Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Văn hóa tổ chức của trường Đại học Lao động Xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.23 KB, 7 trang )

Văn hóa tổ chức của trường Đại học Lao động- Xã hội:

I. Giới thiệu khái quát về trường Đại học Lao Động- Xã Hội:
1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển:
- Trường đại học lao động – xã hội tiền thân là trường trung học lao động tiền
lương thuộc bộ lao động thành lập năm 1961. Năm 1991, trường hợp nhất với
trường quản lý cán bộ thương binh xã hội, lấy tên là trường cán bộ lao động –
xã hội. Tháng 1/1997 trường được nâng cấp lên thành trường cao đẳng lao động
xã hội. Đến ngày 31/1/2005, chính phủ đã ra quyết định số 26/2005/QĐ-TTg,
thành lập trường đại học lao động – xã hội trên cơ sở nâng cấp trường cao đẳng
lao động xã hội.
- Trong từng thời kỳ lịch sử, trường đã khẳng định được vị thế trong đào tạo cán
bộ lao động - xã hội ở các trình độ đào tạo nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng,
đại học và sau đại học. Đến nay, trường đã trở thành cơ sở đào tạo đầu ngành về
lao động - xã hội ở việt nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Thành tích: Với 52 năm hình thành và phát triển, trường đã đào tạo và bồi
dưỡng được nhiều cán bộ phục vụ cho ngành Lao động - Xã hội cũng như nhiều
ngành kinh tế quốc dân khác, được đảng và nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều
phần thưởng cao quý như:
+ Huân chương lao động hạng 3 (1981);
+ Huân chương lao động hạng nhì (1991);
+ Huân chương lao động hạng nhất (1996);
+ Huân chương độc lập hạng ba (2001);
+ Huân chương độc lập hạng nhì (2006);
+ Huân chương độc lập hạng nhất (2011).
2. Cơ cấu lao động:
- 55 năm - một chặng đường dài gắn với những mốc son lịch sử đã tạo đà đột
phá, tạo ra sự phát triển vượt bậc của trường. Từ chỗ chỉ đào tạo các lớp ngắn
hạn về lĩnh vực lao động và cấp bằng trung cấp, cao đẳng trở thành trường đào



tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sĩ. Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo được
trên 80.000 cán bộ lao động - xã hội cho ngành và cho đất nước. Nhiều cựu học
sinh, sinh viên của trường đã và đang đảm nhận các vị trí quan trọng trong các
cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trong cả
nước. Hiện nay, lưu lượng sinh viên đang theo học các trình độ tại trường là trên
18.000 người.
- Trường đại học lao động - xã hội luôn quan tâm đặc biệt đến chất lượng đội
ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý, coi đây như là nhân tố quyết định đến chất lượng
đào tạo. Thông qua các hoạt động như cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn đội ngũ hiện có; thu hút đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ
cao đến làm việc tại trường mà đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường
không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiên tại, tổng số cán bộ,
giảng viên, viên chức, lao động hợp đồng của trường đã là 792 người; trong đó,
có 6 PGS, 73 tiến sỹ và 406 thạc sỹ.
II. Biểu hiện trực quan:
1. Kiến trúc đặc trưng:
- Kiến trúc ngoại thất:
+ Với địa hình trường học được đặt ngay ngoài đường lớn Trần Duy Hưng, và
với thiết kế vị trí những tòa nhà trong trường tạo ấn tượng cho người nhìn cảm
giác thoáng đãng, và tạo ấn tượng trang nghiêm.
+ Trường đại học lao động xã hội có tổng 8 tòa nhà: A,B,C ,D, E, F, G ,H. Nhà
A có tầng, nhà B và nhà F có 5 tầng, nhà C và nhà D có 6 tầng, nhà E có 7 tầng,
nhà H có 2 tầng. Trong đó cao nhất là nhà G với 17 tầng. Các tòa nhà đều có
màu vàng nhạt.
- Kiến trúc nội thất:
+ Không gian màu sắc hài hòa, với màu chủ đạo màu tường và màu bàn học là
màu vàng kem là màu sắc tươi sáng để giúp bộ não tập trung hơn, và tránh bị
phân tán tư tưởng, nhờ đó mà sinh viên có thể có kết quả học tập tốt hơn nhờ
khả năng làm tăng sự tập trung mà màu sắc mang lại.

+ Không gian phòng học được sắp xếp hợp lý. Với cách bố trí 3 dãy ngồi học tại
giảng đường, để mở rộng chiều ngang và rút ngắn chiều dài giúp sinh viên dễ
dàng quan sát và mức độ nghe cũng rõ hơn, và điều này cũng giúp giảng viên dễ
quản lý lớp hơn.
+ Mạng lưới đèn điện đã phân bố đều toàn căn phòng.


2. Nghi lễ:
Loại hình
Chuyển giao
Củng cố

Minh họa
Lễ chào đón tân sinh viên

Tác động tiềm năng
Tạo thuận lợi cho việc
thâm nhập vào cương vị
mới, vai trò mới
Lễ phát phần thưởng, trao học Củng cố các nhân tố hình
bổng… (ĐH Lao động – Xã
thành bản sắc, ghi nhận
hội thường tổ chức các cuộc
công lao và tôn thêm vị thế
thi ở các đơn vị để biểu dương của sinh viên
cá nhân, đơn vị có thành tích
cao)

Nhắc nhở


Sinh hoạt công dân…

Liên kết

Lễ bế giảng

Tăng sự hiểu biết của sinh
viên, nhắc nhở quy chế cho
sinh viên.
Tăng cường sự liên kết
giữa nhà trường và sinh
viên sau khi tốt nghiệp.
Giữa sinh viên mới tốt
nghiệp với Hội cựu sinh
viên; phát huy vai trò của
cựu sinh viên trong việc
tuyên truyền hình ảnh,
thương hiệu của Nhà
trường

- Các nghi lễ thường được tiến hành theo một cách thức nhất định, các nghi thức
thường được thiết kết một cách kỹ lưỡng và sử dụng như những hình thức chính
thức để thực hiện nghi lễ. Đặc điểm về hình thức và nội dung của nghi thức
không chỉ thể hiện những giá trị và triết lý của văn hóa trường học mà tổ chức
muốn nhấn mạnh, chúng còn thể hiện quan điểm và cách tiếp cận của những
người đứng đầu tổ chức. Mức độ nghiêm túc trong việc thực hiện nghi thức là
dấu hiệu phản ánh nhận thức của các sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của
các giá trị và triết lý.
3. Tấm gương điển hình:
- Chiều ngày 25/4/2017 tại phòng họp A, Trường Đại học Lao động – Xã hội,

Công đoàn trường đã tổ chức tuyên dương “ Người tốt, việc tốt”, người được


tuyên dương là đồng chí Nguyễn Thị Hằng – nhân viên phòng hành chính tổng
hợp Nhà trường
- Câu chuyện dẫn tới buổi tuyên dương này được kể: Vào ngày 10/4/2017 như
thường lệ, chị Nguyễn Thị Hằng làm nhiệm vụ trên giảng đường vào thời điểm
20h30 phút hôm đó khi đóng cửa giảng đường thì phát hiện ra có 1 túi xách của
ai đó bỏ quên trong ngăn bàn, chị đã mang về phòng hành chính tổng hợp cùng
với một số chị em trong phòng HCTH kiểm tra giấy tờ, tiền bạc, tư trang, qua
kiểm tra thấy trong túi có giấy tờ của chủ nhân cùng với số tiền trên 30 triệu
đồng. Để trả lại người bỏ quên chị đã cùng đơn vị, công đoàn bộ phận liên hệ
với các đơn vị, cá nhân trong trường để tìm ra chủ nhân của chiếc túi trả lại cho
người bỏ quên với đầy đủ giấy tờ và tiền bạc trong đó. Kết quả là đã tìm được
chủ nhân của chiếc túi và chiếc túi đã được trả lại đầy đủ. Đây là một gương
người tốt việc tốt của cán bộ, nhân viên, công đoàn viên trong trường. Trong
buổi tuyên dương chị Hằng phát biểu: Mặc dù cuộc sống vật chất của chị vẫn
còn khó khăn nhưng chị đã không tơ hào đến vật chất, tiền bạc của người bỏ
quên mà luôn canh cánh trong lòng là làm sao cho tìm được người bỏ quên để
trả lại họ.
=> Trong buổi tuyên dương mọi người mặt trong đó đều xúc động, cảm động
trước đức tính trung thực và tấm lòng của chị Hằng, tất cả mọi người đều xem
chị như một tấm gương sáng để noi theo.
4. Biểu tượng, Logo:
- Logo hình cuốn sách biểu tượng cho trí thức , là tri thức của nhân loại về giáo
dục. Cùng với đó, là hình ảnh ngọn đuốc , tượng trưng cho học đường, thế hiện
sự vững vàng của một trường ĐH đầy truyền thống, uy tín và chất lượng trong
hệ thống giáo dục và đào tạo , cũng biểu tượng cho lòng quả cảm, tinh thần tiên
phong, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách để vươn lên tầm cao tri thức và đi
đầu trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao cho đất

nước.
- Chính giữa Logo là 4 chữ cái tiếng anh ULSA ( University of Labour Social
Affairs) là tên tiếng anh của trường ĐH Lao Động - Xã hội.
5. Ngôn ngữ - khẩu hiệu, trang phục:
5.1. Ngôn ngữ - khẩu hiệu:


- Trường Đại học Lao động – Xã hội với khẩu hiệu “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được dựng ở phía nhà A , đối diện từ
cổng trường đi vào dường như luôn là một lời nhắc nhở, nhắn nhủ đến các thế
hệ giảng viên nhà trường đề cao đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo của bản
thân để không ngừng phát triển và nâng cao.
- Bên cạnh đó , phía dãy nhà D là một khẩu hiệu rất lớn dành cho sinh viên nhà
trường :
Sinh viên thủ đô
Vững vàng chính trị - năng động sáng tạo
Tài giỏi chuyên môn – tươi sáng tâm hồn
Khỏe mạnh thể chất
- Khẩu hiệu vừa lời nhắn nhủ đến các sinh viên học tập chăm chỉ, vững vàng
kiên định, sáng tạo tiên phong, có bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi tình
huống vừa là một lời chúc đến sinh viên, có sức khỏe tốt để hoàn thành các
chương trình học và các hoạt động của nhà trường.
=> Từ đó, có thể thấy được mỗi khẩu hiệu của nhà trường là cả một sự tâm
huyết, là việc làm ý nghĩa hướng giảng viên và sinh viên đến những suy nghĩ,
hành động tích cực để không ngừng hoàn thiện nhân cách, tác động đến tình
cảm, niềm tin từ đó sẽ dần góp phần chuyển biến thành ý thức, thái độ, tạo ra
những hành động đẹp của mỗi cá nhân.
5.2. Trang phục:
- Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người , mà
còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội.

- Từ trước đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quy định cụ thể nào về
trang phục giảng viên trong các trường ĐH. Tuy nhiên, Với mỗi giảng viên của
trường ĐH Lao động – Xã hội, các thầy cô luôn lên lớp với trang phục gọn
gàng, lịch sự như quần âu , áo sơ mi đối với giảng viên nam và các kiểu váy
công sở hiện đại , sơ mi đối với các giảng viên nữ.. tô điểm thêm cho nét thanh
lịch vốn có của nghề giáo.
- Trang phục đến trường của sinh vên là trang phục tự do, hầu hết sinh viên của
trường thường mặc áo phông, sơ mi kết hợp với quần jeans... thể hiện sự năng
động trẻ trung. Một số bạn trẻ đã tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc
hài hòa phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp.


- Bên cạnh đó, nhà trường còn có đồng phục thể dục mùa hè và đông cho sinh
viên, với các màu sắc và chi tiết khác nhau để phân biêt từng khóa trong trường.
Nhìn tổng thể , trang phục đã góp phần nào tạo ra màu sắc riêng cho trường
cũng như tạo ra ấn tượng, sự thoải mái trong công tác giảng dạy và học tập của
giáo viên và học sinh trong trường.
=> Nhìn tổng thể, trang phục đã góp phần nào tạo ra màu sắc riêng cho trường
cũng như tạo ra ấn tượng, sự thoải mái trong công tác giảng dạy và học tập của
giáo viên và học sinh trong trường
6. Ấn phẩm điển hình:
- Bản tin Đại học Lao Động – Xã hội: Là nơi cung cấp thông tin chính thức,
đăng tải các bài viết khoa học, trao đổi để làm tư liệu cho việc giảng dạy, nghiên
cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường. Đây cũng là một diễn
đàn đa sắc màu, phản ánh muôn mặt của cuộc sống sinh viên trường ĐH Lao
Động – Xã hội.
III. Biểu hiện phi trực quan:
1. Lý tưởng:
- Sứ mệnh: Trường Đại học Lao động – Xã hội là nơi cung cấp cho xã hội
những sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, đặc biệt về

kinh tế - lao động – xã hội; góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Tầm nhìn: Trường Đại học Lao động – Xã hội là trường đại học đa ngành, đa
cấp; một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về lao
động – xã hội. Đến năm 2020, Trường đại học Lao động – Xã hội sẽ phấn đấu
trở thành một trường đại học hàng đầu của Việt Nam, có quy mô đào tạo trên
20.000 người học; hàng năm tuyển sinh và đào tạo 50 nghiên cứu sinh, 400 học
viên cao học và trên 4000 sinh viên đại học.
- Giá trị cốt lõi: Trách nhiệm - Sáng tạo - Chất lượng - Hội nhập - Phát triển.
- Triết lý giáo dục: ĐH Lao động – Xã hội luôn cố gắng đảm bảo, nâng cao chất
lượng giáo dục nhằm trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành cả về lý thuyết lẫn
thực tế. Khuyến khích sinh viên thi đua, sáng tạo trong công việc học tập và rèn
luyện.
2. Giá trị:


- Hệ thống giá trị là nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động của một nhà trường;
chúng được công bố rộng rãi. Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì người
ta có thể dễ nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng
thực hiện chức năng hướng dẫn, định hướng và là tài liệu đầu tiên diễn tả về
một nhà trường.
- Hệ thống giá trị của trường ĐH Lao động – Xã hội đề cao giá trị nhân văn,
tình yêu thương giữa đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò; đề cao tính cộng đồng trách
nhiệm, sự sáng tạo, tính độc lập trong công việc, coi trọng tính trung thực, thẳng
thắn, coi trọng chất lượng các hoạt động dạy và học...
3. Niềm tin và Thái độ:
- Niềm tin và thái độ là những yếu tố quyết định rất nhiều đến cách làm việc,
ứng xử của các thành viên trong nhà trường (giảng viên, nhân viên, sinh viên).
Nó đến từ những giá trị, triết lý mà nhà trường đó đang chia sẻ, khi những yếu
tố này phù hợp và đã “thấm vào máu thịt” của các thành viên thì đứng trước một

tình huống cụ thể, mọi người đều “vô thức” và hành động giống nhau. Như ở
Trường ĐH Lao động – Xã hội, bất kể là giảng viên, sinh viên hay các cán bộ
làm công việc hành chính, khi gặp yêu cầu cần giúp đỡ từ phía các thành viên
trong trường hay các vị khách của trường, họ đều không ngần ngại và rất nhanh
chóng đưa ra quyết định giúp đỡ hết sức nhiệt tình như đó chính là công việc
của mình vậy. Sự giúp đó một phần đến từ sự thân thiện, nhiệt tình của bản thân
mỗi cá nhân nhưng xa hơn là đến từ niềm tin vào giá trị của nhà trường: Đề cao
tính nhân văn, tính cộng đồng trách nhiệm, tình yêu thương giữa đồng nghiệp,
bạn bè, thầy trò...
- Niềm tin và thái độ sẽ giúp tập thể nhà trường nâng cao tinh thần đoàn kết,
củng cố tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ những giá trị
chuẩn mực của trường và dắt dẫn hành động của từng cá nhân trong công việc
hay quan hệ theo những giá trị đó; qua đó góp phần vào sự phát triển chung của
nhà trường.



×