Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS (đinh ích chung THCS tô hiệu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.89 KB, 24 trang )

ĐỀ TÀI

MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I - PHẦN MỞ ĐẦU
I.1- Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp trồng người, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi,
học sinh năng khiếu nhằm tạo tiền đề cho công tác bồi dưỡng nhân tài là nhiệm
vụ trọng tâm mà ngành giáo dục đã chỉ đạo thực hiện. Đây là công tác giúp cho
nhà trường và ngành giáo dục phát hiện những nhân tài, bồi dưỡng những nhân
tài đó, tạo mầm giống tương lai cho đất nước. Trong tương lai, các em chính là
rường cột của nước nhà. Việc làm đó sẽ thổi một làn gió mới vào tâm hồn các
em; giúp cho các em có phương hướng, ý chí, nghị lực, niềm tin để học tập, rèn
luyện bản thân tốt hơn. Ngoài ra các em cũng định hướng nghề nghiệp của bản
thân trong tương lai một cách phù hợp. Chính vì vậy, nó là thử thách đối với
những người làm nghề dạy học.
Nhiều năm qua, ngành giáo dục huyện EaHleo đã có sự quan tâm đúng
mức tới việc tổ chức thi học sinh giỏi bộ môn cho các em khối lớp 9 ở bậc
THCS. Tạo được không khí thi đua dạy tốt, học tốt vô cùng sôi nổi cho thầy và
trò ở các trường THCS. Nhưng đối với bộ môn Lịch sử thì việc tổ chức thi học
sinh giỏi cho khối lớp 9 vẫn chưa tiến hành đều đặn. Mặc dù hằng năm trường
THCS Tô Hiệu vẫn tổ chức thực hiện tốt công tác ôn tập, chuẩn bị chu đáo cho
kì thi nhưng nguyên nhân là do có quá ít đơn vị trong huyện đăng kí tham gia,
nên PGD không thể tổ chức. Đó là một thiệt thòi lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến
tâm lí, lòng nhiệt huyết của nhiều giáo viên, học sinh chuyên tâm có niềm đam
mê dành cho bộ môn Lịch sử.
Bản thân tôi từ khi ra trường (năm 2002) cho đến nay, được phân công
công tác tại đơn vị trường THCS Tô Hiệu. Tôi luôn nỗ lực hết mình để thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà
trường. Nhiều năm liền tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã đạt một số thành tích nhất định được nhà


trường, Phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân huyện ghi nhận. Trong những thành
tích ấy, có công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử- Chuyên
ngành mà tôi theo đuổi.
Chính vì lí do đó, năm học 2012- 2013 tôi mạnh dạn trình bày một số
kinh nghiệm có được trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử
với đề tài “Một số kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử ở
trường trung học cơ sở”. Mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử nói riêng.
1


I.2- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả là việc làm rất khó
khăn, phức tạp. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số biện pháp, giải
pháp thích hợp để bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học nói chung và bộ môn
lịch sử nói riêng ở trường THCS Tô Hiệu, xã EaWy, huyện EaH’leo, tỉnh Đăk
Lăk. Giúp học sinh năng khiếu tham gia thi tuyển học sinh giỏi cấp huyện, cấp
tỉnh đạt hiệu quả cao. Ngoài ra sáng kiến còn góp phần khơi gợi ý thức tự giác,
lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập của học sinh, qua đó nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THCS.
Đề tài này được thực hiện với các nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng và nguyên tắc của việc bồi dưỡng học
sinh giỏi.
- Tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tô Hiệu.
- Một số biện pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường
THCS Tô Hiệu.
I.3- Đối tượng nghiên cứu
- Là học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi khối lớp 9 môn lịch sử của nhà
trường trong các năm tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng.
I.4- Giới hạn phạm vi đề tài

Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi vô cùng cần thiết đối với tất cả các khối
lớp trong nhà trường THCS. Ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp, đó là
bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử khối
lớp 9 các năm mà tôi đã đảm nhận.
I.5- Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn.
- Nghiên cứu lí luận: đọc, nghiên cứu tài liệu lí thuyết để nắm nguyên tắc
bồi dưỡng.
- Phương pháp thử nghiệm: Trải qua quá trình thực tế ôn luyện học sinh
học sinh giỏi huỵên những năm trước để tìm ra giải pháp chung.
- Tìm hiểu nội dung ôn luyện học sinh giỏi trên mạng internet. Tham
khảo, học hỏi kinh nghiệm qua các đồng nghiệp.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lí luận
- Ta cần xác định rõ ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở
lớp học đại trà vì: Ở đây chỉ có một đối tượng học sinh đó là học sinh giỏi nên
ngoài kiến thức sách giáo khoa giáo viên cần có thêm tài liệu nâng cao, để giúp
đối tượng dự thi học sâu, hiểu rộng.
- Giáo viên phải biết tìm tòi, có niềm tin và tâm huyết với nghề. Phải biết
băn khoăn, trăn trở để có những phương pháp dạy vừa hay vừa dễ hiểu đồng
thời phải khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo của học sinh.
2


- Học sinh giỏi không phải chỉ nắm vững kiến thức lớp 9 mà phải nắm được
tiến trình lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9, lượng kiến thức mà học sinh cần nắm là rất
rộng. Nếu giáo viên không có phương pháp tốt sẽ rất khó khăn trong việc hệ
thống hoá kiến thức cho học sinh; dẫn đến tình trạng học sinh nắm kiến thức
một cách tràn lan hoặc nhớ sự kiện trước thì quên sự kiện sau.
II.2- THỰC TRẠNG

a.Thuận lợi - Khó khăn trong dạy học lịch sử ở trường Tô Hiệu.
Trường THCS Tô Hiệu, xã EaWy, EaHleo, Đăk Lăk nằm cách trung tâm
huyện EaH’Leo khoảng 25 km về hướng Tây Bắc. Trường có đội ngũ giáo viên
đạt chuẩn, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm. Môi trường sư phạm ngày càng
sạch đẹp. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được ban giám hiệu quan tâm đặc
biệt vì nó là một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà
trường. Trường thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Đa số
học sinh là con em người đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng) từ các tỉnh
miền núi phía bắc di cư vào. Phần đa phụ huynh đều làm nghề nông, quanh năm
làm ăn ở nương rẫy nên không có thời gian quan tâm đến việc giáo dục con cái.
Vì vậy, nhà trường gặp không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục, duy trì sĩ số… đặc biệt là vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng
là vấn đề nam giải.
- Đối với bản thân: Luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, tổ
chuyên môn nhà trường. Luôn được các đồng chí, đồng nghiệp quan tâm góp ý,
tạo điều kiện để bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bản thân có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác
bồi dưỡng HSG nhiều năm liền. Luôn có tinh thần tự học; không ngừng học tập,
rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp
vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho học sinh.
Điều quan trọng hơn là hiện nay nhiều phụ huynh và học sinh đã nhận thức
đúng đắn hơn về vai trò của bộ môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục. Vì vậy mà
học sinh đã có ý thức, thái độ học tập bộ môn tốt hơn, nhiều em có niềm đam
mê thật sự đối với bộ môn Lịch sử.
- Mặc dù vậy, vẫn có thể dễ nhìn thấy có rất nhiều học sinh và phụ huynh
chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của môn Lịch sử, nên có thái độ xem
thường. Họ coi môn Lịch sử là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không phải là
những môn thi tuyển sinh nên các em không muốn tham gia đội tuyển HSG.
Một số giáo viên chưa tâm huyết với việc giảng dạy bộ môn của mình,
phương pháp dạy học chưa phù hợp làm cho học sinh dễ chán nản, coi thường

môn học; chất lượng bộ môn chưa cao. Vì vậy khi tiếp nhận học sinh từ giáo
viên khác rất khó để khơi dậy niềm đam mê của các em dành cho việc học Lịch
sử.
Lịch sử là môn học có ít thời lượng so với một số môn học khác nên biên
chế giáo viên Lịch sử ở các trường học thường rất ít, thậm chí là chỉ có một giáo
viên, nên việc dự giờ đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề là
rất hạn chế.
3


b. Thành công- hạn chế
Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều
công sức của thầy và trò. Trong những năm qua, trường THCS Tô Hiệu đã xác
định rõ vai trò của công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nên đã đề ra
kế hoạch và tiến hành thực hiện ngay từ đầu năm học. Việc bồi dưỡng đội tuyển
học sinh giỏi của nhà trường rất được chú trọng. Qua các kỳ thi HSG vòng
huyện, vòng Tỉnh đã gặt hái được những thành công nhất định góp phần vào kết
quả thi HSG chung của toàn trường, của địa phương. Chất lượng đội tuyển ngày
càng được nâng lên. Năm học 2011-2012 toàn trường có 12 em học sinh giỏi
cấp huyện, 02 em học sinh giỏi tỉnh. Trong đó học sinh giỏi bộ môn lịch sử là
01 em. Nhìn chung, công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đã có những
bước chuyển biến rõ rệt. Tạo được không khí thi đua sôi nổi cho giáo viên và
học sinh. Mặc dù chất lượng hiệu quả còn khiêm tốn, chưa thật sự như mong
muốn nhưng đó là sự nỗ lực đáng được ghi nhận, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ
đối với thầy cô giáo và học sinh. Phải làm thế nào để công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi đạt hiệu quả cao. Đây là lí do làm tôi suy nghĩ, trăn trở muốn tìm ra
giải pháp.
c. Mặt mạnh- Mặt yếu
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, cũng như những giáo viên bộ
môn khác, tôi đã đem hết lòng nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, phấn đấu để

hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi thật sự đã tạo được niềm tin từ ban giám hiệu, học
sinh, phụ huynh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Chính vì thế, tôi luôn
suy nghĩ, tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bộ môn.
Mục đích cuối cùng là chuyển tải đến học sinh những kiến thức Lịch sử cơ bản
nhất của lịch sử loài người cũng như lịch sử nước nhà. Đặc biệt là kiến thức
chuyên sâu về lịch sử. Rèn cho các em kĩ năng làm bài tập lịch sử. Để từ đó các
em có vốn kiến thức thiết yếu, có phương pháp làm bài thi hợp lí để tham gia kì
thi học sinh giỏi các cấp đạt chất lượng tốt nhất.
Tuy vậy, tôi cũng gặp không ít khó khăn khi làm nhiệm vụ như cơ sở vật chất
của nhà trường chưa thật sự đảm bảo; giáo viên phải tiến hành ôn thi học sinh
giỏi bằng cách tận dụng những nơi như phòng y tế, phòng đội, phòng máy…nên
ảnh hưởng không nhỏ đế chất lượng dạy học. Bản thân tôi cũng phải tham gia
rất nhiều các hoạt động giáo dục khác của nhà trường nên thời gian bồi dưỡng,
ôn tập cho các em còn hạn chế. Khi tiến hành ôn thi, giáo viên phải tự biên soạn
chương trình dạy dựa trên kinh nghiệm của bản thân, tự nghiên cứu, tự sưu tầm
tài liệu.
Khi tiến hành chọn đội tuyển, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn; có những
em có năng khiếu lịch sử thật sự thì các em có thể chọn để tham gia ôn thi ở
những môn học khác. Vì các em và cả phụ huynh thường có quan niệm rằng:
lịch sử là môn phụ, không phải là môn tuyển sinh vào lớp 10. Sức cạnh tranh
của môn lịch sử đối với những môn học khác còn rất hạn chế. Đối với các em
tham gia lớp bồi dưỡng: Bản thân các em vừa phải đảm bảo chất lượng của các
môn học, lại phải cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về
thời gian ôn tập, các em chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc bồi dưỡng HSG.
4


Mặc khác, dù các em đã có được vốn kiến thức phổ thông cơ bản về môn lịch
sử. Nhưng kiến thức của các em chưa sâu sắc, chưa thật rõ ràng, chưa biết cách
tìm hiểu để mở rộng, khắc sâu các vấn đề lịch sử. Hơn nữa vốn kiến thức của

các em còn rời rạc, chưa được hệ thống, xâu chuỗi. Khi trình bày kiến thức thì
các em diễn đạt còn lúng túng, vụng về, không làm sáng tỏ được vấn đề một
cách mạch lạc, khoa học. Đó là những nguyên nhân cơ bản tác động không nhỏ
đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Xuất phát từ những vướng mắc trên, tôi đã phải trăn trở, suy nghĩ để tìm câu
trả lời cho chất lượng, hiệu quả công việc của mình.
II.3- CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được trong các năm học trước
để tạo tiền đề những năm học kế tiếp. Lấy chất lượng hiệu quả của kì thi học
sinh giỏi các cấp làm mục tiêu hàng đầu.
Khơi dậy niềm đam mê và ý thức học tập môn Lịch sử. Giúp các em vừa
nắm được kiến thức lịch sử một cách sâu sắc lại có kĩ năng, phương pháp làm
bài lịch sử. Từ đó có thể trình bày, bàn luận các vấn đề lịch sử của dân tộc, nhân
loại một cách vững vàng, bài bản. Tham gia các kì thi học sinh giỏi đạt chất
lượng, hiệu quả tốt nhất. Nâng cao chất lượng bộ môn, đặc biệt là tỉ lệ học sinh
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cho nhà trường.
Bởi lẽ đó mà bản thân tôi đã tiến hành thực hiện các nhiệm vụ bằng các
giải pháp, biện pháp sau:
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng phương pháp phân kỳ lịch sử
- Chốt kiến thức trọng tâm bằng hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo cho học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Để tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã thực hiện các giải pháp, biện
pháp sau:
b.1- Công tác chọn nguồn. Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của học
sinh
Trước khi tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác tuyển chọn nguồn học
sinh giỏi là vô cùng quan trọng. Các em tham gia đội tuyển cũng cần phải có
những tiêu chuẩn nhất định: lựa chọn những em có năng lực, tư chất, trí tuệ,

lòng đam mê vào đội tuyển. Trong quá trình dạy đại trà, tôi đã “ngầm” tìm kiếm
đối tượng; theo dõi và định hướng cho các em ngay từ khối lớp 6, 7, 8. Có kế
hoạch cho những em học sinh này tự bồi dưỡng kiến thức. Đặc biệt sau mỗi bài
thi lịch sử định kì của các em, tôi đã dành nhiều thời gian để phân tích kết quả,
nhận xét cặn kẽ mặt mạnh, mặt yếu của các em. Từ đó, giúp các em rút kinh
nghiệm trong cách học, cách làm bài thi để đạt kết quả tốt nhất. Hầu hết những
em này hiểu được việc làm của giáo viên nên đã cố gắng đầu tư cho môn học,
5


dành nhiều thời gian để tự học, tìm kiếm tài liệu ngoài sách giáo khoa để mở
rộng kiến thức lịch sử.
Đến năm học lớp 9, khi nhà trường tiến hành tuyển chọn học sinh giỏi. Giáo
viên khuyến khích các em tham gia bộ môn lịch sử. Những em này phải là
những học sinh nắm được kiến thức cơ bản về lịch sử thì giáo viên mới có thể
khơi gợi và nuôi dưỡng, phát triển được năng lực của các em.
b. 2- Lập kế hoạch ôn thi học sinh giỏi
Khi nhận được nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường, tôi đã
lập kế hoạch ôn thi cụ thể cho từng buổi, từng thời điểm. Sau đó, trình kế hoạch
cho tổ trưởng chuyên môn, hiệu phó chuyên môn nhà trường xem xét, phê
duyệt. Việc lập kế hoạch ôn thi là biện pháp hữu hiệu giúp tôi có thể tiến hành
công việc một cách khoa học, tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo phân
kì lịch sử là biện pháp mà cá nhân tôi thấy là hiệu quả nhất nên tôi đã tiến hành
thực hiện.
b.3- Cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử cho học sinh
Qua nhiều năm làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã chắt
lọc, đút rút kinh nghiệm, mạnh dạn khoanh vùng kiến thức lịch sử bậc THCS để
trang bị cho các em tham gia dự thi. Để làm được điều này tôi đã phân kì lịch sử
như sau:
1) PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

a) Lớp 6: Lịch sử thế giới cổ đại :
Cần nắm được những nét cơ bản sau:
- Quá trình xuất hiện của loài người trên trái đất, sự tiến hoá của loài
người (Từ người Tối cổ thành người Tinh khôn), sự khác biệt về cấu trúc cơ thể
của người Tối cổ và người Tinh khôn.
- Sự xuất hiện của nhà nước cổ đại (phương Đông, phương Tây). Những
nét khác biệt của Nhà nước cổ đại phương Đông và Phương Tây: Đặc điểm hình
thành, hình thái kinh tế, xã hội, văn hoá.
- Những thành tựu tiêu biểu của xã hội cổ đại: Chữ viết, chữ số, các công
trình kiến trúc và điêu khắc…
b) Lớp 7: Lịch sử thế giới trung đại:
- Quá trình hình thành, phát triển của nhà nước phong kiến ở châu Âu,
châu Á, Đông Nam Á.
- Nguyên nhân, nội dung, hệ quả của cuộc phát kiến địa lí.
- Vai trò của nền văn hoá phục hưng trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư
sản chống phong kiến thời hậu kì Trung đại.
c) Lớp 8: Lịch sử thế giới cận đại- hiện đại:
* Giai đoạn cận đại:
6


- Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa tư bản và các cuộc cách
mạng tư sản.
- Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
- Phong trào công nhân và sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Vai trò của Mác – Ăng Ghen và sự ra đời quốc tế thứ nhất, quốc tế thứ
hai (hoàn cảnh ra đời, hoạt động, tác dụng đối với phong trào cách mạng thế
giới).
- Công xã Pari - nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới: Lấy được dẫn
chứng để khẳng định công xã Pari là nhà nước kiểu mới.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất: Nguyên nhân, diễn biến chính và hậu quả
của cuộc chiến tranh.
* Giai đoạn hiện đại: 1917- 1945
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công 1917 và công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941) .
- Nước Mĩ, châu Âu, châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945): Nguyên nhân, diễn biến
chính và hậu quả của cuộc chiến tranh.
- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hoá thế giới từ nửa đầu thế kỉ
XX.
d)Lớp 9: Lịch sử thế giới hiện đại(1945 đến nay)
- Công cuộc xây dựng, những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai.
- Sự khủng hoảng và tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa, những nguyên
nhân và bài học kinh nghiệm.
- Các nước Á, Phi và Mĩ La - Tinh từ 1945 đến nay.
- Các nước Đông Nam Á: Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945
+ Sự ra đời và phát triển của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
( ASEAN).
- Ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới (Mĩ, Nhật Bản, các nước Tây
Âu).
- So sánh hai tổ chức: ASEAN và EU.
- Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay.
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai: Thành tựu, ý nghĩa và
tác động hai mặt của nó.
2. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
a) Lớp 6: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X
7



* Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc:
- Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta: Biết so sanh điểm giống và khác
nhau giữa thời nguyên thuỷ ở nước ta với thế giới
- Hoàn cảnh ra đời nhà nước Văn Lang. Đời sống vật chất, tinh thần của cư
dân Văn Lang. Thấy được công lao to lớn của các vua Hùng trong buổi đầu
dựng nước .
- Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Âu Lạc. Bài học giữ nước đầu tiên
mà An Dương Vương để lại cho đời sau là gì?
- Văn minh Văn Lang-Âu Lạc để lại cho chúng ta: Tổ quốc, thuật
luyện kim, nông nghiệp lúa nước, phong tục tập quán riêng và bài học đầu tiên
về công cuộc giữ nước.
- Học sinh vẽ, giải thích và nhận xét được sơ đồ nhà nước Văn Lang Âu Lạc.
* Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập:
- Trong tình cảnh nước mất nhà tan, ở huyện Mê Linh đã xuất hiện hai
chị em tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị với một lòng căm thù giặc đã kêu gọi và
tập hợp nhân dân khắp nơi đặng đứng lên để đền nợ nước, trả thù nhà:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.
Với lực lượng mạnh, mùa xuân năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng
nổ: Từ Hát Môn nghĩa quân đã nhanh chóng làm chủ Mê Linh, Từ Mê Linh
tiến đánh Cổ Loa rồi tiến đánh xuống thủ phủ của chúng ở Luy Lâu. Trước khí
thế mạnh như vũ bão quân giặc ở các quận khác cũng nhanh chóng bị đánh bại.
Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Với chiến thắng này nó đã đi vào lịch sử nước ta như một chiến công
hiển hách, nó nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc Việt Nam ta nói chung và của
phụ nữ nước ta nói riêng.
Truyền thống của người phụ nữ chống giặc ngoại xâm của nước ta lại

một lần nữa được khẳng định trong cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)
năm 248 chống lại quân Ngô. Cuộc khởi nghĩa đó đã trở thành đề tài để cho
những người mẹ ru những đứa con bé bỏng, yêu quý của mình:
Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi Bà Triệu tướng cưới voi đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng,
8


Tiêm trầu cánh kiến cho chồng ra quân.
Trong thời kì Bắc thuộc, chính sách thâm độc nhất của chúng chính là
“ đồng hoá dân tộc” nhưng chúng không ngờ rằng không những không đồng
hoá được dân tộc ta mà còn bị ta đồng hoá lại. Thật vậy, ta biết Lí Bí là người có
tổ tiên là người Trung Quốc những trước sự bóc lột của nhà Lương ông đã xin
từ quan về quê và tập hợp hào kiệt khắp nơi nổi dậy chống quân xâm lược
Lương (năm 542), chính ông đã đặt quốc hiệu nước ta thời đó là Vạn Xuân.
Tiếp đó là Triệu Quang Phục bằng lối du kích đã đánh bại quân
Lương ở Đầm Dạ Trạch lừng danh .
Kế tục là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
* Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X :
Đó là cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương.
Đặc biệt là:
Ngô Quyền Bạch Đằng Giang bất tử
Thành mồ chôn quân Nam Hán hung tàn.
Năm 938 quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến đánh nước ta
bằng đường thuỷ. Với trí thông minh bằng nghệ thuật quân sự có tính toán kĩ
lưỡng dùng cọc nhọn bịt sắt cắm xuống lòng sông, hai bên bờ cho quân mai
phục và lợi dụng nước thuỷ triều để đánh giặc. Một chiến thắng lẫy lừng kết

thúc hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kì nguyên độc lập, thời kì phong
kiến Việt Nam .
b)Lớp 7: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX :
Có thể khẳng định đây là một trong những thời kì hào hùng nhất của lịch
sử dân tộc ta. Nó gắn liền với các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm với
tương quan lực lượng rất chênh lệch. Song với nghệ thuật quân sự tài tình, với
lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất; quân và
dân ta đã làm nên những chiến thắng vẻ vang.
Giai đoạn lịch sử này ta có thể điểm qua những nét cơ bản như sau:
- Sau khi giành lại độc lập, năm 939 Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ở
Cổ Loa. Thành lập chính quyền của mình: Ở Trung ương gồm ban văn và ban
võ, ở địa phương phong chức tước cho người có công, cử tướng giỏi trông coi
các Châu quan trọng. Ngô Quyền mất (944) hai con là Ngô Xương Ngập và
Ngô Xương Văn còn nhỏ tuổi bị em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi. Năm 950
Ngô Xương Văn phục quốc song do mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút.
Năm 965 Ngô Xương Văn chết, đất nước xẩy ra loạn 12 sứ quân.
- Trong khi đất nước đang trong thời kì loạn lạc, đã xuất hiện một nhân
vật đó là Đinh Bộ Lĩnh, từ nhỏ ông đã thể hiện được vai trò thủ lĩnh của mình,
lớn lên ông đã lần lượt đánh dẹp các sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh thành lập
triều đại nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình).
Đất nước thái bình chưa được bao lâu, năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trai là
9


Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại, vua mới lên là Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, nhân cơ
hội đó nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt. Trước tình thế hiểm
nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đã suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy
cuộc kháng chiến.Triều Tiền Lê được thành lập.
- Triều đại nhà Tiền Lê (980 - 1009) tên nước cũng là Đại Cồ Việt: Sau
khi lên ngôi, năm 981 Lê Hoàn đã lãnh đạo quân dân ta đánh bại quân xâm lược

Tống ở sông Bạch Đằng. Nếu Lê Hoàn có công lao bao nhiêu thì Lê Long Đĩnh
lại là tội đồ của lịch sử dân tộc, là ông vua tàn bạo, sống sa đoạ vì vậy cuối năm
1009 khi Lê Long Đĩnh chết, các triều thần lúc đó cùng nhau suy tôn Điện tiền
chỉ huy sứ Lí Công Uẩn lên làm vua, triều Lý thành lập.
- Triều đại nhà Lý (1009 -1226), tồn tại hơn 2 thế kỷ triều Lí đã để lại
nhiều dấu ấn đậm nét trong lịch sử nước ta:
+ Năm 1010 dời đô từ Hoa Lư về Đại La đổi tên là Thăng Long .
+ Năm 1042 nhà Lí ban hành bộ Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên của
nước ta).
+Năm 1054 đổi tên nước là nước Đại Việt, một quốc hiệu đã tồn tại rất
dài trong lịch sử nước ta.
+ Năm 1070 xây dựng Văn Miếu, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, năm
1076 mở Quốc tử giám (đây được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta)
+ Dấu ấn đậm nét nhất có lẽ là hai lần đánh thắng quân xâm lược Tống:
Lần thứ nhất (1075), lần thứ hai (1077).
c) Lớp 8: Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918:
Giữa thế kỷ XIX, do nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu nên
các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông, trong khi đó
Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong
kiến Việt Nam đang trên đà khủng hoảng, suy yếu. Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô
ngày 1-9-1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta bằng việc tấn công Đà Nẵng,
mở đầu công cuộc xâm lược nước ta, trước tình hình đó:
- Nhà Nguyễn yếu hèn không phối hợp với nhân dân để chống giặc ngoại
xâm. Vì quyền lợi giai cấp, của dòng họ, Nhà Nguyễn đã phản bội lợi ích của
dân tộc lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng (1862, 1874 ,1883 và 1884). Thực dân
Pháp lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mở
rộng xâm lược Bắc Kì lần một (1873), lần hai (1882).
- Đối lập với triều đình Nhà Nguyễn, nhân dân kiên quyết đấu tranh
chống thực dân Pháp xâm lược:
+ Trước hành động xâm lược của liên quân Tây Ban Nha- Pháp, nhân dân

Đà Nẵng vô vùng căm phẫn đã nổi dậy đấu tranh. Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm
được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu
bị thất bại.

10


+ Tháng 2 năm 1859 Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến
nhân dân sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Pháp trên
sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861). Nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo đã làm
địch thất điên bát đảo, ông được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái.
Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm kháng chiến chống
Pháp. Tấm gương Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang
miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã
khẳng khái tuyên bố: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết
người Nam đánh Tây”, câu nói đó nói lên tinh thần bất diệt và sức sống trường
tồn của dân tộc ta.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ 1 và lần thứ 2 cũng bị quân
và dân ta đánh trả quyết liệt. Trong hai trận Cầu Giấy đã giết được tên Gác-nie , Ri-vi-e và nhiều sĩ quan, binh lính Pháp, làm cho vô cùng chúng hoang mang
và dao động.
+ Sau khi thất bại trong cuộc phản công tại kinh thành Huế, Tôn Thất
Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885,
nhân danh vua ông xuống chiếu Cần Vương. Hưởng ứng chiếu Cần Vương có
ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình (1886 -1887) , khởi nghĩa Bãi
Sậy (1883-1892) đặc biệt là khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1895). Phong trào
Cần Vương đã gây cho địch nhiều khó khăn, lúng túng nhưng cuối cùng bị thất
bại. Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ ngọn cờ cứu nước theo xu
hướng phong kiến không phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
- Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 -1913): Đây là cuộc đấu tranh
của những người nông dân chân chính, họ là những người dân tha phương cầu

thực, nên khi thực dân Pháp xâm phạm vào cuộc sống của họ, họ đã đứng lên
đấu tranh hết sức dũng cảm và đã gây cho địch nhiều thiệt hại song kết quả cũng
bị thất bại
- Đầu thế kỷ XIX, do tiếp thu được luồng tư tưởng mới một số sĩ phu yêu
nước đương thời đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng theo khuynh hướng
dân chủ tư sản như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1905 -1909),
Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền (1907), cuộc vận
động Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào chống thuế Trung Kì (1908) và
phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
Tất cả những cuộc đấu tranh trên đều có một kết quả chung là thất bại,
điều đó chứng tỏ rằng, cách mạng Việt Nam đang rơi vào tình trạng bế tắc.
- Sinh ra trong thời điểm nước mất, nhà tan, nhân dân lầm khổ và chứng
kiến nhiều phong trào đấu tranh do các bậc tiền bối đi trước, mặc dù rất khâm
phục tinh thần yêu nước của họ nhưng Nguyễn Tất Thành lại không tán thành
con đường cứu nước của các bậc tiền bối đó. Người quyết định đi ra nước
ngoài, xem nước ngoài làm thế nào để về cứu giúp đồng bào ta. Những hoạt
động cứu nước của Người (1911- 1917) tuy chỉ mới bước đầu nhưng là điều
kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Việt Nam.
11


d)Lớp 9: Lịch sử Việt Nam.
Để học sinh dễ dàng năm được kiến thức tôi đã phân kì lịch sử lớp 9 theo
các giai đoạn như sau:
* Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930):
- Tình hình Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp
cũng chịu thiệt hại hết sức nặng nề và để bù đắp lại những khoản thiệt hại đó
thực dân Pháp đã thực hiện chương trình khai lần thứ hai đối với Việt Nam.

Chương trình khai thác đó đã tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam, làm cho xã
hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc:
Bên cạnh giai cấp cũ thì đã nảy sinh các giai cấp và tầng lớp mới như
giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản, giai câp công nhân. Mỗi giai cấp, tầng lớp
xã hội đều có địa vị và quyền lợi khác nhau nên có thái độ chính trị khác nhau
trong cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. Giai cấp công nhân Việt
Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và ngày càng phát triển
về số lượng lẫn chất lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp. Giai cấp công nhân Việt Nam cũng chịu nhiều tầng lớp áp bức bóc lột
nên cuộc sống của họ vô cùng khốn khổ. Ngoài những đặc điểm của công nhân
quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng sau:
Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng nhất.
Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
Giai cấp công nhân Việt Nam có điều kiện sớm tiếp thu chủ nghĩa MácLê- Nin, tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga và phong trào
cách mạng thế giới.
Với những đặc điểm trên giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp yêu
nước, cách mạng nhất. Cùng với giai cấp nông dân trở thành hai lực lượng
chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo
cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
- Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
(1919-1925)
+ Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga và phong trào cách
mạng thế giới.
+ Phong trào dân tộc-dân chủ công khai (1919-1925)
+ Phong trào công nhân (1919-1925)
- Hoạt động của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc trong những năm
1911-1925
Quá trình tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lê Nin.
12



+ Ngày 5 tháng 6 năm 1911 người lấy tên là Văn Ba, xin làm phụ bếp
trên tàu đô đốc La-tu-sơ Tơ- rê-vin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành
trình tìm đường cứu nước, thật xúc động khi hình ảnh người thanh niên Nguyễn
Tất Thành nhìn đăm đắm vào bờ như muốn khắc sâu vào tâm trí hình ảnh cuối
cùng trước giây phút ly biệt quê hương muôn vàn yêu dấu.
+ Năm 1912 Người tiếp tục làm thuê cho một chiếc tàu khác để từ Pháp
đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An –giê- ri,…
+ Cuối 1912 Người đi Mĩ, cuối 1913 từ Mĩ trở về Anh.
Qua nhiều năm bôn ba Người nhận rõ một điều là: Giai cấp công nhân và
nhân dân các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù. Đó là cơ sở
giúp Người dễ dàng tiếp thu quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ
nghĩa Mác - Lê Nin sau này.
+ Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi. Vào thời
điểm này, Nguyễn Ái Quốc rời Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp). Người tham gia
hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tìm hiểu cách mạng tháng Mười
Nga.
+ Năm 1919 Người gửi đến hội nghị Véc -Xai Bản yêu sách của nhân
dân An Nam kí tên Nguyễn Ái Quốc. Bản yêu sách tuy không được chấp nhận
song ba chữ Nguyễn Ái Quốc đã có tiếng vang lớn trên trường quốc tế, đồng
thời nó trở thành niềm hy vọng của nhân dân các thuộc địa nói chung và của
nhân dân Việt Nam nói riêng
+ Tháng 7 -1920 Người được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê - Nin . Từ đó Người hoàn
toàn tin theo Lê Nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
+ Tháng 12-1920 Người tham gia Đại hôi Tua, bỏ phiếu tán thành quốc
tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong
hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- Lê
-nin và con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: Muốn cứu nước và

giải phóng dân tộc không có con đường nào khác bằng con đường cách mạng vô
sản.
Như vậy sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra
con đường cứu nước đúng đắn đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc
thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản.
Đó là thời kì hoạt động của Người ở Pháp(1920-1923), ở Liên
Xô(1923-1924) và ở Trung Quốc(1924-1927).
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong
việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng
của giai cấp vô sản ở Việt Nam. Đây là công lao to lớn của Người.
13


- Cách mạng Việt Nam trong những năm trước khi Đảng cộng sản Việt
Nam ra đời.
+ So sánh sự ra đời, thành phần tham gia và phương thức hoạt động của
ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mang Thanh niên (tháng 6-1925),
Tân Việt cách mạng Đảng( tháng 7-1928) và Việt Nam Quốc Dân Đảng 1927.
Nhấn mạnh vai trò của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nắm được nguyên nhân bùng nổ, diễn biến,
kết quả và nguyên nhân thất bại. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự
tan rã của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của phong
trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản.
+ Ba tổ chức cộng sản ra đời trong năm 1929: Quá trình ra đời của ba tổ
chức Cộng sản ở Việt Nam
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời( 3-2-1930). Học sinh cần năm những
vấn đề cơ bản sau:
+ Vì sao việc thành lập một Đảng duy nhất ở Việt nam là xu thế tất yếu

+ Hội nghị thành lập Đảng (lí do tiến hành hội nghị, thời gian, địa điểm,
nội dung của hội nghị thành lập Đảng), vai trò công lao to lớn của Nguyễn Ái
Quốc trong việc thành lập Đảng.
+ Luận cương chính trị (10-1930)
- Ý nghĩa cuả sự thành lập Đảng( làm sáng tỏ sự ra đời của Đảng cộng
sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945)
Đây là giai đoạn bắt đầu có sự lãnh đạo của Đảng, Trải qua ba cuộc tổng
diễn tập: Phong trào cách mạng (1930-1931) đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh,
cao trào dân chủ (1936-1939) và cuộc vận động cách mạng tiến tới tổng khởi
nghĩa cách mạng tháng Tám (1939-1945), đồng thời ngày 28-1-1941, sau 30
năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc đã về nước để trực tiếp chỉ đạo cách
mạng Việt Nam. Kết quả là thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng
Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
Thật xúc động làm sao sau hơn 80 năm dưới ách thống trị của bọn thực
dân, nước ta đã được độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân từ
thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà:
Những vấn đề cụ thể:
- Lập bảng so sánh giữa phong trào (1930-1931)và phong trào (19361939) theo những nội dung sau:

14


Nội dung

1930-1931

1936-1939

Kẻ thù

Nhiệm vụ (khẩu hiệu)
Mặt trận
Hình thức phương pháp đấu
tranh
Kết quả
+ Kẻ thù của phong trào cách mạng(1930-1931) là đế quốc, phong kiến.
+ Kẻ thù của phong trào cách mạng (1936-1939) là chủ nghĩa phát xít,
bọn phản động thuộc địa, tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ
mặt trận nhân dân Pháp.
Bởi vậy khẩu hiệu, nhiệm vụ của hai phong trào cũng khác nhau:
+ (1930-1931): Khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp Đông Dương hoàn toàn
độc lập,đánh đổ phong kiến chia ruộng đất cho dân cày.
+ (1936-1939): Tạm gác khẩu hiệu trên để thực hiện khẩu hiệu mới:
chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc. Nêu nhiệm vụ trước mắt
của nhân dân Đông Dương là chống phát xít, chống phản động thuộc địa, đòi tự
do dân chủ, cơm áo, hoà bình.
Phong trào (1930-1931) đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là cuộc
tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám của nhân dân ta vì:
Lần đầu tiên Đảng được lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Lần đầu tiên quần chúng được tập dượt đấu tranh dưói sự lãnh đạo của
Đảng.
- Những cuộc khởi nghĩa vũ trang báo hiệu thời kì đấu tranh mới: Khởi
nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940), binh biến Đô
Lương (13-1-1941).
+ Các cuộc khởi nghĩa trên đều bị thất bại do thực dân Pháp lúc đó còn
mạnh. Khởi nghĩa nổ ra khi chưa chín muồi, chưa đúng thời cơ. Mặc dù bị thất
bại song ba sự kiện trên đã:
Nói lên lòng yêu nước nồng nàn thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất vì
độc lập tự do của dân tộc ta.
Giáng một đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo nghiêm khắc phát xít

Nhật vừa mới đặt chân lên đất nước ta. Đó là tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi
nghĩa toàn quốc.

15


+ Để lại cho cách mạng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá nhất là bài
học về thời cơ cách mạng. Riêng khởi nghĩa Bắc Sơn để lại cho cách mạng đội
du kích Bắc Sơn. Khởi nghĩa Nam Kì để lại cho cách mạng lá cờ đỏ sao vàng
năm cánh sau này trở thành quốc kì- một biểu tượng thiêng liêng của đất nước.
Cuộc binh biến Đô Lương chứng tỏ khả năng làm cách mạng của binh lính khi
có điều kiện.
- Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII (5-1941) và việc thành lập mặt
trận Việt Minh (19-5-1941)
- Hội nghị trung ương lần VIII (5-1941) cho học sinh nắm được hoàn
cảnh diễn ra hội nghị, nội dung và ý nghiã của hội nghị. Nhấn mạnh vai trò của
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
- Về mặt trận Việt Minh: Cho học sinh nắm được hoạt động của mặt trận
Việt Minh bằng xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng căn cứ địa cách mạng,
xây dựng lực lượng vũ trang và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Sự ra đời của mặt
trậ cvn Việt Minh là sự sáng tạo của Đảng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945.
Đêm (9-3-1945) Nhật đảo chính Pháp. Ban thường vụ trung ương Đảng
họp đề ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chứng tỏ
tình thế cách mạng đã xuất hiện, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Thay khẩu hiệu đánh đuổi Nhật- Pháp bằng đánh đuổi phát xít Nhật, thành lập
chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương.
+ Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời.

Nắm được thời cơ cách mạng, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và
nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám. Một lần nữa khẳng định
công lao to lớn của Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo nhân dân ta làm cách
mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà(2-91945).
* Giai đoạn (1945-1954):
- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám có những thuận lợi:
+ Đất nước ta đã được độc lập, nhân dân được làm chủ vận mệnh đất
nước.
+ Đất nước ta có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước và lòng tin tuyệt đối vào Đảng, vào Bác
Hồ.
- Song khó khăn thì chồng chất đó là giặc đói, giặc dốt, ngoại xâm và nội
phản, đẩy nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi
tóc”.

16


- Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
những biện pháp để giải quyết những khó khăn đó:
+ Diệt giặc đói bằng biện pháp cấp bách là lá lành đùm lá rách, hủ gạo
tiết kiệm, ngày đồng tâm. Biện pháp lâu dài là tăng gia sản xuất.
+ Giải quyết khó khăn về tài chính chính phủ kêu gọi quỹ độc lập, tuần lể
vàng phát hành tiền Việt Nam (31-1-1946). Đến ngày 23-11-1946 đồng tiền Việt
Nam được lưu hành trong cả nước.
+ Đối với giặc dốt: Ban hành sắc lệnh lập cơ quan bình dân học vụ (8-91945), thực hiện phong trào bình dân học vụ. Nạn mù chữ nhanh chóng được
đẩy lùi.
+ Đối với ngoại xâm và nội phản với biện pháp vừa mềm dẻo vừa kiên
quyết chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt loại bỏ, cô lập kẻ thù. Chú ý sách lược
của Đảng, chính phủ trong việc phân hóa kẻ thù, triệt để lợi dụng mâu thuẫn

trong hàng ngũ kẻ thù.
Cuộc đấu tranh này diễn ra hai thời kì: Trước (6-3-1946) ta chủ trương
hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ. Từ (6-3-1946) trở đi (19-12-1946) ta
chủ trương hoà với Pháp để đuổi Tưởng.
Về hiệp định sơ bộ (6-3) và tạm ước Việt –Pháp (14-9-1946): Cho học
sinh nắm hoàn cảnh kí kết và nội dung, ý nghĩa của nó.
- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến đêm (19-12-1946). Cuộc chiến đấu diễn ra ở các
đô thị.
- Đường lối kháng chiến xuyên suốt chín năm trường kì chống thực dân
Pháp và bọn can thiệp Mĩ được thể hiện trong Lời kêu gọi tàon quốc kháng
chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong chỉ thị Toàn dân kháng chiến của ban
thường vụ trung ương Đảng, sau đó được nêu đầy đủ trong tác phẩm Kháng
chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh là: Toàn dân, toàn
diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Xác định được hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các
chiến dịch lớn:
+ Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.
+ Chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950.
+ Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954.
+ Đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
- Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945-1954).
- Trên đây là những nội dung kiến thức cơ bản mà tôi đã truyền đạt, trang
bị cho học sinh trước khi tham gia kì thi. Để học sinh nắm rõ, nắm vững khối

17


lượng lớn kiến thức như trên tôi đã lập kế hoạch cụ thể cho từng buổi bồi dưỡng

trên tinh thần chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
b.4- Hướng dẫn cho học sinh phương pháp, kĩ năng làm bài lịch sử
Trong quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh, tôi đã kết hợp tiến hành
hướng dẫn học sinh kĩ năng, phương pháp làm bài. Để các em nắm được cách
thức làm bài lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể từng bước cho học sinh.
Bởi tuy các em là học sinh giỏi nhưng ngay cả những cách dùng từ, tạo câu, tạo
đoạn vẫn còn lúng túng. Muốn làm tốt bài thi, giáo viên yêu cầu các em phải
chú ý những vấn đề sau:
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề- định hướng cho bài làm: Đây là khâu tiên quyết
giúp học sinh nắm chắc yêu cầu đề, trách làm bài xa đề, lạc đề. Muốn vậy, GV
hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề, gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng của đề, đó
là từ khoá giúp các em có định hướng chính xác cho bài làm của mình.
Bước 2: Vạch ý: Từ việc tìm hiểu đề, các em sẽ vạch ý cơ bản cho bài làm.
Với đề bài này thì cần phải đưa ra những nội dung nào để có câu trả lời chính
xác, đầy đủ, trọn vẹn. Có bao nhiêu ý lớn, mỗi ý lớn cần có những ý nhỏ nào,
thứ tự sắp xếp các ý?... Công việc này là cơ sở để các em viết bài. Tránh tình
trạng làm bài thiếu sót nội dung yêu cầu.
Bước 3: Trình bày ý: làm một bài thi lịch sử nó cũng tương tự như một bài
văn, cũng cần phải có ba phần là mở bài thân bài và kết luận. Tuy nhiên phần
mở bài và kết luận của bài thi lịch sử nó đơn giản hơn một bài văn, nó chỉ cần
một vài dòng để mở ra hay chốt lại một vấn đề lịch sử mà đề yêu cầu. Khi làm
một bài lịch sử cần đòi hỏi lập luận chặt chẽ, có luận cứ, luận chứng rõ ràng,
mạch lạc. Các sự kiện lịch sử phải cụ thể, mốc thời gian phải chính xác.
Bước 4: Kiểm tra, hoàn thiện bài làm: Bước này rất quan trọng, khi làm bài,
cần dành ít thời gian để kiểm tra lại toàn bộ bài làm của mình. Rà soát xem về
nội dung kiến thức, về chính tả, cú pháp…sau đó mới tiến hành nộp bài.
Giáo viên lưu ý thêm cho học sinh phân phối thời gian hợp lí: các câu hỏi
trong đề phải tương ứng với số điểm của mỗi câu. Tâm lí vào phòng thi phải tự
tin, thoải mái, câu dễ tiến hành làm trước... Trình bày bài thi phải khoa học, sạch
đẹp. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho bài thi của mình.

b.5- Xây dựng một số câu hỏi rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo cho học
sinh. Cho học sinh thực hành làm bài thi
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi dạng này để bồi dưỡng cho các em là cần
thiết. Hệ thống câu hỏi phải bám sát chương trình mà các em đã được học. Vì kì
thi học sinh giỏi là dành nhiều kiểu đề bài đòi hỏi sự sáng tạo cho các em. Giáo
viên giúp các em làm quen với dạng đề này để chuẩn bị tâm thế vững vàng cho
các em bước vào kì thi. Giáo viên cho các em tiến hành thực hành làm một số
bài thi. Đây là khâu quan trọng để giáo viên nắm chắc năng lực của mỗi học
sinh để có giải pháp điều chỉnh phù hợp cho từng em. Đây là một số câu hỏi mà
tôi đã tiến hành cho học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài thi:
18


Câu 1) Dòng sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử như một huyền thoại chống
giặc ngoại xâm của ông cha ta. Em hãy chứng minh điều đó?
Câu 2) Phong trào Tây Sơn gắn liền với tên tuổi anh hùng dân tộc Quang
Trung - Nguyễn Huệ đã thu được thắng lợi rực rỡ, lập nên nhiều chiến công
hiển hách. Tại sao Tây Sơn có được những chiến thắng lừng lẫy như vậy?
Câu 3) Hãy trình bày sự ra đời và đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam.
Tại sao nói: Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng nước ta?
Câu 4) Nội dung của luận cương chính trị tháng 10- 1930 do đồng chí Trần
Phú soạn thảo? Hãy so sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và luận
cương chính trị tháng 10-1930.
Câu 5) Trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Tại sao
chỉ trong thời gian ngắn ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời?
Câu 6) “ Chủ Tịch Hồ Chí Minh vị “cứu tinh” của dân tộc. “Con người của
những thời khắc có tính bước ngoặt vĩ đại đối với vận mệnh dân tộc và cách
mạng Việt Nam”. Bằng những sự kiện tiêu biểu từ (1919-1945) em hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
Câu 7) Bằng những sự kiện có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn

Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 8) Quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào? Vì
sao nói sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
cách mạng Việt Nam?
Câu 9) Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự
ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà?
Câu 10) Chứng minh rằng trong thời kì lịch sử từ tháng 9-1945 đến trước ngày
(19-12-1946), Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương
thể hiện sự “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” để đấu tranh chống
thù trong, giặc ngoài, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 11) Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp
của chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1911-1945) theo thời gian:
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
B. Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.
D. Thay mặt hội những người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Véc
Xai Bản yêu sách kí tên Nguyễn Ái Quốc.
E. Thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
F. Hội nghị toàn quốc của Đảng và quốc dân đại hội Tân Trào.
G. Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân.
19


H. Thành lập mặt trận Việt Minh.
I. Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị trung ương Đảng cộng
sản Đông Dương lân thứ VIII tại Pắc Bó (Cao Bằng).
K. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa.
Câu 12) Em hãy cho biết mốc mở đầu và kết thúc của: Thời kì Bắc Thuộc;

triều đại Ngô- Đinh-Tiền Lê; triều đại nhà Lí; triều đại nhà Trần ; triều đại nhà
Hồ; triều đại Lê Sơ; triều đại Tây Sơn; triều đại nhà Nguyễn; phong trào Cần
Vương; cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất; cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai; tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Câu 13) Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc. Đất nước
ta đã nhiều lần thay đổi quốc hiệu (tên nước). Dựa vào mốc niên đại đã cho
trong bảng dưới đây em hãy điền vào những nội dung thích hợp.

Niên đại

Thời vua hoặc triều đại

Quốc hiệu (tên nước)

Tk VII- 207TCN
207-179 TCN
544
968
1054
1400
1804
b.6- Tổ chức cho học sinh thảo luận về cách làm bài; khuyến khích các em
đưa ra ý kiến thắc mắc
Sau khi giáo viên cho các em thực hành làm một số bài thi. Giáo viên chấm
bài, rồi tiến hành tổ chức cho các em thảo luận, trao đổi tự nhận xét về phương
pháp làm bài của mình, của bạn. Đồng thời cho các em thảo luận, đưa ra ý kiến
vướng mắc của mình về kiến thức được bồi dưỡng. Điều này sẽ giúp các em
nhận thấy dễ dàng hơn những yếu kém mà mình mắc phải. Sau đó, giáo viên sẽ
nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm thật cụ thể cho từng em. Giải đáp những
vướng mắc để giúp các em nhận ra được những thiếu sót, tồn tại của mình, yêu

cầu các em bổ sung, khắc phục, hoàn thiện, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi.
Trên đây là 06 giải pháp, biện pháp cơ bản mà tôi đã áp dụng để bồi dưỡng
học sinh giỏi môn lịch sử trong những năm học vừa qua.
20


II.4- Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài
Với sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, các em học sinh
tham gia đội tuyển, tinh thần trách nhiệm của bản thân. Công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi đã được tiến hành theo đúng kế hoạch.
Qua quá trình áp dụng những biện pháp nêu trên vào đối tượng là các em
tham gia lớp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử, tôi đã thu được một số kết
quả trong những lần học sinh tham gia dự thi cấp huyện như sau:
Năm học

Số lượng HS tham gia

Số lượng HS đạt

Tỉ lệ %

2003 - 2004

3 HS

1 HS

33,3

2004-2005


2 HS

1 HS

50

2010-2011

2 HS

2 HS

100

Mặc dù kết quả đạt được của bản thân còn khá khiêm tốn nhưng với một
trường vùng sâu, điều kiện vật chất của nhà trường còn khó khăn, nguồn học
sinh giỏi còn hạn chế, phụ huynh chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến con em
của mình thì đây cũng là thành tích đáng phấn khởi.
Nhìn vào bảng trên ta thấy chất lượng hiệu quả đạt được là khả quan. Số
lượng học sinh giỏi bộ môn lịch sử mỗi năm một tăng, năm sau cao hơn năm
trước. Một thực tế còn đáng trân trọng hơn nữa là sau khi các em đạt được danh
hiệu học sinh giỏi lớp 9 ở bậc THCS thì khi học lên các bậc học cao hơn, các
em đã chú trọng đầu tư cho môn học mình đam mê, yêu thích. Có em còn theo
đuổi chuyên ngành lịch sử, lấy đó làm nghề nghiệp chính của mình. Đem kiến
thức mình học được truyền đạt lại cho những thế hệ tương lai của đất nước, góp
phần thiết thực cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung, dạy học môn
lịch sử nói riêng.
Có thể đơn cử ra đây về tấm gương của em Hoàng Thị Vành (ở thôn 10b- xã
EaWy). Vành từng là học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử của

trường năm học 2003- 2004. Sau đó, em tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của
mình dành cho môn học này. Tốt nghiệp THPT, em tham gia thi vào trường
ĐHSP Quy Nhơn- chuyên ngành Lịch sử. Hiện tại em đang là giáo viên lịch sử
công tác ở thành phố Đà Nẵng. Khi được hỏi vì sao em lại theo học chuyên
ngành này, Vành tâm sự: em say mê môn học lịch sử ngay từ hồi còn nhỏ. Tình
yêu ấy đã thật sự phát huy khi em được tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi
lịch sử của trường THCS Tô Hiệu. Càng vui sướng hơn em đã dành được giải
nhất học sinh giỏi huyện do phòng giáo dục tổ chức năm ấy và em đã tiếp tục
được bồi dưỡng để tiếp tục tham gia kì thi cấp tỉnh. Mặc dù đã thật sự cố gắng
nhưng không dành được giải thưởng nhưng cũng từ đó em đã quyết tâm, tự tin
theo đuổi ước mơ của mình. Điều này thật xúc động và đáng tự hào biết mấy.
21


Nó phản ánh được tác dụng của các giải pháp, biện pháp bồi dưỡng học sinh
giỏi đã trình bày ở trên.
III- PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng giáo
dục luôn đòi hỏi mỗi người giáo viên phải thật sự có năng lực, có năng khiếu sư
phạm, đồng thời phải có tâm huyết với nghề nghiệp; biết tôn trọng tài năng.
Chất lượng học sinh giỏi thể hiện rõ năng lực, năng khiếu của học sinh. Nó cũng
thể hiện rõ ràng năng lực bồi dưỡng của mỗi giáo viên, là thước đo tay nghề của
nhà giáo. Chất lượng học sinh giỏi cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của
nhà trường; thực tế nhà trường còn coi đây là một trong các tiêu chí để xếp loại
thi đua cuối năm cho giáo viên. Vì thế công tác này ngày càng được quan tâm
hơn, đó là tín hiệu đáng mừng cho những người tham gia bồi dưỡng học sinh
giỏi.
Việc ôn thi học sinh giỏi giúp giáo viên nâng cao được chuyên môn nghiệp
vụ của mình, tự tin hơn trong công tác giảng day. Chất lượng học tập của học

sinh được nâng cao qua đó giáo viên nhìn nhận rõ hơn khả năng của mình, cố
gắng phấn đấu hơn nữa để hiệu quả công việc giáo dục học sinh ngày một cao
hơn. Thúc đẩy phong trào “Thi đua dạy tốt - học tốt ” trong nhà trường. Phát
huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người giáo viên. Huy động sự quan tâm, giúp
đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội cho công tác “ bồi dưỡng nhân
tài” cho đất nước. Đặc biệt, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử còn góp phần bảo
tồn di sản văn hóa dân tộc, giáo dục lòng tự hào dân tộc và giữ gìn truyền thống
tốt đẹp của cha ông, của nhân loại; góp phần giáo dục thái độ ý thức sống cho
thế hệ tương lai.
2. KIẾN NGHỊ
Để khơi dậy được ý thức học tập, niềm đam mê của học sinh, khuyến khích và
thu hút được đối tượng học sinh yêu thích và muốn đi sâu vào học tập, khám
phá lịch sử. Làm cho công tác giáo dục của nhà trường ngày càng có nhiều thêm
học sinh giỏi môn lịch sử. Tôi thiết nghĩ các cấp quản lí giáo dục, giáo viên
giảng dạy bộ môn cần phải làm thay đổi suy nghĩ của phụ huynh, đặc biệt là học
sinh đối với môn học. Khơi dậy ý thức tự hào, tự cường về lịch sử dân tộc.
Muốn thế, cần nên thành lập các Câu lạc bộ lịch sử ở trường THCS. Tổ chức tốt
các hoạt động ngoại khoá về lịch sử, thi tìm hiểu lịch sử, các chuyên đề lịch sử
trong nhà trường thường xuyên hơn, có chất lượng hơn nữa.
Đối với giáo viên, cần tổ chức các hội thảo chuyên môn ở cụm. Thi hiểu biết
về lịch sử “ Bàn tròn lịch sử” để giáo viên có cơ hội học tập, trau dồi bản thân.
Cần có kế hoạch dài hạn chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp huyện của khối
9 bằng cách bồi dưỡng thường xuyên, liên tục cho học sinh năng khiếu ở tất cả
các khối lớp 6,7,8,9; tránh tình trạng “ nước đến chân mới nhảy”. Hàng năm,
nhà trường nên tổ chức thi học sinh giỏi cho cả môn lịch sử để các em năng
22


khiếu tham gia cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, đây là một cách tạo nguồn hiệu
quả.

Cần chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi tốt
hơn. Đảm bảo phòng học đúng quy định, đạt tiêu chuẩn, có hệ thống cửa sổ
thoáng mát, đủ ánh sáng …
Sáng kiến này đã được áp dụng vào thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn
lịch sử của trường THCS Tô Hiệu và đã đạt kết quả. Tôi rất mong nhận được sự
góp ý chân thành của các cấp quản lý và sự trao đổi góp ý của đồng chí, đồng
nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
EaWy, ngày 02 tháng 12 năm 2012
Người viết
Đinh Ích Chung

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa- sách giáo viên- sách bài tập lịch sử lớp 6,7,8,9 (Nhà xuất
bản giáo dục)
- Sách Danh tướng Việt Nam của tác giả Nguyễn Khắc Thuần (Nhà xuất bản
giáo dục)
- Sách Lịch sử thế giới Trung đại của các tác giả Nguyễn Gia Phu, Nguyễn
Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La (Nhà xuất bản giáo dục)
- Sách Lịch sử thế giới Hiện đại của tác giả Nguyễn Anh Thái (Nhà xuất bản
giáo dục)
- Sách Kể chuyện Bác Hồ tập 1,2 (Nhà xuất bản giáo dục)
- Một số tài liệu khác từ nguồn Internet.

24




×