Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Báo cáo THỰC TẾ CHUYÊN MÔN DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRIỆU THÁI NGÀNH VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 84 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI CẢM ƠN
Chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học ngành Văn học của trường
Đại học Khoa học nhằm hương tới những mục tiêu: Đào tạo cử nhân vừa
có kiến thức khoa học cơ bản về chuyên ngành (tư duy lý luận, kỹ năng
nghiên cứu, phê bình văn học và khả năng sáng tác…) vừa có kiến thức về
văn hóa, văn học, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong khu vực. Từ ngày
01/07/2016 đến ngày 01/08/2016, trường Đại học Khoa học đã tổ chức cho
sinh viên Cử nhân Văn học K11 đi thực tế lần thứ hai nhằm làm quen và
tìm hiểu các lĩnh vực chủ đạo như: Báo chí, nghiên cứu văn hóa, nghiên
cứu văn học, nghiên cứu ngôn ngữ,… Bản thân tôi đã lựa chọn phòng Văn
hóa và Thông tin huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc là nơi thực tế của mình.
Để đạt được kết quả trong quá trình thực tế, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới Ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học Thái Nguyên,
Khoa Văn- Xã hội đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội quan sát và thực hành
những gì đã được học qua sách vở và giảng viên trong khoa Văn- Xã hội.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong phòng Văn
hóa và Thông tin huyện Lập Thạch đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành đợt thực tế lần hai này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chú Hoàng
Minh Việt - Trưởng phòng Văn hóa và thông tin người đã nhận tôi và tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành đợt thực tế chuyên môn này. Đặc biệt tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chú Trần Đức Hiếu – Phó trưởng phòng, người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tế tại cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực tế, song do trình độ
lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên quá trình thực tập
không tránh khỏi những sai sót, rất mong các các thầy cô, cô chú bỏ qua
cho tôi .Đồng thời tôi cũng rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ


bảo của mọi người để tôi có thể học thêm được nhiều kinh nghiệm để hoàn
thành đợt thực tập một cách tốt nhất.
2


Cuối cùng tôi xin kính chúc ban lãnh đạo cùng các thầy cô trong
Khoa Văn- Xã hội cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Phòng Văn hóa
và Thông tin huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc lời chúc sức khỏe, hạnh
phúc và thành công.
Xin chân thành cảm ơn!

3


A/ BÁO CÁO THỰC TẾ
PHẦN 1: THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỂM THỰC TẾ
1. Thời gian, địa điểm thực tế
1.1 Thời gian thực tế
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2016, từ ngày 01/07/2016 đến
01/08/2016, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên tổ chức cho
sinh viên K11- Cử Nhân Văn học thực tế lần hai tại các cơ quan, tổ chức
để` sinh viên có điều kiện tiếp cận, nhận diện công việc và chuẩn bị cho
việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.
1.2 Địa điểm thực tế
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Địa chỉ: Thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: 0211.3830115
Email:
2. Khái quát chung về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh phúc
2.1 Lịch sử hình thành

Lập Thạch (立立) nghĩa là đá dựng, khởi đầu Lập Thạch là tên làng, vì
trong làng có cột đá dựng tự nhiên, tựa như một tòa miếu cổ. Về sau, làng
Lập Thạch được gọi là xã Lập Thạch gồm có 4 thôn: Do Nha (làng Ngà
hoặc Miêu Nha thôn), Vinh Quang (xóm Chùa), Đại Trung (làng Cả, Cao
trung thôn), Văn Lâm (Văn Minh thôn).
Tên huyện Lập Thạch xuất hiện từ đời nhà Trần (1225-1400), trong
giai đoạn này huyện Lập Thạch thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô.
Thời nhà Lê, nhà Nguyễn, huyện Lập Thạch vẫn thuộc châu Tam
Đới sau đổi tên là phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây.
4


Tới năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), phủ Tam Đới đổi tên là phủ Tam
Đa và khi tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, huyện Lập Thạch vẫn giữ nguyên
tên cũ.
Năm 1399, tên huyện Lập Thạch được chép vào chính sử.
Tháng 2/1950, 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên sáp nhập thành tỉnh
Vĩnh Phúc, Lập Thạch trở thành huyện của tỉnh Vĩnh Phúc.
Tháng 3/1968, Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh
Phú, huyện Lập Thạch trở thành huyện của Vĩnh Phú. Trong suốt thời kỳ
trực thuộc tỉnh Vĩnh Phú, huyện Lập Thạch có 2 lần thay đổi địa giới hành
chính. Năm 1977, huyện Lập Thạch sáp hợp với huyện Tam Dương thành
huyện Tam Đảo. Năm 1978, huyện Tam Đảo lại được tách thành 2 huyện,
huyện Tam Dương sáp nhập với huyện Bình Xuyên thành huyện Tam Đảo,
còn huyện Lập Thạch giữ nguyên, huyện lỵ được chuyển về đóng tại Xuân
Hòa.
Ngày 1/1/1997, Quốc hội khoá 10 quyết định chia tách tỉnh Vĩnh Phú
thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Lập Thạch trở thành huyện của tỉnh
Vĩnh Phúc.
Ngày 23/12/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/NĐ-CP về

việc đìều chỉnh địa giới huyện Lập Thạch, tách 15.031,77 ha diện tích tự
nhiên và 93.984 nhân khẩu của huyện Lập Thạch (bao gồm toàn bộ diện
tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Bạch Lưu, Hải Lựu, Đôn Nhân,
Quang Yên, Lãng Công, Nhân Đạo, Phương Khoan, Đồng Quế, Nhạo Sơn,
Như Thuỵ, Yên Thạch, Tân Lập, Tứ Yên, Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao
Phong và thị trấn Tam Sơn) để thành lập huyện mới Sông Lô.
2.2. Điều kiện tự nhiên
Lập Thạch là huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách
thành phố Vĩnh Yên khoảng 16km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 75km, phía
5


bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang với dãy núi Tam Đảo, phía
đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương cùng tỉnh, phía nam giáp
huyện Vĩnh Tường, phía tây giáp huyện Sông Lô (được thành lập trên cơ sở
tách ra từ huyện Lập Thạch cũ kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2008) và thành
phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
Lập Thạch là huyện miền núi có diện tích đất tự nhiên là 173,10 km 2,
có 20 đơn vị hành chính cấp xã/ phường: gồm 2 thị trấn, 18 xã, đó là: Thị
trấn Lập Thạch, thị trấn Hoa Sơn, xã Sơn Đông, Triệu Đề, Đình Chu, Xuân
Lôi, Văn Quán, Tiên Lữ, Đồng ích, Bàn Giản, Tử Du, Liên Hòa, Ngọc Mỹ,
Xuân Hòa, Vân Trục, Liễn Sơn, Thái Hòa, Bắc Bình, Hợp Lý và Quang
Sơn.
Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, đồng bằng xen đồi thoải lượn
sóng, nghiêng từ Bắc xuống Nam, có sông Lô và sông Phó Đáy chảy qua.
Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các
xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy,
diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh. Vùng ven rìa trước núi
Tam Đảo thuộc xã Đạo Trù có tuổi đại trung sinh. Như vậy, huyện Lập
Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi "trẻ" nhất cũng

cách ngày nay trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo
magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng, tổng diện tích 70 km2 và khối
các núi Bầu, núi Lịch, núi Ngang, diện tích nhỏ hơn, nằm hai bên bờ sông
Phó Đáy, từ xã Hợp Lý đến các xã Yên Dương, Bồ Lý, tuổi tuyệt đối là 350
triệu năm.
Diện tích đất tự nhiên toàn huyện bao gồm 32.302,2 ha trong đó đất
nông nghiệp chiếm 15.239,43 ha; đất lâm nghiệp chiếm 8.367,65 ha; đất ở
chiếm 4.742,72 ha; và đất chưa sử dụng là 3.952,4 ha.

6


Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 22 °C, số
giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung
bình 1.500 -1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%, khí hậu Lập
Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa hè gây úng lụt vùng
trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy
trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã
gây cô lập các cụm dân cư và các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí
gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi.
Bên cạnh đó Lập Thạch còn là một vùng đất giàu tài nguyên thiên
nhiên và khoáng sản. Lập Thạch có cát, sỏi trữ lượng hàng chục triệu m 3 ở
Cao Phong, Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Ðề; cao lanh ở Yên Dương; than đá
(trữ lượng khoảng 1.000 tấn) ở Ðạo Trù; than nâu ở Bạch Lưu, Ðồng
Thịnh; than bùn ở Văn Quán (trữ lượng khoảng 150.000m3); sắt ở Bàn
Giản,…
2.3. Tình hình kinh tế- xã hội
Nền kinh tế huyện Lập Thạch đang từng bước phá thế độc canh,
song tỷ trọng thu nhập chủ yếu vẫn từ kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra, các
cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu

tương, mía vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày
đang dần được thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn
quả có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, hồng, xoài.
Bên cạnh những nỗ lực tìm hướng đi trong việc phát triển tối ưu cây
trồng trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện, các vùng chiêm trũng
ven sông, các hồ trong huyện đang được chú trọng phát triển chăn thả thủy
sản, chủ yếu là cá. Với phong trào cải tạo đồng chiêm trũng nuôi thả cá vụ,
những năm gần đây Lập Thạch luôn duy trì ở mức ±1.200 ha mặt nước.
Ngoài gia súc, gia cầm là vật nuôi truyền thống, một số động vật nuôi mới
7


đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối rộng như bò sữa, dê, ong
mật. Phát triển đa dạng sản phẩm hàng hóa và quy mô sản xuất, quy mô hộ
gia đình và nhóm hộ gia đình gắn với nông nghiệp nông thôn. Khôi phục và
đầu tư chiều sâu các ngành nghề truyền thống, ưu tiên phát triển sản xuất
vật liệu xây dựng, sơ chế, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng,
sửa chữa cơ khí, điện, điện tử là những mục tiêu ưu tiên của chính quyền
huyện.
Những mặt hàng truyền thống về mây, tre đan ở Triệu Đề sẽ là một
trong những thế mạnh của huyện nếu có được thị trường ổn định và sự
quan tâm đầu tư đúng mức.
Về dân số, tính đến năm 2004, Lập Thạch (cũ) có số dân 207.052
người bao gồm 7 dân tộc: Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa,
mật độ dân số 554 người/km². Tuy nhiên, sau chia tách năm 2008 chỉ còn
123.664 người với mật độ 714,4 người/km². Lực lượng lao động đông đảo
ở huyện Lập Thạch chính là nguồn lực, tiềm năng kinh tế của huyện.
Trong công tác xã hội, giáo dục, y tế, huyện luôn thực hiện tốt và
không ngừng đổi mới, nâng cao cơ sở vật chất cũng như chất lượng chuyên
môn. Mạng lưới giáo dục rộng khắp phân bố đều trên địa bàn huyện Lập

Thạch, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Hệ
thống trường lớp phần lớn được đầu tư xây dựng kiên cố, cao tầng. Ngoài
ra với sự quan tâm đầu tư thích đáng của tất cả các cấp, các ngành và nhân
dân trong huyện nên chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học ngày
càng được nâng lên. Nổi bật về truyền thống hiếu học của huyện có xã Sơn
Đông (làng Quan Tử). Sơn Đông là một mảnh đất văn hiến và giàu truyền
thống có tên trong danh sách 20 làng khoa bảng của cả nước, là quê hương
của Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn và 13 vị tiến sĩ các triều phong kiến.

8


Các cơ sở khám chữa bệnh trong huyện được trang bị cơ sở vật chất
tương đối đầy đủ. Đội ngũ cán bộ y tế dần dần được nâng lên cả về số
lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo nhân
dân trong huyện.
Các chính sách xã hội đối với người có công, người nghèo, vấn đề
xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cũng được các cấp chính quyền
của Lập Thạch quan tâm góp phần ổn định xã hội.
2.4. Đặc sắc văn hóa
Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Những dấu
ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua trường kỳ lịch sử hiện
nay còn xuất hiện với mật độ dày đặc trong huyện, như như lễ "bắt chạch
trong chum", "leo cầu" tại làng Thạc Trục (nay thuộc thị trấn Lập Thạch);
"nghi lễ cầu đinh", "cầu tế nõ nường" tại xã Đức Bác; tục "đá cầu", "cướp
phết" tại xã Bàn Giản biểu hiện tín ngưỡng phồn thực rõ rệt; lễ hội xuống
đồng của người Cao Lan cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt v.v..
Bên cạnh những phong tục, lễ hội cổ sơ đó là những kiến trúc nổi tiếng như
đình Sen Hồ, đền thờ Trần Nguyên Hãn.
Trước khi Sông Lô tách thành huyện riêng, toàn huyện Lập Thạch có

ít nhất 22 làng, thôn thờ tới 79 vị thần núi, thần sông với nhiều tín ngưỡng
cổ thờ thần đá, thần cây, thần sông, thần núi v.v., một vài nơi còn tồn tại
việc thờ cúng các vật tính giao, một loại hình tín ngưỡng cũng rất cổ. Lập
Thạch có trên 100 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó
có 25 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, có
mật độ dày nhất tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngoài ra, Lập Thạch còn có những địa danh hấp dẫn (núi Sáng Sơn,
hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc, chùa Vĩnh Khánh, đền Trần Tả tướng, miếu Quan
9


Tử, đình Tiên Lữ); các làng nghề (làng gốm Sơn Đông, làng đá Hải Lựu,
mây tre đan Triệu Đề, giát giường Hoàng Chung).
Du khách khi đến Lập Thạch còn được thưởng thức những món ăn
nổi tiếng như: cá thính Cao Phong- Đức Bác, bánh nẳng chợ Tràng, bánh
gạo rang Tiên Lữ, mắm tép Đức Bác. Tất cả tạo nên nét đặc sắc văn hóa
riêng của quê hương Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lập Thạch
3.1. Vị trí- chức năng
Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện Lập Thạch; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện
của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở
Thông tin và Truyền thông.
Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Lập Thạch để hoạt động.
Phòng Văn hóa và Thông tin có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban
nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể
thao, du lịch, bưu chính, viễn thông, internet, công nghệ thông tin, hạ tầng
thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản ở địa phương.

3.2. Nhiệm vụ- quyền hạn
Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định của pháp luật về lĩnh vực chuyên ngành, cụ thể như sau:
- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, đề án, chương trình về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Phòng, chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện cải cách hành chính, xã hội hóa trong lĩnh vực phát triển văn hóa, gia
đình, thể dục thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông trên địa bàn.
10


- Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về
lĩnh vực quản lý của Phòng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước được giao.
- Hướng dẫn thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục, thể thao và du
lịch, chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, chống bạo
lực trong gia đình.
- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn, thực hiện
phong trào văn hóa, văn nghệ, phong trào luyện tập thể dục, thể thao, xây
dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình
văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa, bảo vệ các di tích
lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên
địa bàn.
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hóa, thể

thao, thể dục, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của
phòng trên địa bàn.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và
tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn cấp huyện thuộc lĩnh vực
quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật.

11


- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, gia đình,
thể dục, thể thao và du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành pháp luật về hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên
địa bàn huyện, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh
vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện việc quản lý và hướng dẫn các xã, phường quản
lý các đại lý bưu chính, viễn thông, internet trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, đăng kí, cấp các loại
giấy phép thuộc các lĩnh vực về thông tin và truyền thông theo quy định
của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức công tác bảo
vệ an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát,
viễn thông, công nghệ thông tin, internet, phát thanh, truyền hình.
- Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình,
dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn cấp huyện theo sự phân
công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị cá nhân trên

địa bàn huyện thực hiện pháp luật về các lĩnh vực bưu chính, viễn thông và
internet, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin, phát thanh, quảng cáo, báo
chí, xuất bản.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với mạng
lưới phát thanh, truyền thanh, truyền hình cơ sở.

12


- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn,
nghiệp vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
3.3. Tổ chức và biên chế
3.3.1. Tổ chức
Phòng Văn hóa và Thông tin có Trưởng phòng, không quá 02 Phó
trưởng phòng.
 Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân

dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của
phòng.
 Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt

công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng
phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
 Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm,

từ chức, thực hiện chế độ chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định của pháp luật và

phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.3.2. Biên chế
Biên chế của Phòng Văn hóa và thông tin do Ủy ban nhân dân huyện
quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện.

13


3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lập Thạch gồm có: 08 cán bộ,
công viên chức, trong đó: 01 trưởng phòng; 01 phó trưởng phòng; 06 công
viên chức. Cụ thể sau:

14


Trưởng Phòng
Ông Hoàng Minh Việt

Phó Phòng
Ông Trần Đức Hiếu

Nhân viên Nhân viên
Chuyên viên Chuyên viên
Cán bộ
Nhân viên
Phạm Thị Thanh
Nguyễn
HuyềnThị Thanh Ngân
Đỗ Văn CườngNguyễn Thị LànhĐào Thị Hương

Trần Thanh Tùng

Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
a. Ông Hoàng Minh Việt – Trưởng phòng phụ trách
Phụ trách chung, quyết định các công việc của phòng theo thẩm
quyền. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện các chế độ, chính sách và chế
độ đãi ngộ khen thương hay kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc
phạm vi quản lý của Phòng Văn hóa và Thông tin theo quy định của pháp
luật và phân công của Ủy Ban nhân dân huyện.
Quản lý chính tất cả các công việc trong phòng và là chủ tài khoản,
quản lý chính. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện giao theo quy định của pháp luật.

15


b. Ông Trần Đức Hiếu – Phó Trưởng phòng
Trực tiếp tham mưu giúp Trưởng phòng quản lý nhà nước trong lĩnh
vực Thông tin và Truyền thông.
Trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc cán bộ công chức văn hóa ở tất cả các
xã, các thị trấn, các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của
ngành và chế độ báo cáo thường xuyên, giao ban định kỳ giữa phòng văn
hóa và thông tin với các địa phương.
Bên cạnh đó, tham mưu cho Trưởng phòng về chuyên môn nghiệp
vụ Văn hóa và Thông tin, thực hiện chế độ thông tin đến Văn phòng Huyện
ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, các ban xây dựng Đảng huyện, Văn
phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Sở Thông tin và truyền
thông.

Tham mưu cho Trưởng phòng công tác cải cách hành chính và
hướng dẫn cấp phép các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa.
Tiếp nhận và xử lý các công văn đi, đến qua hòm thư điện tử của
phòng để tham mưu với trưởng phòng.
c. Bà Phạm Thị Thanh Huyền – Chuyên viên phòng Văn hóa và
thông tin
Tham mưu quản lý Nhà nước về xuất bản và hoạt động thư viện.
Theo dõi và hướng dẫn, đôn đốc các hoạt động phát triển mạng lưới
thư viện cơ sở.
Tham mưu công tác hành chính của cơ quan và quản lý Nhà nước về
các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động của các Câu lạc bộ Văn hóa,
văn nghệ trên địa bàn toàn huyện. Và thực hiện các nhiệm vụ khác do
Trưởng phòng phân công.

16


d. Bà Nguyễn Thị Thanh Ngân – Chuyên viên phòng Văn hóa và
thông tin
Tham mưu quản lý Nhà nước, tổng hợp giúp Ban chỉ đạo phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện. Tổng hợp các số liệu
về các thiết chế văn hóa toàn huyện.
Tham mưu quản lý Nhà nước về lĩnh vực gia đình.
e. Ông Đỗ Văn Cường – Cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin
Trực tiếp phụ trách, điều hành công việc chuyên môn: Quản lý di
tích; Nếp sống văn hoá; Dịch vụ văn hoá; Truyền thông - Bưu chính - Viễn
thông, Internet, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin, phát thanh, báo chí,
xuất bản. Tham mưu các văn bản, báo cáo, bài viết, bài phát biểu thuộc lĩnh
vực mình phụ trách.
Bên cạnh đó, còn là thanh tra kiểm tra các cơ sở và tham mưu việc

xây dựng cơ sở vật chất văn hóa. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng
phòng phân công.
f. Bà Nguyễn Thị Lành – Nhân viên phòng Văn hóa và Thông tin
Tham mưu quản lý Nhà nước về lĩnh vực quảng cáo. Chủ trì tham
mưu cho Trưởng phòng trong công tác phối hợp với các đơn vị, hướng dẫn
các xã và thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền cổ động. Tham mưu hoạt
động của đội kiểm tra liên ngành văn hóa.
Tham mưu quản lý Nhà nước về các hoạt động báo chí, phát thanh
truyền hình trên địa bàn huyện.
Tham mưu quản lý Nhà nước về thực hiện Luật di sản văn hóa và
hoạt động tổ chức, quản lý các lễ hội. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Trưởng phòng phân công.

17


g. Bà Đào Thị Hương – Nhân viên phòng Văn hóa và Thông tin
Thủ quỹ của cơ quan. Lập các sổ theo dõi văn bản, giấy tờ và bưu
kiện đến cơ quan. Thư ký các cuộc họp của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Trưởng phòng phân công.
h. Ông Trần Thanh Tùng – Nhân viên phòng Văn hóa và Thông tin
Tham mưu quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thể dục – Thể thao,
xây dựng và phát triển các câu lạc bộ Thể dục – Thể thao.
Tham mưu quản lý Nhà nước về lĩnh vực nghiệp vụ Du lịch.
Quản lý việc hoạt động các câu lạc bộ, Thể dục – Thể thao tại Trung
tâm văn hóa huyện. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân
công.
3.5. Sơ lược các thành tích đạt được trong năm 2015
3.5.1. Công tác phát động và hưởng ứng phong trào thi đua
Chỉ đạo và hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức

các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân
tộc; tổ chức tốt lễ hội truyền thống theo đúng nghi thức và quy định của lễ
hội, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, không để xảy ra việc lợi
dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan. Nhiều địa phương tổ
chức tốt các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân như: Văn Quán, Thị trấn
Hoa Sơn, Sơn Đông, Bắc Bình...
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các hoạt động chào mừng Đại
hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020, các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất
nước, của tỉnh, của địa phương như: Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi
2015, ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2, ngày thầy thuốc Việt
Nam 27/2, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3,
ngày thể thao Việt Nam 27/3, ngày giải phóng Miền Nam 30/4, ngày Quốc

18


tế lao động 1/5, ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 07/5, ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Thương
binh liệt sỹ 27/7, Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, ngày Đại đoàn
kết toàn dân 18/11...
Đặc biệt Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã thực hiện tốt công
tác tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân trong
huyện nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội đảng bộ
các cấp, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Các nội dung tuyên truyền đảm
bảo tính kịp thời, hiệu quả với nhiều hình thức phong phú như: cổ động
trực quan, treo pa nô, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu...; thông qua hệ thống
loa truyền thanh từ huyện tới cơ sở; tuyên truyền bằng xe thông tin lưu
động; các tin bài trên Cổng thông tin điện tử của huyện, tỉnh. Tham mưu

Ủy ban nhân dân huyện lắp đặt 03 cổng chào có bảng điện tử đèn LED, dán
chữ hợp kim mica và 13 đèn LED trang trí trên đường phố, 128 panô, 128
cờ phướn trong dịp chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX.
Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” được triển khai thực hiện với
nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã nâng tầm lên một bước nhận thức
cao hơn khi gắn với các nội dung của Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của
Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Qua đó đã củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, tạo sự gắn bó giữa đảng với
nhân dân; đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu phát huy ý thức,
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ngày càng có hiệu quả
thiết thực. Thông qua phong trào “Người tốt, việc tốt”, năm 2015 xuất hiện
nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu như: Ông Đỗ Văn Thịnh – xã Bắc Bình;
ông Nguyễn Minh Đức – xã Thái Hòa; ông Đào Xuân Tỉnh – xã Đồng

19


Ích…; thôn Sơn Kịch (Quang Sơn), thôn Phú Hậu Thượng (Sơn Đông),
thôn Phú Cường (Hợp Lý)…
Năm 2015, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng trên địa bàn
huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo sân chơi tinh thần lành
mạnh cho cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Để
phong trào có thể đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người dân,
các cấp ủy, chính quyền đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, tổ chức các
hoạt động như: đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật,
liên kết với các đơn vị tổ chức sự kiện để tổ chức những hoạt động văn hóa
nghệ thuật phục vụ nhân dân; đầu tư nâng cao chất lượng các hoạt động văn
hóa nghệ thuật; khuyến khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn,
truyền dạy và phát huy các giá trị văn hoá, văn nghệ truyền thống của địa

phương…Trong năm, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tổ chức nhiều
hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất
nước, của địa phương, đặc biệt chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ các
cấp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và ủng hộ.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng luôn được quan tâm chú
trọng, nhất là cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại” được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng. Phong trào đã và
đang phát triển cả bề rộng, chiều sâu; đa dạng, phong phú về loại hình và
diễn ra thường xuyên liên tục, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở
các địa phương. Hiện trên địa bàn có nhiều môn thể thao phát triển mạnh
như: Cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng chuyền hơi, thể dục dưỡng
sinh, võ thuật, đi bộ...Các sân chơi, bãi tập từng bước được đầu tư, nâng
cấp, đáp ứng cho hoạt động luyện tập TDTT của nhân dân. Hình thức tổ
chức và nội dung luyện tập TDTT của nhân dân ở các xã, thị trấn ngày
càng phong phú, đa dạng, có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe con
người, đẩy lùi bệnh tật.

20


3.5.2. Thành tích trong hoạt động chuyên môn
Trong công tác hoạt động chuyên môn Phòng văn hóa – Thông tin đã
đạt được những thành tích đáng kể, cụ thể:
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tham mưu với Ủy ban nhân
dân huyện ra quyết định thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của huyện. Chỉ đạo tốt việc
đăng ký, bình xét các danh hiệu văn hóa đảm bảo đúng quy trình, công bằng,
chính xác, không chạy theo thành tích. Đồng thời hướng dẫn các xã, thị trấn
ra Nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo đồng bộ cả hệ thống chính trị vào cuộc,
điển hình như: Hợp Lý, Văn Quán, Đình Chu, Đồng Ích, Xuân Lôi, Bắc

Bình…
Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, thôn/TDP văn hóa ngày càng
đi vào chiều sâu và có chất lượng. Nhiều thôn/TDP thực hiện tốt việc xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng gia đình, địa bàn không có người
nghiện và tội phạm ma túy với triển khai lồng ghép thực hiện công tác xóa
đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa; phong trào “Toàn dân rèn luyện thân
thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đem lại hiệu quả thiết thực trong cộng đồng
xã hội, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, ổn định chính trị, phát triển kinh tế
xã hội ở từng địa phương, điển hình như: thôn Thành Công (Triệu Đề), thôn
Phú Hậu Thượng (Sơn Đông), thôn Cầu Giát (Hợp Lý), thôn Phú Cường
(Hợp Lý)...Các gia đình tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình văn
hóa: GĐ ông Đỗ Đức Thắng (Tiên Lữ), GĐ ông Đỗ Văn Thịnh (Bắc Bình),
GĐ ông Trần Văn Sản (Xuân Lôi)...
Bên cạnh đó, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
văn hóa được triển khai đồng bộ theo hệ thống công đoàn cơ sở. Trong
năm, phòng đã phối hợp với Liên đoàn lao động huyện tham mưu Ban chỉ
đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" huyện
hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký và phát động phong
21


trào thi đua trên nhiều lĩnh vực. Một số cơ quan, đơn vị luôn giữ vững được
danh hiệu ĐVVH như: UBMTTQ huyện, Kho bạc nhà nước Lập Thạch,
Công an huyện, Trường Tiểu học Xuân Lôi, Trường Tiểu học Thị trấn Lập
Thạch...
Về xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống đã được đẩy mạnh theo
tinh thần Chỉ thị 27/TW, chỉ thị 03/TU, Chỉ thị 11/TU. Nhiều mô hình mới,
nghi thức mới trong hương ước được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, đã
đi vào nề nếp như: không tổ chức ăn uống, cỗ bàn đám dạm hỏi, mừng thọ,

đám tang…; đám cưới không dùng thuốc lá, không mời khách tràn lan; xoá
bỏ các hủ tục lạc hậu trong đám tang như: lăn đường, rải tiền, vàng mã, thiêu
đốt sạch sẽ các đồ hung táng sau khi cải mộ; tổ chức mừng thọ cho các cụ cao
tuổi tập trung tại nhà văn hoá thôn hoặc tập trung tại xã đảm bảo trang trọng,
tiết kiệm…
Kết quả bình xét các danh hiệu văn hóa năm 2015, đạt được như sau:
có 29.968/35.639 hộ đạt Gia đình đạt văn hóa đạt 84,08%, tăng 2,28% so
với năm 2014 (năm 2014 đạt 81,8%); có 143/214 thôn/TDP văn hóa đạt
66,8%, tăng 1,4% so với năm 2014 (năm 2014 đạt 65,4%); 89/102 cơ quan,
đơn vị doanh nghiệp văn hóa đạt 87,2% .
Toàn huyện Lập Thạch hiện có 12 di tích xếp hạng cấp Quốc gia , 50 di
tích xếp hạng cấp tỉnh. Trong năm, phòng đã tham mưu Ủy ban nhân dân
huyện đề nghị xếp hạng 02 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: chùa Phúc Lâm,
Đình Kim Bảng (xã Đồng Ích); Đề nghị tu bổ, tôn tạo 03 di tích quốc gia:
Đình Tiên Lữ, Đền Triệu Thái, Đình Đình Chu, đền Đại Lữ; Tiến hành rà soát
công tác tu bổ, tôn tạo di tích đã được xếp hạng giai đoạn 2010 – 2015, kết
quả có 31/62 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí 50,06 tỷ đồng.
Tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân huyện đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về di tích lịch sử, ý nghĩa lễ hội, đưa các hoạt động văn hóa
22


truyền thống và các trò chơi dân gian vào hoạt động lễ hội; Hướng dẫn
nhân dân đặt tiền lễ đúng nơi quy định và hạn chế thắp nhang, đốt vàng mã
trong khu di tích; không ăn mặc phản cảm vào nơi thờ tự, không xóc thẻ,
rút thẻ, lên đồng… Đồng thời tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho
nhân dân về bảo vệ, tu bổ và tôn tạo di tích. Phối hợp chặt chẽ với các
ngành, địa phương trong công tác quản lý các di tích và lễ hội, đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm,
vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân khi tham gia

lễ hội.
Phòng Văn hóa – Thông tin còn đạt được rất nhiều thành tích trong
năm 2015, tuy nhiên tôi chỉ nêu ra một vài thành tích nổi bật như trên.
3.5.3. Công tác xây dựng cộng đồng và đoàn thể
Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý, tổ chức hoạt
động của nhà văn hóa xã, thôn. Nhà văn hóa đã đáp ứng được nhu cầu hội
họp và tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ của các xã, thôn trên địa
bàn huyện. Hàng năm, ngoài việc tổ chức hội họp nhà văn hóa còn tổ chức
nhiều các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ nhân các ngày lễ lớn của dân tộc
và các sự kiện chính trị của địa phương, thu hút đông đảo mọi tầng lớp
nhân dân tham gia hưởng ứng.
Cả 06 xã đã hoàn thành công tác quy hoạch thiết chế trung tâm văn
hóa xã, diện tích cụ thể: xã Bàn Giản 12.000m 2, xã Vân Trục 11.034m2 , xã
Hợp Lý 15.00m2, xã Quang Sơn 1400m2, xã Xuân Hòa 14978m2, xã Sơn
Đông 11.600m2. Các xã đã thực hiện xong việc san lấp mặt bằng nền sân
vận động, đang đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thiện nhà luyện tập Thể
dục thể thao, sân khấu ngoài trời, công trình vệ sinh trong tháng 12/2015.
Nhà văn hóa của 06 xã đảm bảo theo tiêu chí, hệ thống phòng chức năng
được bố trí đầy đủ trong trung tâm Ủy ban nhân dân xã.

23


Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành các kế hoạch tổ chức
thực hiện công tác gia đình năm 2015, tổ chức các hoạt động nhân ngày
Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế xóa
bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 như: tọa đàm, hội thảo, hội diễn văn nghệ,
thi đấu thể thao... Thực hiện tốt việc tuyên truyền công tác gia đình và
phòng, chống bạo lực gia đình góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm
và hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Nội dung phòng,

chống bạo lực gia đình được cụ thể hóa, lồng ghép vào các hoạt động của
phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa" và cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Xây dựng nông
thôn mới”.

24


PHẦN 2: NỘI DUNG, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA THỜI GIAN THỰC
TẾ TẠI PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN HUYỆN LẬP THẠCH
2.1. Phương thức làm việc
Để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình thực tế tại Phòng Văn
hóa và Thông tin huyện Lập Thạch, chúng tôi đã tiến hành làm việc theo
các phương thức sau:


Quan sát công việc.



Thu thập thông tin ( nghiên cứu tài liệu trên thư viện huyện kết hợp đi đến
cơ sở ).



Xử lý, phân tích thông tin: Viết bài.
2.2. Kết quả thực tế
2.2.1. Kế hoạch/ nhật ký thực tế (từ ngày 01/07/2016 đến ngày
01/08/2016)
* Công việc cụ thể trong thời gian thực tế:

Ngày 28/06/2016: Có mặt tại Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Lập Thạch, gặp chú Hoàng Minh Việt để xin liên hệ thực tế và được chú
trưởng phòng hẹn ngày 01/07/2016 đến thực tế tại cơ quan vào lúc 7h30.

25


×