1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác
của Nhà nước, của Bộ giáo dục đều nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học
là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta nhằm góp
phần đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo, có năng lực
giải quyết vấn đề, biết vận dụng kiến thức đã học. Nghị quyết đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây
dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. [1]
Một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới dạy học hiện nay
đó là tăng cường hơn nữa tính phân hóa trong giáo dục, nhằm đáp ứng được nhu
cầu và nguyện vọng học tập của các đối tượng học sinh khác nhau, dựa trên cơ sở
những khác biệt của học sinh về tâm lý, năng lực tiếp thu và khả năng học tập.
Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước
thì mục tiêu bồi dưỡng nhân tài càng được quan tâm nhiều hơn. Việc phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường phổ thông chính là bồi dưỡng nhân tài cho
tương lai, đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với người giáo viên nói
riêng và Ngành giáo dục nói chung.
Vì vậy có thể nói việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ then chốt trong
mỗi nhà trường, là thành quả để tạo lòng tin đối với phụ huynh học sinh và là cơ sở
tốt trong việc xã hội hóa giáo dục. Ngược lại chất lượng học sinh giỏi cũng phản
ánh năng lực dạy học của giáo viên đặc biệt là năng lực chuyên sâu của bộ môn.
Xuất phát từ những yêu cầu của xã hội, của ngành đối với việc dạy học nói
chung, đối với môn Vật lí nói riêng, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật lý
bản thân tôi luôn xác định ngoài các nhiệm vụ chuyên môn thì việc bồi dưỡng học
sinh giỏi cũng là một trong những nhiệm vụ cần được hết sức quan tâm và đầu tư.
Với mong muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt hơn, góp
phần nâng cao về số lượng cũng như chất lượng của đội tuyển học sinh giỏi môn
mình phụ trách, tôi đã chọn đề tài: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học
sinh giỏi môn Vật lý lớp 8 và lớp 9 ở Trường THCS Vân Du để nghiên cứu và
thực nghiệm. Tôi xin mạnh dạn nêu lên một vài kinh nghiệm của bản thân về vấn
đề này.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi. Giúp học sinh nâng cao kiến thức, năng lực học tập bộ môn, để tìm được
phương pháp học hiệu quả nhất.
Nghiên cứu, tìm tòi đúc rút một số biện pháp thực hiện trong công tác bồi
dưỡng để nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Vật lý khối 8, 9 ở trường THCS
Vân Du.
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, cũng như mong
muốn góp một chút kinh nghiệm của bản thân trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lý lớp 8, 9.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, tham khảo ý kiến
đồng nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sưu tầm tài liệu giảng dạy.
- Phương pháp chủ yếu là phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. Phát
triển đề tài và đúc rút kinh nghiệm: áp dụng các giải pháp đã được tìm tòi nghiên
cứu vào thực tiễn giảng dạy.
- Phân tích: Tìm ra được nguyên nhân của thành công hay thất bại, những
thuận lợi, khó khăn khi áp dụng đề tài,… những điều chỉnh cần thiết.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ở thời đại nào cũng vậy, người tài đều có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến
sự sống còn của mỗi quốc gia. Người xưa từng nói:“Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế
nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy
việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc làm đầu
tiên”. – “Hiền tài là nguyên khí quốc gia – Thân Nhân Trung”.[2]
Có thể nói ngày nay hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và
bồi dưỡng học sinh giỏi trong chương trình giáo dục phổ thông, một số nước coi đó
là một dạng giáo dục đặc biệt.
Ở Việt Nam vấn đề bồi dưỡng người tài được nhiều triều đại Việt Nam coi là
công việc hàng đầu của đất nước và đúc rút thành kinh nghiệm quí báu "Hiền tài là
nguyên khí quốc gia". Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn
là một việc làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung, các cơ sở giáo
dục nói riêng.
Theo từ điển giáo dục: Bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình trang bị thêm
kiến thức kĩ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực trong các lĩnh
vực cụ thể. Bồi dưỡng học sinh giỏi là chủ động tạo ra môi trường và những điều
kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình đi đôi với việc tiếp
nhận một cách thông minh hiệu quả ngoại lực (Người thầy có vai trò quan trọng
hàng đầu) mà cốt lõi là giúp người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên
cứu, cách tư duy cách tự đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm,
thu thập, để xử lí thông tin để tự học. [3]
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm rất quan trọng, và đã được khẳng
định: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi
dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và
sử dụng đúng lúc, đúng chỗ”. [4]
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
2
2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng đề tài:
* Thuận lợi:
Công tác trong nhà trường có bề dày truyền thống và thành tích, nhiều giáo
viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và có nhiều kinh nghiệm và thành
tích trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp.
Là giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, trong công tác giảng dạy cũng như việc
bồi dưỡng học sinh giỏi. Bản thân luôn tích cực trao đổi, học hỏi bạn bè đồng
nghiệp trong và ngoài nhà trường để rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp
dụng vào công tác giảng dạy.
Một số học sinh có tố chất, có năng lực, yêu thích và có khả năng học bộ
môn Vật lý tốt.
* Khó khăn:
Số lượng học sinh trong địa bàn Thị trấn Vân Du ít, lại không thu hút được
nhiều học sinh tại các xã lân cận (tổng số học sinh toàn trường những năm gần đây
chỉ trên, dưới 200 học sinh, học sinh khối 9 chỉ có dưới 50 em) nên khó chọn nguồn
học sinh giỏi.
Việc thi chất lượng đầu vào lớp 10 không có môn Vật lý ở một số năm gần
đây, do vậy thường các em chỉ lựa chọn các môn học mang tính thực dụng cao như
Văn, Toán, Tiếng Anh. Nhiều em học tốt môn Vật lý nhưng lại không tham gia vào
đội tuyển do sự định hướng của gia đình.
Mặt khác do khối 6,7 các em đã được tham gia giao lưu học sinh giỏi các
môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh nên hầu hết những em có tố chất đều đã được chọn.
Vì thế đến lớp 8, 9 chỉ còn lại những học sinh ở tốp sau, hoặc nếu dự thi hai môn
thì môn Vật lý cũng chỉ là môn thứ hai, được đầu tư ít hơn.
2.2.2. Thực trạng về bồi dưỡng học sinh giỏi và số lượng, chất lượng giải
học sinh giỏi trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
Ở trường THCS Vân Du, ngoài nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giáo dục toàn
diện cũng như giáo dục đại trà thì nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn, đặc biệt
là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các các môn văn hóa là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm.
Trong nhiều năm qua, nhà trường luôn là đơn vị đứng trong tốp đầu của
huyện về kết quả dự thi học sinh giỏi các cấp. Tuy vậy số lượng cũng như chất
lượng của các đội tuyển học sinh giỏi nói chung cũng như môn Vật lý nói riêng còn
chưa ổn định, chưa đạt được nhiều giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện,
tỉnh. Có năm môn Vật lý còn không có học sinh được lựa chọn trong đội tuyển dự
thi tỉnh, hoặc đủ điểm dự tuyển nhưng vì trùng môn nên phải chia sang môn khác.
Mặt khác ở trường THCS Vân Du trong những năm gần đây số lượng học
sinh mỗi khối ít (thường ít hơn 50 học sinh, có năm dưới 40 học sinh) nên việc lựa
chọn nguồn cho mỗi đội tuyển (9 đội tuyển) thường rất khó khăn. Cố gắng sắp xếp
hợp lí thì mỗi môn cũng chỉ có 1 đến 2 học sinh “cứng” thuộc bộ môn của mình.
Thống kê kết quả thi HSG môn Vật lý trong 4 năm học mà tôi và đồng
3
nghiệp trực tiếp bồi dưỡng (bản thân ôn đội tuyển năm học 2011 – 2012 và 2012 –
2013, năm học 2013 – 2014 và 2014 - 2015 giáo viên khác ôn):
Năm học
2011- 2012
Năm học
2012- 2013
Cấp
- Khối 8: 04 giải - Khối 8: 03 giải
huyện (02 ba, 02 KK) (01 nhất, 02KK)
Cấp
tỉnh
Năm học
2013- 2014
Năm học
2014- 2015
- Khối 8: 01 giải
(01 KK)
- Khối 8: 01 giải
(01 ba)
- Khối 9: 04 giải
(02 ba, 02 KK)
- Khối 9: 03 giải
(01 nhì, 02 KK)
- Khối 9: 03 giải
(01 nhì, 02 KK)
- Khối 9: 03 giải
(03 KK)
01 giải KK
01 giải KK
0
0
Qua những số liệu trên cho thấy đội tuyển cũng đã có những kết quả nhất
định song vẫn còn hạn chế, đặc biệt kết quả HSG cấp Tỉnh. Thậm chí năm học
2013 - 2014 đội tuyển Vật lý của khối 8 chỉ có 02 học sinh, năm học 2014– 2015
có 01 học sinh dự thi và chỉ có 01 em đạt giải, điều đó ảnh hưởng đến nguồn của
khối 9 bởi vì theo cấu trúc đề thi của khối 9 thì kiến thức Vật lý 8 đã chiếm đến 2/3
lượng kiến thức của đề.
Vậy làm thế nào để có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao, tìm
ra những phương pháp tối ưu trong công tác ôn học sinh giỏi của bộ môn để đạt kết
quả tốt nhất? Đó là câu hỏi mà bản thân tôi đã trăn trở qua nhiều năm nay.
Từ thực trạng đó tôi đã nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, lựa chọn và áp
dụng các giải pháp giải pháp vào bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua quá trình thực hiện
bản thân tôi đã đúc rút được: Một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng đội tuyển học
sinh giỏi môn Vật lý lớp 8 và lớp 9 ở Trường THCS Vân Du.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Muốn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao, theo tôi cần có
nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là 2 yếu tố, đó là giáo viên đứng lớp và
học sinh. Tùy vào môn học và điều kiện cụ thể từng nhà trường và địa phương mà
giáo viên có các giải pháp và phương án phù hợp, hiệu quả. Trong khuôn khổ của
đề tài cũng như điều kiện cụ thể áp dụng tại trường THCS Vân Du, tôi chỉ xin tập
trung vào một số giải pháp mà bản thân tôi đã và đang làm và bước đầu đạt kết quả.
2.3.1. Người giáo viên phải luôn giữ được ngọn lửa nhiệt tình, tâm huyết
với nghề nghiệp.
Đối với bộ môn khoa học thực nghiệm như Vật lý thì việc lựa chọn các
phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú. Trong quá trình giảng dạy tôi
nghiệm ra rằng cái khó nhất của người dạy Vật lý là việc tạo cho học sinh sự say
mê khoa học, yêu thích bộ môn, ham tìm tòi sáng tạo để phát hiện những tri thức
cần lĩnh hội.
Một số năm gần đây, việc thi tuyển vào lớp 10 chỉ thực hiện ở 3 môn, trong
đó không có môn Vật lý nên xu hướng học thực dụng đã khiến cho nhiều em không
tha thiết với bộ môn. Đứng trước thực tế đó, nếu giáo viên chỉ lên lớp cho hết trách
nhiệm, kém nhiệt tình, tâm huyết, … thì sẽ vô tình đẩy xa các em hơn đối với bộ
môn Vật lý. Vì vậy muốn cho học sinh yêu thích môn bộ môn thì người giáo viên
4
phải luôn giữ được ngọn lửa đam mê nghề nghiệp và lan truyền ngọn lửa ấy đến
với các em học sinh.
Trong dạy học, người giáo viên phải thực sự nhiệt tình, xem việc giảng dạy
bộ môn của mình là trách nhiệm, là sứ mệnh cao cả và là vinh quang nghề nghiệp.
Bởi vì việc thầy cô có yêu nghề, yêu thích bộ môn của mình giảng dạy thì mới tạo
được tiền đề tốt nhất để động viên, tạo nên niềm đam mê học tập bộ môn của các
em học sinh. Đây cũng chính là động lực để tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm
ra những phương pháp hợp lí, phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh để
giảng dạy có hiệu quả. Từ đó giúp các em có niềm tin, sự đam mê và hứng thú tìm
tòi kiến thức trong bộ môn Vật lý.
2.3.2. Chủ động phân loại học sinh, phát hiện những học sinh có khả
năng về môn Vật lý để chọn lựa đội tuyển học sinh giỏi.
Trong việc tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lý theo tôi cần lưu ý
mấy điểm sau:
Thứ nhất: Phải theo dõi ngay từ năm học trước và phát hiện những học sinh
có khả năng tư duy tốt, có tố chất để có thể đáp ứng được yêu cầu của kiến thức
thuộc chương trình nâng cao. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi
dưỡng, mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và không bị quá sức đối với những em
không có tố chất.
Thứ hai: Kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khác để
thống nhất danh sách đội tuyển. Trường hợp một em có nhiều giáo viên ở đội tuyển
khác lựa chọn thì phải có các ý kiến để phân tích, đánh giá khả năng của học sinh
phù hợp với đội tuyển nào.
Thứ ba: Việc lựa chọn đội tuyển nên lập danh sách số học sinh nhiều hơn số
học sinh thuộc đội tuyển chính thức, điều này giúp giáo viên không bỏ sót những
học sinh có tố chất thuộc môn học của mình. Hơn nữa, trong quá trình bồi dưỡng,
kiểm tra và khảo sát có thể loại bớt học sinh không đáp ứng được yêu cầu của bộ
môn, việc này vừa thúc đẩy và tạo động lực để các em còn lại học tốt hơn vừa tạo
sự cạnh tranh lành mạnh để các em cùng phấn đấu.
2.3.3. Thời gian, kế hoạch và xây dựng chương trình bồi dưỡng
Khi thực hiện bồi dưỡng đội tuyển cần phải sắp xếp, phân chia thời gian hợp
lý cho các chuyên đề. Đối với mỗi chuyên đề sau khi dạy xong nên có một bài kiểm
tra để giáo viên một lần nữa kiểm tra kỹ năng trình bày, khắc sâu cho học sinh
lượng kiến thức đã học trước khi chuyển sang chuyên đề mới. Sau khi hoàn thành
các chuyên đề cần lưu ý phải dành một khoảng thời gian nhất định – khoảng ¼ thời
gian ôn luyện để các em luyện giải các dạng đề.
Việc làm này hết sức quan trọng bởi vì qua việc chấm, chữa bài kiểm tra,
giáo viên nắm bắt được những “lỗ hổng” kiến thức, những điểm mạnh, điểm yếu
của từng học sinh để có phương án bổ sung và uốn nắn kịp thời.
Việc kiểm tra và chấm chữa bài nghiêm túc ngay sau mỗi chuyên đề cũng là
động lực để các em phấn đấu và cố gắng hơn, tạo không khí thi đua lành mạnh giữa
các thành viên trong đội tuyển. Qua kết quả khảo sát các chuyên đề, giáo viên cũng
có thể bước đầu đánh giá được khả năng đáp ứng yêu cầu bộ môn của từng em, đây
5
cũng là cơ sở để giúp giáo viên lập danh sách cho đội tuyển chính thức.
Mặt khác khi soạn thảo chương trình chú ý theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới
nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ kiến thức cần nhớ đến các dạng bài tập từ dễ
đến khó dần. Chọn lựa nội dung phải phù hợp, bao quát được các dạng.
Giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải theo
hệ thống của mỗi dạng. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống đựơc mà đòi hỏi
phải có sự giúp đỡ của giáo viên. Ví dụ như khi dạy chương điện học thì cần hệ
thống lại kiến thức theo các chuyên đề:
- Mạch điện tương đương.
- Bài toán chia dòng.
- Phép chia thế.
- Vai trò của Ampe kế trong sơ đồ.
- Vai trò của Vôn kế trong sơ đồ.
- Các quy tắc chuyển mạch
- Mạch cầu
- Công - công suất. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Bài tập về phương án thực hành.
2.3.4. Sưu tầm tài liệu bồi dưỡng
Có thể nói, việc sưu tầm, sử dụng tài liệu bồi dưỡng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với kết quả bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đó chính là cẩm nang để
giúp các em tiếp cận gần nhất với các nội dung kiến thức cần ôn luyện, mở rộng
được kiến thức của mình.
Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, mạng
Internet,... song để tìm được nội dung phù hợp là vấn đề không đơn giản. Không có
một tài liệu nào là đáp ứng được tối ưu cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng nếu
giáo viên sử dụng quá nhiều tài liệu sẽ gây rối hoặc nhiễu kiến thức, khó tập trung
vào các vấn đề trọng tâm, nhưng nếu sử dụng ít tài liệu hoặc chỉ tập trung vào một
cuốn nào đó thì cũng sẽ khó có kết quả cao được.
Vì thế cần tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp, bạn bè, những đồng chí là cốt
cán bộ môn của huyện - những người có kinh nghiệm trong bồi dưỡng học sinh giỏi
các cấp để lựa chọn tài liệu phù hợp.
Một số tài liệu tham khảo là: 500 bài tập Vật lý lớp 9 của Phan Hoàng Văn;
Tuyển chọn đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 của Nguyễn Đức Tài; Vật lý
nâng cao của trung học cơ sở của Nguyễn Cảnh Hòe; 121 Bài tập vật lý nâng cao
lớp 9 của Vũ Thanh Khiết; Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi THCS của Nguyễn Đức
Tài,…
Một nguồn tài liệu nữa cũng hết sức phong phú và hữu ích đó là các chuyên
đề bồi dưỡng học sinh giỏi của đồng nghiệp đăng trên thư viện giáo án điện tử
violet, hệ thống đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh trong cả nước được đăng
tải trên thư viện đề thi và kiểm tra của thư viện trực tuyến violet.
Nguồn đề thi này rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên không phải đề thi nào
cũng phù hợp và chính xác, tùy chỉ đạo chuyên môn của từng sở giáo dục mà kiến
6
thức trong chương trình thi cũng có sự khác nhau. Do vậy trong việc tham khảo
nguồn đề thi này cũng cần có những lưu ý và chọn lọc kỹ càng.
2.3.5. Một số lưu ý trong quá trình bồi dưỡng
* Đồi với giáo viên:
Trước hết cần chọn lọc những phương pháp, cách giải dễ hiểu nhất để hướng
dẫn học sinh, không nên máy móc theo tài liệu tham khảo. Ở mỗi bài cần tìm ra
nhiều phương án giải khác nhau để phát huy tính sáng tạo, rèn kỹ năng tư duy của
học trò.
Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng
bài; phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ
những sáng tạo của học sinh. Khi ra các bài tập cụ thể giáo viên chỉ nên gợi mở để
học sinh tìm tòi ra hướng đi cho bài giải.
Ngược lại, đối với các bài tập mẫu thì giáo viên lại phải giải một cách chi tiết
(không nên giải tắt) để giúp học sinh hiểu sâu sắc; đặc biệt là những bài khó, những
bài học sinh sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh cách
trình bày của học sinh một cách kịp thời.
Tránh nôn nóng ôn ngay những bài khó mà bỏ qua phần kiến thức cơ bản,
như vậy học sinh sẽ rối, không định hướng được phương pháp dẫn đến các em sẽ
nản. Muốn có học sinh giỏi phải có Thầy giỏi vì thế người Thầy phải luôn có ý thức
rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm.
Đặc biệt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải hướng cho các em có ý
chí, biết đặt ra mục tiêu của mình cần vươn tới và phải quyết tâm đạt được cái đích
mà mình đã đặt ra.
* Đối với học sinh
Để tự tin và học giỏi môn Vật lý, học sinh cần có phương pháp học tập sao
cho khoa học, hợp lý; Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô,
bạn bè. Muốn học giỏi Vật lý cần phải vững vàng kiến thức ở các môn, đặc biệt là
môn Toán, vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác,
rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.
Yêu thích môn học, có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một
trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Luôn đặt câu hỏi trước những
vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò
mò khoa học. Như vậy dần dần sẽ tìm thấy được những cái hay, cái
thú vị của bộ môn.
Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức, bởi vì chương trình trong sách giáo khoa
vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không có nhiều kiến thức mở rộng, nâng
cao. Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến
những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ
thêm kiến thức; đọc thêm nhiều sách thì mới nắm chắc và sâu sắc hơn.
Đặc biệt phải có ý chí, có sự quyết tâm, nỗ lực để đạt được mục tiêu đặt ra.
2.3.6. Một số bài tập minh họa trong chuyên đề: Quang học
(Vì khuôn khổ sáng kiến có hạn nên tôi chỉ nêu một số dạng bài tập chủ yếu
phần gương phẳng sau khi ôn lại những kiến thức cơ bản)
7
Dạng 1: Bài tập về sự truyền thẳng của ánh sáng
Bài 1: Một điểm sáng đặt cách màn 1 khoảng 2m, giữa điểm sáng và màn người ta
đặt 1 đĩa chắn sáng hình tròn sao cho đĩa song song với màn và điểm sáng nằm trên
trục đi qua tâm và vuông góc với đĩa.
a) Tìm đường kính của bóng đen in trên màn biết đường kính của đĩa
d = 20cm và đĩa cách điểm sáng 50 cm.
b) Cần di chuyển đĩa theo phương vuông góc với màn một đoạn bao nhiêu,
theo chiều nào để đường kính bóng đen giảm đi một nửa?
c) Biết đĩa di chuyển đều với vận tốc v= 2m/s. Tìm vận tốc thay đổi đường
kính của bóng đen.
d) Giữ nguyên vị trí của đĩa và màn như câu b thay điểm sáng bằng vật sáng
hình cầu đường kính d1 = 8cm. Tìm vị trí đặt vật sáng để đường kính bóng đen vẫn
A'
như câu a. Tìm diện tích của vùng nửa tối xung quanh bóng đen?
Giải
A
I
S
B
A1
A2
I1
B1
I'
B2
B'
a) Gọi AB, A’B’ lần lượt là đường kính của đĩa và của bóng đen. Theo định lý Talet
ta có:
AB
SI
AB.SI ' 20.200
=
⇒ A' B ' =
=
= 80(cm)
A' B ' SI '
SI
50
b) Gọi A2, B2 lần lượt là trung điểm của I’A’ và I’B’. Để đường kính bóng đen giảm
đi một nửa(tức là A2B2) thì đĩa AB phải nằm ở vị trí A1B1. Vì vậy đĩa AB phải dịch
chuyển về phía màn.
A1 B1
SI 1
A1 B1
20
Theo định lý Talet ta có: A B = SI ' ⇒ SI 1 = A B .SI ' = 40 .200 = 100(cm)
2 2
2 2
Vậy cần dịch chuyển đĩa một đoạn II1 = SI1 – SI = 100-50 = 50 cm
s
0,5
II
= 1 =
= 0,25 (giây)
v
2
v
0,8 − 0,4
A ′B′ - A 2 B 2
Tốc độ thay đổi đường kính của bóng đen là: v’=
= 0,25 = 1,6 (m/s)
t
c) Thời gian để đĩa đi được quãng đường I I1 là: t =
d) Gọi CD là đường kính vật sáng, O là tâm.Ta có:
MI 3 A3 B3 20 1
MI 3
1
=
=
= ⇒
=
MI ′ A′B′ 80 4
MI 3 + I 3 I ′ 4
M
C
O
D
=> MI3 =
I 3 I ′ 100
=
cm
3
3
A2
A’
A3
I3
I’
B3
B’
8
B2
MO
CD
8
2
2
2 100
40
Mặt khác MI = A B = 20 = 5 ⇒ MO = 5 MI 3 = 5 × 3 = 3 cm
3
3 3
=> OI3 = MI3 – MO =
100 40 60
−
=
= 20cm
3
3
3
Vậy đặt vật sáng cách đĩa một khoảng là 20 cm
- Diện tích vùng nửa tối S = π ( I ′A22 − I ′A′ 2 ) = 3,14(80 2 − 40 2 ) ≈ 15080cm 2 [5]
Bài 2: (Đề thi HSG Lý 8 Thạch Thành 2014 – 2015)
Một đĩa tròn tâm O1 có bán kính R1 = 20cm, phát sáng được đặt song song với
một màn ảnh và cách màn một khoảng d = 136cm. Một đĩa tròn khác, tâm O 2 có
bán kính R2 = 12cm, chắn sáng, cũng được đặt song song với màn và đường nối
O1O2 vuông góc với màn.
a) Tìm vị trí đặt O2 để bóng đen trên màn có đường kính R3 = 3cm.
b) Từ vị trí O2 xác định ở câu a. Cần di chuyển đĩa chắn sáng như thế nào để
trên màn vừa vặn không còn bóng đen.
A
M
Giải:
C
E
O1
O2
B
D
O
F
I
Từ hình vẽ ta thấy : AO1 = R1 = 20cm
N
CO2 = R2 = 12cm , EO = R3 = 3cm và O1O = d = 136cm
Xét ∆ EOI ~ ∆ AO1I (có góc O1, góc O bằng 900 và góc I chung )
OI
EO
CO
O I
R
OI
3
Ta có : O I = AO ⇒
=
OI + d
R1
1
1
=> 20.OI = 3.OI +3.136 => OI = 24 (cm). Do đó: O1I = OI + d = 160cm
Xét ∆ CO2I ~ ∆ AO1I (có góc O2 = góc O = 900 và góc I chung )
12.160
O I
2
2
R
Ta có : AO = O I ⇒ 2 = 2 suy ra O2I =
= 96 (cm)
20
R1
O1I
1
1
Vậy phải đặt O2 cách O1 một đoạn O1O2 = O1I – O2I = 160 – 96 = 64 cm
c) Để trên màn hình vừa vặn không còn bóng đen thì tâm của đĩa chắn sáng phải ở
vị trí O3 như hình vẽ.
A
C
O1
B
O3
O2
O
D
Xét ∆ AO1O ~ ∆ CO3O (có góc O1 = góc O3 = 900 và góc O chung )
Ta có :
9
AO1
O1O
=
CO3
O3O
=> O3 O =
O1O .CO3
136.12
=
AO1
20
<=> O3O = 81,6 (cm)
=> O1O3 = OO1 – OO3 = 136 – 81,6 = 54,4 cm
Vậy phải di chuyển đĩa chắn sáng lại gần O1 một đoạn:
O2O3 = O1O2 – O1O3 = 64 – 54,4 = 9,6cm [ 6]
Ở dạng này cần lưu ý học sinh áp dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng,
xác định bóng tối, bóng nửa tối,… rèn kỹ năng vẽ hình đúng về mặt bản chất Vật
lý. Áp dụng một số kiến thức về Toán học như tam giác đồng dạng, định lý Talét,
định lý Pitago,… và nếu vẽ hình đúng sẽ giải đúng bởi kiến thức về mặt Toán học
áp dụng ở phần này chưa khó đối với đối tượng học sinh giỏi.
Dạng 2: Vẽ đường đi của tia sáng, ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Bài 3: Cho 2 gương phẳng M và N có hợp với nhau một góc α và có mặt phản xạ
hướng vào nhau. A, B là hai điểm nằm trong khoảng 2 gương. Hãy trình bày trong
các trường hợp sau:
a) α là góc nhọn
b) α là góc tù
c) Nêu điều kiện để phép vẽ thực hiện được.
Hướng dẫn: Để vẽ đường đi của tia sáng từ A phản xạ lần lượt trên 2 gương M, N
rồi truyền đến B ta làm như thế nào? Áp dụng kiến thức nào?
* Định luật phản xạ ánh sáng.
* Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng:
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không đứng được trên màn chắn và có độ lớn
bằng vật.
- Khoảng cách từ một điểm từ một vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ
ảnh của điểm đó đến gương.
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo
dài đi qua ảnh ảo S’. [7]
* Để vẽ đúng đường đi của tia sáng lưu ý phải xác đinh đúng các điểm tới trên mỗi
gương,có thể tìm được các cách vẽ khác nhau song cần so sánh được cách nào dễ,
hình thoáng để tiếp tục làm ý tiếp theo.
Bài 4: (Đề thi HSG Vật lý 9 huyện Thạch Thành năm học 2014- 2015)
Hai gương phẳng M1, M2 đặt song song có mặt phản
xạ quay vào nhau. Cách nhau một đoạn d. Trên đường
thẳng song song với hai gương có hai điểm S, O với các
khoảng cách được cho như hình vẽ.
a) Hãy trình bày cách vẽ một tia sáng từ S đến gương
M1 tại I, phản xạ đến gương M2 tại J rồi phản xạ đến O.
b) Tính khoảng cách từ I đến A và từ J đến B.
Hướng dẫn:
10
Từ bài 3, học sinh áp dụng, suy luận để vẽ hình. Bài toán tuy không yêu cầu
vẽ ảnh song để tìm đường đi của tia sáng ta phải xác định được hai điểm tới I trên
M1 và J trên M2 sao cho tia phản xạ từ M2 phải đi qua O.
O
M2
O1
M1
a, Cách vẽ đường truyền ánh sáng:
- Lấy S1 đối xứng S qua gương M1.
J
- Lấy O1 đối xứng O qua gương M2.
- Nối S1 O1 cắt gương M1 tại I, gương M2 tại J
- Nối SI, JO ta được tia sáng cần vẽ.
I
(Học sinh có thể vẽ theo cách khác)
S1
b, Tính IA, JB theo a, d, h
S
A
B d-a H
a
a
theo tính chất đối xứng ta có: S1A = SA = a
d
từ O1 hạ O1H ⊥ SB => BH = SB (H và S đối xứng qua B)
=> AS1 + BH = d => S1H = 2d
Xét ∆AIS1 ∼ ∆BJS1
=>
AI S1 A.
a
=
=
BJ S1 B a + d
=> AI =
a
a+d
=> AI =
ah
. (2)
2d
Xét ∆ S1AI ∼ ∆ S1HO
=>
AI
SA
a
= 1 =
HO1 S1 H 2d
Thay (2) vào (1) ta được: BJ =
Bài 5:
BJ (1)
( a + d )h
2d
[ 8]
S1
G1
Hai gương phẳng G1,G2 quay mặt phản xạ vào nhau
x
0
S
và hợp với nhau một góc α=60 . Một điểm sáng S
K
nằm trên đường phân giác Ox của 2 gương, cách cạnh
30
G
30
chung O một khoảng OS= R=5cm.
O
H
a) Trình bày cách vẽ và vẽ một tia sáng phát ra
từ S sau khi phản xạ lần lượt trên G1,G2 lại truyền qua S.
b) Gọi S1, S2 lần lượt là ảnh đầu tiên của S qua
G1, G2. Tính khoảng cách giữa S1 và S2. [9]
S'
Hướng dẫn: Câu a) các em biết cách làm, vẽ được hình theo hai cách. Câu b) sẽ
lúng túng nếu như kiến thức Toán học chưa chắc, nhất là đối với học sinh khối 8.
Do vậy cần định hướng cho học sinh tìm được mối liên hệ giữa khoảng cách S1 và
S2 với OS. Đáp số: Khoảng cách giữa hai ảnh S1 và S2 là 5 3 cm.
Bài 6: Bốn gương phẳng G1, G2, G3, G4 quay mặt sáng vào nhau làm thành 4 mặt
bên của một hình hộp chữ nhật. Chính giữa gương G1 có một lỗ nhỏ A.
a. Vẽ đường đi của một tia sáng (trên mặt phẳng giấy vẽ) đi từ ngoài vào lỗ A
sau khi phản xạ lần lượt trên các gương G2 ; G3; G4 rồi lại qua lỗ A đi ra ngoài.
b. Tính đường đi của tia sáng trong trường hợp nói trên.
c. Quãng đường đi có phụ thuộc vào vị trí lỗ A hay không? [10]
o
o
2
1
11
Hướng dẫn: Để tính được đường đi của tia sáng và quãng đường đi có phụ thuộc
vào vị trí A không thì ta cần phải xác định được mối liên hệ giữa độ dài biểu thị
đường đi của tia sáng đó đối với các yếu tố của hình chữ nhật tạo bởi các gương.
Bài 7: (Đề thi HSG Vật lý 9 Thạch Thành năm 2013- 2014)
Khi ngồi dưới hầm, để quan sát được các vật trên mặt đất người ta dùng một
kính tiềm vọng, gồm hai gương G1 và G2 song song với nhau và nghiêng 450 so với
phương nằm ngang (hình vẽ), khoảng cách theo phương thẳng đứng là IJ = 2m.
Một vật sáng AB đứng yên cách G1 một khoảng BI bằng
A
G1
0
45
5m.
I
B
a. Một người đặt mắt tại điểm M cách J một
khoảng 20cm trên phương nằm ngang nhìn vào gương
G2. Xác định phương, chiều của ảnh AB mà người này
nhìn thấy và khoảng cách từ ảnh đến M.
G2
J
b. Trình bày cách vẽ và đường đi của một tia sáng M
từ điểm A của vật, phản xạ trên 2 gương rồi đi đến mắt
người quan sát. [11]
Đối với dạng này cần lưu ý học sinh áp dụng một số kiến thức để vẽ hình
như định luật phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Xác định
rõ các yếu tố cần tìm, tìm ra mối liên hệ với các yếu tố đã cho của bài toán để có
hướng giải phù hợp. Lưu ý hình vẽ rõ, chính xác về tỉ lệ để nhìn vào ta không bị rối
và dễ tìm ra được hướng đi của bài.
Dạng 3: Xác định thị trường của gương
Bài 8.
Hai người M và N đứng trước một gương phẳng như
1m
1m
hình vẽ.
Q
a) Bằng hình vẽ hãy xác định vùng quan sát được P
ảnh của từng người. Từ đó cho biết hai người có
0,5m
1m
nhìn thấy nhau trong gương không?
b) Nếu hai người cùng tiến đến gương với cùng vận
tốc theo phương vuông góc thì họ có nhìn thấy nhau
M
N
trong gương không?
c) Một trong hai người di chuyển theo phương vuông góc với gương để nhìn thấy
nhau. Hỏi họ phải di chuyển về phía nào? Cách gương bao nhiêu?
Hướng dẫn:
a) Từ hình vẽ
ta có vùng quan sát được ảnh M’ của M được
giới hạn bởi Gương PQ và các tia PC; QD.
Vùng quan sát được ảnh N’ của N được giới hạn
bởi Gương PQ và các tia PA; QB.
Vị trí của mỗi người đều không nằm trong vùng
quan sát ảnh của người kia nên họ không nhìn
thấy nhau trong gương.
N'
M'
P
Q
K
I
A
M1
N
M
C
B
D
N1
12
b) Nếu hai người cùng tiến đến gương theo phương vuông góc với vận tốc
như nhau thì khoảng cách từ họ đến gương không thay đổi nên họ vẫn không nhìn
thấy nhau trong gương.
c) Khi một trong hai người tiến đến gương theo phương vuông góc
Xét 2 trường hợp:
TH1) Người M di chuyển, người N đứng yên.
Từ hình vẽ ta thấy: Để nhìn thấy ảnh N’ của người N trong gương thì người M
phải tiến vào gần gương đến vị trí M1 thì bắt đầu nhìn thấy N’ trong gương.
IM
IQ
1
Từ đó ta có: ∆M 1IQ : ∆N ' KQ ⇒ KN ' = KQ thay số ta có: IM1 = 0,5m
TH2) Người N di chuyển, người M đứng yên.
Từ hình vẽ ta thấy: Để nhìn thấy ảnh M’ của người M trong gương thì người N
phải tiến ra xa gương đến vị trí N 1 thì bắt đầu nhìn thấy M’ trong gương.Từ đó ta
IM '
IQ
có: ∆N1KQ : ∆M ' IQ ⇒ KN = KQ thay số ta có: IN1 = 2 m [ 12]
1
Bài 9: (Đề thi HSG Hậu Lộc 2011)
Hai người A và B đứng trước một gương phẳng (G) như hình vẽ, trong đó:
MH = NH = 60cm; NK = 120cm và h = 120cm.
a) Hai người có nhìn thấy nhau trong gương không?
b) Người A đứng yên, người B chuyển m 60cm 60cm n
k
120cm
động theo phương vuông góc với gương, thì
h
khi nào họ thấy nhau? [13]
h =120cm
h =120cm
a
b
〉
〉
〉
Dạng 4: Xác định số ảnh, vị trí của ảnh một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 10: Một điểm sáng S đặt trên đường phân giác của góc hợp bởi hai gương
phẳng là α. Xác định số ảnh của S tạo bởi hai gương khi:
a, α = 900
b, α = 1200
Hướng dẫn: a, Khi α = 900
Ta có điểm sáng S cho ảnh S1 qua G1.
Tam giác S1OS cân vì có đường cao trùng với đường trung trực. Do đó: OS = OS1.
G2
Mặt khác S1 nằm trước G2 nên cho ảnh S2 đối xứng S1 qua G2.
S3
S
Tương tự : S3 là ảnh của S qua G2 và ta có:
OS = OS1 = OS2 = OS3
G1
=> các ảnh đều nằm trên đường tròn tâm O, bán kính OS.
O
Lại có :
SOS1 = S1OS2 = S2OS3 = α = 90
0
S2
S1
13
〉
Vậy hệ cho tất cả 3 ảnh.
b, Khi α = 1200
S cho ảnh S1 qua G1 đối xứng S qua G1
S2
S
21
O 3
G1
S1
〉
SOS1 = 1200 suy ra S1 nằm trên mặt phẳng của G2.
Tương tự S2 cho bởi G2 và S2 nằm trên mặt phẳng G1
G2
và SOS2 = 1200. Vậy hệ cho 2 ảnh. [14]
Đây là dạng khó, đòi hỏi kỹ năng vẽ hình chính xác, lập luận chặt chẽ để tìm
đựợc ảnh cuối cùng của hệ.
Bài 11: Hai gương phẳng M và N đặt hợp với nhau một góc α < 1800, mặt phản xạ
quay vào nhau. Một điểm sáng A nằm giữa hai gương và qua hệ hai gương cho n
ảnh. Chứng minh rằng nếu
360
= 2k (k ∈ N ) thì n=(2k – 1) ảnh.
α
Hướng dẫn: Lập sơ đồ tạo ảnh qua hệ:
A3
A2
(M )
(N)
(M )
(N)
→ A1 →
A3
→ A5 →
...
A
(N
(N)
(M )
N)
M)
A4 (→
A6 (→
)
A → A2 →
...
A6
A
Theo hình vẽ ta có:
O
Góc A1OA2 = 2α
(M
A8
)A1
Góc A3OA4 = 4α
A7
......
Góc A2k-1OA2k = 2kα
A5
A4
Theo đề bài: 3600/α = 2k => 2kα = 3600.
Vậy góc A2k-1OA2k = 2kα =3600.
Tức là ảnh A2k-1 và ảnh A2k trùng nhau
Trong hai ảnh này một ảnh sau gương (M) và một ảnh sau gương (N) nên không
tiếp tục cho ảnh nữa.
Vậy số ảnh của A cho bởi hai gương là: n = 2k – 1 ảnh. [15]
Bài 12: (Đề thi chọn đội tuyển vòng 2 dự thi cấp Tỉnh huyện Thạch Thành 2016)
Hai gương phẳng AB và CD đặt song song đối diện và cách nhau a=10 cm. Điểm
sáng S đặt cách đều hai gương. Mắt M của người quan sát cách đều hai gương
B
(hình vẽ). Biết AB = CD = 89 cm, SM = 100 cm.
A
a) Xác định số ảnh S mà người quan sát thấy được.
M
S
b) Vẽ đường đi của tia sáng từ S đến mắt M sau khi:
- Phản xạ trên mỗi gương một lần.
- Phản xạ trên gương AB hai lần, trên gương CD 1 lần. C
D
Hướng dẫn: Đây là dạng khó đòi hỏi học sinh phải biết tổng hợp kiến thức, tìm ra
được quy luật tạo ảnh, điều kiện nhìn thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Xét ánh sáng từ S truyền theo chiều tới AB trước
S
G1
G2
G1
→
S 1 →
S 3 →
S 5 ....
14
Ảnh ảo đối xứng với vật qua gương nên ta có: Sn
SS1 = a
SS3 = 3a
SS5 = 5a
S1
…..
A
SSn = n.a
S
K
B
M
D
C
Mắt tại M thấy được ảnh thứ n, nếu tia phản xạ trên gương AB tại K lọt vào mắt và
có đường kéo dài qua ảnh Sn. Vậy điều kiện mắt thấy ảnh Sn là: AK ≤ AB
S A AK
∆S n SM ~ ∆S n AK ⇒ n =
⇒
S n S SM
a
2 = 89 ⇒ n = 50 Vì n ∈ Z => n = 4
na
100
11
na −
Xét ánh sáng từ S truyền theo chiều tới gương CD trước ta cũng có kết quả tương
tự. Vậy số ảnh quan sát được qua hệ là: 2n = 8 [16]
b) Vẽ đường đi của tia sáng
S5
S5
S
A1
S
S1
A
S
B
M
M
D
C
D
C
B
S3
S3
Bài 13: Chiếu một chùm sáng SI vào gương phẳng G. Tia phản xạ IR. Giữ tia tới
cố định, quay gương một góc α quang một trục ⊥ với mặt phẳng tới. Tính góc quay
của tia phản xạ tạo bởi tia IR và IR’. [ 17]
Hướng dẫn:
Cần xác định đúng góc quay, xác định mối liên quan giữa góc cần tính với dữ kiện
đã biết. Có thể cần củng cố thêm kiến thức về tổng ba góc trong tam giác, góc
ngoài của tam giác, góc có cạnh tương ứng vuông góc,…
b) Trường hợp trục quay bất kỳ
a) Trường hợp trục quay qua I
β
=
2
α
Tính được:
Tính được: β = 2(i1 + α ) − 2i1 = 2α
N
S
N'
R
R'
i1
α
I
i2
I'
α
i' 2
N'
N
R
α
i' 1
β
P
S
i2
i i'
I
i '2
R'
G
α
G'
K
15
Bài 14: Chiếu một tia sáng hẹp vào một gương phẳng. Nếu cho gương quay đi một
góc α quanh một trục bất kì nằm trên mặt gương và vuông góc với tia tới thì tia
phản xạ sẽ quay đi một góc bao nhiêu? Theo chiều nào? [ 18]
Hướng dẫn: Xét gương quay quanh trục O một góc α, lúc đó pháp tuyến
cũng quay một góc α (Góc có cạnh tương ứng vuông góc).
Ta tính được: β = 2α
Kiến thức tổng quát: Khi gương quay một góc α quanh một một trục bất kì thì
tia phản xạ sẽ quay đi góc 2α theo chiều quay của gương.
Bài 15: (Đề thi huyện Tĩnh Gia năm 2013)
Hai gương phẳng quay mặt phản xạ vào nhau và hợp với nhau một góc α .
Một tia sáng song song với gương thứ nhất đến gương thứ 2. Tìm góc α để tia sáng
quay lại đường truyền ban đầu khi:
a, Chỉ phản xạ trên mỗi gương một lần.
b, Phản xạ trên gương đầu tiên 2 lần; gương kia một lần
Hướng dẫn:
a, Để tia sáng quay lại đường truyền ban đầu khi chỉ phản xạ trên mỗi
gương một lần thì cần phải có điều kiện gì? IJ vuông góc với (G) hay J = 90 0
Tính được: 2 α = 90 0 ; α = 45 0
M
M
α
I
α
I
K
α
G
J
α α
α
α
α
N
G
J
b. JK vuông góc với (M); Tính được: α = 30 0 [19]
Bài 16: (Đề thi HSG Lý 9 tỉnh Thanh Hóa năm 2014 – 2015)
Hai gương phẳng G1 , G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một
góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
a) Hãy vẽ hình và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần
lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S.
b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S. [20]
Bài 17: (Đề thi HSG Vật lý 9 Thạch Thành 2011- 2012)
Ba gương phẳng (G1), (G21), (G3) được lắp thành một lăng trụ
đáy tam giác cân như hình vẽ
Trên gương (G 1) có một lỗ nhỏ S. Người ta chiếu một
chùm tia sáng hẹp qua lỗ S vào bên trong theo phương vuông
góc với (G1). Tia sáng sau khi phản xạ lần lượt trên các gương
lại đi ra ngoài qua lỗ S và không bị lệch so với phương của tia
chiếu đi vào. Hãy xác định góc hợp bởi giữa các cặp gương
với nhau. [ 21]
16
Hướng dẫn: Đây là bài khó, cần đến kỹ năng lập luận để vẽ được hình, tư
duy trong việc tính toán. Để tia sáng sau khi phản xạ lần lượt trên các gương lại đi
ra ngoài qua lỗ S và không bị lệch so với phương của tia chiếu đi vào cần phải có
điều kiện gì đối tia tới?
Vì sau khi phản xạ lần lượt trên các gương, tia phản
xạ ló ra ngoài lỗ S trùng đúng với tia chiếu vào. Điều
đó cho thấy trên từng mặt phản xạ có sự trùng nhau
của tia tới và tia ló. Điều này chỉ xảy ra khi tia KR
tới gương G3 theo hướng vuông góc với mặt gương.
Trên hình vẽ ta thấy:
Tại I : Iˆ1 = Iˆ2 = Aˆ ; Tại K: Kˆ 1 = Kˆ 2
Do KR⊥ BC ⇒ Kˆ 2 = Bˆ = Cˆ ⇒ Bˆ = Cˆ = 2 Aˆ
Trong ∆ABC có Aˆ + Bˆ + Cˆ = 180 0 ⇒ Bˆ = Cˆ = 2 Aˆ = 72 0 , A=36o
Bài 18: (Đề thi HSG Nông Cống năm 2014)
Hai gương phẳng giống nhau AB và AC được đặt
B
0
hợp với nhau một góc 60 , mặt phản xạ hướng vào nhau
S
(A,B,C tạo thành tam giác đều). Một nguồn sáng điểm S di
chuyển trên cạnh BC. Ta chỉ xét trong mặt phẳng hình vẽ.
a. Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S,
C
A
phản xạ lần lượt trên AB, AC rồi về S.
b. Hãy tính góc tạo bởi tia tới từ S đến gương AB và tia phản xạ cuối cùng.
c. Với vị trí nào của S trên BC thì tổng đường đi của tia sáng trong câu a là bé nhất
Hướng dẫn:
Đối với ý c. Đây là dạng khó đối với học sinh, bài toán liên quan đến
cực trị của đoạn thẳng. Trước hết xác định được tổng đường đi của tia sáng, tìm
mối liên hệ giữa S2S với AS từ đó để tìm vị trí của S trên BC.
a. Vẽ đúng hình: SI, IJ, JS là ba đoạn của tia sáng cần dựng.
b) Dựng hai pháp tuyến tại I và J cắt nhau ở O
K
B
Góc tạo bởi tia phản xạ JK và tia tới SI là góc ISK
S1
Theo tính chất góc ngoài tam giác ta có:
ISKˆ = Iˆ + Jˆ = 2 Iˆ2 + 2 Jˆ 2 = 2(180 0 − IOˆ J ) = 2.BAˆ C = 120 0
I
c) Tổng độ dài ba đoạn:
SI + IJ + JS = S1I + IJ + JS = S1J + JS = S2J + JS = S2S
Tính được góc SAS2 = 1200
A
Xét tam giác cân SAS2 tại A, có góc A = 1200
=>góc ASH=góc AS2H = 300, đường cao AH
Do đó ta có: SS2 = 2SH
Xét: ∆ SAH vuông tại H có góc ASH = 300 do đó AH = AS/2
Tính được : SH =
SA. 3
SA. 3
nên SS2 = 2SH = 2.
= SA 3
2
2
1
2 O
S
21
J
H
C
S2
Để SS2 nhỏ nhất thì SA nhỏ nhất => AS phải là đường cao của ∆ ABC.
Do đó S phải là trung điểm của BC. [22]
17
Trên đây là một số dạng bài tập phần quang học, do khuôn khổ của đề tài nên
tôi chỉ đưa một số bài về gương phẳng trong chuyên đề. Khi dạy các dạng bài này
cần lưu ý học sinh đọc kỹ đề, vẽ hình chính xác, đúng tỉ lệ, hình vẽ không nên quá
nhỏ để khi nhìn vào hình ta sẽ phát hiện yếu tố cần tìm dễ hơn và tránh bị rối. Đối
với phần này phải sử dụng nhiều đến kiến thức hình học như: Định lý Pitago, Tổng
ba góc trong tam giác; Tổng bốn góc trong tứ giác: Góc ngoài của tam giác; Định
lý Talét, Các trường hợp đồng dạng của tam giác;…do đó nếu học sinh chưa nắm
vững về mặt Toán học thì sẽ lúng túng trong giải Vật lý, giáo viên nên dành thời
gian củng cố lại kiến thức cho các em. Sau mỗi dạng cũng cần chốt lại kiến thức cơ
bản, cách giải, lưu ý những sai lầm học sinh thường mắc phải, đồng thời giao thêm
những bài tập tương tự để học sinh khắc sâu kiến thức.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tổng hợp lại kết quả thi học sinh giỏi lớp 8, 9 cấp huyện và cấp tỉnh môn Vật
lý mà học sinh trường THCS Vân Du đạt được do tôi ôn luyện trong năm học 20152016, 2016- 2017:
- Năm học 2015- 2016: 04 học sinh dự thi cấp huyện lớp 9 đều đạt giải (03
giải nhì, 01 giải ba). Em Trương Đức Hùng đạt giải ba cấp tỉnh.
- Năm học 2016- 2017: Khối 9 PGD không tổ chức thi cấp huyện, khối 8 đạt
03 giải trong đó em Nguyễn Ngọc Hiếu điểm thủ khoa và đạt giải nhất cấp huyện.
Qua kết quả trên cho thấy, số học sinh tham gia dự thi khối 8 đã tăng hơn so
với năm học 2013- 2014, 2014 – 2015 là 02 em; Khối 9 tăng so với năm học 20122013, 2013- 2014, 2014 – 2015 là 01 em. Đặc biệt chất lượng giải cấp huyện, cấp
tỉnh cũng cao hơn so với những năm trước. Học sinh hứng thú và tự tin khi tham
gia vào đội tuyển, trong quá trình ôn luyện các em rất nỗ lực và cố gắng, thể hiện
sự quyết tâm cao.
Kết quả này tuy còn khiêm tốn so với rất nhiều trường nhất là các trường ở
huyện miền xuôi, song đối với một trường miền núi với gần 200 học sinh thì đây
cũng là một sự nỗ lực của bản thân, góp một phần nhỏ vào thành tích chung của
nhà trường. Kết quả của các em đạt được chính là nguồn động viên để tôi cố gắng
và nỗ lực hơn nữa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nội dung trọng tâm
được các nhà trường và các cấp quản lí giáo dục hết sức quan tâm, do vậy đây cũng
chính là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vinh quang đối với mỗi giáo viên.
Trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển bản thân tôi rút ra được bài học kinh
nghiệm: Dù học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh, mà không
được bồi dưỡng thì sẽ hiệu quả đạt được sẽ không cao. Như vậy để có được thành
công trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi thì mỗi giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng
tạo, trăn trở và nỗ lực, lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp và áp dụng nhiều giải
pháp tối ưu; Phát hiện những em có tố chất, có năng lực, yêu thích bộ môn để lựa
chọn học sinh để bồi dưỡng; Khơi gợi ở các em niềm say mê đối với môn học và
18
đặc biệt phải tạo cho các em có ý chí, có quyết tâm cao, biết đặt ra mục tiêu của
mình cần vươn tới, đạt được cái đích mà mình đã đặt ra.
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, đã giúp tôi có những hiểu biết sâu sắc
hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Có thể bản thân chưa kiểm nghiệm đầy
đủ về các giải pháp trên, tuy nhiên khi áp dụng trong giảng dạy, tôi nhận thấy đã có
những hiệu quả nhất định, do vậy tôi mạnh dạn được chia sẻ cùng đồng nghiệp. Hi
vọng sáng kiến của mình sẽ góp một phần nhỏ nâng cao hiệu quả trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi. Rất mong được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các thầy, cô
đồng nghiệp để sáng kiến của mình có thể phát huy được tính ứng dụng phổ biến và
đạt hiệu quả cao hơn nữa.
3.2. KIẾN NGHỊ
Phòng giáo dục nên tổ chức chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm
để các đồng chí giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thạch Thành, ngày 14 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
Người viết:
Nguyễn Thị Thanh Huyền
19
20