Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

VĂN HÓA TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 39 trang )

Văn hóa tổ chức
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN












Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến
Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION
Tên viết tắt : VTEC
Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại : 84-8-38640800
Fax : 84-8-38645085-38654867
Email :
Website:
Mã số thuế: 0300401524
Lĩnh vực kinh doanh:
- Sản xuất quần áo các loại;
- Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;
- Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và
các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh
sáng;





- Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm
trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ
thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân
dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp;
- Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;
- Đầu tư và kinh doanh tài chính;
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Quá trình hình thành và phát triển:
Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương kỹ
nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ
đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám
Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình
và khoảng 100 công nhân.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản &
quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý( nay là Bộ Công
Nghiệp).
Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc
doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.
Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế,
được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí
nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt
động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí
nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt
Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu
trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORTEXPORT COMPANY viết tắt là VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày
08/02/1991)
Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép

thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ.
Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP
SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh
nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May
làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp
cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các


chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CÔNG TY
DỆT MAY VIỆT NAM ra đời.
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Công nghiệp. Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12
năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt
Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số
28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công
ty May Việt Tiến. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết
định: Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty
May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.


Cơ cấu tổ chức:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ

BAN KIỂM
SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC


PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

KHỐI
PHÒNG BAN
CÔNG TY

XÍ NGHIỆP
TRỰC THUỘC
VÀ HỢP TÁC
KINH DOANH

CÁC CÔNG
TY CON

CÁC CÔNG
TY LIÊN KẾT

CÁC CÔNG
TY LIÊN
DOANH VỚI
NƯỚC NGOÀI

Trải qua chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Cổ
phần May Việt Tiến đã đạt được những kết quả đáng tự hào, luôn giữ vững nhịp độ


tăng trưởng hàng năm. Từ một nhà máy nhỏ chỉ có 60 lao động đến nay đã có

35.000 lao động, tăng 341 lần. Diện tích nhà máy 1.976 m2 sau 40 năm đã có
631.000m2, tăng 324 lần. Đặc biệt, từ 2007 đến 2015, doanh thu của Việt Tiến tăng
hơn 5 lần: từ 1.200 tỷ đồng lên 6.300 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước tăng 3 lần:
từ 62 tỷ đồng lên 180 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận tăng 9,4 lần: từ 33,4 tỷ đồng lên 300
tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 4,5 lần: từ 2,5 triệu đồng lên
9,5 triệu đồng/người/tháng, đời sống người lao động ngày càng được nâng lên.
May Việt Tiến tiếp tục giữ vững là đơn vị hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam.
Hiện nay Việt Tiến bao gồm 12 xí nghệp, 17 công ty con và công ty liên kết. Bên
cạnh lĩnh vực hoạt động đa dạng khác như: Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển
giao nhận hàng hóa; sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc
phụ tùng và các thiết bị phục vụ nghàng may công nghiệp; đầu tư kinh doanh tài
chính…Thì những sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến vẫn không ngừng phát
triển, mở rộng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu
dùng. Được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong 15 năm liền (19972012) qua báo Sài Gòn tiếp thị


Các huân chương, bằng khen của Chính phủ, huy chương vàng các giải
thưởng:

- Tập thể Anh hùng lao động.
- Cờ thi đua của Chính phủ.
- Huân chương độc lập hạng II.
- Huân chương lao động hạng I - II – III.
- Danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam 2004-20052006.

- Top 10 các doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam 2006-2012.


- Doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt 2006-2012.
- Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh 2006-2012.

- Doanh nghiệp chiếm thị trường nội địa tốt 2006.
- Doanh nghiệp xuất khẩu tốt 2006.
- Doanh nghiệp có mối quan hệ lao đông tốt 2006.
- Doanh nghiệp phát triển được mặt hàng có tính khác biệt cao 2006.
- Doanh nghiệp có tăng trưởng kinh doanh tốt 2006.
- Doanh nghiệp quản lý môi trường tốt 2006 .
- Doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin tốt 2006.
- Được công nhận là sản phẩm chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh.
- Đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003-2012 .

- Đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn
năm 2006-2012.


- Đạt cúp vàng Thương hiệu Công nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2005-2012.

- Đạt giải WIPO "Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2004 về việc sử
dụng sáng tạo và có quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh" do
tổ chức Sở hữu trí tuệ thế.

II. CÁC BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC
1. Biểu hiện trực quan của văn hóa tổ chức
a. Kiến trúc đặc trưng
Kiến trúc đặc trưng bao gồm kiến trúc nội thất và kiến trúc ngoại thất công
sở. Những kiến trúc nội thất được các doanh nghiệp và tổ chức quan tâm về các
vẫn đề như tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng bao bì,…được sử dụng để tạo ấn
tượng thân quen, thiện chí và hấp dẫn. Kiến trúc ngoại thất có thể ảnh hưởng quan


trọng đến hành vi con người về cách giao tiếp, sự phản ứng và thực hiện công việc.

Những công trình kiến trúc có thể được coi là một linh vật, biểu thị một ý nghĩa,
giá trị nào đó của một tổ chức xã hội. Kiểu dáng kết cấu được coi là biểu tượng,
phương châm, chiến lược của tổ chức.
Ngay khi bước vào công ty, cửa hàng hay các đại lý bán lẻ, người tiêu dùng
có thể nhận biết ngay được Việt Tiến thông qua Logo, biển quảng cáo


Do công ty vừa may và vừa bán sản phẩm làm ra tại các trung tâm thương
mại, hoặc chi nhánh ghép cùng với các cửa hàng thời trang lớn nên kiến trúc công
ty đa dạng. Tuy nhiên vẫn giữ nguyên gam màu chủ đạo Việt Tiến chọn cho kiến
trúc cả về logo, kiến trúc nội thất cũng như ngoại thất của mình chủ yếu là màu
xanh dương đậm và màu trắng tinh tế nhã nhặn.
Lí do Việt Tiến chọn màu xanh dương đậm mà không phải là các gam màu
nóng như cam đỏ vàng vì xanh dương là màu của trời và biển, nó đi liền với cảm
giác sâu thẳm, vững vàng và bình yên. Nó còn là màu của sự trung thành, tin
tưởng, thông thái, tự tin, thông minh, có liên hệ đến sự nhận thức và trí tuệ, màu
xanh dương thể hiện sự nam tính, sức mạnh, vững vàng, sự chuyên nghiệp, nó
mang lại cảm giác an toàn. Kết hợp với màu trắng, màu của sự tinh khiết, trong
sạch, màu của sự hoàn thiện. Việt Tiến kết hợp hai màu xanh dương và trắng là sự
kết hợp hài hòa giữa mạnh mẽ và nhẹ nhàng, giữa lớn lao và nhỏ bé.


Có thể thấy, hầu hết tất cả các chuỗi cửa hàng của công ty đều nằm trong các
cửa hàng bao gồm nhiều loại sản phẩm của các hàng khác; cho nên khi nhận diện
kiến trúc được của Việt Tiến ta sẽ thấy được rằng thường được trang trí hết sức đơn
giản, không màu mè, trang nhã và lịch sự. Kiến trúc Việt Tiến là những đường khối
lớn đơn giản, trang trí, tạo bắt mắt bởi những ánh đèn để qua đó làm nổi bật sản
phẩm công ty, nhìn vào đơn giản nhưng không thể không khẳng định kiến trúc Việt
Tiến đẳng cấp.



Trong phòng họp của nhân viên, ban lãnh đạo được sắp xếp gọn gàng, nội
thất gỗ đơn giản nhưng vẫn sang trọng tinh tế.


Các phân xưởng làm việc của Việt Tiến được thiết kế tiện lợi cho người lao
động (ra, vào,…).

b. Nghi lễ


Nghi lễ là những hành động được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ
lưỡng dưới hình thức các hoạt động sự kiện văn hóa xã hội, được thực hiện định kỳ
hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và vì lợi ích của những người
tham dự.
Căn cứ chỉ đạo của Đảng ủy Tổng Công ty CP May Việt Tiến, được sự chấp
thuận của Tổng giám đốc Tổng Công ty CP May Việt Tiến về việc tổ chức “Hội
trại truyền thống tuổi trẻ viettien lần 4 - 2015” nhân chào mừng kỷ niệm các ngày
lễ lớn như: Giỗ tổ Hùng Vương, 40 năm Ngày Giải phóng Miền Nam Thống nhất
Tổ quốc (30/4/1975-30/4/2015); Kỷ niệm 125 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí
Minh (19/5/1890 – /5/2015); Chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2015). BCH Đoàn Thanh Niên Tổng Công ty
CP May Việt Tiến xây dựng kế hoạch tổ chức hội trại truyền thống.




Mục đích:

- Thông qua hội trại góp phần xây dựng mối quan hệ, giao lưu, trao đổi, học

tập giữa các đơn vị trong Tổng Công ty mẹ, Công ty con, Công ty liên kết góp
phần xây dựng khối đoàn kết trong hệ thống Tổng Công ty, nâng cao hiệu quả
phong trào và họat động sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng Công ty.
- Tuyên truyền truyền thống cách mạng, truyền thống Tổng Công ty cho
đòan viên, thanh niên toàn Tổng Công ty qua đó góp phần nâng cao ý thức của tuổi
trẻ viettien trong xây dựng và phát triển Tổng Công ty ngày càng lớn mạnh.
- Tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong toàn hệ thống Tổng Công ty để hoàn
thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tạo nên sức mạnh trong quá trình hội nhập.


- Nhằm củng cố, xây dựng, phát triển lực lượng Đoàn viên Thanh niên tại
các đơn vị trong toàn Tổng Công ty ngày càng lớn mạnh về chất lượng và số
lượng, phát hiện những nhân tố mới bổ sung lực lượng cho tổ chức đoàn.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động phong trào Đoàn góp phần nâng cao
chất lượng Đoàn viên, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
Tổ chức các cuộc thi thời trang giữa các phòng ban, người lao động trong
công ty chính là những người mẫu thể hiện

Tổng Công ty CP May Việt Tiến tổ chức hội thi nấu ăn và cắm hoa chào
mừng Đại hội Công đoàn Dệt may Việt Nam, kỷ niệm ngày quốc tế Phụ Nữ 8/3 và
ngày truyền thống Ngành Dệt may Việt Nam 25/3.


Hưởng ứng lời kêu gọi của BCH Đảng ủy, Ban Tổng giám đốc, BCH Công
đoàn Tổng công ty, trong những năm qua Cán bộ công nhân viên Tổng Công ty CP
May Việt Tiến luôn thể hiện tinh thần tương ái đóng góp xây dựng "Quỹ vì người
nghèo" và đã trợ cấp thăm hỏi hơn 1.250 Cán bộ công nhân viên và gia đình Cán
bộ công nhân viên bị bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng, tai nạn rủi ro nặng... với tổng
số tiền hơn 1 tỷ 400 triệu đồng.



Phát huy tinh thần truyền thống tốt đẹp của Cán bộ công nhân viên Tổng
Công ty CP May Việt Tiến đã có từ lâu, nay chúng ta tiếp tục hưởng ứng lời kêu
gọi của BCH Đảng ủy, Ban Tổng giám đốc, BCH Công đoàn Tổng công ty, toàn
thể Cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty đã đóng góp 1/2 ngày lao động tình
nguyện (22/12/2015) để thể hiện lòng cảm thông sâu sắc, tình thương và trách
nhiệm đối với đồng nghiệp là công nhân nghèo

TẬP THỂ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN VIỆT TIẾN LAO ĐỘNG TÌNH
NGUYỆN ĐÓNG GÓP QUỸ "VÌ NGƯỜI NGHÈO"
Ngoài ra còn một số hoạt động khác như đi thăm mẹ Việt Nam anh hùng,
hướng về nguồn cội...
Thương hiệu “Việt Tiến” được xây dựng ngay từ khi Công ty được thành lập
với ý nghĩa Việt là Việt Nam, Tiến là Tiến lên – Công ty sẽ cùng đất nước Việt
Nam tiến lên trong thế kỷ mới.
c. Mẩu chuyện, giai thoại và tấm gương điển hình
Mâu chuyện, giai thoại và tấm gương điển hình thường được thêu dệt từ
những sự kiện có thực, những mẩu chuyện kể về những nhân vật anh hùng, như
những mẫu hình lý tưởng về những chuẩn mực, giá trị văn hóa của công ty. Một số
mẫu chuyện trở thành giai thoại do những sự kiện mang tính chất lịch sử và có thể
được thêu dệt thêm.


Việt Tiến - 40 mùa xuân
40 năm một chặng đường đã làm nên Việt Tiến, 40 năm chặng đường của
một thương hiệu quốc gia. Được thành lập năm 1976, với gần 100 cán bộ công
nhân viên,đến nay tổng công ty may Việt Tiến đã phát triển đội ngũ của mình lên
đến hơn 35.000 người với 21 công ty thành viên chạy khắp 3 miền đất nước. Qua
40 năm xây dựng và phát triển Việt Tiến đã song hành với sự thăng trầm của nền

kinh tế đất nước. Từ khi nền kinh tế đất nước còn bao cấp và nay đã phát triển qua
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì Tổng Công ty mMy Việt
Tiến đều chứng minh mình là một tập thể vững mạnh, sáng tạo, xuất sắc trong lao
động và xây dựng đất nước.
Qua mỗi giai đoạn Việt Tiến đều có những dấu ấn chi riêng mình. Đó là tâm
sức, trí tuệ của các thế hệ Việt Tiến dày công xây dựng nên. 40 năm đó là biết bao
ký ức, tình cảm, tâm huyết, hoài bão và cả một phần cuộc đời của những thế hệ đã
xây dựng nên Việt Tiến.
Việt Tiến 40 khoảnh khắc của mùa xuân
1975-1987 những bước đi đầu tiên: Sài Gòn năm 1975,những người lính đến
Sài Gòn để tiếp quản một công việc với rất nhiều khó khăn và mới mẻ. Một công
việc mà chưa người lính nào đã kinh qua nhưng rất còn thiết cho một thành phố
sau ngày hòa bình. Những tia nắng đầu tiên sau ngày hòa bình đẹp hơn mọi buổi
bình minh trong đời.Khi người nữ chiến sĩ này bước chân vào Sài Gòn ngày
29/11/1975 sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thành phố tươi đẹp, trong
lành như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Mặt trời êm ả, xanh không tưởng
Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ.”


Bà là Nguyễn Thị Hạnh, quê Cần Thơ được nhà nước giao nhiệm vụ tiếp
quản Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty, vốn là một nhà máy tư nhân của người
Hoa trước đây... Tiếp quản một công ty mang tính chất gia đình với những chiếc
máy may cũ kĩ để tiếp tục duy trì phát triển sản xuất và còn đó gần 100 con người
và gia đình của họ nữa. Họ - những người tiếp quản bắt tay vào mọi thứ như người
lính bước vào một cuộc chiến đấu mới.
Ngày 20/11/1976, công ty được đổi tên thành Xí nghiệp May Việt Tiến với ý
nghĩa Việt Nam tiến lên. Giám đốc lúc bấy giờ là bà Nguyễn Thị Hạnh, đội ngũ
công nhân lúc bấy giờ chưa nhiều, bà Hạnh giám đốc đầu tiên của Việt Tiến đã
mạnh dạn sử dụng lao động là anh em bộ đội vừa trở về từ chiến trường nay lại

chiến đấu trên mặt trận sản xuất. Quyết định ngày ấy đã có ý nghĩa quan trọng đối
với những bước đi của Việt Tiến sau này. Xí nghiệp May Việt Tiến với chức năng
ban đầu là sản xuất các mặt hàng bảo hộ cho thị trường nội địa. Các sản phẩm làm
ra được Cộng hòa Liên bang Xô Viết đánh giá rất cao.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/11/1979 một ngày không thể nào quên. Có
lẽ cuộc sống luôn tạo ra những nghịch cảnh để thử thách ý chí và lòng kiên nhẫn
của con người. Khi các cán bộ và công nhân viên của Việt Tiến đang say sưa lao
động sản xuất và tạo dựng cho mình một thương hiệu thì biến cố đã xảy ra. Vụ
cháy đã thiêu rụi thành quả của gần 5 năm gây dựng của toàn bộ công nhân viên
Việt Tiến. Cột mốc ngày 13/11/1970 có lẽ mãi mãi in đậm trong những con tim gắn
liền với Việt Tiến. Đặc biệt là với những ai song trong giai đoạn ấy thì kí ức sẽ mãi
vẹn nguyên. Sau hỏa hoạn, Xí nghiệp May Việt Tiến dường như không còn gì cả,
lúc này mọi người cứ nghĩ rằng cái tên Việt Tiến cũng sẽ không còn. Nhưng bằng


quyết tâm và sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên Việt Tiến, với sự hỗ trợ của liên
hiệp các xí nghiệp may đã kêu gọi, vận động các đơn vị may trong ngành từ Bắc
đến Nam hỗ trợ Việt Tiến một số máy móc thiết bị của Cộng hòa Dân chủ Đức,
Hungari, Liên Xô. Cái tên Việt Tiến được vực dậy từ sức người, sức của và trên hết
là ý chí của cán bộ công nhân viên như thế. Thời gian đó Việt Tiến mượn nhà kho
của xí nghiệp Đông Phương và lấy nhà ăn làm nhà xưởng, lấy vỉa hè làm nhà ăn.
Đội ngũ công nhân viên ngày ấy đã biến khó khăn thành cơ hội rèn rũa ý chí kiên
cường. Ngọn lửa thiêu rụi toàn bộ công ty nhưng cũng chính ngọn lửa ấy đã hun
đúc nên bản lĩnh tinh thần thép của đội ngũ những người gắn bó cùng xí nghiệp
không chỉ vì một lẽ mưu sinh.
Tấm gương điển hình của Công ty

Bà Nguyễn Thị Tùng - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP May Việt Tiến
Đại diện cho sự bền bỉ, kiên cường của tâp thể Việt Tiến trong những năm
tháng khó khăn đó năm 1985, bà Nguyễn Thị Tùng với thành tích 8 năm liền đạt

chiến sĩ thi đua đã vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Nay bà vẫn gắn bó với Việt Tiến ở vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất,
những khi nhắc nhớ về thăng trầm của quãng đời son trẻ bà không quên gửi lời yêu
thương nhất cho gia đình nhỏ của mình: cha mẹ, chồng và các con. Cũng không thể


quên hàng ngàn con người đã cùng bà tạo nên mái nhà chung Việt Tiến. Bà từng
nói: “Tối rất là vinh dự làm việc từ ngày đầu,tôi đã trưởng thành từ phong trào thi
đua sản xuất nên được sự ủng hộ của cấp trên và anh chị em công nhân mà đặc biệt
là chồng và con tôi. Rất là vui mừng phấn khởi và mình duy trì cái mà Nhà nước
đã phong tặng cho mình để mình sẽ tiếp tực phấn đấu đến bây giờ.”

Ông Nguyễn Đình Trường
(Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP May Việt Tiến)
Ông Trường hiện đang làm thành viên Hội đồng Quản trị Tổng Công ty.
Trong chuyến đi thiện nguyện tại làng Việt Tiến, người dân ở đây hẳn sẽ ngạc
nhiên lắm khi biết rằng người đàn ông lục tuần bình dị, gần gũi này là một trong
những anh hùng lao động trong thời kì đổi mới. Người góp phần làm rạng danh
Việt Tiến.
Trong một bài phỏng vấn,công Chỉnh nói: “Tổng công ty may Việt Tiến luôn
luôn là lá cờ đầu của Việt Nam và cũng là đơn vị trở thành anh hùng lao động đầu
tiên của ngành dệt may Việt Nam. Trong đơn vị anh hùng sẽ có một số cá nhân có
thành tích trong đó có tôi”.
Ông Nguyễn Đình Trường, Tổng giám đốc Công ty May Việt Tiến - Doanh
nghiệp dệt may tiêu biểu Việt Nam năm 2004: “Chúng tôi có khát vọng xây dựng
thương hiệu mạnh”. Ông Nguyễn Đình Trường, Giám đốc Công ty May Việt Tiến
tỏ ra khá lạc quan về tương lai của doanh nghiệp hậu WTO. Theo ông Trường, lạc
quan bởi Việt Tiến đã chuẩn bị 10 năm để đón đầu sự kiện này. Mới đây, Việt Tiến



đã triển khai những công việc phải làm khi hội nhập. Đó là xây dựng nguồn nhân
lực, giảm chi phí, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất và xây dựng văn hóa doanh
nghiệp. Tư duy của Việt Tiến là tập trung vào con người, vì theo ông Trường, con
người là yếu tố quan trọng, trước cả nguồn vốn, thiết bị, công nghệ. Cách làm của
Việt Tiến là đi tìm người giỏi, chứ không để người giỏi tìm đến mình. Bộ phận
nhân sự của Việt Tiến đã tìm đến các trường đại học, trung tâm dạy nghề để tuyển
chọn rồi tài trợ trực tiếp cho sinh viên giỏi. Cách làm này đã giúp Việt Tiến có
được đội ngũ nhân sự giỏi. Chỉ trong 5 năm qua, Việt Tiến đầu tư 10 triệu USD để
mua sắm trang, thiết bị chuyên dùng hiện đại. Điều ông Trường muốn nhấn mạnh ở
đây, đó chính là doanh nghiệp Việt Nam dám đầu tư lớn.

Ông Vũ Đức Giang - CT. HĐQT Tổng Công ty CP May Việt Tiến
Vũ Đức Giang gần 40 năm công tác gắn bó với ngành Dệt May Việt Nam
với nhiều cương vị khác nhau, trong đó có hơn 9 năm trên những cương vị lãnh
đạo cao nhất của Tập đoàn. Đồng chí đã cùng HĐTV (trước kia là HĐQT), CQĐH
các thời kỳ chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất lãnh đạo Tập đoàn vượt qua
những khó khăn thách thức và hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu mà Chính phủ và
Bộ Công thương giao phó. Kết quả sản xuất – kinh doanh năm sau cao hơn năm
trước, 11 năm liên tục Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất
sắc.


Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, đề xuất cần xây
dựng giải pháp chiến lược đào tạo đủ mạnh để tận dụng chất xám làm khoa học và
công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành thời
gian tới. Cùng với đó, ông Vũ Đức Giang cho rằng phải xây dựng trung tâm thiết
kế thời trang, đặt trọng tâm chiến lược là 2 trung tâm thiết kế cũng như xây dựng
các thương hiệu chuẩn quốc gia để xâm nhập vào thị trường thế giới.
d. Logo, biểu tượng, tên thương hiệu
Logo, biểu tượng biểu thị một thứ gì đó không phải là chính nó. Và nó có

tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Các công trình
kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu
tượng. Logo là một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một
tổ chức.
Tên tiếng việt của công ty là : Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến
Tên giao dịch quốc tế của công ty là: VIETTIEN GARMENT
CORPORATION
Tên viết tắt là: VTEC. Thương hiệu Việt Tiến được xây dựng ngay từ khi
công ty được thành lập với ý nghĩa Việt là Việt Nam, Tiến là Tiến lên, công ty sẽ
cùng đất nước Việt Nam tiến lên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Logo của công ty: là dòng chữ VTEC màu trắng trên nền màu đỏ




Ý nghĩa của logo:

Logo của Việt Tiến với nền đỏ, dòng chữ VTEC là tên viết tắt của công ty,
bên dưới là những sọc kẻ ngang.
Logo chữ V cách điệu cánh hải âu, cũng là viết tắt của thương hiệu Việt
Tiến, tạo tinh thần phóng khoáng, tự do và thoải mái của nam giới, mong muốn cân
bằng giữa cuộc sống và gia đình. Tạo tính hòa nhã, phóng khoáng.
Màu nền đỏ thể hiện sự mạnh mẽ, vững vàng, khỏe khoắn. Màu đỏ còn là
màu của lá cờ Việt Nam. Ở ý nghĩa của tên Việt Tiến như ta đã biết Việt nghĩa là
Việt Nam, có lẽ đây chính là lý do mà công ty chọn màu nền logo là màu đỏ, đó là
màu của lá cờ Tổ quốc, màu của máu, màu của sự hi sinh, của lòng nhiệt huyết…
Công ty gửi gắm vào đó niềm tin, sự cố gắng rằng sẽ mang thương hiệu của mình
ra khắp các nước trên thế giới, giới thiệu với bạn bè thế giới về những sản phẩm
may mặc của Việt Tiến nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Tiếp nối bên dưới dòng chữ VTEC là những sọc ngang màu trắng, dặc biệt
là một sọc trắng chéo lên trên cắt ngang những sọc trắng nhỏ làm ta liên tưởng đến
hình ảnh một chiếc cánh máy bay được cách điệu. Điều đó thể hiện sự vượt khó,
vươn xa của thương hiệu Việt Tiến.
e. Ngôn ngữ, khẩu ngữ, trang phục
Ngôn ngữ là những tổ chức doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc
biệt khẩu hiệu với ví von ẩn dụ. Hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải ý nghĩa cụ
thể đến nhân viên của mình và những người xung quanh.
Khẩu ngữ là hình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên và khác
hàng vàn những người xung quanh nhắc đến. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn hay
sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ nhớ do đó đôi khi sáo rỗng về mặt hình thức.


Thương hiệu Viettien là sự chuẩn mực của thời trang công sở với phong
cách lịch sự, nghiêm túc, chỉnh chu với các sản phẩm truyền thống như áo sơ mi,
quần âu, quần kaki, caravatte. Bên cạnh đó, thương hiệu Viettien đang được bổ
sung thêm “phong cách trẻ” với các sản phẩm có yếu tố thiết kế cao, nổi bật với
những đường nét thiết kế tinh tế, phối màu mềm mại, trẻ trung, màu sắc tươi
sáng… cùng với dòng sản phẩm slim fit ôm gọn trẻ trung như: Sơ mi slim fit, áo
thun slim fit, jeans slim fit, vest demi, quần âu slim fit, kaki slim fit… sẽ đem đến
nhiều lựa chọn cho khách hàng yêu thích thời trang.
Trang phục là một trong những thứ mà mọi người nhìn vào đầu tiên, khi
đánh giá văn hóa của một công ty. Khi thiết kế trang phục cho nhân viên trong tổ
chức, nhà quản lý cần quan tâm đến yếu tố lịch sự, trang nhã, văn minh, hiện đại.
Trang phục càng giúp cho các thành viên trong công ty gắn kết với nhau, đặc biệt
trong các tập đoàn lớn, nhân viên không hề biết mặt nhau. Trang phục giúp phân
biệt văn hóa của trang phục này với trang phục khác, tạo ra nét riêng biệt đặc trưng
trong tổ chức.
Người lao động là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp nên việc lựa chọn
trang phục thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Tổng công ty may Việt Tiến

không ngừng nghiên cứu, sáng tạo các trang phục phù hợp, tốt nhất cho người lao
động nhằm nâng cao sự chuyên nghiệp, năng suất và hiệu quả công việc.
Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến trang bị đồng phục cho người lao
động, có những quy định cụ thể cho trang phục của khối công nhân; khối nhân viên
văn phòng; nhân viên bán hàng như sau:
- Công nhân may: mũ xanh da trời, áo cọc tay trắng, khẩu trang diệt khuẩn,
quần đen, găng tay trắng . Và trang phục Việt Tiến cũng được thể hiện qua logo
công ty.


- Công nhân đính tem nhãn mác và công nhân kiểm tra lỗi : mũ xanh lá cây,
áo cọc xanh lá cây, găng tay đen, quần đen

- Công nhân đóng thùng và gập quần áo: mũ màu xanh tím, áo xanh tím,
quần đen


×