Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Ứng dụng SAAS xây dựng hệ thống API cho cổng tiếp thị liên kết salevia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 52 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 1
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 6
1.1. Dịch vụ Software as a Service (SaaS) ......................................................... 6
1.1.1. Giới thiệu SaaS .................................................................................. 6
1.1.2. Làm sao để chọn giữa SaaS và phần mềm on-premise? ...................... 6
1.1.3. SaaS có mới với người sử dụng? ........................................................ 7
1.1.4. Liệu tôi có thể tùy chỉnh phần mềm SaaS? ......................................... 8
1.1.5. Ai sở hữu dữ liệu của tôi? ................................................................... 9
1.1.6. Dữ liệu của tôi có được an toàn? ........................................................ 9
1.1.7. Điều gì sẽ xảy ra nếu nhà cung cấp dịch vụ SaaS ngừng kinh doanh?10
1.1.8. Hạn chế của SaaS là gì?.................................................................... 10
1.1.9. Đâu là sự khác biệt giữa SaaS và điện toán đám mây? ...................... 11
1.2. Giới thiệu về Application Programming Interface(API)............................ 11
1.2.1. API là gì ........................................................................................... 11
1.2.2. Ứng dụng API .................................................................................. 12
1.3. Tìm hiểu về Laravel ................................................................................. 13
1.3.1. Sự phát triển của Laravel. ................................................................. 13
1.3.2. Các điểm nhấn đặc sắc của Laravel. ................................................. 14
1.3.3. Giới thiệu về Laravel ........................................................................ 16
1.3.4. Cài đặt Laravel thông qua Composer. ............................................... 16
1.3.5. Cấu trúc Laravel ............................................................................... 18
1.3.6. Các thành phần cơ bản trong Laravel................................................ 20
1.4. Tìm hiểu về Bootstrap .............................................................................. 29
1.4.1. Giới thiệu về Bootstrap..................................................................... 29
1.4.2. Một số ưu điểm chính của Boostrap. ................................................ 30
1.4.3. Cách sử dụng Twitter Bootstrap. ...................................................... 31


1


1.5. PHP & MySQL ........................................................................................ 33
1.5.1. Hệ quản trị CSDL MySQL. .............................................................. 33
1.5.2. PHP

............................................................................................. 33

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ................ 35
2.1. Khảo sát ................................................................................................... 35
2.2. Giới thiệu đề tài ........................................................................................ 36
2.2.1. Yêu cầu bài toán ............................................................................... 36
2.2.2. Các chức năng chính ........................................................................ 36
2.3. Phân tích thiết kế hệ thống ....................................................................... 36
2.3.1. Yêu cầu hệ thống .............................................................................. 36
2.3.2. Các biểu đồ ...................................................................................... 37
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH ............................ 48
3.1. Giới thiệu website .................................................................................... 48
3.2. Giao diện chương trình ............................................................................. 48
KẾT LUẬN......................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 51
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................... 52

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tỉ lệ người sử dụng Laravel năm 2013 ................................................... 13
Hình 1.2: Tỉ lệ người sử dụng Laravel năm 2015 ................................................... 14

Hình 1.3: MVC trong Laravel ................................................................................ 15
Hình 1.4: Cài đặt composer ................................................................................... 17
Hình 1.5: Cấu trúc thư mục Laravel ....................................................................... 18
Hình 1.6: Bootstrap trên Github ............................................................................. 30
Hình 1.7: Cấu trúc thư mục css framework boostrap.............................................. 31
Hình 1.8: Minh hóa form trong boostrap................................................................ 32
Hình 1.9: Kết quả viết form ................................................................................... 32
Hình 1.10: Kết quả bootstrap responsive ............................................................... 32
Hình 2.1: Biểu đồ UseCase quản lý tài khoản ........................................................ 39
Hình 2.2 : Biểu đồ UseCase quản lý cửa hàng ....................................................... 40
Hình 2.3 : Biểu đồ UseCase các chức năng khác.................................................... 42
Hình 2.4 : Biểu đồ trình tự chức năng đăng ký....................................................... 43
Hình 2.5 : Biểu đồ trình tự chức năng đăng nhập ................................................... 44
Hình 2.6 : Biểu đồ trình tự chức năng tạo cửa hàng ............................................... 45
Hình 2.7 : Biểu đồ trình tự thêm/xóa sản phẩm. ..................................................... 46
Hình 2.8 : Biểu đồ trình tự cấu hình cửa hàng. ....................................................... 47
Hình 3.1 : Giao diện trang chính ............................................................................ 48
Hình 3.2 : Giao diện trang quản lý cửa hàng .......................................................... 48
Hình 3.3 : Giao diện trang quản lý sản phẩm ......................................................... 49

3


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên, Thạc sĩ
Nguyễn Quang Hiệp, người đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đồ án để
em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, giảng viên Khoa Công
Nghệ Thông Tin – Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Thái
Nguyên – Đại học Thái Nguyên và các thầy cô đã giảng dạy em trong suốt quá trình

em học tập tại trường.
Con cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bố mẹ và bạn bè đã
luôn là nguồn động viên to lớn giúp đỡ con vượt qua những khó khăn trong suốt
quá trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đồ án với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng
chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến
để em có thể hoàn thiện kiến thức của bản thân!
Là sinh viên công nghệ thông tin, em rất tự hào về ngồi trường mà mình
đang theo học, và tự hào về tất cả thầy cô của mình!
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng

Người viết báo cáo

Trần Mạnh Ninh

4

năm 2017


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, mạng internet và các ứng dụng trên internet đã trở
nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, kinh tế,
xã hội. Chính sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mạng viễn thong và các ứng
dụng khai thác thông tin trên mạng internet ngày càng phát triển nhiều, phong phú
và đa dạng. Một trong những ứng dụng và cũng là thành phần quan trọng của mạng

internet đó chính là các website. Mọi thông tin trên mạng internet hầu hết được xuất
bản và cập nhật từ những website. Đây chính là nguồn tài nguyên thông tin vô cũng
lớn, quý giá đối với bất kỳ quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào.
Chỉ trong một thời gian ngắn Laravel đã trở thành một hiện tượng kỳ lạ
giống với các sự kiện mà các bạn nhận thấy gần đây như "Flappy Bird",
"Gangnam style" làm say mê không ít các bạn trẻ. Khi mà các lập trình viên bỗng
dưng quay lưng với các framework đình đám như Zend, Cakephp, Yii và chọn
lựa Laravel Framework.
Vì vậy, cùng với những gợi ý của giảng viên Thạc sĩ Nguyễn Quang
Hiệp, em đã chọn đề tài:“Ứng dụng SAAS xây dựng hệ thống API cho cổng
tiếp thị liên kết Salevia ”.

5


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Dịch vụ Software as a Service (SaaS)
1.1.1. Giới thiệu SaaS
SaaS (Software as a Service) là một dạng chuyển giao phần mềm cho
phép truy cập dữ liệu từ bất kì thiết bị nào có kết nối internet và cài đặt trình
duyệt web. Trong mô hình chạy trên web này, các nhà cung cấp phần mềm thực
hiện nhiệm vụ lưu trữ và bảo trì các máy chủ, cơ sở dữ liệu và các đoạn mã để cấu
thành ứng dụng. Đây là sự cải tiến đặc biệt so với mô hình on-premise do doanh
nghiệp không cần đầu tư vào phần cứng dung lượng lớn để lưu trữ phần mềm.
Doanh nghiệp không phải chịu các trách nhiệm kỹ thuật như khắc phục sự cố và
bảo trì hệ thống. Các nhà cung cấp dịch vụ SaaS sẽ lo việc đó.
Ngoài việc cho phép truy cập từ xa vào các phần mềm ứng dụng và dữ
liệu thông qua web, SaaS cũng khác với phần mềm on-premise về phương diện chi
phí. Phần mềm on-premise thường được mua thông qua một giấy phép vĩnh viễn,
nghĩa là doanh nghiệp sẽ sở hữu phần mềm đó. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải trả

từ 15% đến 20% phí bảo trì và phí hỗ trợ hàng tháng. Ngược lại, SaaS cho phép
người mua trả một khoản phí thuê bao hàng năm hoặc hàng tháng, chi phí đã bao
gồm giấy phép sử dụng phần mềm, phí hỗ trợ và hầu hết các chi phí khác. Lợi ích
chính của SaaS là có thể linh hoạt mở rộng quy mô dịch vụ để phù hợp với nhu cầu
của doanh nghiệp theo thời gian, từ đó giúp tiết kiệm chi phí.
1.1.2. Làm sao để chọn giữa SaaS và phần mềm on-premise?
Đầu tiên bạn phải xác định được mức độ phức tạp của mô hình kinh doanh
của doanh nghiệp mình. Chúng tôi thường đề xuất SaaS cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ với với quy trình làm việc đơn giản và mong muốn giảm bớt chi phí cố định.
Tại sao lại như vậy? Các giải pháp của SaaS đều giúp tiết kiệm chi phí nhưng nó
vẫn có thể xử lý được những yêu cầu phức tạp của doanh nghiệp lớn. Nếu muốn
theo kịp hệ thống on-premise thì SaaS cần phát triển các chức năng mạnh mẽ tương
tự như hệ thống on-premise.
Trong khi SaaS đang dần thu hẹp khoảng cách về chức năng thì giữa 2 hệ
thống vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Đơn cử như một xí nghiệp cỡ vừa sản xuất các

6


chi tiết hàng không vũ trụ kỹ thuật cao theo đơn đặt hàng có thể rất phù hợp với hệ
thống on-premise, đơn giản vì các hệ thống này có tuổi thọ lớn và có nhiều chức
năng hơn. Mặt khác, một nhà máy chuyên sản xuất các loại đai ốc và bu lông sẽ tìm
thấy tất cả các chức năng cần thiết trong một giải pháp SaaS như NetSuite hoặc Plex
Systems. Vì vậy, quan trọng nhất là bạn phải hiểu rõ những nhu cầu của tổ chức và
giải pháp nào có thể giúp bạn đáp ứng những nhu cầu đó trong tương lai gần hoặc
xa
1.1.3. SaaS có mới với người sử dụng?
Khởi nguồn của môi trường chia sẻ tài nguyên như điện toán đám mây
xuất phát từ những năm thập niên 60. Trong một bài phát biểu năm 1961 gửi đến
sinh viên Học viện Công nghệ Massachusetts, nhà khoa học máy tính lừng danh

John McCarthy, người đạt giải thưởng Turing với tác phẩm Trí Tuệ Nhân Tạo đã
có câu nói nổi tiếng: “Thao tác điện toán ngày nào đó có thể sẽ được tổ chức
như một dịch vụ công cộng.” Nói cách khác, khái niệm điện toán đám mây chính
là cách thức chia sẻ năng lực tính toán. Trong khi ý tưởng đã có từ trước, công
nghệ dựa trên nền tảng web yêu cầu hỗ trợ SaaS chỉ phát triển mạnh mẽ từ cuối
những năm 1990. Đó là khi các công ty như Salesforce bắt đầu cung cấp các giải
pháp cho hoạt động kinh doanh truyền thống, chẳng hạn như quản lý quan hệ
khách hàng thông qua mô hình SaaS.
Lúc đầu, các doanh nghiệp phần mềm trên thế giới đã không nhìn nhận SaaS
một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, đã có sự chuyển biến
mạnh mẽ khi các doanh nghiệp SaaS chứng minh được họ có thể tăng doanh thu và
nền tảng người dùng của mình thông qua mô hình cấp giấy phép đăng ký. Đồng
thời, người mua đang ngày càng bị thu hút bởi tính tiết kiệm chi phí và sự quen
thuộc của giao diện người dùng (UI) giống trình duyệt web mà các giải pháp SaaS
cung cấp.

7


SaaS

On-premise

Chi phí cố định ban đầu Không

Có – mua một giấy phép
vĩnh viễn và thuộc sở hữu
của doanh nghiệp

Phí


thuê

bao

hàng Có

Không

tháng
Phí bảo trì và phí hỗ trợ Không – đã bao gồm trong Có – Phải trả thêm 15%
hàng tháng

phí thuê bao

đến 20%/năm

Mở rộng quy mô dịch Có thể mở rộng bất kỳ lúc Phải mua bản nâng cấp
vụ

nào, tùy theo nhu cầu sử mới
dụng và tăng phí thuê bao

Trách nhiệm kỹ thuật Nhà cung cấp dịch vụ SaaS

Doanh nghiệp

(khắc phục sự cố hoặc
bảo trì hệ thống)
Quy mô doanh nghiệp


Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp lớn

Quyền sở hữu dữ liệu

Doanh nghiệp sở hữu, cần Thuộc quyền sở hữu của
quy định rõ trong ‘Cam kết doanh nghiệp hoàn toàn
mức độ dịch vụ’ (SLA)

Cập nhật phiên bản mới Nhà cung cấp dịch vụ SaaS Cập nhật theo nhu cầu của
tự động cập nhật thường doanh nghiệp, cần trả phí
xuyên, không cần trả phí

1.1.4. Liệu tôi có thể tùy chỉnh phần mềm SaaS?
Khi các ứng dụng SaaS lần đầu tiên xuất hiện, sự tuỳ biến rất hạn chế.
Mọi doanh nghiệp đều có cùng một giải pháp và phải thay đổi quy trình kinh
doanh của mình để phù hợp với phần mềm mà họ nhận được. Ngày nay, việc tùy
chỉnh hệ thống SaaS ngày càng trở nên dễ dàng và phổ biến. Có hẳn những đội
ngũ tư vấn viên chuyên tinh chỉnh các ứng dụng SaaS để phù hợp với quy trình
kinh doanh của bạn.

8


Người mua có thể tùy chỉnh giao diện người dùng của chương trình, cũng
như sửa đổi các trường dữ liệu khi cần. Một vài tính năng của quy trình kinh doanh
cũng có thể được tắt và bật theo ý muốn. Tuy nhiên, khả năng tương thích của phần
mềm SaaS vẫn không phải là điểm cần so sánh với những giải pháp on-premise. Khi

thị trường SaaS tăng trưởng mạnh, các nhà cung cấp phần mềm sẽ đầu tư nhiều hơn
vào việc phát triển để cung cấp nhiều hơn sự tuỳ chỉnh và linh hoạt mà các doanh
nghiệp vốn đã quen thuộc với phần mềm on-premise. Tất nhiên, tất cả điều này thay
đổi tùy thuộc vào từng loại ứng dụng và từng nhà cung cấp.
1.1.5. Ai sở hữu dữ liệu của tôi?
Rất nhiều khách hàng lo ngại rằng các nhà cung cấp SaaS sẽ “sở hữu” dữ
liệu của họ. Chắc chắn đây là điều cần được nhận biết khi đàm phán một Cam kết
mức độ dịch vụ (SLA) với nhà cung cấp SaaS của bạn. Ngoài các tiêu chuẩn hệ
thống đáng tin cậy, SLA cần phải giải thích rõ ràng các thông số của sản phẩm,
chẳng hạn như quyền sở hữu dữ liệu, các yêu cầu bảo mật và lịch bảo trì. Đây là
một tài liệu quan trọng và khá phức tạp mà chúng tôi không thể nói hết ở đây.
Doanh nghiệp phải đảm bảo chắn chắn trong SLA sẽ có những điều khoản
quy định quyền sở hữu dữ liệu. Hầu hết các hợp đồng SaaS được lập với điều khoản
trả trước dự phòng sẽ quy định quyền truy cập vào dữ liệu của doanh nghiệp nếu
các nhà cung cấp ngừng kinh doanh (xem thêm câu hỏi số 7). Điều khoản này cũng
đảm bảo rằng doanh nghiệp có quyền sở hữu những dữ liệu đó. Hơn nữa, hầu hết
các nhà cung cấp SaaS sẽ cho phép bạn truy xuất dữ liệu và sao lưu cục bộ bất cứ
khi nào bạn muốn. Sẽ rất bất thường khi nhà cung cấp khăng khăng giữ quyền sở
hữu dữ liệu của bạn. Nếu bạn nhận thấy điều này trong hợp đồng, đừng đặt bút kí.
1.1.6. Dữ liệu của tôi có được an toàn?
Đây là một trong những điểm then chốt ảnh hưởng đến quyết định của các
doanh nghiệp đang cân nhắc việc sử dụng SaaS. Bảo mật là vấn đề cần được xem
xét kĩ khi cho phép ai đó lưu trữ dữ liệu kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp,
đặc biệt là những doanh nghiệp có hệ thống dữ liệu lớn. Tuy nhiên, ngày nay, với
hệ thống ngân hàng và hệ thống lương trực tuyến trở thành quy chuẩn, vấn đề an
ninh không còn đáng lo. Một số thứ còn quan trọng hơn cả tài khoản ngân hàng, tuy

9



nhiên hầu hết chúng ta đều thấy thoải mái khi gửi thông tin vào các dịch vụ điện
toán đám mây.
Thật vậy, bảo mật dữ liệu không phụ thuộc việc máy chủ được đặt ngay cạnh
bạn hay ở một thành phố khác. Công bằng mà nói, các nhà cung cấp SaaS thực sự
có thể đầu tư vào bảo mật, sao lưu và bảo trì nhiều hơn bất kỳ doanh nghiệp nhỏ và
vừa nào. Vì lẽ đó, hệ thống dựa trên nền tảng web thường có mức bảo mật cao hơn
hơn hệ thống phần mềm on-premise. Ngoài ra, hầu hết các nhà cung cấp SaaS đều
trải qua quy trình bảo mật nghiêm ngặt của kiểm toán SAS70 Type II để kiểm tra
mức độ bảo mật của trung tâm dữ liệu.
1.1.7. Điều gì sẽ xảy ra nếu nhà cung cấp dịch vụ SaaS ngừng kinh doanh?
Đây là thắc mắc hợp lí trong giới phần mềm. Các nhà cung cấp liên tục ra
đời rồi phá sản do thực hiện việc hợp nhất doanh nghiệp hoặc kinh doanh thất bại.
Tuy nhiên, dữ liệu của bạn vẫn còn đó. Hầu hết các nhà cung cấp SaaS đều trả trước
cho công ty lưu trữ dữ liệu trung tâm để lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn. Lệ phí trả trước
này dùng để bảo vệ các doanh nghiệp, đảm bảo dữ liệu của họ vẫn có thể được truy
cập trong trường hợp nhà cung cấp gặp chuyện.
Điều quan trọng ở đây là phải đảm bảo trong SLA của bạn có điều khoản quy
định rõ ràng việc bạn có thể xuất dữ liệu từ nhà cung cấp. Điều khoản này cũng nên
quy định mức độ thường xuyên và bạn có thể truy cập vào dữ liệu của mình thông
qua những loại định dạng nào. Thông thường, SLAs cũng quy định việc các nhà
cung cấp sẽ giúp di dời dữ liệu của bạn với mức phí thích hợp.
1.1.8. Hạn chế của SaaS là gì?
Nhược điểm chính của SaaS là nó phụ thuộc vào đường truyền kết nối
Internet. Trong khi nhiều người tin rằng hệ thống on-premise là đáng tin cậy hơn thì
thực tế không có hệ thống nào hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của “downtime”.
Phần mềm on-premise dễ bị mất điện, lỗi phần cứng và một loạt các rủi ro khác.
Một số nhà cung cấp SaaS đã phát triển chức năng “offline” cho phép mọi người
tiếp tục làm việc trong trường hợp rớt mạng như một biện pháp dự phòng. Khi
internet được kết nối lại, tất cả dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa với hệ thống.


10


Ngoài việc kết nối Internet, một số doanh nghiệp còn lo lắng về khả năng
tương thích với hệ điều hành. Hầu hết các hệ thống của doanh nghiệp được xây
dựng để chạy trên nền Windows hoặc Linux. Gần đây bắt đầu có sự thay đổi.
Chúng tôi vui mừng khi thấy rằng nhiều nhà cung cấp còn hỗ trợ cả hệ điều hành
Mac. Hy vọng việc hỗ trợ chức năng để tăng tốc độ hệ điều hành Mac sẽ được chú ý
hơn khi càng có nhiều doanh nghiệp dùng Mac. Hơn nữa, hầu hết các công ty SaaS
đều hỗ trợ nhiều trình duyệt web. Vậy nên, bất kể bạn sử dụng hệ thống nào, bạn
đều có thể truy cập các vào các ứng dụng SaaS của mình.
1.1.9. Đâu là sự khác biệt giữa SaaS và điện toán đám mây?
Nó không chỉ khác về ngữ nghĩa. Điện toán đám mây dùng để chỉ một tập
hợp cơ sở hạ tầng công nghệ vô cùng phức tạp. Về cơ bản, đó là một nhóm các máy
tính, máy chủ và cơ sở dữ liệu được kết nối với nhau, theo đó người dùng có thể
thuê việc truy cập để chia sẻ năng lượng kết hợp. Doanh nghiệp có thể tăng hoặc
giảm dung lượng sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu của mình.
Điện toán đám mây có thể liên quan đến bất kì thứ gì được lưu trữ từ xa và
truyền tải thông qua Internet. Trong khi tất cả các chương trình điện toán đám mây
được vận hành bởi các phần mềm cơ bản, SaaS đề cập cụ thể đến các ứng dụng
phần mềm doanh nghiệp được truyền tải thông qua điện toán đám mây. Với sức ảnh
hưởng ngày càng lớn của điện toán đám mây, các nhà phát triển SaaS có thể tung ra
các ứng dụng dễ dàng hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn so với việc phát triển phần
mềm on-premise truyền thống. Ngày nay, hầu hết các loại chức năng kinh doanh cốt
lõi – từ nguồn nhân lực đến hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – đều có sẵn thông
qua SaaS.
1.2. Giới thiệu về Application Programming Interface(API)
1.2.1. API là gì
API là viết tắt của từ "Application Programming Interface" (giao diện lập
trình ứng dụng). Nó là 1 giao tiếp phần mềm được dùng bởi các ứng dụng khác

nhau. Cũng giống như bàn phím là một thiết bị giao tiếp giữa người dùng và máy
tính, API là 1 giao tiếp phần mềm chẳng hạn như giữa chương trình và hệ điều
hành (HĐH).

11


Bộ API của từng HĐH là khác nhau, làm cho các HĐH khác nhau và
thường không tương thích với nhau. Ví dụ những phần mềm trên HĐH linux
không thể chạy được trên máy Windows bởi vì Linux và Windows có các API
hoàn toàn khác nhau.
Một trong các mục đích chính của một API là cung cấp khả năng truy xuất
đến một tập các hàm hay dùng — ví dụ, hàm để vẽ các cửa sổ hay các icon trên màn
hình. Các API, cũng như hầu hết các interfaces, là trừu tượng (abstract). Phần mềm
mà muốn cung cấp truy xuất đến chính nó thông qua các API cho sẵn, phải hiện
thực API đó. Trong nhiều tình huống, một API thường là một phần của bộ SDK,
hay software development kit. Một bộ SDK có thể bao gồm một API cũng như các
công cụ/phần cứng, vì thế hai thuật ngữ này không thay thế cho nhau được.
1.2.2. Ứng dụng API
Hiện nay nhiều người dùng mạng xã hội facebook và bạn muốn viết một ứng
dụng để đăng tin lên mạng xã hội này. Vậy làm sao để làm một ứng dụng như vậy
khi facebook là của người khác? Hiểu được nhu cầu này của các lập trình viên

12


facebook sẽ đưa ra các thư viện chứa các hàm đăng, like, share...trên trang của mình
để các lập trình viên khai thác! Đó chính là API.
Google+, Gmail, Blogger, Youtube, các ứng dụng của Windows (Windows
media player, Internet Explorer,..), nhaccuatui, zing mp3,... rất nhiều các trang web,

ứng dụng đưa ra các API để hỗ trợ các lập trình viên.
- Ví dụ: Các hàm API của hệ điều hành windows cho phép chúng ta lập trình
ứng dụng thay đổi icon màn hình, xem thông tin máy tính, ... hay các hàm API của
google cho phép lập trình viên lấy thông tin, sửa thông tin người dùng,...Các hàm
API của facebook cho chúng ta đăng stt, ảnh, cmt,...
1.3. Tìm hiểu về Laravel
1.3.1. Sự phát triển của Laravel.
Đến cuối năm 2013, khi các chuyên gia tổng hợp về sự tăng trưởng của
Laravel trong những tháng cuối năm thì chúng ta có thể thấy Laravel vượt lên dẫn
đầu trước các PHP framework lớn mạnh khác một cách ngoạn mục, khi tỷ lệ % của
Laravel chiếm tới những 25,85%, trong khi các framework đình đám khác lại tụt
giảm thê thảm như Zend framework 2 chỉ còn 4,51% là 1 ví dụ.

Hình 1.1: Tỉ lệ người sử dụng Laravel năm 2013

13


Còn đến đầu năm 2015 với sự ra mắt của Laravel 5 thì tỉ lệ người dùng
Laravel cũng được thống kê như sau :

Hình 1.2: Tỉ lệ người sử dụng Laravel năm 2015
1.3.2. Các điểm nhấn đặc sắc của Laravel.
Laravel là một PHP Framework. Nó giảm bớt các tác vụ thường gặp của các
trang web như authentication, routing, sessions, và caching. Nó ra đời vào tháng
04/2011, có lẽ là khá mới mẻ, nhưng cũng chính vì ra đời muộn màng như thế đã
buộc nó phải học hỏi cái hay từ các PHP Framework đàn anh đi trước. Không
những là các PHP Framework, nó còn học cái hay từ Ruby on Rails, ASP.NET
MVC, và Sinatra.
Tham khảo Best PHP Frameworks 2014 ta thấy Laravel đang được cộng đồng đánh giá cao:

MVC trong Laravel
Ở phần Routes phía trên, chúng ta đã biết cách chỉ định cho Laravel ứng với
url pattern nào thì gọi đến controller, action nào.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về controller trong Laravel,
cũng như Model và view.

14


Hình 1.3: MVC trong Laravel
 Các tính năng nổi trội của Laravel có thể kể đến :
- RESTful routing: Sử dụng Closures để hỗ trợ việc trả lời các requests.
- Blade templating (tượng tự Razor View Engine): giúp chúng ta tạo ra các
mẫu cho các view và có thể kế thừa dễ dàng.
- Eloquent ORM: đây là một ORM tuyệt vời với khả năng migration data và
làm việc tốt với MySQL, Postgres, SQL Server và SQLite
- Đáp ứng nhiều loại ứng dụng, từ ứng dụng dành cho Enterprise, hay ứng
dụng hỗ trợ RESTful, hoặc là ứng dụng web đơn giản.
- Laravel được xây dựng trên một số thành phần của Symphony, và ai lập
trình PHP cũng biết rằng Symphony là một MVC Framework tuyệt vời, và Laravel
là một Framework tuyệt vời hơn khi kế thừa từ Symphony.
- Sử dụng Composer để quản lý các gói của bên thứ ba, tượng tự như Nuget
Package mà chúng ta thường sử dụng trên Visual Studio.

15


- Red, Green, Refactor: đây là các bước khi áp dụng TDD, nghĩa là Laravel
hỗ trợ TDD và Unit Test với PHPUnit và một IoC Container để bạn có thể áp dụng
Dependency Injection và viết Unit Test dễ dàng cho ứng dụng của bạn.

1.3.3. Giới thiệu về Laravel
Laravel là một bộ mã nguồn PHP Framework hoàn toàn miễn phí, được
thiết kế và xây dựng theo chuẩn mô hình MVC. Laravel được phát hành theo
giấy phép MIT, với mã nguồn của nó được lưu trữ trên GitHub. Phiên bản đầu
tiên được phát hành ngày 22 tháng 1 năm 2012 bởi Taylor Otwell và phiên bản
mới nhất hiện này là Laravel 5 phát hành tháng 1 năm 2015. Theo thống kê đánh
giá của một cuộc khảo sát các PHP Framework phổ biến 2013, thì Laravel đứng
thứ hạng cao, sau đó là Zendframework, Symfony, Yii Framework,
CodeIgniter… Đây là một framework khá mới mẻ và dễ tiếp cận, được rất nhiều
lập trình viên ưa thích và sử dụng.
Trước hết, sự tinh tế của Laravel nằm ở chỗ bắt kịp được xu hướng công
nghệ mà điểm nhấn ở đây là các tính năng mới trong các phiên bản PHP 5.3 trở lên.
Điều đó được thể hiện qua khái niệm namespace, composer, closure và rất nhiều
những tiêu chuẩn trong design pattern được áp dụng trên nền tảng framework này.
Đồng thời, với cách hướng dẫn đơn giản và dễ tiếp cận giống với Codeigniter
Framework đã khiến người dùng thích ngay từ lần đầu tiếp xúc.
Laravel là một kết hợp tinh hoa từ các Framework khác, nó cung cấp một bộ
công cụ mạnh mẽ và một kiến trúc ứng dụng kết hợp nhiều tính năng tốt nhất của
CodeIgniter, Yii, ASP.NET MVC, Ruby on Rails, Sinatra.
1.3.4. Cài đặt Laravel thông qua Composer.
 Giới thiệu Composer
- Nếu có một thư viện quá tuyệt vời muốn tích hợp vào dự án. Khi mã nguồn
update hay thư viện update thì ta phải chạy theo nghiên cứu và update lại chúng.
Compose là tài nguyên, thư viện trung gian quản lý việc tịch hợp thư viện, giải
quyết vấn đề quản lý tài nguyên.
- Composer là bộ thư viện xây dựng dựa trên Json. Nhiệm vụ quản lý các thư
viện thứ 3 từ bên ngoài. Laravel sử dụng Composer để quản lý phụ thuộc của nó. Vì

16



vậy, trước khi sử dụng Laravel, bạn sẽ cần phải chắc chắn rằng bạn đã cài đặt trên
máy Composer của bạn.
- Link download Composer : />
Hình 1.4: Cài đặt composer

17


 Cài đặt Laravel thông qua Composer
-

Tạo 1 project Laravel bằng Composer trong terminal của bạn:
composer create-project laravel/laravel your-project-name “5.0.0” --prefer-dist

Hình 1.5: Cấu trúc thư mục Laravel
1.3.5. Cấu trúc Laravel
1.3.5.1. Các thư mục chính


app
App chứa các mô hình và điều khiển các ứng dụng. App chứa Model và

Controller cho ứng dụng của bạn.


Booststrap
Thư mục này chứa các thiết lập cơ bản để bắt đầu ứng dụng

18





config
Thư mục này chứa tất cả các thiết lập cấu hình của các ứng dụng như kết nối

cơ sở dữ liệu, bao gồm các lớp lõi, cài đặt email… vv


database
Thư mục này chứa các mã cho các giao dịch cơ sở dữ liệu như tạo bảng,

chỉnh sửa các cột, thêm hàng mặc định trong cơ sở dữ liệu… vv


public
Thư mục chứa các file tĩnh (css, js, less, etc.). File index.php trong thư mục

này gọi đến các tập tin đó


resources
Thư mục chứa các mã nguồn của ứng dụng như Views, assets
Thư mục views chứa những file mẫu HTML mà người sử dụng bời controller

hay route.
Thư mục lang chứa những file ngôn ngữ dùng cho việc phân trang và chứng
thực form người dùng với ngôn ngữ tiếng Anh.



storage
Thư mục lưu trữ khuôn mẫu Blade, dữ liệu của sessions, caches và các file

khác được sinh ra bởi framework


test
Thư mục này chứa tất cả các bài tests của ứng dụng



vendor
Thư mục này chứa tất cả các file của bên thứ ba (phụ thuộc và prepackages

bổ sung cho các plugin) và các tập tin mã nguồn của Frameworl laravel.
1.3.5.2. Các thư mục và tập tin qua trọng khác


app/Http
Thư mục này chưa controller và routes. Routes được đặt trong file route.php

và controller được đặt trong thư mục Controllers. Trong đây còn có 2 folder khác là
Resquests và Middleware. Resquests chứa các file resquest, Middleware chứa các
middlerware.

19





app/ Exception:
Thư mục chứa các classes ngoại lệ.



app/ Services
Thư mục này được sử dụng để xác định các Services mới.



app/ Providers
Thư mục này đăng ký và liên kết với các Services.



resources/views
Thư mục này chứa các tập tin views.



.env
Đây là một tập tin ẩn trong thư mục gốc của ứng dụng. Tập tin này có chứa

các dữ liệu cá nhân như tên và mật khẩu cơ sở dữ liệu, dữ liệu cấu hình email…vv
1.3.6. Các thành phần cơ bản trong Laravel
1.3.6.1. Routing


Basic Routing (định tuyến cơ bản)

Bạn sẽ xác định hầu hết các tuyến cho ứng dụng của bạn trong tập tin

app/Http/routes.php, được nạp bởi các lớp App\Providers\RouteServiceProvider.
Hầu hết các định tuyến Laravel cơ bản chỉ đơn giản là chấp nhận một URL và a
Closure :
-

Basic GET Route (định tuyến GET cơ bản)

Route::get('/', function(){
return 'Hello World';
});
-

Other Basic Routes (các định tuyến cơ bản khác)

Route::post('foo/bar', function(){
return 'Hello World';
});
Route::put('foo/bar', function(){
//
});
Route::delete('foo/bar', function(){

20


//
});
-


Registering A Route For Multiple Verbs (đăng ký một định tuyến đối
với nhiều động từ)

Route::match(['get', 'post'], '/', function(){
return 'Hello World';
});
-

Registering A Route That Responds To Any HTTP Verb (đăng ký
một định tuyến đáp ứng đến động từ HTTP bất kỳ)

Route::any('foo', function(){
return 'Hello World';
});
Thông thường, bạn sẽ cần phải tạo ra đường dẫn đến các định tuyến của bạn,
bạn có thể làm như vậy bằng cách sử dụng url helper:
$url = url('foo');


Named Routes (Định tuyến được đặt tên)
-

Các định tuyến được đặt tên cho phép bạn để thuận tiện tạo ra các
URL hoặc chuyển hướng cho một định tuyến cụ thể. Bạn có thể chỉ
định một tên cho một định tuyến với mảng khóa as :

Route::get('user/profile', ['as' => 'profile', function(){
//
}]);

-

Bạn cũng có thể chỉ định tên định tuyến cho các hành động điều
khiển:

Route::get('user/profile', [
'as' => 'profile', 'uses' => 'UserController@showProfile'
]);
-

Giờ, bạn có thể sử dụng tên của định tuyến khi tạo URL hoặc chuyển
hướng:

$url = route('profile');

21


$redirect = redirect()->route('profile');
-

Phương thức currentRouteName trả về tên của các định tuyến xử lý
các yêu cầu hiện tại:

$name = Route::currentRouteName();\
1.3.6.2. Controller
Sau khi route nhận được request thì sẽ chuyển hướng request đến cho
controller và giao cho controller này xử lý. Controller sẽ gọi tới Model để tương tác
với cơ sở dữ liệu (database) và đưa dữ liệu tới View và View sẽ nhận dữ liệu và
chuyển thành những đoạn mã HTML rồi gửi về cho Client.

Tất cả controller trong laravel được chứa trong thư mục app/Http/controllers
và việc tạo tên file, đặt tên controller cũng phải tuân theo nguyên tắc của nó như
sau:


Trong laravel có một lớp xử lý Controller chính của nó, do đó các
Controller tạo mới phải kế thừa controller này.



Tên controller phải trùng với tên file.
Có hai cách tạo controller:



Tạo trực tiếp trong thư mục app/Http/controllers:
Class <Tên controller> extends Controller{
//Các action
}



Tạo bằng câu lệnh artisan:
Trỏ đến thư mục gốc chứa project laravel, sau đó nhập câu lệnh:
php artisan make:controller controller nameController



Tạo các action trong controller
Khi làm việc với Route::controller thì cần chú ý việc đặt tên action phải tuân


theo quy tắc methodUri như sau:
-

method là post, get, ... và viết thường

-

Uri: Chữ cái đầu tiên của Uri sẽ bắt buộc viết in hoa, cứ 1 chữ in hoa
sẽ được tính là 1 đoạn uri được phân cách bởi dấu -

22


Ví dụ: action getDemoAction sẽ có method là get và Url là demo-action
- Khi làm việc với Route::resource thì controller laravel hỗ trợ 8 action:
index, create, store, show, edit, update, destroy nhưng trong controller
không nhất thiết phải tạo đủ 8 action này.
Ngoại trừ những điều trên thì action bạn có thể đặt tên tùy ý.
1.3.6.3. Eloquent ORM


Introduction (Giới thiệu)
-

Các Eloquent ORM kèm với Laravel cung cấp một ActiveRecord đẹp
mắt, đơn giản để thực hiện làm việc với cơ sở dữ liệu của bạn. Mỗi
bảng cơ sở dữ liệu có một "Model" tương ứng được sử dụng để tương
tác với các bảng đó.


-

Trước khi bắt đầu, hãy chắc chắn đã cấu hình một kết nối cơ sở dữ
liệu trong:

app/config/database.php.


Basic Usage (Cách sử dụng cơ bản)
-

Để bắt đầu, tạo ra một Eloquent model. Model thường chứa trong các
thư mục app/models, nhưng bạn được tự do để đặt chúng ở bất cứ đâu
có thể được tự động tải tập tin theo composer.json của bạn.

-

Defining An Eloquent Model (Định nghĩa một mô hình Eloquent):

class User extends Eloquent {}
Lưu ý : Laravel không nói các bảng của Eloquent chỉ để sử dụng cho User
model của Laravel. Các trường hợp thấp hơn, phần lớn tên của các lớp sẽ được sử
dụng như tên bảng trừ khi tên khác được quy định một cách rõ ràng. Vì vậy, trong
trường hợp này, Eloquent sẽ cho rằng các lưu trữ User model ghi trong bảng người
dùng. Bạn có thể chỉ định một bảng tùy chỉnh bằng cách định nghĩa một thuộc tính
bảng trên mô hình của bạn.


Insert, Update, Delete (Chèn, Cập nhật, Xóa)
-


Để tạo ra một bản ghi mới trong cơ sở dữ liệu từ một mô hình, chỉ
đơn giản là tạo ra một trường mô hình mới và gọi phương thức
save.

23


-

Saving A New Model (Lưu một mô hình mới)

$user = new User;
$user->name = 'John';
$user->save();
Lưu ý: Thông thường, các mô hình Eloquent của bạn sẽ có các khoá tự động
tăng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chỉ định các khóa riêng của bạn thì hãy thiết lập
thuộc tính incrementing trên mô hình của bạn là false.
Sau khi lưu hoặc tạo ra một mô hình mới mà sử dụng ID tự động tăng, bạn
có thể lấy lại ID bằng cách truy cập thuộc tính id của đối tượng:
$ insertedId = $ user-> id;
-

Setting The Guarded Attributes On The Model (Thiết lập các thuộc
tính bảo vệ trong mô hình)

class User extends Eloquent {
protected $guarded = array('id', 'account_id');
}
-


Using The Model Create Method (Sử dụng mô hình tạo phương thức)

/* Tạo một người dùng mới trong cơ sở dữ liệu… */
$user = User::create(array('name' => 'John'));
/* Lấy người dùng bởi các thuộc tính, hoặc tạo ra nó nếu nó không tồn tại...
*/
$user = User::firstOrCreate(array('name' => 'John'));

/* Lấy người sử dụng bởi các thuộc tính, hoặc khởi tạo một trường mới... */
$user = User::firstOrNew(array('name' => 'John'));
-

Updating A Retrieved Model (Cập nhật một mô hình lấy dữ liệu)

$user = User::find(1);
$user->email = '';
$user->save();
-

Saving A Model And Relationships (Lưu trữ một mô hình và các mối
quan hệ)

24


Đôi khi bạn có thể lưu lại không chỉ là một mô hình, mà còn tất cả các mối
quan hệ của nó. Để làm như vậy, bạn có thể sử dụng phương thức push:
$user->push();
Bạn cũng có thể chạy bản cập nhật như truy vấn đối với một tập hợp các mô hình:

$affectedRows = User::where('votes', '>', 100)->update(array('status' => 2));
-

Deleting An Existing Model (Xóa một mô hình đang hiện tại)

$user = User::find(1);
$user->delete();


Timestamps (Mốc thời gian)
Theo mặc định, Eloquent sẽ duy trì các cột created_at và updated_at trên

bảng cơ sở dữ liệu của bạn tự động. Đơn giản chỉ cần thêm những cột mốc thời gian
cho bảng của bạn và Eloquent sẽ lo phần còn lại. Nếu bạn không muốn cho
Eloquent giữ các cột này hãy thêm các quyền sau cho mô hình của bạn:
-

Disabling Auto Timestamps (Vô hiệu hóa tự động lưu mốc thời gian)

class User extends Eloquent {
protected $table = 'users';
public $timestamps = false;
}
-

Providing A Custom Timestamp Format (Cung cấp một định dạng tùy
chỉnh với mốc thời gian)

class User extends Eloquent {
protected function getDateFormat(){return 'U'; }

}
1.3.6.4. Views (Khung nhìn)


Basic Usage (Cách sử dụng cơ bản)
Views chứa HTML phục vụ cho ứng dụng của bạn, và đóng vai trò một

phương pháp tiện lợi của việc tách điều khiển của bạn và phần logic từ sự trình bày
logic của bạn. Views được lưu trữ trong thư mục resources/views.
<!-- View stored in resources/views/greeting.php -->
<html>

25


×