Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo, quản lý và ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa công sở tại ban quản lý dự án các công trình hàng hải cục hàng hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.16 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp đổi mới đã và đang mang lại những thành
tựu to lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn
xã hội, đang tạo ra được những tiền đồ mới, đưa Việt Nam bước sang thời kỳ phát
triển - thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới
đến nay thực tế Việt Nam đã dành được những thành tựu đáng kể về kinh tế, văn
hoá, xã hội, về quản lý nhà nước, về trình độ của mỗi cán bộ công chức. Nhưng
trước những xu thế thách thức cuả thời đại mới đòi hỏi việc đổi mới trong các cơ
quan, đơn vị đặc biệt là trong các cơ quan quản lý nhà nước cần phải được đẩy
mạnh hơn nữa. Xây dựng mô hình văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức là yêu
cầu thiết yếu góp phần không nhỏ trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. Mô
hình văn hóa công sở không chỉ xuất hiện các tại các doanh nghiệp nước ngoài mà
còn đang phát triển mạnh mẽ trong các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự
nghiệp với mực đích tạo gia môi trường công sở chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn.
Và phong cách của Nhà lãnh đạo, quản lý có ảnh hưởng trực tiếp việc xây dựng
văn hóa công sở trong cơ quan. Nhận thức được tầm quan trọng của công sở đối
với sự phát triển của cơ quan, tổ chức nói chung và đối với Ban Quản lý dự án các
công trình hàng hải nói riêng, sau thời ngắn làm việc tại Phòng Tổ chức - Hành
chính của Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam em
đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Phong cách lãnh đạo của Nhà lãnh đạo,
quản lý và ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa công sở tại Ban Quản lý
dự án các công trình hàng hải - Cục Hàng hải Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
của cá nhân.
1



2. Đối tượng nghiên cứu
Phong cách lãnh đạo của Nhà lãnh đạo, quản lý và ảnh hưởng đến công tác
xây dựng văn hóa công sở
3. Phạm vi nghiên cứu
Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mục đích chính là xây dựng và phát huy môi
trường văn hóa công sở tại cơ quan, thúc đẩy sự phát triển của cơ quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và thực hiện tốt chuyên đề này em đã sử dụng một số phương
pháp:
+ Quan sát hoạt động thực tiễn công việc, đối chiếu lý luận và thực tiễn để
đánh giá hoạt động của cơ quan.
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
+ Dựa vào các tài liệu, quy chế, báo cáo tổng kết để phân tích, thống kê rút ra
những giải pháp mang tính khả thi
+ Lấy nguồn từ internet.
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương chính:
Chương I. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở và phong cách lãnh đạo của Nhà
lãnh đạo, quản lý Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải.
Chương II. Thực trạng văn hóa công sở tại Ban Quản lý dự án các công trình
hàng hải và những ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến việc xây dựng văn hóa
công sở.
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xây dựng văn
hóa công sở tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải.
Từ những kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường, được sự hướng dẫn và
giúp đỡ của toàn thể anh, chị em trong Phòng Tổ chức - Hành chính của Ban Quản
lý dự án các công trình hàng đã giúp em trong quá trình học hỏi, làm việc để hoàn
thành đề tài này. Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nhiệm thực tế nên quá trình viết

chuyên đề của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong thầy nhận xét và chỉ ra những
thiếu sót và hạn chế để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm


ơn thầy và sự giúp đỡ của các anh, chị, em cán bộ nhân viên Ban Quản lý dự án
các công trình hàng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin trân trọng cảm ơn!

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC
CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
I. Khái quát về Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Địa chỉ: Số 8, Phạm Hùng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại/Fax: (04) 379.575.29
Email: mwpmu.gov.vn
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải tiền thân là Ban quản lý dự án
hàng hải III được thành lập theo Quyết định số 960/2002/QĐ-BGTVT ngày
04/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, là đơn vị hành chính sự nghiệp
trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải
và được đổi tên thành Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải theo Quyết định
số 22/QĐ-CHHVN ngày 14/01/2015 của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Tại Quyết định số số 22/QĐ-CHHVN ngày 14/01/2015 của Cục trưởng Cục
Hàng hải Việt Nam quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản
lý dự án các công trình hàng hải, cụ thể như sau:
- Thực hiện quản lý các dự án do Cục Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư: Lập
báo cáo nghiên cứu, báo cáo kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổ chức thiết kế dự toán và

đánh giá tác động môi trường của dự án;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình nạo vét, duy tu các luồng
hàng hải;
- Tổ chức thực hiện giám sát hoạt động nạo vét duy tu luồng hàng hải theo


đúng quy định của Pháp luật;
Tính đến thời điểm hiện nay, sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự
quan tâm và lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cũng như của Đảng và Nhà nước,
Ban đã gặt hái được những thành công đáng kể và được nhiều Bằng khen, Giấy
khen của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam về việc công nhận thành
tích hoạt động của Ban, và nhiều tuyến luồng hàng hải đã được đưa vào sử dụng,
phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Điển hình là Dự án đầu tư nâng cấp luồng
cho tàu biển 10.000DWTđầy tải vào cảng Cửa Lò đã đưa vào sử dụng hồi tháng
5/2015 và nhiều dự án khác đang được Ban quản lý.
1.3. Cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN


PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
QUẢN LÝ
DỰ ÁN

PHÒNG
KẾ
HOẠCH KỸ
THUẬT

VĂN
PHÒNG
TẠI TP.
HỒ CHÍ
MINH

- Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất, đứng đầu Ban, điều hành mọi
hoạt động của Ban và có chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của Ban trước
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và Nhà nược
- Giúp việc cho Giám đốc có 02 Phó Giám đốc, 04 phòng tham mưu và 01
văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi một phòng tham mưu có một chức
năng nhiệm vụ riêng nhưng đều thực hiện một mục đích chung là góp phần cho sự


phát triển của Ban, sự phát triển của ngành Hàng hải nói riêng và của đất nước nói
chung.

Ảnh tập thể CBVC-NLĐ Ban QLDA các công trình hàng hải
II. Thực trạng văn hóa công sở tại Ban Quản lý dự án các công trình

hàng hải
Nói đến thực trạng thì ai cũng biết trong cơ quan hành chính, thực trạng về
văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay ở Việt Nam chính là
một điều đáng được chủ trọng và nói lên như:
- Cách ứng xử nơi công sở.
- Thái độ và phong cách làm việc trong công sở.
- Thời gian đến công sở.
- Trách nhiệm đối với công việc.
Tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải đã xây dựng riêng Quy chế
làm việc của cơ quan. Trong Quy chế có các mục quy định rõ các điều mà CBVCNLĐ Ban được làm và không được làm thể hiện tính văn hóa nơi công sở, cụ thể
như sau:
2.1. Nội quy, quy chế làm việc:
2.1.1. Các quy định chung cần nghiêm túc thực hiện trong phạm vi cơ
quan
- Không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp và nơi đông người,
- Không sử dụng bia rượu, tổ chức ăn uống trong giờ làm việc (trừ các dịp


liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao),
- Không tụ tập uống nước, nói chuyện phiếm, gây tiếng ồn trong giờ làm việc,
- Không sử dụng máy tính chơi trò chơi điện tử; truy cập các trang Web có nội
dung không lành mạnh,
- Nghiêm cấm chơi bài, đánh bạc dưới mọi hình thức,
- Không thắp hương, nấu nướng trong phòng làm việc,
- Không đưa trẻ em vào cơ quan và phòng làm việc (trừ trường hợp đặc biệt
và vào các dịp Ban tổ chức liên hoan cho các cháu)
- Không mang vật nuôi và các chất dễ cháy, nổ; vũ khí; vật gây mất vệ sinh,
ảnh hưởng đến môi trường, an ninh trật tự vào cơ quan
- Không chơi thể thao trong giờ làm việc (trừ trường hợp Ban hoặc Công đoàn
Ban tổ chức các phong trào)

2.1.2. Ứng xử giao tiếp
a) Giao tiếp và ứng xử trong nội bộ
CBVC-NLĐ khi thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện đầy đủ các quy định về
những việc được làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Ban và Lãnh đạo đơn vị khi giao tiếp, ứng xử đối với cán bộ
CBVC-NLĐ và người lao động: phải có thái độ tôn trọng, chuẩn mực, ngôn ngữ
giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, không nói tiếng lóng,
- Lãnh đạo Ban và Lãnh đạo các đơn vị nếu có chương trình họp hoặc tiếp
khách cần tự giác không sử dụng rượu, bia trước đó,
- CBVC-NLĐ khi giao tiếp, ứng xử với nhau và với đồng nghiệp: phải có thái
độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Nếu có vấn đề không nhất trí trong trao đổi có
thể trực tiếp phản ánh với các cấp Lãnh đạo theo quy chế dân chủ của Ban để được
giải quyết.


- CBVC-NLĐ khi giao tiếp, ứng xử với lãnh đạo: phải trân trọng, đúng mực.
Lãnh đạo Ban có quyền từ chối tiếp CBVC-NLĐ (hoặc khách đến liên hệ công tác)
trong trạng thái thiếu tỉnh táo do uống bia, rượu
b. Giao tiếp và ứng xử với khách
Trong giao tiếp và ứng xử với khách, Lãnh đạo và CBVC-NLĐ phải lịch sự,
nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về các
yêu cầu của khách liên quan đến giải quyết công việc. Không được có thái độ bất
nhã, gây khó khăn hoặc phiền hà đối với khách
c. Giao tiếp qua điện thoại và thư công tác
- Giao tiếp qua điện thoại
+ CBVC-NLĐ khi nhấc máy trao đổi bằng điện thoại cần chủ động lịch sự
xưng tên và đơn vị công tác (Ví dụ : Alô, Văn phòng Ban QLDA các công trình
hàng hải xin nghe)
+ Nội dung trao đổi cần ngắn gọn, lịch sự, tập trung vào công việc, tránh nói
chuyện phiếm kéo dài; không ngắt điện thoại đột ngột.

+ Khi kết thúc cuộc điện thoại nên nói lời cảm ơn.
+ Trao đổi bằng thư công tác: CBVC-NLĐ khi trao đổi bằng thư công tác cần
sử dụng văn phong mạch lạc, ngắn gọn, tuân thủ quy định về tiếp nhận, xử lý và
ban hành văn bản của Ban.
d. Giao tiếp và ứng xử trong các cuộc họp
- Đối với các cuộc họp với Lãnh đạo cấp trên và họp riêng với Lãnh đạo Ban,
người được mời dự họp tự giác tắt điện thoại di động khi bắt đầu cuộc họp.
- Đối với các cuộc họp khác: nên để điện thoại ở chế độ rung và khi cần trao
đổi điện thoại nên tự giác ra ngoài phòng họp để trao đổi, tránh tiếng ồn.
- Trong các cuộc họp, nên tránh các hành vi như : ngáp; khạc nhổ; ngoáy tai,
ngoáy mũi; rung đùi và nói chuyện riêng gây tiếng ồn.
- Trong cuộc họp khi muốn phát biểu phải đăng ký với Ban Tổ chức hoặc giơ
tay. Khi được mời phát biểu nên nói ngắn gọn, tôn trọng chủ tọa và các thành phần
tham dự.
2.1.3. Đồng phục làm việc


a) Đối với khối văn phòng
- Thực hiện mặc đồng phục vào Thứ hai, Thứ năm hàng tuần. Các trường hợp
khác sẽ có thông báo cụ thể sau.
- Đồng phục bao gồm:
+ Nam: áo sơ mi trắng có in lôgô và tên cơ quan, quần xanh đen.
+ Nữ: áo sơ mi trắng có in lôgô và tên cơ quan, quần/chân váy xanh đen.
- Trong trường hợp chưa có đồng phục, NLĐ phải mặc trang phục công sở gọn
gàng, lịch sự.
b) Đối với khối công trường
- Luôn luôn mặc đồng phục khi làm việc trên công trường.
- Đồng phục bao gồm: Bộ quần áo công trường (có biển in lôgô và tên cơ quan),
áo phao (khi làm nhiệm vụ trên sông/biển), áo phản quang, mũ bảo hộ có in lôgô và
tên cơ quan, giày và găng tay bảo hộ.

- Khi người lao động nghỉ việc, Tổ trưởng Tổ TVGS có trách nhiệm thu hồi lại
toàn bộ đồng phục lao động đã phát, chuyển về Phòng QLDA để cất trữ và báo Phòng
TCHC để hoàn tất thủ tục cho thôi việc.
2.1.4. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
a) Thời giờ làm việc:
* Khối văn phòng: 40 giờ/tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu.
* Khối công trường: từ thứ Hai đến thứ Bảy.
Tùy theo tính chất công việc và đặc điểm của từng địa phương nơi trú đóng,
các Tổ trưởng Tổ TVGS thông báo giờ làm việc theo tiến độ và yêu cầu của công
việc được giao, báo cáo tình hình thực hiện chấm công hàng ngày để phòng chức
năng tổng hợp, theo dõi và thanh toán các chế độ liên quan.
b) Thời giờ nghỉ ngơi:
* Nghỉ trong ngày:
- Khối văn phòng: từ 12 giờ 00 đến 13 giờ 00 hàng ngày.
- Khối công trường: tùy theo điều kiện làm việc, Tổ trưởng Tổ TVGS bố trí
phương án giờ làm việc và giờ nghỉ trong ngày phù hợp.
* Nghỉ hàng tuần:


- Khối văn phòng: Nghỉ ngày Thứ 7 và Chủ nhật.
- Khối công trường: Căn cứ vào tình hình thực tế công việc tại công trường để
quy định ngày nghỉ hàng tuần cho phù hợp.
* Nghỉ ngày Lễ, Tết:
Được nghỉ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời, Phòng TCHC
thừa lệnh Giám đốc có thông báo lịch nghỉ cụ thể và phân công cán bộ trực cơ
quan, hiện trường.
* Nghỉ hàng năm:
- NLĐ được giải quyết nghỉ phép năm, cụ thể như sau:
+ NLĐ sau 6 tháng làm việc được giải quyết nghỉ phép năm theo quy định.
Cụ thể số ngày nghỉ phép được giải quyết tương ứng với số tháng làm việc của

người lao động tại cơ quan.
+ Số ngày nghỉ hàng năm được tăng theo thâm niên làm việc tại cơ quan, cứ
05 năm được nghỉ thêm 01 ngày.
* Nghỉ về việc riêng có hưởng lương:
- Được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
* Nghỉ việc riêng không hưởng lương:
- NLĐ có thể thỏa thuận (bằng văn bản) với lãnh đạo Ban để nghỉ việc riêng
không hưởng lương. Ngoài ra, các trường hợp nghỉ ốm đột xuất (bằng văn bản) không
có xác nhận của cơ sở y tế dưới 02 ngày được giải quyết nghỉ việc riêng không hưởng
lương.
c) Làm thêm giờ:
Số giờ làm thêm trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm thực hiện
theo Quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan


Bên cạnh những việc thực hiện
những nội quy quy chế của cơ quan thì
phong trào “4 xin - 4 luôn” do Đảng bộ
Bộ Giao thông vận tải phát động luôn
được Ban đẩy mạnh. Phương châm
được đóng khung cẩn thận và treo
nhiều nơi trong cơ quan như: sảnh tầng
1, cửa thang máy để mọi người dễ quan
sát và thực hiện.
III. Phong cách của Nhà lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng
văn hóa công sở.
3.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ lực
ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách lãnh đạo là cách thức
làm việc của nhà lãnh đạo gồm hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động của

nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Phong cách lãnh
đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quảnlý, nó không chỉ thể hiện tính
khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của
người lãnh đạo. Mỗi nhà quản trị đều có một phong cách lãnh đạo riêng, không có
phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho mọi tình huống quản trị, điều quan trọng là
nhà quản trị biết cách vận dụng phong cách lãnh đạo tuỳ thuộc vào mỗi tình huống
cụ thể. Cách Nhà quản trị thường sử dụng 3 phong cách lãnh đạo cơ bản đó là
phong cách lãnh đạo chuyên quyền; phong cách lãnh đạo dân chủ; phong cách lãnh
đạo tự do.
3.2. Phong cách lãnh đạo, quản lý của Giám đốc Ban Quản lý dự án các
công trình hàng hải
3.2.1. Đôi nét về Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải


- Họ và tên: Bùi Nguyên Khôi
- Sinh ngày: 25/4/1972
- Quê quán: Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội
- Dân tộc: Kinh
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học
- Trình độ chính trị: Trung cấp lý luận
chính trị

Ông Bùi Nguyên Khôi - Giám đốc Ban QLDA
các công trình hàng hải

Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải được bổ nhiệm theo
Quyết định số 118/QĐ-CHHVN ngày 12/2/2015 do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt
Nam bổ nhiệm. Từ khi được bổ nhiệm Giám đốc Ban luôn cố gắng hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam giao phó, đáng nói
nhất là Dự án đầu tư nâng cấp luồng cho tàu biển 10.000DWT đầy tải vào cảng

Cửa Lò đã được đưa vào sử dụng hồi tháng 5/2015 và được Bộ Giao thông vận tải,
Cục Hàng hải Việt Nam trao tặng Bằng khen, Giấy khen.
3.2.1. Phong cách lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa
công sở
Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải với phong cách lãnh đạo
dân chủ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho CBNV cấp dưới được phát huy
sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra
bầu không khí tâm lý tích cực trong quá làm việc bên cạnh đó tạo nên môi trường
làm việc thân thiện, cán bộ nhân viên trong Ban thêm gắn kết để cùng làm việc có
hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, phong cách lãnh đạo dân chủ này giúp Người lãnh đạo
phát huy được năng lực tậpvà trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của
cấp dưới, quyết định của Người lãnh đạo được cấp dưới tin tưởng và làm theo .
Phong cách lãnh đạo này có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng văn hóa công sở của
cơ quan, cụ thể như sau:


a) Chìa khóa quan trọng để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động
Với phong cách quản lý, lãnh đạo điều hành dân chủ tại Ban Quản lý dự án
các công trình hàng hải đã cơ hội nhiều lao động trẻ được thỏa sức sáng tạo và phát
huy tiềm năng của mình bằng những việc như:
- Lao động trẻ được xung phong làm đi công trình, giám sát, quản lý các dự
án mà Ban đang phụ trách.
- Sáng tạo các giải pháp tham mưu về công tác quản lý dự án cho Cục HHVN
và Bộ Giao thông vận tải.
b) Tạo động lực lao động , tăng hiệu suất lao động.
Ông Bùi Nguyên Khôi cho ban hành quy chế văn hóa công sở Ban Quản lý
dự án các công trình hàng hải. Do cách làm việc dân chủ hiệu nên đã có một số nội
dung chính sau:
Điều kiện và chế độ thời gian lao động: đây là yếu tố có ảnh hưởng không
nhỏ tới động lực lao động, khi điều kiện lao động thuận lợi, môi trường lam việc

đảm bảo an toàn, vệ sinh người lao động sẽ yêu thích công việc hơn, làm việc tốt
hơn. Tại Ban ngoài việc đi làm đúng giờ điểm danh bằng vân tay để quản lý nhân
viên ra, do đặc thù của ngành hàng hải cho nên ông cho một số nhân viên được
ngoại lệ về mặt thời gian khi đi công tác tại các công trường.
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Ông cho sự sắp xếp, bố trí công việc phục vụ
cho người lao động đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất để người lao động phát
huy một cách tối đa mọi khả năng của bản thân. Các trưởng phòng được tự do sắp
xếp bố trí công việc cho nhân viên và báo cáo lên Ban giám đốc vào kỳ họp giao
ban hàng tháng.
- Tiền lương: Là số tiền mà tổ chức trả cho người lao động vì những gì họ đã
phục vụ. Khi người lao động cảm thấy thu nhập nhận được là tương xứng với công
sức họ bỏ ra thì người lao động sẽ co động lực để làm việc phục vụ tổ chức. Thù
lao lao động không công bằng sẽ có ảnh hưởng xấu tới động lực lao động vì khi đó
họ cho rằng mình đang bi đối xử không công bằng. Vì vậy người quản lý cần phải
thực hiện công tác thù lao lao động một cách hợp lý nhất tạo tam lý thoải mái và
tinh thần đoàn kết tập thể. Ngoài mức lương do nhà nước quy định, việc hoạt động
như một doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Giám đốc Ban còn đề xuất làm hồ sơ


xin với Bộ Giao thông vận tải để Ban được hưởng cơ chế đặc thù của ngành để
tăng thu nhập cho nhân viên.
- Đánh giá kết quả làm việc: là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan
trọng và luôn tồn tại trong mọi tổ chức. Hoạt động đánh giá kết quả làm việc xác
định mức lao động mà người lao động đã thực hiên được để xét các mức khen
thưởng hoặc kỷ luật đồng thời qua công tác đánh giá cũng xem xét được năng lực,
thành tích và triển vọng của từng lao động từ đó đưa ra các quyết định nhân sự có
liên quan. Kết quả đánh giá cũng có ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của từng người
nên nếu đánh giá không chính xác có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn cho
nên việc công nhận, đánh giá kết quả làm việc của ông Bùi Nguyên Khôi với nhân
viên được thực hiện dân chủ chặt chẽ.

- Kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định những hành vi cá nhân của
người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các
chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi thực hiện kỷ luật lao động người quản lý nên tránh
tình trạng xử lý mang tính cá nhân gây bất bình cho người lao động.
- Công tác đào tạo cho lao động là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của tổ chức. Do vậy trong các tổ chức công tác đào tạo phát triển
cần được thực hiện một cách bài bản có kế hoạch rõ ràng, đối tượng được đào tạo
cũng phải chon lựa kỹ lưỡng tránh trường hợp đào tạo sai tay nghề chuyên môn.
Người lao động luôn muốn học tập nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng sản xuất,
khi chính sách đào tạo hợp lý sẽ tao được động lực cho họ làm việc.
- Văn hóa trong tổ chức: là toàn bầu văn hóa ứng xử, giao tiếp trong tổ chức.
Nơi nào có được bầu không khí văn hóa tốt sẽ có được tinh thần đoàn kết cao, thực
hiện công viêc dễ dàng hơn,làm việc với tinh thần hăng say vui vẻ, cán bộ công
nhân viên biết quan tâm tới nhau cả trong công việc và trong cuộc sống. Ngược lại
dù điều kiện cơ sở vật chất có cao, khen thưởng, lương bổng có tốt tới mấy cũng sẽ
gây chán nản cho người lao động.
c) Kích thích sự sáng tạo cho nhân viên.
Tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải, một năm ông Bùi Nguyên
Khôi cho phổ biến phát động phong trào thi đua đăng ký sáng kiến, khuyến khích


các CBVC-NLĐ Ban tham gia đăng ký sáng kiến về công tác quản lý thi công
công trình, dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải hằng năm. Qua đó kích thích sự
sáng tạo về các mặt khoa học kĩ thuật và kinh nhiệm cho toàn thể CBVC-NLĐ
Ban.
d) Thu hút và giữ chân người lao động
Với chính sách về tiền lương hợp lý, môi trường làm việc hiện đại, lãnh đạo
Ban dân chủ hòa đồng mặc dù là Ban quy mô không lớn nhưng Ban đã tuyển dụng
rất nhiều cán bộ có trình độ cao, có năng lực và từ khi thành lập tới số lượng nhân
sự của Ban là 80 người. Mặc dù phương thức quản lý cơ quan nhà nước do chính

phủ đặt ra nhưng Người lãnh đạo Ban luôn thực hiện việc tuyển dụng lao động ưu
tiên thêm một số lao động có trình độ, không phân biệt quan biết và đặc biệt loại
trừ tình trạng chạy chức chạy quyền hiện nay.
e) Tạo sự thống nhất nhịp nhàng với nhân viên trong làm việc
Tạo sự làm việc thống nhất giữa các nhân viên: phong cách làm việc của
Lãnh đạo sẽ giúp nhân viên củng cố niềm tin, đoàn kết và trung thành với tổ chức,
tạo cho tất cả mọi người trong cơ quan cùng chung sức làm việc, vượt qua những
giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của cơ quan.
f) Phong cách lãnh đạo hình thành nền văn hóa công sở
Văn hóa quyền lực: đặc trưng chính này là Giám đốc Ban Quản lý dự án các
công trình hàng hải và nắm quyền lực hầu như tuyệt đối. Tại Ban Quản lý dự án
các công trình hàng hải văn công sở được thể hiện qua văn hóa quyền lực cơ quan
các nhân viên cán bộ công chức, tin tưởng tuyệt đối vào lãnh đạo và thực hiện
nhiệm vụ được giao quan trọng.
Tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải văn công sở được thể hiện
qua văn hóa quyền lực cơ quan các nhân viên cán bộ công chức, tin tưởng tuyệt đối
vào lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ được giao quan trọng. Giám đốc Ban làm
gương cho cấp dưới noi theo. Nói cách khác, Lãnh đạo Ban là một nhân vật có tầm
cỡ về tài năng và đức độ, được mọi người tôn trọng, kính phục. Các nhân viên
thường chú trọng đến qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi công việc. vai trò của
Người lãnh đạo là khuyến khích các nhân viên làm việc trong tinh thần sáng tạo,


dám nhận lãnh trách nhiệm, dám mạnh dạn xử lý một vấn đề theo định hướng phù
hợp với quyền lợi chung của tổ chức khi chưa nhận được chỉ thị trực tiếp từ cấp
trên. Do đó vai trò của Người lãnh đạo là khéo léo hướng dẫn những cá nhân có
đầu óc sáng tạo cao vào các mục tiêu chung của tổ chức và không có thái độ phô
trương quyền uy đối với họ.



CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ
VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Các giải pháp nâng cao văn hóa công sở tại Ban Quản lý dự án các công
trình hàng hải.
- Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ CCVC-NLĐ về văn hóa công sở và tầm
quan trọng của văn hóa công sở. Chú trọng đến công tác tuyên truyền miệng, gắn
với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện hiệu quả việc học tập và làm
theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào thi đua xây dựng người cán
bộ công chức “trung thành - tận tụy - sáng tạo - gương mẫu”. Phát huy hiệu quả vai
trò, trách nhiệm của cấp ủy và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền,
vận động, giáo dục đoàn viên, cán bộ viên chức - người lao động
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xây
dựng và thực hiện văn hóa công sở . Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thường xuyên
quan tâm, gương mẫu và nghiêm túc trong tổ chức thực hiện văn hóa công sở của
cơ quan, đơn vị mình. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện văn hóa công sở trong cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc.
- Chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng, động viên cán bộ công chức,
viên chức thực hiện tốt văn hóa công sở. Bổ sung việc thực hiện văn hóa công sở
vào tiêu chí bình xét thi đua hằng năm. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy
định về văn hóa công sở.
- Ban cần có các biện pháp, kế hoạch cụ thể tuyên truyền nâng cao nhận thức
của cán bộ lãnh đạo, cán bộ viên chức người lao động về cải cách hành chính nói
chung và về văn hóa công sở nói riêng để hiểu rõ hơn yêu cầu, lợi ích của văn hóa
công sở tạo ra.
- Từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan nói chung và Ban Quản lý dự
án các công trình hàng hải nói riêng dựa trên các quy định của Chính phủ cụ thế
hóa thành các quy định của ngành, địa phương, cơ quan mình. Đồng thời cần có
các chế tài xử lý vi phạm, khen thưởng, khuyến khích, động viên đối với những



gương thực hiện mẫu mực, những đề xuất, sáng kiến cải tiến phương thức tổ chức
hoạt động công sở.
- Ban cần rà soát và xây dựng quy chế làm việc, quy trình giải quyết công
việc chuẩn mực, khoa học và thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để nội quy, quy chế đã
được đề ra; xây dựng kênh thông tin minh bạch, công khai, áp dụng các phong
cách quản lý dân chủ. Mỗi cơ quan tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ
mà đề ra những khẩu hiệu, triết lý hành động, chuẩn mực văn hóa riêng. Điều này
sẽ góp phần xây dựng nên truyền thống, tạo nên những giá trị riêng, nét riêng của
mỗi công sở trên cơ sở chuẩn mực chung và văn hóa, truyền thống dân tộc.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về các kỹ năng thực hành văn hóa
công sở như: kỹ năng giao tiếp; nghi thức và ứng xử trong hành chính; kỹ năng
thiết kế quy trình làm việc khoa học; phong cách và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kỹ
năng tổ chức khoa học công việc và chính dựa vào nhu cầu thực thi văn hóa công
sở để cấp kinh phí thỏa đáng cho các cơ quan hành chính nhà nước.
Phát huy mạnh mẽ phương châm “4 xin - 4 luôn”.


KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận chúng ta thấy được tầm quan trọng của phong cách lãnh
đạo quản lý và sự ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng văn hóa công sở, cũng như
thấy được tầm quan trọng của văn hóa công sở trong tổ chức và rộng hơn là trong
đời sống xã hội. Nó thể hiện bản sắc dân tộc, nền văn hóa công sở cần được duy
trì, phát triển, hòa nhập chứ không hòa tan.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải đã có tình thần trách
nhiệm cao trong việc chỉ đạo thực hiện quy chế văn hóa công sở trong cơ quan. Và
chính lãnh đạo cũng là người mẫu mực thực hiện đúng tất cả các nội quy, quy chế
để nhân viên noi theo. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chỉ đạo chưa quyết liệt dẫn
đến việc hiệu quả thi hành công vụ chưa cao.

Tại Ban QLDA các công trình hàng hải với quản lý tốt, Lãnh đạo dân chủ tạo
điều kiện cho cán bộ công chức viên chức, sáng tạo làm việc hiệu quả và tạo ra văn
hóa công sở đáng để các cơ quan và doanh nghiệp khác học hỏi .


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục
2. Quy chế văn hóa công sở Ban QLDA



×