượng Thái Bạch Thần Tinh. Pho thứ ba là
tượng chàng trai trẻ mặc áo choàng không đai với tư thế đứng, có lẽ là vị quan
văn Nguyễn Hiển.
2.2.5. Đền Bác
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam luôn trong
trái tim mọi người dân đất Việt. Sau khi Người qua đời, đã để lại muôn vàn
thương tiếc cho đồng bào, đồng chí cả nước. Không chỉ ở Nghệ An quê Bác,
nhân dân cả nước đã lập bàn thờ Bác Hồ ở khắp nơi, từ trong chính ngôi nhà
mình, ở nhiều công sở, ở các tỉnh, ở những nước Người đã bôn ba và đặt chân

tới trên đường đi tìm đường cứu nước. Thậm chí trong nhiều đền, chùa đình,
đền, miếu cũng lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ lòng thành kính, nhớ
thương Người.
Ngôi đền thiêng thờ Bác nằm ở độ cao 1.269 mét, là đỉnh cao nhất dãy Ba
Vì. Sinh thời, Bác Hồ muốn tro cốt của mình sau này khi qua đời sẽ được đặt ở
ba địa điểm, trong đó có một nơi tại núi Ba Vì. Vì thế, ý tưởng xây một đền thờ
Bác ở đây theo di nguyện của Người được nêu ra và ngay lập tức đã được hưởng
ứng nhiệt liệt. Công trình tưởng niệm Bác được khởi công ngày đầu tháng
3/1999 và hoàn thành cuối tháng 8/1999. Người được vinh dự thiết kế ngôi đền
là KTS Hoàng Phúc Thắng và người nhận trách nhiệm làm chủ nhiệm công trình
là KTS Nguyễn Trực Luyện.
Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi,
24


phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: "Không có gì quý hơn độc
lập, tự do". Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa cương màu đỏ.
Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có mái đao uốn cong ở
bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng… Đền được xây
dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm. Chính điện là một không gian mở,
không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế
ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: "Không có gì quý hơn
độc lập, tự do". Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa cương màu đỏ. Hai
bên bệ thờ là chuông đồng và khánh đồng. Ngoài ra còn nhiều hạng mục công
trình khác tạo nên một không gian hài hòa, tinh tế nhưng vẫn hết sức giản dị.
Trước Đền, một tấm bia đá lớn nguyên khối, mặt trước khắc một đoạn
trong Điếu văn của BCH TƯ Đảng Lao động Việt Nam đọc trong lễ tang của
Người năm 1969: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ
CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân
tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”. Mặt kia khắc bút tích Di chúc của

Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ở bức tường đầu hồi của đền có hình trống đồng với hình bản đồ Việt
Nam và dòng chữ màu vàng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi - Chủ
tịch Hồ Chí Minh”.
Từ sân đền thờ Bác, nhìn về phía đông nam hiện ra mờ mờ một vùng Ba
Vì rộng lớn và những làng xóm ẩn hiện trong sương…
Từ khi khánh thành đến nay, hằng ngày đền thờ Bác luôn ấm áp khói
hương và hoa tươi. Ngôi đền được các cán bộ kiểm lâm của Vườn Quốc gia Ba
Vì túc trực, chăm sóc bất kể lúc thời tiết khắc nghiệt nhất. Vào những ngày lễ,
Tết và ngày mồng Một, Rằm, hương khói càng nghi ngút lan tỏa khắp đền.
2.3. Lễ hội
2.3.1. Thời gian diễn ra lễ hội
Từ ngàn xưa, Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ đều tổ chức lễ hội cứ ba
năm một lần vào tháng Giêng các ngày 14, 15, 16 Âm lịch của các năm Tý, năm
25


×