Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Ghi ta trong đời sống giới trẻ hiện nay tại Hà Nội (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THANH TRÀ

GHI TA TRONG ĐỜI SỐNG GIỚI TRẺ HIỆN NAY
TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành: VĂN HOÁ HỌC
Mã số: 62 31 06 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. PHẠM QUỲNH PHƢƠNG
TS. ĐỖ LAN PHƢƠNG

Hà Nội 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự giám sát
của ngƣời hƣớng dẫn khoa học, chƣa từng đƣợc công bố trong các công trình
nghiên cứu của ai khác. Luận án đã đƣợc tiến hành nghiên cứu một cách
nghiêm túc, cầu thị. Các kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã
đƣợc tiếp thu chân thực, cẩn trọng trong luận án.
Tác giả luận án


Vũ Thị Thanh Trà


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án “Ghi ta trong đời sống giới trẻ hiện nay tại Hà
Nội”, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Quỳnh Phƣơng và TS. Đỗ
Lan Phƣơng đã không những chỉ dẫn tận tình về phƣơng pháp luận và những
kiến thức chuyên môn quý báu mà còn quan tâm, động viên đóng góp ý kiến,
đƣa ra nhiều lời khuyên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu
cho bản thảo luận án.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tập thể
Khoa Văn hoá học – Học Viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn
bè, ban lãnh đạo trƣờng ĐH Văn hoá nghệ thuật Quân đội, đồng nghiệp khoa
sƣ phạm tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học cũng nhƣ đề tài luận
án.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn các bạn trẻ đã mở cánh cửa cho tôi bƣớc vào
thế giới của họ, sẵn lòng dành thời gian nói chuyện, mà những chia sẻ của họ
đƣợc thể hiện phần nào trong nghiên cứu này.
Tuy đã rất cố gắng nhƣng luận án này chắc chắn không tránh khỏi thiếu
sót, tôi rất mong nhận đƣợc các ý kiến, các góp ý giúp hoàn thiện công trình
nghiên cứu của mình.
Hà nội, ngày

tháng

năm2017

Tác giả luận án


Vũ Thị Thanh Trà


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CLB

:

Câu lạc bộ

CN

:

Chủ nhiệm

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

ĐH

:

Đại học

ĐHVH


:

Đại học Văn hoá

HVAN QG :

Học viện âm nhạc quốc gia

KHXH

Khoa học xã hội

:

KHXHVN :

Khoa học xã hội Việt Nam

ML

:

Mạng lƣới

MLXH

:

Mạng lƣới xã hội


NCS

:

Nghiên cứu sinh

NXB

:

Nhà xuất bản

PCN

:

Phó chủ nhiệm

PGS. TS

:

Phó giáo sƣ, Tiến sĩ

PTCS

:

Phổ thông cơ sở


Sđd

:

Sách đã dẫn

TS

:

Tiến sĩ

tr

:

trang

VHNT

:

Văn hoá nghệ thuật

VH, TT&DL:

Văn hoá thể thao và du lịch

VXH


Vốn xã hội

:


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 9
VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 9
1.1. Những khái niệm cơ bản ...................................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm giới trẻ ............................................................................................................. 9
1.1.2. Khái niệm “đời sống” và “đời sống giới trẻ” ................................................................... 10
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 11
1.2.1. Những nghiên cứu về giới trẻ ......................................................................................... 11
1.2.2. Những nghiên cứu về ghi ta ............................................................................................ 20
1.3. Cơ sở lý luận ...................................................................................................................... 22
1.4. Khái quát về đời sống giới trẻ Hà Nội hiện nay ................................................................ 27
CHƢƠNG 2. GHI TA VÀ SỰ DU NHẬP VÀO VIỆT NAM ............................................. 36
2.1. Ghi ta trên thế giới ............................................................................................................. 36
2.1.1. Sơ lược về nguồn gốc ghi ta............................................................................................ 36
2.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của ghi ta trên thế giới .......................................................... 38
2.2. Sự du nhập của ghi ta và vai trò của nó trong đời sống văn hoá nghệ thuật Việt Nam .... 46
2.2.1. Sự du nhập và quá trình phát triển của ghi ta ở Việt Nam ............................................. 46
2.2.2. Ghi ta phát triển ở Hà Nội .............................................................................................. 51
2.2.3. Vị trí, vai trò của ghi ta trong đời sống văn hóa Việt Nam ............................................ 57
CHƢƠNG 3: NHỮNG HOẠT ĐỘNG GHI TA CỦA GIỚI TRẺ TẠI HÀ NỘI .............. 64
3.1. Hoạt động ghi ta chuyên nghiệp ........................................................................................ 64
3.2. Các CLB và Trung tâm ghi ta ............................................................................................ 68
3.3. Các cuộc thi và giao lƣu nghệ thuật ghi ta chuyên nghiệp và không chuyên ...................................... 81

3.4. Hoạt động trình diễn và thƣởng thức nhạc ghi ta của các CLB ......................................... 86
3.5. Sinh hoạt ghi ta ở các tụ điểm vui chơi, giải trí ................................................................. 94
CHƢƠNG 4. GHI TA - SỰ KẾT NỐI VÀ TẠO DỰNG BẢN SẮC GIỚI TRẺ .............. 98
4.1. Bối cảnh xã hội và đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay ................................................. 99
4.2. Ghi ta nhƣ một phƣơng tiện kết nối ................................................................................. 101
4.3. Từ kết nối đến tạo dựng mạng xã hội và vốn xã hội........................................................ 105
4.4. Ghi ta: công cụ khẳng định bản sắc cá nhân .................................................................... 113
4.4.1. Ưu thế của ghi ta đối với giới trẻ.................................................................................. 114
4.4.2.Khẳng định “cái tôi” và kiếm tìm sự cân bằng tinh thần .............................................. 115
4.4.3. Tạo lập dấu ấn cá nhân ................................................................................................ 123
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ.................................................................. 142
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 144


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Giới trẻ là thuật ngữ chỉ một nhóm ngƣời trong xã hội có những đặc
điểm riêng về tâm sinh lý và nhu cầu sinh tồn. Giới trẻ không hẳn là một bộ
phận dân cƣ đồng nhất, mà đa dạng từ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, định
hƣớng giá trị, cách ứng xử... Họ thƣờng đƣợc xem là lớp ngƣời năng động,
chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị hành trang cho tƣơng lai của bản thân,
có đóng góp nhiều vào lịch sử phát triển của quốc gia - dân tộc. Bên cạnh
những ảnh hƣởng do tiếp nhận những sự trao truyền, giáo dục của thế hệ đi
trƣớc, họ luôn có những lựa chọn của riêng mình. Trong thời đại toàn cầu hoá
hiện nay, giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ sống ở Hà Nội nói riêng
chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố văn hoá, tri thức, kinh nghiệm, giá trị từ bên
ngoài, từ những cá nhân và các cộng đồng khác trên thế giới.
Giới trẻ là nhóm đối tƣợng đƣợc quan tâm đặc biệt của ngành Nghiên

cứu Văn hoá (Cultural Studies) – một ngành đƣợc hình thành từ những năm
60 của thế kỷ XX và đã tạo nên dấu ấn đặc sắc riêng bởi cách tiếp cận riêng
biệt về những vấn đề văn hoá. Với cách tiếp cận liên ngành, nhấn mạnh đến
yếu tố quyền lực, tính chính trị của văn hoá và bản sắc nhóm, ngành Nghiên
cứu Văn hoá quan tâm đặc biệt đến giới trẻ nhƣ một “tiểu văn hoá”
(subculture). Những hình thức âm nhạc, phong cách thời trang, hoạt động giải
trí, những điệu múa và ngôn ngữ riêng biệt gắn liền với tuổi trẻ đã trở thành
những chủ đề quan trọng từ cách tiếp cận của ngành ở một khía cạnh nào đó,
những “tiểu văn hoá” này đƣợc xem nhƣ những thể hiện có tính kháng cự
mang tính biểu tƣợng đối với trật tự xã hội.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, với sự phát triển chung của kinh tế
và xã hội, sự lên ngôi của truyền thông xã hội, tác động của toàn cầu hoá, giới
trẻ bị phân hoá ngày càng rõ ràng và đời sống của giới trẻ có những biến đổi
1


mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó có đời sống văn hoá tinh thần. Đặc biệt,
những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật và cách thƣởng thức, các hình thức giải
trí, thị hiếu nghệ thuật... của giới trẻ nói chung và của giới trẻ đang sinh sống
và làm việc tại Hà Nội nói riêng ngày càng đa dạng, trong đó có những nhóm
chơi ghi ta. Đó không chỉ là một sở thích, không chỉ là để giải trí mà còn để
thể hiện đặc tính cá nhân, giai tầng xã hội, hoặc những vấn đề của xã hội hiện
đại. Chẳng hạn khi các bạn trẻ học ghi ta, họ có xu hƣớng mong muốn thoả
mãn những đam mê cá nhân, nhƣng các buổi học tập, biểu diễn, sinh hoạt
cộng đồng, còn là cơ hội cho họ tìm kiếm quan hệ bạn bè, tạo dựng các mối
quan hệ mới. Một số muốn tìm kiếm sự nổi tiếng, một số khác lại coi chơi ghi
ta là để thể hiện cá tính...
Là một ngƣời làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, có nhiều năm
chơi và giảng dạy ghi ta, tác giả nhận thấy ghi ta là một nhạc cụ đƣợc một bộ
phận giới trẻ lựa chọn sử dụng trong các hoạt động giải trí của mình, từ môi

trƣờng chuyên nghiệp và không chuyên ở các trung tâm âm nhạc, các câu lạc
bộ (CLB) của các trƣờng Đại học (ĐH). Và không đơn thuần là một hoạt
động giải trí, ghi ta đã nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu để nhóm trẻ đó thể hiện
mình, đồng thời tạo nên bản sắc nhóm (cùng sở thích).
Luận án này chọn nghiên cứu vai trò của ghi ta trong đời sống âm nhạc
hay đời sống văn hóa-nghệ thuật liên quan đến giới trẻ ở Việt Nam nói chung,
ở Hà Nội nói riêng, nhƣ một lăng kính góp phần tìm hiểu đời sống đầy màu
sắc của giới trẻ hiện nay. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn
tìm hiểu về giới trẻ nhƣ một nhóm xã hội có đời sống văn hoá năng động, có
những phƣơng thức tạo lập vốn xã hội để thích ứng với cuộc sống cũng nhƣ
thể hiện bản sắc của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Thông qua việc chỉ ra vai trò của ghi ta và các hoạt động xung quanh
2


cây đàn trong đời sống văn hoá tinh thần của giới trẻ ở Hà Nội, luận án góp
phần khám phá một số khía cạnh trong đời sống của giới trẻ dƣới tác động
của toàn cầu hoá, và những thay đổi trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
Vấn đề nghiên cứu chính trong luận án này là tìm hiểu vai trò của ghi ta
trong việc tạo dựng nên văn hoá của một bộ phận giới trẻ tại Hà Nội. Để giải
quyết mục đích nghiên cứu trên, trong luận án, chúng tôi sẽ khám phá vai trò
của cây ghi ta trong đời sống lịch sử, văn hoá xã hội Việt Nam nói chung,
nguyên nhân một bộ phận giới trẻ thích loại nhạc cụ này, những sinh hoạt ghi
ta đang diễn ra, đồng thời phân tích mối liên hệ giữa cây đàn ghi ta và việc tạo
lập bản sắc và kết nối các cá nhân của một bộ phận giới trẻ Hà Nội.
3. Đối tƣợng, địa bàn và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là các hoạt động ghi ta đƣợc
thực hành bởi thanh thiếu niên độ tuổi 16 - 30 trong các vai trò: ngƣời dạy

đàn, ngƣời chơi đàn (chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp), đặc biệt chú
ý đến các CLB ghi ta và nhóm học sinh, sinh viên, công chức. Đồng thời,
chúng tôi cũng quan tâm đến những ngƣời yêu thích thƣởng thức nhạc ghi ta
để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
3.2. Địa bàn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này chọn địa bàn là Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, thành phố
đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2 sau khi mở rộng thủ đô vào
năm 2008 và hơn 7 triệu dân (theo kết quả Tổng điều tra dân số 2014). Hà
Nội là một trung tâm văn hóa chính trị xã hội, nơi đây đang dần hoàn thiện
quy hoạch thủ đô “văn minh hiện đại”, nhiều địa ốc cao tầng, những trung
tâm thƣơng mại lớn, hiện đại, sang trọng mọc lên. Nơi đây còn là trung tâm
của những hoạt động văn hoá giải trí truyền thống và hiện đại. Hà Nội là nơi
hội tụ những tinh hoa văn hoá của dân tộc, là nguồn cảm hứng của giới văn
nghệ sĩ, thu hút những nhân tài của các ngành nghề khác nhau cùng đến lập
3


nghiệp sinh sống. Họ mang theo những nét văn hoá từ khắp mọi miền đất nƣớc
tạo nên nét văn hoá đặc trƣng của Hà Nội. Đây cũng là nơi có nhiều trƣờng ĐH
lớn thu hút mỗi năm hàng nghìn sinh viên trong khắp cả nƣớc đến học tập và
sinh sống, và góp thêm những sắc màu vào đời sống xã hội Hà Nội.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của cả nƣớc, Hà Nội là
môi trƣờng thuận lợi cho âm nhạc phát triển. Ở đây, với nhiều trƣờng, trung
tâm, giáo viên giảng dạy, học sinh cũng có điều kiện để học hành hơn những
địa phƣơng khác. Với điều kiện và chất lƣợng cuộc sống tƣơng đối cao hơn so
với các khu vực nông thôn và các địa phƣơng nên các hoạt động văn hóanghệ thuật mang tính giải trí tinh thần đƣợc đề cao, trong đó có sự đáp ứng
nhu cầu về âm nhạc. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ có điều kiện đƣợc tổ
chức và diễn ra ở mọi đơn vị từ cơ sở, từ phƣờng, quận, thành phố đến toàn
quốc, đi cùng là những hoạt động âm nhạc có tính chất giao lƣu trong nƣớc và
quốc tế. Hơn nữa, tại Hà Nội lại tập trung các trƣờng đào tạo âm nhạc lớn của

cả nƣớc nhƣ Học viện âm nhạc quốc gia, ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội,
Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội.... và rất nhiều trung tâm văn hóa, CLB âm nhạc
tạo điều kiện cho việc giáo dục âm nhạc nói chung và dạy chơi ghi ta nói
riêng đƣợc thuận lợi.
Trong nghiên cứu này, về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi xem xét các
hoạt động ghi ta của một số CLB, trung tâm, các nhóm ghi ta tiêu biểu ở Hà
Nội (trình bày cụ thể ở phần phƣơng pháp). Chúng tôi cũng tiến hành nghiên
cứu tại một số địa điểm thực hành ghi ta nhƣ khu vực Tƣợng đài Lý Thái Tổ nơi sinh hoạt của một số CLB ở Thủ đô Hà Nội, các quán càfe ca nhạc có ghi
ta. Về thời gian, nghiên cứu đƣợc tiến hành vào khoảng thời gian 2014-2017.

4


3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận văn hoá học có tính liên ngành, nhƣ
quan tâm đến khía cạnh nghệ thuật học để xem xét những tính năng nhạc cụ
đặc điểm của ghi ta đối với sự thu hút giới trẻ; khía cạnh lịch sử để nghiên
cứu sự hình thành và sức lan toả của văn hoá ghi ta; khía cạnh tâm lý học
nhằm hiểu sâu hơn những tâm tƣ tình cảm sự tƣơng tác trong các quan hệ văn
hoá xã hội của những ngƣời chơi ghi ta..., cũng nhƣ khía cạnh dân tộc học/
nhân học là để có cái nhìn sâu hơn về những ngƣời trong cuộc, quan điểm của
giới trẻ trong những hoạt động ghi ta.
Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp cụ thể sau:
(1) Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tổng hợp và nghiên cứu những tài liệu
sách báo chuyên ngành, các công trình đƣợc công bố, in ấn. Các tài liệu này
giúp chúng tôi hiểu sâu về lịch sử hình thành, phát triển của văn hoá ghi ta.
Tập hợp và nghiên cứu những tài liệu, tƣ liệu dạng sách báo, tạp chí, các
công trình nghiên cứu đã đƣợc in ấn, xuất bản và đang đƣợc lƣu trữ tại các
thƣ viện ở Hà Nội về giới trẻ, về tâm lý lứa tuổi... phục vụ cho việc khảo sát
thực địa (xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn, lựa chọn đối tƣợng để phỏng

vấn).
Ngoài ra, chúng tôi còn khai thác các nguồn thông tin trên mạng, các
thông tin trên các trang nhƣ youtube, facebook của các nhóm hay các trung
tâm. Đây là một nguồn thông tin rất hữu ích và mang tính cập nhật, cho phép
tiếp cận các diễn đàn về hoạt động ghi ta của giới trẻ.
(2) Phƣơng pháp nghiên cứu định tính, thông qua điền dã dân tộc học,
quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Đây là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử
dụng chính trong luận án. Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi thâm nhập các
sinh hoạt ghi ta của những đối tƣợng đƣợc lựa chọn khảo sát, phỏng vấn sâu
nhiều lần giúp chúng tôi có thể biết các mối quan hệ giữa các thành viên trong
các nhóm, tâm lý của lứa tuổi và hiểu sâu hơn về vai trò của ghi ta đối với
5


mỗi cá nhân hoặc cả nhóm.
Quan sát tham dự: chúng tôi tham dự các buổi sinh hoạt của các CLB
ghi ta: CLB ghi ta cổ điển Hà Nội, CLB ghi ta Báo chí, CLB ghi ta trƣờng
ĐH Xây dựng, CLB ghi ta trƣờng ĐH Ngoại thƣơng, CLB ghi ta FPT, CLB
ghi ta trƣờng ĐH Công nghiệp, CLB ghi ta Thƣơng Mại, CLB ghi ta Bách
khoa, CLB ghi ta Học viện hành chính, CLB ghi ta Fingerstyle, CLB ghi ta
Học viện cảnh sát nhân dân, CLB ghi ta An ninh nhân dân, cung thiếu nhi Hà
Nội, các buổi biểu diễn ghi ta chuyên nghiệp và không chuyên, quan sát
những buổi tập của họ.
Phỏng vấn sâu: với các đối tƣợng đƣợc lựa chọn khác nhau, là những
ngƣời trong cuộc, ngoài cuộc, gia đình, một số bạn trẻ chơi ghi ta là thành
viên các CLB, nhạc sĩ, nghệ sĩ, giảng viên. Cụ thể nhƣ sau:
- Phỏng vấn 9 ngƣời là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm (PCN) các CLB ghi ta
tuổi từ 20 - 33, đều đang là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp. Các thông tin phỏng
vấn từ nhóm này có thể giúp hiểu hơn quá trình hình thành và cách thức hoạt
động của CLB.

- Phỏng vấn 5 phụ huynh (4 nữ, 1 nam phụ huynh có con đi thi ĐH) có
độ tuổi đa dạng từ 35 - 57. Họ đều có con đang theo học ghi ta ở Cung thiếu
nhi và trung tâm của Học viện âm nhạc Quốc gia.
- Phỏng vấn 21 ngƣời là thành viên của các CLB ghi ta, độ tuổi 1 6 - 2 4
(4 nữ và 17 nam).
- Phỏng vấn 3 ngƣời (2 nữ, 1 nam) là nhân viên văn phòng, độ tuổi 3537. Đối với những bạn còn trong thời gian là sinh viên, công việc học tập
nhiều nên chúng tôi đã sử dụng kết hợp phƣơng pháp phỏng vấn theo hình
thức “chát” trực tuyến nhằm tận dụng thời gian.
Khi thực hiện khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bạn trẻ
tham gia hoạt động ghi ta có thói quen tụ tập và có xu hƣớng “đi chơi” ở các
không gian công cộng. Bởi vậy, đây là một khó khăn cho phỏng vấn cá nhân,
6


thời gian phỏng vấn thƣờng bị ngắt đoạn, các câu trả lời đôi khi không đầy đủ
do ngƣời trả lời bị chi phối bởi bạn bè xung quanh. Để bổ sung thông tin,
“chát” trực tuyến đã giúp chúng tôi có thể hoàn thiện nội dung cần phỏng vấn.
Khi tiến hành phỏng vấn, chúng tôi có thông báo trƣớc về mục đích nội dung
phỏng vấn xin phép ghi âm và cam kết danh tính ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ
đƣợc bảo vệ (tuy nhiên một số cá nhân muốn để tên thật của mình, nên trong
luận án tôi sẽ để tên thật). Chúng tôi cũng nói rằng, họ có thể ngừng cuộc
phỏng vấn vào bất cứ thời điểm nào. Ở cuối buổi phỏng vấn, ngƣời tham gia
có thể cũng có những câu hỏi và đƣợc cảm ơn vì đã tham gia buổi phỏng vấn.
Hầu hết các buổi phỏng vấn đƣợc tiến hành riêng từng cá nhân, tuy nhiên
trong vài trƣờng hợp các nhóm khác hoặc cặp đối tƣợng đƣợc phỏng vấn
đồng thời, giúp có thêm những thông tin so sánh, đôi lúc có tính tranh luận.
Tuy nhiên, một số khó khăn cũng nảy sinh trong quá trình khảo sát.
Trƣớc hết là khó có thể xác nhận đƣợc số thành viên sinh hoạt trong các trung
tâm, CLB vì mỗi khoá sinh viên lại có ngƣời ra, vào. Tuy họ có các buổi học
đàn, hội họp, tụ thƣờng xuyên nhƣng không bắt buộc tất cả thành viên tham

gia. Do đó việc tiếp xúc làm quen, tìm cơ hội phỏng vấn mất nhiều thời gian
và thiếu liên tục. Khó khăn hơn cả là khi đƣợc hỏi, họ thƣờng thích nói về kỹ
thuật chơi ghi ta nhiều hơn những câu chuyện về đời sống hàng ngày và các
mối quan hệ trong nhóm. Để khắc phục, chúng tôi phải tham gia và gặp gỡ
nhiều hơn, trao đổi thông tin và cảm nghĩ của mình, gợi ra những vấn đề có
tính tranh luận từ những thông tin phỏng vấn khác. Từ đó, các cuộc phỏng
vấn - nói chuyện đó có đƣợc những thông tin sâu hơn, phong phú hơn...
4. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình đầu tiên tìm hiểu vai trò của nhạc cụ ghi ta từ góc
nhìn văn hoá học. Luận án đã phác thảo chiều dài lịch sử du nhập của ghi ta
và vai trò của nó trong đời sống lịch sử, văn hoá, xã hội của Việt Nam. Đặc
biệt, thông qua việc phân tích vai trò của ghi ta trong đời sống của một bộ
7


phận giới trẻ Hà Nội, luận án góp thêm một khía cạnh phác hoạ sự phong phú
và đa dạng của đời sống giới trẻ Việt Nam hiện nay, những biến đổi của đời
sống giới trẻ trong bối cảnh toàn cầu hoá và những thay đổi xã hội đang diễn
ra nhanh chóng.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án là một nghiên cứu trƣờng hợp, góp thêm luận cứ cho thấy vai
trò của âm nhạc và giải trí trong việc tạo dựng đời sống văn hóa của giới trẻ.
- Luận án có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên,
những nhà nghiên cứu văn hoá học, những ngƣời quan tâm đến giới trẻ và âm
nhạc nói chung và những ngƣời yêu thích nhạc ghi ta ở Việt Nam nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án đƣợc
kết cấu thành 4 chƣơng sau đây:
Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở lý luận và vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Ghi ta và sự du nhập vào Việt Nam

Chƣơng 3: Những hoạt động ghi ta của giới trẻ tại Hà Nội
Chƣơng 4: Ghi ta - sự kết nối và tạo dựng bản sắc giới trẻ.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm giới trẻ
“Giới trẻ” là một thuật ngữ đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa (về mặt sinh học
hay văn hoá), nhƣng thƣờng đƣợc xem là để chỉ những ngƣời ở độ tuổi thanh
thiếu niên. Theo pháp luật Việt Nam, vị thành niên là dƣới 18 tuổi nhƣng theo
điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thanh niên là ngƣời có độ
tuổi từ 15-30 nhƣng có thể sinh hoạt Đoàn tới năm 35 tuổi. Vì vậy, nhiều
nghiên cứu thƣờng giới hạn độ tuổi của “giới trẻ” là từ 15 đến 35 (Bùi Hoài
Sơn 2006, Phan Thị Oanh 2013). Phạm Hồng Tung (2008) lại cho là độ tuổi
của thanh niên từ 15 - 29, còn theo Nguyễn Thị Nhƣ Thuỷ (2014: 34) thì “trên
thế giới và ở nƣớc ta khi nói đến giới trẻ là nói đến những ngƣời trong độ tuổi
thanh thiếu niên, năng động, sáng tạo, thƣờng tò mò, thích khám phá và ham
học hỏi”.
Tuy nhiên, khái niệm “giới trẻ” còn có thể nằm ngoài qui định độ tuổi
sinh học. “Giới trẻ” có thể đƣợc nhìn nhận từ ba quan điểm: là một phạm trù
sinh học, một nhóm xã hội nổi bật và một cấu trúc văn hoá Kidd (2002) đã
đƣa ra định nghĩa về văn hoá giới trẻ “là văn hoá của một nhóm những ngƣời
trẻ tuổi, tồn tại trong lòng một tầng văn hoá rộng hơn - tầng văn hoá làm
chuẩn mực cho toàn xã hội, tuy nhiên nó cũng có những giá trị chuẩn mực của
riêng mình; và thanh niên thông qua văn hoá giới trẻ để khẳng định vai trò, vị
trí của mình trong hệ thống chung của xã hội nhằm tìm tòi, khám phá, định
hình lối sống, bản sắc cho riêng mình” (Dẫn theo Đặng Thị Diệu Trang,

2015). Theo quan điểm này, tác giả Đặng Thị Diệu Trang trong bài báo
“Ngôn ngữ teen” trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay” (2015) đƣa ra quan
niệm về giới trẻ: “giới trẻ” mang hàm ý để chỉ tầng lớp thanh niên, thế hệ
9


đƣợc cho là năng động, nhạy bén, sáng tạo, luôn hƣớng tới cái mới, cái khác
biệt. Nhóm xã hội dân cƣ “thanh niên” là một nhóm lớn với nhiều nhóm nhỏ
thuộc các độ tuổi khác nhau, song cơ bản gồm ba nhóm chính là học sinh
trung học phổ thông, sinh viên và thanh niên đã đi làm”.
Theo Mary Bucholtz (2002), ngoài việc đƣa ra giới hạn độ tuổi của giới
trẻ hay đƣợc phân chia theo nhóm tuổi sinh học, ngành nhân học cho rằng
thời thanh niên nhƣ một giai đoạn sinh học và tâm lý học trong sự phát triển
của con ngƣời, và hơn nữa coi giới trẻ nhƣ một phạm trù văn hoá. Ở các
nghiên cứu về văn hoá và bản sắc giới trẻ, thƣờng không có một định nghĩa rõ
ràng về phạm trù tuổi trẻ và trong một số tình huống, định nghĩa về một ngƣời
trẻ thƣờng dựa trên hoàn cảnh xã hội của ngƣời đó và không dựa trên tuổi
hoặc địa vị văn hoá. Ở một nền văn hoá nào đó, những ngƣời ở độ tuổi trƣớc
tuổi thanh niên có thể đƣợc coi là giới trẻ, thậm chí những ngƣời trong độ tuổi
30 hoặc 40 cũng có thể đƣợc liệt kê trong phạm trù này. Những nhà tâm lý
phƣơng Tây còn xem thời thanh niên chủ yếu là thời kỳ chuẩn bị cho giai
đoạn trƣởng thành, và những lý thuyết về giới trẻ thƣờng coi đây nhƣ một giai
đoạn tiềm tàng nhiều khủng hoảng do là thời kỳ chuyển giao từ giai đoạn này
sang giai đoạn khác về mặt thể chất và xã hội.
Trong nghiên cứu này, do đối tƣợng khảo sát chính của chúng tôi là giới
học sinh sinh viên, nên “giới trẻ” đƣợc hiểu là có độ tuổi trùng với độ tuổi
thanh niên 1 6 - 3 0 tuổi, theo Luật Thanh niên đƣợc thông qua (29/11/2015)
tại kì họp thứ 8 quốc hội khoá XI, quyết định số 24/2005/L/CTN ngày
9/12/2015.
1.1.2. Khái niệm “đời sống” và “đời sống giới trẻ”

Theo Từ điển tiếng Việt (2010: 454), đời sống “là toàn bộ nói chung
những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con ngƣời, của xã hội (đời
sống riêng, đời sống tinh thần, đời sống vật chất, đời sống văn hoá) toàn bộ
nói chung những điều kiện sinh hoạt của con ngƣời, của xã hội. Hay là lối
10


sống chung của một tập thể, một xã hội”. Nói cách khác, đời sống đƣợc hiểu
nhƣ một phạm trù toàn thể, hàm chứa mọi khía cạnh của cuộc sống con ngƣời.
Đời sống giới trẻ cũng nằm trong tổng thể đời sống của các thành viên
xã hội hay đời sống của một xã hội. Ngoài những đặc điểm của toàn thể đời
sống xã hội, đời sống của giới trẻ có những đặc điểm riêng do chịu ảnh hƣởng
những phẩm chất riêng của độ tuổi nhƣ thích khám phá, thể nghiệm những
điều mới mẻ, năng động, sáng tạo..., và trong bối cảnh giao lƣu rộng lớn nhƣ
ở Việt Nam hiện nay, đời sống giới trẻ rất đa dạng và phong phú. Các nghiên
cứu về giới trẻ cũng cho thấy đời sống của họ bị chi phối bởi nhiều nhân tố
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, bối cảnh toàn cầu hoá... Âm nhạc cũng góp
phần không nhỏ trong đời sống của giới trẻ, cả ở khía cạnh tinh thần và vật chất.
Trong đề tài này, chúng tôi quan tâm đến đời sống giới trẻ, với hàm ý
mọi khía cạnh hoạt động sống, cả đời sống tinh thần và đời sống vật chất, của
một nhóm những ngƣời trẻ cùng chia sẻ một sở thích chung, đó là ghi ta.
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Những nghiên cứu về giới trẻ
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập tới thanh niên từ nhiều
khía cạnh (Bucholtz 2002, Tyyska 2005, Bassani 2007, Wyn và Woodman
2007). Theo Mary Bucholtz (2002) trong tác phẩm Youth and Cultural
Practice (Giới trẻ và thực hành văn hoá), nghiên cứu về giới trẻ là trọng tâm
trong nhân học nửa đầu thế kỷ XX, thậm chí dẫn đến lĩnh vực nhân học về
giới trẻ (anthropology of youth). Nhân học cũng quan tâm đến cách trỗi dậy
của các bản sắc giới trẻ trong các dạng thức văn hóa mới, kết hợp sáng tạo các

yếu tố của chủ nghĩa tƣ bản toàn cầu, chủ nghĩa xuyên quốc gia và văn hóa
địa phƣơng. Cherylynn Bassani trong tác phẩm Five Dimensions of Social
Capital Theory as they Pertain to Youth Studies (Năm khía cạnh của lý thuyết
vốn xã hội có liên quan đến nghiên cứu giới trẻ) (2007) nghiên cứu 5 thành tố
của thuyết nguồn vốn xã hội và cho rằng vốn xã hội trong suốt hai thập kỉ qua
11


phổ biến trong các nghiên cứu về thanh niên đƣợc sử dụng rộng rãi khi nghiên
cứu về chính sách, giáo dục nhƣng khả năng ứng dụng của nó còn hạn chế.
Wyn và Woodman trong bài trao đổi Researching Youth in a Context of
Social Change: A Reply to Roberts (Nghiên cứu giới trẻ trong bối cảnh của sự
biến đổi xã hội: trao đổi với Roberts) (2007) sử dụng lăng kính “thế hệ xã
hội” để nhìn nhận về giới trẻ. Mỗi thế hệ xã hội bao gồm một số các nhóm
tuổi hay các đơn vị thế hệ. Các đơn vị thế hệ là các nhóm ngƣời mặc dù có
cùng nhận thức về thế hệ nhƣng lại tƣơng tác theo những cách khác nhau do
họ có vị trí xã hội khác nhau trong cùng một thế hệ xã hội.
Ở Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu tìm hiểu những vấn
đề chung của thanh niên (Đặng Vũ Cảnh Linh 2003, Đặng Cảnh Khanh
2006), hay những khía cạnh cụ thể nhƣ nhu cầu giải trí của thanh niên vào
thời gian rỗi (Phan Thanh Tá 1997, Đinh Thị Vân Chi 2003, Hƣơng Ly
2008), vấn đề lối sống thanh niên (Phạm Hồng Tung 2011, Bùi Thị Vân
Anh, 2012), mối quan hệ giữa internet và toàn cầu hoá và bản sắc của giới
trẻ (Bùi Hoài Sơn 2006, Đặng Cảnh Khanh 2006, Nguyễn Thị Phƣơng
Châm 2013) trách nhiệm xã hội và đạo đức của thanh niên (Nguyễn Thị
Hoa 2013, Nguyễn Thị Phƣơng Hoa 2014). Ở đây chúng tôi sẽ điểm qua
một số hƣớng nghiên cứu này.
1.2.1.1. Nghiên cứu về lối sống của giới trẻ
Các tác giả Việt Nam viết về chủ đề này cho rằng trong thời đại mới,
thanh niên Việt Nam khá phân hoá, bên cạnh những xu hƣớng lành mạnh

cũng có những mặt khá tiêu cực. Theo Phạm Hồng Tung (2011: 502) trong
tác phẩm Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi
mới và hội nhập quốc tế, sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nƣớc thay đổi,
thanh niên Việt Nam luôn đứng trƣớc nhiều lựa chọn khó khăn, nhiều cơ hội
và thách thức mà các thế hệ trƣớc đó chƣa từng gặp. Qua nghiên cứu về tình
hình thanh niên hiện nay, tác giả cho rằng bên cạnh phần lớn thanh niên Việt
12


Nam hƣớng tới những giá trị tốt đẹp thì vẫn còn không ít những thanh niên
đang chịu ảnh hƣởng và theo những xu hƣớng tiêu cực, không lành mạnh, sa
vào những tệ nạn xã hội. Tác giả công trình cho rằng có 6 xu hướng lối sống
tích cực cơ bản của thanh niên Việt Nam, đó là: “1/ trân trọng và phát huy
những giá trị văn hoá, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc; 2/ yêu
nƣớc, quan tâm đến tình hình đất nƣớc và tin tƣởng vào tƣơng lai của đất
nƣớc; 3/ thực tế, thực dụng trong suy nghĩ, hoạt động và ứng xử hàng ngày; 4/
năng động, sáng tạo, luôn hƣớng tới cái mới, cái khác biệt; 5/ tích cực hội
nhập quốc tế, tiếp thu thành tựu văn minh và tinh hoa văn hoá thế giới; 6/ có
khát vọng lạc quan, có tính tích cực chính trị - xã hội cao và có bản lĩnh chính
trị vững vàng”. Bên cạnh đó, công trình cũng cho rằng có 4 xu hƣớng lối sống
tiêu cực đang tác động tới thanh niên: “1/ lối sống buông thả bản thân; 2/
hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; 3/ ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách
nhiệm và nhiệt tình của tuổi trẻ; 4/ hời hợt, a dua theo các trào lƣu “thời
thƣợng”, tiếp thu xô bồ ảnh hƣởng văn hoá từ bên ngoài”. Từ đó, tác giả đã đề
xuất một số nhóm khuyến nghị khoa học và những giải pháp thực tiễn nhằm
“góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của
thanh niên Việt Nam”.
Nhiều bài viết cũng đồng quan điểm cho rằng trong quá trình hội nhập
quốc tế, dƣới sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, sự bùng nổ công nghệ
thông tin, nhiều giá trị sống cũng bị thay đổi làm ảnh hƣởng đến đạo đức lối

sống của thanh niên. Trong bài viết Bàn về đạo đức lối sống của thanh niên
trí thức nước ta hiện nay, với đối tƣợng hẹp là thanh niên trí thức, Nguyễn
Thị Phƣơng Hoa (2014: 50) cho rằng: “họ sống thực tế hơn, có ý thức phấn
đấu trong nghề nghiệp; song ít có những hoài bão lớn lao đối với xã hội đất
nƣớc; ít bày tỏ chính kiến của mình. Mặc dù vậy, do có trình độ học vấn cao,
khả năng nhận thức tốt nên sự biến đổi theo chiều hƣớng tiêu cực về đạo đức
và lối sống của thanh niên trí thức không quá lệch lạc”. Tác giả Bùi Thị Vân
13


Anh (2012) lại tập trung vào biểu hiện lối sống thanh niên ở nông thôn, đánh
giá một số biểu hiện trong lối sống của thanh niên trên 4 mặt sau: 1/Lao động
học tập; 2/ Sinh hoạt hàng ngày (giao tiếp, mối quan hệ giữa thanh niên vào
các tổ chức xã hội, hoạt động xã hội); 3/ Hoạt động văn hoá (thể dục, thể
thao, thẩm mỹ, giải trí...). Bằng phƣơng pháp nghiên cứu chính là phỏng vấn
cá nhân, bảng hỏi và phỏng vấn sâu, các tác giả cho rằng một số biểu hiện
trong lối sống của thanh niên nông thôn hiện nay thể hiện nhƣ sau: có lòng
yêu nƣớc, ý chí lập thân lập nghiệp, có biểu hiện của lối sống hiện đại, nhƣng
bên cạnh đó vì trong quá trình nƣớc ta toàn cầu hoá, việc tiếp thu lối sống
phƣơng Tây một cách thiếu định hƣớng dẫn đến có biểu hiện của lối sống
thực dụng, xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc.
Một số nghiên cứu khác lại trăn trở với việc tìm hiểu trách nhiệm xã hội
của thanh niên hiện nay. Tác giả Lê Thị Thanh Hƣơng (2014: 13) cho rằng
thanh niên là lứa tuổi có nhiều hoài bão, không chỉ muốn khẳng định mình
trong cuộc sống mà còn khát khao đƣợc góp sức cho sự phát triển chung của
cả dân tộc, nhân loại: “thanh niên Việt Nam hiện nay về cơ bản thể hiện thái
độ chính trị và trách nhiệm xã hội của mình nhƣ một lẽ tự thân. Họ không đắn
đo, suy nghĩ nhiều, họ sẵn sàng thực hiện trách nhiệm xã hội và những ngƣời
có trách nhiệm tạo cho họ cơ hội, điều kiện để họ có thể thực hiện đƣợc trách
nhiệm của mình”. Trong bài viết: Đạo đức xã hội của thanh niên, Nguyễn Thị

Hoa (2013) cho rằng đạo đức của thanh niên thể hiện qua các hoạt động xã
hội nhƣ ủng hộ những ngƣời gặp khó khăn, hoạn nạn, hoạt động hiến máu
nhân đạo, có lòng thƣơng cảm, muốn chia sẻ khó khăn, muốn giúp đỡ ngƣời
gặp rủi ro...
1.2.1.2. Nghiên cứu về giới trẻ từ góc độ nhu cầu giải trí
Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhu cầu giải trí của thanh niên rất đa dạng.
Trong tác phẩm Nhu cầu giải trí của thanh niên, tác giả Đinh Thị Vân Chi
(2003: 123) khẳng định nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí, giải
14


trí là “nhu cầu” của con ngƣời vì nó đáp ứng những đòi hỏi từ cá nhân. Khi
đáp ứng và thoả mãn đƣợc nhu cầu giải trí thì đó là một trong những phƣơng
tiện giúp con ngƣời phát triển toàn diện, vì thế mà vai trò của giải trí với
thanh niên là rất cần thiết. Dựa trên lý thuyết về thời gian rỗi, tác giả đƣa ra
cái nhìn nhận chung về các khuôn mẫu giải trí của thanh niên: giải trí cấp
ngày (diễn ra vào thời gian rỗi trong ngày, nhƣ xem ti vi, nghe nhạc, chơi thể
thao, đọc sách, giải trí với các nhóm sở thích), giải trí cấp tuần (giải trí với
nhóm sở thích, du lịch dã ngoại, thể thao...), giải trí cấp năm (thời gian rỗi dài
ngày: nghỉ phép, nghỉ hè...). Dựa vào điều tra, tác giả kết luận một số đặc
trƣng nổi bật trong nhu cầu giải trí của thanh niên hiện nay, đó là ƣa thích
những hình thức giải trí mới lạ, những hoạt động sôi nổi, ngoài trời, chú ý đến
tính hấp dẫn của hoạt động giải trí, và sự chủ động của thanh niên trong hoạt
động giải trí.
Bản chất của nhu cầu giải trí là nhu cầu hoạt động thẩm mỹ trong thời
gian rảnh rỗi. Và để góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về thời
gian rỗi và hoạt động văn hoá trong thời gian rỗi, luận văn thạc sĩ văn hoá học
Thời gian rỗi và hoạt động văn hoá của thanh niên Hà Nội hiện nay (Phan
Thanh Tá, 1997) đã nghiên cứu nhu cầu hoạt động văn hoá của thanh niên Hà
Nội, khảo sát thực trạng những hoạt động văn hoá chủ yếu của thanh niên

trong thời gian rỗi, từ đó đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
văn hoá cho thanh niên, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá nhằm
thu hút các thế hệ trẻ vào những hoạt động lành mạnh, bài trừ các tệ nạn, văn
hoá độc hại, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống đạo đức của dân tộc.
Đồng tình với quan niệm về nhu cầu giải trí, trong luận văn thạc sĩ Múa
với đời sống sinh hoạt văn hoá của sinh viên thủ đô hiện nay Nguyễn Thị
Hiền Trang (2014: 12) cũng dùng khái niệm về nhu cầu giải trí làm cơ sở cho
nghiên cứu của mình, “nhu cầu giải trí không chỉ nhằm mục đích giải toả sự
căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thƣ giãn, thanh thản trong tâm hồn. Và ở
15


mức độ cao hơn, những hoạt động đó sẽ tạo nên sự rung cảm về thẩm mỹ”.
Trong số các hình thức giải trí, múa là một trong số các thể loại xuất hiện
trong đời sống của con ngƣời từ rất sớm và cùng đồng hành với con ngƣời
trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng đồng, ở mọi xã hội, mọi dân tộc và
mọi thời đại. Đồng thời nó cũng đang là một loại hình nghệ thuật không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hoá văn nghệ của sinh viên. Một số công
trình khác nhƣ Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm múa
(giai đoạn 1974 - đến nay) (Lê Thị Quỳnh Phƣơng, 2014), Múa dành cho
thiếu nhi hiện nay (Thái Thị Phƣơng Hoa, 2014) là những luận văn mà trong
đó các tác giả đã trình bày những đặc trƣng, khái niệm hình tƣợng, khái niệm
về múa ở Việt Nam, khái niệm về nhu cầu giải trí, thị hiếu thẩm mỹ của nghệ
thuật nói chung và múa nói riêng. Thông qua những khảo sát thực tế ở một
giai đoạn lịch sử nhất định, tại các trung tâm, các trƣờng ĐH, các tác giả đã
đánh giá đƣợc thực trạng vai trò và vị trí của nghệ thuật múa trong giới trẻ nói
riêng và đời sống xã hội nói chung. Múa không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí
và thƣởng thức nghệ thuật ngày càng lớn và đa dạng của nhiều tầng lớp công
chúng trong xã hội ở vẻ đẹp hình thể, mặt khác múa còn giáo dục văn hoá
toàn diện, cho thanh thiếu niên, rèn luyện sức khoẻ, thể chất, tính kiên trì, sức

chịu đựng trong sinh hoạt tập thể.
Cũng bàn về nhu cầu giải trí, trên Tạp chí Tâm lý học, số 5 (2014) có
bài: “Thực trạng nhu cầu giải trí của thanh niên dân tộc thiểu số vùng tây
Nam Bộ hiện nay” của tác giả Tô Thuý Hạnh, nghiên cứu về nhu cầu giải trí
của thanh niên dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Bộ. Tác giả chỉ ra nhu cầu giải
trí là một trong những nhu cầu tinh thần đƣợc thanh niên dân tộc thiểu số
quan tâm, nội dung rất đa dạng, bên cạnh nhu cầu thuyền thống xem ti vi thì
nhu cầu giải trí bên ngoài cộng đồng, tham gia vào các lễ hội, qua các hình
thức mạng xã hội, truy cập internet hay đi du lịch... là những hoạt động đƣợc
các bạn trẻ quan tâm.
16


1.2.1.3. Nghiên cứu bản sắc giới trẻ trong bối cảnh công nghệ và toàn cầu hoá
Trong các công trình, các tác giả chỉ ra rằng văn hoá nghe nhìn hay
những tiến bộ của khoa học, đặc biệt là internet, đều là hình thức văn hoá mới
của xã hội công nghiệp hiện đại bởi những tiện ích cũng nhƣ sức hấp dẫn do
các phƣơng tiện đó mang lại vô cùng to lớn (Đỗ Nam Liên chủ biên 2005, Bùi
Hoài Sơn 2006, Nguyễn Thị Phƣơng Châm 2013). “Giới trẻ với những đặc
điểm về phát triển tâm lý có những nhu cầu riêng và là ngƣời tiếp nhận tích
cực những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu sự tác động của các
phƣơng tiện nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phƣơng diện tích cực và tiêu
cực. Văn hoá nghe nhìn đã trở thành một phần không thể thiếu, các phƣơng
tiện này đã đƣa lại một phong cách, một nhịp sống mới, khác với những gì thế
hệ ông cha họ đã từng trải qua” (Đỗ Nam Liên chủ biên, 2005: 343). Với sự
phát triển của internet, Bùi Hoài Sơn (2006) cho rằng việc hình thành một
“thế giới ảo” đã góp phần tạo dựng nên một số giá trị xã hội mới của giới trẻ.
Cũng bàn về internet với giới trẻ, trong công trình Internet: mạng lưới xã hội
và sự thể hiện bản sắc, tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Châm (2013) cho rằng
internet “có sự ảnh hƣởng rõ rệt của việc giao tiếp và kết nối MLXH trực tiếp

tới giao tiếp và kết nối MLXH trong đời sống thực tế và internet thực sự mở
ra một không gian giao tiếp và kết nối mới cho giới trẻ làm đa dạng và phong
phú thêm các mối quan hệ của họ trong cuộc sống” (2013: 289). Hơn nữa,
“internet đã và đang tạo ra không gian mới cho sự kết nối và thể hiện của giới
trẻ..., giới trẻ có cơ hội đƣợc thể hiện nhiều hơn, đƣợc sống thật hơn, đƣợc
trình diễn những nét tính cách mà cá nhân họ mong muốn, phần nào thoát
khỏi những ràng buộc trong đời sống hàng ngày..., giới trẻ còn dùng không
gian mạng để thể hiện thái độ phản kháng với những gì gò bó mà trong đời
sống thƣờng nhật họ gặp phải (2013: 290). “Không chỉ vậy không gian
internet còn mở ra một không gian bản sắc rất đa chiều và sinh động cho giới
trẻ, nơi bất cứ một bạn trẻ nào cũng có thể thoải mái chuyển đổi qua lại nhiều
17


vai trò, thể hiện nhiều nét bản sắc, tính cách khác nhau để có đƣợc những trải,
nghiệm khác nhau, những trải nghiệm mà họ không hoặc khó có thể có đƣợc
trong cuộc sống thực tế” (2013: 289).
1.2.1.4. Nghiên cứu về vai trò của âm nhạc nghệ thuật trong việc kiến tạo bản
sắc giới trẻ
Bài báo của hai tác giả Tracy Shildrick & Robert MacDonald: In
Defence of Subculture: Young People, Leisure anh Social Divisions (Các
quan điểm ủng hộ tiểu văn hoá: Giới trẻ, giải trí và sự phân chia xã hội) đƣa
ra một quan điểm cho rằng trọng tâm đặc biệt của thời kỳ hậu tiểu văn hoá về
âm nhạc, nghệ thuật nhảy và phong cách đã phủ nhận một sự khám phá đầy
đủ và chính xác về các bản sắc văn hoá và các trải nghiệm của phần lớn thanh
niên. Một trong những luận điểm trung tâm của bài báo là: để hiểu một cách
đúng đắn và toàn diện về giới trẻ, cần quan sát kỹ đời sống văn hoá và giải trí
của họ giao thoa với các khía cạnh trong tiểu sử của họ nhƣ thế nào. Tác giả
đƣa ra một số luận điểm đƣợc chứng minh bằng một số nghiên cứu về giới trẻ
gần đây và cho thấy vai trò vẫn còn tiếp tục của sự phân chia xã hội trong việc

tạo nên và định hình đời sống giải trí của giới trẻ và các bản sắc văn hoá và
thực hành văn hoá của họ.
Một nghiên cứu của Fred Blake (2007) về Trung Quốc - Love songs and
the Great Leap: the role of a youth culture in the revolutionaryphase of
China's economic development (Những bản tình ca và bƣớc đại nhảy vọt: Vai
trò của văn hóa trẻ trong giai đoạn cách mạng phát triển kinh tế Trung Hoa)
chỉ ra rằng, âm nhạc đƣợc sử dụng trong việc truyền bá các thông điệp chính
trị đến giới trẻ. Chủ nghĩa cộng sản Trung Hoa cho rằng phát triển kinh tế
phải gắn chặt việc những ngƣời trẻ cam kết với những giá trị văn hóa hay
chính trị nhất định. Cam kết này gắn các giá trị chính trị với những thôi thúc
về tâm lý thông qua các phƣơng tiện nhƣ văn hóa đại chúng. Vì vậy trong giai
đoạn cấp tiến đƣợc biết đến nhƣ: bƣớc đại nhảy vọt phát triển kinh tế Trung
18


Hoa (1958-1960), chính quyền Trung Quốc đã khuyến khích ngƣời viết sáng
tác về các giá trị thúc đẩy việc tuân thủ thực hiện các mục tiêu của giai đoạn
này. Một số tác giả đã sử dụng các ẩn dụ phổ biến về tình yêu giới tính để thể
hiện các giá trị và mục tiêu cách mạng. Nghiên cứu của Blake phân tích một
bộ phận nhỏ của một trong những thể loại tuyên truyền, đó là các bài hát về
tình yêu. Những bài hát này lột tả những giá trị cơ bản - một mô típ gốc trong
thể loại “tình yêu bền vững”, kết hợp các mô típ truyền thống, phổ thông và
chủ nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy cuộc cách mạng gia đình và phát triển kinh
tế. Những bài hát đƣợc sáng tác trong bƣớc đại nhảy vọt đã trở thành một
phần di sản dân tộc của Trung Quốc, đề cao các giá trị, mục tiêu và phƣơng
pháp của nền kinh tế tập thể. Theo lý thuyết văn hóa Mao, những ngƣời sáng
tác đã vận dụng các mô típ đại chúng, nhƣ tình yêu giới tính để truyền tải các
giá trị của CNXH cho những ngƣời trẻ - những ngƣời mà sự nhiệt tình và kỷ
luật lao động của họ đóng vai trò quyết định cho bƣớc đại nhảy vọt. Bƣớc đại
nhảy vọt đã tạo ra ngôi làng tập thể cho Trung Quốc và tạo ra những cơ hội

mới cho những ngƣời trẻ, đặc biệt là phụ nữ.
Ở Việt Nam, những câu chuyện về âm nhạc Việt Nam cũng cho chúng ta
hiểu đƣợc giới trẻ ở những giai đoạn thời kỳ lịch sử. Tác giả Jason Gibbs
(2008) đã đề cập đến những câu chuyện trong lịch sử âm nhạc Việt Nam từ
góc nhìn văn hoá. Trong bài viết “Điệu Rumba trên dòng Cửu Long: Bolero một dạng ca khúc phổ thông Việt Nam”, tác giả chỉ ra khiêu vũ đƣợc du nhập
vào Việt Nam thông qua tầng lớp thanh niên con nhà quyền thế du học ở Tây.
Nó còn là một phần của thế giới những ngƣời thƣợng lƣu, không phải là của
những ngƣời nông dân. “Tuy nhiên, những tầng lớp thấp hơn thông qua thị
trƣờng âm nhạc đã tìm thấy một phép màu của khiêu vũ ở vũ trƣờng mà họ có
thể thƣởng thức đƣợc - đầu tiên là mambo, nhƣng quan trọng hơn cả là điệu
rumba/bolero. Bolero có thể hoà nhập vào giới bình dân mà không băn khoăn
chuyện học hội với vũ sƣ. Mặc dù khiêu vũ đã trở thành một hình tƣợng ẩn dụ
19


của sự tiến bộ trong âm nhạc, những ngƣời “gác cổng của xã hội”, tức những
ngƣời có quyền lực đối với văn nghệ lúc ấy chỉ nhìn thấy sự lố bịch khi tầng
lớp nông dân thu nhận. Nhƣng đến sau đó, bằng sự hợp lƣu của những nhạc
sĩ, ca sĩ hăng hái và một công chúng rộng rãi giàu thiện tâm, đã nuôi dƣỡng
một kiểu nhạc còn tồn tại cho đến nay. Nó là một thể loại ca khúc phổ thông
pha trộn mà hiện nay ở Việt Nam hầu nhƣ chỗ nào cũng nghe thấy, dẫu ít khi
đƣợc bàn đến” (Gibbs, 2008: 141). Những bài viết khác trong cuốn sách này
tập trung vào ca khúc phổ thông, luôn có một đời sống tƣơng đối tự sản tự
tiêu, phản ánh xu hƣớng vận động của xã hội. Bằng việc khơi gợi lại bối cảnh
xã hội, dẫn lại các tài liệu âm nhạc, tác giả đã kể lại dấu ấn khát vọng của một
tầng lớp thanh niên Việt Nam từ quá khứ và cả ngày nay. Bên cạnh đó cho
thấy họ là những nhạc sĩ, ca sĩ, hay những ngƣời thƣởng thức âm nhạc đặc
biệt là những thế hệ trẻ, họ không tạo ra dòng nhạc phổ thông mà tạo ra âm
nhạc Việt Nam. Họ băn khoăn suy nghĩ về âm nhạc của đất nƣớc mình đang
có nguy cơ không tiến lên mà sẽ có thể ngày một mất đi. Với sức trẻ, đầy

nhiệt huyết, họ đã và đang rất tận tâm với việc giữ gìn và phát huy âm nhạc
truyền thống làm sao có đƣợc tiến bộ trong bối cảnh xã hội hiện nay.
1.2.2. Những nghiên cứu về ghi ta
Đàn ghi ta có sức hấp dẫn và lan tỏa trong cuộc sống nhƣng từ trƣớc đến
nay, không có nhiều các nghiên cứu, luận văn hay các tài liệu sách, báo viết
về nó và nội dung thƣờng chú trọng đến phƣơng pháp dạy đàn, chƣa quan tâm
đến khía cạnh văn hóa của ghi ta trong cuộc sống. Có thể kể một số cuốn sách
nhƣ: Tự học chơi đàn Classical ghi ta của Lê Xuân Tùng - Nhất Phƣơng
(2002), Phương pháp chơi đàn ghi ta lead của Gary Turner (Việt Thƣ dịch,
2007); Kĩ thuật solo ghi ta của Hoàng Hạc (2010)... Đây là những cuốn sách
mang tính chất thực hành, hƣớng dẫn cách chơi đàn ghi ta dành cho ngƣời học
ghi ta tham khảo.

20


×