Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quy trình sản xuất lúa của viện lúa ĐBSCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.34 KB, 16 trang )

Quy trình sản xuất lúa của Viện lúa ĐBSCL
QUI TRÌNH SẢN XUẤT LÚA
Theo Viện lúa ĐBSCL
I. CHỌN LỰA GIỐNG LÚA
Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng
suất lúa.
Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, năng suất cao, chống
chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
như OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa
thơm, v.v.
Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận (theo qui
định của Bộ NN & PTNT):
- Độ sạch (% khối lượng) > 99,0%
- Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%
- Hạt khách giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%
- Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt
- Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) < 85%
- Độ ẩm (%) < 13.5 %
II. CHUẨN BỊ ĐẤT
Đối với vụ Đông xuân:
Dọn sạch cỏ.
Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo.
Đối với vụ Hè thu:
Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.
Phơi ải trong thời gian 1 tháng.
Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng
mặt ruộng kèm theo.
Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo
diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (2035HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng
(6-12 HP).
Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.


III. BIỆN PHÁP GIEO SẠ


1. Chuẩn bị hạt giống

Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối
15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.

Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.

Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.

Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.
Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.
2. Biện pháp gieo sạ

Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.

Hình 5: Máy sạ hàng

Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.

Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.
Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích
trống và trách làm ướt bên trong trống để hạt ra đều.
IV. BÓN PHÂN
Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.
Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so
màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng

của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.
Loại phân, liều lượng và thời gian bón cho lúa (tính cho 1000 m2)
Loại đất
Thời kỳ bón
Ra rễ
(7-10 NSG) Đẻ nhánh
(22-25 NSG) Đón đòng
(42-45 NSG) Bón nuôi hạt
(55-60 NSG)
Vụ Hè thu
Đất phù sa 15 kg NPK
20-20-15
4-5 kg DAP
7-8 kg Urê 5-6 kg Urê
3 kg KCL
Phun KNO3 trước và
sau trỗ 7 ngày,
150 g/bình 8 lít, 4 bình
Đất phèn nhẹ và trung bình 15 kg NPK
20-20-15
6-7 kg DAP
6-7 kg Urê 4-5 kg Urê
3 kg KCL
Phun KNO3 trước và


sau trỗ 7 ngày,
150 g/bình 8 lít,
4 bình
Vụ Đông xuân

Đất phù sa 10 kg NPK
20-20-15 và
4-5 kg Urê 4-5 kg DAP
7-8 kg Urê 7-8 kg Urê
3 kg KCL
Phun KNO3 trước và
sau trỗ 7 ngày, 150
g/bình 8 lít, 4 bình
Đất phèn nhẹ và trung bình 15 kg NPK
20-20-15
5-6 kg DAP
6-7 kg Urê 5-6 kg Urê
3 kg KCL
Phun KNO3 trước và
sau trỗ 7 ngày,
150 g/bình 8 lít,
4 bình
Ghi chú: NSG = Ngày sau gieo
V. QUẢN LÝ NƯỚC
Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng
trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó
rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt đầu
cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai
đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn
trong 2-3 ngày.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5
cm.
Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai
đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.

VI. PHÒNG TRỪ CỎ DẠI
Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sử dụng hóa chất diệt
cỏ bao gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC,
Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v.
VII. PHÒNG TRỪ SÂU HẠI
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm:
Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại sâu và
các lá có mang sâu.


Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm
muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng,
ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách
không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều
loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc
chọn lọc ít độc đến thiên địch.
Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus
thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy và 2 chế phẩm
từ nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế phẩm
nấm trắng) để trừ các loài rầy, bọ xít và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch,
chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ
kỹ thuật 4 đúng:

Đúng thuốc: Chọn thuốc đúng đối tượng sâu hại.

Đúng liều lượng: Tuân thủ quy định về liều lượng thuốc và nước pha theo
chỉ dẫn ghi trên nhãn chai.

Đúng lúc: Phun khi mật số sâu hại phát triển nhiều hơn mật số thiên địch.


Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa,
sâu ở trên lá hay trên thân.
Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:

Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và
Trebon 10ND.

Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và
Trebon 10ND.

Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.

Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.

Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và
Regent 10H.

Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
VIII. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI
1. Bệnh đạo ôn:
Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ ĐX và HT
và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá
và cổ gié. Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có
sương mù như trong vụ đông xuân. Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị:

Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời.

Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole
hay Probenazole để phun.



2. Bệnh khô vằn:
Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ Hè thu vào giai đoạn sau khi
đẻ nhánh tối đa, hoặc khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35-40 NSS).
Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:

Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.

Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian
15-30 ngày để diệt mầm bệnh

Sử dụng thuốc hoá học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục
bộ ở từng điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh:
Hexaconazol, Iprodione.
3. Bệnh Bạc lá
Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè
Thu trong giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để
phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã
khuyến cáo.
IX. PHÒNG TRỪ CHUỘT
Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt
bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt.
Đánh bả chuột: dùng lúa mộng hay thức ăn gia súc làm mồi trộn với thuốc Fokeba
5% hay Zinphos 20 % với tỉ lệ 1/50, nên đặt nhiều đợt, cách nhau 4-5 đêm, giá để
mồi có thể là ống tre, vỏ dừa. Sử dụng thuốc viên Klerat 0,05 % để nhét vào
miệng hang.
Bẫy cây trồng: trong khu vực khoảng 1 km2 (100 ha) bố trí 5 ruộng gieo trồng
sớm hơn 1 tháng, cách nhau 500 m, mỗi ruộng có hàng rào ny lông cao 80-100cm
và 8 lồng hom (2/bờ). Sử dụng giống lúa thơm để dẫn dụ chuột.

Dùng thuốc xông hơi như DDVP, Phosphine hay khí đá bỏ vào hang và bịt miệng
hang lại.
Gặt lúa dồn từ xung quanh vào giữa, cuối cùng bao lưới để bắt.
X. THU HOẠCH
Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90%
số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.
Nên sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa.
Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng.


Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa.
XI. CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN (SƠ CHẾ)
Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng
lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được.
Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc
lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ-2000 để làm khô lúa.
Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những nơi khô
ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14%.
Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.
/>

Hào hứng trồng lúa sạch (14/03/2017)
Mô hình trồng lúa hữu cơ ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình (Vĩnh Long)
đang được cộng đồng rất quan tâm. Đây là mô hình đầu tiên ở địa
phương này sản xuất lúa theo quy trình sạch và được bao tiêu sản
phẩm sau thu hoạch.
Cơ hội làm giàu
Chúng tôi tìm đến Mỹ Lộc đúng thời điểm bà con trong xã vừa thu hoạch xong mô
hình lúa hữu cơ (vụ ĐX 2016 - 2017). Đi đến đâu cũng nghe bà con hào hứng bàn
tán về việc sản xuất lúa hữu cơ theo quy trình. Thậm chí có nhiều hộ đang có kế

hoạch tiếp tục mở rộng diện tích làm lúa hữu cơ trong vụ tới vì sản phẩm sau thu
hoạch được ký hợp đồng bao tiêu với giá cao.



Thu hoạch lúa hữu cơ
Nông dân Nguyễn Phước Thành (ấp 11, xã Mỹ Lộc) phấn khởi khoe: “Đây là vụ
đầu tiên bà con chúng tôi trồng thử nghiệm mô hình lúa hữu cơ theo hợp đồng bao
tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ. Tuy mới bắt tay vào sản xuất lúa theo quy trình
nhưng bà con đã bước đầu thay đổi được tư duy và ý thức sản xuất, không còn
phun xịt bừa bãi như trước nữa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường và chất
lượng lúa gạo”.
Theo ông Thành, gia đình ông đã đăng ký tham gia mô hình sản xuất thử nghiệm
lúa hữu cơ (giống lúa thơm Jasmine 85) trên diện tích 4.000m2. Sau khoảng 100
ngày cho thu hoạch được 1,8 tấn, Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh
(Sài gòn Co.op) xuống thu mua với giá 9.700 đ/kg. Như vậy, với diện tích lúa hữu
cơ này gia đình ông đã thu được 17,5 triệu đồng.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Được (Bảy Được), cùng ấp cũng tham gia mô
hình trồng lúa hữu cơ ngay từ những ngày đầu với diện tích 5.000m2, sau khi thu
hoạch cân “tươi” cho Sài Gòn Co.op cũng thu về được hơn 21 triệu đồng. Tính ra,
sau khi trừ hết mọi chi phí sản xuất cho lãi ròng hơn phân nửa số tiền trên.
“Canh tác lúa hữu cơ theo quy trình cũng không khó, lại có lợi cho sức khỏe, môi
trường và nhất là được bao tiêu sản phẩm với giá cao nên bà con phấn khởi. Đặc
biệt, từ khi đi vào sản xuất lúa sạch thấy tôm, cá về đầy trên đồng rộng, kênh
mương, chứ không bị chết sạch như thời còn phun thuốc trước đây nữa, nhìn
sướng mắt!”, ông Bảy Được chia sẻ.
Với kinh nghiệm sau 2 vụ sản xuất lúa hữu cơ, nhiều nông dân ở ấp 9, xã Mỹ Lộc
càng thêm hào hứng tiếp tục bước vào vụ lúa thứ 3 và mở rộng diện tích lên hơn
40ha (vụ ĐX 2016 - 2017). Chị Nguyễn Thị Sang có 6 công ruộng canh tác theo
quy trình lúa hữu cơ ngay từ vụ đầu tiên cho biết, do 2 vụ đầu chưa có nhiều kinh

nghiệm và thời thiết bất lợi nên gần như không có lời. Tuy nhiên, bà con không
nản vẫn tích cực tham gia tất cả những buổi hội thảo đầu bờ để áp dụng đúng quy
trình kỹ thuật, với hy vọng sẽ cải thiện được năng suất lúa và sản xuất thành công
lúa hữu cơ sạch.
Gặp chúng tôi, chị Sang bộc bạch: “Theo thói quen như trước đây cứ thấy lúa có
sâu bệnh là đem phân, thuốc hóa học ra phun xịt vô tội vạ, vừa tốn tiền nhiều lại
gây ô nhiễm. Còn hiện nay sản xuất lúa hữu cơ, toàn bộ phải bón bằng phân hữu
cơ vi sinh và phải đúng quy trình nữa mới đảm bảo chất lượng gạo sạch đáp ứng
theo nhu cầu của đơn vị hợp đồng bao tiêu”.
Theo chị Sang, bà con trong xã Mỹ Lộc đang rất hào hứng canh tác lúa hữu cơ
theo quy trình vì không phải lo đầu ra sản phẩm. Ngay từ đầu vụ đã được đơn vị


thu mua ký hợp đồng bao tiêu, các công ty cũng xuống hỗ trợ kỹ thuật và cung
ứng vật tư phân bón, thuốc hữu cơ vi sinh cho thanh toán trả chậm vào cuối vụ khi
thu hoạch lúa xong. Do vậy, nhiều hộ dân sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất
trong vụ sắp tới; thậm chí có nông dân còn thuê thêm ruộng để sản xuất lúa hữu cơ
theo quy trình.
Quy hoạch cánh đồng lúa hữu cơ
Để hoạt động hiệu quả ngay từ vụ lúa đầu tiên, địa phương đã thành lập HTX Tân
Tiến để điều hành. Cán bộ Phòng NN-PTNT và đơn vị cung ứng phân hữu cơ và
các kỹ sư sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cho bà con thực hiện mô hình. Giống lúa
được sử dụng trong mô hình là lúa thơm Jasmine 85. Sài Gòn Co.op đứng ra hợp
đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con với giá cao. Cty TNHH Phát triển nông nghiệp
Phương Nam (PADCO) được chọn cung ứng phân, thuốc hữu cơ vi sinh và tư vấn
kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân tham gia mô hình.
Ông Dương Văn Thành, GĐ HTX Tân Tiến (xã Mỹ Lộc) cho biết, qua mấy vụ sản
xuất lúa hữu cơ, nhiều hộ dân tham gia mô hình vẫn còn băn khoăn vì năng suất
lúa và lợi nhuận còn thấp, trong khi chi phí phân, thuốc hữu cơ lại cao. Nguyên
nhân do trước đây bà con làm lúa sử dụng phân, thuốc hóa học, nay chuyển sang

làm lúa hữu cơ nên chưa nắm bắt kịp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong vụ TĐ bà con lúc đầu chưa có nhiều kinh
nghiệm cộng với thời tiết bất lợi nên năng suất lúa không cao, chỉ khoảng 3,8
tấn/ha. Tuy nhiên, bù lại lúa thu hoạch bán được giá 11.000 đ/kg, cao hơn lúa
thường cùng loại từ 3.000 - 4.000 đ/kg và được bao tiêu toàn bộ. Do vậy, đến vụ
ĐX 2016 - 2017 diện tích lúa trong mô hình ở xã Mỹ Lộc đã tăng lên đến hơn
40ha, với trên 70 hộ tham gia.
+ Theo ông Lê Tiến Dũng, Bí thư Huyện ủy Tam Bình, việc áp
dụng KHKT đã tác động không nhỏ đến nhận thức của người
dân, thể hiện qua việc sử dụng giống xác nhận, áp dụng quy trình
“3 giảm 3 tăng”, xuống giống đúng lịch thời vụ, áp dụng cơ giới
hóa vào sản xuất. Điều quan trọng là thay đổi dần tập quán sản
xuất của nông dân như sử dụng thuốc sinh học, bón phân hữu cơ,
sử dụng giống được thị trường ưa chuộng. Nông dân cũng đã
nhận thức được ý nghĩa và hiệu quả kinh tế tiến đến sản xuất lúa
theo hướng VietGAP.
+ Ông Nguyễn Văn Phinh, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất lúa
hữu cơ ấp 11 cho biết, sau khi xã phát động mô hình làm lúa hữu
cơ, vụ đầu tiên (ĐX 2016 - 2017) đã có 22 hộ dân trong ấp tham


gia, với diện tích 10,8ha.
Hiện các đơn vị thu mua đã đặt vấn đề bao tiêu với diện tích lên
đến 100ha, vì vậy HTX và THT sẽ tiếp tục vận động nông dân
trong xã cùng tham gia mô hình, xây dựng cánh đồng lớn làm
theo quy trình để đáp ứng nhu cầu đơn vị thu mua.
Chỉ cần năng suất đạt 5 tấn/ha, với giá bao tiêu khoảng 11.000
đồng/kg thì tổng thu đạt 55 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 25
triệu. Trong khi sản xuất ngoài mô hình năng suất có thể đạt 7 - 8
tấn/ha nhưng ngược lại giá cả có thể chỉ bằng một nửa nên sản

xuất lúa hữu cơ vẫn đạt hiệu quả…
+ “Đây là mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Mỹ Lộc là mô hình
thứ 3 của công ty chúng tôi phối hợp với Co.op Mart thực hiện
sau Long An, Cà Mau. Chúng tôi đã tập huấn, hỗ trợ cho nông
dân về bón hữu cơ vi sinh các loại và các chế phẩm hữu cơ vi
sinh có khả năng phòng chống sâu bệnh hại và cung cấp dinh
dưỡng cho cây lúa. Đồng thời cùng nông dân bám đồng ruộng,
giám sát thăm đồng thường xuyên để xử lý về dinh dưỡng, sâu
bệnh hại.
Vụ HT 2017 sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Coop
Mart triển khai thêm mô hình 50ha lúa theo hướng hữu cơ và
phục tráng giống lúa Jasmine nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng giúp nông dân canh tác hiệu quả”, ông Phạm Xuân
Hưng, GĐ Cty PADCO.
Theo MINH SÁNG (nongnghiep.vn)
/>

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi chất lượng cuộc sống nâng lên, việc đủ ăn không còn là vấn đề lo
ngại, con người đang hướng đến sản phẩm gạo ngon, chất lượng và an
toàn hơn. Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông
nghiệp diễn khắp nơi, gây bức xúc, hoang mang trong dư luận và đặc biệt
gây gây nguy cơ ngộ độc cao cho con người.
Từ đó đòi hỏi phải cải tiến quy trình sản xuất theo hướng an toàn, bền
vững mà vẫn đảm bảo lợi ích của người dân.

Mô hình lúa hữu cơ tại xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT
Lúa hữu cơ sản xuất bắt đầu từ việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và
hạt giống thuần, không sử dụng giống biến đổi gen (GMO). Tiếp theo là

tuân thủ cam kết liên tục cải thiện chất lượng đất bằng áp dụng phân hữu
cơ được phép sử dụng và áp dụng một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh
học để giảm thiểu tác động của sâu bệnh và cỏ dại mà không cần đến
thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu hóa học.

1. Dinh dưỡng đất


Không giống như người trồng lúa thông thường là thường xuyên bón phân
bón hóa học cho đất, nông dân trồng lúa hữu cơ chỉ sử dụng phân hữu cơ
và khoáng thiên nhiên, phân dơi, phân chim, phân cá có xử lý phù hợp và
một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để duy trì và nâng cao độ phì
của đất (các loại phân sử dụng phải được sự chấp thuận của cơ quan
chứng nhận). Đất được luân canh với cây họ đậu có rễ ăn sâu hoặc cây
phân xanh hoặc cây phủ đất. Cây phân xanh họ đậu cung cấp lên đến
50% nhu cầu nitơ của các giống lúa năng suất cao.
Các biện pháp khác nông dân sản xuất lúa hữu cơ sử dụng để tăng cường
và duy trì độ phì của đất bao gồm khuyến khích giữ nước ngập trong
những tháng ruộng nghỉ ngơi, áp dụng các khoáng chất thiên nhiên, phân
chuồng hoai, phân trộn, và các loại đầu vào khác đã được Liên Đoàn
Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM) hoặc Bộ NN Hoa Kỳ
(USDA) phê duyệt cho sản xuất hữu cơ.

2. Quản lí sâu bệnh
Kiểm soát dịch hại và sâu bệnh là một thách thức cho cả người trồng lúa
thông thường và lúa hữu cơ. Những người trồng lúa phải đối mặt với vấn
đề dịch hại lớn nhất là rầy nâu, ốc bưu vàng, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, cỏ
dại…làm cho lúa phát triển kém và năng suất thấp.

a) Bệnh hại lúa (đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt…)

Hàm lượng nitơ trong đất quá mức trong sản xuất lúa thông thường
thường phát sinh do bón lượng phân hóa học quá cao vào đất gây ra
nhiều dịch hại kèm theo. Ngược lại, trong sản xuất lúa hữu cơ, không có
tình trạng dẫn đến mức độ nitơ trong đất quá nhiều, làm giảm thiểu mức
độ tác hại của sâu bệnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh than
hạt lúa, và các bệnh khác. Ngoài ra có thể sử dụng nấm đối
kháng trichoderma để phòng và trị các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây
hại cho lúa…
Nghiên cứu của PGs.Ts Trần Thị Thu Thủy, giảng viên Trường Đại học
Cần Thơ trên giống Jasmine 85 cho thấy dịch trích thực vật có tác dụng
hiệu quả đến việc giảm thiểu các bệnh đạo ôn, đốm nâu, đốm vằm, cháy
bìa lá…trên cây lúa. Cụ thể khi ngâm hạt giống với dịch trích cỏ hôi 4% và
phun qua lá nồng độ 10% lúa 35 ngày sau sạ hoặc ngâm hạt giống với


dịch trích cỏ cức heo 2,5% và phun qua lá nồng độ 10% lúc 35 ngày sau
sạ có tác dụng giảm đến 83,34% tỉ lệ bệnh trên lúa.

b) Ốc bưu vàng hại lúa
Ốc bưu vàng là một dịch hại phổ biến và nghiêm trọng khi vừa xuống
giống. Hiện nay chế phẩm diệt loài dịch hại này khá nhiều tuy nhiên để đạt
tiêu chuẩn để sản xuất trong lúa hữu cơ hầu như rất hiếm. Theo nghiên
cứu của Ts Nguyễn Trường Thành, để làm ra các loại thuốc thảo mộc trừ
ốc bươu vàng nói trên, các thành viên trong nhóm đã tiến hành nghiên cứu
khoảng 28 loại cây có độc tính trừ ốc bươu vàng. Từ đó, họ tạo ra 40 loại
chế phẩm rồi thử hiệu lực trừ loài sinh vật gây dịch hại này.
Qua nhiều thí nghiệm trong chậu cũng như ngoài đồng ruộng, sau ba năm
các nhà nghiên cứu đã chọn lọc và hỗn hợp tạo ra hai sản phẩm
(BOURBO 8.3 BR và TICTACK 13.2 BR dạng bột khô và CH-01 dạng
nước chiết). Nguyên liệu để sản xuất là cây sở, cây chẩu và cây thàn mát,

có thể khai thác ở Việt Nam đủ để đáp ứng cho sản xuất lớn.
TS Thành cho biết ba chế phẩm trên đã được sử dụng trên diện rộng tại
Đồng Tháp và Lạng Sơn - nơi mật độ ốc bươu vàng ở một số huyện như
Hữu Lũng, Thanh Bình lên tới 100-200 con/m 2. Kết quả cho thấy sau 2
ngày rắc thuốc, hiệu quả diệt ốc bươu vàng của các chế phẩm trên ruộng
lúa đạt 79-92%, không gây chết cá và các động vật thủy sinh khác. Ngoài
ra, các hoạt chất trong chế phẩm phân hủy sau khoảng vài ngày nên càng
an toàn cho việc sản xuất các nông sản sạch.

c) Sâu, rầy hại lúa
Nông dân trồng lúa thông thường kiểm soát dịch hại bằng cách thường
xuyên áp dụng thuốc trừ sâu hóa học cho lúa. Còn trong khi sản xuất lúa
hữu cơ, áp dụng các giải pháp trồng đúng thời vụ, kết hợp né rầy gây hại,
chọn giống chống chịu, và áp dụng các biện pháp canh tác cơ để kiểm
soát sâu, rầy gây hại.
Ngoài ra, các có thể áp dụng các biện pháp quản lý bằng sinh học như
trồng hoa (hoa xuyến chi, hoa cúc dại vàng-đỏ- tím, hoa sao nhái vàng)
quanh bờ ruộng hay nuôi và thả vịt trong ruộng lúa giai đoạn sớm và trước
khi sạ cho đến trước khi lúa trổ để ăn các loại dịch hại lúa như ốc bưu


vàng, sâu, rầy các loại, đặc biệt là rầy cám (rầu nâu) gây hại lúa. Sử dụng
nấm đối kháng như nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu và một
số loại sâu gây hại khác cũng được áp dụng rỗng rãi.
Một số nghiên cứu khác của các chuyên gia trong và ngoài nước như chế
phẩm diệt sâu được làm từ ớt, tỏi, vỏ trứng và cám lợn. Để có dung dịch
phun đủ 500m2 cần 20g ớt, 10g tỏi xay nhuyễn, pha vào 1 lít nước và
ngâm qua 1 đêm. 170g cám khuấy đều với nước đến khi vừa đủ sền sệt
rồi đun chín. Sau khi hòa hỗn hợp cám vừa đun chín vào dung dịch ớt - tỏi
thì hòa 20 vỏ trứng đã xay nhuyễn vào rồi lọc bỏ cặn để thu được dung

dịch chế phẩm trừ sâu hữu cơ thân thiện. Giá thành của dung dịch này chỉ
vỏn vẹn 9.000 đồng nhưng hiệu quả đạt tới 96,7% sau 24 ngày.
Thuốc trừ sâu chế từ xà phòng và bột thực vật. Theo nghiên cứu, các loại
xà phòng được chế từ dầu thực vật có hiệu quả diệt trừ côn trùng rất hiệu
quả, đặc biệt ở dạng xịt phun mù, áp dụng cho các loại rau xanh. Tại Mỹ,
có một sản phẩm thuốc trừ sâu hữu cơ rất độc đáo có tên là xà phòng
castile dạng bột, khi mua về người ta chỉ cần pha thêm nước, bổ sung
thêm bột ớt, dầu bạc hà, bột quế hoặc bột tỏi là có khả năng diệt rầy, rệp,
muỗi, nhện rất hiệu quả.
Thuốc trừ sâu sản xuất từ lá cà chua. Trong lá cà chua có chứa
nhiều alkaloids, một loại hóa chất có tác dụng diệt và đuổi côn trùng rất
hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâu rầy, nhậy v.v... Hãng Green
Ninja của Mỹ là nơi chuyên sản xuất thuốc trừ sâu kiểu này. Mọi người có
thể tự chế bằng cách dùng khoảng 2 chén lá cà chua nghiền nát ngâm với
2 cốc nước. Để qua đêm, sáng ra gạn lấy nước trong, pha thêm hai cốc
nước rồi đem phun vào cây trồng, tác dụng đến không ngờ vị lá cà chua
rất độc.

3. Quản lí cỏ dại
Quản lý cỏ dại là một trong những thách thức lớn kết hợp với sản xuất lúa
hữu cơ. Không giống như người nông dân thường, nông dân trồng lúa
hữu cơ không sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học. Thay vào đó luân canh, san
lấp mặt bằng, quản lý nước và làm đất phù hợp là những cách chính nông
dân trồng lúa hữu cơ áp dụng để kiểm soát cỏ dại.
Luân canh là đặc biệt quan trọng trong sản xuất lúa hữu cơ. Luân canh
cây trồng giảm áp cỏ dại bằng cách ngăn chặn chu kỳ cuộc sống của cỏ


dại và giảm số lượng các hạt cỏ dại trong đất. Cần chú ý vụ luân canh
không ảnh hưởng tồn lưu chất cấm trong đất.

Áp dụng thời gian ngập nước lâu cũng được sử dụng để ngăn chặn cỏ dại
là một lợi thế giảm cỏ dại cạnh tranh. Đối với ruộng lúa-tôm, dùng nước
diệt cỏ, điều khiển mật độ và sức sống cây lúa vượt sức cạnh tranh của cỏ
dại…

4. Thu hoạch
Nông dân sản xuất lúa thông thường thường bán sản xuất của họ được
thu hoạch ở độ ẩm cao (21-26% độ ẩm, có thể lúa chưa đạt chín hoàn
toàn). Lý do này được thực hiện để lúa không bị vỡ khi đánh bóng gạo
trắng. Đôi khi, lúa chưa chín hoàn toàn được chế biến bán ở dạng gạo lức.
Đối với lúa hữu cơ thường hoặc đôi khi bán ở dạng gạo lức và gạo trắng
tùy theo nhu cầu đặt hàng. Gạo lức không phải qua quá trình đánh bóng
gạo. Thay vào đó, lúa phải được cho phép để chín hoàn toàn (16 đến 18%
độ ẩm) để hạt gạo phát triển đầy đủ với một hương vị thơm ngon nhất.

5. Bảo quản
Gạo phải được phơi, sấy khô xuống khoảng 14 phần trăm độ ẩm để bảo
quản. Điều này đạt được bằng cách tháo cạn nước trước khi thu hoạch 710 ngày, hoặc hơn tùy theo ruộng, thu hoạch khi trời nắng ráo và phơi, sấy
dần dần đạt độ ẩm trên.
Trong khi lưu trữ lúa thông thường dựa trên một loạt các kiểm soát hóa
chất tổng hợp để bảo quản. Đối với lưu trữ lúa hữu cơ dựa vào việc giám
sát chặc chẽ và cẩn thận. Lúa hữu cơ được thường xuyên đảo trộn và sục
khí. Lúa, gạo được thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, hoạt động của
côn trùng, và môi trường bảo quản thoáng mát.
Các tiêu chuẩn hữu cơ ngăn cản việc sử dụng các kiểu kiểm soát côn
trùng hại kho bằng hóa học trong bất kỳ cơ sở xay xát lúa gạo, quá trình
chế biến, hoặc kho bãi lưu trữ.
Phòng trừ sâu bệnh, thông qua việc duy trì các cơ sở bảo quản cẩn thận
và sạch sẽ là giải pháp chủ yếu của việc kiểm soát sâu bệnh. Nếu côn



trùng tấn công vào nơi lưu trữ hạt, thùng bảo quản gạo sẽ được làm đầy
với khí cac-bon tự nhiên (một loại khí không độc hại do người thải ra khi
thở) để phòng trừ.

III. KẾT LUẬN
Phân bón hóa học, thuốc BVTV hoàn toàn có thể thay thế bằng chế phẩm
hữu cơ mà vẫn đảm bảo được năng suất, chất lượng. Sản xuất theo
hướng hữu cơ giúp gia tăng lợi nhuận cho người dân và bảo vệ môi
trường.

Mô hình lúa - tôm theo hướng hữu cơ tại tỉnh Trà Vinh
Qua thực tế sản xuất hiện nay, mô hình sản xuất lúa nói riêng và cây trồng
nói chung theo hướng hữu cơ đã gặt hái được nhiều thành công, ghi dấu
sự phát triển tất yếu của ngành sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, xanh
sạch, an toàn và bền vững…
Dương Văn Thơm
/>


×