Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

BÀI GIẢNG văn học VIỆT NAM từ năm 1945 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI GIẢNG
GIÁO
TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Dành cho sinh viên CĐ Sư phạm Văn – Sử

TÁC GIẢ: LƯƠNG HỒNG VĂN
Năm: 2016


MỤC LỤC
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 1975 ........................................................................................................................... 2
1.1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI LỊCH SỬ MỚI CỦA NỀN VĂN HỌC
VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ....................................... 3
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NỀN VĂN HỌC, GIAI ĐOẠN 1945
- 1975 ..................................................................................................................... 6
1.3. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN
HỌC VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ..................... 16
CHƯƠNG II THƠ 1945 - 1975 .............................................................................. 28
2.1 CÁC CHẶNG ĐỜNG THƠ TỪ 1945 ĐẾN 1975. ....................................... 28
2.2 Những đặc điểm ............................................................................................ 37
2.3. Thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (1965 - 1975) .............................. 41
2.2 NHỮNG KHUYNH HỚNG CHÍNH TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THƠ
GIAI ĐOẠN 1945 - 1975.................................................................................... 48
CHƯƠNG III VĂN XUÔI 1945. 1975 ................................................................... 55


3.1 CÁC CHẶNG ĐỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN XUÔI 1945 ĐẾN 1975. 55
3.2 DIỆN MẠO VÀ THÀNH TỰU CỦA CÁC THỂ VĂN XUÔI 1945 - 1975.
............................................................................................................................. 70
CHƯƠNG IV KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 ........................ 74
4.1 Những chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử- xã hội ....................................... 74
4.2 NHÌN CHUNG VỀ TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC TỪ SAU
1975 ..................................................................................................................... 76
4.3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU
1975 ĐẾN NAY .................................................................................................. 81
CHƯƠNG V VĂN XUÔI SAU 1975 ..................................................................... 85
5.1 Văn xuôi từ năm 1975 - 1985 (chủ yếu tiểu thuyết) ..................................... 85
5.2 Văn xuôi từ 1986- nay ................................................................................... 86
CHƯƠNG VI THƠ VIỆT NAM SAU 1975 ĐẾN NAY- ...................................... 91
6.1 Các chặng đường phát triển........................................................................... 91
6.2 Các khuynh hướng nổi bật ............................................................................ 94
6.3 Sự biến đổi về thể loại ................................................................................... 97
6.4. Những động hình ngôn ngữ mới trong thơ .................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 102

1


LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo ngành Cao đẳng Văn – Sử phần văn học Việt
Nam hiện đại được bố trí thành 2 học phần: Văn học Việt Nam hiện đại I (từ đầu
thế kỷ XX đến năm 1945) và Văn học Việt Nam hiện đại II (từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945). Giáo trình này được biên soạn theo chương trình phần II.
Văn học sau năm 1945, đây là một thời kỳ văn học diễn ra nhiều biến đổi ở
nhiều bình diện khác nhau tren một bối cảnh lịch sử đầy biến động. Đây là một
thời kỳ mới của nền văn học dân tộc với hai giai đoạn chính: từ năm 1945 đến

1975 và sau năm 1975.
Trong qua trình biên soạn, tác giả đã theo sát chương trình môn học do
Trường Đại học Quảng Bình ban hành. Những vấn đề cơ bản nhất được trình bày ở
dạng khái quát, tinh giản cho phù hợp với tính chất của một giáo trình đại cương.
Do khả năng còn có hạn cho nên khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
đồng nghiệp và các bạn sinh viên góp ý để tác giả sửa chữa nâng cao chất lượng
trong lần soạn sau.

2


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 - 1975
Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở ra trên đất nớc ta một thời kỳ lịch sử
mới: Thời kỳ độc lập tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự kiện lịch sử
ấy, một nền văn học mới ra đời.
Giai đoạn phát triển đầu tiên của nó với những đặc điểm riêng, những quy luật
riêng, những thành tựu riêng, đã kết thúc vào năm 1975 cùng với cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc kéo dài đúng ba thập kỷ.
Từ 1975 đến nay, nền văn học đã bước sáng một giai đoạn mới trên một đất nớc
hòa bình, thống nhất. Tất nhiên nó sẽ mang những đặc điểm mới và phát triển theo
những quy luật mới.
Tuy nhiên, nền văn học từ bấy đến nay chỉ mới đang mở ra theo hớng mới, những
khuynh hướng sáng tác cha định hình thật rõ nét, cha có những thành tựu có ý
nghĩa cắm mốc. Vả lại, thời gian cũng cha cho phép lùi xa (công cuộc đổi mới đất
nớc và văn học chỉ mới thật sự bắt đầu từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI - 1986) để
có thể có cái nhìn tổng kết và những nhận định chắc chắn.
1.1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI LỊCH SỬ MỚI CỦA NỀN VĂN HỌC
VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
1.1.1 Sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng cộng sản.

Xuất phát từ quan niệm văn học nghệ thuật là vũ khí đấu tranh cách mạng,
ngay từ 1943. Đảng đã công bố bản Đề cương về văn hóa Việt Nam, phác thảo cơng lĩnh đầu tiên về văn hóa văn nghệ, đồng thời tập hợp một số văn nghệ sĩ tiến
bộ vào Hội văn hóa cứu quốc.
Bản Đề cương ghi rõ “Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng
sản Đông Dơng lãnh đạo”, và nêu lên ba nguyên tắc vận động văn hóa mới: dân
tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa. Đến tháng 6 năm 1945, trong không khí
chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Hội văn hóa cứu quốc quyết định xuất bản tờ Tiền tuyến
(sau đổi là Tiền phong), “Cơ quan vận động tân văn hóa”. Hoạt động xung quanh
tờ báo này là những hội viên đầu tiên của văn hóa cứu quốc: Học Phi, Như Phong,
Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Thép
Mới… Từ lực lợng nòng cốt này, Hội sẽ mở rộng cánh cửa để thu hút đông đảo
văn nghệ sĩ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám. Sự lãnh đạo của Đảng
đã chấm dứt tình trạng phân hóa phức tạp của nền văn học nớc ta dới ách thực dân.
Nhìn chung, trong thời Pháp thuộc, nền văn học trớc ta luôn luôn phân hóa thành
hai bộ phận tồn tài song song, phân biệt với nhau bởi thái độ chính trị của những
ngời cầm bút đối với chế độ thực dân: trực tiếp chống Pháp và không trực tiếp
chống Pháp. Bộ phận chống Pháp, hay bộ phận văn học cách mạng nói chung
thuần nhất, đặc biệt là từ khi trở thành tiếng nói của giai cấp vô sản cách mạng.
Nhng bộ phận thứ hai - hoạt động hợp pháp - bao gồm nhiều xu hớng khác nhau,
có khi đối lập với nhau, một mặt phản ánh sự thức tỉnh ý thức cá nhân của giới
nghệ sĩ, mặt khác phản ánh sự phân hóa về t tởng và tâm lý cũng nh về quan điểm
thẩm mỹ của những cây bút t sản, tiểu t sản, tùy theo những diễn biến của cuộc
đụng độ quyết liệt giữa hai lực lợng cách mạng và phản cách mạng. Tình trạng đó
3


đợc đẩy đến mức độ có thể gọi là hết sức hỗ loạn trong những năm cuối cùng của
chế độ thuộc địa dới ách hai tên đế quốc Pháp và Nhật (1940 - 1945).
Từ sau Cách mạng Tháng tám, chúng ta có một nền văn học hoàn toàn thống nhất:
thống nhất về t tởng, tổng nhất về tổ chức, thống nhất về phơng pháp sáng tác,

thống nhất về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. Sự thống nhất này
có cả một quá trình từ thấp đến cao, từ nông đến sâu, và không phải không có lúc
trải qua những diễn biến phức tạp, nhất là khi cách mạng chuyển từ giai đoạn này
sang giai đoạn khác với những yêu cầu chính trị mới, hoặc khi xuất hiện những
biến động chính trị nào đấy, những luồng t tởng nào đấy, trong nớc hay ngoài nớc,
đặc biệt là trong phe xã hội chủ nghĩa, dội mạnh vào đời sống văn học nớc ta.
Trong hoạt động văn nghệ, cố nhiên vấn đề xác định lập trờng t tởng là quan trọng
nhất. Ngay từ 1948, bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của
Trờng Chinh đọc lại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ hai đã xác định rõ: Văn
học nghệ thuật của nớc Việt Nam mới phải “Về xã hội, lấy giai cấp công nhân làm
gốc. Về chính trị, lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội làm
gốc. Về t tởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm gốc. Về
sáng tác văn nghệ, lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa làm gốc”.
Đuờng lối chiến lợc là nh vậy, nhng ở mỗi giai đoạn cách mạng, yêu cầu cụ thể đặt
ra cho văn nghệ sĩ lại có mức độ khác nhau. Chẳng hạn, sau Cách mạng tháng Tám
và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng chỉ nhấn mạnh lập trờng dân tộc, dân
chủ nhân dân, lập trờng kháng chiến và yêu cầu văn nghệ sĩ sáng tác phục vụ cuộc
chiến đấu theo ba phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng. Nhng từ khi miền
Bắc đợc giải phóng, bớc vào công cuộc xây dựng chue nghĩa xã hội, thì yêu cầu
đối với ngời cầm bút lại phải đặt cao hơn: Yêu nớc lại phải gắn với yêu chủ nghĩa
xã hội, tác phẩm phải đạt tới tính Đảng và phải đợc sáng tác theo phơng pháp hiện
thực xã hội chủ nghĩa…
Để đạt tới sự thống nhất nói trên, Đảng đặt biệt quan tâm tới việc rèn luyện, bồi dỡng t tởng cho văn nghệ sĩ thông qua những cuộc đấu tranh tư tưởng, những cuộc
học tập chỉnh huấn và những đợt đi thực tế để “Cách mạng hóa tư tưởng, quần
chúng hóa sinh hoat”. Và cứ sau mỗi đợt đi thực tế nh thế, nền văn học thờng gặt
hái đợc một loạt tác phẩm mới.
1.1.2. Cuộc chuyển dịch lớn về môi trường hoạt động của văn học nghệ thuật.
Một nguyên tắc sinh tử của văn học nghệ thuật là quan hệ của nó đối với đời
sống hiện thực. Nhng có hiện thực lớn và hiện thực nhỏ, có đời sống lớn và đời
sống nhỏ hẹp. Một cây bút đợc vào môi trờng nào của đời sống xã hội, điều ấy có ý

nghĩa rất lớn quan trọng đối với tiền đồ và tầm cỡ của nó. Ông cha ta ngày xa từng
phân biệt hai thứ văn nh hai cách trồng cây: “Một bên thì mở rộng cho cây hàng
trăm mẫu ruộng, tới cho cây bằng nớc sông Giang, sông Hoài, mong cho thân cây
cao hàng trăm trợng (…). Một bên thì thả cho cây một nửa sọt đất, tới cho cây bằng
nớc vũng, nớc khe. Mong cho thân cây cao vừa gang tấc”.
Trong lịch sử nớc ta thời trớc từng nổi lên những cơn bão táp dữ dội làm “thay đổi
sơn hà”, cuốn dứt những “tấm thân chiếc lá” từ lầu son gác tía ném mạnh xuống
cuộc sống bình dân. Đấy là những cơ hội khiến cho một số văn nhân tài tử bỗng
thay đổi hẳn môi trờng sống và viết, nhiều khi ngoài ý muốn của mình.

4


Trong những tình huống ấy, nếu như cuối cùng họ chịu được thủy thổ mới, tiêu
hóa được những dỡng chất mới, thì đấy là những trờng hợp mà thứ văn của bồn
hoa chậu cảnh có thể trở thành cây cao bóng cả có khi che rợp cả một thời đại.
Trường hợp của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du là như thế.
Nhng những cơn bão táp lịch sử trớc 1945 cha lần nào thay đổi đợc hẳn cơ cấu xã
hội dựa trên áp bức bóc lột nhân dân lao động. Vì thế nó chỉ có thể, một cách ngẫu
nhiên, làm chuyển dịch môi trờng sống của một số cây bút quý tộc nào đấy mà
thôi.
Cuộc Cách mạng tháng Tám, đảo lộn xã hội tận gốc, lại có nhờ sự lãnh đạo của
Đảng, đã tạo ra một cuộc chuyển dịch lớn về môi trờng sống và viết, không phải
của dăm bẩy văn nghệ sĩ, mà hàng loạt nhà văn, nhà thơ từ môi trờng quẩn quảnh
chật hẹp của tầng lớp t sản, tiểu t sản thành thị. Xuân Diệu gọi là cái “Ao Đời” đìu
hưu phẳng lặng - đến cuộc sống bát ngát và sôi động của hàng triệu nhân dân lao
động. Có nghĩa không phải dăm ba cây, mà cả một vờn cây kiểng văn chơng đợc
bứng trồng ra một vùng đất mới bao la…
Nhớ lại những ngày Cách mạng tháng Tám và thời gian đầu kháng chiến chống
Pháp, cuộc “Chuyển dịch môi trờng” của các nhà văn diễn ra thật náo nhiệt và

đông vui biết bao ! Trừ một số trờng hợp cá biệt, hầu hết mọi cây bút đều hăng hái
từ bỏ môi trờng chật hẹp để hòa mình vào đời sống đại chúng. Nguyễn Huy Tởng
trên đờng từ Hà Nội lên chiến khu, cảm thấy những ngày cuốn quanh ở thành thị
mấy lâu nay của mình là đáng xấu hổ, là “Sống một cuộc đời khốn nạn, không biết
đến sự đổi thay”. Hoài Thanh từ Huế ra Bắc, tắm mình trong cái khí thế bừng bừng
sôi sục mà ông gọi là “Dân khí miền Trung”, tự thấy mình đã là nạn nhân và cũng
là tội nhân của thời đại cái tôi nhỏ bé tầm thờng:
“Trong bầu không khí mới của giang sơn (…) chúng tôi thấy rằng đời sống riêng
của cá nhân không có nghĩa gì trong đời sống bao la của đoàn thể”. Riêng Nguyễn
Tuân thì từ xa đã luôn luôn nói đến chuyện lên đờng. Nhng hồi ấy, Nguyễn lên đờng đâu phải để đi vào đời sống lớn của đất nớc, của nhân dân. Đó chẳng qua
những cuộc xê dịch ( phần lớn bằng tởng tởng) để mình lại tìm mình “ Ngoài cái
sống bên trong của mình, không còn biết gì khác nữa của ngoại cảnh”. Nhng giờ
đây là một Nguyễn Tuân khác, quyết “lột xác” để toàn tâm đi theo cách mạng và
kháng chiến. Con đờng gian khổ nhng ông gọi là
“ Đờng vui”. Vui vì đất nớc đã đợc độc lập tự do. Vui vì đi cùng nhân dân, cùng
đoàn thể. Vui vì đi công tác, nghĩa là thấy mình có ích cho đời. Vui nhất là đi giữa
biển ngời bao la mà tất cả bỗng trở thành đồng chí, cùng chia sẽ với nhau với tình
cảm lớn, những ý nghĩa lớn, những lo âu lớn, những ớc mơ lớn, cùng hắm hở bắt
tay vào những hành động lớn vì Tổ quốc, vì nhân dân…
1.1.3. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài trong 30
năm
Ngày 19/8/1945, cách mạng vừa giành đợc chính quyền, ngày 2/9, Chủ tịch
Hồ Chí Minh vừa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vờn hoa Ba Đình, thì chỉ ba tuần
lễ sau (ngày 23/9) giặc Pháp nấp sau lng quân đội Anh vào giải pháp hàng binh
nhật, đã đánh chiếm Sài Gòn rồi mở rộng chiến sự ra các tỉnh Nam bộ và cả một
vài tỉnh Nam Trung bộ.

5



Nh vậy là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nếu tính từ Nam bộ thì đã diễn ra
ngay sau cuộc cách mạng tháng Tám.
Hồi ấy từ Trung bộ đến Bắc bộ nổi lên một phong trào Nam tiến rầm rộ. Thanh
niên nam nữ tự trang bị quân trang vũ khí, nô nức xung vào những đoàn quân Nam
tiến đánh Pháp. Nam Cao viết: “Cả dân tộc đã dồn cả vào một con đờng: ấy là con
đờng ra mặt trận, con đờng cứu nớc. Con đờng vào nam…”(2).
Cho nên không phải đợi đến ngày toàn quốc kháng chiến (19/2/1946), đất nớc này
mới sống trong không khí chiến tranh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc nớc ta đợc giải phóng, bớc vào công
cuộc khôi phục kinh tế và xã hội chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy, nửa nớc vẫn nằm
trong tay giặc. Vì thế, không thể có hòa bình thật sự trong lòng ngời dân miền Bắc.
Thơ Tố Hữu đã nói rõ tâm trạng ấy:
Có thể nào yên ? Miền Nam ơi máu chảy
Tám năm rồi. Sáng dậy, giữa bình minh
Tim lại đau, nhức nhối nửa thân mình…
Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ lại trắng trợn đa không quân ra đánh phá miền Bắc.
Thế là không còn phân biệt hậu phơng hay tiền tuyến, cả nớc đứng dậy trực tiếp
đánh Mỹ cho đến thắng lợi hoàn toàn.
Chiến tranh không thể xem là một hoàn cảnh bình thờng của một đất nớc, nhất lại
là cuộc chống chọi của một dân tộc nghèo nàn, lạc hậu, vừa thoát khỏi ách nô lệ 80
năm, với những kẻ thù bào loại lớn nhất, hùng mạnh và tàn bạo tất nhiên đã tác
động sâu sắc, mạnh mẽ tới toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của dân tộc,
trong đó có văn học nghệ thuật.
Không thể hiểu đợc những đặc điểm của nền văn học mới, trớc hết, trong giai đoạn
đầu của nó (1945 - 1975), nếu không đặt nó vào điều kiện xã hội - lịch sử nói trên.
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NỀN VĂN HỌC, GIAI ĐOẠN 1945
- 1975
1.2.1. Một giai đoạn văn học tập trung thực hiện nhiệm vụ phục vụ chính trị,
cỗ vũ chiến đấu.
Cách mạng tháng Tám thành công, chấm dứt hơn 80 năm nô lệ. Còn có niềm

sung sớng nào hơn đối với ngời dân Việt lúc bấy giờ là đợc nói to lên lòng yêu nớc
của mình bằng ngôn từ và hành động. Cả nớc bị cuốn hút vào một không khí chính
trị sôi nổi, hào hứng. Mít tinh. Biểu tình. Họp đoàn thể. Tập tự vệ. Chào cờ đỏ sao
vàng. Hát ‘Tiến quân ca”, “Diệt phát xít”. Nơi hấp dẫn nhất là phòng thông tin của
khu phố, thị trấn, của huyện, của xã. Ngời ta đến để nghe tin tức thời sự trong Nam
ngoài Bắc. Con ngời hâm mộ nhất là ngời ở chiến khu về, là cán bộ Việt Minh,
chiến sĩ giải phòng quân… và sau này anh bộ đội cụ Hồ… Ngôn từ chính trị lúc
bấy giờ không hề khô khan, trái lại là đẹp và sáng nhất, đầy chât thơ. Trớc cách
mạng tháng tám, ngời ta gọi nhau là ông, là bà, là anh, là chị. Sau cách mạng, ngời
ta gọi nhau là đồng bào, đồng chí. Hai tiếng đồng chí đã tạo nên biết bao vần thơ
từng lay động sâu sắc tâm hồn ta. Bởi vì đó đâu phải là những danh từ trừu tợng.
Đó là niềm giao cảm vĩ đại của cả một dân tộc trong tình Tổ quốc thiêng liêng,
trong niềm kiêu hãnh của những ngời đã làm chủ đất nớc, có trong đầu lý tởng
cách mạng - những con ngời mới của thời đại mới.
6


Lòng yêu nớc, tinh thần dân tộc là truyền thống tinh thần vĩ đại nhất của dân tộc
Việt Nam, nói nh Hồ Chủ Tịch, là thứ của quý, mấy lâu nay phải “cất giấu kín đáo
trong rương, trong hòm”, nay nhờ Cách mạng đợc đem ta “trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê”.
Lòng yêu nớc, tinh thần dân tộc, vì thế, là cái huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của
mỗi ngời Việt Nam. Cách mạng ngày càng làm cho nó nhạy bén hơn bao giờ hết.
Vậy mà, liền ngay sau những ngày vui tháng Tám, giặc Pháp đã thô bạo đâm mạnh
vào cái huyệt thần kinh ấy. Ta hiểu vì sao cả nớc bật cả dậy, sẵn sàng tự tay đốt
nhà, phá nhà để “tiêu thổ kháng chiến”, còn ở những nơi giặc cha đánh tới thì tự
nguyện hiến cho cách mạng làm nơi trú quân, nơi đóng cơ quan Nhà nớc hoặc đón
đồng bào “ tản c cũng là yêu nớc” từ cách thành thị tới…. Thanh niên nam nữ thì
tình nguyện vào bộ đội, vào du kích, đi thanh niên xung phong…sẵn sàng hiến
dâng tuổi trẻ và tính mệnh cho Tổ quốc. Lợi ích cho Tổ quốc đợc đặt trên hết. Mà

lợi ích Tổ quốc trớc hết là vấn đề chủ quyền trớc hết là vấn đề chủ quyền, là chế độ
mới cần bảo vệ, là trớc hết vấn đề chủ quyền, là chế độ mới cần bảo vệ, là lợi ích
chính trị của cả cộng đồng dân tộc. Mọi lợi ích khác đều tạm thời phải gác lại, phải
hy sinh đi, trong đó có văn học nghệ thuật.
Lúc đó, Đảng đề ra cho văn nghệ sĩ phải đứng trên lập trờng kháng chiến, phairt
tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu, mọi cây bút chân chính đều thấy là hết sức
hợp lý, hợp tình, thậm chí là lẽ đơng nhiên.
Họ sẵn sàng nhập cuộc với tinh thần ấy. Nghĩa vụ công dân là cao cả nhất, là
thiêng liêng nhất.
Nói chung, nội dung tình cảm chủ yếu của thơ ca 1945 đến 1975 là những tình cảm
công dân, tình cảm chính trị: tình yêu đất nớc, tình đồng chí, tình đồng bào, tình
quân dân, tình với Đảng, với Bác Hồ, với miền Nam còn trong tay giặc hay với
miền Bắc xã hội chủ nghĩa…Những tình cảm khác không phải không đợc nói đến,
nhng đều phải đợc nâng lên cho thống nhất với tình cảm chính trị (tình yêu, tình
mẹ con, tình vợ chồng, tình bạn… đều phải nâng lên thành tình đồng chí), đều đợc
phán xét, đánh giá theo tiêu chuẩn chính trị, đều đều phải có tác dụng tô đậm
nguồn thơ lớn nuôi dỡng nền thi ca Việt Nam suốt ba thập kỷ mà Tố Hữu là lá cờ
đầu.
Con ngời trong đời sống cũng nh trong văn chơng đều đợc nhìn nhận và đánh giá
chủ yếu ở phẩm chất chính trị. Trớc hết phải xác định là ta hay địch, bạn hay thù.
Nếu là ta thì trình độ giác ngộ chính trị đến mức nào. Ngời anh hùng hay con ngời
mới có nghĩa là giác ngộ lý tởng chính trị ở mức cao nhất. Trong truyện ngắn, tiểu
thuyết, có một hình tợng trở thành một mô - tuýp phổ biến: nhân vật “ngời Đảng”
(A Châu trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh Quyết trong Rừng xà nu của
Nguyên Ngọc, chị Ba Dơng trong Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức
Ái…), đó là nhân vật cần thiết phải có mặt để nâng sự giác ngộ chính trị của ngời
anh hùng lên trình độ cao nhất…
Trong phê bình văn học thì tiêu chuẩn chính trị muốn trở thành tiêu chuẩn giá trị
cao nhất, nhiều nhà phê bình coi t tởng chính trị nh tiêu chí hàng đầu để đánh giá
các tác phẩm văn học.

Văn học phục vụ chính trị nên quá trình vận động phát triển hoàn toàn ăn nhịp với
từng bớc đi của cách mạng theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nớc: ca ngợi
7


cách mạng và cuộc sống mới (1945 - 1946), cỗ vũ kháng chiến, theo sát từng chiến
dịch, biểu dơng kịp thời các chiến công, tuyên truyền thuế nông nghiệp, phục vụ
cải cách ruộng đất (1946 - 1954), ca ngợi thành tựu khôi phục kinh tế và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (hợp tác hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa), phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam (1954 - 1964), cỗ vũ
kháng chiến chống Mỹ của toàn quốc 1965 - 1975). Nhìn chung, Tổ quốc và chủ
nghĩa xã hội là đề tài bao quát toàn bộ nền văn học đất nớc ta từ Cách mạng tháng
Tám đến 1975.
Cố nhiên đối với một giai đoạn văn học phục vụ kháng chiến thì nhân vật trung
tâm phải là ngời chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lợng trực tiếp phục
chiến trờng: bộ đội, giải phóng quân, dân quân du kích, thanh niên xung phong,
giao liên, dân công hỏa tuyến… Đó là những con ngời đứng ở mũi nhọn nóng bỏng
nhất trong cuộc chiến đấu vì lợi ích chính trị thiêng liêng của Tổ Quốc.
1.2.2. Một giai đoạn văn học hớng về đại chúng, trớc hết là công nông binh.
Trong kháng chiến, nói về cách viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt câu hỏi “Viết
cho ai ?”, và Người trả lời: “Viết cho đại đa số công nông binh (…). Để giáo dục,
giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng”.
Cách mạng và kháng chiến phải dựa hẳn vào lực lợng công nông và trớc hết nhằm
giải phóng công nông. Cho nền văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu tất phải
hớng về công nông binh. Đây là đối tợng phản ánh, là công chúng văn học, là lực lợng sáng tác. Đó là phơng hớng cơ bản xác định nội dung và hình thức của văn học
giai đoạn 1945 - 1975.
Quan điểm văn nghệ này của Đảng cũng đợc nhà văn chấp nhận một cách đơng
nhiên. Bởi là những trí thức yêu nước, họ không hề không cảm phục nhân dân lao
động và lực lợng chủ yếu làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám và sau đó gánh cả
cuộc kháng chiến trên đôi vai lực lỡng của mình. Trong truyện Đôi mắt của Nam

Cao, văn sĩ Độ đã “ ngã ngửa người ra” nh thế trớc vai trò vĩ đại của ngời nông
dân. Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này đã đợc coi là bản tuyên ngôn nghệ
thuật chung cho cả một thế hệ cho nhà văn đi theo cách mạng. Có thể nói, giác ngộ
về vai trò vĩ đại của nhân dân lao động, “quy phục” công nông một cách hoàn toàn
tự giác và đầy vui sớng là đặc điểm tâm lý chung của giới trí thức văn nghệ sĩ yêu
nớc trớc thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và cảnh tợng hùng tráng của chiến
tranh nhân dân.
Nguyễn Tuân, con người xa nay chỉ biết quý trọng bản thân mình, nay “kính
cẩn đối với hạt thóc”. “quyến luyến đối với cây lúa”, và thấy mình chỉ nh một
ngọn cỏ, một cái lá”, bị cuốn theo chiều gió ào ạt của Cách mạng…Cho nên, được
đem nghệ thuật phục vụ chính trị, phục vụ công nông binh, dù chỉ làm “anh tuyên
truyền nhãi nhép’ (Nam Cao) nhng có ích cho kháng chiến, đấy là cả niềm vinh dự
lớn cho những Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nam Cao..Họ sẵn sàng từ
bỏ sự nghiệp văn chơng cũ nh “những đứa con hoang”, thậm chí nh những “đứa
con tội lội” để “lột xác” và làm lại cuộc đời nghệ thuật của mình. Họ hăng hái đi
thực tế chiến đấu và sản xuất, sát cánh với công nông binh để “ cách mạng hóa t tởng, quần chúng hóa sinh hoạt”.
Từ khoảng 1952, khi chủ trơng phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng
đất đợc tiến hành với những đợt chính huấn tập trung của văn nghệ sĩ về lập trờng
8


giai cấp thì tinh thần hớng về công nông lại càng sôi nổi hơn nữa. Tình giai cấp hớng về ngời nghèo khổ là tình cảm đẹp nhất, cao cả nhất. Con ngời trong sạch
nhất, đáng tin cậy nhất và vì thế cũng đáng tự hào nhất là con ngời xuất thân từ bần
cố nông và giai cấp vô sản.
T tởng nói trên, trong văn học, thờng đợc phát biểu qua các loại chủ đề, các dạng
tình huống truyện và cách cấu tạo hình tợng sau đây:
- Diễn tả trực tiếp sự thức tỉnh đầy xúc động của ngời viết về vai trò vĩ đại của
quần chúng nhân dân trong cách mạng (Đờng vô Nam, Nhật ký ở rừng của Nam
Cao, Rãnh cày nổi dậy của Mạnh Phú T, Dân khí miền Trung của Hoài Thanh, Một
bớc về Thanh của Hằng Phơng, Nhớ quê của Tô Hoài, ở chiến khu của Nguyễn

Huy Tởng…).
- Phê phán cái nhìn cố định kiến sai trái đối với quần chúng bằng cách hoặc đối lập
những nhân vật có quan điểm khác nhau và về đề cao quan điểm đúng
(Đôi mắt của Nam Cao chẳng hạn), hoặc mô tả sự chuyển biến của một nhân vật
ngời dẫn truyện nào đấy, từ chổ hiểu saui và xem thờng quần chúng, đến chỗ hiểu
đúng và khâm phục ( nhiều truyện ngắn của Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Vũ Thị
Thờng, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng, tiêu biểu nhất là Mẫn và tôi của Phan Tứ,
Mãnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Tiếng đêm của Cao Tiến Lê..).
Trực tiếp của mô tả quần chúng nh lực lợng chủ chốt của cách mạng và kháng
chiến. Cha bao giờ ngời ta thấy công nông binh nam và nữ, già và trẻ, thuộc các
nghành, các giới, các binh chủng khác nhau có mặt đông đảo nh thế trong thế giới
nghệ thuật văn cũng nh thơ trong giai đoạn văn học 1945 - 1975.
Một điểm đáng chú ý có thể xem là độc đáo của văn học kháng chiến là có thiên hớng mô mô tả hình tợng những đám đôi sôi động của công nhân, nông dân, bộ đội,
dân công… đầy khí thế và sức mạnh (Kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tởng, ký sự
của Trần Đăng, Đuốc dân công tiếp vận của Nguyễn Tuân, Xung kích, Vỡ bờ của
Nguyễn Đình Thi, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm,
Ngời ngời, lớp lớp của Trần Dần, Cửa biển của Nguyên Hồng, Bão biển của Chu
Văn, Dấu chân ngời lính của Nguyễn Minh Châu, Đêm liên hoan của Hoàng Cầm,
Nhớ của Hồng Nguyên, Bài ca vỡ đất của Hoàng Huy Thông, Ta đi tới, Hoan hô
chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu, Mặt đờng khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm,
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Đờng ra mặt trận của Chính Hữu…).
Từ sau chiến thắng của Điện Biên Phủ (1954) đặc biệt trong cao trào chống Mỹ
cứu nớc (1965 - 1975), chủ đề ca ngợi quần chúng của công nông binh thờng đợc
thể hiện tập trung ở những nhân vật có tầm khái quát lớn, kết tinh những phẩm
chất cao đẹp của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc (Rừng xà nu của Nguyên
Ngọc, Ngời mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Đất,
Hòn, Đất của Anh Đức, Sống nh Anh của Trần Đình Vân, Vùng trời của Hữu Mai,
Dấu chân ngời lính của Nguyễn Minh Châu…Sáng tháng Năm, Bác ơi! Theo chân
Bác, Ngời con gái Việt Nam, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt, Hãy nhớ lấy lời tôi…của Tố Hữu,
Ngời đi tìm hình của nớc của Chế Lan Viên, Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn,

Trờng ca Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân…).
Viết về quần chúng, không thể không gắn với công lao của cách mạng. Một chủ đề
phổ biến khác của văn học 1945 - 1975 là khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ
Cách mạng. Ấy là sự đổi đời từ thân phận nô lê trở thành ngời làm chủ, ngời tự do.
9


Ấy là sự phục sinh về tinh thần từ chỗ mê muội, thậm chí lạc đờng (do xã hội cũ
hoặc tác động của địch) đến chỗ đợc giải phóng về t tởng, đợc thanh thoát về tâm
hồn (Làng, Vợ nhặt của Kim Lân, Trai làng quyền của Nguyễn Địch Dũng, Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài, Đứa con nuôi, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Xòe của
Nguyễn Tuân, Anh Keng của Nguyễn Kiên, Bão biển của Chu Văn, tập truyện Anh
hùng chiến sĩ của nhiều tác giả v.v…).
Văn học chân chính không thể tạo ra đợc bằng sự áp đặt từ bên ngoài của một đờng
lối văn nghệ nào, cũng không thể đợc tạo ra bằng sự gắng sức của ý chí đơn thuần.
Đó là vấn đề tình cảm, cảm xúc, vấn đề cảm hứng nghệ thuật. Đờng lối văn nghệ
phục vụ chính trị, cỗ vũ chiến đấu hớng về công nông binh, do phù hợp với yêu
cầu khác quan của lịch sử và phù hợp với bản chất yêu nớc của văn nghệ sĩ, với
trình độ ý thức tâm lý của họ trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc kháng chiến,
nên đã tạo ra đợc nguồn cảm hứng nghệ thuật thực sự của những ngời cầm bút.
Đại chúng công nông binh, nh đã nói, không phải chỉ là đối tợng phản ánh, ngợi ca
và công chúng của văn học mà là còn nguồn cung cấp lực lợng sáng tác cho họ.
Đảng rất chú ý phát động phong trào văn nghệ quần chúng để từ đấy phát hiện và
bồi dỡng những cấy bút nỗi lên từ các phong trào ấy, đặt biệt là trong quân đội. Từ
Chính Hữu, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai, Xuân Cang,
Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn… đến Đỗ Chu,
Lê Lựu, Vi Hồng, Y Phơng, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu
Thỉnh… đều xuất thân nh thế.
Văn học viết cho đại chúng tất nhiên phải dễ hiểu và đợc quần chúng đông đảo a
thích. Lối viết gọi là “biểu tợng hai mặt” có ẩn dấu nhiều nghĩa hoặc nghĩa không

rõ ràng thờng bị “uốn nắn”, thậm chí bị coi là “có vấn đề” (tác phảm có tính Đảng
chủ đề phải rõ ràng) cho nên tiểu thuyết chỉ viết về hiện thực dới hình thức của bản
thân hiện thực. Truyện ngời thật, việc thật chép theo lợi tự thuật của anh hùng,
chiến sĩ thi đua, có một thời rất đợc khuyến khích và đánh giá cao(1). Thơ không
vần của Nguyễn Đình Thi bị phê phán(2). Lối văn Nguyễn Tuân vị coi là thiếu
trong sáng, Hoài Thanh phê phán hàng loạt những thứ “rơi rớt tiểu t sản” trong văn
học kháng chiến mà ông cho là không hợp với tâm hồn lành mạnh của đại chúng
công nông…(1).
Viết về đại chúng nên phải khai thác những cách thể hiện nghệ thuật quen thuộc
với đại chúng. Nhiều nhà thơ đã tìm về kho tàng văn học dân gian: Lu Trọng L,
Trần Hữu Thung, khai thác thể hát dặm Nghệ Tĩnh; Thanh Tịnh soạn những bài
đọc tấu phát huy điệu nói lối vui nhộn của hè chèo; Tố Hữu chú ý vận dụng các thể
thơ quen thuộc với đại chúng nh lục bát, song thất lục bát, thất ngôn và các thủ
pháp của dân ca…; Xuân Diệu ra sức học tập ca dao, dân ca, đề cao thơ của bần cố
nông phát hiện trong cải cách ruộng đất, thơ của công nhân, thơ “Báng súng” của
bộ đội (Ca dao kháng chiến, Vè kháng chiến Bình Trị Thiên, Ca dao”Dặn con”.
Đọc một số thơ kháng chiến của công dân, Anh Thuấn và Cố Phơng… Ông viết:
“Muốn làm đợc thơ khá, thiết tởng nên bắt đầu làm đợc ca dao khá. Vì thơ của ta
phải hay trên cơ sở quần chúng (Phê binhd giới thiệu thơ…)(2).
1.2.3. Một giai đoạn văn học chủ được sáng tác theo khuỵnh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn.

10


Trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc hướng về lý tưởng độc lập tự
do và chủ nghĩa xã hội, có thể nói cả dân tộc ta đã sống với tâm lý lãng mạn - một
chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tình thần lạc quan chiến thắng. Không có lòng yêu
nớc thiết tha và lòng tin chắc chắn ở tương lai tươi sáng thì làm sao có đủ sức
mạnh tinh thần để vượt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nề của

chiến tranh:
Củ khoai, củ sắn thay cơm
Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng
Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát
Trông trời cao mà mát tâm can…
(Tố Hữu)
Đấy là những năm tháng con ngời tuy đứng trong gian khổ tột cùng nhng tâm hồn
lại sống trong niềm vui ấm áp của tình đồng chí, đồng bào, của tình dân nghĩa
Đảng, và trong ánh sáng rực rỡ của lí tởng, của tơng lai.
Chủ nghĩa lạc quan ấy tỏ ra rất vững chãi vì có cơ sở thực tế. Bởi dân tộc ta vừa
trải qua một quá khứ vô cùng khủng khiếp. Chế độ thuộc địa của Pháp và phát xít
Nhật hết sức tàn bạo đã dẫn tới nạn đói có tính hủy diệt; giết chết hơn hai triệu ngời trong vòng ba tháng. Đảng đã phát động cuộc Cách mạng tháng Tám, cứu dân
tộc ta ra khỏi những ngày khủng khiếp đó mà nói nh Nam Cao “có lẽ đến năm
2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình”(Đôi mắt).
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tuy lực lợng địch ta hết sức chênh lệch, ta
vẫn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ,
miền Bắc đợc giải phóng, công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã
hội bớc đầu nhờ sk giúp đỡ của các nớc xã hội chue nghĩa, quả có làm cho đất nớc
thay da đổi thịt.
Ngày xa nhà tranh vách đất là hình ảnh tiêu biểu của làng quê ta:
Mái tranh ơi hỡi mái tranh
Trải bao mưa nắng mà thành quê hương.
(Trần Đăng Khoa).
Giờ đây khắp nơi mọc lên nhà gạch (gọi là phong trào “ngói hóa”), tạo nên tứ thơ
đầy tinh thần lãng mạn của Xuân Diệu: Ngói mới. Không phải ngẩu nhiên mà Huy
Cận, vốn xa là một hồn thơ ảo não nhất của phong trào “Thơ mới”, nay nhìn đâu
cũng thấy Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nỡ hoa, Bài thơ cuộc đời… Còn ở Chế Lan
Viên, ánh sáng và phù sa là hình ảnh đất nớc mà cũng là hình ảnh tâm hồn nhà thơ
đực hồi sinh và thanh xuân hóa…
Nhìn sang các nớc bạn như: Liên Xô hay Trung Quốc … thì thấy thật đúng là

những thiên đường đối với một đất nớc còn quá đỗi nghèo nàn và lạc hậu nh đất nớc ta. Đó là chủ nghĩa xã hội, tương lại chắc chắn sẽ thành hiện thực trên đất nước
mình. (Với Lênin, Đờng sang nước bạn của Tố Hữu, Lại thấy thần tiên, Đất nở
hoa, của Huy cận, Năm mơi năm Liên bang Xô viết của Xuân Diệu…
Nhìn thực tế dới ánh sáng của một tơng lai như thế, tự nhiên thấy thực tế đẹp hơn,
sáng hơn gấp ngàn lần:
Năm năm với bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều….
11


Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mợt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
Màu áo mới nâu nắng chói
Mái trừơng tươi roi rói ngỏi son
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao
Núi rừng có điện thay sao
Nông thôn có máy làm trâu thay ngời….
Phải nói rằng những điều Tố Hữu diễn tả đều là sự thật cả. Có điều sự thật ấy đã đợc nhân lên với kích thớc cao rộng, bát ngát của tơng lai mà nhà thơ gọi là “gió
ngày mai” và “hồn thời đại”. Và chủ nghĩa lạc quan cũng đợc nhân lên với kích thớc ấy:
Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm.
Mà cuộc sống đã tng bừng ngày hội
(Tố Hữu)
Muôn trùm hạnh phúc dới trời xanh
Có lẽ lòng tôi cũng hóa thành Ngói mới
(Xuân Diệu)

Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ mà cả trong văn xuôi.Từ tiểu
thuyết, truyện ngắn đến bút ký, tùy bút và kịch bản sân khấu đều rất giàu chất thơ
lãng mạn. Và nhìn chung, hớng vận động của cốt truyện, của mạch văn, của số
phận nhân vật, của dòng cảm nghĩ của tác giả, hầu nh đều đi từ bóng tối ra ánh
sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại đến tơng lai đầy hứa hẹn. Niềm tin ở tơng lai và nguồn sức mạnh tin thần to lớn đã khiến dân tộc ta có thể vợt lên trên
mọi thử thách, tạo nên những chiến công phi thờng:
Bao ngời máu đã ngập lng
Dựa vào lý tưởng lại vùng đứng lên
(Lê Anh xuân)
Xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nớc
Mà lòng phơi phới dậy tơng lai
(Tố Hữu)
Tin chắc ở tơng lai và thật sự sống với tương lai, con người đi vào chiến trờng, vao
mưa bom bão đạn, vẫn vui như trẩy hội:
Những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục
(…)
Sung sớng bao nhiêu tôi là đồng đội
Của những ngời đi, vô tân hôm nay
(Chính Hữu)
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây
12


( Phạm Tiến Duật)
Ta qua sông qua suối
Ta qua núi qua đèo
Lòng ta vui nh hội
Như cờ bay gió reo

(Tố Hữu)
Tóm lại, cảm hứng lãng mạn là đặc trng của giai đoạn văn học 1945 - 1975 xét trên
nét chủ đạo của nó.
Trong giai đoạn văn học này, cảm hứng lãng mạn có sự kết hợp rất đẹp với khuynh
hớng sử thi, tạo nên những hình tợng chói lọi, những giọng điệu hào hùng, nhất là
từ cao trào chống Mỹ ( 1965 - 1975).
Cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt đã đặt mỗi ngời Việt bình thờng nhất vào tình
huống không thể không trở thành anh hùng. Và mỗi cá nhân, một cách tự nhiên,
đều cảm thấy hết sức gắn bó với cộng đồng và có ý thức nhân danh cộng đồng mà
suy nghĩ và hành động. Lúc này, những gì thuộc về cái tôi riêng đều bị xen là nhỏ
mọn, tầm thờng. Con ngời luôn đứng trớc những vấn đề có tầm cỡ lịch sử: Tổ quốc
còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ, ngục tù? Câu hỏi ấy khiến dân biết tự trọng
đều phải dẹp đi tất cả mọi lợi ích cá nhân, hy sinh tất cả, kể cả tính mệnh của mình:
Ôi Tổ quốc, ta yêu nh máu thịt
Như mẹ cha ta, nh vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
(Chế Lan Viên).
Ra đời và phát triển trong không khí lịch sử đó, văn học giai đoạn 1945 - 1975 là
văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng. Nhân vật trung tâm của nó là những con ngời đại diện cho giai cấp,
dân tộc, thời đại, những con ngời sống chết với cộng đồng và kết tinh một cách
chói lọi những phẩm chất cao quý của cộng đồng.
Tố Hữu nhìn chị Trần Thị Lý không phải là một cá nhân mà là một con ngời của
dân tộc và nhân loại, với “trái tim vĩ đại” không phải “đập cho em” mà cho “lẽ
phải trên đời, cho quê hương em, cho Tổ quốc, loài ngời”. Nhà thơ không gọi nhân
vật của mình là Trần Thị Lý mà là “ Người con gái Việt Nam”. Ấy là thời mà cái cá
nhân, cái riêng t cơ hồ mất vị trí trong cảm quan thẩm mỹ -cái thời mà Chế Lan
Viên gọi là “Những năm toàn đất nớc có một tâm hồn, có chung khuôn mặt”, và
nhà thơ cũng nhìn Tổ quốc mình không phải bằng con mắt cá nhân mà bằng “con

mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa”, nghĩa là con mắt của lịch sử dân tộc, hay nói
nh Xuân Diệu về Tố Hữu: “Con mắt của lịch sử chấp nhận đôi mắt của anh”.
Những anh Núp của Nguyên Ngọc, chị Út của Nguyễn Thi, ông Tám xẻo đước của
Anh Đức, bà mẹ đào hầm của Dơng Hơng Ly…đâu phải là những cá nhân. Đó là
Đất nước đứng lên, là những Người mẹ cầm súng, là sự vùng dậy của Đất, là sức
mạnh vô tận của Đất quê ta mênh mông… Còn Lê Anh Xuân thì hình dung anh
giải phóng quân hy sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất nh một tợng đài hùng vĩ hiện
lên trên cái nền bát ngát của không gian Tổ quốc và thời gian những thế kỷ. Ngời
chiến sĩ ấy là ai ? không cần biết. Anh không để lại tên tuổi, địa chỉ gì hết. Vì anh

13


là biểu tợng của giải phóng quân, hơn nữa là “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
”….
Các nhà lý luận thờng nói đến khoảng cách sử thì giữa nhà văn và nhân vật anh
hùng. Do khoảng cách ấy, giọng văn sử thi thờng trang nghiêm và thiên về ngợi ca
với thái độ chiêm ngỡng đầy cảm phục, và ngôn ngữ, hình ảnh sử thi thiên về vẻ
đẹp tráng lệ, hào hùng.
Ấy là hình ảnh hùng vĩ của cụ Mết trong Rừng xà nu hô vang núi rừng Tây
nguyên: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”, “Đốt lửa lên! Đốt lửa lên”.
Và cả làng Xô man ào ào rung động, lửa cháy khắp rừng…
Ấy là hình ảnh chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng “Bà Hồng ông Cống nắm tay
nhau đánh giặc mù trời”.
Ấy là hình ảnh Trần Thị Lý trong thơ Tố Hữu:
Em là ai cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông…
Ấy là hình ảnh tình yêu chiến thắng cái chết của Nguyễn Văn Trỗi trong thơ Lê

Anh Xuân:
Bốn bên cái chết bủa vây
Chẳng cây, chẳng lá, chẳng mây, chẳng trời
Mà thơm hơn cả hoa tơi
Mà xanh hơn cả da trời đã xanh
Tình yêu vào khám tử hình
Chấn song sắt cũng trổ cành đơm hoa…
Nói nh thế văn học không có nghĩa là văn học giai đoạn 1945 - 1975 hoàn toàn
không có giọng văn nào khác. Đôi lúc cũng thấy có xen vào một vài chất giọng
khác nh giọng đùa cợt, suồng sã, giọng châm biếm, mỉa mai hay bi quan, hoài
nghi..Những giọng điệu ấy nếu không ném vào nhân vật phản diện, nghĩa là dành
cho địch, thì không bao giờ chiếm u thế và thờng bị phê bình, ngăn chặn. Ngoài
những sáng tác của nhóm Nhân Văn - Giai phẩm bị lên án gay gắt, có thể kể các
tác phẩm nh: Mở hầm của Nguyễn Dậu, Sơng tan của Hoàng Tiến, Phá vây của
Phù Thăng, Đống rác cũ ( tập 1) của Nguyễn Công Hoan, Vào đời của Hà Minh
Tuấn, Cái gốc của Nguyễn Thành Long, Tình rừng, Tờ hoa của Nguyễn Tuân, Cửa
mở của Việt Phơng, Vòng trắng của Phạm Tiến Duật, Seo đất của Ngô Văn Phú
vv…
Trong giai đoạn văn học này, khuynh hớng sử thi không chỉ thể hiện ở những thể
hiện ở những thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, ký sự, truyện ký hay những bản trờng ca. Nó chi phối cả đến những bài thơ ngắn, thậm chí nhiều bài tứ tuyệt:
Chống gậy lên non xen trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.
(Hồ Chí Minh)
O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
14



Ra thế !To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu.
(Tố Hữu)
Ba đặc điểm trên đây của văn học việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 có quan hệ mất
thiết với nhau, là ba phơng diện không tách rời của gian đoạn văn học này.
Quan hệ giữa ba đặc điểm có tính tất yếu, tính quy luật. Văn học phục vụ chính trị,
cổ vũ chiến đấu, tất nhiên trớc hết nhằm tác động vào đại chúng công nông binh lực lợng quyết định của cuộc khánh chiến. Và để phản ánh, ca ngợi, cổ vũ cuộc
chiến đấu vì độc lập tự do của cộng đồng một cách tự nhiên, phải tìm đến hớng sử
thi và cảm hứng lãng mạn.
Đặc điểm thứ ba thể hiện rõ thi pháp riêng, diện mạo riêng của giai đoạn văn học,
nhng không tách rời hai đặc điểm trên mà nh hệ quả của chúng. Vả lại, ngay cả đặc
điểm một và hai đã bao hàm trong bản thân chúng không phải chỉ có khuynh hớng
t tởng mà còn là khuynh hớng thẩm mỹ và quan niệm nghệ thuật nữa.
Và cả ba đặc điểm, xét đến cùng, đều bắt nguồn từ đờng lối văn nghệ của Đảng
trong hoàn cảnh đặc biệt của ba mơi năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
Ba đặc điểm nói trên đã giúp phân biệt giai đoạn văn học (1945 - 1975) với các
giai đoạn trớc và sau nó.
Ngày 30 - 4 - 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kiến thúc thắng lợi, đất nớc
hoàn toàn giải phóng. Lịch sử bớc sang một kỷ nguyên mới: hòa bình, độc lập, tự
do trên toàn cõi Việt Nam thống nhất.
Hoàn cảnh đất nớc thay đổi, nền văn học tất cũng phải đổi thay. Nhng sự vận động
của lịch sử vẫn có quán tính của nó - lịch sử xã hội là thế. Lịch sử t tởng, lịch sử
văn học nghệ thuật lại càng nh thế. Cho nên phải đợi đến một thập kỷ sau ngày
toàn thắng, với Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đất nớc ta mới thật
sự bớc vào công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó có văn học
nghệ thuật.
Văn học nghệ thuật là một hình thái t tởng đặc thù. Sau 1975, nhất là từ sau Đại
hội Đảng lần thứ VI, trên đất nớc ta xuất hiện những đổi thay lớn có tác động mạnh
mẽ tới sự đổi mới t tởng của toàn xã hội, trong đó có tầng lớp nhạy cảm nhất là văn
nghệ sĩ.

Đất nớc thoát khỏi chiến tranh, trở lại sinh hoạt thời bình, từ hoàn cảnh sống không
bình thờng trở về cuộc sống bình thờng.Trong hoàn cảnh mới này, con ngời đợc
quền sống với nhiều nhu cầu phong phú và phức tạp về vật chất và tinh thần. Quan
hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hởng thụ, giữa đời công và đời t,
giữa cái chung và cái riêng…., so với thời chiến, tất nhiên phải đổi khác.
Chế độ bao cấp về sản xuất và phân phối đợc bãi bỏ. Cơ cấu kinh tế xây dựng trên
năm thành phần, trong đó có kinh tế t nhân. Chủ nghĩa bình quân bị phê phán. Ngời có chí làm giàu chính đáng đợc khuyến khích. Đất nớc mở cửa, tiếp nhận giao lu
với tất cả các nớc thuộc chế độ chính trị khác nhau về kinh tế, chính trị, văn
hóa….Nền dân chủ đợc mở rộng. Giới văn nghệ sĩ, nhờ thế, có sự thức tỉnh mạnh
mẽ về sâu sắc về ý thức cá nhân. Mọi cây bút, mọi cái đầu đều muốn có những suy
nghĩ riêng, t tởng riêng, tìm tòi riêng để có thể tham gia tích cực vào cuộc sống nh
những sinh thể t duy (être pensant) chứ không phải là những con ngời thụ động.

15


Trên cơ sở những chuyển biến t tởng ấy, nhiều khuynh hớng văn học mới hình
thành. Ngời ta nhìn nhận lại nhiều giá trị cũ, muốn đo đạc lại bằng những tiêu chí
mới. Ngời ta bàn bạc lại một số chân lý của thời qua:
Sau hơn mời năm đổi mới, nền văn học đã gặt hái đợc một số thành tựu, nhất là
trong văn xuôi. Nhng sự đánh giá cha nhất trí. ở đây sự phân hóa về quan điểm
diễn ra nhiều khi dữ dội, quyết liệt chung quanh cách hiểu và đánh giá một số hiện
tợng văn học.
1.3. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN
HỌC VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
1.3.1 Điểm qua các chặng đờng lịch sử của văn học từ sau Cách mạng tháng
Tám 1945.
1.3.1.1. 1945 - 1946: Văn học trong những ngày hội lớn của Cách mạng
a. Cách mạng đúng là ngày hội lớn của quần chúng. Ngày nay phải độc lại những
ghi chép của những ngời trong cuộc mới hình dung đợc cái không khí vui sớng đặc

biệt của mọi tầng lớp nhân dân ta khi đất nớc vừa giành đợc độc lập.
Tiêu biểu cho nền độc lập là lá cờ đỏ sao vàng. Khắp nơi mọc lên cờ Tổ quốc. Sớng nhất, tự hào nhất là đợc chào cờ mỗi ngày. Đây là một đoạn ghi chép về một
buổi sáng ở thị xã Thanh Hóa:
“Sáng 29, tôi sắp sửa ra đi, bỗng nhiên một hồi còi vang động, tôi cha hiểu là còi
gì thì đã thấy mọi ngời cung kính giơ nắm tay chào, trong nhà cũng nh ngoài phố,
già trẻ, giai gái quay về phía cột cờ, nét mặt nghiêm trang và đầy tin tởng”.
Và đây là một buổi lễ chào cờ trên đồng nớc lụt: “Mỗi làng đã nhận đợc tờ giấy
mời tất cả các giới tới phủ để dự lễ chào cờ. Riêng tôi, tôi đoán trớc rằng số ngời
tới dự sẽ không đợc là bao. Một ngày nớc dâng cao ngập nền nhà, ngời ta còn mê
mải xúc thóc quây lên giờng, lên sập thì mấy ngời nghĩ tới các việc nhà họ có thể
cho là xà xỉ (…). Nhng tôi đã nhầm. Trên mặt nớc thẳng băng liên tiếp từ miền này
sang miền khác mà trong đó các làng mạc chỉ còn là những chòm đảo xanh um,
không biết bao nhiêu là những con thuyền quay mũi về một hớng. Thuyền lớn,
thuyền nhỏ chen chúc nhau, chiếc nào cũng rằm tới cạp vì chồng chất toàn ngời
(…). Phía mũi mỗi thuyền, một lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Cờ lớn, cờ nhỏ
khuôn mẫu cha nhất định, tng bừng tô điểm cho cả một bầu trời”.
Phải đặt mình trong không khí ấy mới hiểu đợc niềm vui đến cuống nhiệt của Tố
Hữu trong những ngày Huế tháng Tám:
Gió gió ơi ! Hãy làm giông làm tố
Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tơi
Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơn!.
Ta ngã vật trong dòng ngời cuộn thác.
Mới hiểu đợc vì sao Vũ Hoàng Chơng có thể sáng tạo đợc hình ảnh lá cờ rực sáng
nh thế trên bầu trời Hà Nội:
Rực rỡ sao vàng hoa vĩ đại
Năm cánh xèo trên năm cửa ô
Và Xuân Diệu viết cả một bản trờng ca sôi nổi về ngọn Quốc kỳ.
Trong những ngày này, mọi trái tim, khối óc đều bị hút cả về một phía: Tổ quốc,
dân tộc, nhân dân, đoàn thể, tình đồng chí, nghĩa đồng bào….Trong tâm trạng ấy
16



mọi cái gì thuộc về đời t, về gia đình đều bị coi là nhỏ mọn, là lạc hậu…Nhân cái
Tết đầu tiên của nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Xuân Diệu viết bài ca ngợi
“Đồng bào ta đã biết khuynh hớng mạnh mẽ về đời sống toàn thể (…) đã mạnh dạn
bớc ra khỏi cái ngỡng cửa vui riêng thủ thỉ với nhà, để dự vào cái vui chung của
sự hội họp. Ngời ta đã nhẹ bớt lòng đối với cái bàn thờ Tổ tiên, để nặng thêm lòng
với bàn thờ Tổ quốc”.
Tóm lại, không khí chung của đời sống cũng nh của văn học những ngày này hết
sức tng bừng, náo nức, hồ hởi. Đúng là không khí hội hè, hội cách mạng, hội quần
chúng - tuy rằng, đời sống thực tế đầy khó khăn, nạn đói khủng khiếp còn ám ảnh,
nhiều vùng nông thôn lại lâm vào cảnh lụt lội, giặc Pháp thì đánh chiếm Nam Bộ,
bọn tàu tởng thì ùn ùn kéo vào từ biên giới phía Bắc..
b. Chủ đề bao trùm nền văn học trong buổi đầu dựng nớc này là ca ngợi Tổ quốc
độc lập và quần chúng cách mạng, ngợi ca sinh hoạt cộng đồng và đời sống mới,
bình dân học vụ, kêu gọi đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến, biểu dơng
những tấm gơng vì nớc quên nhà…Đội ngũ sáng tác là những cây bút cấp tiến nhất
mà nòng cốt là các Hội viên Hội văn hóa Cứu quốc. Vì viết văn, làm thơ lúc này trớc hết là hởng ứng cách mạng, là tham gia tuyên truyền cách mạng, là tham gia
tuyên truyền cách mạng. Ngời viết thờng dùng những thể văn ngắn gọn, phục vụ
kịp thời: thơ, truyện ngắn, bút ký, ký sự, tùy bút. Có những ghi chép để lại giá trị t
liệu rất quý (Dân khí miền Trung của Hoài Thanh, Ký sự ở chiến khu của Nguyễn
Huy Tởng, Rãnh cầy nổi dậy của Mạnh Phú T…). Xuân Diệu nổi lên nh một cây
bút đầy nhiệt huyết. Ông viết đủ loại:Thơ, bút ký, tùy bút, kịch nói, nghị luận chính
trị, phê bình văn học, văn châm biếm, thơ đã kịch…Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình
Thi, Nh Phong, Nguyễn Văn Ty…là những nhà lý luận, phê bình đầu tiên của nền
văn học mới. Các ông say mê viết những bài giải thích ba nguyên tắc vận động văn
hóa mới: dân tộc, khoa học, đại chúng, đồng thời lấy đó làm tiêu chí để tổng kết,
phê bình, đánh giá thành tựu văn học buổi đầu. (Văn nghệ với cuộc chiến đấu hiện
thời của dân tộc của Nguyễn Đình Thi, Phê bình tơng lai văn nghệ Việt Nam (Trơng Tửu) của Đặng Thai Mai, Xem kịch Bắc Sơn của Nguyễn Văn Ty…).
Hồi này, trong đời sống văn nghệ có một hiện tợng rất đặc biệt: kịch quần chúng

rất phát triển, không phải ở các Thành phố với những bản kịch chuyên nghiệp của
những Thế Lữ, Trần Huyền Trân, Sĩ Tiến… mà ở các vùng nông thôn có khi rất
hẻo lánh. Tất nhiên là kịch cơng, quần chúng tự biên tự diễn. Đề tài đả kịch chế độ
cũ, ca ngợi đời sống mới, đánh Tây, bắt Việt gian, chế giễu hủ tục, cổ vũ bình dân
học vụ….Giờ đây, kết thúc những cuộc mít tinh không phải là những đêm chèo
truyền thống mà là những đêm kịch: “Không khí nơi diễn kịch đầy ham mê nồng
nàn. Công chúng đã từng mấy giờ đồng hồ liền để hoan hô, tung hô (…). Cuộc vui
kết thúc, khi các tài tử bớc ra sân khấu đặt cao ngay góc ruộng, thì tiếng vỗ tay la
lên bồng bột mà không cần phải khêu ngòi”.
Tất nhiên kịch không có kịch bản, chẳng để lại gì trong đời sống văn học. Thực ra
đây không phải là chuyện nghệ thuật. Đây là sức hấp dẫn của cách mạng, của đời
sống mới, của sinh hoạt công cộng đối với quần chúng.
Trong giới nghệ sĩ lúc này không phải không có băn khoăn gì về vấn đề mâu thuẫn
giữa chính trị và văn nghệ, giữa tuyên truyền và nghệ thuật. Nhng tinh thần và cách
mạng, ý thức công dân át đi tất cả. Tất nhiên, nói nh Nguyễn Đình Thi, nghệ sĩ bớc
17


đầu đi theo quần chúng, cha thể “ rung động đợc cái rung động của quần chúng”,
nên trong nhiều vỡ kịch, nhiều bài hát còn phẳng phất hình ảnh chinh phu, tráng sĩ
và cha dứt đợc cái điệu “du dơng” của thời qua, lời lẽ còn “sặc mùi chi nam nhi”
của văn chơng cổ(1). Gay gắt hơn, Xuân Diệu gọi thế là “hồn thơ trung cổ”, những
“rác bẩn” cách mạng cần đào thải(2).
Cả hai phía, những điệu cũ cha rũ bỏ hết và thái độ phe phán quá tả, đều là những
bệnh ấu trĩ khó tránh khỏi trong buổi đầu của nền văn nghệ mới.
1.2. 1946 - 1954: Văn học thời kháng chiến chống Pháp.
Ngày 19 - 12 - 1946, cuộc kháng chiến chống Pháp đợc phát động trong toàn quốc.
a. Không kể những cây bút đã tham gia văn học cứu quốc từ Cách mạng tháng
Tám nay là nồng cốt của văn học kháng chiến, phần lớn giới trí thức văn nghệ sĩ từ
bỏ các thành phố địch chiếm đề ra vùng tự do.

Thực ra, nhiều ngời trong số này, lúc đầu cũng cha biết mình có thể làm đợc gì
trong hoàn cảnh chiến tranh. Nhng Đảng rất có ý thức phát huy khả năng của họ
vào hoạt động tuyên truyền kháng chiến, vì thế ngày từ đầu đã lo liên hệ, tập hợp,
tổ chức họ lại. Từ đó đã hình thành từ Bắc vào Nam nhiều trung tâm tập kết văn
nghệ sĩ. Đông đảo nhất là ở Việt Bắc: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tởng,
Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nao Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ,
Trần Đăng, Quang Dũng, Chính Hữu, Tô Ngọc Vân, Văn Cao…Thanh Nghệ Tĩnh
thì có Hải Triều, Đặng Thai Mai, Chế Lan Viên, Bùi Hiển, Lu Trọng L, Hoàng
Trung Thông, Nguyễn Văn Tý….Quảng Nam - Đà Nẵng thì có Khơng Hữu Dụng,
Tế Hanh, Nam Trân, Trinh Đờng, Nguyễn Văn Bổng, Phan Huỳnh Điểu….. Bình
Định có Quách Tấn, Yến Lan, Trần Mai Ninh, Phạm Hổ, Nguyễn Đỗ Cung….Nam
Bộ có Nguyễn Bính, Đoàn Giỏi, Phạm Anh Tài, Lu Quý Kỳ, Bảo Định Giang,
Huỳnh Văn Nghệ, Hoàng Văn Bổn, Hoàng Việt, Diệp Minh Châu…
Nói chung, đội ngũ nhà văn thời chống Pháp gồm hai loại: một là những ngời đã
sáng tác và ít nhiều đã có tên tuổi từ trớc Cách mạng tháng Tám; hai là những
thanh niên trí thức (học sinh, sinh viên) tham gia kháng chiến, rồi từ phong trào
văn nghệ quần chúng mà đợc bồi dỡng trở thành nhà văn, nhà thơ.
Tuy thuộc hai thế hệ cầm bút nhng họ đều là những trí thức tiêu t sản đợc đào tạo
từ thời pháp thuộc. Đợc huy động vào công tác tuyên truyền kháng chiến, họ rất
nhiệt tình, tự nguyện làm bất cứ việc gì miễn là có ích cho cuộc chiến đấu: viết
báo, làm vè, ca dao, diễn kịch, nói chuyện thời sự,hò hát, đọc tấu, vẽ và triển lãm
tranh tuyên truyền lu động… Với t cách ngời công dân đối với Tổ quốc, họ không
nề hà gì hết mà hoạt động tuyên truyền một cách hào hứng. Nhng với t cách nghệ
sĩ, họ có coi đấy là nghệ thuật không, thì lại là chuyện khác. Tuy nhiên đánh giặc là
chuyện không phải cãi gì cả, mọi băn khoăn, thắc mắc họ sẵn sàng xếp lại hết, tạm
thời dẹp đi hết.
b. Hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp đã đem đến cho văn học những
đặc điểm sau đây:
- Hoạt động văn nghệ đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền, thậm chí coi văn
nghệ với tuyên truyền là một. Cho nên hầu hết các nhà văn trong buổi đầu kháng

chiến đều là những ngời soạn kịch, diễn kịch, sáng tác ca dao, hò vè, làm báo địa
phơng…. Vì đấy là hình thức tuyên truyền gọn nhẹ, mau le, không đòi hỏi công

18


phu nghệ thuật gì lắm mà rất muốn hút đại chúng công nông binh hồi ấy trình độ
văn hóa còn thấp kém, thậm chí mù chữ.
Trong quá trình phục vụ quần chúng, ngời cầm bút càng ngày càng hiểu quần
chúng hơn, tích lũy đợc vốn sống nhiều hơn. Trong khi đó, điều kiện in ấn xuất
bản sách báo cũng ngày càng đợc tổ chức tốt hơn, vì thế hoạt động tuyên truyền
ngày càng đợc nâng cao hơn về trình độ nghệ thuật. Từ năm 1948, 1949, nhiều bài
thơ, truyện ngắn, bút ký, ký sự có giá trị xuất hiện. Từ đầu năm 1950, một số cây
bút đã bắt đầu viết tiểu thuyết.
- Văn học phục vụ kháng chiến, hớng về công nông binh, nên phơng châm dân tộc
và đại chúng đợc đặc biệt nhấn mạnh nh một quan niệm thẩm mỹ của thời đại.
Khái niệm dân tộc và đại chúng lúc này đợc hiểu một cách rất đơn giản và thiết
thực, nghĩa là cốt sao động viên đợc chiến đấu, hình thức ngắn gọn, dễ hiểu, nghệ
thuật quen thuộc với đại chúng: “Những học thuyết cao siêu, những luận đề huyền
diệu và lý luận tinh vi đành phải gác lại để chú ý đến những vấn đề thực hành,
thiết cận” (Đặng Thai Mai). Những ngời cầm bút vì thế đều hăng hái học hỏi, vận
dụng các hình thức nghệ thuật dân gian: miền Bắc khai thác dân ca, chèo, Nghệ
Tĩnh vận dụng thể hát dặm, khu Năm diễn tuồng và phát hành bài chòi, Nam Bộ
soạn truyện thơ để diễn xớng theo lối “nói thơ” Lục Vân Tiên…
- Khuynh hớng viết “ngời thực việc thực” đợc đề cao. Vì nhiều cây bút đi từ viết
báo, viết ký đến viết văn. Mặt khác những tấm gơng anh hùng chiến sĩ chói lọi quá,
mà ngời viết thì tự thấy nhỏ bé quá nên chỉ mong ghi chép cho đúng, không cần tởng tợng h cấu gì thêm. Vì thế bộ truyện anh hùng chiến sĩ đợc viết trong dịp Đại
hội chiến sĩ thi đua toàn quốc (1952) đã đợc nhận giải thởng văn học ngoại hạng,
và theo Vũ Đức Phúc “có lẽ cha có tác phẩm nào đợc hoan nghênh đến nh vậy
trong thời kháng chiến” mặc dầu về mặt nghệ thuật “không đáng giá là bao”.

Văn học kháng chiến từ 1946 đến 1954 trong quá trình vận động, phát triển có
những chuyến biến gì đáng ghi nhận ? Có lẽ thời điểm 1950, 1951 có thể xem là
một cái vạch ranh giới, tuy không nổi rõ, nhng có thật, phân chia hai chặng đờng
phát triển của văn học kháng chiến. Trớc ranh giới đó, về lập trờng chính trị, cuộc
kháng chiến chỉ yêu cầu ngời cầm bút tán thành đánh giặc và sáng tác phục vụ
cuộc chiến đấu, còn về quan điểm nghệ thuật thì chỉ nhấn mạnh tinh thần dân tộc
và đại chúng hiểu theo nghĩa rộng rãi nhất. Bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề
văn hóa Việt Nam của Trờng Chinh phát biểu từ 1948, tuy có đề cập đến chủ nghĩa
Mác - Lê nin, đến tính giai cấp và phơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa,
nhng giới văn nghệ sĩ phần lớn chỉ hiểu lơ mơ. Đào Xuân Quý nhớ lại “lúc ấy nghe
báo cáo xong, tôi cha hiểu gì lắm. Vấn đề lại quá mới mẻ”. Cuộc tranh luận giữa
Trờng Chinh và Tô Ngọc Vân về tuyên truyền và nghệ thuật tuy có lúc diễn ra khá
sôi nổi, nhng tác động của nó đối với đa số văn nghệ sĩ cha có ghì thật sâu sắc. Tuy
nhiên tuyên truyền chiến đấu là yêu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến. Nhận thức
đó át đi mọi băn khoăn, thắc mắc.
Nhng từ 1950, 1951 về sau, tình hình có khác. Biên giới Việt Trung đợc giải
phóng, mở thông sang phe xã hội chủ nghĩa, sách vở lý luận của Liên Xô, Trung
Quốc bắt đầu đến tay các nhà văn. Đảng ra công khai, sự lãnh đạo chặt chẽ hơn.
Tiếp đó là chính huấn tập trung chuẩn bị phát động quần chúng giảm tô và cải cách
ruộng đất. Giờ đây yêu cầu đặt ra đối với con ngời cầm bút là phải đứng vững trên
19


lập trờng giai cấp, thanh toán triệt để t tởng thực dân đế quốc, phong kiến, t sản,
tiểu t sản. Nguyễn Tuân viết trong bản kiểm thảo của mình: “ Vang bóng một thời
của tôi tiêu biểu đầy đủ cho t tởng phong kiến, địa chủ quan liêu”, “tang chứng
đầu tiên về tội lỗi đầu tiên của tôi đối với dân tộc, với cách mạng”, “ nay tôi đứng
trên lập trờng nghệ thuật vị nhân sinh, đứng trên lập trờng nghệ thuật cách mạng
sáng tác vì lợi ích công nông”.
Đấy là lý do giải thích vì sao trớc cái thời điểm kia, trong sáng tác của những

Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Quang
Dũng, Văn Cao….thờng tồn tại những cái mà hồi đó Hoài Thanh gọi là những “rơi
rớt tiểu t sản”. Tập phê bình, tiểu luận Nói chuyện thơ kháng chiến của Hoài Thanh
xuất bản 1950 có thể coi là bản tổng kết về những “rơi rớt” kia sẽ đợc thanh toán
trong chặng đờng tiếp theo của văn học kháng chiến.
1.3. 1954 - 1964: Văn học phục vụ hai nhiệm vụ chiến lợc: xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nớc.
a. Với chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng
lợi. Tinh thần tự hào và niềm vui chiến thắng là nguồn cảm hứng của một loạt bài
thơ lớn của Tố Hữu tràn đầy khí thế hào hùng: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi
tới, Việt Bắc. Nguyễn Đình Thi kết thúc bài thơ Đất nớc của mình cũng bằng cảm
hứng ấy “Nớc Việt Nam từ máu lửa, Rũ bùn đứng dậy, sáng lòa”. Về văn xuôi thì
Đất nớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Vợt Côn Đảo của Phụng Quán, Một chuyện
chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai… có thể xem
là những gặt hái sớm nhất của giai đoạn văn học mới.
Nhng trên miền Bắc, hòa bình đã đợc lập lại, công cuộc khôi phục kinh tế, xây
dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu. Hoàn cảnh đất nớc đã thay đổi - dù chỉ mới một
nửa - thì văn nghệ cũng phải đặt ra cho mình những yêu cầu mới.
Giữa lúc đó thì ở trong nớc và ngoài nớc xảy ra những sự kiện chính trị có tác động
lớn tới t tởng văn nghệ sĩ: Sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đợc phát hiện. Những biến động ở Ba Lan, Hungari Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô
lần thứ XX phê phán t tởng sùng bái cá nhân Xtalin…T tởng bi quan, hoàn nghi
nảy sinh trong giới cầm bút. Trong tinh hình ấy, nhóm Nhân văn - Giai phẩm ra
đời ( 1956). Đây là một nhóm văn nghệ sĩ lấy từ Nhân văn và mấy tập Giai phẩm
làm cơ quan ngôn luận. Họ muốn xem xét lại đờng lối lãnh đạo văn nghệ của
Đảng, đòi chính trị không đợc can thiệp sâu vào văn nghệ. Họ phê phán nền
chuyên chính vô sản và chế độ dân chủ cách mạng… Viết văn, làm thơ, họ thờng
dùng lối biểu tợng hai mặt và giọng mĩa mai, chấm biếm…
Đảng đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại nhóm Nhân văn - Giai
phẩm (1956, 1957), và đến đầu năm 1958, tổ chức một đợt chỉnh huấn lớn cho văn
nghệ sĩ. Đảng nhận định: “Số đông văn nghệ sĩ tập trung ở Hà Nội, mấy năm nay

đã xa rời thực tế lao động và sinh hoạt của quần chúng công nông binh, lại rất ít
học tập chính trị (…) ranh giới địch và ta có lúc bị lu mờ, tình trạng mất cảnh giác
là phổ biến. Đồng thời t tởng cá nhân chủ nghĩa, tự mãn, kiêu ngạo, hiếu danh,
tham tiền, t tởng an nhàn, hởng lạc ngày càng nảy nở”(1).
Sau cuộc chỉnh huấn, các nhà văn đợc đa đi thực tế, ngời lên Điện Biên, Tây Bắc,
ngời ra vùng mỏ Quảng Ninh, ngời đi vào phong trào hợp tác hóa nông nghiệp…
Kết quả của cuộc đi thực tế này là một loạt tác phẩm ra đời: Nguyễn Tuân có Sông
20


Đà, Nguyễn Huy Tởng có bốn năm sau, Nguyễn Khải có Mùa lạc, Võ Huy Tâm có
Những ngời thợ mỏ, Đào Vũ có Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm, Xuân Diệu có Riêng
chung, Huy Cận có Trời mỗi ngày một sáng, Đất nở hoa…
Đợt đi thực tế này và kết quả của nó đã tạo ra từ đây một nề nếp đi và viết của văn
nghệ sĩ.
Nhng đất nớc còn bị chia cắt, miền Nam vẫn trong tay giặc. Nhiệm vụ giải phóng
dân tộc vẫn phải tiếp tục. Nỗi đau chia cắt đất nớc và khát vọng giải phóng miền
Nam là nguồn cảm hứng của nhiều trang văn, nhiều bài thơ đặc sắc của Tố Hữu,
Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Nguyễn Quang
Sáng…
b. Nhìn chung văn học Việt Nam từ 1954 - 1964 có những đặc điểm sau đây:
- Qua cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm, nền văn học càng đợc nâng cao
hơn nữa về tính t tởng, tính chiến đấu và nhiệm vụ phục vụ chính trị. Tất nhiên, giờ
đây yêu cầu phục vụ chính trị có nội dung khác: Ca ngợi công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc vã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
- Văn học đợc chỉ đạo chặt chẽ bởi một nền lý luận Mác - xít xây dựng trên các
nghị quyết của Đảng về văn hoá văn nghệ, trên những bài phát biểu của Hồ Chí
Minh, Trờng Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu…, trên những công trình
của một đội ngũ các nhà văn lý luận, phê bình hình thành ngày càng đông từ sau vụ
Nhân văn và trên những sách vở lý luận của Liên Xô, Trung Quốc đợc dịch và giới

thiệu ngày một nhiều hơn. Giờ đây, yêu cầu đặt ra đối với văn học nghệ thuật là
phải nêu cao tính Đảng và phải sáng tác theo phơng pháp hiện thực xã hội chủ
nghĩa, mà nhiệm vụ cốt yếu là khẳng định con ngời mới, con ngời xã hội chủ
nghĩa, nhân văn điển hình là thời đại cách mạng vô sản.
- Trong điều kiện miền Bắc đợc giải phóng, Đảng chủ trơng đẩy mạnh cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó cách mạng t tởng và văn hoá có trách nhiệm đi
đầu. Thực hiện cuộc cách mạng này, một yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một nền
văn học xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện, có quy mô lớn với phẩm chất nghệ
thuật cao. Phấn đấu theo phơng ấy, nền văn học có sự mở rộng rõ rệt về đề tài, có
sự phát triển khá cân đối trên hầu hết các thể loại. Nhiều nhà văn ôm ấp những ý
đồ lớn. Nhiều tác phẩm dài hơn, nhiều bộ tiểu thuyết đồ sộ lần lợt ra đời.
1.4. 1964 - 1975: Văn học trong cao trào chống Mỹ cứu nớc.
Ngày 5 - 8 - 1964, giặc Mỹ đem tàu chiến và không quân ra đánh phá miền Bắc nớc ta. Từ 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ bùng nổ trong cả nớc.
a. Trong những ngày này, lịch sử đợc chứng kiến một cuộc ra quân đồng loạt cha
từng có của giới văn nghệ sĩ. Một cuộc ứng chiếm kịp thời dờng nh cũng nổ song
cùng một lúc với pháo binh, không quân, hải quân, mà không phải bằng hình thức
văn nghệ quần chúng thô sơ nh hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là đội
quân văn nghệ tinh nhuệ đã đợc rèn luyện qua hai thập kỷ. Còn nguồn cảm hứng
thì đã đợc hun đúc từ hàng nghìn năm lịch sử chống giặc ngoại xâm. Cha bao giờ
truyền thống yêu nớc, tinh thần dân tộc đợc khai thác một cách sâu sắc và đầy ý
nghĩa nh thế để tăng cờng sức mạnh chiến đấu Tố Hữu viết: “Bốn mơi thế kỷ cùng
ra trận”.
Hầu nh mọi thể loại đều ra quân. Nhng nhạy bén nhất, mau lẹ nhất vẫn là ký và
thơ. Không phải chỉ Nguyễn Tuân, mà các nhà tiểu thuyết, các nhà thơ nh Tô Hoài,
21


Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Chế Lan Viên, Xuân Diệu…..cũng viết ký. Ký có lúc đợc
coi là thể tài quan trọng nhất, sáng giá nhất.
Còn thơ thì các thế hệ đều có mặt và có đóng góp dồi dào. Nhng đáng chú ý là sự

xuất hiện của một thế hệ mới: những nhà thơ trực tiếp cầm súng. Họ không phải là
những dân cày mặc áo lính năm xa nh trong những bài Cá nớc, Đồng chí, Nhớ....
của Tố Hữu, Chính Hữu, Hồng Nguyên….mà là những học sinh, sinh viên cầm
súng và làm thơ. Họ tạo ra một tiếng thơ rất mới mẻ: trẻ trung, tơi nhộn, thông
minh, rất có ý thức về nhiệm vụ lịch sử của mình, đồng thời cũng rất có ý thức về
tiếng thơ riêng của thế hệ mình. Họ là những Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Hoàng
Nhuận Cầm, Nguyễn Mỹ, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh,
Lâm Thị Mỹ Dạ…Họ đã tạo ra một giọng thơ riêng rất đặc trng cho tâm hồn của
lính thời chống Mỹ.
Một đặc điểm của văn học thời chống Mỹ là có sự phát triển song song của văn
học hai miền Nam Bắc. Đặc điểm này không phải trớc kia không có. Từ đầu những
năm 60, miền Bắc đã đợc đọc những vần thơ đầy xúc động của Ngọc Anh, Giang
Nam, Thanh Hải…từ miền Nam gửi ra. Nhng từ 1965, trong cao trào cả nớc ra
trận, sự nghiệp đồng văn nghệ giữa hai miền Nam Bắc mới thật sự sôi nổi. Đó là vì
miền Bắc đã chi viện vào Nam, liền sau phong trào đồng khởi (1960), một loạt cây
bút tài năng: Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn), Nguyễn Trung Thành (Nguyên
Ngọc), Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến), Dơng Hơng Ly (Bùi Minh Quốc), Phan Tứ (Lê
Khâm), Trần Hiếu Minh ( Trần Văn Bổng), Anh Đức (Bùi Đức Ái), Nguyễn Sáng
(Nguyễn Quang Sáng)…
b. Nhìn chung văn học trong cao trào chống Mỹ có những đặc trng cơ bản sau đây:
Toàn bộ nền văn học từ Bắc chí Nam đợc huy động tổng lực vào cuộc chiến đấu.
Đề tài tập trung: chống Mỹ. Chủ đề tập trung: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách
mạng.
Cảm hứng sử thi đợc phát huy hơn bao giờ hết. Lời văn là lời truyền hịch. Ngôn từ
sang sảng. Hình ảnh chói lọi. Giọng điệu hùng hồn.
Cuộc đụng đô lịch sử với tên đế quốc lớn nhất, hùng mạnh và hiện đại nhất trên thế
giới đã đa dân tộc và nghệ sĩ lên đỉnh cao của lịch sử dân tộc và thời đại. Từ thế
đứng đó, tầm mắt nhà văn, nhà thơ muốn bao quát cả chiều dài của lịch sử bốn
nghìn năm, từ Thạch Sanh, Thánh Gióng, đến Đình, Lý, Trần, Lê, và chiều rộng
bát ngát của thời đại.

Kết hợp với truyền thống dân tộc và tinh thần thời đại, ấy là tầm vóc cái tôi trữ tình
phong trào và t thế nhân vật anh hùng trong truyện ký thời chống Mỹ.
I.3.2 Đánh giá trên nét lớn thành tựu của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945.
1. Những thành tựu lớn và một số hạn chế của văn học giai đoạn 1945 - 1975.
a. Trớc hết phải khẳng định, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã thực hiện
xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình. Ấy là nhiệm vụ cổ vũ cho cuộc chiến đấu giải
phóng dân tộc. Nói đến chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ của dân tộc, không thể không nói đến công lao to lớn của văn học nghệ
thuật, với những vần thơ đã đốt lên và nuôi dỡng ngọn lửa lý tởng để con ngời có
thể vợt lên mọi thử thách ác liệt, với những áng văn có sức thôi thúc nh tiếng kèn
trận, nh lời truyền hịch…Cha bao giờ sức mạnh chiến đấu của văn chơng lại đợc
22


phát huy mạnh mẽ nh thế. Đúng nh nhận định của Ban chấp hành Trung ơng tại
Đại hội Đảng lần thứ t: Văn học 1945 - 1975 “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên
phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”.
b. Một đóng góp cũng hết sức to lớn của nền văn học 1945 -1975 là đã đào tạo ra
đợc một đội ngũ nhà văn rất đông đảo, bao gồm nhiều thế hệ: thế hệ “tiền chiến” đợc cải tạo, thế hệ thời chống Pháp, thế hệ sau chiến thắng Điện Biên Phủ và thế hệ
thời chống Mỹ đợc phát hiện và bồi dỡng từ phong trào văn học quần chúng, đặc
biệt là trong quân đội.
Ba mơi năm chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng gian khổ và ác liệt đã đem đến
cho họ biết bao trải nghiệm vô giá, có thể coi là một tiềm lực hết sức hùng hậu để
có thể sáng tạo lâu dài.
C.Trên tiến trình vận động và phát triển của lịch sử văn học dân tộc, văn học 1945
- 1975 đã tiếp nối và phát huy mạnh mẽ những truyền thống t tởng lớn của văn học
qua hàng nghìn năm dựng nớc và giữ nớc, đặc biệt là truyền thống yêu nớc và chủ
nghĩa anh hùng.
Dân tộc vừa giành đợc độc lập, tự do sau hơn 80 năm nô lệ, nên yêu nớc trớc hết

gắn với niềm tự hào đợc làm chủ giang sơn, Tổ quốc của mình. Nhìn đất nớc với
tinh thần ấy, đất nớc càng tơi đẹp bội phần. Cách mạng dân tộc dân chủ và lý tởng
chủ nghĩa lại đem đến cho các nhà văn quan niệm đất nớc nhân dân. Đất nớc đợc
nhân dân xây dựng và bảo vệ bằng mồ hôi, nớc mắt và máu của mình qua trờng kỳ
lịch sử. Đó là chủ đề của hàng loạt bài thơ và nhiều trang truyện viết về đất nớc
trong giai đoạn văn học này.
Đất nớc bị xâm lợc, tất nhiên yêu nớc phải thể hiện ở hành động chiến đấu hy sinh,
ở chủ nghĩa anh hùng. Cuộc chiến tranh nhân dân đợc phát huy cao độ đã tạo nên
trên đất nớc này một chủ nghĩa anh hùng phổ biến trong toàn dân - ấy là cái thời
“ra ngõ gặp anh hùng” - cho nên ngời đàn bà con mọn cũng hăng hái cầm súng,
những em nhỏ cũng muốn lập chiến công, những mẹ già cũng tham gia chiến đấu.
Cả nớc trở thành chiến sĩ.
Thâm nhập vào thực tế đó để thẩu hiểu cả phản ánh, ngời cầm bút trong giai đoạn
văn học này cũng thật sự là những chiến sĩ, những anh hùng. Trong nhiều trờng
hợp, họ không phải chỉ là những nhà văn - chiến sĩ mà thực sự là những ngời cầm
súng. Nam Cao nói: “ Sống đã rồi hãy viết”,biết bao cây bút đã ngã xuống giữa
chiến trờng nh những ngời cầm súng dũng cảm nhất: Trần Đăng, Nam Cao,
Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Dơng Thị Xuân Quý … Chính vì thế mà
ngòi bút của họ đã thực sự là những cây súng.
Một trong những truyền thống của văn học dân tộc ta là chủ nghĩa nhân đạo. Chủ
nghĩa nhân đạo truyền thống thể hiện chủ yếu là ở lòng thơng ngời nghèo khổ, bất
hạnh, ở sự phát hiện nơi những con ngời “tầm thờng” ấy những đức tính cao quý ,
ở sự đấu tranh cho quyền sống, quyền hởng hạnh phúc của họ, chống lại những thể
lực thống trị độc ác.
Văn học 1945 - 1975 đã đem đến cho nội dung nhân đạo nói trên những khía cạnh
mới: hớng hẳn về nhân dân lao động, thể hiện những nỗi bất hạnh của họ trong xã
hội cũ theo quan điểm giai cấp, phát hiện ở họ khả năng cách mạng, phẩm chất anh
hùng. Mặt khác đề cao lao động. Lao động cũng là một biểu hiện của chũ nghĩa

23



anh hùng trên mặt trận sản xuất và xây dựng đất nớc. Lao động trở thành đối tợng
thẩm mỹ của nền văn học mới.
Trong chiến tranh, chủ nghĩa nhân đạo trớc hết cũng phải phát huy tính chiến đấu.
Nó đốt lên ngọn lửa căm thù đối với bọn cớp nớc. Ta hiểu vì sao Chế Lan Viên đã
viết những vần thơ thật dữ dội để Hoan hô cái hầm chông mà ông gọi là “Cái hầm
chông nhân đạo”.
Văn học chiến tranh không tránh khỏi tinh thần khắc khổ. Ngời cầm bút không thể
nói nhiều đến yêu cầu hởng thụ, hởng lạc, đến hạnh phúc cá nhân. Đây là những
năm tháng mà hạnh phúc phải định nghĩa bằng sự hy sinh - lời định nghĩa nhiều
khi phải viết bằng máu và nớc mắt (Bài thơ về hạnh phúc của Bùi Minh Quốc).
Tuy vậy, văn học giai đoạn này không phải hoàn toàn không nói đến tình yêu và
hạnh phúc, có điều tình yêu phải gắn với tình bạn chiến đâu, với tình đồng chí, tình
Tổ quốc.
d. Văn học giai đoạn 1945 - 1975 đã đạt tới nhiều thành tựu về nghệ thuật trên các
thể loại khác nhau.
Từ 1945 đến 1975, văn học Việt Nam ngày càng phát triển cân đối toàn diện hơn
về mặt thể loại sáng tác, nhất là khi miền Bắc đợc giải phóng (1954). Từ 1960, có
thể nói, nền văn học ta hầu nh không thiếu một thể văn nào: truyện ngắn, truyện
vừa, tiểu thuyết bộ ba, bộ bốn; các loại ký: ký sự, truyện ký, bút ký, nhật ký, tuỳ
bút; các loại thơ: thơ trử tình, thơ trào phúng, truyện thơ, trờng ca…với đủ các thể
từ tứ tuyệt, trờng thiên, lục bát, song thất lục bát, thất ngôn, thơ tự do, đến trữ tình
chính luận với những dòng thơ có khi mở rộng tới hơn hai mơi âm tiết…Kịch bản
sân khấu cũng đủ loại. Ngoài ra cũng coa kịch bản phim nữa. Tất nhiên do hoàn
cảnh lịch sử, cũng có những thể văn bị teo đi, nh thể phóng sự thể văn trào phúng
kiểu Nguyễn Công Hoan…
Nhng thành tựu của văn học nghệ thuật không quyết định ở hình thức thể loại hay
ở khối lợng lớn hay nhỏ mà ở phẩm chất thẩm mỹ.
Nhìn chung, văn học 1945 - 1975 đạt đợc những thành tựu nổi trội hơn cả là về thơ

trữ tình, truyện ngắn và ký.
Theo dõi quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975, thấy về đại
thể, thành tựu nổi trội nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là thơ (thơ Tố
Hữu, Hoàng Cầm, Thôi Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Đình
Thi, Hoàng Trung Thông…). Về văn xuôi, giá trị hơn cả là những trang ký sự của
Trần Đăng, một số truyện ngắn của Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Hồ Phơng, Bùi
Hiển v.v….Đây là thời kỳ phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rất mạnh, nhng tác phẩm hầu hết chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời tuy cực kỳ quan trọng. Từ
khoảng 1958 đến 1964 có sự phát triển phong phú và tơng đối đồng bộ về thể loại
văn học, nhng giá trị hơn cả vẫn là thơ, truyện ngắn, truyện vừa, bút ký, tuỳ buta.
Đây là thời kỳ hồi sinh mạnh mẽ của hàng loạt nhà thơ “tiền chiến” ( Xuân Diệu,
Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hạnh…).Văn xuôi phát triển mạnh với những cây bút
thuộc các thế hệ khác nhau nh: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tởng, Kim
Lân, Bùi Hiển, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thế Phơng, Nguyên Ngọc, Nguyễn
Khải, Hữu Mai, Lê Khâm, Nguyễn Kiên, Đào Vũ, Vũ Thị Thờng….
Từ 1965 đến 1975, một cao trào sáng tạo phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ
trong cả nớc đợc phát động. Trong số các nhà thơ lớp trớc nổi trội lên Tố Hữu, Chế
24


×