Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Hệ thống trong quan niệm chung nhất là chỉnh thể các yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi có các đầu vào từ môi trường xung quanh, chuyển hoá chúng thành những kết quả hoạt động có ích và trả lại những kết quả này cho môi trường xung quanh. Hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.82 KB, 8 trang )

1

Câu 1. Tư duy hệ thống là gì?
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, dưới sự tác động của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự phổ biến nhanh và rộng của tri thức nhân loại, môi trường xã hội hiện đại đã có các
biến đổi nền tảng, có các tác động sâu sắc lên mọi mặt của đời sống. Tính đa dạng của lợi ích ngày
càng lớn, phạm vi, tốc độ và số lượng các tương tác xã hội ngày càng tăng đã khiến lãnh đạo, quản
lý ở thời kỳ hiện nay phải nhìn nhận lại không chỉ tính chất các thách thức mà còn phải nhìn nhận
lại cả cách thức xem xét, phân tích và xử lý chúng. Một trong những thành tựu khoa học lớn của
thế giới từ nửa sau của thế kỷ XXI đến nay là sự ra đời và phát triển của lý thuyết hệ thống vốn
xuất phát từ việc nghiên cứu Tự nhiên đã dần xâm nhập sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu Xã hội
theo nghĩa rộng bao gồm cả kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế, quản lý, chính sách.... Lý thuyết hệ
thống ra đời để đối diện và tìm lời giải cho thực tiễn xã hội ngày càng đa dạng và biến đổi nhanh,
các chủ thể trong xã hội ngày càng có tính độc lập cao đồng thời càng phụ thuộc lẫn nhau, tính
chất quan hệ giữa các yếu tố và mức độ biến thiên của từng yếu tố ngày càng phức tạp, khuynh
hướng của các tiến trình ngày càng trở nên khó đoán định. Trong bối cảnh đó, từ góc độ của từng
quốc gia hay ở cấp độ khu vực và toàn cầu, những yếu tố trước đây đã từng mang lại thành công
trong lãnh đạo, quản lý và điều hành, sẽ phải đổi mới hoặc bị thay thế bởi những yếu tố khác.
Tư duy hệ thống là cách thức xem xét được chứng nghiệm mang lại hiệu quả trong việc xử
lý các vấn đề xã hội nói chung và các nan giải trong thách thức lãnh đạo nói riêng trên thế giới và
được quan tâm, ứng dụng rộng rãi ở nước ta, đặc biệt trong 30 năm gần đây. Điểm nổi bật của tư
duy hệ thống là giúp người lãnh đạo nhìn nhận được các tính chất của toàn thể, cục diện lớn, mà
việc phân tích từng bộ phậnnhiều khi không thể cung cấp. Tư duy hệ thống đòi hỏi cách nhìn
nhận, phân tích hoạt động lãnh đạo thực tế như một chỉnh thể, với các mối liên hệ hữu cơ, tác
động qua lại của chúng với môi trường lãnh đạo, cũng như giữa các yếu tố bên trong của lãnh đạo.
1.Hệ thống là gì?
Hệ thống trong quan niệm chung nhất là chỉnh thể các yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau,
đòi hỏi có các đầu vào từ môi trường xung quanh, chuyển hoá chúng thành những kết quả hoạt
động có ích và trả lại những kết quả này cho môi trường xung quanh.
Hệ thống có thể tìm thấy trong tất cả lĩnh vực Tự nhiên và Xã hội, từ một nguyên tử cho
đến hệ thống quan hệ quốc tế. Một cách chung nhất, các nhà khoa học phân loại hệ thống theo
mức độ gia tăng tính phức tạp của cấu trúc bên trong và mức độ phức hợp trong tương tác của hệ


thống với môi trường bên ngoài.
Hệ thống đơn giản nhất được gọi là hệ thống không trí tuệ như một toà nhà, đồng hồ, hoặc
cả nhà máy. Hệ thống không trí tuệ có thể có những vận động nhất định nào đó của các yếu tố,
nhưng đó là những hoạt động đã được định trước, giống như chuyển động của một chiếc đồng hồ.
Cấp độ thứ hai là các hệ thống đơn trí tuệ là hệ thống sinh học và tự duy trì bản thân. Cây
cối hay động vật là những hệ thống phức tạp hơn rất nhiều so với một nhà máy tự động hóa hiện
đại nhất. Cây cối và động vật, bao gồm cả con người trao đổi nguồn lực với môi trường bên ngoài
và có thể thích nghi với hoàn cảnh môi trường. Hệ thống đơn trí tuệ vận hành theo một trung tâm
đầu não chỉ huy như một thành tố của chính hệ thống.
Hệ thống đa trí tuệ có tính chất phức tạp nhất và thường được thể hiện trong Hệ thống xã
hội. Hệ thống này tồn tại trong một môi trường xã hội thay đổi, tương tác với các yếu tố bên ngoài
để duy trì sự tồn tại của chính bản thân mình thông qua tiếp nhận nguồn lực, xử lý chuyển hóa và
cung cấp lại sản phẩm cho môi trường bên ngoài. Mỗi thành tố của hệ thống đa trí tuệ có tính độc
lập tương đối đồng thời phụ tuộc lẫn nhau với thành tố khác và với yếu tố bên ngoài theo quan hệ
chức năng. Hệ thống xã hội, do đó có tính “mở” cao nhất so với các loại hình hệ thống khác.
Trong hệ thống ta có thể phân thành các hệ thống nhỏ tương đối độc lập có mục tiêu đặc thù và


2

thực hiện một số chức năng riêng biệt nhưng không tách rời khỏi mục tiêu chung của hệ thống.
Tương tự, bản thân hệ thống với các tiểu hệ thống thường nằm trong một đại hệ thống.
2. Cấu trúc và chức năng của hệ thống
Mối quan hệ nội tại giữa cấu trúc và chức năng trong một hệ thống: những chức năng thiết
yếu phải được thực thi để cho hệ thống tồn tại, và được tổ chức thành các thể chế, tức cấu trúc ổn
định. Lập luận chính là con người hoạt động theo những cách thức ổn định, không dễ dàng thay
đổi. Việc lặp đi lặp lại các cách thức đó, trong thực tiễn, sẽ dẫn tới của các cấu trúc. Đây là nền
tảng của việc tạo dựng nên các tổ chức và quy trình quản lý, do tính lặp đi lặp lại đã được nghiên
cứu và tối ưu hóa.
Cấu trúc là những mối quan hệ nội tại, tương đối ổn định, giữa các thành tố của một hệ

thống, thường được thể chế hóa. Các hoạt động lãnh đạo được cấu thành từ các hành vi của con
người, nên cấu trúc của hệ thống lãnh đạo cũng cần được phân tích theo mức độ lặp đi lặp lại của
các hành vi đó. Sự lặp đi lặp lại đó có xu hướng ngày càng được thể chế hóa, thành các nhiệm vụ
thường xuyên tổ chức. Lãnh đạo có một chức năng quan trọng là tạo lập các tổ chức và thể chế
hóa các chức năng thiết yếu đó.
- Chính sự lặp lại đó thể hiện các đòi hỏi thiết yếu, và các đòi hỏi thiết yếu đó dẫn tới những
cấu trúc chính mà một hệ thống phải có để nó có thể tồn tại.
Theo D. Apter, có 5 đòi hỏi về cấu trúc trong lĩnh vực chính trị :
(1) Cấu trúc hoạch định chính sách
(2) Cấu trúc đảm bảo trách nhiệm và sự nhất trí
(3) Cấu trúc cưỡng ép và trừng phạt
(4) Cấu trúc phân định các nguồn lực
(5) Cấu trúc tuyển chọn và bổ nhiệm
Nếu bất kỳ một cấu trúc nào trong số trên không thực hiện được chức năng của nó thì toàn
bộ hệ thống có nguy cơ sụp đổ.
Các cấu trúc tổ chức như vậy có thể thấy trong hầu hết các hệ thống lãnh đạo và sự tương
tự giữa chúng có thể dẫn đến ngộ nhận rằng nếu biết được cách thức hoạt động của các cấu trúc
này trong một hệ thống, người ta có thể sử dụng chúng để phân tích, suy đoán tương tự cho các hệ
thống khác. Tuy nhiên, các cấu trúc này có thể rất khác nhau về chức năng. Ngay cả khi chúng có
những chức năng dường như tương tự, mối quan hệ và quyền lực thực sự của các cấu trúc này
cũng có thể khác biệt một cách căn bản.
Cấu trúc gần với quản lý vì tính ổn định, quy trình nghiêm ngặt, và khả năng kiểm soát của
người quản lý.
Với các biến đổi của môi trường và các thách thức mới, các cấu trúc hiện có có thể chưa xử
lý tốt do vậy cần xem xét các chức năng. Sự mở rộng vầ biến đổi của các chức năng, theo thời
gian sẽ có thể chuyển thành các cấu trúc. Chức năng gắn với sự biến đổi và thích nghi, gần với
khái niệm lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo sự thay đổi.
Các chức năng của hệ thống sẽ được phân thành 3 nhóm:
(1) Nhóm các chức năng hệ thống
Nhóm này bao gồm các chức năng nền tảng, có tác động tới toàn bộ hệ thống như các chức

năng: giao tiếp, huy động và truyền thông chính trị. Các chức năng này đảm bảo sự gìn giữ và
phát triển các giá trị nền tảng, sự lựa chọn cán bộ cho hệ thống, và vì vậy là, các chức năng ảnh
hưởng đến toàn bộ hệ thống.
(2) Nhóm các chức năng quá trình. Nhóm này bao gồm các chức năng liên quan đến quá
trình ra quyết định của một hệ thống để đáp ứng các thách thức, yêu cầu từ môi trường. Đó là:
biểu đạt các lợi ích, tổng hợp các lợi ích thành một lượng nhỏ các phương án lựa chọn nhằm tìm
kiếm sự ủng hộ, ra các quyết định, triển khai và điều chỉnh quyết sách.


3

(3) Nhóm các chức năng ưu tiên chính sách. Đây là các chức năng mang tính ưu tiên chính
trị. Các chức năng này phân bổ và điều chỉnh các kết quả của hệ thống, tái phân bổ lợi ích cho các
nhóm tùy thuộc vào thứ tự ưu tiên theo mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống.
Sự nhìn nhận rõ về các cấu trúc và chức năng có vai trò quan trọng trong ứng dụng thực tế. Đối
với hoạt động lãnh đạo, mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng có thể nhìn nhận như mối quan
hệ giữa lãnh đạo và quản lý: Quản lý thiên về mặt tĩnh, lãnh đạo thiên về mặt “động”. Lãnh đạo
vừa cần sự ổn định nhưng cũng cần đột phá thay đổi, do vậy vừa cần hiểu rõ về cấu trúc cũng phải
hiểu rõ về chức năng. Tương tự như các yêu cầu cùng lúc đối với hệ thống lãnh đạo thoạt nhìn có
vẻ như mâu thuẫn, nhưng thực chất về bản chất là thống nhất: Chuẩn mực - giá trị; Ổn định - Linh
hoạt; Có kế hoạch - Ứng biến, đột phá; v.v. Tư duy hệ thống động do vậy có tính biện chứng cao
vì cốt lõi là nhìn nhận tổng thể trong sự tương tác và biến đổi.
3. Lược sử phát triển của nghiên cứu hệ thống
Từ sau Thế chiến II, lý thuyết này tiếp tục được phát triển bởi các nhà khoa học mà nổi bật là Ross
Ashby, với nghiên cứu Nhập môn Điều khiển học, trong đó ông quan niệm rằng do tri thức khoa
học có tính thống nhất, và vì vậy, khái niệm hệ thống cũng thích hợp đối với mọi khoa học, tức
bao gồm cả các khoa học xã hội.
James G. Miller công bố nghiên cứu “Hướng đến một lý thuyết tổng quát cho mọi khoa
học hành vi” (1955), trong đó ông đã đưa ra 19 mệnh đề lý thuyết có thể kiểm chứng được một
cách kinh nghiệm ở 5 cấp độ: tế bào, tổ chức hữu cơ, cá nhân, nhóm, và xã hội.

Như vậy, từ giữa thế kỷ 20 trở đi, nhiều nghiên cứu từ cách tiếp cận hệ thống đã được tiến
hành cả trong các ngành khoa học riêng biệt, độc lập cũng như cả trong các vấn đề nghiên cứu có
tính liên ngành, ở mức độ tổng hợp, như Lý thuyết tổng quát về hệ thống, Ðiều khiển học, Lý
thuyết thông tin, các lý thuyết về các hệ thống điều khiển, vận trù học... và cho đến gần đây là các
lý thuyết về hỗn độn, về phức hợp, và về các hệ thích nghi phức hợp.
Đến nay, nghiên cứu hệ thống đã trải qua 3 thế hệ:
1 - Thế hệ thứ nhất (vận trù học) xem xét các thách thức của các hệ thống cơ giới với đặc
điểm chính là sự phụ thuộc lẫn nhau (mang tính quyết định luận). Tối ưu hóa sự vận hành là các
kết quả chính.
2 - Thế hệ thứ hai (điều khiển học) xem xét các thách thức của các hệ thống đơn trí tuệ
(quyền lực tập trung) với 2 đặc điểm là sự phụ thuộc lẫn nhau và tự tổ chức (tức có khả năng tự
khôi phục trật tự). Các nguyên tắc (thuật toán) cho sự linh hoạt (tự điều chỉnh) là các kết quả
chính.
3- Thế hệ thứ 3 (thiết kế hệ thống) xem xét các thách thức của hệ thống đa trí tuệ với 3 đặc
điểm chính là sự phụ thuộc lẫn nhau,tự tổ chức và tự lựa chọn. Các tổ chức xã hội hiện đại ngày
càng biểu hiện rõ các đặc tính của hệ thống đa trí tuệ. Các nghiên cứu hiện nay đều đi theo hướng
thiết kế tương tác (interactive design), theo đó cần tính đến không chỉ mục đích của hệ thống
chỉnh thể mà cả mục đích từng bộ phận (cấp độ) của các tiểu hệ thống, các bộ phận hợp thành với
sự độc lập tương đối (ngày càng cao).
4 Các yếu tố chủ yếu của lý thuyết hệ thống
Trong các nghiên cứu lãnh đạo nói riêng và các nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, có
thể thấy 4 khái niệm khái quát cốt lõi (dù có thể với các tên gọi khác nhau) để hiểu các tương tác
và sự biến đổi. Đó là: môi trường, hệ thống, phản hồi, và đáp ứng.
Môi trường: Nếu hệ thống gồm các yếu tố có thể ảnh hưởng, hay kiểm soát được thì môi
trường là khái niệm để chỉ tập hợp các yếu tố không thể ảnh hưởng và kiểm soát được bởi chủ thể
lãnh đạo. Môi trường cần được phân biệt với hệ thống do tính độc lập và tính ảnh hưởng đối với
hệ thống của chúng. Sự xác định ranh giới giữa hệ thống với môi trường không phải khi nào cũng
dễ dàng. Có các ranh giới rõ như biên giới địa lý, nhưng còn có các môi trường khác mà hệ thống



4

nằm trong như môi trường sinh học, môi trường văn hóa, tâm lý,... Bản thân hệ thống cũng có thể
bị tác động từ môi trường của một hệ thống khác. Sự phân biệt giữa hệ thống và môi trường có ý
nghĩa quan trọng vì đó là tiền đề để xem xét các quá trình tương tác theo ba yếu tố: đòi hỏi xử lý
các đòi hỏi, và các quyết định đáp ứng
Phản hồi: Khái niệm “phản hồi’ chỉ sự giao tiếp, tương tác bên trong của hệ thống khiến
hệ thống thay đổi và thích nghi với môi trường. Đó cũng có thể coi là các đòi hỏi từ bên trong của
hệ thống. Sự phản hồi được bộc lộ qua các quá trình đáp ứng với đòi hỏi của môi trường cũng như
sự phản ứng với các kết quả đầu ra của hệ thống. Nó thể hiện sự tương tác bên trong và khả năng
tự điều chỉnh của hệ thống. Sự phát triển và sự vận hành của hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào
mạng lưới thông tin phản hồi này. Từ cách tiếp cận hệ thống, có thể thấy chính sự phản hồi này là
điểm cốt lõi tạo nên khả năng thích nghi của hệ thống. Tính chất hợp trội của một hệ thống sống
chính là xuất phát từ các vòng phản hồi, lặp lại nhiều lần khiến hệ thống thích ứng và chuyển biến
sang một tình trạng mới.
Đáp ứng: Đây là chức năng chính của hệ thống. Cấu trúc cơ chế của hệ thống như trên đề
cập cũng được xác định từ việc thực hiện sự đáp ứng của hệ thống đối với các đòi hỏi của môi
trường bên ngoài. Các đòi hỏi này chính là sự biểu đạt các nhu cầu cần phải được thực hiện.
Hệ thống có nhiều loại từ đơn giản đến rất phức tạp. Các hệ thống trong xã hội nói chung
đều có tính phức hợp, theo nghĩa, chúng thể hiện các tính chất mà từng bộ phận không có. Do vậy,
tính chất của hệ thống không thể quy giản về tính chất của các bộ phận. Tính chất, động thái của
toàn thể không phải là phép cộng tuyến tính đơn thuần của các bộ phận. Nói cách khác, trong
nhiều trường hợp, người takhông thể suy đoán tính chất (hành vi, biến đổi) của toàn thể hệ thống
từ tính chất (hành vi, biến đổi) của từng bộ phận.Chính vì điều này mà việc dự báo vĩ mô, dài hạn
nhiều khi sẽ dễ dàng bị sai lệch lớn nều suy từ hành vi , tính chất của các bộ phận vốn chỉ đúng
cục bộ và ngắn hạn như trường hợp sản xuất dư thừa một sản phẩm cho thấy. Khủng hoảng kinh
tế tài chính toàn cầu gần đây cũng có nguyên nhân chính từ việc chưa nắm bắt được hoạt động của
toàn bộ hệ thống kinh tế tài chính thế giới, đã trở nên một khối kết nối chặt chẽ và nhanh nhạy
chưa từng thấy trong lịch sử loài người.
Động thái: Động thái của hệ thống là sự biến động của hệ thống như kết quả tương tác giữa

các thành tố của bản thân hệ thống và giữa nó với môi trường bên ngoài. Động thái của hệ thống
có sự biến thiên rất lớn từ những thay đổi ở cấp độ hành vi con người cho đến sự biến đổi về cấu
trúc và chức năng của cả hệ thống.
Do hệ thống xã hội là hệ thống đa trí tuệ và mỗi thành tố có chủ đích có mối liên hệ độc lập
tương đối với môi trường bên ngoài cho nên sự biến đổi kể cả ở cấp độ hành vi cũng khó đoán
định. Trong những bối cảnh nhất định, chúng hoàn toàn có thể cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn
nhau. Vì lý do trên, sự biến đổi tích hợp ở các cấp độ khác nhau của hệ thống không phải là tổng
cộng cơ học mà là hệ quả tương tác của các sự biến đổi ở cấp độ hành vi trở lên.
2. TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU LÃNH ĐẠO
Có hai chủ đề chính được quan tâm trong trong lý thuyết hệ thống :
1) Tính bất định trong sự biến đổi hệ thống xuất hiện từ đâu và như thế nào? Theo tư duy
thông thường, khi mà các bộ phận hợp thành có các hành vi ổn định, thay đổi theo nhưng quy luật
dự đoán được thì dường như cái chỉnh thể cũng phải dự đoán được vì nó là tổ hợp của các phần từ
đó. Bằng các công cụ của toán học và phương pháp mô phỏng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện có
những hệ thống phi tuyến đơn giản, có hành vi thay đổi rất bất thường, với khuynh hướng tiến tới
sự hỗn độn mất trật tự, nhưng lại tuân theo các những định luật tất định.
2) Một hệ thống có thể có năng lực tự tổ chức, tự điều chỉnh đến đâu ? Liệu sau các trạng
thái bất định, ngẫu nhiên không thể dự đoán, hệ thống có đủ năng lực hợp trội để tiến tới một trật
tự mới trong chỉnh thể ?


5

2.1 Những nguyên lý chủ yếu
Cách tiếp cận hệ thống trong lãnh đạo có đặc điểm chính là thay bằng việc nhìn nhận và
phân tích các yếu tố một cách tách biệt, độc lập với nhau, tập trung xem xét các tương tác của các
yếu tố hợp thành, và ngày càng mở rộng các mối liên hệ, tương tác đó. Như vậy, tiếp cận hệ thống
coi toàn bộ các hoạt động lãnh đạo như một chỉnh thể, có khả năng tiếp nhận, xử lý và chuyển
hóa các đòi hỏi, các thách thức (từ cả hệ thống bên trong và môi trường bên ngoài) thành các
quyết định và hành động lãnh đạo.

So với tư duy phân tích cơ giới với triết lý “Không thể biết các bộ phận mà không biết toàn
thể, lại càng không thể biết toàn thể mà không biết các bộ phận” (Pascal), về căn bản, tư duy hệ
thống hiện nay hướng tới các hệ thống phức hợp (Complex system), và tìm hiểu những tính chất,
hiện tượng mà chỉ xuất hiện trong quá trình tương tác của tổng thể hệ thống. Tức các tính chất
của cái chỉnh thể mà từng bộ phậnkhông có.
Lãnh đạo có đối tượng chính là con người, các tổ chức và nhóm xã hội. Các thực thể này
đều là các hệ thống đa trí tuệ, có chủ định và do vậy có khả năng tự tổ chức, tự thích nghi không
những để bảo toàn trật tự mà còn phát triển một cách có chủ đích. Chúng là các hệ thống động, là
các hệ thốngphức hợp tự thích nghi (CAS - Complex Adaptive Systems)
Có thể khái quát thành 5 nguyên lý căn bản cấu thành cách tiếp cận hệ thống hiện nay. Các
nguyên tắc này kết hợp cùng nhau trong phương pháp nhận thức về ứng xử của các tổ chức xã hội
hiện đại.
1. Nguyên lý về tính mở
Mọi hệ thống, vì luôn bao gồm sự tương tác sống động, nên chỉ có thể hiểu được chúng
trong thời điểm,không gian tức trong cảnh huống/khung cảnh cụ thể. Các khái quát hóa trừu
tượng đều sẽ không thể được tiếp nhận đầy đủ nếu thiếu bối cảnh cụ thể. Cũng như chúng ta
không thể hiểu được đầy đủ về sự hạnh phúc hay giận dữ, hay là sự mỉa mai chỉ qua việc nghiên
cứu sâu một nụ cười, cái nhún vai tách khỏi khung cảnh, tình huống cụ thể. Nói cách khác, khi
nhận thức về hệ thống cần nhìn nhận nó như một hệ thống sống trong một môi trường cụ thể.
Người lãnh đạo khi đưa ra quyết định bắt buộc phải tính cả đến tình thế cụ thể.
2. Nguyên lý về tính chủ định
Tính chủ định hàm ý về sự lựa chọn. Một lựa chọn luôn là kết quả tương tác của 3 yếu tố:
lý trí, cảm xúc và văn hóa. Lý trí liên quan chắt chẽ tới cái đúng, cảm xúc liên quan tới cái đẹp,
văn hóa liên quan đến các giá trị đạo đức mà cộng đồng chia sẻ rộng rãi. Khi còn thiếu các cơ sở
về lý trí thì chính các giá trị (văn hóa) ảnh hưởng đến sự lựa chọn. Nói cách khác, trong tầng sâu
nhất, tính chủ định sẽ được dẫn dắt bởi các giá trị văn hóa. Các hệ thống có tính chủ động là các
hệ được định hướng bằng giá trị. Với các hệ thống xã hội các giá trị đó tiềm ẩn trong văn hóa.
Để làm rõ hàm ý này cần phân biệt 3 loại hệ thống: hệ thống duy trì trạng thái, hệ thống tìm
mục tiêu, và hệ thống có chủ định.
Hệ thống duy trì trạng thái có đặc điểm là có khả năng phản ứng (thụ động) với các biến

đổi của môi trường để duy trì trạng thái theo một cách thức định sẵn. Hệ thống loại này không có
khả năng học tập để thay đổi cách phản ứng.
Hệ thống tìm mục tiêu có thể lựa chọn phương tiện, cách thức đáp ứng (chủ động) lại các
biến đổi của môi trường sao cho đạt được mục tiêu định sẵn. Hệ thống loại này bao hàm khả năng
duy trì trạng thái, ngoài ra còn có khả năng thích ứng, học tập theo thời gian để cải thiện hiệu quả
trong việc đạt mục tiêu.
Hệ thống có chủ định bao gồm các khả năng của cả 2 hệ thống trên, và hơn thế, nó có thể
thay đổi mục tiêu. Hệ thống loại này không chỉ học tập, thích ứng mà còn có khả năng sáng tạo .
Tính chủ động hàm ý là hệ thống có khả năng lựa chọn hành động, tức có ý chí và có cả tri thức
để đưa tới sự thay đổi trạng thái.


6

3. Nguyên lý về tính đa chiều
Cách tiếp cận hệ thống vượt lên cách thức phân biệt nhị nguyên truyền thống thành các mặt
mâu thuẫn đối lập (tốt-xấu, trắng đen). Các quan hệ nhị phân truyền thống có thể chuyển từ đối
lập thành sự bổ sung khi biểu diễn trong quan hệ đa chiều. Cũng như không thể chỉ đánh giá
phong cách lãnh đạo theo cách phân thành dân chủ - độc đoán vì khi bổ sung thêm chiều cạnh
hiệu quả-không hiệu quả chúng ta có thể thấy rõ hơn tính bổ sung của 2 phong cách này, và do
vậy, phong cách dân chủ hay độc đoán đều có thể là tốt trong các điều kiện khác nhau. Tính đa
chiều, như Ackoff viết, khiến chúng ta thay đổi cách nhìn nhận vì "các phần không chấp nhận
được riêng rẽ có thể tạo nên một toàn thể chấp nhận được".
Tính đa chiều cũng hàm ý rằng hệ thống có thể có nhiều cấu trúc, có nhiều chức năng và
có nhiều quá trình (trong hoạt động, điều hành) đều có hiệu quả. Và như vậy, tư duy này vượt lên
tư duy cổ điển rằng một hệ thống chỉ có thể có một mô hình lý tưởng (đơn cấu trúc) với một chức
năng và một quá trình vận hành. Điều này có ảnh hưởng sâu xa tới cách thức nhìn nhận lãnh đạo
trong xã hội hiện đại vì nó thách thức cách thức tư duy có từ ngàn năm nay rằng có một mẫu hình
lý tưởng, tối ưu cho con đường phát triển của xã hội, tương tự quan niệm về đạo ở phương Đông,
với hàm ý chỉ cần tìm ra mô hình lý tưởng đó và kiên quyết thực hiện nó là tới. Với cách nhìn

nhận này, không có MỘT mô hình lý tưởng, mà có nhiều con đường, cách thức tổ chức. Có thể
thấy tư duy như vậy có các điểm tương đồng với tư tưởng của Lão tử (đạo khả đạo phi thường
đạo -Đạo mà cố định, cho sẵn, gọi tên ra được rồi thì không phải là Đạo thực sự).
4. Nguyên lý về tính hợp trội
Tính hợp trội là một đặc tính quan trọng trong tiếp cận hệ thống. Đây là đặc tính của chỉnh
thể mà từng bộ phận không có, nó xuất hiện chính do sự tương tác của toàn bộ. Đặc tính dân chủ,
hay công bằng, hạnh phúc của một tổ chức được biểu hiện không ở trong các tính chất của từng
bộ phận (có thể có tính chất độc đoán, thứ bậc rất cao) mà ở trong sự hợp thành của tất cả các bộ
phận. Hợp trội là biểu hiện của hệ thống động, vì đó là sự sống. Cũng như sự dũng cảm không
thể đo được qua nghiên cứu độ to của lá gan, sức bền của cơ, khối lượng của bộ óc. Đó là tính hợp
trội của tất cả hệ thống trong quá trình tương tác, chỉ có thể được biểu hiện như một đặc tính của
toàn bộ cơ thể sống, trong các cảnh huống cụ thể, liên túc được tái tạo trong từng khoảnh khắc,
trong dòng thời gian thực. Ngược lại, tính chất đó cũng có thể mất đi trong khoảnh khắc cho dù
mọi tính chất của các bộ phận hợp thành còn nguyên đó.
Nguyên tắc nhận thức này có thể coi là đặc biệt quan trọng cho người lãnh đạo hiện đại, vì nó chỉ
ra rằng với các nguồn lực, con người hiện hữu dù có vẻ yếu kém đến đâu, người lãnh đạo vẫn có
cơ hội làm nên một chỉnh thể có các đặc tính hoàn toàn khác so với tư duy suy đoán thông thường
dù chỉ dùng các chất liệu hiện có
5. Nguyên lý về tính phản trực cảm
Còn được gọi là nguyên lý về tính phi tuyến. Tính phi tuyến là những quan hệ không có sự
phụ thuộc đều đặn giữa các thay đổi của nguyên nhân và của hệ quả, và do vậy khiến các hành
động, dù có vẻ rất hợp lý, lại dẫn đến kết quả không mong đợi. Việc chống mãi dâm, đánh bạc,
ma túy một cách thái quá có thể dẫn đến các hệ quả trái ngược với ý định do các hoạt động này
không những không giảm đi mà còn tinh vi hơn, tiêu tốn ngân sách nhà nước hơn trong việc kiểm
soát, điều tra và xét xử. Các hậu quả như vậy đều rất khác với trực cảm của người ra quyết định.
Tính phản trực cảm là đặc tính quan trọng của các hệ phức hợp do các quan sát như : 1) Sự
tách rời nhân-quả trong không thời gian; 2) Nhân và quả có thể thay nhau do các vòng phản hồi 3)
Một nguyên nhân có thể có nhiều hậu quả và ngược lại. Do vậy, bản thân các nguyên nhân ban
đầu có thể sẽ không còn là nguyên nhân trong một thời điểm của tương lai.
Tính phản trực cảm, và các hậu quả phi tuyến như vậy có hàm ý quan trọng cho lãnh đạo

trong thế giới hiện đại với các tương tác nhanh và rộng vì chúng gợi ý rằng ngay cả các hành động


7

thay đổi nhỏ nhặt nhất ban đầu cũng có thể dẫn tới các biến đổi rộng lớn trong cả hệ thống theo
thời gian, đặc biệt khi nhận thức rằng các hệ CAS kết nối chủ yếu bằng thông tin và tri thức. Một
thông tin, thậm chí chưa được kiểm chứng, có thể trong thời gian rất ngắn dẫn tới các biến đổi lớn,
thậm chí có thể hủy hoại cả một hệ thống như chúng ta đã chứng kiến trong hệ thống ngân hàng,
hay trong các thị trường tài chính, chứng khoán trong những năm gần đây.
Năm nguyên lý trên có thể chưa biểu đạt được đầy đủ các đặc điểm của cách tiếp cận hệ
thống vì bản thân khoa học này còn đang phát triển và cần được kiểm nghiệm, điều chỉnh và ứng
dụng cụ thể hơn trong từng lĩnh vực đặc thù. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể thấy, tư duy
hệ thống thích hợp trong lãnh đạo vì hoạt động lãnh đạo hướng tới giải quyết các vấn đề thực tiễn
trong đời sống xã hội, liên quan đến con người và các nhóm xã hội, đang ngày càng có tri thức và
tư duy độc lập, ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn và có các nhu cầu không thể đoán định.
2.2 Lãnh đạo hướng tới hệ thống
Trong thời kỳ trước lý thuyết hệ thống, phương pháp phân tích truyền thống phân chia một
hiện tượng, một sự vật thành các bộ phận nhỏ hợp thành để nghiên cứu sâu các tính chất, đặc
điểm, và quy luật phát triển của từng bộ phận đó, với giả định rằng các tính chất của toàn thể sẽ
có thể được tổng hợp, suy đoán từ các tính chất của từng bộ phận hợp thành. Phương pháp phân
tích truyền thống luôn có giả định căn bản về tính bất biến, cho trước của môi trường và các yếu
tố khác. Phương pháp nhận thức sự vật, hiện tượng như vậy được gọi là Tư duy phân tích cơ giới
Tuy nhiên, cách thức phân tích dựa trên sự tách biệt cơ giới như vậy sẽ trở nên không thích
hợp trong trường hợp nghiên cứu đối tượng như một hệ thống, có sự tương tác chặt chẽ giữa các
yếu tố bên trong (ổn định hơn) và có liên hệ và chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài (biến thiên
hơn). Chức năng và hiệu quả hành động của hệ thống đó không chỉ được đo bằng các nỗ lực xuất
phát từ bên trong mà được đo bằng sự đáp ứng kỳ vọng của bên ngoài đối với hệ thống. Các vấn
đề này thường có tính bất định cao, khó dự đoán chính từ sự tương tác với các yếu tố khác của hệ
thống và với môi trường. Do các tính chất của sự tương tác trong chỉnh thể như vậy, nếu chỉ tập

trung vào phân tích một số yếu tố sẽ không đưa ra được cách giải quyết thấu đáo. Một khi các giả
định đó không còn đúng trong một môi trường biến đổi nhanh, tương tác chặt chẽ, giải pháp cho
một vấn đề lại có thể đặt ra nhiều nan đề mới. Nói cách khác, nếu không cùng lúc xem xét tất cả
các yếu tố và tương tác liên quan trong tổng thể, sẽ không thể giải quyết được vấn đề.
Một minh họa đơn giản cho nhận định này là câu chuyện Được mùa - Mất giá của các nông
sản có giá trị xuất khẩu trong những năm gần đây. Giả định tăng sản lượng để tăng thu nhập, vốn
từng đúng trong thời kỳ trước đây khi mối quan hệ diễn ra chủ yếu giữa người sản xuất – sản
phẩm – người tiêu dùng trong thị trường nhỏ thì nay đã sai khi xuất hiện thêm hai chủ thể người
cho vay (ngân hàng) và người đi buôn (công ty thu mua) trong bối cảnh thị trường tiêu thụ lớn
nằm ngoài biên giới quốc gia và nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Trong các trường hợp như
vậy, chúng ta thường quy kết cho “tính tự phát”, tuy nhiên, tính tự phát đó vẫn là một tính toán
hợp lý, từ góc độ các cá nhân người xản xuất, là kết quả của sự phân tích cẩn trọng. Và kết quả
của các tính toán hợp lý đó lại dẫn tới một hệ quả phi lý: khi sự tăng sản lượng lại dẫn tới sự giảm
thu nhập, thậm chí là phá sản.
Từ phương diện khác, các thách thức trong lãnh đạo luôn đòi hỏi sự cân nhắc tổng thể vì các cá
nhân, các nhóm, giai cấp, tầng lớp trong xã hội có các lợi ích không đồng nhất, khác biệt, và đôi
khi mâu thuẫn đối nghịch sâu sắc. Trong khi đó, các tác động của hoạt động lãnh đạo ngày càng
có phạm vi lan tỏa rộng, không dễ đoán định, liên quan đến con người với các tình cảm, lợi ích và
giá trị vốn biến đổi theo thời gian, theo tình huống và nhiều yếu tố bất định khác. Do vậy, người
lãnh đạo cần nhìn nhận các quá trình, hiện tượng trong tổng thể, xác định rõ các mối liên hệ,
tương tác giữa chúng, từ đó tạo lập cơ sở cho việc suy xét, cân nhắc và lựa chọn các hành động
lãnh đạo.


8

2.2 Lãnh đạo là hệ thống
Hệ thống lãnh đạo cần được hiểu như một một cấu trúc cơ chế, nghĩa là một sự tổ chức,
sắp xếp có tính ràng buộc các hành vi để thực hiện được việc đáp ứng các yêu cầu và các chức
năng của hệ thống, tức thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống.

Các ràng buộc (cơ chế) như vậy có thể là các thể chế mang tính pháp lý (thể hiện qua quyền
hạn và nhiệm vụ của các tổ chức, luật, quy chế thành văn), có thể là các cấu trúc nhóm (ràng buộc
bằng liên hệ cá nhân), hay cấu trúc văn hóa (tức sự ràng buộc bằng “lệ”, bất thành văn). Hệ thống
bao gồm: các thành tố, các đặc tính của các thành tố, các liên hệ giữa các thành tố. Việc xác định
các thành tố của hệ thống tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Hệ thống chính trị của một quốc
gia có thể bao gồm các thành tố tham gia vào quá trình chính trị như các cơ quan hành pháp, lập
pháp, tư pháp, hành chính, các tổ chức chính trị như đảng chính trị, các tổ chức, phong trào chính
trị, nhóm gây áp lực, vận động chính sách v.v. Các thành tố của hệ thống lãnh đạo có thể bao gồm
người lãnh đạo và người ủng hộ, với các đặc tính và các liên hệ giữa chúng với nhau. Trong cách
phân loại hệ thống trên đây, người lãnh đạo cần nhận thức rõ bản thân hệ thống lãnh đạo cũng có
các tính chất của một hệ thống phức hợp.



×