Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.33 KB, 121 trang )

Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI GIẢNG
(Lƣu hành nội bộ)

PHƢƠNG PHÁP LUẬN
(Dành cho Sinh viên ngành Sƣ phạm Lịch sử)

Tác giả: ThS. Lại Thị Hƣơng

Năm 2016

1


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
MỤC LỤC
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
1.1. Sơ lƣợc về sự phát triển lý luận sử học
1.2. Khái niệm, nội dung cơ bản của phƣơng pháp luận sử học Mác xít
CHƢƠNG 2. TÍNH CHẤT ĐẶC TRƢNG CỦA NHẬN THỨC LỊCH SỬ
2.1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, khả năng nhận thức của con
ngƣời về lịch sử khách quan
2.2 Những điểm chung và khác nhau giữa đối tƣợng nhận thức của khoa
học lịch sử và các khoa học khác
2.3 Lịch sử của chủ thể hóa
CHƢƠNG 3 SỬ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC


3.1 Đối tƣợng của khoa học lịch sử

TRANG
3
3
6
11
11
16
19
24
24
29

3.2 Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đối tƣợng sử học
3.3 Chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử
CHƢƠNG 4 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM PHƢƠNG PHÁP LUẬN MÁCXÍTLÊNINNÍT VỀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
4.1 Tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử
4.2 Chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa khách quan trong sử học
4.3 Từ hiểu biết sự kiện đến nhận thúc quy luật lịch sử
4.4 Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgích
CHƢƠNG 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
5.1 Sự phát triển phong phú đa dạng của phƣơng pháp nghiên cứu lịch

33
39

39
46
53

71
85
85

sử
5.2 Tiến trình và phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử
5.3 Yêu cầu khoa học của một chuyên đề nghiên cứu, luận văn
CHƢƠNG 6 NHỮNG VẤN ĐỂ PHƢƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
TRONG TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
6.1 Phƣơng pháp luận Hồ Chí Minh
6.2 Nội dung phƣơng pháp luận Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
2

93
106
108
108
111


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
CHƢƠNG 1. KHÁI LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC

1.1. Sơ lƣợc về sự phát triển lý luận sử học
1.1.1 Những tư tưởng PPLSH được hình thành từ những tri thức lịch sử đầu
tiên, xuất hiện từ thời cổ đại nhưng lúc đó nó còn sơ khai và ít nhiều mang tính
tự phát.

Nhu cầu của con ngƣời là luôn tìm hiểu về quá khứ của mình để phục vụ
cho cuộc sống hiện tại. Ngay từ sớm, ngƣời ta đã có những yêu cầu về tính
chính xác của các sự kiện lịch sử và cũng có những quan niệm nhất định về mục
đích của việc tìm hiểu lịch sử. Do vậy mà ngƣời ta cũng xuất hiện nhiều sự
tranh cãi khác nhau về đối tƣợng, chức năng, nhiệm vụ của sử học. Ngƣời ta
cũng đặt ra các vấn đề về mặt lý luận cần đƣợc giải quyết nhƣ: Nghiên cứu cái
gì? (đối tƣợng), nghiên cứu để làm gì? (chức năng, nhiệm vụ), nghiên cứu bằng
cách nào? (phƣơng pháp)... Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề ấy ở mỗi giai
cấp, mỗi thời đại lịch sử lại không giống nhau.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của PPLSH gắn liền với sự hình
thành, phát triển của khoa học lịch sử. Và chúng ta có thể nói từ khi chủ nghĩa
Mác ra đời thì lúc đó mới có phương pháp luận sử học mác-xít.
+ Cùng với sự phát triển của khoa học lịch sử thì những đòi hỏi ngày càng
cao về khối lƣợng sử liệu; về nguyên nhân của sự phát triển xã hội; quan niệm
về sự tiến bộ và phát triển của xã hội; vấn đề sử dụng thành tựu của khoa học tự
nhiên vào nghiên cứu lịch sử; việc xử lý mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính
dân tộc trong nghiên cứu lịch sử... cũng đƣợc đặt ra. Do đó, các nhà sử học nhất
thiết phải xây dựng đƣợc hệ thống lý luận làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn
đề ấy. Điều đó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của khoa học lịch sử và nhƣ
thế, PPLSH cũng ngày càng phát triển.
+ Lịch sử xã hội loài ngƣời có từ rất lâu nhƣng mãi đến TK V Tr.CN mới trở
thành một khoa học (tức sử học) và cho đến giữa TK XIX - khi chủ nghĩa Mác
ra đời thì sử học mới trở thành một khoa học chân chính. Cũng từ đây chính
thức có nền sử học mác-xít và PPLSH mác-xít. Cùng với nó, những vấn đề
PPLSH nói chung đƣợc đặt ra một cách có ý thức hơn, ổn định về ý nghĩa hơn,
nội dung của nó đƣợc mở rộng hơn. Cho đến nay, chúng ta vẫn cho rằng,
phƣơng pháp luận sử học mác-xít là khoa học nhất so với các phƣơng pháp luận
sử học khác.
1.1.3. PPLSH có tính giai cấp
- Nói PPLSH có tính giai cấp có nghĩa là ở những thời đại lịch sử khác nhau

với những giai cấp thống trị khác nhau thì cũng có những nền PPLSH khác

3


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
nhau và nội dung nghiên cứu của PPLSH cũng khác nhau. Chính bộ phận
PPLSH là yếu tố căn bản quy định sự khác nhau giữa các nền sử học.
- Nói PPLSH có tính giai cấp là vì PPLSH nói chung thƣờng gắn liền với
một giai cấp, một thời đại lịch sử sản sinh ra nó. Do vậy, nó thƣờng bị chi phối
bởi quan điểm, lập trƣờng, quyền lợi, lợi ích, tƣ tƣởng của giai cấp, của thời đại
mà nó ra đời. Cùng một quá khứ lịch sử, ngƣời nghiên cứu đứng trên những lập
trƣờng, quan điểm khác nhau sẽ có những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau
về nó.
1.1.4. Riêng ở Việt Nam, những vấn đề PPLSH đƣợc đặt ra một cách có
hệ thống từ Hội nghị về phƣơng pháp luận sử học năm 1966 và từ những năm
70 của TK XX trở đi, ngƣời ta mới đƣa bộ môn PPLSH vào giảng dạy và học
tập ở một số trƣờng đại học. Sở dĩ Hội nghị về phƣơng pháp luận sử học năm
1966 diễn ra là do trƣớc yêu cầu thực tế của công tác của mình, giới sử học
nhận thấy có nhiều vấn đề lý luận cần phải giải quyết trƣớc khi giải quyết những
vấn đề cụ thể của lịch sử nhƣ:
1) Ở VN có chế độ chiếm hữu nô lệ không?
2) Phƣơng thức sản xuất châu Á là gì?
3) Vấn đề dân tộc VN hình thành từ bao giờ?...
Về vấn đề dân tộc Việt Nam hình thành từ bao giờ, cho đến nay còn
nhiều quan điểm chƣa thống nhất. Có quan điểm cho rằng dân tộc VN hình
thành từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trƣng (năm 43), lại có quan điểm cho rằng từ
khởi nghĩa Lý Bí (năm 544). Cũng có quan điểm cho từ TK XV, lại có quan
điểm cho từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhƣng nhiều quan điểm
thống nhất tính từ TK XI (nhà Lý).

1.5. Chúng ta có thể khái quát quá trình hình thành và phát tiển của bộ môn
PPLSH mác-xít Việt Nam qua các giai đoạn sau:
1) Giai đoạn 1954 - 1965: Ở giai đoạn này mới chỉ có 25 bài viết về
phƣơng pháp luận sử học đăng trên Tạp chí NCLS. Nội dung chủ yếu của các
bài viết là giải thích về chủ nghĩa duy vật lịch sử và coi CNDVLS là nền tảng
của PPLSH mác-xít.
2) Giai đoạn 1966 - 1975: hoạt động nghiên cứu PPLSH chủ yếu dựa vào
kết quả của Hội nghị về PPLSH diễn ra từ ngày 28/6 đến 1/7/1966 tại Hà Nội do
Viện sử học phối hợp với Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, khoa Lịch sử trƣờng
ĐHTH HN (nay là ĐH KHXH-NV), khoa Lịch sử trƣờng ĐHSP HN I tổ chức.
Những nội dung về PPLSH nêu ra tại Hội nghị đƣợc tập trung trong tác phẩm
"Mấy vấn đề về PPLSH" của Nxb KHXH, 1970 gồm 5 vấn đề chính sau đây:
1.Vấn đề đối tƣợng của sử học.
4


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
2.Tính Đảng, tính khoa học trong NCLS.
3. Chủ nghĩa chủ quan, khách quan trong sử học.
4. Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lô-gic trong NCLS.
5. Phân kỳ lịch sử.
3) Giai đoạn 1976 - 1986: lúc này mặc dù hoàn cảnh lịch sử đã có nhiều
thay đổi nhƣng các sử gia Việt Nam hình nhƣ vẫn thoả mãn với kết quả đạt
đƣợc về PPLSH mà Hội nghị năm 1966 đã kết luận. Do vậy, ngƣời ta hầu nhƣ
không có sự khảo cứu nào hơn mà vẫn lấy cơ chế này đƣa vào công trình nghiên
cứu của mình.
4) Giai đoạn từ 1986 trở đi, dƣới tác động của công cuộc đổi mới ở Việt
Nam và những biến chuyển của tình hình thế giới, các sử gia VN nhận thấy
rằng, cần phải có sự đổi mới về hệ thống lý luận nói chung cho phù hợp với
thực tiễn của đất nƣớc và của thế giới. Bởi vậy cho nên cũng cần phải có sự đổi

mới về lý luận sử học (PPLSH) mà trƣớc hết là tập trung vào việc khảo cứu hai
vấn đề: tính đảng trong nghiên cứu lịch sử và phân kỳ lịch sử.
- Về tính đảng trong nghiên cứu lịch sử, các nhà phƣơng pháp luận sử học
đƣa ra 2 loại ý kiến:
1) Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, trong Hội nghị về PPL năm 1966 hình
nhƣ đã có sự nhầm lẫn giữa tính đảng của một khoa học với tính đảng của một
chính đảng.
2) Loại ý kiến thứ hai cho rằng, cần hiểu lại khái niệm tính đảng sao cho
phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Theo họ, tính đảng phải đƣợc thể hiện trên 3
phƣơng diện sau đây:
Một là, tính đảng có nhiệm vụ định hƣớng để giải quyết nhiệm vụ chính
trị chứ không phải là định hƣớng cho kết luận khoa học;
Hai là, sử học phải trở thành cơ sở khoa học cho đƣờng lối chính trị;
Ba là, toàn bộ những công bố của khoa học lịch sử không làm phƣơng hại
đến mục đích chính trị của đất nƣớc.
- Về vấn đề phân kỳ lịch sử, các sử gia Việt Nam tập trung hai vấn đề lớn
đó là:
Thứ nhất, lấy mốc mở đầu lịch sử thế giới cận đại và mốc mở đầu lịch
sử thế giới hiện đại nhƣ thế nào cho phù hợp. Các ý kiến về vấn đề này của các
sử gia không giống nhau: Ngƣời thì lấy cách mạng Hà Lan (1566), có ngƣời lại
lấy cách mạng Anh (1642) làm mốc mở đầu lịch sử thế giới cận đại. Cuối cùng
họ thống nhất sự kiện cách mạng tƣ sản Hà Lan là mốc mở đầu thời cận đại.
Còn mốc mở đầu lịch sử thế giới hiện đại, có ngƣời lấy năm 1917 với
sự kiện cách mạng tháng Mƣời Nga, có ngƣời lấy năm 1918 với sự kiện kết thúc
5


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, có ngƣời lại lấy năm 1919 với sự kiện các
nƣ+ớc thắng trận và bại trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ký Hoà ƣớc

Véc-xai (28/6/1919). Cuối cùng họ thống nhất lấy mốc năm 1917.
Thứ hai là tiêu chí để phân kỳ lịch sử thế giới, họ thống nhất việc phân kỳ
lịch sử phải lấy hình thái kinh tế - xã hội làm tiêu chí.
Qua một quá trình nghiên cứu, cuối cùng, họ cũng thống nhất với nhau về
nội dung của PPLSH mác-xít gồm các vấn đề chính sau đây:
1.Vấn đề đối tƣợng của sử học
2.Tính Đảng, tính khoa học trong NCLS
3. Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lô-gic trong NCLS
4. Chủ nghĩa chủ quan, khách quan trong sử học
5. Phân kỳ lịch sử
6. Tính chất của nhận thức lịch sử
7. Lý thuyết về sử liệu.
5) Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta chƣa có một bộ giáo trình thống nhất
về nội dung của PPLSH mác-xít dùng cho việc giảng dạy và học tập trong các
trƣờng đại học. Do vậy, việc lựa chọn nội dung kiến thức của môn học này vào
giảng dạy ở các trƣờng đại học còn phụ thuộc nhiều vào quan điểm, trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu của cá nhân ngƣời giảng dạy.
1.2. Khái niệm, nội dung cơ bản của phƣơng pháp luận sử học Mácxít
1.2.1. Các khái niệm
+ Phương pháp
Khái niệm phương pháp xuất phát từ chữ méthodos. Tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau:
+ Phƣơng pháp là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải
tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lý luận của con ngƣời (BKTT Liên Xô).
+ "Phương pháp có nghĩa thông thường là hệ thống những cách thức,
nguyên tắc được đúc kết lại nhằm chỉ dẫn cho ta đạt được mục đích một cách
tốt nhất với sự tốn kém (sức lực, thời gian, tiền bạc...) ít nhất". ( Lê Tử Thành
“Lôgích học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học”. Nxb trẻ, 1996, tr.18)
Ví dụ, phƣơng pháp học ngoại ngữ, phƣơng pháp trồng nấm...
+ Chúng tôi cho rằng, phương pháp là những cách thức, nguyên tắc, con

đường, thủ thuật... mà chúng ta sử dụng để tiếp cận đối tượng nhằm đạt được
mục đích nào đó. Trong nghiên cứu lịch sử thì phƣơng pháp đƣợc hiểu là vô số
các nguyên tắc, cách thức và phƣơng tiện mà nhà sử học vận dụng để tiếp cận
các sự kiện, hiện tựơng lịch sử nhằm đạt kết quả cao trong quá trình nghiên cứu
6


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
của mình. Ví dụ, phƣơng pháp định lƣợng, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp
điền dã...
+ Phương pháp luận
Khái niệm phương pháp luận có nguồn gốc xuất phát từ chữ Hy Lạp
Méthodologie đƣợc cấu thành bởi hai từ méthodos và logos. Méthodos có nghĩa
là phƣơng pháp còn logos có nghĩa là lý luận, là lý thuyết, là nghiên cứu, là thảo
luận. Do đó, Méthodologie = lý luận (lý thuyết, nghiên cứu,...) về phương pháp
= phương pháp luận.
- Phương pháp và phương pháp luận có sự độc lập tương đối nhưng giữa
chúng lại có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau. Nếu coi phƣơng pháp
luận là một hệ thống quan điểm, lý luận chỉ đạo quá trình nghiên cứu thì
phƣơng pháp là con đƣờng, là cách thức, là các quy tắc (kể cả kỹ thuật) đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu. Trong mối quan hệ này, PPL mang tính định hƣớng cho
phƣơng pháp. Do vậy, ngƣời ta còn coi PPL là lý luận về phƣơng pháp. Mặt
khác, nếu chúng ta coi phƣơng pháp là "con đƣờng" dẫn ta đi đến mục đích thì
PPL đóng vai trò là ngƣời chỉ đường cho chúng ta đi đến mục đích nhanh hơn.
- Thông thƣờng ngƣời ta chia phƣơng pháp luận thành các cấp độ nhƣ:
- Phƣơng pháp luận chung cho các ngành khoa học.
- Phƣơng pháp luận chung cho các khoa học xã hội - nhân văn.
- Phƣơng pháp luận chung cho các khoa học tự nhiên.
- Phƣơng pháp luận của từng khoa học (nhƣ phƣơng pháp luận sử học...).
+ Phương pháp luận sử học

Phƣơng pháp luận của khoa học lịch sử vẫn còn nhiều cách gọi khác nhau
nhƣ: triết học lịch sử, lý luận sử học, lôgích học của nghiên cứu lịch sử... nhƣng
thuật ngữ đƣợc gọi phổ biến nhất vẫn là phương pháp luận sử học.
- Nhà sử học Ba Lan Topolski cho rằng, phƣơng pháp luận sử học có thể
hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp thì phƣơng pháp luận sử học đƣợc hiểu nhƣ
là tập hợp những phuơng pháp và tập hợp những nhiệm vụ trong công tác
nghiên cứu lịch sử. Theo nghĩa rộng thì phƣơng pháp luận sử học còn bao gồm
cả việc lí giải tổng quát về đối tƣợng của những công trình nghiên cứu lịch sử.
- Chúng ta hiểu một cách đơn giản rằng, phƣơng pháp luận sử học chính
là phƣơng pháp luận của khoa học lịch sử. Nó là hệ thống những quan điểm, lý
luận về phương pháp mà người làm công tác sử học phải tuân theo để tránh
những sai lầm, đạt kết quả cao trong quá trình nhiên cứu của mình.
Do ở mỗi thời đại lịch sử khác nhau có những quan điểm, lý luận sử học
khác nhau nên cũng có các nền phƣơng pháp luận sử học khác nhau nhƣ PPLSH

7


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
phong kiến, PPLSH tƣ sản, PPLSH mác-xít. Giữa các nền PPLSH đó có sự khác
nhau về chất.
+ PPL SH mác-xít
- Phương pháp luận sử học mác-xít là PPLSH đứng trên lập trường, quan
điểm mác-xít (chủ nghĩa Mác-Lênin) để nhận thức, nghiên cứu và lý giải những
vấn đề lịch sử một cách khoa học. Đó chính là lý giải về đối tƣợng của sử học;
lý giải về chức năng - nhiệm vụ của sử học; lý giải về tính chất của nhận thức
lịch sử; lý giải về các cơ sở nhận thức lịch sử; lý giải về việc vận dụng các
phƣơng pháp để nghiên cứu lịch sử; lý giải về việc trình bày kết quả nghiên cứu
2.2.2. Nội dung và phạm vi của bộ môn phương pháp luận sử học mácxít
* Những vấn đề PPL và những vấn đề triết học

- Mặc dầu PPL mác-xít dùng triết học Mác-Lênin làm cơ sở lý luận cho
mình nhƣng chúng ta không được đồng nhất những vấn đề PPL với những
vấn đề triết học bởi vì:
1) PPL nói chung, PPL mác-xít nói riêng là một lĩnh vực khoa học độc
lập vì nó có đối tƣợng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ riêng.
2) PPL khoa học nói chung, PPL SH nói riêng bao gồm những vấn đề của
triết học làm cơ sở lý luận và cả những vấn đề không thuộc phạm vi triết học
nhƣ lôgíc học, nội dung của từng khoa học... Do vậy, những vấn đề của PPL
rộng hơn những vấn đề triết học.
3) Khi giải quyết những vấn đề PPL sẽ dẫn đến việc rút ra từ thực tiễn
những ƣu, nhƣợc điểm của các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học để từ đó
chúng ta lựa chọn PPNC tốt nhất phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đồng thời
chúng ta có thể đƣa ra lý thuyết bổ sung vào các PPNC hoặc xây dựng lý thuyết
cho việc tìm ra PPNC mới. Cũng trên cơ sở đó mà chúng ta đƣa ra những
nguyên tắc chung về việc áp dụng các PPNC, việc sử dụng tài liệu cho nghiên
cứu trong từng ngành khoa học nhất định.
- Chúng ta không được đồng nhất vấn đề PPL sử học mác-xít với chủ
nghĩa duy vật lịch sử bởi vì:
1) PPLSH mác-xít chủ yếu lấy CNDVLS làm cơ sở lý luận, ngoài ra nó
còn dựa trên toàn bộ tri thức về triết học (nhƣ vấn đề nhận thức, quy luật, phạm
trù...) và những tri thức của nhiều khoa học liên quan (nhƣ toán học, khảo cổ
học, dân tộc học, kinh tế học, luật học....).
2) CNDVLS không chỉ làm cơ sở lý luận cho PPLSH mà còn làm cơ sở
lý luận cho nhiều khoa học khác nhƣ văn học, kinh tế học, chính trị học...

8


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
3) Cả chủ nghĩa duy vật lịch sử và khoa học lịch sử đều nghiên cứu về cái

chung và cái riêng nhƣng chủ nghĩa duy vật lịch sử coi trọng cái chung hơn cái
riêng còn khoa học lịch sử coi trọng cái riêng hơn cái chung. Sử học và chủ
nghĩa duy vật lịch sử cũng nghiên cứu về lịch sử xã hội nhƣng mục đích của nó
lại có phần khác nhau. Mục đích cuối cùng của duy vật lịch sử là nghiên cứu cái
khái quát, rút ra những khái niệm, quy luật phổ biến của xã hội loài ngƣời chứ
không phải hƣớng vào nghiên cứu các sự kiện cụ thể. Nhƣng muốn rút ra đƣợc
khái quát lý luận, duy vật lịch sử phải dựa vào những sự kiện lịch sử cụ thể.
Ngƣợc lại, khoa học lịch sử lấy sự kiện lịch sử cụ thể làm mục đích nghiên cứu
cuối cùng và muốn đạt mục đích đó, phải dựa vào những quy luật tổng quát.
* Nội dung nghiên cứu của PPLSH mác-xít
Trong điều kiện cho phép, khi tiếp cận PPLSH mác-xít thì chúng ta tập
trung vào giải quyết một số vấn đề chính sau đây:
1) Đối tƣợng của sử học là gì và những đặc điểm của nó?
2) Chức năng, nhiệm vụ của sử học là gì?
1) Chúng ta có khả năng nhận thức đƣợc đối tƣợng sử học hay không?
2) Dựa vào cơ sở nào để nhận thức đối tƣợng sử học?
4) Nhận thức đối tƣợng sử học có những đặc điểm gì?
5) Tính đảng, tính khoa học trong sử học.
6) Vấn đề phân kỳ lịch sử và các phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử .
7) Quy trình nghiên cứu lịch sử nhƣ thế nào?
8) Trình bày sản phẩm nghiên cứu lịch sử nhƣ thế nào?
2.2.3. Tầm quan trọng của PPLSH
* Phƣơng pháp luận sử học có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử. Tầm quan trọng ấy thể hiện ở một số
điểm sau đây:
Thứ nhất, PPLSH đóng vai trò định hướng, chỉ đường cho những người
làm công tác sử học sớm đi đến mục đích nghiên cứu của mình.
Điều đó có nghĩa là nó giúp cho những ngƣời làm công tác sử học sớm
xác định đúng đối tƣợng nghiên cứu, trên cơ sở đó mà lựa chọn những phƣơng
pháp thích hợp để tiếp cận đối tƣợng (tức là sớm xác định vấn đề cần nghiên

cứu là gì và nghiên cứu nó bằng cách nào) nhằm đạt mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu một cách tối ƣu nhất. Đứng trƣớc những con đƣờng khác nhau dẫn đến
cùng một mục đích, PPL sẽ chỉ cho ta con đƣờng nào là ngắn nhất, tốt nhất.
PPLSH mác-xít trang bị cho những ngƣời nghiên cứu, giảng dạy và học
tập lịch sử cơ sở lý luận khoa học để nhận thức đúng về lịch sử và chống lại
những quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử.
9


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
Trong thời đại ngày nay, các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá sự
nghiệp cách mạng của nƣớc ta. Nhiều sử gia tƣ sản thƣờng tìm cách xuyên tạc
sự thực lịch sử hòng làm lu mờ quá khứ hào hùng của dân tộc ta, tạo nên những
nhận thức sai lệch về quá khứ chỉ vì một lợi ích, mƣu đồ chính trị nào đó. Khi
đã đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về PPLSH mác-xít, chúng ta sẽ biết
bác bỏ, chống lại những quan điểm sai lầm, những ý đồ xuyên tạc lịch sử đó để
tìm ra chân lý của lịch sử.
Thứ hai, hiện nay, việc trang bị những kiến thức về PPLSH trở thành một
yêu cầu bắt buộc đối với những người làm công tác sử học vì rằng, khi xác định
cho mình việc nhận thức và khôi phục lịch sử xã hội loài ngƣời từ trƣớc tới nay,
nhà sử học không thể tiến hành một cách mày mò tuỳ tiện theo ý nghĩ chủ quan
của mình mà phải đƣợc chỉ đạo bởi một cơ sở phƣơng pháp luận và đƣợc tiến
hành bằng những phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với đặc trƣng của nội dung
lịch sử.
Dƣới tác động mạnh mẽ của sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự phân hoá
và liên kết giữa các ngành học ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì con đường nhận
thức lịch sử trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi các sử gia phải có một cơ sở lý luận
nghiên cứu hoàn chỉnh hơn, một sự hoàn thiện hơn về mặt phƣơng pháp luận.
PPLSH gần đây không chỉ là lý luận nhận thức lịch sử mà còn là thực tiễn nhận
thức, không chỉ là một học thuyết về các phƣơng pháp mà còn là bản thân các

phƣơng pháp đƣợc thực hiện trong quá trình nhận thức lịch sử.
* Chính vì phƣơng pháp luận sử có tầm quan trọng nhƣ vậy cho nên việc
học tập bộ môn này là một điều vô cùng quan trọng.Theo kinh nghiệm của
nhiều nhà chuyên môn thì để học tập tốt bộ môn này, chúng ta cần phải:
- Nắm vững những kiến thức triết học Mác-Lênin (đặc biệt là CNDV LS),
quan điểm đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt nam, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh bởi vì
PPLSH có tính giai cấp và tính Đảng.
- Phải nắm vững và hiểu rõ bản chất của từng nôị dung lịch sử cụ thể
(thông sử) cũng nhƣ những kiến thức về các khoa học liên quan.
- Nắm vững các kiến thức về lôgích học, về phƣơng pháp luận ngiên cứu
khoa học nói chung vì kiến thức của những khoa học này rất quan trọng bổ trợ
cho PPLSH.
- Tích cực áp dụng lý luận vào giải quyết những vấn đề lịch sử cụ thể.

10


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
CHƢƠNG 2. TÍNH CHẤT ĐẶC TRƢNG CỦA NHẬN THỨC LỊCH SỬ

2.1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, khả năng nhận thức của
con người về lịch sử khách quan
2.1.1. Nhận thức và nhận thức lịch sử
- Về bản chất, nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ
não con người. Đó là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ
thể (nhà khoa học) trong quan hệ với khách thể (đối tượng).Trong quá trình
nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, là động lực, là mục đích, là tiêu chuẩn
kiểm tra nhận thức. Con đƣờng của nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tƣ
duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Lênin chỉ rõ: "Từ trực
quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn- đó

là con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực
khách quan" (Lênin, Bút ký triết học, NXB Sự thật, HN, 1963, tr.189).
- Vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về nhận thức lịch sử :
1) Đồng nhất nhận thức lịch sử với nhận thức nói chung, nghĩa là giữa
nhận thức lịch sử với nhận thức các khoa học khác không có gì khác nhau. Đại
diện cho quan niệm này là một số nhà sử học tƣ sản TK XIX nhƣ E. Naghen, C.
Popơ... Theo họ, nhận thức lịch sử vẫn có thể áp dụng những nguyên tắc chung
của việc nhận thức các khoa học khác vì lịch sử cũng là một khoa học nhƣ mọi
khoa học khác. Chính vì vậy mà họ đã lấy lời nói đầu trong bộ Tư bản của Mác:
"Tôi xem sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên" để hiểu sang một ý nghĩa khác rằng, nhận thức trong lịch sử là một
quá trình lịch sử - tự nhiên (trong Lịch sử là gì, tr.118).
2) Nhận thức lịch sử đối lập hoàn toàn với nhận thức trong khoa học tự
nhiên, nghĩa là giữa nhận thức lịch sử với nhận thức khoa học tự nhiên không có
điểm chung nào. Đại diện tiêu biểu cho quan niệm này là nhà sử học ngƣời Đức
V. Đintay. Ông cho rằng, khác với khoa học tự nhiên, lịch sử hoàn toàn không
nghiên cứu thế giới khách quan mà là sự thể hiện của những phương hướng,
mục đích, kế hoạch, động cơ chủ quan. Nếu như các khoa học tự nhiên đặt cho
mình nhiệm vụ mô tả và giải thích thế giới thì lịch sử chỉ cố gắng để "hiểu" thế
giới (trong Lịch sử là gì, tr.119). Do vậy, nhận thức lịch sử không có gì giống
nhận thức tự nhiên.
3) Nhận thức lịch sử là một dạng riêng của nhận thức khoa học nói chung
và phục tùng những phạm trù, quy luật chung của sự nhận thức ấy nhƣng trong
nhận thức xã hội, "nó bị khúc xạ một cách đặc biệt"(trong Lịch sử là gì, tr.120).
Đây là quan điểm của nhà triết học Liên Xô X. Svƣrép.

11


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
4) Đứng trên lập trƣờng quan điểm sử học mác-xít, chúng ta thừa nhận

rằng, nhận thức lịch sử là một dạng riêng của nhận thức nói chung. Đó chính là
quá trình nhận thức về quá khứ của xã hội loài người. Nó vừa mang đặc điểm,
bản chất chung của sự nhận thức, vừa thể hiện những đặc điểm của riêng mình.
Những đặc điểm đó là:
- Nhận thức lịch sử là nhận thức xã hội loài người đã xảy ra từ xa xưa
cho đến hiện tại với ngày càng có nhiều tri thức hơn và tiến trình nhận thức đối
tượng sử học đi ngược với sự vân động của lịch sử. Về đặc điểm này, Các Mác
đã viết: "Việc khảo sát những hình thái của đời sống xã hội đi theo con đƣờng
hoàn toàn ngƣợc lại với sự vân động của lịch sử". Do vậy, chúng ta không đƣợc
đem nhận thức của ngƣời nghiên cứu hôm nay gắn cho quá khứ và cũng không
đòi hỏi quá khứ phải tuân theo nhận thức của mình.
- Nhận thức lịch sử vừa mang tính trực tiếp vừa mang tính gián tiếp.
Nhận thức trực tiếp là nhà nghiên cứu lịch sử dựa trên 3 yếu tố chính:1/ Chứng
kiến biến cố ấy nếu nhƣ nó mới xảy ra; 2/ Trí nhớ của bản thân; 3/ Quan sát các
di tích vật chất. Còn nhận thức gián tiếp là sử gia dựa trên: 1/ Trí nhớ của ngƣời
khác mà ngƣời đó có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với những sự việc đã xảy
ra; 2/ Các nguồn sử liệu đƣợc truyền lại;
- Nhà sử học vừa là khách thể vừa là chủ thể của sự nhận thức nên bao
giờ cũng chịu sự chi phối bởi những áp lực của thời đại mình như: quan điểm
giai cấp, môi trường xã hội, các quyền lợi khác. Do đó, họ thường có những yếu
tố đánh giá chủ quan về lịch sử.
2.1.2. Hiện thực lịch sử
Những sự kiện, hiện tƣợng lịch sử đã từng xảy ra trong quá khứ của xã
hội loài ngƣời, vốn là một hiện thực khách quan, tồn tại độc lập với ý thức chủ
quan của ngƣời nhận thức lịch sử, dù chúng ta có biết hay không, có thừa nhận
nó hay không, hoặc nhận thức, giải thích nhƣ thế nào thì nó vẫn tồn tại, không
có cách nào thay đổi đƣợc. Ví dụ, cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp – Ba Tƣ diễn ra
vào thế kỷ XV TCN – là cuộc chiến tranh với quy mô lớn trong lịch sử cổ đại và
cuối cùng đã kết thúc bằng thắng lợi của Hy Lạp; hay sự kiện ngày 2/9/1945 tại
Quảng trƣờng Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn

độc lập, khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Đó là những sự thực
lịch sử tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào chúng ta. Dù chúng ta có biết
sự kiện này hay không, chúng đều đã từng xảy ra, từng tồn tại một cách khách
quan không thể thay đổi.
Thừa nhận quá khứ có tồn tại hay không, con ngƣời có khả năng nhận
thức đƣợc quá khứ hay không và kiến thức lịch sử có nội dung khách quan hay
12


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
không là những vấn đề phân chia ranh giới giữa sử học mác-xít với sử học tƣ
sản, là tiêu chuẩn để đánh giá nhà sử học có thái độ khách quan khoa học hay
rơi vào chủ nghĩa duy tâm khách quan hoặc chủ nghĩa chủ quan tƣ sản.
Các nhà sử học theo chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa tƣơng đối hay chủ
nghĩa kinh nghiệm chủ trƣơng rằng, họ chỉ tin cái gì là chân lý khi các giác quan
của chính mình nhận thấy cái ấy. Họ không thừa nhận cái gì ngoài trực quan. Vì
vậy, đối với họ quá khứ lịch sử không có thực, và nhƣ sử gia ngƣời Pháp, Xâynhơ-bốt nói nhà sử học không nhìn thấy “cái gì hiện thực ngoài những tờ giấy
đang viết” và nếu lịch sử có hiện thực thì “hiện tại là hiện thực duy nhất”. Quan
điểm này dẫn tới việc hoài nghi sự tồn tại của quá khứ và khả năng nhận thức
lịch sử của con ngƣời và chính nó mở rộng cửa cho việc xuyên tạc lịch sử.
Một số sử gia theo chủ nghĩa chủ quan khác cho rằng quá khứ là cái gì
không hiện thực, vì những con ngƣời của thời đại cũ đã chết đi không bao giờ
trở lại, cho nên khái niệm lịch sử của chúng ta không thể là cái phản ánh về quá
khứ không còn tồn tại, mà chỉ là sự phản chiếu, những quan điểm khát vọng
riêng về cái đã qua. Do đó, nội dung kiến thức lịch sử hoàn toàn có tính chất
chủ quan, không hề có chân lý khách quan. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì
nó đồng nhất hiện thực lịch sử khách quan với việc nhận thức lịch sử và quy cái
thứ nhất vào cái thứ hai. Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý triết học xem
quá trình lịch sử nhƣ sự tổng hợp hoạt động của những cá nhân riêng lẻ và
không có quy luật khách quan tác động trong đời sống xã hội.

Các sử gia theo chủ nghĩa duy tâm khách quan lại hiểu quá khứ nhƣ
cái gì “tồn tại” một chỗ nào đấy, ở bên cạnh hay phía sau cái thực tế hiện
nay. Quan điểm này dẫn tới tƣ tƣởng thần bí về sự tồn tại khách quan của “ý
niệm tuyệt đối” và “tinh thần tuyệt đối”.
Những nhà sử học mác-xít khẳng định rằng, xã hội loài ngƣời là một
bộ phận của thế giới vật chất, là sự tiếp tục của lịch sử quả đất trƣớc khi có
con ngƣời và xã hội loài ngƣời xuất hiện. Vì vậy, nó là một hiện thực khách
quan, tồn tại nhƣ giới tự nhiên. Trong lịch sử, con ngƣời hoạt động có ý
thức, theo đuổi mục đích của mình khi tạo nên lịch sử, nhƣng lại phải tuân
theo những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và hoạt động trong
những mối quan hệ xã hội nhất định. Cái hệ thống những mối quan hệ xã hội
ấy tồn tại khách quan, độc lập với ý muốn của con ngƣời, là “cơ sở thực tại”,
là đối tƣợng nghiên cứu của sử học.
Hơn nữa, quan niệm về “quá khứ” cũng phải chính xác. Trƣớc hết,
cần phải phân biệt hai khái niệm “tồn tại” và “hiện có” để có quan niệm
đúng về quá khứ. Khái niệm “tồn tại” có nội hàm rộng hơn khái niệm “hiện
13


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
có”. “Hiện có” chỉ cái đang tồn tại và chuẩn bị cho cái tƣơng lai ra đời và khi
đó hiện tại sẽ trở thành cái quá khứ. “Tồn tại” là cái “có thực” độc lập với
“cái không tồn tại”, “cái không có thực”. “Cái tồn tại” bao gồm tất cả cái gì
“đã có”, “đang có” và “sẽ có”. Cái thực không phải chỉ là cái hiện có. Cái
“hiện có” là giai đoạn cao, đầy đủ của hiện thực tiếp tục cái “đã có” và làm
cơ sở cho cái “sẽ có”. Tất cả đều là cái có thực. Vì vậy, “cái hiện không có”
không phải không tồn tại, mà nó đã tồn tại (hoặc sẽ ra đời trên cơ sở cái đã
có). Vả lại, “quá khứ” theo đúng nghĩa là cái gì đã qua và nhƣ vậy là nó
không còn tồn tại nữa. Song thực ra, cái quá khứ “không còn tồn tại” ấy vẫn
tồn tại trong lịch sử, trong hiện tại. Dù những con ngƣời làm nên quá khứ đã

không còn nhƣng chính họ đã chuẩn bị cho hiện tại ra đời. Hiện tại tiếp tục
duy trì quá khứ và phát triển cao hơn theo đúng quy luật khách quan của lịch
sử. Hơn nữa, quá khứ để lại những di vật chứng thực một thời đại đã tồn tại,
nhƣng nay đã qua. Những di vật này không phải là toàn bộ quá khứ, mà chỉ
là những “mảnh của quá khứ”, xác nhận sự tồn tại thực của hiện thực đã qua.
Những di vật ấy là nguồn tài liệu rất quý, góp phần vào việc khôi phục lịch
sử một cách chính xác (nhƣ trƣờng hợp các di vật khảo cổ). Quá khứ còn tồn
tại trong đời sống tinh thần, xã hội; nó tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, phát huy sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh hiện tại.
Thừa nhận sự tồn tại của hiện thực lịch sử khách quan, sử học mác-xít
cũng thừa nhận khả năng nhận thức được hiện thực này. Ngƣợc lại, do phủ
nhận sự tồn tại thực tế của lịch sử, các sử gia tƣ sản cũng phủ nhận khả năng
nhận thức lịch sử của con ngƣời.
Sử gia Mỹ, Biếc-cơ đã đƣa ra những luận cứ để bào chữa cho việc phủ
nhận sự hiểu biết lịch sử. Theo ông:
- Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta không thể tiến hành việc quan sát
trực tiếp nên không hiểu đƣợc lịch sử.
- Không bao giờ chúng ta có đầy đủ tài liệu lịch sử để miêu tả đầy đủ quá
khứ.
- Nếu có chút ít tài liệu gì, thì tài liệu ấy bao giờ cũng mang tính chất chủ
quan của ngƣời nghiên cứu, bởi vì ngƣời nghiên cứu không thể có thái độ vô
tƣ, không thiên lệch về tài liệu.
Dựa vào các lí do ấy, Biếc-cơ đã đi đến kết luận rằng, nội dung của kiến
thức lịch sử cũng nhƣ mọi kiến thức khác đều do những nhu cầu và quyền lợi
trƣớc mắt của sử gia quy định, chứ không phải là sự phản ánh chân lý lịch sử
khách quan, điều mà không bao giờ chúng ta đạt đƣợc.

14



Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
Lập luận của Biếc-cơ hoàn toàn không có căn cứ để khẳng định con ngƣời
không có khả năng nhận thức lịch sử. Trƣớc hết, việc không trực tiếp quan sát
lịch sử không phải là trở ngại ngăn cản chúng ta hiểu biết quá khứ, vì ngay
trong việc nghiên cứu một số ngành khoa học tự nhiên, trong thực nghiệm cũng
nhƣ trog lý thuyết, không phải lúc nào nhà khoa học cũng trực tiếp quan sát,
cũng dựa vào thí nghiệm, song vẫn tìm ra đƣợc chân lý khách quan. Dĩ nhiên,
nhà sử học không trực tiếp – và không thể nào trực tiếp – quan sát lịch sử. Đó là
một khó khăn đáng kể cho việc nghiên cứu lịch sử, nhƣng có thể khắc phục
bằng việc nghiên cứu các nguồn tài liệu chính xác. Hơn nữa, trong một mức độ
nhất định, nhà sử học khi trực tiếp quan sát các tài liệu, đặc biệt tài liệu khảo cổ
học, cũng có thể hiểu biết lịch sử quá khứ một cách chính xác.
2.1.3. Đánh giá khả năng nhận thức lịch sử của con người
Nội dung khách quan của sự kiện lịch sử và việc sử dụng tài liệu – sự kiện
theo yêu cầu chủ quan của nhà sử học phải phù hợp, nhằm đạt đƣợc mục đích
của việc nghiên cứu là tìm ra đƣợc chân lý.
Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng nhƣ thực tiễn nghiên
cứu, đã hoàn toàn xác nhận rằng, chúng ta có khả năng hiểu biết đƣợc lịch sử.
Trong lĩnh vực lịch sử cũng nhƣ trong mọi lĩnh vực khoa học khác, sự nhận
thức chân lý bao giờ cũng trải qua một quá trình lâu dài, gian khổ, và chúng ta
chỉ tiếp cận với chân lý. Sự nhận thức khoa học là vô hạn không thể trong một
lúc hiểu biết ngay đƣợc chân lý. Hơn nữa, chân lý lịch sử có nhiều yếu tố tƣơng
đối hơn so với chân lý trong khoa học chính xác, việc tìm ra chân lý lịch sử
cũng khó khăn, phức tạp hơn, và trong lịch sử loài ngƣời không có sự lặp lại
đơn giản của các hiện tƣợng, mà “có sự diễn lại những tình hình cũ chỉ là ngoại
lệ chứ không phải là thƣờng lệ, và chỗ nào có diễn lại thì cũng không bao giờ
diễn lại trong điều kiện đúng nhƣ cũ”.
Cơ sở của khả năng nhận thức chân lý lịch sử chính là chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chẳng những là cơ sở lý luận duy nhất, mà
còn là cơ sở thực tiễn làm cho nhận thức chủ quan của con ngƣời phù hợp với

tiến trình khách quan của lịch sử. Phƣơng pháp khách quan mác-xít khẳng định
rằng những hiện tƣợng lịch sử là khách quan tồn tại ngoài ý muốn của con
ngƣời, nhƣng con ngƣời bằng tƣ duy lô-gic của mình có thể nhận thức đƣợc một
cách đúng đắn những hiện tƣợng khách quan lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ dừng lại ở chỗ thừa nhận sự tồn tại
khách quan mà còn đi sâu phát hiện sự vận động của những quy luật khách quan
trong tiến trình xã hội. Lịch sử là do con ngƣời sáng tạo, nhƣng không thể coi
lịch sử là kết quả ý muốn chủ quan của con ngƣời mà còn bị tác động của quy
15


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
luật khách quan, khi nào hoạt động phù hợp với quy luật phát triển khách quan
thì con ngƣời mới phát huy đƣợc tính năng động của mình đối với sự phát triển
xã hội.
Khi giải quyết 2 vấn đề quan trọng là quá khứ lịch sử có tồn tại thực hay
không và con người có khả năng nhận thức được quá khứ đó không thì vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau. Một số sử gia phi mác-xít cho rằng, quá khứ là cái
không có thực vì những con ngƣời của thời đại cũ đã chết đi không bao giờ trở
lại (không có hiện thực quá khứ) nên chúng ta không thể nhận thức đƣợc quá
khứ ấy (không nhận thức đƣợc lịch sử). Trái với quan niệm này, sử học mác-xít
cho rằng:
1) Quá khứ lịch sử tuy đã qua, không lặp lại và hiện không có nhưng đó
là sự thực, tồn tại độc lập khách quan với ý thức con người vì xã hội loài ngƣời
là một bộ phận của thế giới vật chất, là sự tiếp tục của lịch sử quả đất từ trƣớc
khi có con ngƣời và xã hội loài ngƣời cho đến nay. Do vậy, nó là một hiện thực
khách quan tồn tại nhƣ giới tự nhiên, là đối tƣợng nghiên cứu của khoa học lịch
sử. Dù chúng ta biết hay không biết, thừa nhận hay không thừa nhận, nhận thức
và giải thích nhƣ thế nào về nó thì nó vẫn tồn tại như nó đã từng xảy ra, không
thể nào khác đƣợc.

2) Hiện thực quá khứ lịch sử không phải là cái gì bí hiểm, chúng ta hoàn
toàn có thể nhận thức được, chỉ có cái chưa được nhận thức chứ không có cái
không nhận thức được. Sở dĩ khảng định nhƣ vậy là vì, theo quan điểm về lý
luận nhận thức của triết học Mác - Lênin, con ngƣời chúng ta hoàn toàn có khả
năng nhận thức đƣợc thế giới khách quan, mà lịch sử của con ngƣời chính là
một bộ phận của thế giới khách quan nên chúng ta nhận thức đƣợc nó. Song,
nhận thức quá khứ lịch sử không phải là miêu tả đầy đủ, chi tiết toàn bộ đời
sống xã hội đã qua và chúng ta cũng không cần thiết phải làm nhƣ vậy.
2.2. Những điểm chung và khác nhau giữa đối tƣợng nhận thức của
khoa học lịch sử và các khoa học khác
2.2.1. Những điểm chung trong nhận thức các đối tƣợng có nhiều, song
chúng ta chỉ tập trung vào một số điểm chủ yếu. Hiện tượng lịch sử trong quá
trình phát triển của xã hội loài ngƣời, đối tƣợng nhận thức khoa học lịch sử, và
hiện tƣợng tự nhiên, đối tƣợng nhận thức của khoa học tự nhiên, đều có những
điểm chung.
Thứ nhất, hiện tƣợng và sự vật của lịch sử xã hội loài ngƣời và giới tự
nhiên đều là hiện tƣợng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất. Điểm chung
căn bản của xã hội loài ngƣời và giới tự nhiên là tính thực tại khách quan của
nó.
16


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
Trái đất mà loài ngƣời cƣ trú đã có lịch sử hơn 5 tỷ năm. Trái đất thời xa
xƣa không có sự sống, càng không có loài ngƣời. Trải qua quá trình phát triển
lâu dài, khi nhiệt độ trái đất hạ xuống thấp đến mức thích hợp với sự tồn tại của
sự sống, rồi trải qua quá trình hóa học lâu dài và phức tạp mới hình thành vật
chất có sự sống nguyên thủy. Sinh vật nguyên sinh lại trải qua sự diễn biến và
phát triển lâu dài mới sinh ra giới thực vật và động vật cao cấp. Tiếp đó, cách
đây 3 – 5 triệu năm, loài ngƣời mới xuất hiện và hình thành nên xã hội loài

ngƣời. Quá trình biến hóa này trong thế giới động vật nói lên rằng, xã hội loài
ngƣời là kết quả của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Chỗ thống nhất giữa
chúng là ở chỗ đều là bộ phận của giới tự nhiên.
Thứ hai, xã hội loài ngƣời là kết quả của sự phát triển lâu dài của giới tự
nhiên, một bộ phận của thế giới vật chất – cũng nhƣ tự nhiên đều tuân theo
những quy luật chung nhất của sự vận động trong thế giới vật chất, nhƣ quy luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định,
quy luật biến đổi qua lại của chất và lƣợng... Đây là những quy luật mà lịch sử
xã hội loài ngƣời cũng nhƣ các hiện tƣợng tự nhiên phải tuân theo. Đƣơng
nhiên, đây chỉ là một số quy luật cơ bản mà chủ nghĩa Mác đã phát hiện ra dựa
vào những thành quả của nhận thức khoa học của loài ngƣời. Việc nhận thức
những quy luật chung nhất đòi hỏi phải tiếp tục đi sâu và phát triển cùng với
việc tăng thêm tri thức khoa học của loài ngƣời về nhiều quy luật khách quan
khác, hiện chƣa biết hoặc chƣa nhận thức sâu sắc.
2.2.2. Những điểm khác nhau
Sự vận động của lịch sử khách quan của xã hội loài ngƣời mà khoa học
lịch sử cần nhận thức và sự vận động của giới tự nhiên mà khoa học tự nhiên
cần nhận thức khác nhau ở những điểm sau:
Thứ nhất, sự vận động của lịch sử khách quan xã hội loài ngƣời là hoạt
đọng thực tiễn của loài ngƣời có ý thức với tính năng động và tính tƣ tƣởng cao,
còn sự vận động của giới tự nhiên nói chung là sự vận động tự thân với tính
năng động tƣơng đối thấp của tự nhiên không có ý thức tƣ tƣởng.
Trong giới tự nhiên, những hiện tƣợng về sự hình thành tài nguyên
khoáng sản, sự sinh trƣởng của thực vật, sự vận động của vỏ trái đất, sự thay đổi
của khí hậu, các hiện tƣợng động đất, bão lụt... đều là kết quả của sự vận động
mà giới tự nhiên dựa vào quy luật, diễn ra một cách tự phát, không thể hiện ý
đồ, không có mục đích của bản thân tự nhiên. Hành vi dùng cỏ cây làm tổ, dùng
đá để đập vỡ vỏ cúng để lấy thức ăn của một số động vật nào đó cũng chỉ xuất
phát từ bản năng sinh tồn. Còn lao động của con ngƣời là những hoạt động sản
xuất có mục đích, có ý thức; nó khác biệt về chất so với những hiện tƣợng tự

17


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
nhiên, với những hoạt động bản năng của loài vật. Vì thế, nhà khoa học tự nhiên
không coi đối tƣợng nghiên cứu của họ là đối tƣợng có mục đích, có ý thức, có
tính năng động tự thân cao để nghiên cứu, mà coi chúng là những vật tự nhiên
có những đặc tính nào đó để tiến hành quan sát và thực nghiệm. Căn cứ vào
những số liệu thu đƣợc, nhà khoa học rút ra những quy luật hoặc sự phát triển
và biến hóa của nó.
Khoa học lịch sử nhận thức xã hội loài ngƣời, gồm con ngƣời có ý thức
tƣ tƣởng, có tình cảm; đó là chủ thể trong hoạt động của lịch sử xã hội. Cho nên
việc nhận thức những hoạt động của con ngƣời mang những chí hƣớng, những
tƣ tƣởng, tình cảm khác nhau, việc nhận thức một cách chính xác quá trình phát
triển lịch sử xã hội do những con ngƣời có ý thức tiến hành sẽ phức tạp và khó
khăn hơn rất nhiều so với việc nhận thức sự vật và hiện tƣợng của giới tự nhiên.
Ví nhƣ, động đất và chiến tranh đều có thể gây nên sự chết chóc to lớn về ngƣời
và sự phá hoại nghiêm trọng về tài sản xã hội, song động đất là hiện tƣợng tự
nhiên đằng sau nó không hề có ý đồ tƣ tƣởng, không có âm mƣu, mục đích
trƣớc. Còn chiến tranh với tƣ cách là hiện tƣợng của xã hội loài ngƣời thì đằng
sau nó ẩn chứa ý đồ và mục đích, hoặc là suy nghĩa sâu xa, hoặc là quyết định
vội vàng cảu kẻ gây ra chiến tranh.
Thứ hai, đối tƣợng nhận thức của khoa học lịch sử nhìn chung mang tính
không lặp lại cả về thời gian và không gian. Mỗi sự kiện, hiện tƣợng lịch sử chỉ
xảy ra trong một thời gian, không gian nhất định, còn đối tƣợng của khoa học tự
nhiên thì tính lặp lại rất rõ ràng về không gian và thời gian.
Rõ ràng rằng bất kỳ hoạt động nào của xã hội loài ngƣời cũng đều đƣợc
tiến hành trong thời gian và không gian nhất định, trong thời gian và không gian
khác nhau. Không có một sự kiện, hiện tƣợng lịch sử nào hoàn toàn giống nhau,
dù có điểm giống nhau, lặp lại thì vẫn là sự kế thừa, phát triển, “sự lặp lại trên

cơ sở không lặp lại”. Đời sống của xã hội loài ngƣời trong quá trình phát triển
lịch sử của mình đã trải qua những sự thay đổi lớn lao. Tất cả mọi lĩnh vực từ
trình độ sản xuất, chế độ chính trị, quan hệ xã hội đến ăn, mặc, đi lại, tƣ tƣởng
triết lý, đạo đức đều trải qua những thay đổi, biến hóa không ngừng. Chính điều
đó buộc nhà nghiên cứu khi xem xét một sự kiện hay hiện tƣợng nào đó trong
lịch sử xã hội loài ngƣời, phải xem xét tính cụ thể về thời gian làm nảy sinh ra
sự kiện, hiện tƣợng đó. Về mặt không gian, trong lịch sử xã hội loài ngƣời cũng
có những khác biệt lớn so với thế giới tự nhiên. Trong lịch sử thế giới, diện mạo
đời sống xã hội của các dân tộc khác nhau, các quốc gia khác nhau, ở các khu
vực khác nhau, dù trong cùng một thời gian có những điểm khác nhau lớn. Ví
nhƣ, vào thời cổ đại, lịch sử Trung Quốc, Ai Cập, các nƣớc Tây Âu... đều có sự
18


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
khác nhau về phƣơng thức sản xuất, chế độ pháp luật, chính trị, tôn giáo, tín
ngƣỡng, phong tục tập quán, khác nhau cả màu da, diện mạo, hình thái thân thể
con ngƣời... Cho dù ngày nay thế giới đã xích gần nhau hơn, đƣợc xem cùng
sống dƣới một “mái nhà” chung thì những sự khác biệt này vẫn tồn tại ở những
mức độ đáng kể. Cho nên lịch sử còn hàm nghĩa “cái cụ thể”.
Mặt khác các dân tộc và các quốc gia khác nhau sống trên những khu vực
khác nhau, tuy bị tác động của những quy luật chung, trải qua quá trình phát
triển, trình độ sản xuất không ngừng nâng cao, hình thái xã hội không ngừng
phát triển từ thấp đến cao, đời sống văn hóa tinh thần của con ngƣời ngày càng
phong phú, đa dạng, nhƣng tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc không
hoàn toàn giống nhau. Ví nhƣ, phần lớn các quốc gia ở khu vực châu Âu đều
trải qua tiến trình lịch sử từ xã hội nguyên thủy đến chiếm hữu nô lệ, đến phong
kiến và tƣ bản chủ nghĩa, song ở nhiều quốc gia thuộc các châu Á, Phi thì quá
trình đó không diễn ra tuần tự nhƣ vậy... Thậm chí cùng một loại hình thái xã
hội, các dân tộc, các quốc gia khác nhau cũng có các mặt kết cấu kinh tế, thể

chế nhà nƣớc, hình thái ý thức khác nhau mang những sắc thái riêng. Ví dụ, chế
độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp, La Mã khác với chế độ nô lệ của Trung Quốc, xã
hội phong kiến ở Tây Âu và xã hội phong kiến ở Việt Nam cũng có nhiều khác
biệt lớn...
Chính do đặc thù này về đối tƣợng nhận thức của khoa học lịch sử mà
Lênin nhấn mạnh: “Khi phân tích vấn đề của bất kỳ xã hội nào, yêu cầu tuyệt
đối của lý luận mác-xít là vấn đề phải đƣợc đặt trong phạm vi lịch sử xã hội
nhất định”. Đây là một nguyên tắc quan trọng đối với việc nhận thức những vấn
đề lịch sử xã hội.
Còn đối tƣợng nghiên cứu của khoa học tự nhiên, mặc dù có một quá
trình biến đổi, phát triển trong không gian và thời gian, song nói chung quá trình
đó hết sức chậm chạp mà nhiều khi chúng ta không nhận ra. Ví nhƣ, con chim
làm tổ, đàn kiếm tìm mồi, bầy ong kiếm mật hàng nghìn năm về trƣớc so với
hiện nay, ở châu Phi hay châu Á gần nhƣ không có sự khác biệt lớn.
Thứ ba, khoa học lịch sử nhận thức những biến cố, hiện tƣợng, nhân vật
đã xảy ra trong đời sống xã hội, không lặp lại, không thể tái tạo và cũng không
thể quan sát. Còn đối tƣợng nhận thức của khoa học tự nhiên lại mang tính lặp
lại, nên khả năng quan sát của nhà nghiên cứu trên đối tƣợng, việc biểu diễn
trong phòng thí nghiệm của đối tƣợng trong khoa học tự nhiên có thể tiến hành
thƣờng xuyên, thuận tiện nhằm khôi phục hiện tƣợng khách quan.
2.3. Lịch sử của chủ thể hóa

19


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
Lịch sử nhận thức là lịch sử chủ thể hóa. Lịch sử là hiện thực khách quan
có thể nhận thức được
Lịch sử của chủ thể hóa chính là kết quả sự nhận thức của con ngƣời đối
với lịch sử khách quan. Những sự kiện của lịch sử xã hội loài ngƣời chỉ xảy ra

có một lần, song khi con ngƣời nhận thức, viết thành các tác phẩm, các cuốn
sách, các bài nghiên cứu thì đó là lịch sử của chủ thể nhận thức đối với khách
thể. Sự nhận thức này thông qua những con ngƣời có trình độ, quan điểm khác
nhau, bị ảnh hƣởng, chi phối của các quyền lợi giai cấp, điều kiện chế độ xã hội
khác nhau. Vì vậy, nó không hoàn toàn giống khách thể, tức lịch sử hiện thực,
thậm chí có nhiều điểm khác biệt, trái ngƣợc nữa. Chỉ sự nhận thức nào phù hợp
nhất, tiếp cận hiện thực mới đạt đƣợc chân lý.
Đƣơng nhiên, nghiên cứu khoa học, kể cả khoa học tự nhiên là quá trình
nhận thức, tiếp cận dần đến chân lý khách quan, đều do ngƣời nghiên cứu miêu
tả, quy nạp đối tƣợng. Vì thế, kết quả nghiên cứu đều không phản ánh hoàn toàn
đầy đủ đối tƣợng nhận thức. Hơn nữa, đối tƣợng nhận thức của khoa học lịch sử
không chỉ có đặc điểm khác với đối tƣợng nhận thức của khoa học tự nhiên, mà
cũng có đặc điểm khác với đối tƣợng nhận thức của các ngành khoa học xã hội
cùng có một khách thể nghiên cứu chung: xã hội loài ngƣời. Chính điều này làm
cho nhận thức của khoa học lịch sử mang dấu ấn của ý thức của nhà nghiên cứu
khác các khoa học khác.
Khoa học lịch sử, với tƣ cách là một bộ môn của khoa học xã hội, đối
tƣợng nghiên cứu của nó là quá khứ của xã hội do con ngƣời tổ chức thành. Đặc
trƣng rất cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu lịch sử nhƣ đã nêu trên, không thể
trực tiếp quan sát. Lịch sử đối với nhận thức của con ngƣời nhƣ là một quá trình
phát triển với nhiều sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật... Quá trình này đƣợc con
ngƣời gián tiếp thu đƣợc từ các nguồn tƣ liệu. Phần lớn những tƣ liệu lịch sử lại
đƣợc ghi lại trong trí óc của ngƣời đƣơng thời và để lại cho đời sau bằng nhiều
hình thức khác nhau: truyền miêng, thành văn, các hiện vật còn lại. Nhà nghiên
cứu tiếp nhận, giám định, phân tích những tƣ liệu lịch sử thông qua hiểu biết,
suy luận của bản thân họ. Vì vậy, tất cả những nhận thức lịch sử từ quá trình
lịch sử với các sự kiện, hiện tƣợng khách quan đến sự nhận thức lịch sử đều trải
qua ý thức chủ thể của con ngƣời. Sự nhận thức hiện thực lịch sử ít nhất đã trải
qua hai lần trở lên, chứa đựng lập trƣờng quan điểm giai cấp, ý thức dân tộc,
tính cách của ngƣời ghi chép đầu tiên đến những ngƣời nhận thức sự kiện đó.

Cho nên tất cả những nhận thức lịch sử, tất cả các tác phẩm lịch sử đều là lịch
sử của chủ thể hóa.

20


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
Đây chính là một trong những vấn đề phức tạp nhất của phƣơng pháp
luận sử học mác-xít, đƣợc đƣa ra bàn cãi nhiều nhất trong lý luận sử học, và
cũng dễ bị lợi dụng nhất trong công tác nghiên cứu lịch sử. Chủ nghĩa khách
quan lịch sử đòi hỏi phải gạt bỏ “cái tôi”, gạt bỏ tất cả những ảnh hƣởng của lý
luận và hình thái ý thức, nhƣ vậy sẽ có thể khôi phục lại bộ mặt vốn có của lịch
sử một cách khách quan. Cũng cần phải khẳng định rằng, ngƣời nghiên cứu lịch
sử cần phải làm rõ sự thật lịch sử một cách khách quan, cần phải tập trung sức
vào việc khôi phục lại bộ mặt vốn có của lịch sử. Nhƣng “gạt bỏ” ý thức chủ thể
của ngƣời nghiên cứu, gạt bỏ bất cứ ảnh hƣởng lý luận” và hình thái ý thức nào
là điều không dễ thực hiện đƣợc. Song ngƣời nghiên cứu lịch sử có thể và cần
phải gạt bỏ trong ý thức chủ thể của mình những ảnh hƣởng của lý luận và hình
thái ý thức chủ quan, không khoa học, ngăn trở sự nhận thức lịch sử một cách
khách quan, tự giác vận dụng những lý luận khoa học, nhận thức đúng đắn lịch
sử.
Các nhà sử học tƣ sản đề xƣớng “chủ nghĩa khách quan” thƣờng coi nhà
sử học Hy Lạp Tuy-ni-xit là ông tổ của sử học “chủ nghĩa khách quan”. Thật ra
không phải nhƣ thế. Tuy-ni-xit tôn trọng tính khách quan của sự thật lịch sử, cố
gắng tránh việc thành kiến, không cả tin vào lời đồn. Ông muốn thông qua
những ghi chép sự thực lịch sử nói lên sự thành bại, hƣng vong của quốc gia
Aten để lƣu truyền, khuyên dạy đời sau. Song bản thân ông cũng không tránh
khỏi sự bộc lộ quan niệm giá trị của mình. Ông ca ngợi chính thể dân chủ Aten,
ca ngợi chính sách của chủ nô. Rõ ràng trong tác phẩm sử học của ông đã thể
hiện tình cảm, ý thức chủ quan trong việc tô đẹp chế độ dân chủ Aten, trong lúc

ngƣời nô lệ, phụ nữ không đƣợc hƣởng quyền dân chủ.
Các tác phẩm sử học – lịch sử của chủ thể hóa – còn biểu hiện rõ rệt trong
các quan điểm khác nhau khi các nhà nghiên cứu trình bày và phân tích cùng
một vấn đề lịch sử. Do nhận thức chủ quan khác nhau mà họ rút ra những kết
luận rất khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau về một sự kiện. Ví nhƣ, việc nhà
nghiên cứu đánh giá Cách mạng Pháp thế kỷ XVIII luôn là một vấn đề trung
tâm, gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu lịch sử Pháp từ trƣớc đến nay.
Các nhà sử học đã có những đánh giá hoàn toàn khác nhau đối với cuộc cách
mạng ấy. Lui Bơ-lăng (1811-1882) với tƣ cách là ngƣời xã hội chủ nghĩa tiểu tƣ
sản, trong tác phẩm của mình “Lịch sử đại cách mạng Pháp” đã khẳng định đầy
đủ ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc cách mạng tƣ sản này. Ông ta cho rằng Mi-rabô có mặt vĩ đại song cũng có có chỗ bỉ ổi xấu xa; Ma-ra là “bạn của dân”
nhƣng lại quá tàn nhẫn; Đăng-tơn nhiệt tình, can đảm và có chí hiểu biết hơn
ngƣời, nhƣng có thủy mà không có chung. Theo ông, chỉ có Rô-be-xpi-e là
21


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
ngƣời cách mạng chân chính. Sang nửa sau thế kỷ XIX, tầng lớp tích cực của
giai cấp tƣ sản Pháp đi theo hƣớng bảo thủ và phản động đã phủ định ý định của
Cách mạng Pháp 1789, thậm chí cho rằng cách mạng ấy là một chuỗi sự điên
cuồng, không có chỗ nào đúng cả...
Từ những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng trong hoạt động nhận thức
lịch sử, không có lúc nào, không có nơi nào không bị chi phối bởi những ý thức
chủ thể nào đó mà bản thân họ có. Mọi ngƣời luôn đứng trên một lập trƣờng
nhất định dƣới sự chỉ đạo của một tƣ tƣởng, mang một tính cách để quan sát lịch
sử, nhận thức lịch sử. Kết quả thu đƣợc sẽ tỷ lệ thuận với năng lực nhận thức,
với nguồn tƣ liệu mà họ có đƣợc và đặc biệt là phƣơng pháp luận nhận thức mà
họ đƣợc trang bị. Có thể nói, hầu hết các sự kiện, hiện tƣợng của lịch sử dân tộc
đƣợc viết trong các công trình nghiên cứu, trong sách giáo khoa lịch sử sau
Cách mạng tháng Tám 1945 ngày càng phản ánh sát đúng hiện thực lịch sử.

Song lịch sử hết sức phong phú và phức tạp, nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu cần
đi sâu hơn, toàn diện hơn trong việc khôi phục lại quá khứ. Bổ sung, làm phong
phú và đạt đƣợc sự thực nhiều hơn, khắc phục các sai lệch do trình độ khoa học,
phƣơng pháp nghiên cứu, biên soạn và quan điểm tƣ tƣởng. Sự thiếu sót, sai
lệch này đƣợc thể hiện ở các điểm:
Thứ nhất, thiếu sót về tƣ liệu. Nhiều sự kiện, hiện tƣợng trong lịch sử
(dân tộc và thế giới) do thiếu tƣ liệu khoa học nên việc khôi phục quá khứ thiếu
chính xác, hay chƣa đầy đủ, nên có những kết luận không phản ánh đúng hiện
thực. Ví nhƣ cuối năm 1982, trong một hội nghị thảo luận về công tác chuẩn bị
kỷ niệm 500 năm ngày Cô-lôm-bô “phát hiện” ra châu Mỹ do Liên Hợp Quốc tổ
chức, một đoàn đại biểu đã đƣa ra kháng nghị và cho rằng vinh dự phát hiện ra
châu Mỹ đầu tiên là ngƣời Na Uy có tên là Lây-phơ Ô-ric-xơn. Họ cho rằng,
đến năm 2000, Liên Hợp Quốc nên tổ chức 1000 năm phát hiện ra châu Mỹ. Đại
biểu Ai len cũng khẳng định rằng, một nhà thuyết giáo Ai len từ sớm đã đến
châu Mỹ trƣớc Cô-lôm-bô. Tây Ban Nha và một số nƣớc châu Mỹ cũng sôi nổi
đƣa ra nhiều ý kiến khác. Không khí trong phòng hội nghị có lúc căng thẳng và
Chủ tịch hội nghị đã phải tuyên bố tạm ngừng hội nghị. Thực ra sự tranh luận và
sự khác nhau của giới học thuật về vấn đề này còn phức tạp, sâu sắc hơn nhiều
so với những gì đã đƣợc phản ánh trong hội nghị.
Không những trong lịch sử cổ-trung đại có rất nhiều sự thực lịch sử do
hạn chế về sử liệu nên đến nay vẫn chƣa rút ra đƣợc kết luận xác đáng, mà ngay
lịch sử cận – hiện đại cũng có tình hình nhƣ vậy. Nhiều sự thực lịch sử về các
cuộc cách mạng, các cuộc chiến tranh, cũng nhƣ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa,

22


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
đời sống xã hội cũng có nhiều cách ghi chép mâu thuẫn với nhau, và cho đến
nay vẫn chƣa có kết luận nào xác đáng.

Thứ hai, việc hạn chế về lập trƣờng giai cấp và lập trƣờng chính trị của
ngƣời nghiên cứu. Các nhà sử học từ trƣớc đến nay đều đứng ở quyền lợi của
giai cấp mình, đều chịu sự chi phối, đƣơng nhiên ở mức độ hoàn toàn không
giống nhau, của thời đại. Lịch sử phát triển của sử học đã chứng tỏ điều đó,
cũng nhƣ đƣợc thể hiện hết sức rõ rệt trong lịch sử các khoa học xã hội. Không
một tác phẩm sử học nào lại không thể hiện quan điểm và lập trƣờng giai cấp
của ngƣời biên soạn. Điều này đƣợc phát triển ngày càng rõ rệt và tinh vi trong
thời đại TBCN, đặc biệt là từ khi chủ nghĩa Mác ra đời. Cuộc đấu tranh giai cấp
giữa giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản ngày càng trở nên gay gắt và chia xã hội
loài ngƣời thành hai trận tuyến lớn. Cuộc đấu tranh đó không chỉ đặt ra vấn đề
lật đổ nền thống trị của giai cấp tƣ sản, thủ tiêu CNTB, mà còn đặt ra vấn đề lớn
hơn, triệt để hơn: xóa bỏ hoàn toàn xã hội có giai cấp và nền thống trị của giai
cấp tƣ sản. Giai cấp vô sản với hệ tƣ tƣởng tiên tiến của nó, đƣợc trang bị hệ
thống lý luận nhận thức lịch sử khách quan khoa học, phản ánh quan điểm,
quyền lợi của một giai cấp trung tâm thời đại, có khả năng nhận thức đúng lịch
sử nhƣ nó tồn tại. Không thể và không nên tìm chỗ đứng ở một quan điểm
chung, đứng ngoài mọi giai cấp và thời đại. Bởi vì nhƣ V.I.Lênin đã khẳng
định: “Không một ngƣời nào đang sống mà lại có thể không đứng về phía một
giai cấp này hay giai cấp nọ (một khi họ hiểu đƣợc những quan hệ giữa các giai
cấp đó) mà lại có thể không vui sƣớng vì thắng lợi của một giai cấp ấy, đau
buồn về những thất bại của nó, tức giận đối với kẻ thù của nó”.
Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả mọi nhận thức lịch sử và
tác phẩm lịch sử đều là lịch sử đã chủ thể hóa, phản ánh hiện thực lịch sử. Cho
nên, mối quan hệ giữa lịch sử của chủ thể hóa và lịch sử khách thể là một
nguyên tắc, phƣơng pháp luận quan trọng của nghiên cứu lịch sử.
Lịch sử khách thể chính là lịch sử hiện thực, tồn tại khách quan, đã từng
xảy ra và chỉ xảy ra một lần duy nhất, không lặp lại. Còn lịch sử của chủ thể hóa
là sự nhận thức của con ngƣời về lịch sử khách quan đó. Vậy quan hệ giữa
chúng nhƣ thế nào? Có thể nói đó là mối quan hệ giữa thực tế và phản ánh, giữa
chúng tồn tại mối quan hệ giữa ăn khớp với tách rời. Trong bất kỳ tình huống

nào cũng không thể giống nhau hoàn toàn.
Các nhà nghiên cứu lịch sử luôn luôn đặt ra cho mình nhiệm vụ khôi phục
lại quá khứ lịch sử. Họ căn cứ vào những tƣ liệu lịch sử, những dấu vết còn lại
của quá khứ, với năng lực nhận thức, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên
cứu để viết lịch sử quá khứ. Điều đó đã quyết định lịch sử mà họ viết ra sẽ ăn
23


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
khớp ở mức độ nhất định với lịch sử tồn tại khách quan. Còn độ ăn khớp lớn,
khoa học, cho phép các nhà nghiên cứu tiếp cận gần hơn với chân lý khách
quan.
Thứ ba là việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu trong nhận thức sự
thực lịch sử. Nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu lịch sử nói riêng
không phải là công việc tùy tiện mà đòi hỏi phải có phƣơng pháp đúng đắn.
Cùng một khối lƣợng tƣ liệu nhƣ nhau, song xử lý tƣ liệu khác nhau, phƣơng
pháp nghiên cứu khác nhau cũng sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau. Việc sử
dụng đúng đắn các phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử sẽ cho phép kết quả nghiên
cứu ít sai lệch hơn so với thực tế khách quan.
Những đặc điểm của bản thân hiện thực lịch sử có ảnh hƣởng đến nhận
thức lịch sử và việc xác định các nguyên tắc phƣơng pháp luận và phƣơng pháp
nghiên cứu.
CHƢƠNG 3. SỬ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

3.1. Đối tƣợng của khoa học lịch sử
3.1.1. Khái niệm "Lịch sử"
+ Về nguồn gốc, thuật ngữ ''Lịch sử" theo tiếng Hi Lạp (Historia) có
nghĩa là kể lại, thuật lại, ghi chép những điều đã xảy ra mà mình nghe đƣợc
hoặc đƣợc kể lại, hoặc đƣợc tham gia làm chứng. Nó cũng có nghĩa là nghiên
cứu, phỏng vấn, hỏi những ngƣời làm chứng. Theo cách hiểu của một số sử gia

Trung Quốc thì "Lịch sử" cũng có nghĩa là ''sự việc đã xảy ra'' và ''được ghi
chép lại''. Từ ý nghĩa ban đầu, ngƣời ta hiểu Lịch sử theo nhiều cách khác nhau:
Lịch sử đồng nghĩa với ''quá khứ''; Lịch sử là sự ghi chép quá khứ; Lịch sử là
câu chuyện về quá khứ; Lịch sử là tƣ liệu về quá khứ; Lịch sử là một khoa học;
Lịch sử là một môn học ở nhà trƣờng...
+ Về mặt nội dung thì chúng ta có thể thấy khái niệm "Lịch sử" chỉ tất
cả những sự kiện đã xảy ra thuộc về quá khứ, nó bao hàm cả lịch sử tự nhiên và
lịch sử xã hội (cái gì thuộc về quá khứ đều có thể gọi là lịch sử). Và ở đây,
chúng ta tìm hiểu khái niệm "Lịch sử” ở góc độ Lịch sử xã hội (khác với lịch sử
tự nhiên). Dƣới góc độ phƣơng pháp luận, ngƣời ta hiểu khái niệm Lịch sử ở ba
phƣơng diện chính sau đây:
1) Lịch sử thuộc đối tượng: là những gì đã xảy ra trong quá khứ thuộc về
xã hội loài ngƣời, là hiện thực khách quan tồn tại độc lập với ý muốn của con
ngƣời. Do đó, lịch sử ở đây với tƣ cách là đối tượng nghiên cứu của nhà sử học.
2) Lịch sử thuộc nhận thức: là sự hiểu biết của con ngƣời về những gì đã
xảy ra trong quá khứ thuộc về xã hội loài ngƣời với tƣ cách là sản phẩm của
ngƣời nghiên cứu, đƣợc truyền lại bằng văn tự, bằng lời nói, bằng những câu
24


Bài giảng Phương pháp luận sử học – Giảng viên: Lại Thị Hương
chuyện dân gian, bằng dấu vết... Do vậy, lịch sử ở đây chính là lịch sử được chủ
thể nhận thức tái tạo lại.
3) Lịch sử là một môn học, một khoa học chuyên nghiên cứu về quá khứ
xã hội loài ngƣời để phát hiện ra bản chất, quy luật vận động của nó nhằm phục
vụ cho cuộc sống hiện tại và đoán định tƣơng lai.
+ Xét về quá trình phát triển, Sử học là khoa học về lịch sử xã hội loài
người. Điều đó cho chúng ta thấy khi lịch sử trở thành một khoa học thì mới có
tên gọi sử học và lịch sử thuộc sử học là lịch sử đã đƣợc nhận thức. Nếu Lịch sử
có từ khi xuất hiện loài ngƣời và có xã hội loài ngƣời (cách đây khoảng 4 triệu

năm) thì Sử học ra đời cách đây khoảng 2,5 nghìn năm (TK V TCN) và trở
thành một khoa học chân chính từ khi chủ nghĩa Mác ra đời (cuối TK XIX). Khi
lịch sử trở thành một khoa học tức là nó đã có đối tƣợng nghiên cứu cụ thể, có
chức năng, nhiệm vụ, phƣơng pháp nghiên cứu riêng.
+ Trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử, chúng ta còn có khái
niệm Lịch sử thế giới và Lịch sử dân tộc.
- Lịch sử thế giới là toàn bộ xã hội loài ngƣời từ lúc xuất hiện đến nay
theo chiều đi lên từ thấp đến cao. Vì vậy, lịch sử thế giới là lịch sử của cả loài
ngƣời, của tất cả các dân tộc. Đối tƣợng nghiên cứu của nó không giới hạn ở
một nền văn minh nào hay một quốc gia nào. Trong thực tế, các dân tộc đều có
những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của xã hội loài ngƣời. Tuy
nhiên, sự phát triển của lịch sử loài ngƣời không đơn giản mà ngƣợc lại nó rất
phức tạp, đầy mâu thuẫn và không đồng đều giữa các dân tộc.
- Lịch sử dân tộc chỉ dân tộc ta từ nguồn gốc đến nay, với tất cả các chế
độ xã hội và muôn vàn sự kiện khác nhau (ở góc độ nào đó có thể coi là lịch sử
của một dân tộc nào đó). Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của tất cả các dân
tộc anh em sống trên đất nƣớc này, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử dân tộc có quan hệ chặt chẽ với lịch sử thế giới, thể hiện những quy luật
chung của sự phát triển song cũng mang tính đặc thù. Do vậy khi nghiên cứu
lịch sử dân tộc, chúng ta không nên tách biệt mà phải đặt nó trong bối cảnh
chung của lịch sử thế giới để hiểu về nó một cách sâu sắc hơn.
* Đối tƣợng của sử học theo quan điểm của sử gia kỳ cổ đại và phong
kiến
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, những quan niệm về đối tƣợng sử học
khác hẳn với nhận thức lịch sử của con ngƣời thời kỳ nguyên thủy. Mọi sự việc,
hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu của con ngƣời thời cổ đại đều phụ thuộc vào quan
niệm nhận thức của giai cấp thống trị (chủ nô). Nó đƣợc thể hiện trong các loại
biên niên sử, tiểu sử, tự truyện, biện luận lịch sử ở các nƣớc cổ đại phƣơng
25



×