Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tìm hiểu về lễ hội gầu tào của dân tộc mông tại xã pha long, huyện mường khương, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.64 KB, 38 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bài nghiên cứu này.Tôi xin gửi lời cảm ơn cô T.S.Trần
Thị Hiền –Giảng viên học phần phương pháp nghiên cứu khoa học.Người đã
tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập
tại giảng đường.Người đã luôn tận tình hướng dẫn,giúp đỡ và tạo điều kện để
tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học một cách tốt nhất.Ngoài
ra,tôi cũng xin cảm ơn những người bạn thân thiết dã giúp đỡ,đóng góp những
ý kiến hữu ích cho đề tài nghiên cứu này.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi còn gặp nhiều khó khăn mặt
khác do trình độ nghiên cứu của tôi còn nhiều hạn chế nên dù cố gắng song đề
tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót.Vì thế tôi mong nhận
được sự góp ý nhiệt tình từ cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.Dựa
trên sự nghiên cứu,tìm tòi,tham khảo thông tin trên các phương tiện đại chúng
hay qua tình hình thực tế ở lễ hội Gầu Tào tại xã Pha Long-huyện Mường
Khương-tỉnh Lào Cai để làm ra bài nghiên cứu này.
Hà Nội,ngày tháng năm 2016
Sinh viên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Từ bao đời nay, lễ hội truyền thống đã trở thành hình thức sinh hoạt,
văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp của
dân tộc Việt Nam nói chung và các tộc người khác nói riêng. Lễ hội là sự kết
tinh từ sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc, nó có một vị trí, vai trò
khá quan trọng trong đời sống văn hóa của một cộng đồng và cũng là một
trong những sự kiện văn hóa nổi bật. Để tìm hiểu về một nền văn hóa, chúng
ta thường bắt đầu từ những gì gần gũi nhất, gắn liền với đời sống sinh hoạt
hằng ngày của con người. Trong đó lễ hội là một trong những nét văn hóa
sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong mỗi tộc người. Bởi bên trong nó ẩn
chứa những tinh hoa văn hóa, mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc. Đó
thực sự là lời mời gọi hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về
những tinh hoa văn hóa của các dân tộc.
Trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam thì văn hóa Mông cũng là
một trong những nền văn hóa có lịch sử lâu đời gắn với truyền thống dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây
do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã làm mai một phần nào đó những
giá trị văn hóa truyền thống ấy. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải có một cuộc
nghiên cứu về văn hóa người Mông, đặc biệt là lễ hội truyền thống, đó là một
trong những việc cần thiết để mọi người có thêm hiểu biết nhằm góp phần giữ
gì và phát huy những tinh hoa văn hóa trong lễ hội truyền thống ấy của người
dân tộc Mông.
Xuất phát từ những nhận thức trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu về lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông tại xã Pha Long, huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai”.

4


2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về lễ hội Say Sán trong dịp

-

lễ tết, đồng thời đi sâu nghiên cứu bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Mông.
Phạm vi nghiên cứu: người Mông trên địa bàn xã Pha Long, huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai.
3. Mục đích nghiên cứu
Dựng một bức tranh sinh động, cụ thể về lễ hội của xã Pha Long thông
qua việc mô tả, phân tích các hoạt động cụ thể của lễ hội. Từ đó góp phần vào
việc tìm hiểu những biến đổi của lễ hội ngày nay so với lễ hội truyền thống.
Mặt khác, để khẳng định hơn nữa vai trò của lễ hội tryền thống trong đời sống
sinh hoạt, văn hóa tâm linh của người dân đang sinh sống trên cộng đồng làng
xã nông thôn hiện nay.
4. Giả thuyết nghiên cứu.
Việc giữ gìn và phát triển lễ hội Say Sán là một điều tất yếu.Vì đây là
một lễ hội phản ánh chân thực nhất về đời sống tinh thần của người Mông.
Nghiên cứu tổng quan về lễ hội và vùng đất Pha Long.Từ đó làm cơ sở
nghiên cứu về giá trị,ý nghĩa của lễ hội.Tìm hiểu hiện trạng của lễ hội hiện
nay để đề ra các giải pháp giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp
trong lễ hội.
5. Lịch sử nghiên cứu.
Việc tìm hiểu một số lễ hội truyền thống của người Mông được các nhà
nghiên cứu rất quan tâm từ trước đến nay. Dân tộc Mông sống chủ yếu ở khu
vực miền núi phía Bắc nước ta nhưng trong quá trình sinh sống họ đã di cư đi
mọi nơi để tạo dựng cuộc sống của riêng mình. Các nhà nghiên cứu Đặng Văn
Lung, Thu Linh đã có đề cập ít nhiều đến lễ hội truyền thống của người Mông
trong cuốn: “Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam”, xuất bản năm 1984
bởi nhà xuất bản văn hóa dân tộc. Hay các nhà nghiên cứu Thạch Dương


5


Phương, Lê Trung Vũ cũng nghiên cứu tới lễ hội truyền thống của các dân tộc
trên cả nước. Bên cạnh đó một số tạp chí văn học dân gian hay nguồn tin trên
internet cũng đã đưa ra những bài viết về văn hóa người Mông để cho độc giả
gần xa biết. Hay nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh cùng đồng nghiệp đã viết
nên cuốn sách: “Sơ lược truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam”, xuất bản năm 1999, nhà xuất bản giáo dục. Ngoài ra còn có rất nhiều
các nhà nghiên cứu cũng đã và đang nghiên cứu về vấn đề này.
Các nhà nghiên cứu trên tuy mới chỉ đề cập đến những vấn đề sơ lược
nhưng phần nào cũng cho ta biết những điều bổ ích và lý thú về các lễ hội nói
chung. Và đề tài mà tôi đang tìm hiểu là đề tài khảo sát đầu tiên của tôi trong
việc khái quát chung về lễ hội Say Sán của người Mông tại xã Pha Long,
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao kiến thức của tôi về việc
tìm hiểu chính văn hóa của dân tộc mình.
6. Đóng góp của đề tài.
Đề tài là công trình nghiên cứu, giới thiệu một cách có hệ thống và
tương đối đầy đủ về lễ hội Say Sán của người Mông tại xã Pha Long, huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai cùng với những giá trị đặc sắc của dân tộc
Mông thông qua các lễ hội đó. Đề tài góp phần bảo tồn và phát triển những
giá trị văn hóa ấy của dân tộc Mông nói riêng và của các dân tộc khác nói
chung. Đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác
về vấn đề này.
7. Phương pháp nghiên cứu.
-

Để thực hiện nghiên cứu này tôi đã dùng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: thông qua nghiên cứu tài liệu

Phương pháp quan sát
Phương pháp thống kê
Phương pháp tham khảo tài liệu
Sau khi thu thập và phân loại các tài liệu,các nguồn thông tin tôi đã sử

6


dụng phương pháp tổng hợp,phân tích để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
8. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu,kết luận,danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục.Đề tài có cấu trúc 3 chương sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MÔNG VÀ KHÁI QUÁT
CHUNG VỀ XÃ PHA LONG-HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG-TỈNH LÀO
CAI
Chương 2:TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI GẦU TÀO CỦA NGƯỜI MÔNG
TẠI XÃ PHA LONG
Chương3:GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ LỄ HỘI
GẦU TÀO CỦA NGƯỜI MÔNG TẠI XÃ PHA LONG

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MÔNG VÀ KHÁI QUÁT
CHUNG VỀ XÃ PHA LONG
1.1.

Tổng quan về người Mông
1.1.1. Nguồn gốc và ngôn ngữ

1.1.1.1.Nguồn gốc
Tên tự gọi: Mông, Na, Miẻo.
Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán trắng.
Người Mông sống chủ yếu ở các tỉnh miện núi phía Bắc, tập trung

nhiều ở tỉnh Hà Giang. Họ là nhóm người có nguồn gốc từ Châu Âu, di dân
dần đến vùng đồng khô Siberia rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà
vài ngàn năm trước ( trong thế kỉ XVII những nhà Tây phương lần đầu tiên
tiếp xúc với nhóm Mông sông hoang dã ở vùng Vân Nam-Trung Quốc, họ rất
lấy làm ngạc nhiên khi thấy nhóm người này không có nét thuần Á Châu mà
lại có người có màu tóc hung, bạch kim và vài người lại có mắt xanh. Vì vậy
người Hoa gọi họ là Miêu hay Mèo).
Ở tất cả các triều đại lớn của Trung Hoa đều có bóng của những cuộc
tàn sát giữa Hoa tộc và Miêu tộc một cách tàn bạo và không cho người Miêu
tộc tồn tại song song với người Hoa tộc. cho đến năm 1855 khi bị quân Thanh
truy sát xuống tận Vân Nam, người Miêu cùng đường đã phải kéo xuống
Miến Điện và Đông Dương ( trong đó đến Việt Nam là khoảng 6000 người
kéo vào Đồng Văn-Hà Giang gần vùng biên giới). từ đó nhóm người Miêu
của Trung Hoa định cư sinh sống trên các thung lũng của miền núi phía Bắc
Việt Nam, được gọi theo cách của người Việt là người Mông.[1]
Về lịch sử, theo các nhà nghiên cứu, dân tộc Mông là dân tộc thiểu số
sống ở Trung Quốc ( người Trung Quốc gọi là Miêu). Trong lịch sử, ở Trung
Quốc đã hình thành vương quốc Mông.Trong nhiều thế kỉ, họ phải liên tục
đấu tranh chống lại sức ép của người Hán. Do sự chèn ép của người Hán. Đến

8


thế kỉ X, Vương quốc Mông tan rã. Tuy nhiên, người Mông không chịu sự
đồng hóa của người Hán, người Mông di cư xuống phía Nam. Như vậy, người

Mông sống ở các nước trên thế giới đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những
mẫu thuẫn giữa người Hán và người Mông ở Trung Quốc trong lịch sử dẫn tới
sự di cư của người Mông rất nặng, cho đến nay vẫn tồn tại dưới dạng này,
dạng khác.[2]
1.1.1.2.Ngôn ngữ
Cho đến nay chúng ta đều biết đến tiếng Mông là một trong ngôn ngữ
nằm trong hệ ngôn ngữ Miêu –Dao (hay Mông-Miền). Nhưng trên thực tế vấn
đề phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến
khác nhau. Một số nhà ngôn ngữ học xếp chữ Mông thuộc nhánh Mông-Dao
trong hệ Han-Tạng. Trong đó, vị trí các ngôn ngữ Mông-Dao được định vị
trong hệ Nam Thái. Còn Andre g.Hawdricourt từng bước đem so sánh cả hệ
thống thanh điệu và cả lớp từ vựng giữa các ngôn ngữ hệ Hán-Tạng và hệ
Nam Á. Ông cho rằng”Các ngôn ngữ Miao –Yao hình như tạo nên mối liên hệ
giữa các ngôn ngữ Nam Á và các ngôn ngữ Tạng-Miến”. Đây cũng chính là
cơ sở để một hướng các nhà ngôn ngữ sau này không xếp các ngôn ngữ MiêuDao vào Nam Á hay Hán-Tạng mà là một họ ngôn ngữ độc lập vì những kiến
giải của Haudricourt”không thuần túy là sự so sánh từ vựng mà sự phục
nguyên”, một thao tác thể hiện tính quy luật của nghiên cứu đi trước. Mather
Ratliff đã đưa ra một bảng phân loại các ngôn ngữ Mông-Miền (hayMông-

Dao) khá chi tiết trong đó tác giả đã định vị ngành Mông trắng như sau:
Hệ ngôn ngữ(language family): Mông Miền
Nhóm ngôn ngữ: Mông (Hmongic)
Nhánh: Thuộc cac phuơng ngôn Tứ Xyên-Qúy Châu-Vân Nam, còn gọi là
nhánh Mông phía Tây
Tiểu nhánh: Tứ Xuyên-Qúy Châu-Vân Nam
Phương ngữ: Mông trắng
Trong cuốn từ điển Bách khoa thư ngôn ngữ đã phân các ngôn ngữ

9



Mông –Miền thành hai nhóm chính:
+ Mông gồm có:Dananshan.Hmong, Hmong Đây, Hmong Băc, Hmong
Tây, Hmong Daw, Hmong Njua Miao Đỏ, Pa Heng, Pu nu
+ Miền (hay Dao) gồm có: Ba Pai, Mien, Lu Mien, Mun, She ở đây là
Mông Leng (Mông Lềnh) được xã định như một tên gọi của ngành Mông
Njua (Mông-Xanh).
1.1.2.Dân số và địa bàn cư trú
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc,dân tộc Mông được coi là một
thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.Dân
tộc Mông cư trú thường ở độ cao từ 800-1500m so với mực nước biển gồm
hâu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo
biên giới Việt-Trung và Việt-Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập
trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam như: Hà
Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La,…Do tập quán du mục nên một số người
Mông trong những năm 1980-1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải
rác ở một số nơi thuộc Gia Lai va Kom Tum. Theo tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2009, người Mông ở Việt Nam có dân số là 1.068.189 người, đứng
hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại các tỉnh ở
nước ta. Người Mông cư trú tập trung tại các tỉnh Hà Giang (231.464
người,chiếm 31,9 % dân số toàn tỉnh và 21,7 % tổng số người Mông sống tại
Việt Nam), Điện Biên (170.648 người chiếm 34,8 % dân số toàn tỉnh và 16%
tổng số người Mông sống tại Việt Nam), Sơn La(157.253 người chiếm 14,6%
dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người Mông sống tại Việt Nam), Lào
Cai(146.147 người chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh và 13,7% tổng số người
Mông tại Việt Nam), Lai Châu(83.324 người),Yên Bái(81.921 người), Cao
Bằng(21.952 người), Nghệ An(28.992 người), Đăk Lăk(22.760 người), Thanh
Hóa(14.799 người). Trên thực tế cho thấy các cư dân Mông ở Việt Nam vẫn
có quan hệ với các cư dân đồng tộc ở các nước khác,đặc biệt là những địa bàn


10


sát biên gới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào.
1.2.

Khái quát chung về xã Pha Long
1.2.1.Vị trí địa lí
Xã Pha Long là một xã vùng cao biên giới của huyện Mường Khương

tỉnh Lào Cai-là nơi cư ngụ của đồng bào Mông từ bao đời nay. Diện tích xã
26,5 km2. Xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mường Khương, cách thị trấn
Mường Khương 20km. Phía Đông và Đông Bắc giáp với Trung Quốc; phía
Nam giáp với xã Dìn Chin; phía Tây giáp với xã Tả Ngài Chồ. Điều kiện kinh
tế-xã hội, quốc phòng-an ninh còn gặp nhiều khó khăn.
1.2.2.Dân số.
Tổng số dân trên địa bàn xã có 5 thành phần dân tộc với 654 hộ và
3574 nhân khẩu trong đó:Dân tộc Mông chiếm 84%,dân tộc nùng chiếm
14%,còn lại là các dân tộc khác.
1.2.3.Đời sống văn hóa
Do xã Pha Long là một xã vùng cao biên giới nên điều kiện kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn. Nông dân chủ yếu làm những ngành nghề nông nghiệp
như trồng lúa, ngô, đậu tương…,ít các ngành phi nông nghiệp do điều kiện về
địa hình bị chia cắt, chủ yếu là đồi núi. Mỗi năm chỉ có thể canh tác được một
vụ mùa. An ninh trật tự chưa đảm bảo, vẫn thường hay xảy ra một số tệ nạn
xã hội. Chính vì vậy có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống vật chất cũng như đời
sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Hơn nữa do trình độ dân trí
chưa cao nên cũng ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề xây dựng văn hóa. Họ vẫn
tin vào tâm linh nhiều hơn là thực tiễn, thường hay tổ chức ma chay cầu cúng
khá lớn và gây tốn kém. Đặc biệt vẫn còn tồn tại chế độ phụ hệ trọng nam

khinh nữ ở nhiều gia đình, phải sinh bằng được con trai, còn người phụ nữ
vẫn thường phải làm nhiều hơn nam giới. Vẫn có những trường hợp bạo lực
gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Tất cả những mặt đó có ảnh hưởng rất lớn

11


đến đời sống văn hóa của người dân. Nhìn chung người dân xã Pha Long ít
theo các loại đạo, chủ yếu là tin vào tâm linh, ma chay, cúng bái. Do vậy khá
đồng nhất về sinh hoạt văn hóa.
Tiểu kết: Trong chương này, tôi đã tìm hiểu và làm khá rõ một cách
khái quát về nguồn gốc, ngôn ngữ Mông và một vài nét khái quát chung về xã
Pha Long. Những nội dung trên làm cơ sở để tôi triển khai nghiên cứu về lễ
hội Gầu Tào của người Mông tại xã Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh
Lào Cai.

12


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI SAY SÁN CỦA NGƯỜI MÔNG
TẠI XÃ PHA LONG,HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG,TỈNH LÀO CAI
2.1. Một số khái niệm


Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một loại hình văn hóa,có thể nói là một tác phẩm văn hóa của
tộc người,là nhu cầu không thể thiếu trong tư duy,trong đời sống tinh thần của
nhân dân.Lễ hội mang những tác động tích cực,nhiều người coi lễ hội như là
một nhân tố tạo ra sự thư giãn tinh thần,là sự biểu hiện cách ứng xử văn hóa
với thiên nhiên,với thần thánh,và nhất là với xã hội cộng đồng,dù là tham gia

trực diện vào lễ hay chỉ là người dự hội bình thường đều tìm thấy sự hồn
nhiên,hưng phấn nghệ thuật,những xúc cảm chất phát ngây thơ.Nhờ không
khí vừa thiêng liêng,nghiêm trang,vừa vui vẻ,thân ái của ngày hội mà mỗi cá
nhân,mỗi nhóm xã hội,mỗi cộng đồng giảm nhẹ hoặc “cởi tháo” được những
quẫn bách,thậm chí cả những mâu thuẫn,xung đột của cuộc sống thường
nhật.Trên tinh thần ấy,có thể nói giá trị của lễ hội có tác dụng điều chỉnh các
quan hệ xã hội nơi làng xã từ ngàn đời nay.
Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ là hệ
thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với
thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa,tôn
giáo,nghệ thuật của cộng đồng,xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội còn được coi là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng các loại hình nghệ
thuật.Lễ hội hỗn dung các tầng lớp văn hóa của tộc người và các yếu tố văn
hóa của tộc người trong tiến trình lịch sử.Lễ hội đã bảo lưu,nuôi dưỡng và
phát triển nhiều truyền thống văn hóa của cộng đồng các làng xã.Lễ hội còn là
chỗ dựa tinh thần của người nông dân,thể hiện quan niệm đối với cái đẹp và
khát vọng vươn lên cái đẹp của họ.

13




Khái niệm truyền thống
Truyền thống là quá trình liên tục trao đổi thông tin,tư tưởng,tình
cảm...chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau,tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với
nhu cầu phát triển của cá nhân,của nhóm của cộng đồng xã hội.Về bản
chất,truyền thống là quá trình chia sẻ,trao đổi hai chiều diễn ra liên tục giữa

chủ thể truyền thống và đối tượng truyền thống.Qúa trình chia sẻ,trao đổi hai
chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tác bình thông nhau.



Khái niệm lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần
của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử và còn
phát triển cho tới ngày nay.Lễ hội là sự thể hiện truyền thống quý báu của
cộng đồng tôn vinh những hình tượng thiêng liêng,được định danh là những
vị thần-những người có thật trong lịch sử hay huyền thoại.Hình tượng các vị
thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người.Là dịp để con
người trở về nguồn cuội tự nhiên hay nguồn cuội của dân tộc.Thể hiện sức
mạnh của cộng đồng làng xã,địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc.Họ
thần chung vị thần,có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó,giành
cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Lễ hội truyền thống cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá
trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư,là hình thức giáo
dục,chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn,kế thừa và phát huy những giá
trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng,kết hợp giữa yếu
tố tâm linh và các trò chơi đua tài,giải trí,...Là dịp con người được giải tỏa,dãi
bày phiền muộn,lo âu với thần linh,mong được thần giúp đỡ,chở che đặng
vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.

14


2.2. Tìm hiểu lễ hội Gầu Tào của người Mông tại xã Pha Long
2.2.1. Lịch sử hình thành
Theo tiếng Mông thì Gầu Tào (say sán) có nghĩa là địa điểm vui chơi.

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc Mông ở Lào Cai
nói riêng và dân tộc Mông trên khắp thế giới nói chung, nó gắn với niềm tin
về sự ấm no, hạnh phúc.[Hình ảnh 1]
Về lịch sử hình thành thì vào đời nhà Tống (thế kỉ XII) tác giả Lục Du
viết cuốn sách “Lão học am bút kí” đã ghi chép một số phong tục lạ của người
Miêu (H’Mông) có đoạn tả cảnh sinh hoạt ca hát.Người Miêu khi nông nhàn,
từng bọn một hai trăm người, tay nắm tay nhau mà hát, có mấy người thổi
khèn đằng trước dẫn dắt, chỉ lấy rượu trong vại ra uống, không ngừng ca hát,
ca hát thâu đêm ngoài trời đến hôm sau. [Dẫn theo Lương Vũ
Minh,189,tr.126.bg]
Đến thời nhà Minh ( thế kỉ XIV-XVII) sách “ Gia Tình đồ kinh “ ghi
chép lịch sử triều đại nhà Minh cũng dành hẳn một mục chép về phong tục
Miêu dân ở vùng Tây Nam Trung Quốc có ghi: Nam, nữ chưa kết hôn, hàng
năm vào tháng ba tháng tư, tập trung ở sân bãi, ở giữa dựng một cái cột, nhảy
múa và ca hát xung quanh. [189,tr.126.bg]
Vào thời nhà Thanh, Trần Đỉnh viết “Điền kiềm du kí”, ghi chép tại
vùng Vân Nam (Trung Quốc), rất chú ý đến người Mông, ông miêu tả: Tập
tục của người Miêu (Mông) hằng năm vào tháng giêng, thanh niên nam, nữ ăn
mặc đẹp, cùng nhau nhảy múa.[189,tr.126.bg]
Các miêu tả về trang phục, ca hát vào dịp đầu năm của người Mông cổ
đại có lẽ là lễ hội Gầu Tào hoặc chí ít cũng là dấu tích của lễ hội Gầu Tào
ngày nay.
Sách Vân Nam phong vân chí, Miêu tộc Thái hoa sơn (1982) ghi: Thái
hoa sơn còn gọi là Xoa hoa sơn (tức lễ hội Gầu Tào) diễn ra ở sườn đồi bằng

15


phẳng, rộng rãi giữa mấy thôn trại của người Miêu, mỗi khi đến ngày hội,
đồng bào Miêu vượt Châu mà đến vô cùng náo nhiệt.[188,tr.137.bg]

Gầu Tào của người Miêu Văn Sơn của Lương Vũ Minh tháng 2 năm
2004, đã khái quát sơ bộ tình hình lịch sử di cư từ Bắc vào Nam của dân tộc
Mông, tình hình nghiên cứu Miêu dân từ xưa đến nay khẳng định Gầu Tào là
“ ngày hội long trọng nhất làm cho con người lĩnh hội được phong tục mấy
nghìn năm lịch sử của người Miêu” và nhận định Gầu Tào thể hiện “tộc
vi”(cột nêu vốn là “tiết vi” nhưng trở thành “tộc vi” vì có sức thu hút mọi
người một cách tự nhiên, là nét riêng của người Mông),”phong thái diện
mạo”, “phẩm chất” , “phong tục”, “nghệ thuật” dân gian.[189,tr.127.bg]


Lễ hội Gầu Tào ở Pha Long
Về hội Gầu Tào ở Pha Long, theo như những người dân ở nơi đây kể
lại thì nguồn gốc của lễ hội Gầu Tào xuất phát từ lời hứa của một gia đình nọ
xin thần linh phù hộ cho có con trai để vui nhà vui cửa, nối dõi tông đường.
Ông bố ấy ngày trước đã đứng trên một quả đồi nhỏ và xin với thần linh, ma
trời, ma đất rằng nếu cho ông ta một đứa con trai thì đến mùa xuân sẽ làm lễ
tạ ơn thần linh tại nơi ấy. Không bao lâu sau vợ ông đã sinh ra một đứa bé
trai. Cả dòng họ vui mừng, gia đình phấn khởi và người cha nhớ lời hứa của
mình nên đã tổ chức một lễ hội lớn cúng thần linh và mời dân làng đến dự vui
chơi.
Truyền thuyết này chứng tỏ tính cách của người Mông rất cương trực,
thẳng thắn, thật thà và giữ chữ tín.Từ đó người Mông mong ước điều gì lớn
lao đều cúng thần linh cho toại nguyện và hứa nếu được toại nguyện sẽ làm lễ
tạ ơn. Tính cách này còn được thể hiện qua lễ nhận bố mẹ nuôi: khi đứa bé bị
ốm, bố mẹ đẻ khấn thần linh nếu đến sáng ngày thứ ba gặp được ai đầu tiên sẽ
nhận người đó làm bố mẹ nuôi cho nó và vài năm tới cũng sẽ làm lễ tạ ơn để
đứa trẻ được khỏe mạnh mãi mãi. Trong tang ma người Mông cũng vậy, khi

16



làm lễ chôn cất, thầy cúng cũng hứa với ma sẽ làm lễ ma khô (làm lễ chay) để
tiễn hồn người chết về quê cha đất tổ của người Mông. Nếu đến ngày đó mà
chưa có điều kiện làm thì phải hứa lại, nếu không làm sẽ bị ma quấy rối
không cho làm ăn, làm mặc tốt đẹp. Trong giao tiếp người Mông sống rất tình
nghĩa, đã hẹn làm điều gì thì phải làm cho bằng được không để anh em, bạn
bè mất lòng vì mình.
Chính vì vậy lễ hội Gầu Tào thể hện lời hứa có giá trị cao nhất trong
đời sống một con người, một gia đình nên khi được tổ chức phải chu đáo để
xứng đáng với ước nguyện mà thần linh đã ban cho.
2.2.2. Qúa trình phát triển
Hằng năm lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức sau Tết Nguyên Đán
của dân tộc Việt Nam, thời gian diễn ra từ mồng 4 đến mồng 6 tết âm lịch.
Ban tổ chức do xã chỉ đạo và Chủ tịch xã làm trưởng ban. Họ chọn ra một đôi
(một người đàn ông và một người phụ nữ) làm chủ lễ hội, thường là những
người già, có kinh nghiệm và hiểu biết về cách tổ chức lễ hội Gầu Tào. Vì
giới trẻ hiện nay ít người biết đến và hầu như những lễ nghi của lễ hội này
đều đã bị mai một. Lễ hội còn là nơi gắn kết tình hữu nghị giữa hai xã đó là
xã Pha Long với xã Kiều Đầu, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Để chuẩn bị cho lễ hội ban tổ chức còn phối hợp với Đồn biên phòng xã Pha
Long, với cán bộ Công an xã và sự giúp đỡ của xã bạn là xã Tả Ngài Chồ, xã
Tả Gia Khâu để làm lực lượng giữ an ninh trật tự trong quá trình diễn ra lễ hội
để đảm bảo cho lễ hội được diễn ra theo đúng dự định. Lễ hội còn mời rất
nhiều các đại biểu, khách quý, cán bộ cấp huyện,tỉnh đến dự và đóng góp ý
kiến. Đặc biệt có sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của toàn thể nhân dân
trong xã cùng với các xã bạn, khách du lịch gần xa.
Trước tết Nguyên Đán khoảng hai tuần, người chủ lễ hội phải đi mời
những người phụ giúp vào rừng để chặt cây mai. Tiêu chuẩn cây được chặt

17



phải to cao, già, thẳng, còn ngọn, có lá xanh, không bị sâu đục thân. Trước khi
chặt người chủ lễ hội phải thắp ba nén hương cắm xuống gốc cây mai đã được
chọn. Ông chủ lễ hội một tay cầm kiếm, một tay cầm ô đi theo vòng quanh
gốc mai 3 vòng theo chiều từ trái sang phải và đi ba vòng ngược lại. Sau đó,
ông chủ hội cất lời bài hát xin chặt cây nêu:
“Năm nay khóm mai biết sinh
Đẻ cây mai vươn cao ngoài rừng xanh biếc
Hôm nay đôi ta làm chủ hội
Được già làng giao đi chặt cho khóm mai sinh
Cầm thanh gươm đồng chắc chắn trong cánh tay
Vác ô hoa,ô to ung dung bước ngay
Nhìn vào khóm mai bám rễ trong lòng đất
Vươn mình đẻ nhánh giữa trời xanh
Già làng giao cho đôi ta đốt hơi nhang, hơi giấy
Không để gốc cây sập
Không để mai đổ ngả, đổ nghiêng”.
Sau khi hát xong, ông chủ lễ hội vung kiếm chặt ba nhát vào cây mai,
sau đó những người phụ giúp tiếp tục chặt. Khi cây mai sắp đổ, mọi người
túm lại đỡ cây mai tránh cây không bị đổ nằm xuống đất. Cần phải hết sức
cẩn thận để giữ cành mai không bị gãy, gốc mai phải quay về hướng đường để
dễ khiêng. Mọi người khiêng cây mai theo hướng gốc đi trước, ngọn đi sau,
tuyệt đối không để cây mai chạm đất. Số người khiêng mai là số chẵn như
đoàn đón dâu: Khoảng 6 đến 8 người. Sau khi chặt và vác cây mai to (cây vợ)
lại chặt một cây mai nhỏ (cây chồng) khiêng về địa điểm ngọn đồi được chọn
mở lễ hội. Nghi lễ chặt cây mai nhỏ (cây chồng) cũng thực hiện như nghi lễ
chặt cây mai to (cây vợ).
Khi về đến ngọn đồi mở lễ hội, tiếp tục lễ dựng cây nêu. Địa điểm mở


18


lễ hội là ngọn núi gần đường, để thuận tiện cho việc thông báo mở lễ hội.
Đỉnh đồi thoai thoải tương đối bằng phẳng, diện tích rộng để thuận tiện cho
việc tổ chức các hoạt động vui chơi của lễ hội. Xung quanh quả đồi cao cũng
phát quang cây cối. Trên đỉnh đồi đào hố chôn cây nêu. Khi đào hố chôn, ông
chủ hội là người đầu tiên cuốc ba nhát cuốc, sau đó mọi người cùng đào hố.
Kích thước hố tùy thuộc vào độ cao to của cây nêu, thường là sâu 1m-1,5m,
hố tròn với đường kính 30cm-40cm. Cây nêu trước khi được dựng sẽ được tỉa
bớt các cành lòa xòa phía dưới gần gốc. Khi dựng cây phải chú ý ngọn cây
hướng về phía Tây-phía mặt trời lặn. Cây mai nhỏ (cây chồng) được buộc sát
vào cây mai to (cây vợ). Hai cây nêu to nhỏ ôm khít vào nhau, gió không lay
chuyển nổi. Sau khi đào hố xong cho cây mai to (cây vợ) vào hố trước rồi đặt
cây mai nhỏ vào sau, lấp đất phải nén chặt để giữ cây không bị đổ. Dựng cây
nêu xong, ông chủ lễ hội cầm một con gà trống, hướng về cây nêu (phía mặt
trời mọc) cầu cúng thần núi mở hội Gầu Tào, có thêm con trai. Sau đó cắt tiết
gà trước cây nêu, bôi tiết và lông cổ gà vào giấy bản đốt dâng thần núi. Chủ
hội còn mổ gà, luộc chín cúng dân thần núi lần thứ hai. Dựng xong cây nêu,
chủ lễ hội và mọi người cùng ra về, cây nêu ở lại vươn mình lên trời xanh.
Phải dựng cây nêu trước phiên chợ cuối năm 2 tuần để nhằm báo tin cho mọi
người biết rằng năm nay vẫn tổ chức lễ hội Gầu Tào. Cây nêu chính là tín
hiệu mời chào toàn thể bà con trong xã và mọi người cùng đón hội.
Ngày mùng 3 tết Nguyên Đán, đoàn xã Pha Long sang xã bạn là xa
Kiều Đầu (Trung Quốc) để giao lưu văn nghệ cùng lễ hội bên đấy, đồng thời
quảng bá và có lời mời người dân bên đó sang Pha Long Gầu Tào.Và hôm
mùng 4 xã bạn lại sang để giao lưu, với những tiết mục văn nghệ hết sức đặc
sắc cùng những lời tâm sự chia sẻ của đồng bào người Mông xã Kiều Đầu.
Ngày mùng 4 tết, Ban tổ chức ra địa điểm cây nêu để mở hội chuẩn bị
làm lễ cúng. Các cơ sở vật chất được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ. Khi bà con


19


nông dân cùng khách mời gần xa đã đến đông đủ, chủ lễ hội bắt đầu làm lễ.
Chủ hội lấy ba đến năm sải vải lanh màu đen nối với một sải vải đỏ, nẹp thành
trúc buộc thành cờ, chủ hội dùng sợi dây đã buộc sẵn ở cây nêu kéo lên. Khi
kéo tấm vải, chủ hội phải thành kính, trang nghiêm. Trên thân cây nêu còn
treo chiếc khèn, treo gậy – đó là những đạo cụ dành cho những người tham
gia lễ hội sử dụng. Chủ hội trịnh trọng đặt mâm cúng ở chân cột nêu. Đồ cúng
gồm một thủ lợn, một đĩa xôi, một chai rượu, hai bát cơm, hai chén rượu,
vàng và hương. Nội dung bài cúng nhằm cầu mong tổ tiên, các vị thần phù hộ
mở Gầu Tào cầu phúc, cầu may (có con cháu hoặc có con trai…).[Hình ảnh 2]
Cúng xong chủ lễ hội cùng những người tham gia mở lễ đi vòng quanh cây
nêu hát bài để khai mạc mở hội. Mọi người đi xen kẽ nhau một nam một nữ,
đi đầu là người đàn ông (chủ hội) tay cầm ô, theo sau là người phụ nữ (chủ
hội) hát trước và người đàn ông hát đáp sau. Nội dung bài hát nêu lí do mở
hội, quá trình đi chặt cây nêu, tổ chức lễ hội:
“…Ông tổ giao cho người Mông
Chọn ngày lành,tháng tốt cầm ngay thanh gươm đồng
Chặt gốc mai
Khiêng về chôn ngay đỉnh đồi
Thành cây nêu đứng sừng sững ba ngày
Hai ta đôi chủ hội
Được ông tổ giao mở hội
Hãy mở toang cửa làng cửa bản
Mời mọi người Mông xúng xính váy áo mới
Tấp nập về dự hội dưới chân cột nêu
Con đường mở hội ngân nga,du dương
Trai gái sau hội ba ngày không về nổi…” [Hình ảnh 3]

Sau phần hát nghi lễ là phần ban tổ chức giới thiệu và nêu lí do mở hội,

20


giới thiệu sự tham gia giao lưu của xã Kiều Đầu rồi trao tặng quà. Tiếp là giao
lưu văn nghệ giữa cụm xã Pha Long bao gồm xã Pha Long, xã Dìn Chin và xã
Tả Ngài Chồ với xã Kiều Đầu (Vân Nam-Trung Quốc). [Hình ảnh 4]Tiết mục
mở đầu là của xã Pha Long, sau đó các tiết mục lần lượt được xen kẽ nhau
biểu diễn.Sau phần văn nghệ là đến phần tổ chức các hoạt động và trò chơi
như : múa khèn,hát đối,kéo co,đẩy gậy,đu quay,đánh quay,múa sinh
tiền...khách thập phương đều tham gia rất nhiệt tình ai thích chơi trò gì thì tìm
đến sân chơi của trò đấy.Các chàng trai cô gái hát đối,ném còn,tung cho nhau
những quả còn đỏ,xanh,vàng trong tiếng khèn đàn môi gọi bạn tình...với rất
nhiều quả còn được ném đi ném lại trông thật đẹp mắt.Trái tim đang yêu sẽ
mách bảo cho họ quả còn nào là của riêng mình.Dọc các bìa rừng hoặc trên
sườn núi các cô thiếu nữ người Mông xúng xính trong bộ váy áothổ cẩm rực
rỡ vẫn còn thơm mùi vải mới.
Đám trọi quay thu hút các em nhỏ và cả những người ở tuổi thanh
niên.Quay to,quay nhỏ đủ cỡ được trưng ra.Con quay được làm bằng gỗ cứng
như gỗ đinh,chò chứ.Ai có con quay nửa cân trở lên đều được mọi người trần
trồ thán phục,coi như loại siêu nặng.Đánh quay có hai hình thức chủ yếu:thi
quay tít và trọi quay.Đầu tiên các bạn trẻ thường thi quay tốt.Một vòng tròn
được vạch trên đất bằng các vạch người đứng thi từ 5m đến 7m,mọi người
đứng dàn hàng ngay ở vạch thi đấu,khoảng cách vừa phải để khi vung tay ra
khỏi va chạm vào nhau.Chủ trò hô lên một tiếng,những con quay lao vút vào
vòng quay phát ra những tiếng kêu vo vo,vù vù,tít tít,con quay nào quay lâu
nhất được mọi người trầm trồ khen ngợi.Con nào nhảy chồm chồm vượt khỏi
vòng tròn rồi đổ lăn chuyển ra ngoài là chưa đạt,chủ nhân của nó tiu nghiu có
khi phải đẽo lại con khác,có người chủ quay còn dùng dây quất vào cạnh

vòng tròn của quay,tạo ra lực tiếp tuyến để nuôi con quay được quay tít lâu
hơn,loại quay tròn có núm người ta có thể hất lên cho quay tròn trong lòng

21


bàn tay.
Trò chơi quay bao giờ cũng thu hút được nhiều người chơi,nhiều khán
giả hâm mộ.Ai có con quay lịm trước thì phải thả ra khoảng trống trước mặt
để làm mồi,con quay mồi đang nhảy nhít,quay vù vù,một người khác vung tay
lên một

con quay từ trên bổ xuống giáng mạnh vào con quay mồi,có con

quay khi bị giáng mạnh còn bị vỡ thành hai mảnh.Tiếng vỗ tay khen ngợi nổi
lên.Nếu chọi không trúng thì con quay lại phải thay thế con mồi.Mỗi khi kết
thúc một trò chơi,những tiếng reo hò cổ vũ,những trận cười giòn giã vọng lên
tít đầu ngọn núi và vang xa vào tận rừng xanh.
Hội còn có nhiều trò chọi chim (thi xem con nào hót to và lâu
nhất).Người chiến thắng luôn mời những đối thủ khác về phía quán thắng cố
rồi cùng nhau say cho đến khi nào hết hội thì mới thôi.Say rồi có khi ngủ
ngay bên lề dường,đã có vợ cầm ô che mưa che nắng,hay nằm vắt vẻo trên
lưng ngựa đã có vợ đi bên dắt ngựa về nhà.Mai lại đến hội,lại vui chơi và say
tiếp.
Đám múa khèn thật là trịnh trọng,được coi là môn tài tử cao sang
nhất.Mọi người quây quanh người múa ,buông tay,nghiêng mình kính cẩn
chiêm ngưỡng những tài hoa xuất chúng.Người múa,múa quanh gốc cây
nêu,dưới chân cây neu để một bầu rược bất cứ chàng trai nào ghé qua đề
muốn uống một chén và nâng cây khèn trên tay,cuối mắt mày với đám con gái
ăn mặc đẹp như mang cả mùa xuân xuống núi.Người múa đi những đường

lượn,đường vòng,nước đi nước lùi,khi thì như con nai in trên thảm cỏ khi thì
như cơn gió mát lướt nhẹ qua rừng cây,khi thì như con công đứng chụm
chân,xòe cánh,khi lăn tròn,khi lộn nhào,khi quay tít trên ngón chân cái,chân
vỗ nhau hoặc tay nọ vỗ chân kia...những điệu nhảy mang rõ nét võ
thuật,những tiếng khèn vẫn không ngừng vang vọng.Rượu uống vào bồng
bềnh say đắm,tiếng khèn trở nên tha thiết và réo rắt,thoảng như lời thì thầm

22


của đại ngàn,tiếng róc rách của dòng chảy dưới thung sâutiếng bước chân
ngựa trên đường thiên lý.Vừa thổi khèn vừa nhảy múa,nhưng vòng quay xoay
tròn và dữ dội,bước chân dường như không chạm đất,ngỡ như thể chính ánh
mắt say mê của cô gái đã chắp cánh cho chàng trai bay lên.Kết thúc bài người
múa lại thổi bài mời mọc rồi người khác bước ra sân,ra bái chào,không để cho
tiếng khèn bị đứt quãng.Người vừa biểu diễn xong,bước ra khỏi sân bao giờ
cũng được đón bằng những chén rượu với một sự trịnh trọng,khâm phục và
đặc biệt.
Giữa đám hội là những dải bậc thang dài,những tôp người đang đứng
ngồi náo nhiệt,túm tụm lại thành từng nhóm,náo nức và rộn ràng.Góc xa có
đám cây cầu quay bâp bênh cao tới hai mét,mỗi người đu một bên và
quay,bay chơi vơi giữa đất trời trong tiếng hò reo của mọi người.Một trò chơi
mạo hiểm đòi hỏi sự khoẻ mạnh và lòng dũng cảm.[Hình ảnh 5]
Đám hát tình ca,đối đáp,trao duyên,hát vui thường có mặt những thanh
niên trai gái độ thanh xuân.Họ hát để thi thố tài nghệ và cũng nhân thể tìm
hiểu nhau.Những bài hát thường là sáng tác tức thì.Lãng mạn và thơ mộng
nhất chính là những đám hát giao duyên của những cặp đôi nam thanh nữ tú
trong bản.Giữa bồng bềnh mây ngàn gió núi,các chàng trai áo chàm quấn quýt
bên những cô gái váy áo rực rỡ sắc màu.Họ vừa hát vừa thi thố tài nghệ,vừa
ước mong được tìm hiểu nhau để nên vợ nên chồng sau những ngày hội đầu

xuân .Họ hát đối nhau ba ngày diễn ra lễ hội và mục đích là để tâm sự về cuộc
sống.
Những người chơi nhị thổi sáo bịt và sao lưỡi đồng,gẩy đàn môi thì tùy
thích nhập đám hoặc chơi riêng một mình.Trên khắp các miền núi,tiếng kèn lá
bay bổng vang trời gọi mời nhau.Các cụ bà cũng kéo nhau ra gội,móm mém
kể chuyện này nọ hoặc xhawm chút lời ăn tiếng nói,bước đi đứng,nếp váy áo
cho con cháu.Các cụ ông rạng rỡ mặt mày bên những mâm rượu và chủ trì

23


cho những cuộc lễ cung kính.
Ngoài ra,ban tổ chức tiến hành các cuộc thi để trao giải cũng như thu
hút người tham gia. Các trò chơi, cuộc hát diễn ra trong ba ngày dưới sự điều
khiển của ban tổ chức. Những tiết mục văn nghệ múa hát do chính các cô gái,
chàng trai Mông tự sáng tác, tự biểu diễn. Nó mang một nét đặc sắc riêng,
cũng chính là thể hiện tài năng của chính họ. Sau khi biểu diễn xong những
chàng trai cô gái sẽ được ban tổ chức trao một món quà nho nhỏ để động viên
tinh thần và mời mỗi người được mời uống một chén rượu ngô; đó là để thể
hiện sự mến khách, quý trọng bạn bè của người Mông. Mỗi ngày đều có rất
nhiều tiết mục biểu diễn, không ai trùng lặp của ai, những tiết mục mang tính
sáng tạo. Múa xinh tiền ngày xưa là chủ yếu ở lễ hội, người ta còn thi xem ai
múa được đẹp, nhảy được điệu sáng tạo đẹp nhất. Nhưng ngày nay những tiết
mục như vậy rất hiếm có, do giới trẻ ít được tiếp xúc, và do sự biến đổi của xã
hội làm cho những nét văn hóa truyền thống này đang ngày càng bị mai một.
Trong suốt ba ngày hội,mỗi ngày có khoảng hai đến ba ngàn người đến
đây xin lễ.Dân làng đi vòng quanh cây nêu cầu phúc cho gia đình và bản
thân.Có nhiều bà mẹ địu con đi quanh cây nêu,cầu xin cho con mình mạnh
khỏe,hay ăn,chóng lớn.Những người ốm yếu,hiếm muộn con,những người
kém may mắn cũng đến đây cầu xin điều tốt lành đến với mình.Nhộn nhịp

nhất là hoạt động của chợ tình.Ở vùng rừng núi này,các bản cách xa nhau,có
khi đi cả ngày đường mới đến nơi hơn nữa người Mông có tập tục sống theo
dòng họ nên lễ hội như thế này nam nữ mới có cơ hội gặp nhau và tìm hiểu
nhau.Hàng trăm nam thanh nữa tú,váo áo thổ cẩm truyền thống đa sắc màu rủ
nhau đi chơi hội.Lúc đầu họ đi riêng,tốp con trai thương chiếm vị trí cao hơn
để quan sát tốp con gái.Khi đã chấm cô nào họ tiến lại gần làm quen.
Ngày thứ nhất chủ yếu tìm kiếm cách làm quen.Ngày thứ hai từng đôi
tách ra đi sang phía bên kia đồi tìm hiểu.Sang ngày thứ ba,thấy nhiều đôi che

24


ô tâm sự,nhưng cũng có nhiều chàng trai chưa tìm được một nửa của
mình,thôi đành hẹn mùa lễ hội năm sau.Qúa trưa ngày thứ ba là thời gian thú
vị nhất,sôi động nhất,đó là kéo vợ.Trên các ngả đường về bản diễn ra cảnh
kéo vợ vui nhộn.Nơi này tiếng hò hét,nơi kia bước chân chạy rầm rập.Có chỗ
một người kéo một người,có chỗ nhiều người kéo một người,lại có chỗ nhiều
người kéo nhiều người.Kéo vợ là một phong tục văn hóa của người
Mông.Kéo là để thể hiện giá trị của người con gái,đó là niềm vui là hạnh
phúc,là hãnh diện vì cô nào xinh đẹp,khỏe mạnh mới được nhiều người
kéo.Kéo còn thể hiện sức mạnh của người con rai.Dù thuận tình làm vợ chồng
hay không họ vẫn kéo.Kéo cho thiên hạ biết mình bị kéo về làm vợ,lỡ sau này
cãi nhau,người vợ có lí để nói “mày kéo tao về chứ tao có kéo mày đâu”.
(Hình ảnh7).Khi kéo về đến nhà,dù cô gái không đồng ý,gia đình nhà trai lập
tức cử người đại diện đến thông báo cho gia đình nhà gái.Ngày hôm sau,nếu
cô gái đồng ý làm dâu nhà này thì bố chồng mang một đôi gà,một lít rượu
sang nhà gái nói chuyện và bàn đám cưới cho đôi trẻ.
Nếu cô gái không đồng ý,thì chàng trai vừa phải canh giữ cẩn thận vừa
ra sức thuyết phục.Gia đình nhà trai,kể cả bố mẹ,mọi người ều thuyết phục cô
gái đồng ý làm dâu.Trong vòng 12 ngày kể từ ngày kéo về,nếu không thấy

nhà trai mang rượu,gà sang thì nhà gái đến đón con về nhà mình.Có trường
hợp do canh giữ không cẩn thận,cô gá tự trốn về.Dù trường hợp nào nhà gái
cũng bắt nhà trai đền bù danh dự cho con gái mình.Tùy theo mức độ kết quả
đàn phán giữa hai gia đình mà quy định mức độ đền bù.Tuy nhiên ngày nay
kéo vợ mất dần đi ý nghĩa của nó,nhiều chàng trai kéo chỉ là để đùa giỡn,và
càng ngày càng làm xấu phong tục này khiến người khác cho rằng đây là một
hủ tục cần phải bỏ
Đặc điểm nổi trội nhất khi đến lễ hội Gầu Tào đó là được chiêm
ngưỡng những bộ trang phục cả truyền thống lẫn hiện đại của những thiếu nữ

25


×