Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP – TÍCH CỰC ĐOẠN TRÍCH “ CHIẾN THẮNG MTAO, MXÂY” ( Trích Sử thi Đăm Săn) CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.72 KB, 27 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT THÁI HÒA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP – TÍCH CỰC

ĐOẠN TRÍCH “ CHIẾN THẮNG MTAO, MXÂY”
( Trích Sử thi Đăm Săn)
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10

Giáo viên: Cao Thị Thu
Hiền
Tổ : Văn
Năm học: 2016 - 2017


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC – HIỂU ĐOẠN
TRÍCH
“ CHIẾN THẮNG MTAO – MXÂY” (Trích sử thi Đăm
Săn)
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trong chương trình THPT, môn Ngữ văn là một môn học có vai trò
quan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà
còn góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, đạo đức và các mối quan
hệ tốt đẹp trong cuộc sống cho các em. Ngày nay khi việc đổi mới dạy học
Ngữ Văn trong nhà trường THPT đang được thực hiện khá đồng bộ và triệt
để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo những phương thức mới mẻ để học sinh thêm
hứng thú, say mê với bộ môn ngày càng được các thầy cô giáo quan tâm.


Văn học với vai trò giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ cung cấp cho các em
kho tri thức phong phú về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cũng như
các quốc gia trên thế giới. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 giành phần lớn thời
lượng để truyền tải đến các em tri thức về văn học dân gian – nền văn học
gắn bó với nhiều truyền thống và những nét văn hóa của dân tộc ta từ xưa.
Giai đoạn văn học này đem đến cho học sinh nhiều sự say mê, hứng thú, tuy
nhiên nhiều thể loại văn học dân gian có đặc trưng riêng, khó dẫn đến việc
cảm thụ của các em với các tác phẩm văn học cũng hạn chế.
- Thể loại sử thi là thể loại mới, vào lớp 10 các em mới được học. Đây là
loại hình dân gian ra đời từ rất sớm có cách tư duy, cách xây dựng nhân vật
đặc trưng theo thể loại. Vì vậy bản thân mỗi giáo viên không thể đánh đồng
việc đọc hiểu văn bản sử thi với các thể loại tự sự dân gian khác được.


- Mặt khác do sự đổi mới nội dung sách giáo khoa, chương trình ngữ văn
hiện nay sắp xếp các văn bản thành cụm thể loại tạo nên nét khác biệt trong
phương pháp dạy và học.
Trước những yêu cầu đối với mỗi giáo viên hiện nay cần đổi mới
phương pháp dạy và học để tạo được sự hứng thú cho học sinh, giúp các em
thêm yêu thích môn văn, gắn bó với nền văn học truyền thống của dân tộc,
tôi xin đề xuất phương pháp dạy đọc – hiểu một đoạn trích trong văn bản sử
thi trong nhà trường THPT để học sinh nắm vững được thể loại sử thi, tạo
hiệu quả hơn trong việc dạy học tác phẩm văn học dân gian, đó là đoạn trích
“ Chiến thắng Mtao, Mxây” trích “ Sử thi Đăm Săn”
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng đề tài:
- Hướng tiếp cận đoạn trích “ Chiến thắng Mtao, Mxây” trích Sử thi
Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên, dưới góc nhìn liên văn bản.
2. Đối tượng thử nghiệm đề tài:
- Học sinh lớp 10 (lớp chọn).

- Học sinh lớp 10 (lớp cơ bản).
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đoạn trích nằm trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10 khó dạy, khó học
lại chứa nhiều dung lượng kiến thức. Vì thế, việc tìm ra một phương pháp
giảng dạy vừa phù hợp với đối tượng học sinh vừa đảm bảo kiến thức chuẩn
để góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục là rất quan trọng. Đó
không chỉ là mong muốn của tôi mà còn của rất nhiều đồng nghiệp khác.
Việc vận dụng sáng tạo Chuẩn kiến thức, kĩ năng vào đọc - hiểu đoạn trích
“ Chiến thắng Mtao, Mxây” sẽ có nhiều ưu điểm:
- Giúp học sinh nắm bắt được kiến thức một cách có hệ thống, cơ bản
nhất và nhanh nhất. Kiến thức cơ bản được khắc sâu và đậm nét.
- Tạo điều kiện cho các em dễ dàng, thoải mái trong cảm nhận, khám
phá đoạn trích, phát huy tính độc lập trong suy nghĩ, sáng tạo tránh sự bó
buộc, áp đặt, xơ cứng trong quá trình tiếp nhận kiến thức.


- Kết nối học sinh với văn học dân gian của người dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên, để các em tìm đến với đoạn trích “ Chiến thắng Mtao, Mxây”,
tác phẩm
“ Sử thi Đăm săn” và cả thể loại sử thi dân gian.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Xu thế chung của toàn nghành giáo dục trong giai đoạn hiện nay là
đổi mối phương pháp dạy học theo hướng tích cực, thực hiện Chuẩn kiến
thức, kĩ năng. Với môn Văn đây là nhu cầu bức thiết, nhu cầu tự thân. Để
đảm bảo nguyên tắc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện đúng theo
Chuẩn kiến thức kĩ năng, không có cách nào khác là phải xác lập một cơ chế
tối ưu trong dạy - học văn. Cơ chế ấy phải đảm bảo rút ngắn được khoảng
cách giữa học sinh và tác phẩm văn học. Giáo viên là người tổ chức hướng

dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng. Học
sinh là người chủ động tiếp cận, tiếp nhận văn bản văn học theo định hướng,
gợi ý của giáo viên.
Dạy bộ môn nào cũng cần có tính sáng tạo, chủ động tích cực của học
sinh nhưng với môn Văn các yêu cầu tích cực, chủ động, sáng tạo này có ý
nghĩa đầy đủ nhất. Một đặc điểm nổi bật của việc vận dụng Chuẩn kiến thức,
kĩ năng vào đọc- hiểu tác phẩm văn học là tạo ra một khoảng trống rất rộng
cho người dạy, người học phát huy tính sáng tạo, năng lực sáng tạo, tự do tư
tưởng, có khả năng biểu hiện cá tính. Văn chương không thể áp đặt, không thể
làm thay càng không thể tập thể hóa một cách máy móc. Người học vừa nghe,
hiểu vừa tự mình cảm nhận, phát biểu tranh luận vì thế quá trình vận dụng
kiến thức chuẩn, kĩ năng chuẩn định hướng cho tiết đọc - hiểu đoạn trích “
Chiến thắng Mtao, Mxây”là cần thiết. Nó vừa giúp giáo viên tránh đi lệch
hướng, lan man, ôm đồm kiến thức; vừa giúp học sinh chống lại bệnh xơ cứng
trong tiếp nhận, cảm thụ văn bản văn học.


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Giải pháp cũ:
a, Sử thi cũng như lịch sử phát triển của nó là một vấn đề không mới mẻ
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều công trình khoa học đã khai
thác giá trị củ những bộ sử thi nổi tiếng. Các tác phẩm sử thi trong và ngoài
chương trình học cũng được nghiên cứu biên soạn, in ấn, xuất bản với số
lượng lớn. Tuy vậy, việc dạy – đọc hiểu tác phẩm sử thi, nhất là một đoạn
trích là một vấn đề còn cần nhiều sự quan tâm, đóng góp và sẻ chia.
b, Môn văn là một môn học đòi hỏi sự cần cù chăm chỉ của người học
khá cao, vì vậy với phương pháp dạy học văn cũ dễ dẫn đến tình trạng học
sinh thụ động, chịu sự tác động một chiều từ phía giáo viên, khiến giờ học
văn có tình trạng đọc chép, hoặc mang tính chất giáo điều, áp đặt chưa có
tính thực tiễn.

Sử thi là một thể loại văn học có quy mô đồ sộ, nội dung một tác phẩm khá
dài. Trong cơ chế dạy học văn cũ, học sinh không được tự do trình bày suy
nghĩ, ý kiến về những tác phẩm đang học, mà chủ yếu tiếp nhận và lắng
nghe, vì vậy đa phần học sinh thụ động chưa có ý thức tự tích lũy kiến thức,
chưa có tư duy sáng tạo đổi mới mà trông chờ vào ý kiến của giáo viên.
Với phương pháp dạy học cũ, giáo viên là người nắm vững tác phẩm và
truyền đạt lại nội dung cho học sinh. Với vai trò “người cảm thụ thay” cho
học sinh, giáo viên dường như khó có thể tạo được sự đồng hưởng cảm xúc.
Mối quan hệ giữa học sinh và tác phẩm sử thi cũng chính vì thế mang tính
chất gián tiếp. Học sinh không đọc, không tìm tòi, phát hiện mà chỉ cảm
nhận hời hợt qua bài giảng định hướng của giáo viên.
C, Ngày nay với sự thay đổi các phương pháp dạy học và phương thức
soạn giảng mới, vai trò của học sinh đã được nâng cao, tích cực hơn. Tuy
nhiên trong các giờ dạy về văn học dân gian, học sinh vẫn còn tỏ ra lúng
túng, chưa tiếp thu hết được nội dung ý nghĩa của văn bản. Nguyên nhân có
thể do thể loại văn học có độ lùi về thời gian, tư duy của các tác giả dân gian
khác với tư duy hiện đại ngày nay, hoặc cũng có thể nguyên nhân chính từ
các truyền thụ kiến thức của giáo viên còn quá khuôn mẫu chưa linh hoạt,
đổi mới.
2, Giải pháp mới cải tiến
Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nước ta trong những năm gần đây khẳng
định việc đổi mới phương pháp dạy – học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con


người. Chính vì vậy chúng tôi đề xuất một số phương pháp thực hiện đổi
mới dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả theo định hướng phát triển năng lực
học sinh. Dạy đọc – hiểu văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại. Văn học dân
gian gồm nhiều thể loại khác nhau, mỗi một thể loại có đặc trưng riêng biệt.
Vì vậy giáo viên dạy đọc – hiểu ở thể loại nào cần chú ý tới đặc trưng của

thể loại ấy để tránh sự nhầm lẫn.
2.1. Trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cốt truyện sử thi qua
hoạt động đọc ( kể, tóm tắt văn bản)
- Khi cho học sinh đọc – hiểu giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu phần
tóm tắt văn bản trong mục tiểu dẫn, sau đó hệ thống lại các sự kiện cơ bản.
Ngoài ra trong phần giảng bình, giáo viên cần tập trung xoáy sâu vào các chi
tiết liên quan đến nội dung đoạn trích giúp học sinh có khả năng lí giải đầy
đủ hơn một số vấn đề trong đoạn trích.
- Khi tóm tắt sử thi Đăm Săn, giáo viên chú ý hơn tới nội dung Đăm Săn
giao chiến với các tù trưởng khác. Điều này giúp học sinh nhận thức cuộc
chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây nằm trong một chuỗi những chiến thắng
của tù trưởng này, và cuộc chiến này không chỉ mang mục đích giành lại vợ
mà còn để mở mang bờ cõi, xây dựng bộ lac. Vì vậy việc tóm tắt văn bản sử
thi là hoạt động cần thiết trong giờ dạy
- Đối với học sinh, văn bản sử thi luôn gắn với môi trường diễn xướng,
nó dùng để kể chứ không phải để đọc. Vì vậy trong quá trình đọc văn bản,
tùy vào nội dung từng tác phẩm, đoạn trích, giáo viên cần tìm ra phương
pháp đọc phù hợp để tạo nên sự hấp dẫn, tâm thế tiếp nhận tích cực cho học
sinh. Giáo viên có thể phân vai cho học sinh đọc lời các nhân vật, đọc lời
của người kể chuyện. Trong sử thi Tây Nguyên lời của người kể chuyện
chính là tình cảm của nhân dân dành cho nhân vật anh hùng. Tuy nhiên thời
lượng đọc hiểu trên lớp không đủ để đọc hết toàn văn bản. Giáo viên cho
học sinh đọc một đoạn đối thoại giữa hai tù trưởng thể hiện sự kịch tính của
cuộc chiến đấu và một phần đoạn cuối lời của người kể chuyện. Do tính
nguyên hợp của tác phẩm sử thi nên việc hướng dẫn học sinh đọc – kể văn
bản sẽ giúp các em tiếp nhận văn bản hiệu quả hơn.
2.2. Thứ hai khi dạy đọc hiểu tác phẩm, giáo viên cần chú ý đến những sự
kiện lịch sử xã hội trọng đại có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng đặt ra
trong văn bản. Ở tác phẩm Đăm Săn phản ánh con người và xã hội Tây
Nguyên thời kì chế độ công xã đang tan rã. Trong cuộc chiến đấu với Mtao



Mxây để giành lại vợ mình, người anh hùng đồng thời cũng bảo vệ cuộc
sống bình yên cho buôn làng mình. Vì vậy cuộc chiến đòi lại vợ chỉ là cái cớ
để Đăm Săn chiến đấu tăng thêm sức mạnh, uy tín cho cộng đồng mình.
2.3.Thứ ba khi dạy tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại cần nhấn mạnh
những đặc điểm loại hình của kiểu nhân vật sử thi, tránh tiểu thuyết hóa
trong cách phân tích nhân vật. Trong sử thi, các nhân vật được hiện lên qua
các chi tiết miêu tả ngoại hình và chủ yếu qua lời nói, hành động. Đó chính
là sự cụ thể hóa phẩm chất và tính cách, tâm lí nhân vật. Nhưng để làm rõ
đặc điểm nhân vật sử thi, giáo viên cần thể hiện được vẻ đẹp phi thường của
nhân vật sử thi.
Nhân vật sử thi là con người của sự hoàn thiện, toàn mĩ. Đăm Săn tài
năng bản lĩnh dùng cảm phi thường, sức mạnh vô địch được thần và dân
giúp đỡ. Hay cả như nhân vật Uy – lit – xơ “ muôn vàn trí xảo” và Pê nê lốp
“ thận trọng, khôn ngoan” trong trích đoạn Uy – lít – xơ trở về đại diện cho
trí tuệ và tâm hồn người Hi Lạp. Họ là kết tinh của cả cộng đồng nên khi
hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, giáo viên cần chỉ ra cho các em thấy mọi
việc làm, mọi hành động của người anh hùng đều nhìn dưới cái nhìn của
cộng đồng.
Trong đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn luôn được so
sánh với nhân vật phản diện về chân dung, sức mạnh, tính cách. Mọi hành
động của người anh hùng này đều đại diện cho lí tưởng của nhân dân. Quá
trình chiến đấu của Đăm Săn cũng là quá trình người Ê đê chế ngự thiên
nhiên, phát triển và bảo vệ cộng đồng.
III. CÁC CÁCH TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU SỬ THI
1. Dạy đọc - hiểu sử thi theo hướng tích hợp:
Ngày nay với sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp
dạy học, giáo viên cần hình thành cho học sinh năng lực vận dụng tổng hợp
các tri thức, kĩ năng không chỉ trong môn Ngữ Văn, mà còn trong các môn

học khác như: lịch sử, địa lý, công dân… kiến thức về văn hóa, xã hội, và
liên hệ trong đời sống thực tế. Chúng ta cần kết hợp cả hai kiểu tích
hợp: tích hợp dọc và tích hợp ngang
1.1.Tích hợp dọc theo chương trình các cấp học
Tích hợp dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng đã học trước đó theo
nguyên tắc đồng trục. Nếu như các thể loại văn học dân gian khác như
truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao đều đã được học ở các cấp học trước


thì lên đến bậc THPT hoc sinh mới có điều kiện làm quen với sử thi. Tuy
chưa có nền tảng và về tri thức thể loại, nhưng cũng có được sự liên hệ với
những kiến thức liên quan đã học từ lớp dưới, những tri thức về thể loại khác
để các em có thể so sánh, đối chiếu. Giáo viên có thể đặt những câu hỏi như
H: Kể tên các thể loại văn học dân gian? Trong các thể loại đó, thể loại
nào chưa từng được học?
H: Tại sao lại xếp sử thi vào thể loại tự sự dân gian? Vì sao cũng kể về
người anh hùng dân tộc nhưng không thể xếp Thánh Gióng vào thể loại sử
thi?
Đồng thời trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, các tác phẩm sử thi được sắp
xếp thành cụm, thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, hoặc liên hệ các tác
phẩm với nhau. Ví dụ khi học xong hai tác phẩm Đăm Săn và Ô đi xê giáo
viên có thể tổng hợp cho học sinh thấy tuy cùng viết về những anh hùng của
dân tộc nhưng Đăm Săn là sử thi dân gian mang tư duy hồn nhiên, chất phác
còn Ô đi xê và Ramayana là sử thi bác học vì thế phong phú, phức tạp, sâu
sắc tinh tế hơn. Ô- đi – xê được nhà thơ Hô – me – rơ tăng cường tính nhân
bản, thẩm mĩ thì Ramayana được đạo sĩ Van – mi – ki tô đậm hơn chất tôn
giáo và tâm linh.
1. 2. Tích hợp kiến thức liên môn
Tích hợp ngang kiến thức các môn học có liên quan đến nhau hiện nay
đang là một phương pháp được sử dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy

học môn Ngữ văn trong trường THPT. Bên cạnh việc tích hợp ba phân môn
của môn Ngữ Văn : đọc văn, tiếng Việt và làm văn, giáo viên cần đưa thêm
những kiến thức về văn hóa, xã hội, con người vào bài học để gia tăng thêm
kiến thức thực tế, tạo nên sự hiểu biết toàn diện cho học sinh.
Khi dạy đọc hiểu về thể loại sử thi trong chương trình THPT, giáo viên khai
thác văn bản theo đặc trưng thể loại là một việc làm cần thiết, đúng với yêu
cầu của phương pháp dạy học Văn. Bên cạnh đó, với phương pháp tích hợp
kiến thức liên môn không chỉ giúp giáo viên truyền tải nội dung bài học
phong phú, mà còn giúp học sinh đi vào khám phá tác phẩm, từ đó thấy hết
được cái hay cũng như vẻ đẹp riêng của sử thi so với các thể tự sự dân gian
khác.
- Trong bài Văn bản văn học ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập I, trang 59)
Sử thi Đăm Săn được lấy làm ngữ liệu tìm hiểu đặc điểm của văn bản văn
học


- Hay trong phân môn làm văn, các văn bản sử thi có thể lấy làm đề bài
cho các bài viết: thuyết minh, tự sự, hoặc nghị luận văn học.
- Giáo viên cần tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa xã hội khi giảng
dạy về sử thi bởi đây là thể loại được hình thành trong thời kì các tác phẩm
văn học sử học, triết học rất gần gũi với nhau về nội dung.
- Khi hướng dẫn đọc hiểu sử thi Đăm Săn, giáo viên có thể cung cấp cho
học sinh những quan niệm trong văn hóa dân gian của người Ê đê. Đó là tục
lệ “ Nối dây chuê nuê” trong hôn nhân xưa, là sinh hoạt mang văn hóa cồng
chiêng của nhân dân Tây Nguyên. Giáo viên có thể giới thiệu những hình
ảnh về trang phục truyền thống, cách ăn ở, cách sử dụng những dụng cụ
nhạc điệu của người Ê Đê để học sinh hình dung cụ thể hơn cách sống cách
suy nghĩ của những dân tộc này.
- Khi giảng dạy về tác phẩm Đăm Săn, giáo viên có thể giới thiệu về quá
trình hình thành các bộ tộc các buôn làng. Giới thiệu cho học sinh kiến thức

về lịch sử qua các tranh ảnh, số liệu hay những sự kiện trong đại gắn liền với
cuộc sống của người Ê đê. Giáo viên trình chiếu những kiến thức về địa lý,
những địa bàn sinh sống chủ yếu của con người Tây Nguyên, cách sống cách
sinh hoạt, săn bắn, hái lượm của họ. Về văn hóa, giáo viên giới thiệu với học
sinh kiến thức về cách ăn ở, sinh hoạt, lối trang phục, phong tục tập quán
của họ để học sinh có thể tượng tượng hình dung được về chân dung của tù
trưởng Đăm Săn qua những lời kể trong sử thi làm phong phú đa dạng nội
dung, tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.
2. Dạy đọc - hiểu sử thi theo hướng tích cực hóa vai trò của người học
Dạy học theo hướng tích cực là dạy học nhằm phát huy tính chủ động
sáng tạo của học sinh . Học sinh không chỉ chủ động tìm hiểu, tiếp cận văn
bản mà còn cần có ý thức đọc, suy ngẫm, liên tưởng và tăng cường tính tự
chủ để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách cá nhân thông qua môn học. Sử thi
với đặc điểm riêng của mình đã trở thành một thể loại có ưu thế trong việc
dạy học theo hướng tích cực
2.1. Phương pháp gợi mở
Là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong việc dạy đọc – hiểu văn bản
hiện nay thông qua hệ thống các câu hỏi và đối thoại giữa giáo viên - học
sinh. Giờ đọc hiểu sẽ có nhiều câu hỏi để học sinh thảo luận, trao đổi, nắm
bắt được nội dung bài. Phương pháp này tạo sự dân chủ, kích thích sự sáng


tạo của học sinh, khắc phục hạn chế của giờ học mang tính chất đọc, chép
trước đây.
Để tạo được giờ dạy như vậy thì hệ thống câu hỏi trong bài học cần phải
phong phú, đa dạng, linh hoạt, bám sát đối tượng. Bản thân giáo viên cần
nắm chắc nội dung văn bản, hiểu rõ từng chi tiết tác phẩm để đưa ra câu hỏi
cho phù hợp. Giáo viên có thể đưa ra các dạng câu hỏi khi dạy đoạn trích “
Chiến thắng Mtao Mxây”
– Trận đánh nhau với Mtao Mxây được miêu tả qua những chặng nào?

Để trả lời câu hỏi này, giáo viên có thể gợi ý học sinh bằng những câu hỏi
nhỏ :
– Diễn biến của hiệp đấu thứ nhất như thế nào? Thái độ và tài năng của
Đăm Săn và Mtao Mxây được thể hiện thế nào?
– Cảnh hai người múa khiên được miêu tả đối lập như thế nào? Tại sao
Đăm Săn không múa khiên trước mà để Mtao Mxây múa trước?
– Theo em tài nghệ của Mtao Mxây có đúng như hắn khoe khoang hay
không?
Hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến của hiệp đấu thứ 2
bằng các câu hỏi:
– Ở hiệp đấu thứ 2, ai là người múa khiên trước?
– Chi tiết miếng trầu của Hơ Nhị quăng cho Mtao Mxây nhưng Đăm Săn
lại giành được nói lên điều gì?
– Ý nghĩa của chi tiết ông trời mách kế cho Đăm Săn là gì?
Hệ thống câu hỏi gợi mở được giáo viên đưa ra để giúp học sinh theo sát nội
dung tác phẩm, nắm chắc được ý nghĩa của văn bản sử thi.
2.2. Xây dựng tình huống có vấn đề trong giờ đọc – hiểu
- Khi học về văn bản Chiến thắng Mtao Mxây giáo viên có thể đặt vấn
đề
H: Cuộc chiến của Đăm Săn có phải chỉ là cuộc chiến đòi lại vợ hay
không? Hay còn vì lí do khác, lí do đó là gì?
Với những tình huống này, học sinh suy nghĩ trả lời để làm nổi bật được
đặc trưng của thể loại văn học sử thi. Học sinh được khuyến khích tự tìm tòi,
phát biểu, phát huy tính sáng tạo của mình để giải quyết vấn đề.


- Ngoài ra giáo viên sẽ có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ
dạy, kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm để bàn bạc, trao đổi về những
chi tiết những sự kiện quan trọng trong văn bản.
VI. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Định hướng và yêu cầu trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với bài đọc hiểu đoạn trích “ Chiến thắng Mtao, Mxây” phải đảm bảo những trọng tâm
sau:
* Về kiến thức:
- Vẻ đẹp hình tượng Đăm Săn qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của
văn bản sử thi dân gian.
- Cuộc chiến đấu của Đăn săn với Mtao Mxây là cuộc chiến vì danh dự,
hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của
người anh hùng thời xưa
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ và
các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích.
* Về kĩ năng:
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ đặc trưng của thể loại sử thi anh hùng. Ngôn
ngữ giàu sức gợi cảm.
Từ định hướng về trọng tâm kiến thức, kĩ năng trên phương pháp tiến
hành của tôi sẽ hướng học sinh tìm hiểu, cảm nhận văn bản xoay quanh vấn
đề trọng tâm yêu cầu trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
1. Về phương pháp, cách thức tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị kĩ bài soạn, đặc biệt lưu ý phần tiểu dẫn và
chú thích.
- Giáo viên chuẩn bị một số tranh ảnh minh họa, sơ đồ kiến thức.
- Trong đọc – hiểu tác phẩm giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm,
tiến hành phát vấn, đàm thoại với học sinh.
2. Về tiến trình hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
a) Phần tìm hiểu chung :
- Tìm hiểu về thể loại sử thi:


+ Khái niệm sử thi
+ Phân loại: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng
- Tác phẩm sử thi Đăm săn: Tóm tắt được nội dung

- Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao, Mxây”
b) Phần hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
- Hướng dẫn cách đọc: Thể hiện giọng đọc và kể theo các vai : Đăm Săn,
Mtao Mxây, dân làng, tôi tớ và người kể chuyện.
+ Giọng Đăm Săn : quyết liệt, hùng tráng.
+ Giọng Mtao Mxây : khôn khéo, mềm mỏng.
+ Giọng dân làng : tha thiết.
+ Giọng người kể chuyện linh hoạt
- Tìm hiểu bố cục
- Đọc hiểu chi tiết

GIÁO ÁN DẠY THỬ NGHIỆM
Ngày soạn: 8/8/2016
Tiết 8,9
Đọc văn

CHIẾN THẮNG MTAO – MXÂY
( Trích sử thi Đăm San)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
Giúp HS hiểu được:
- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu” nhân
vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của
sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mô tả chiến tranh để
khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc.
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì
danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
- Cuộc chiến đấu của Đăn săn với Mtao Mxây là cuộc chiến vì danh dự,
hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của

người anh hùng thời xưa


- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ và
các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích.
2. Về kĩ năng
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
- Kĩ năng nhận định, phân tích tình huống trong đời sống.
3. Về thái độ:
- Tạo hứng thú, thói quen cho học sinh tự tìm hiểu, khám phá những vấn đề
khác của tác phẩm cũng như đối với các tác phẩm văn học khác.
– Giúp học sinh có ý thức sâu sắc hơn về danh dự, ý thức, nhân phẩm.
– Giúp học sinh nâng cao ý thức bồi đắp lý tưởng, lẽ sống đẹp cho bản thân,
biết hành động để thực hiện lý tưởng, lẽ sống đó.
II. Phương tiện thực hiện:
1. Giáo viên
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập 1
- Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 10
- Soạn giáo án, thiết kế bài học.
- Máy chiếu, tranh ảnh minh họa
2. Học sinh
- Đọc Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1
- Sách bài tập Ngữ Văn 10 tập 1
- Soạn bài theo câu hỏi và tập tóm tắt trước tác phẩm
III. Cách thức tiến hành
- Phương pháp gợi mở, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp đọc – diễn cảm
- Phương pháp trực quan



- Thảo luận nhóm
- Giáo viên ra câu hỏi thảo luận cho 4 nhóm học sinh tìm hiểu
VI. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H: Kể tên các thể loại văn học dân gian? Trong các thể loại đó, thể loại
nào chưa từng được học?
H: Tại sao lại xếp sử thi vào thể loại tự sự dân gian? Vì sao cũng kể về
người anh hùng dân tộc nhưng không thể xếp Thánh Gióng vào thể loại sử
thi?
3. Bài mới:
Nếu Hy Lạp tự hào với những bộ sử thi đồ sộ của Hô – me – rơ: I – li – át
và Ô – đi – xê, thì dân tộc Việt Nam cũng có những trường ca lớn như Đẻ
đất , đẻ nước của người Mường dài 8503 câu thơ kể về sự hình thành của
trời đất và con người, sử thi Đăm Săn của người Ê Đê ngợi ca cuộc đời và
sự nghiệp vị tù trưởng anh hùng. Phẩm chất đánh quý của Đăm Săn là vẻ
đẹp đại diện cho cả cộng đồng dân tộc. Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao, M
xây” kể về cuộc chiến của vị anh hùng chống lại kẻ thù mở mang buôn làng.
Đoạn trích để lại cho người đọc nhiều ấn tượng
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác
phẩm.
1. Thể loại sử thi
GV cho học sinh đọc phần tiểu dẫn
a. Khái niệm: Sử thi là tác phẩm tự
SGK
sự dân gian có quy mô lớn sử dụng ngôn

? Nêu khái niệm sử thi?
ngữ có vần, nhịp xây dựng những hình
tượng nghệ thuật hoành tráng, hào
hùng kể về nhiều biến cố lớn diễn ra
trong đời sống cộng đồng của cư dân
thời cổ đại. Sử thi có hình thức diễn
GV giới thiệu về đặc trưng của
xướng riêng ( hát, kể)
sử thi
* Đặc trưng của sử thi:
- Ra đời và phản ánh thời kì ấu thơ của dân tộctộc người. Thể hiện những bức tranh xã hội rộng
lớn cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại
- Biểu dương chiến tích của những anh hùng


dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho lợi
ích cộng đồng.
- Ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca. Nghe hát kể sử
thi là một sinh hoạt văn hoá tập thể và mọi giá trị
của sử thi, do đó, là thành tựu chung của cả cộng
đồng.
? Có mấy loại sử thi, đó là
những loại nào?
GV giới thiệu cho học sinh các
tiểu loại của sử thi, các tác
phẩm tiêu biểu. Giới thiệu đặc
trưng văn hóa Tây Nguyên qua
những số liệu, hình ảnh minh
họa
( bảng minh họa )

GV hướng dẫn học sinh tìm
hiểu Về sử thi Tây Nguyên

b. Phân loại
*Người ta chia làm 2 loại sử thi:
- Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước (Mường),
Aúm ệt luông (Thái), Cây nêu thần (Mơ nông)…
- Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đam Di, Xinh Nhã,
Khinh Dú (Ê Đê), Đam Noi (Ba na)…
* Sử thi Tây Nguyên:
Trong lúc sử thi ở nhiều nước là rời rạc, lẻ tẻ thì
ở Việt Nam, nó lại quần tụ thành vùng, tiêu biểu là
ở Tây Nguyên. Người ta gọi là vùng sử thi Tây
Nguyên. Sử thi Tây Nguyên, mà mỗi tộc người gọi
tên khác nhau: khan (Ê Đê), hơ ri (Gia rai), hơ
mon (Ba na), Oùt nơ rông ( Mơ nông).. trở thành
một đặc trưng thể loại tiêu biểu cho vùng văn
hoá Tây Nguyên. Vùng sử thi Tây Nguyên có căn
nguyên từ kinh tế- xã hội Tây Nguyên như: xã hội
tiền giai cấp, kinh tế nương rẫy…
Sử thi anh hùng Tây Nguyên có 3 đề tài chính: hôn
nhân, chiến tranh và lao động xây dựng. Đề tài
chiến tranh quan trọng hơn cả, là đề tài trung tâm
của sử thi anh hùng và thu hút các sự kiện thuộc 2
loại đề tài kia.
2. Sử thi Đăm Săn
a. Đề tài:
- Đăm săn là tác phẩm tiêu biểu cho thể
loại sử thi anh hùng .
- Viết về đề tài chiến tranh

- Số phận cá nhân thống nhất cao độ


GV hướng dẫn hs tìm hiểu về
sử thi Đăm Săn
? ĐS là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại
nào? Viết về đề tài gì?
GV có thể cung cấp cho học sinh
những quan niệm trong văn hóa dân
gian của người Ê đê. Đó là tục lệ “ Nối
dây” trong hôn nhân xưa, là sinh hoạt
văn hóa cồng chiêng của nhân dân Tây
Nguyên.

với số phận thị tộc

b. Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn
Sử thi Đăm Săn có 7 chương khúc tóm tắt như sau:
- Chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí theo luật tục chuênuê, đòi lấy Đăm Săn làm chồng, Đăm Săn không
chịu.

- Đăm Săn bỏ về nhà chị là Hơ Aâng, Trời làm
ĐS chết đi sống lại nhiều lần và ĐS tự thân cứu
GV tóm tắt nhanh tác phẩm sử thi Đăm được Hơ Nhí anh chịu thành hôn với hai người.
Săn
- Tù trưởng Mtao Grư (tù trưởng Ó) cướp Hơ
Nhí. Đăm Săn đánh lại, giành được vợ, bắt làm tù
binh.
- Đăm Săn đi phát rẫy, dọn ruộng, Mtao
Mxây (tù trưởng Sắt) lại cướp vợ anh, anh

giết được kẻ thù, thành một tù trưởng giàu
mạnh.
- Đăm Săn chặt cây thần. Cây đổ, hai chị
em Hơ Nhí và Hơ Bhí chết, Đăm Săn lên trời
toan chém đầu trời, được Trời bày phép làm
cho vợ sống lại.
- Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm
vợ, bị từ chối. Anh chết chìm trong rừng đất
nhão.
- Vía của Đăm Săn hoá thành con ruồi, bay
vào miệng Hơ Aâng, Hơ Âng thụ thai sinh
được một con trai, cũng đặt tên là Đăm Săn.
Đó là Đăm Săn cháu gọi Đăm Săn đã mất là
cậu. Đăm Săn cháu tiếp tục nối dây với chị
em Hơ Nhí và Hơ Bhí.
c. Giá trị: Bộ sử thi dài Đăm San
(2077 câu), thể hiện nét lịch sử văn hóa
của người đồng bào Tây Nguyên
3. Đoạn trích:


? Nêu vị trí đoạn trích?

GV yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích

- Vị trí: Tác phẩm gồm 7 khúc ca,
đoạn trích thuộc khúc ca thứ IV, kể lại
diễn biến cuộc chiến của Đăm Săn với tù
trưởng Mtao Mxây nhằm cứu vợ và mở
rộng đất đai

- Tóm tắt: Sau khi về làm chồng hai chị em tù
trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đam Săn trở nên một tù
trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng
Kên Kên(Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao
Mxây) lừa lúc Đam Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra
sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá
buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ
Đăm Săn đã đến nhà Mtao Mxây và gọi hắn ra
thách đấu. Mtao Mxây do dự, được Đăm Săn
nhường quyền đánh trước nhưng đường khiên của
hắn không đâm trúng Đăm Săn. Đến lượt Đăm Săn
rung khiên múa vun vút. Chàng đã đâm trúng đùi
và người Mtao Mxây nhưng đều không thủng.
Đăm Săn thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ và mộng
thấy ông Trời, được ông Trời bày cho cách dùng
cái chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây. Mtao
Mxây ngã lăn ra đất và bị Đăm Săn cắt đầu bêu
ngoài đường.
Chàng kêu gọi tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây đi
theo mình. Về làng, Đăm Săn mở tiệc ăn mừng
linh đình, kéo dài suốt cả mùa khô. Đăm Săn ngày
càng hùng mạnh, giàu có, “danh vang đến thần,
tiếng lừng khắp núi”.
- Ý nghĩa: Đoạn trích ngợi ca cuộc chiến đấu của
Đam Săn. Đó là cuộc chiến đấu vì danh dự, vì
hạnh phúc gia đình và hơn nữa vì cuộc sống bình
yên và sự phồn vinh của thị tộc. Đoạn trích này
tiêu biểu cho những đặc trưng của thể loại sử thi
anh hùng.
II. Đọc – hiểu văn bản

- Đọc: Dọng ĐS quyết liệt, mạnh mẽ;
dọng Mtao khôn khéo, mềm mỏng; dọng
người kể linh hoạt


? Ý nghĩa rút ra đoạn trích?

* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn
bản
GV gọi hs đọc một đoạn văn
bản và đưa ra nhận xét về cách
đọc
- Bố cục: 2 phần
+ Phần một (từ đầu cho đến …đem
Gv yêu cầu học sinh đóng vai đọc 1
bêu ngoài đường): Cuộc giao đấu giữa
phần văn bản
Đăm Săn và Mtao Mxây
Thể hiện giọng đọc và kể theo các vai :
+ Phần hai (còn lại) : Cảnh ăn mừng
Đăm Săn, Mtao Mxây, dân làng, tôi tớ
chiến thắng của Đăm Săn cùng dân làng
và người kể chuyện.
– Giọng Đăm Săn : quyết liệt, hùng
1. Cuộc giao đấu giữa Đăm Săn và
tráng.
– Giọng Mtao Mxây : khôn khéo, mềm Mtao Mxây
mỏng.
- Nguyên nhân: Do Mtao cướp phá
– Giọng dân làng : tha thiết.

buôn làng, bắt hơ Nhị và Hơ bhị về làm
– giọng người kể chuyện linh hoạt
vợ
? Đoạn trích cần phân chia bố
- Đăm săn chiến đấu để đòi lại vợ, bảo
cục ntn?
vệ danh dự của người tù trưởng anh
hùng, của bộ tộc, đồng thời trừng trị kẻ
xấu, đem lại sự yên ổn cho buôn làng
- Đây là cuộc chiến chính nghĩa, đóng
vai trò là “ bà đỡ lịch sử” khiến cho cộng
đồng ngày càng phát triển, có cuộc
sống ấm no, thịnh vượng
? Nguyên nhân nào dẫn đến
cuộc giao chiến giữa ĐS và
Mtao-mxây? ĐS chiến đấu với
* Diễn biến cuộc chiến
mục đích gi?
Đăm Săn
Mtao


? Đây là cuộc chiến ntn?

GV đặt câu hỏi thảo luận
Chia 2 nhóm
? Theo em, ai là người khiêu
chiến trước?
- HS: Đăm săn là người khiêu
chiến trước


? Đăm Săn đến nhà kẻ thù
khiêu chiến ntn?
? Còn Mtao Mxây đã có tâm
trạng, thái độ ra sao trước lời
khiêu chiến đó?

? Nhận xét về hai nhân vật
trong cuộc tuyên chiến này?

a. Khiêu chiến:
– Đăm săn chủ
động, tự tin đến
tận chân cầu
thang nhà Mtao
thách đấu dù kẻ
thù giàu có, được
trang bị vũ khí lợi
hại
– Dùng lời lẽ
khích dụ, đe dọa:
dọa chẻ sàn nhà,
chẻ cầu thang,
đốt nhà, buộc kẻ
thù rời khỏi nhà> Rất khôn
ngoan, tỉnh táo

Mxây
– Sợ hãi nhưng
vẫn tìm cách

trêu tức Đăm
Săn” “ Ta không
xuống đâu,
diêng ơi. Tay ta
đang còn bận
ôm vợ hai
chúng ta ở trên
này cơ mà”
– Sợ Đăm Săn
đánh lén không
dám xuống.

- Xuất hiện với
hình dáng dữ
tợn, trang bị vũ
khí
- Tỏ vẻ khinh bỉ
không thèm đánh “ Khiên tròn như
đầu cú, gươm
lén kẻ hèn nhát
như Mtao
óng ánh như
-> Tuyên chiến với tư cầu vồng” ><
nhưng dáng tần
thế chủ động, quyết
ngần do dự, mỗi
liệt, thái độ bình
tĩnh, tự tin, đường bước, mỗi đắn
hoàng => Đó là
đo

bản lĩnh một tù
-> Tư thế bị
trưởng anh hùng
động, hèn nhát,
b. Giao chiến: Trận
sợ sệt
chiến diễn ra qua
4 hiệp
* Hiệp đấu thứ
nhất: Đăm săn
nhường kẻ thù
múa khiên trước

– Mtao Mxây
rung khiên
múa“khiên hắn


HS trình bày, Giáo viên tổng
hợp, đánh giá
? Trận giao chiến diễn ra qua
mấy hiệp?
Hai nhóm thảo luận nhanh:
? Ở hiệp đấu thứ nhất, ai là
người múa khiên trước?
? Diễn biến của hiệp đấu thứ
nhất như thế nào?
? Theo em tài nghệ của Mtao
Mxây có đúng như hắn khoe
khoang hay không?


? Hai nhóm nhận xét đánh giá
hai nhân vật trong hiệp đấu thứ
nhất?
( Hết tiết 1, chuyển tiết 2)
Gọi hs đọc tiếp đoạn 2
Hai nhóm thảo luận:
? Hiệp đấu thứ hai, thứ ba, thứ tư diễn
ra ntn?Tìm những chi tiết miêu tả diễn
biến ba hiệp đấu còn lại?

– Đăm săn
không nhúc
nhích, mỉa mai
cách múa khiên
của Mtao “Ngươi
múa chơi đấy
phải không
diêng”-(Diêng chỉ
người bạn thân.
Nhưng cách xưng
hô này hàm ý
diễu cợt)
-> ĐS tỏ ra rất chủ
động, bình tĩnh, tự tin

Đăm Săn
* Hiệp đấu thứ hai:
Cả hai cùng múa
khiên

- Đăm săn rung
khiên múa “một
lần xốc tới, chàng
vượt một đồi
tranh …. Chàng
chạy vun vút qua
phía đông, vun
vút qua phía tây”.

kêu lạch cạch
như quả mướp
khô”
-> Hắn múa
khiên như trò
chơi, nhưng
vẫn tỏ vẻ khoe
khoang, ngạo
mạn
“ Có cậu ta học
cậu…có thần
rồng ta học
thần rồng..Thế
ngươi không
biết ta đã quen
đi đánh thiên
hạ, bắt tù
binh…sao”
-> Mtao lại rất
kém cỏi, vụng
về

Mtao Mxây
– Mtao Mxây
“ bước cao bước
thấp chạy hết bãi
tây sang bãi đông.
Hắn vung dao chém
phập một cái nhưng
chỉ trúng vào một
cái chão cột trâu”.

-> Vất vả, kém cỏi,
-> Cách múa
bất tài
khiên rất khỏe,
đẹp, nhanh và rất
điệu nghệ, thể


hiện sức mạnh uy
dũng của người
– Mtao Mxây
anh hùng
cầu cứu Hơ Nhị
* Hiệp đấu thứ
quăng cho
3:
miếng trầu.
– Đăm săn đớp được
miếng trầu , chàng
nhai trầu, sức khoẻ

tăng lên gấp bội. Đăm
Săn múa “ Chàng
múa trên cao, gió
như bão…múa
dưới thấp, gió
như lốc…quả núi
ba lần rạn nứt, ba
đồi tranh bật
rễ…, đuổi theo và
đâm trúng Mtao
nhưng hắn không
chết

? Như vậy, qua 4 cuộc giao
chiến , em có nhận xét gì về
nghệ thuật miêu tả; đặc biệt về

-

- Cái áo giáp
của Mtao rơi
loảng xoảng,
Mtao tháo chạy.
Hắn tránh
* Hiệp đấu thứ
quanh chuồng
4
lợn; tránh
- Được ông trời
quanh chuồng

mách nước, Đăn
trâu. Cuối cùng,
săn chộp ngay
hắn ngã lăn
một cái chầy mòn quay ra đất;
ném trúng vào
- bị thua cầu xin
vành tai kẻ địch
Đăm săn giữ tính
mạng“Ơ diêng! Ơ
diêng! để ta làm lễ
- Nhưng Đăm săn cầu phúc cho diêng
không tha, giết
một trâu, ta cho
chết Mtao, chặt
thêm diêng một con
đầu bêu ngoài
voi”.
đường


hai nhân vật Đăm săn và Mtao
Mxây?

=> Nhận xét
- Ngôn ngữ kể lôi cuốn, hấp dẫn; sử
? Theo em, cuộc chiến của
dụng nhiều phép so sánh cường điệu,
Đăm Săn có phải chỉ là cuộc
liệt kê trùng điệp; bút pháp tương phản

chiến đòi lại vợ hay không? Hay - Trong cuộc giao chiến, ĐS lúc nào cũng
còn vì lí do khác?
chủ động, tự tin, bình tĩnh, dũng mãnh,
chiến đấu kiên cường, giàu tinh thần
GV gợi ý học sinh tìm hiểu
thượng võ; luôn nhận được sự giúp đỡ
phần thứ 2 của văn bản
của con người và thần thánh; kiên quyết
? Ở phần này, xuất hiện thêm
tiêu diệt kẻ thù đến cùng
những nhân vật nào?( Xuất
- Còn Mtao Mxây là một tên kiêu căng, ngạo
hiện thêm dân làng, tôi tớ)
mạn nhưng lại hèn nhát, kém cỏi, bất tài.
? Sau khi chiến thắng, Đăm săn – Mục đích chiến đấu của Đăm săn rất
ứng xử với tôi tớ của
chính đáng để cứu vợ bảo vệ hạnh phúc
Mtao,Mxây ntn? Có giết họ
gia đình và còn bảo vệ danh dự cá nhân
không?
và cộng đồng, bảo vệ giữ gìn sự bình
yên, phồn thịnh của buôn làng. Vì thế,
GV giảng giải: Cuộc chiến đấu của
Đăm Săn nhằm mục đích mở mang bờ ĐS là kết tinh sức mạnh, vẻ đẹp, ý chí
khát vọng của cả cộng đồng
cõi làm củng cố uy danh. Sau chiến
thắng chàng không sát hại dân làng mà
chỉ thu phục họ, để họ tự nguyện thành
tôi tớ cho mình. Đây là khát vọng hòa
bình, ấm no của nhân dân Tây Nguyên

? Việc Đăm Săn kêu gọi dân
làng của Mtao Mxây đi theo
mình được kể như thế nào?
Nhận xét thái độ của chàng đối
với họ?

? Lời kêu gọi thể hiện khát
vọng gì ở người anh hùng?

2. Cảnh ăn mừng sau chiến thắng
a) Sau chiến thắng:
- Đăm Săn không tiến hành giết chóc đẫm máu
mà thuyết phục, kêu gọi tôi tớ của Mtao Mxây
theo chàng
– Việc kêu gọi được kể với dọng điệu trang trọng.
Thái độ kêu gọi của chàng rất nhiệt thành, tận tình,
vồn và, chàng trực tiếp gõ cửa từng nhà để kêu gọi
đến 3 lần:
+ Ơ nghìn chim sẻ…Các ngươi có đi với ta
không?
+ Ơ tất cả dân làng…có đi với ta không?
- Lời kêu gọi thể hiện khát vọng: Thống nhất các
buôn làng, khát vọng hòa bình, phồn vinh, giàu
mạnh , thống nhất lợi ích cá nhân chàng với lợi ích


của cả buôn làng
? Đáp lại lời kêu gọi đó, tôi tớ
của Mtao có thái độ ntn? điều
đó chứng tỏ điều gì?


? Những chi tiết nào miêu tả
cảnh ăn mừng chiến thắng của
Đăm Săn?

=> Chứng tỏ người anh hùng trong sử
thi được toàn thể cộng đồng suy tôn
tuyệt đối.
.- Đáp lại, tôi tớ Mtao nô nức đem theo của cải về
với chàng
=> Điều đó thể hiện uy tín của ĐS với cộng đồng,
khát vọng hòa bình, giàu mạnh của chàng phù hợp
với nguyện vọng chung của dân làng, của người
Êđê cổ đại cũng như lòng yêu mến, sự tuân phục
của cộng đồng đối với cá nhân anh hùng.
b, cảnh ăn mừng chiến thắng
* Cảnh ăn mừng chiến thắng được
miêu tả thông qua các chi tiết:
– Qua lời Đăm Săn: Rượu năm ché,
trâu dâng một con. Rượu bảy ché, trâu
bảy con. Rượu bảy ché, lợn thiến bẩy
con
– Âm thanh: Chiêng, trống to kêu rộn
rã, dây cồng dây chiêng không lúc nào
vắng bớt treo trên giá
– Các chuỗi thịt trâu, thịt bò treo đầy
nhà, chậu thau âu đồng nhiều không
còn chỗ để.

? Quang cảnh đó thể hiện Đăm

Săn là một tù trưởng như thế
nào?

? Tìm những chi tiết miêu tả
ngoại hình, hành động của
Đăm Săn trong lễ ăn mừng
chiến thắng?
GV tích hợp kiến thức văn hóa,

– Nhà Đam San đông nghịt khách. Tôi
tớ chật ních cả nhà. Mở tiệc ăn uống linh
đình.
=> lời kể khách quan nhấn mạnh sự
giàu có, hùng mạnh của nhân vật Đăm
Săn
* Đăm Săn trong bữa tiệc mừng
chiến thắng:
- Trang phục : ngực quấn chéo một


giới thiệu những tranh ảnh về
trang phục, nơi ở, những nét
sinh hoạt văn hóa của nhân
dân Tây Nguyên
? Nhận xét về vẻ đẹp của anh
hùng Đăm Săn?

* Hoạt động 2: Hướng dẫn
tổng kết
GV hướng dẫn học sinh tổng

kết văn bản
? Nêu khái quát những đặc sắc
nghệ thuật của văn bản?

? Nội dung cơ bản và ý nghĩa
đoạn trích?

mềm chiến, mình khoác một tấm áo
chiến, tai đeo nụ, đủ giáo gươm,
- Ngoại hình: Chàng nằm trên võng,
tóc thả trên sàn , hứng tóc chàng là một
cái nong hoa.
+ Đôi mắt long lanh như mắt chim
nghếch ăn hoa tre, bắp chân to bằng
cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ
- Hành động : Chàng uống không biết
say, ăn không biết no, chuyện trò không
biết chán…
- Khí chất: Cả miền Ê đê – Ê ga ca
ngợi Đam San là một dũng tướng chắc
chết mười mươi cũng không lùi bước,
Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong
bụng mẹ
=> Một vẻ đẹp trí tuệ, sức vóc hơn
người. Hình ảnh Đăm Săn oai phong,
dũng mãnh mang khí phách của một tù
trưởng hùng mạnh. Đăm Săn được miêu
tả bằng cái nhìn ngưỡng mộ của nhân
dân.
=> Nhận xét: Như vậy, trong bữa tiệc

mừng, con người Ê-đê và thiên nhiên
Tây Nguyên đều tưng bừng trong men
say chiến thắng. Ở đây, nhân vật sử thi
Đăm Săn thực sự có tầm vóc lịch sử khi
được đặt giữa một bối cảnh rộng lớn của
thiên nhiên, xã hội và con người Tây
Nguyên.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
– Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại
sử thi: ngôn ngữ của người kể biến hóa
linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng;
ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở


nhiều góc độ.
– Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song
hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng
đại, đối lập, tăng tiến,…
2. Nội dungĐoạn trích khẳng định sức mạnh và ca
ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – một người
trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha
với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng
là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê
thời cổ đại.

3. Củng cố:
- Đặc trưng của thể loại sử thi. Đặc điểm các nhân vật sử thi
- Nhận thức được: lẽ sống, niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được
trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cả cộng

đồng.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng
nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
4. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập trong phần luyện tập.
- Soạn bài mới: Văn bản.
Yêu cầu: Làm các bài tập trong SGK
V. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐỀ TÀI
Tôi đã vận dụng thiết kế giáo án thử nghiệm vào giảng dạy tại 3 lớp 10,
với hai đối tượng học sinh ( lớp chọn và lớp Cơ bản) Kết quả thu được như
sau:
Lớp
10A1
10C2
10C3
10C6

Tổng số
HS
45
41
39
31

Hiểu bài, biết vận
dụng kiến thức
32 HS (71%)
20 HS ( 48,7 %)
15 HS (38,4%)
8 HS (25,8%)


Nắm được kiến thức Hiểu sơ sài, chung
cơ bản
chung
10 HS (22,2%)
3 HS (6,8%)
14 HS ( 34,1%)
7 HS (17,2 %)
16 HS (41 %)
8 HS (20,6 %)
13 HS (41,9 %)
10 HS (32.3 %)


×