Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

cac buoc so cuu tai nan giao thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.9 KB, 3 trang )

Các bước sơ cứu khi gặp tai nạn giao thông
Thực tế cho thấy, một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị tai nạn giao thông tử vong là
do không được sơ cứu, hoặc sơ cứu không đúng cách trước khi đưa tới các cơ sở y
tế.
Xử lý từng trường hợp
Trong hầu hết trường hợp, việc đầu tiên khi cần sơ cứu là cần phải kiểm soát được
đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở được lưu thông. Nếu đường thở bị
tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... thì phải dùng tay móc ra. Tránh tập trung
quá đông người vì sẽ làm cho bệnh nhân càng khó thở hơn.

Với người bị thương nhẹ: Có biểu hiện tỉnh táo, không chảy máu, không có vết
thương hở và tự đứng dậy được thì cần phải nằm nghỉ ngơi, sau đó đến cơ sở y tế
kiểm tra.
Nếu bệnh nhân bị chảy máu: Phải cầm máu tại chỗ bằng cách dùng tay hay khăn
hoặc một cục bông ấn chặt vào vết thương. Động tác này rất đơn giản nhưng cầm
máu hiệu quả.
Nạn nhân tổn thương mạnh ở xương: Như gãy xương, tay, chân, cổ, lưng… thì
phải cố định chỗ gãy. Gãy chi trên thì nên lấy khăn làm máng treo tay, nếu là chi
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


dưới thì phải nẹp rồi mới đưa đi bệnh viện. Trong quá trình di chuyển tránh gây
chuyển động mạnh.
Người bị thương nặng: Trong tình trạng hôn mê thì nên tiến hành sơ cứu theo lần
lượt 3 bước: Khai thông đường thở, phải làm bệnh nhân thở được bằng nhiều biện
pháp như hà hơi, hồi sức, hô hấp nhân tạo…; kiểm tra nhịp tim, xoa bóp tim và
lồng ngực nếu cần thiết rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý quan trọng: Cần 2 - 3 người nhấc người bệnh, tuyệt đối không bế xốc bổng
hay bế gập người lại, đưa đến chỗ an toàn và gọi xe cứu thương đến hoặc chuyển
ngay đến bệnh viện.
Cần tránh những điều sau trong sơ cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông


- Phải sử dụng găng tay sơ cứu để tránh làm vết thương nhiễm trùng, và tránh lây
bệnh truyền nhiễm cho mình nếu nạn nhân là người có nhiễm bệnh.

Và tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào
- Không đặt người bị nạn nằm ngửa. Không lấy bất cứ một dị vật nào ở da đầu và
xương sọ, nếu bị vật nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu
sẽ phun mạnh, nạn nhân mất máu nhiều có thể bị tử vong.
Không đưa bất cứ một vật lạ, nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do
sặc, ngạt thở.
- Không dùng tay nâng đầu lên cao làm gập cổ người bị nạn vì rất có thể gây tổn
thương cột sống cổ, thay vào đó nên để nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân.
- Không di chuyển người bị nạn khỏi hiện trường khi chưa thực hiện các sơ cứu
cần thiết. Tuy nhiên cũng cần nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế để có thể cứu
chữa kịp thời.
- Không nên di chuyển nạn nhân bằng xe đạp, xe gắn máy vì có nhiều trường hợp
gãy cột sống cổ do chở đi bị xóc đã tử vong trước khi vào viện do liệt hô hấp.
Không đưa bất cứ một vật lạ, nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do
sặc, ngạt thở.
- Khi xảy ra tai nạn, lực lượng chức năng chưa kịp đến hiện trường, cần có người
điều tiết giao thông, tránh gây ách tắc. Dịp Tết, số lượng phương tiện tham gia rất
đông nên càng dễ gây ách tắc, cần xử lý kịp thời để nhanh chóng cứu chữa cho
bệnh nhân.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×