Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TíN NGƯỠNG của dân tộc COR ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.67 KB, 23 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin kính gửi đến cô Ths. Trần Thị Phương Thúy lời cảm
ơn trân thành và sâu sắc nhất. Cảm ơn cô đã nhiệt tình, chu đáo chỉ bảo, hướng
dẫn cho em trong suốt quá trình làm bài tiểu luận. Cô đã giúp đỡ em rất nhiều
khi em gặp những khó khăn và thắc mắc. Em cũng muốn kính gửi lời cảm ơn
đến các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội đã nhiệt tình giúp
đỡ cũng như tạo mọi điều kiện thuân lợi nhất cho chúng em trong suốt quá trình
học tập Đây là lần đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu về các dân tộc
thiểu số ít người ở Việt Nam, trong quá trình viết, do còn thiếu điều kiện và kiến
thức còn hạn chế, bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót và khiếm
khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý
thầy cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... 1
MỤC LỤC............................................................................................................................................ 2
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 1
PHẦN THỨ NHẤT............................................................................................................................. 2
KẾT QUẢ TÌM HIỂU NGHIÊN CỨU TÍN NGHƯỠNG.................................................................2
CỦA DÂN TỘC COR.......................................................................................................................... 2
1.1 Khái quát chung về tộc người..................................................................................................................... 2
1.2 Kết quả nghiên cứu tín ngưỡng của dân tộc............................................................................................... 3
1.2.1 Tín ngưỡng trong sinh đẻ........................................................................................................................ 3
1.2.2 Tín ngưỡng trong hôn nhân.................................................................................................................... 4
1.2.3 Tín ngưỡng trong lễ Đạp nhà.................................................................................................................. 5
1.2.4 Tín ngưỡng trong tang ma...................................................................................................................... 6
1.2.5 Tín ngưỡng trong nghi lễ làm trống đất cầu mưa................................................................................... 7
1.2.6 tín ngưỡng trong tết ngã rạ..................................................................................................................... 8
1.2.7 Tín ngưỡng trong lễ cúng ông bà........................................................................................................... 11


1.2.8 Tín ngướng trong Lễ cúng thần sấm...................................................................................................... 11
1.2.9 Tín ngưỡng trong lễ gọi hồn.................................................................................................................. 12
1.2.10 Tín ngưỡng trong nghi lễ dựng Nêu và bộ Gu...................................................................................... 13
1.2.11 Tín ngưỡng trong lễ hội Xa-Ố Piêu ( lễ hội đâm trâu)...........................................................................14
1.2.12 tín ngưỡng trong nghi lễ tục soái rượu................................................................................................ 16
Tiểu kết......................................................................................................................................................... 17

PHẦN THỨ HAI.............................................................................................................................. 18
ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT...................................................................................................................... 18
2.1 Đánh giá:................................................................................................................................................. 18
2.2 Giải pháp:................................................................................................................................................ 19
Tiểu kết......................................................................................................................................................... 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 21


MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài: Dân tộc Cor cũng như tất cả các dân tộc khác sống và
tồn tại trên lãnh thổ nước ta ngoài những nhu cầu sống tất yếu (cơm, áo...) thì
dân tộc Cor còn luôn luôn tồn tại một vấn đề đó là : Làm thế nào để có một đời
sống văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Tín ngưỡng là một phần nhỏ của Tôn
giáo nó như được nâng nui chăm sóc qua tiến trình phát triển của lịch sử. Mặt
khác vấn đề tín ngưỡng là một vấn đề bức xúc của các dân tộc nước ta nói chung
và của dân tộc Cor nói riêng cũng chính như Đảng và Nhà nước ta đã nhận định
rằng vấn đề dân tộc là một vấn đề cực kì quan trọng của nước ta trong giai đoạn
phát triển tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Hơn nữa tín ngưỡng dân gian là một tín ngưỡng được du nhập từ tự
nhiên. Nhưng do quá trình phát triển của các hình thức kinh tế - xã hội và sự
phát triển của khoa học kĩ thuật đối lập với các thành tựu đó thì nó cũng nảy sinh
hàng loạt các vấn đề về văn hoá mang tính chất phi thực tế. Để giải quyết được

các vấn đề khó khăn này và phát huy được tính tích cực của tín ngưỡng dân tộc
thì vấn đề đặt ra là rất khó khăn và mang tính cấp thiết. Sống còn cho vấn đề dân
tộc và phát triển của đất nước. Mặt khác khi em chọn đề tài này tức là muốn dựa
trên cơ sở khoa học đã có và nhận thức được trong quá trình học trong nhà
trường và xã hội để đưa ra các cách các phương pháp phương hướng để giải
quyết vấn đề này.

1


PHẦN THỨ NHẤT
KẾT QUẢ TÌM HIỂU NGHIÊN CỨU TÍN NGHƯỠNG
CỦA DÂN TỘC COR
1.1 Khái quát chung về tộc người
1.1.1 Nguồn gốc lịch sử: Người Co cư trú lâu đời ở tây bắc tỉnh Quảng
Ngãi và tây nam tỉnh Quảng Nam.
1.1.2 Tên gọi: Cor, Col
1.1.3 Mưu sinh của dân tộc Cor: Hoạt động sản xuất kinh tế rẫy là nguồn
sống chủ yếu. Lúa rẫy là nguồn lương thực chính. Canh tác theo hình thức phát
rừng, đốt, trọc lỗ tra hạt giống, tuất lúa bằng tay. Kỹ thuật xen canh –đa canh
trên từng đám rẫy và luân canh giữa các đám rẫy. Trầu không và quế của người
Cor nổi tiếng lâu đời.
1.1.4 Nhà ở: Nhà sàn dài, cửa ra vào ở hai đầu hồi. Trong nhà chia dọc
thành ba phần: Lối đi ở giữa, một bên được ngăn thành từng buồng nhỏ cho các
gia đình sinh hoạt riêng, còn một bên làm nơi sinh hoạt chung( tiếp khách, họp
bàn, tổ chức lêc hội, ăn uống đông người, đan lát, vui chơi...)
1.1.5 Trang phục, ẩm thực: trang phục của dân tộc Cor chủ yếu là mua
của người Xơ-Đăng và người việt. Theo nét truyền thống, nam đóng khố, ở trần,
nữ cuốn váy, mặc áo cộc tay, mà lạnh thì khoác tấn vải choàng. Bộ quần áo dài
với khăn xếp du nhập từ đồng bằng lên từng được dùng trưng diên trong ngày lễ

hội, nhất là những bô lão khá giả. Ẩm thực chủ yếu là cơm gạo tẻ, muối ớt, các
loại rau rừng và thịt cá kiếm được. Trước kia đồng bào quen ăn bốc. Đồ uống là
nước lã, rượu cần, nay nhiều người đã dùng nước chín, nước chè xanh, rượu cất.
Tục ăn trầu cau chỉ được duy trì ở lớp người lớn tuổi, nhưng tục hút thuốc lá vẫn
còn phổ biến.
1.1.6 Ngôn ngữ và chữ viết: Tiêng nói thuộc hệ ngôn ngữ Khơ Me (ngữ
hệ nam á), tương đối gần gũi với các dân tộc khác trong vùng bắc Tây Nguyên
và lân cận như : Hre, Xơ Đăng, Ba Na....Chữ viết trên vơ sở dùng chữ cái LaTinh. Hiện nay chữ viết này không phổ biến nữa.
1.1.7 Cưới xin: Hình thức cư trú đằng chồng là chủ yếu. Phong tục cho

2


phép nếu vợ chết có thể lấy em hoặc chị của vợ, nhưng vợ góa không thể lấy em
chồng. Con cô- con cậu, con gì-con già, con có chung cha mẹ đều không được
lấy nhau.
1.1.8 Ma chay: Quan tài gỗ, đóng theo kiểu độc mộc. Người chết được
chôn trong bãi mộ của làng,đặt khồn xa chỗ ở. Tang gia “chia của” cho người
mới chết, Đưa ra mộ không chit vật dụng và tư trang của người ấy mà cả ché,
chiêng...
1.2 Kết quả nghiên cứu tín ngưỡng của dân tộc
1.2.1 Tín ngưỡng trong sinh đẻ
Xưa kia do đời sống gặp nhiều khó khăn, thiên tai dịch bệnh thường
xuyeen xảy ra nên người Cor rất chú trọng đến việc sinh con đẻ cái, bởi đó sẽ là
nguồn nhân lực trong gia đình và cộng đồng. Vì thế khi mang thai, người mẹ
luôn được gia đình và cộng đồng ưu ái, như được chia nhiều phần thức ăn trong
lễ hội, không phải làm những việc nặng nhọc, đồng thời phải kiêng nhiều điều,
như không để nhìn thấy rắn, rết, rùa, khỉ...vì người ta tin rằng khi nhìn thấy
những con vật đó dduwas con sinh ra sẽ xấu xí như vậy, và mặt khác, người mẹ
sẽ hoảng sợ, mà khi hoảng sợ thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Khi có thai người

phụ nữ cũng không được ăn thịt bò, vì ăn thịt bog thì con sinh ra sẽ có yếm như
cổ bò, người chồng cũng không được đan lồng gà, không được lắp cán rìu...,vì
như thế đứa con sinh ra sẽ to nhue lồng gà lỗ mũi sẽ to như cán rìu, nói chung là
cả vợ lẫn chồng đều phải kiêng cữ. Người phụ nữ Cor khi sinh con thường sinh
ở gàn bếp lửa nhà sàn, có bà mụ giuso sức (một tay có thể hai, ba người). Bà mụ
thường là người lớn tuổi, có kinh nghiệm sinh đẻ sẽ giúp cho thai phụ ngay tuần
đầu tiên từ khi chuẩn bị sinh. Khi sinh con, người phụ nữ phải bám vào cái cây
được thả xuống từ trần nhà, hai chân quỳ xuống. Sau ba ngày sinh nở gia đình tổ
chức lễ cúng bà mụ. Các vật cúng tế cho bà mụ gồm: một con gà mái tơ màu
đen, cơm, rượu. Cũng từ đó trở đi mọi kiêng cữ của thai phụ chấm dứt. Người
Cor đặt tên con không trùng với cha mẹ, ông bà, và những người trong dòng họ.
Nếu là con trai đầu thì gọi yêu là ây ca, con gái đầu gọi là mư ây, con trai thứ gọi
là mơ oh, con gái thứ goi là mư ơh.

3


1.2.2 Tín ngưỡng trong hôn nhân
Trong xã hội truyền thống của người Cor khi con trai con gái đến tuổi
dựng vợ gả chồng (trai từ 18 tuổi, gái từ 15-16 tuổi), thì cha mẹ tính chuyện hôn
nhân cho con trai con gái mình. Gia đình nhà trai sẽ xem các cô gái trong làng,
nếu thấy con gái nào vừa ý thì sẽ hỏi ý kiến con trai mình. Nếu thấy con trai
đồng ý thì họ sẽ dò xem con gái và gia đình nhà gái đồng ý không. Khi thấy gia
đình cô gái hoặc cô gái có vẻ ưng thuận thì gia đình nhà trai sẽ nhờ một ông mối
tìm đến nóc có gia đình nhà gái sinh sống để bắt chuyện với một người lớn tuổi
có uy tín trong nóc đó. Người lớn tuổi ở nóc có nhà con gái ở sẽ là ông mối thứ
hai. Nhờ hai ông mối này mà cuộc hôn nhân sẽ dễ dàng tiến hành sau đó. Mọi
thứ lễ vật hay diễn trình đều qua trung gian hai ông này.
Lễ cưới của người Cor thường được tổ chức trong ba ngày. Vào ngày
cưới thứ nhất họ nhà trai sẽ có một đoàn khoảng 20-30 người, gồm những người

họ hàng thân tộc (cha mẹ không được đi rước dâu) và ông mối, cùng chú rể den
nhà cô gái với đầy đủ lễ vật như vòng đồng, vòng bạc, cườm, bánh trai...chú rể
đóng khố, mặc áo choàng, đeo vòng cườm, vai mang gươm. Nhà gái đón tiếp
nhà trai trước ngõ, bố mẹ nhà gái mời nhà trai ăn trầu hút thuốc, thăm hỏi sức
khỏe và mời vào nhà. Tai đây hai họ sẽ làm lễ ăn thề. Lễ vật dùng trong lễ ăn thề
là một con gà, một rá cơm, một cơi trầu. Ông mối nhà gái là người điều hành
nghi lễ này. Ông khấn mời thần linh chứng kiến cô dâu chú rể làm lễ ăn thề, và
nói những lời chúc mừng. Cô dâu bóc một nhún cơm bỏ lên đầu chú rể ba lần và
chú rể cũng lấy nhũn cơm bỏ lên đầu cô dâu ba lần. Sau đó họ cùng bốc cơm ăn
ba lần ( dâu ăn trước rể ăn sau). Tối hôm đó họ nhà trai sẽ được chiêu đãi và ngủ
lại tại họ nhà gái.
Vào sáng hôm sau hai họ tiến hành nghi lễ rước dâu. Cô dâu sẽ mặc
quần áo theo lễ phục truyền thống, trang điểm vòng đồng, vòng bạc, cườm cổ,
cườm tay... nhà gái cũng cử một đoàn đưa dâu có cả ông mối nhà gái. Tại nhag
trai, ông mối nhà trai sẽ điều hành nghi lễ cúng tổ tiên và các vị thần linh chứng
kiến lễ cưới của đôi vợ chồng trẻ. Nhà trai chuẩn bị rượu thịt mời nhà gái ăn
uống. Ăn uống xong, gia đình nhà trai tiến họ nhà gái và cô dâu về. Sau khi họ

4


nhà gái đã về, chú rể cởi lễ phục ngày cưới, chỉ mặc bộ khố áo bình thường, lấy
gùi bỏ lễ vật bỏ lễ vật đến nhà gái để đón vợ về. Lễ vật là gạo, bánh, thịt (thịt
chuột, đùi heo, một số bánh nếp được gói bằng lá đoắk...). cùng đi với chú rể có
ông mối và một số họ hàng như lần trước. Nhà gái sẽ dùng số lễ vật của nhà trai
để cúng ông bà, các vị thần linh. Tối hôm đó (ngày thứ hai) họ nhà trai lại được
chiêu đãi và lại ngủ tại nhà gái thêm một đêm nữa. Sáng hôm sau họ nhà trai xin
phép họ nhà gái đón cô dâu về. Kể từ giây phút cô dâu về nhà chồng (lần thứ
hai) cô dâu trở thành thành viên chính thức của nhà trai. Công việc đầu tiên của
cặp vợ chồng mới là phải ra sông suối bắt cá chép.

Toàn bộ nghi thức cưới hỏi đến đó coi như hoàn tất. Tuy nhiên sau lễ
cưới, họ nhà trai, cô dâu, chú rể cũng phải làm lễ phản (hớp bô dek). Khoảng
một năm sau ngày cưới, họ nhà trai lại mang lễ vật đến nhà gái để thăm hỏi. Một
năm sau nữa, họ nhà gái lại mang lễ vật đến nhà trai đáp lễ. Với người Cor,
không thực hiện hai lễ thức này thì hai bên sui gia sẽ không gắn bó mật thiết với
nhau. Nếu hai bên nhà trai nhà gái không thực hiện hai nghi thức này thì bên gia
đình nào có gặp đau ốm, tang ma, cưới hỏi..., hoăc tổ chức lễ ăn trâu thì hai bên
sẽ không qua lại thăm viếng, trừ con rể con dâu của họ.
1.2.3 Tín ngưỡng trong lễ Đạp nhà
Sau lễ ăn hỏi, nếu được nhà gái ưng thuận và đồng ý thì nhà trai bắt đầu
chuẩn bị cho một bước tiếp theo tương tự lễ hẹn ngày của người Kinh trước khi
tổ chức đám cưới, đó là lễ đạp nhà. Tại lễ đạp nhà hai bên chủ yếu bàn việc tổ
chức lễ cưới cho đôi trai gái. Số người đi lễ đạp nhà cũng tương tự như lễ đi hỏi.
Lễ vật nhà trai mang theo gồm gạo, thuốc lá, thịt rừng, cá suối với số lượng
nhiều hơn lễ hỏi. Mọi người cũng vác dáo mác trên vai và cũng được nhà gái
tiếp đón như lần lễ hỏi. Lần này, lễ vật nhà trai mang theo được giao luôn để nhà
gái cúng và làm cơm đãi khách. Cơm khách lần này cũng thịnh soạn hơn lần
trước. Người ta lại ngồi theo thứ tự, chủ khách đối diện nhau. Cha cô gái sẽ rót
rượu cúng cáo ông bà. Cô dâu tương lai (a-mưi) cùng mẹ và các chị em lo cơm
nước trong bếp. Mọi người ăn uống vui vẻ, cùng bàn bạc việc tổ chức lễ cưới.
Sau bữa ăn, nhà gái đã dành lại rượu thịt sẵn đem biếu cho các gia đình

5


khác trong nóc. Trong lễ đạp nhà, trai gái hai nóc không còn xa lạ nhau, có dịp
cùng uống rượu, chuyện trò. Nếu lễ đạp nhà không đúng vào dịp bận bịu mùa
màng, thì nhà trai có thể mang theo cồng chiêng để cùng với nhà gái dùng các
nhạc cụ a-máp, ta-lía, bró, r’ngoái… giao lưu vui vẻ. Đêm ấy, số người nhà trai
lại nghỉ đêm ở nhà gái. Nhà gái lại lấy rượu thịt của nhà mình bỏ vào chiếc kxui

pót (chiếc gùi dẹt 3 ngăn) cho chàng trai mang về nhà mình làm lễ. Trong thời
gian trước lễ cưới, nếu hai bên có sự cố gì (như nhà có tang) thì phải báo cho
nhau biết. Nếu phía nào bội ước thì ông mai đằng nhà kia sẽ đến bắt nhuốc (xử
phạt), có thể bằng tiền bạc, chiêng ché, nồi…xong mới chấp nhận cho lấy vợ
(chồng).
Từ lễ hỏi đến lễ đạp nhà thường cách nhau khoảng 4 - 5 tháng. Còn từ lễ
đạp nhà đến lễ cưới lại phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của hai bên. Tuy nhiên,
lễ cưới cổ truyền thường được tổ chức sau Tết giã rạ, tức khoảng tháng mười,
tháng mười một âm lịch, khi mùa màng đã xong xuôi, mọi người rảnh rỗi…
Lễ đạp nhà trong phong tục cưới của người Cor là một lễ tục đẹp và giàu
bản sắc văn hoá thể hiện gắn bó cộng đồng, sự tôn vinh đức tính chăm chỉ, cái
đẹp của tình yêu trong sáng giữa đôi trai gái cùng hoà quyện trong niềm vui và
lòng tin tưởng ở đời.
1.2.4 Tín ngưỡng trong tang ma
Đối với người già yếu người Cor chuẩn bị sẵn quan tài. Quan tài thường
làm bằng gỗ giổi hoặc gỗ xoan đào, là một khúc gỗ nguyên khối, khoét bên
trong, có nắp đậy.
Người chết sẽ được tắm rửa sạch sẽ, mặc vào những bộ y phục truyền
thống đẹp nhất, và được đặt nơi cột thiêng trong nhà sàn. Họ hàng, láng giềng
đến viếng thì mang trầu, cau, đến làm lễ và chia buồn với gia đình. Xác người
chết sẽ được đặt tại nhà 2-3 ngày để họ hàng xóm giềng đến viếng và chia buồn.
Trước khi đưa người chết đi chôn, người ta cuốn xác người chết bằng
dây vải màu trắng hoặc đeb ở ba phần của cơ thể. Các ngón tay ngón chân cũng
được bó bằng vãi trắng. Sau khi bó xác xong, người ta mang xác đắt vào quan
tài, rồi đưa đi chôn. Phía chân của người chết sẽ được đưa ra trước. Khi khiêng

6


người chết đi, con cháu sẽ thực hiện nghi lễ chui qua quan tài người chết một

lần.
Người chết sẽ được chôn tại sa lưng ( rừng ma). Chôn người chết xong
người Cor cũng làm nhà mồ. Nhưng nhà mồ của người Cor chỉ làm bằng trẻ nứa
đơn giản, phiá trên lập tranh, bên trong nhà mồ đặt những thứ của chia cho
người chết. Phần của cải dành cho người chết sẽ bị phá hỏng (vì như thế mới
mang được về cõi âm). Ngày nay người Cor còn xậy các kiểu mộ giống của
người việt.
Sau khi chôn cất xong người chết, mọi mối dây liên hệ với người chết
coi như chấm dứt. Người Cor không cũng giỗ hàng năm như người việt. Tuy
nhiên, cũng có một số nơi sau khi chôn cất người chết xong, 7 ngày sau gia đình
làm một lễ cúng 1 con heo đực chưa thiến, rồi cử người ra suối bắt cua, ốc, cá...
đem về nhà cúng, khấn vãi tên người chết lần cuối cùng. Sau nghi lễ này coi như
quan hệ giữa người Cor và người đã chết coi như chấm hết.
Người Cor cũng phân biệt các hình thức chết khác nhau. Nếu là người
già chết hoặc đau oossm chết thì làm lễ tang như trên đã miêu tả, nhưng chết vì
sét đánh, hổ vồ, hoặc xui rủi thì người chết chỉ được bó vỏ cây, mặc quần áo rồi
đem chôn, không có quan tài.
1.2.5 Tín ngưỡng trong nghi lễ làm trống đất cầu mưa
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Cor - một trong những dân tộc thiểu
số có phong tục văn hóa tín ngưỡng rất phong phú; trong đó độc đáo nhất là nghi
lễ làm trống đất cầu mưa khi thời tiết khô hạn kéo dài.
Người Cor theo tín ngưỡng đa thần, năm nào gặp thời tiết bất lợi gây hạn
hán, đồng bào lại tổ chức nghi lễ làm trống đất cầu mưa.
Trước khi tiến hành nghi lễ, các thôn bản sẽ họp bàn và nhờ những già
làng có uy tín tìm những thế đất rộng, bằng phẳng để chọn làm nơi tổ chức nghi
lễ và đi tìm, lựa chọn những chiếc mo cau già, to bản đem phơi khô.
Trên thế đất đã được chọn, người Cor sẽ đào năm chiếc lỗ ngang nhau,
mỗi lỗ có chu vi khoảng 20cm và sâu 25cm. Sau đó, mỗi lỗ sẽ được úp kín lại
bằng những chiếc mo cau và ghì chặt vào đất tạo thành trống đất. Một sợi dây


7


rừng kéo dài phía trên các mặt trống đất và từ sợi dây này xuống tới mỗi mặt
trống có một thanh gỗ nhỏ.
Một chiếc trống đất phải đảm bảo âm thanh kêu to và rõ khi gõ vào sợi
dây ngang trên các mặt trống.
Thời điểm làm lễ cúng được tổ chức vào giữa trưa. Lễ vật cúng cầu mưa
của người Cor rất đơn giản, gồm trầu cau, rượu, gạo và một con gà luộc. Năm vị
già làng uy tín nhất mặc những bộ trang phục truyền thống sẽ đại diện cho thôn
bản đứng ra làm lễ, trong đó một già làng khấn chính.
nội dung lời khấn phải thể hiện sự cầu mong tha thiết để gửi tới các vị
thần. Lời khấn bằng tiếng Cor, khi dịch sang tiếng Việt đoạn chính có nghĩa là:
“Hỡi ông thần Trời, kêu ông thần Mây để ông thần Mưa cứu loài người trên trần
gian này đang khát đói. Bây giờ các loài cây cối đang chết rụng và sông suối
đang cạn khô, động vật đang chết dần. Thần Đất cùng với thần Trời hãy kêu gọi
thần Mây, thần Mưa hãy mau đổ nước xuống cho loài người và động vật trên thế
gian được sống.
Sau mỗi câu khấn cầu mưa xuống, già làng sẽ gõ trống đất, đối với các
trống đất đại diện cho bốn vị thần Trời, Mây, Mưa, Đất thì gõ 7 tiếng, riêng thần
Người phải gõ 9 tiếng.
Đối với người Cor, nghi lễ làm trống đất cầu mưa rất linh thiêng, người
dân nơi đây tin rằng những tiếng trống đất sẽ mang những lời cầu nguyện của
dân làng đến các vị thần linh để sớm ban mưa cho mọi vật được sinh sôi, xanh
tốt.
1.2.6 tín ngưỡng trong tết ngã rạ
Tết ngã rạ (Người Cor gọi là Xa-a-ní; có nơi gọi là Xa-viết) của người
Cor gắn với nhà sàn dài, gọi là Nóc. Mỗi nóc thường có nhiều hộ gia đình cùng
huyết thống sinh sống. Nhà nào, nóc nào có điều kiện và có khả năng thì tổ chức
ăn Tết theo theo thời điểm thích hợp. Tuy diễn ra không đồng loạt, nhưng Tết

ngã rạ thường được tổ chức trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 âm
lịch hàng năm, khi công việc nương rẫy đã vơi, lúa, bắp đã về kho, hơn nữa thời
điểm này trong năm đang là cao điểm của mùa mưa, lạnh, nên còn rảnh rỗi.

8


Để tổ chức tết ngã rạ được trang nghiêm, đầy đủ các lễ vật dâng lên cúng
“thần lúa” và vui chơi, ngay từ cả tháng trước, ngoài các vật nuôi có sẵn trong
nhà: heo, gà, vịt, người dân trong làng đã phải tranh thủ làm bẫy, đi bắt chim,
thú, đặc biệt là những loài chuyên phá hoại cây lúa, phá hoại mùa màng như
chuột, sóc, khỉ, để dành dâng cúng thần lúa. Những người phụ nữ phải tập trung
gói bánh la cót, bánh la-tốp, ngâm nếp dồn và ống nứa làm bánh la-hlót hay
bánh rông, loại bánh tựa như cơm lam ở miền núi phía Bắc. Đến đêm, bánh
được nấu trong nồi, trong khi bánh trong ống nứa thì nướng trên bếp lửa; đàn
ông thì soát xét lại các lá chuối rừng, các tấm vĩ pa-ra bày biện lễ vật tất cả đểu
sẵn sàng để phục vụ cúng lễ vào sáng sớm hôm sau.
Một khâu quan trọng nữa trong tết ngã rạ là dân làng tổ chức đi lấy lúa
thiêng trên rẫy về làm lễ cúng thần. Đây là nghi lễ đầu tiên của Tết ngã rạ của
người Cor. Già làng là người đi lấy lúa thiêng đầu tiên. Lưng mang gùi, vai vác
rựa, mặc trang phục truyền thống, già làng băng băng vượt dốc, lội suối, leo núi
đến rẫy của gia đình mình. Già làng đi một vòng cầu nguyện rồi nhanh tay nhặt
những bông lúa còn sót lại trên rẫy bỏ vào gùi và chặt hai cây đót cao nhất ở bên
bìa rẫy, rồi vội vàng xuống núi. Trên đường về nếu có suối thì già làng nhẹ
nhàng đặt hai cây đót chặt lúc ngặt những bông lúa dùng làm cầu, để "hồn lúa"
đi qua. Mất độ hai, ba tiếng đồng hồ cho cuộc hành trình "lấy lúa thiêng" của già
làng. Khi già làng về tới nhà sẽ đặt nắm lúa thiêng vừa lấy về lên bàn thờ, để gùi
xuống, cất rựa, rồi ra ngoài hiên báo hiệu cho các gia đình khác trong bản tiếp
tục tiến hành lên rẫy lấy lúa thiêng.
Các nghi thức cúng trong lễ hội Tết ngã rạ người Cor

Trong tín ngưỡng cổ truyền, người Cor tin rằng sự rủi may ở đời, trong
sản xuất đều có liên quan đến ma tốt và ma xấu. Trong số đó ma ga-ru được coi
là ma tốt, phù hộ cho đời sống con người. Do vậy mà trong ngày đầu tiên của Lễ
ngã rạ, về đêm các chủ gia đình cùng tụ tập về nhà chủ làng để làm lễ cúng ma
ga - ru để cầu mong cho cuộc sống của làng luôn được yên vui, no đủ.
Xa a-ní có nghĩa là “ăn tết”, không chỉ là một vụ lúa mà còn có tính chất
tổng kết việc làm ăn, vụ mùa với nhiều giống cây trồng vật nuôi của cả một

9


năm. Với tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, thì không chỉ lúa có linh hồn mà tất cả
mọi thứ tồn tại bên cạnh cuộc sống của họ đều có linh hồn. Cho nên, sau khi
cúng thần lúa, hồn lúa, người ta còn phải cúng các loại hồn, ma khác: ma cho
hàng, ma quế, ma trầu, ma trâu, ma heo gà... mong cho mọi vật đều sinh sôi.
Người ta lại cầu cúng các thần hộ mệnh, thần ma đã giữ làng nóc, quê hương...
Những lễ cúng này là một biểu hiện rõ ràng tín ngưỡng ’’vạn vật hữu linh’’,
đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc Cor. Xa a-ní hay ngã rạ
chính là ngày Tết cổ truyền của người Cor, nằm trong hệ thống lễ hội mang đậm
nét nguyên thủy mà người Cor còn lưu giữ được. Từ việc cúng tế đến các môn
vui chơi, trò diễn đều toát lên bản sắc văn hóa Cor, góp phần làm phong phú nền
văn hóa Việt Nam đa dân tộc.
Trong lễ ngã rạ, thì chủ làng phải cúng trước, sau đó mới tới dân làng.
Xưa kia, người Cor lần lượt ăn tết hết nhà này mới đến nhà khác, nên tết cổ
truyền kéo dài cả tháng trời mới xong. Ngày nay, với tinh thần tinh gọn, tiết
kiệm. các gia đình trong làng ăn Tết đồng loạt để khỏi hao phí nhiều về tiền bạc
và thời gian, nhưng vẫn đảm bảo lễ hội trang trọng, vui tươi.
Sáng sớm ngày chính Tết. Nghi thức cúng đầu tiên đó là cúng các nữ thần
đã cho lúa. Người Cor tin rằng các nữ thần cũng bận bịu từ lúc sáng sớm như
người phụ nữ Cor, nên phải cúng sớm để các nữ thần còn lo công việc của mình

(mỗi lời khấn, trong đó có đoạn: Mo Hwýt âm pa, Mo Rít âm p, Mo Crai âm pa
- Bà Huýt cho lúa, bà Rít cho lúa, bà Crai cho lúa). Lễ cúng mang đầy sự hàm
ơn các nữ thần đã cho lúa, phù hộ cho cây lúa tốt, mùa màng bội thu. Và cũng
không quên cho ma xấu một ít lễ vật để chúng biến đi.
Các nam thần và ông bà thư thả hơn, nên được cúng sau. Khoảng 8 giờ
sáng, người ta cúng các nam thần và cúng ông bà. Các con vật hiến tế: heo, gà,
vịt đều phải qua hai vòng: cúng sống và cúng chín. Cúng sống heo phải bố trí ở
ngoài sân, cúng sống gà, vịt phải cúng ở trong nhà. Cúng sống xong, con vật
được mổ thịt và nấu chín để tiếp tục cúng chín. Số lượng mâm cúng không cố
định bao nhiêu, nếu gia chủ trong năm làm ăn khấm khá thì cúng nhiều mâm,
ngược lại thì số mâm sẽ ít hơn. Nhưng không nhà nào có thể bỏ qua lễ cúng (nổi

10


âm thanh bài cúng, trong đó có đoạn Cơi âm pa - Ông thần cho lúa - Cơi pốt xa mời thần xuống ăn). Các lễ vật được lót trên lá chuối rừng, trên những tấm vỉ
đan pa-ra. Những chiếc chén rượu được kết bằng lá chuối... để đảm bảo sự tinh
khiết, sự trân trọng, sự hàm ơn các thần và ông bà đã cho lúa.
Với quan niệm là lúa cũng có hồn nên từ lúc canh tác cho đến khi thu
hoạch, người Cor đều có những lễ thức liên quan đến hồn lúa: không cắt lúa
bằng liềm sợ đau hồn lúa, giắt lá đót bên mép gùi để giữ hồn lúa khi cõng về
nhà. Và từ khi phơi xong, trong lễ giã rạ rày, hồn lúa được rước lên chòi. Lúa
giống sẽ lại được rước hồn trong lễ xuống giống vào vụ mùa năm sau.
1.2.7 Tín ngưỡng trong lễ cúng ông bà
Người Cor không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Nhưng khi gia đình có
việc gì xui xẻo, hoặc trong nhà có đau ốm thường xuyên thì nhiều gia đình tổ
chức cúng cầu mong đến ông bà che chở. Có khi vào dịp năm mới, vào lúc làm
lễ ngả rạ...người Cor cũng làm lễ cúng ông bà. Mọi lễ thức cúng ông bà cũng
giống như các lễ thức cúng ở nguồn nước, cúng ở ngã ba đường. Họ cũng lập
đàn cũng và dựng cây nêu nhỏ trước sân, đặt các lễ vật lên các tầng trên đàn

cúng. Thầy cúng vào nhà lấy rổ cúng đem ra chỗ đàn cúng đôt hương cúng tế.
Lễ cúng ông bà thường có một con heo, ba con gà, cùng rươụ, trầu,
cau...thầy cúng dùng lục lạc cúng mời gọi limh hồn ông bà về dự lễ và phù hộ
cho gia đình, ông bà và những người đã khuất cần phải “ăn cho no” không được
quay về quấy rầy con cháu.
1.2.8 Tín ngướng trong Lễ cúng thần sấm
Sở dĩ người Cor tổ chức lễ cúng thần Sấm bởi vì thuở xa xưa, mỗi khi
người Cor tổ chức lễ ăn trâu thì các vị thần linh đều sai chim Chèo bẻo (Síp plít)
báo cho dân làng biết khi tổ chức lễ ăn trâu phải tiến hành cúng thần Sấm. Theo
phong tục, thời gian tổ chức lễ cúng thần Sấm chỉ diễn ra trong một ngày nên
mọi sự chuẩn bị cho lễ này diễn ra từ trước đó 6-7 ngày, từ khâu mời bà con, họ
hàng, anh em ở làng khác đến chuẩn bị thực phẩm, heo gà, cá, bánh, rượu... Chủ
lễ (chủ nhà của gia đình và già làng đại diện cho làng tổ chức) phân công nhiệm
vụ cho tất cả các thành viên trong gia đình, trong làng mỗi người mỗi việc (cả

11


chủ nhà và già làng) lên rừng chọn cây gỗ thật chắc, đẹp và nứa về làm cây nêu
và làm bàn thờ cúng. Lễ vật trong lễ cúng thần Sấm gồm: trầu, cau, rượu, gạo,
thuốc, bánh lá dong, cơm nếp nướng trong ống nứa, trái cây, 1 miếng quế khô,
10 con gà, cá niêng, 1 con heo khoảng 15 kg. Khi lễ vật đã bày xong, bà con
trong gia đình và trong làng tụ tập về nơi bàn cúng và cây nêu, cùng lúc chủ lễ
dâng rượu khấn vái gọi thần linh (mo hít), ma tốt (ka-mút-láep), ông bà tổ tiên
người Cor về dự chung vui. Kết thúc nghi lễ cúng rượu, chủ lễ cùng những
thanh niên Cor trong trang phục truyền thống đánh chiêng. Người Cor tin rằng
khi tiếng chiêng cất lên cũng là lúc thần Sấm đã hiện diện về chứng kiến lòng
thành của gia đình và làng bản.
Tiếp sau đó, chủ lễ tiến hành cúng heo sống với nghi thức dùng con dao
nhọn đâm nhẹ vào con heo tượng trưng. Sau nghi thức này, cồng chiêng lại được

đánh lên, phụ nữ với trang phục đẹp nhất cùng nhau múa điệu kađấu truyền
thống. Sau 3 vòng múa thì kết thúc cũng là lúc heo, gà sống tiếp tục đem đến đặt
chỗ cây nêu và bàn thờ cúng. Khi cúng xong, heo, gà được chọc tiết và mổ tại
chỗ rồi mang đi chế biến các món ăn truyền thống để chủ lễ tiến hành lễ cúng
chín dâng lên cúng thần linh, thần Sấm, ông bà tổ tiên người Cor. Cồng chiêng
tiếp tục được đánh lên, phụ nữ cùng nhau múa điệu kađấu trong 2 vòng. Đến
đây, nghi lễ cúng thần Sấm kết thúc, bà con quây quần bên nhau cùng uống
rượu, ăn uống trò chuyện trong không khí vui vẻ.
Theo quan niệm của người Cor, để bày tỏ lòng thành kính với thần Sấm,
trong khi ăn đàn ông Cor bao giờ cũng dùng que nhọn xâu các miếng thịt lại với
nhau để ăn. Phụ nữ Cor trong thời gian mang thai cũng được ăn thêm những
thức ăn như để tăng thêm sức mạnh. Đây là quy định chỉ có trong lễ cúng thần
Sấm còn các lễ khác không có.
1.2.9 Tín ngưỡng trong lễ gọi hồn
Người Cor cho rằng người đàn ông có 18 phol, đàn bà có 19 phol. Khi
trong gia đìmh có đau ốm thì phải mời thầy cúng đến cúng gọi hồn. Bởi khi con
người đau ốm mà lâu khỏi, thì có khi bị các ma bắt hoặc có kgi bị quỷ dữ ám hại
bắt hồn đi đâu đó. Vì thế muốn cho người hết đau ốm phải gọi hồn về.

12


Lễ vật cúng gọi hồn gồm một con gà, rượu trầu, cau... thầy cúng sẽ dùng
lục lạc rung bên bàn cúng và cây nêu được dựng trước sân để gọi hồn.
1.2.10 Tín ngưỡng trong nghi lễ dựng Nêu và bộ Gu
Với đồng bào dân tộc Cor, cây Nêu dùng để buộc trâu trong lễ đâm trâu
hiến tế đất trời; bộ Gu là biểu tượng, sợi dây tâm linh nối người sống với thần
linh, ông bà, tổ tiên ở thế giới bên kia... Hàng năm vào độ thu hoạch lúa mùa
xong người Cor tổ chức lễ hội truyền thống ăn mừng lúa mới, ăn mừng nhà
mới, ăn trâu huê, cầu cho dân làng bình yên, ấm no. Khi tổ chức các lễ hội, nhất

là dịp ăn trâu huê, người Cor đều dựng cây Nêu.
Cây Nêu phải là cây gỗ chò - loài cây biểu tượng sức mạnh cứng cáp,
dẻo dai. Cây chò được chọn không bị sâu đục, không bị dây leo bò quanh,
đường kính khoảng 3 gang tay, dài 5-8m. Dân làng đục đẽo, trang trí cây chò
thành ba phần, với nét chạm trổ khác nhau. Phần quan trọng nhất ở giữa, với
một vòng tròn màu đỏ biểu tượng cho mặt trời, các vòng đen nhỏ hơn biểu
tượng của mặt trăng. Vào buổi sáng của ngày được chọn, dân làng tập trung để
thực hiện nghi lễ dựng Nêu. Tổ chức việc này là các già làng, người có uy tín.
Xung quanh, dân làng đánh cồng chiêng, nhảy múa, báo tin với đất trời, thần
linh.
Người Cor xem cây Nêu là tâm điểm cúng tế ở ngoài trời. Còn bộ Gu
thường làm bằng gỗ là tâm điểm cúng tế ở trong nhà. Cây Nêu truyền thống của
người Cor có 3 loại: cây Nêu Ô zô cúng giỗ ông bà tổ tiên; cây Nêu Ô-rát ăn
trâu lá, cúng các vị thần sông, thần suối, thần núi… và cây Nêu Ô-cờ-trấu ăn
trâu huê, cúng thần trời, thần đất, thần nước… Mỗi cây Nêu hoàn thành có 3
phần chính gồm: đỉnh, thân (với các Gu, mâm cúng, chuỗi hạt cườm) và phần
gốc có nài cột trâu. Các phần này cơ bản giống nhau về hoa văn, họa tiết trang
trí, chỉ khác nhau phần linh vật theo mục đích của lễ cúng. Trong đó, ăn trâu huê
là lễ hội lớn nhất của người Cor nên cây Nêu Ô-cờ-trấu cho lễ này quy mô nhất,
trang trí cầu kỳ, tốn kém thời gian, vật liệu nhiều nhất.
nghi lễ cúng dựng nêu được người Cor thực hiện 2 lần. Lần đầu, người
Cor cúng sản vật và con vật sống như gạo nếp, gà, heo để kính báo ông bà tổ

13


tiên và các vị thần về dự. Kết thúc nghi lễ cúng lần đầu, người Cor tiến hành
dựng cây Nêu đồng thời giết thịt các con vật sống, nấu chín và cúng tiếp một lần
nữa để ông bà, tổ tiên thần linh cùng hưởng và thiết đãi dân làng, khách quý
Người Cor có bốn loại Gu gỗ rất độc đáo: Gu Bla treo giữa nhà; Gu Mók

treo ở cửa ra vào nhà; Gu MóK-Tum treo ở cửa ra vào bếp và Gu Tum treo ở
giữa bếp. Trong đó, Gu Bla được trang trí cầu kỳ, công phu nhất, thường có các
linh vật và muông thú. Riêng Gu Bla được chia thành 2 loại là Gu trống và Gu
mái, tiếng Cor gọi là Gu Pô và Gu Pi. Mỗi tấm, nhánh của Gu đều là những tác
phẩm nghệ thuật đặc sắc của những nghệ nhân người Cor khéo tay, mô phỏng,
tái hiện cuộc sống đời thường nơi người Cor sinh sống; quan niệm của họ về
thần linh, vũ trụ, tín ngưỡng, niềm tin... Trước khi treo các bộ Gu, người Cor
cũng thực hiện các nghi lễ tâm linh như cúng dựng cây Nêu. Ngoài treo ở trong
nhà, các bộ Gu còn được tái hiện, treo trang trí làm điểm tọa lạc để thờ các thần
linh trên cây Nêu ở ngoài trời.
1.2.11 Tín ngưỡng trong lễ hội Xa-Ố Piêu ( lễ hội đâm trâu)
Vào độ tháng 10 tháng 11 âm lịch, lúa đã được thu hoạch xong đem phơi
khô cất vào nhà kho, đây là lúc rảnh rỗi để người Cor tổ chức nhiều lễ hội truyền
thống tưng bừng trong cộng đồng như: Lễ ăn mừng lúa mới (Xa-Pa-Nưu), Lễ ăn
mừng nhà mới (Xa-Như-Ra-Vát), Lễ hội ăn trâu huê (Xa-ố-Piêu), Tết mùa (XaA-Ní)... để cúng và cầu cho Thần linh, Ma tốt (Ka-Mút-Láep), ông bà, tổ tiên...
luôn phù hộ dân làng, cộng đồng được khoẻ mạnh, đoàn kết, mùa màng tươi tốt,
dân làng no đủ, mọi điều tốt lành luôn đến với họ... Khi người Cor tổ chức các lễ
hội trên, nhất là trong dịp ăn trâu truyền thống (Xa-ố-Piêu) họ đều làm cột đâm
trâu (Gơr-ố). Lễ ăn trâu huê thường được tổ chức tại nhà làng (lễ này do làng tổ
chức), tổ chức tại nhà riêng (nếu gia đình giàu có muốn làm). Theo truyền thống,
lễ hội đâm trâu này của người Cor được tiến hành trong thời gian 9 ngày 9 đêm,
nay còn lại 3 ngày 3 đêm.
để tiến hành lễ hội đâm trâu, dân làng phải chuẩn bị làm rượu, bánh, tìm
gỗ làm cột đâm trâu... cả tháng trời. Già làng tổ chức họp làng để bàn việc tiến
hành cũng như sự đóng góp của từng gia đình trong làng. Già làng cùng với một

14


số người già, lớn tuổi, có kinh nghiệm, am hiểu về phong tục-tập quán của người

Cor xem trời, đất, xem sao... để chọn ngày tốt cho việc tổ chức lễ hội này.
Trong lễ đâm trâu, các món ăn truyền thống dân tộc cũng như nghệ thuật
trang trí ở cây cột đâm trâu và trang phục dân tộc được thể hiện tập trung, thể
hiện đủ bản sắc văn hoá truyền thống của người Cor. Sau khi mọi việc chuẩn bị
đã hoàn tất và chu đáo, người Cor tổ chức lễ hội đâm trâu, cả làng cùng tham dự
lễ hội này. Hiến tế trâu đối với người Cor là việc vô cùng quan trọng, có tính
quyết định đến sự an nguy của làng.
Chính vì vậy lễ hội đâm trâu của họ thường nặng về phần hội hơn là phần
lễ, mong rước những hồn (phát hoặc phươk) tốt đẹp về cho gia đình và làng bản.
Già làng là người đứng ra cúng trước, theo trình tự cúng trong nhà trước,
sau đó cúng ngoài sân. Tiếp theo, chủ nhà và những người lớn tuổi đứng ra cúng
(họ đi vòng tròn đủ 9 lần). Cúng xong, chủ nhà tổ chức đâm trâu để lấy máu trâu
làm lễ vật cúng. Trước khi đâm trâu, con vật hiến tế được tắm rửa sạch sẽ, được
vẽ nhiều hoa văn trang trí sinh động rất đẹp trên mình. Rồi họ dùng lá lau cuộn
thành một nùi đem nhúng vào rượu cúng và cho trâu ăn.
Theo quan niệm của người Cor, nếu trâu cắn nhúm lá thành hai phần
bằng nhau, là biểu hiện sự tốt lành (được làm lễ đâm trâu tiếp) và nếu như trâu
cắn không được như thế là điềm gở (không được làm lễ đâm trâu nữa). Phần còn
lại của nhúm lá được đem đi chặt nhỏ tung lên trời để làm phép. Theo quan
niệm, khi tung những lá lau băm nhỏ, mọi người đều nhặt và ai nhặt được nhiều
là điều tốt, luôn gặp nhiều điều may mắn trong năm.
Cồng chiêng được đánh lên liên tục, cùng tiếng trống vang vọng cả núi
rừng đại ngàn, những thanh niên khoẻ mạnh được chọn cầm giáo với sự cổ vũ
của dân làng và sự thôi thúc của trống, cồng chiêng, dân làng tụ tập quanh cột
đâm trâu nhảy múa theo điệu Cà táu truyền thống, theo vòng tròn ngược chiều
kim đồng hồ. Sau 9 vòng nhảy kết thúc, con trâu bị đâm chết. Cùng lúc, ba hồi
chiêng nhỏ được đánh lên để tỏ ý chia buồn. Theo quan niệm của người Cor, nếu
trước khi trâu chết mà nó rống to lên và đầu lại quay về hướng mặt trời lặn đó là
điềm xấu, báo hiệu sự rủi ro, không lành... đối với gia đình và cả làng. Nếu trước


15


khi trâu chết không rống và đầu của nó quay về hướng mặt trời mọc thì đó là
điềm tốt, báo hiệu sự may mắn, tốt lành.
Khi trâu đã chết, họ đem đi xẻ thịt, họ lấy ít thịt trâu, tiết, gan, tim, cật
đem đi chế biến để cúng. Riêng đầu và đuôi được đem treo trên cây nêu để tế lễ
không được mang đi nơi khác. Trâu được đem chế biến các món ăn truyền
thống, mọi người trong làng và khách mời tụ tập ăn uống và tham gia nhảy múa
quanh cột đâm trâu. Sau ba ngày, ba đêm vui vẻ, khách mời cũng như dân làng
lần lượt ra về. Theo quan niệm, đầu và đuôi trâu được họ khiêng ra chỗ trâu mà
thường ngày nó hay ăn vừa đi vừa đánh chiêng như để cho nó khi chết đi vẫn
được no đủ.
Lễ hội đâm trâu của người Cor có một ý nghĩa mang tín ngưỡng rất lớn và
quan trọng, là sự bày tỏ lòng biết ơn của cộng đồng với thần linh, ông bà, tổ tiên,
khẳng định sự quy phục thần linh và sống trong sự yêu thương, đùm bọc của bà
con làng bản của mình.
1.2.12 tín ngưỡng trong nghi lễ tục soái rượu
Theo truyền thống, người Cor làm rượu phép ngay tại giữa nhà hoặc
cạnhbếp thiêng (tùy thuộc vào mỗi lễ). Khi có việc thì gia đình, dân làng sửa
soạn một mâm cơm đem đặt giữa nhà hoặc ngay trước sân nhà. Tùy hoàn cảnh
gia đình, làng mà trong mâm cơm đó có những lễ vật khác nhau: có khi là thịt
gà, thịt heo, những con thú rừng săn được, đôi khi còn làm thịt trâu... nhưng
cũng có khi chỉ có vài con cá niêng, cá trắng bắt được ở sông, suối, một ít măng
rừng, một ít rau dớn, cơm xôi trắng... Và đặc biệt là phải có rượu. Rượu được rót
sẵn trong cốc và đặt chung quanh mâm. Có bao nhiêu người dự làm lễ xoái rượu
phép là có bấy nhiêu chén rượu, bấy nhiêu bát cơm cùng với bánh lá đoót và trầu
cau tất cả dâng lên cúng mời thần linh, ma tốt, ông bà, tổ tiên... về ăn, phù hộ
người Cor được khỏe mạnh, nương rẫy cho nhiều lúa, nhiều nếp.
Những người được mời tham gia tục xoái rượu gồm: người chủ gia đình,

người có tuổi trong dòng họ, các con cháu trong gia đình. Khi mọi người đã
quây quần quanh mâm cơm, người chủ gia đình mời mọi người cùng nâng chén
và cất lời khấn ông bà tổ tiên, mời ông bà tổ tiên về dự lễ. Theo quan niệm,

16


trong buổi lễ xoái rượu nếu có khách đến thăm, người Cor xem đó là một hồng
phúc của gia đình. Người khách cũng được mời ngồi vào mâm bên cạnh người
chủ gia đình. Sau lễ xoái rượu phép, mọi người cùng nâng chén. Người chủ nhà
mời người lớn tuổi trước, rồi mời khách và những người khác. Mọi người cũng
mời lại chủ nhà rồi cùng uống cạn chén rượu phép; tất cả cùng ăn chung những
thức ăn trong mâm. Sau bữa ăn có thể còn có múa ka đấu, cồng chiêng và cả
những làn điệu dân ca Agiới, X'nu truyền thống để ngợi ca cảnh đẹp của thiên
nhiên, núi rừng, sông suối, sự tươi tốt của mùa màng, công đức của các bậc tiền
nhân... Lúc này đây, mọi người như quên đi cực nhọc, lo toan của cuộc sống đời
thường, để chung vui bên bếp lửa bập bùng.
Tục xoái rượu của người Cor là một phong tục đẹp, tuy chỉ là một nghi
thức tín ngưỡng dân gian đơn giản nhưng mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện
lòng biết ơn của người sau đối với người đi trước, là đạo lý uống nước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Tiểu kết
Phần một đã cho chúng ta thấy văn hóa tín ngưỡng của người Cor hết sức
phong phú và độc đáo. Còn rất nhiều yếu tố văn hóa tín ngưỡng mang tính đặc
trưng riêng có của người Cor từ trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày cho đến
những tập tục, tín ngưỡng...đây cũng là tiền đề để tôi đưa ra những giải pháp và
đưa ra những đánh giá dân tộc Cor ở phần thứ hai.

17



PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT
2.1 Đánh giá:
Ưu điểm: Trong văn hóa của người Cor, lễ hội, tín ngưỡng là một nhân tố
nổi trội nhất, tiêu biểu như lễ cầu mưa, lễ ăn cơm mới, lễ hội ăn trâu... lễ hội
trong văn hóa Cor hàm chứa một tổng thể diễn xướng và nghi lễ mang đậm dấu
ấn nguyên thủy với tư duy hồn nhiên, từ cách bài trí đến cách thức cúng, thực
hiện nghi lễ và vui chơi. “Lễ hội dân tộc là sự hội tụ cao độ của tinh hoa văn hóa
Cor, những gì hay nhất, đẹp nhất hầu như tập trung lại để từ đây, thông qua sự
tham gia của các thành viên, lan tỏa trở lại cộng đồng”.
Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, tín ngưỡng dân tộc cor đã chứng
kiến bao sự đổi thay mạnh mẽ trong quá trình giao lưu và tiếp nhận các nền văn
hóa, tôn giáo, tín ngưỡng từ bên ngoài. Nhưng trong quá trình “ nội sinh hóa các
yếu tố ngoại sinh” ấy, dân tộc Cor vẫn gìn giữ được những nét văn hóa độc đáo,
riêng có, điển hình chính là các tín ngưỡng.Có thể nói, tín ngưỡng của dân tộc
Cor là một phong tục truyền thống của dân tộc. Với nội dung bình dị, giàu tính
thực tiễn, không cựcđoan như nhiều dân tộc khác nên tín ngưỡng của dân tojc
Cor đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người,
mang ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống, củng cố
khối đoàn kết cộng đồng. Nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt tính thống
nhất của dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác. Tín
ngưỡng dân tộc Cor chính là sự kết tinh và phát triển các giá trị đạo đức, văn hóa
truyền thống đặc sắc của dân tộc Cor. Không gì khác, chính từ những giá trị đó
đã làm nên sức sống trường tồn của dân tộc Cor trước bao biến cố của lịch sử
mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Nhược điểm: Các tín ngưỡng vẫn còn rườm rà, lạc hậu. Ví dụ như đám
cưới của dân tộc Cor vẫn còn kéo dài, tang lễ rất lạc hậu, người chết do sét đánh,
hổ vồ...thì sẽ được cuốn vỏ cây và chôn luôn, ở đây cho thấy sự phân biệt người
đối với người.


18


2.2 Giải pháp:
Để mở rộng và phát huy bảo tồn và phát triển tín ngưỡng của dân tộc
Cor cần phối hợp với các cơ quan chức năng soạn thảo các quy chế, chính sách
phát triển các tín ngưỡng của dân tộc.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ vào cuộc của các cấp, các ngành tại địa
phương trong trong công tác quản lý và bảo tồn tín ngưỡng. Công tác quản lý
phải tiến hành thường xuyên, liên tục và xử lý kịp thời và nghiêm minh những
hành vi vi phạm trong tín ngưỡng theo quy định của pháp luật, có sức thuyết
phục với cơ sở kiểm tra.
Việc tuyên truyền giới thiệu về tín ngưỡng phải được sưu tầm, nghiên
cứu một cách khoa học, thận trọng trước khi tuyên truyền để bảo tồn nét đặc
trưng của tín ngưỡng. Tăng cường tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, văn
minh trong các tín ngưỡng đề cao để nâng cao nhận thức của dân tộc và những
người tham gia trong các tín ngưỡng.
tổ chức tín ngưỡng và phê bình kịp thời những tín ngưỡng còn để nhiều
tồn tại, hạn chế trong công tác bảo tồn phải được chú trọng tiến hành thường
xuyên. Việc tập huấn cho cán bộ quản lý, bảo tồn tín ngưỡng, phải được thực
hiện thường xuyên, liên tục để nâng cao năng lực quản lý, năng lực tổ chức của
đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở. Tăng cường công tác xã hội hóa trong hoạt động
quản lý và bảo tồn tín ngưỡng, để các tổ chức và cá nhân tích cực tham gia các
nghi lễ, hoạt động vui chơi giải trí.
Đối với một số tín ngưỡng còn bảo tồn hoặc phát sinh hoạt động tiêu cực
mang tính nhạy cảm, bạo lực cần kịp thời tổ chức hội thảo khoa học và thực tiễn
để lấy ý kiến các nhà khoa học và quản lý nhằm bảo tồn những yếu tố tích cực
phù hợp với thuần phong mỹ tục và cuộc sống đương đại, loại bỏ những yếu tố
tiêu cực, nhạy cảm, mang tính bạo lực.

Cải thiện nâng cao mức sống. Cán bộ phải đi sau vào đời sống của dân
tộc, nâng cao hơn nữa về vấn đề giáo dục. Vì giáo dục là nguồn gốc cho mọi sự
phát triển một xã hội văn minh giàu đẹp thì phải những con người trí tuệ, mặt
khác phải nâng cao vẫn đề nghề nghiệp, thông qua các hoạt động tuyên truyền

19


bằng băng rôn, cờ, biểu ngữ thường xuyên. Làm cho dân tộc luôn hiểu được
quyền và nghĩa vụ của mình và nên tránh xa những tư tưởng tín ngưỡng xa rời
thực tế.
Cùng với phương án đó thì chúng ta cũng cần chú ý đến vẫn đề như:
tiếng nói, chữ viết, lễ hội, phong tục tập quán, đời sống tinh thần, các ngày lễ, ý
nghĩa của các lễ hội...để từ đó mà chúng ta có điểu kiện tiếp cận, tuyên truyền
giáo huấn dân tộc. Mặt khác bằng vẫn đề nghiên cứu để giữ gìn văn hóa nói
chung còn tín ngưỡng nói riêng trên cấp độ vĩ mô thì không thể chuẩn xác được
mà phải tiếp xúc được với dân địa phương và nghe những nguyện vọng của họ.
Tiểu kết
Phần thứ hai đã cho chúng ta thấy các giải pháp và những đánh giá sâu
sắc về dân tộc cor. Đề ra những giải pháp cụ thể để có thể bảo tồn và phát triển
tín ngưỡng dân tộc Cor.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tạp chí Dân tộc học, Khoa học xã hội, Văn hóa dân gian,dân tộc Cor
2 Văn hóa dân gian một số tộc người ( Hoàng Tuấn Nam) BXB văn hóa
dân tộc
3 Tạp chí Làng Việt (Ban Quản lý Làng văn hoá- Du lịch các dân tộc VN,

Bộ VH,TT&DL)
4 Tạp chí Xây dựng đời sống văn hoá (Cục Văn hoá- Thông tin cơ sở)

21



×