Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

VĂN hóa của đội NGŨ NHÂN VIÊN và sự ẢNH HƯỞNG đến VIỆC xây DỰNG văn hóa CÔNG sở QUA KHẢO sát một CÔNG sở TRÊN địa bàn QUẬN tây hồ, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.98 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................2
CHƯƠNG I..........................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ..................................................4
I. Khái niệm về văn hóa công sở.........................................................................................................4
1.Văn hóa là gì ?...................................................................................................................................4
2.Văn hóa công sở là gì ?....................................................................................................................4
2.1Thế nào là công sở ?......................................................................................................................4
2.2Thế nào là văn hóa công sở...........................................................................................................4
2.2.1 Khái niệm văn hóa công sở........................................................................................................4
2.2.2 Văn hóa tổ chức.........................................................................................................................4
3. Biểu hiện của văn hóa.....................................................................................................................5
3.1Gía trị tinh thần..............................................................................................................................5
3.2 Gía trị vật chất..............................................................................................................................5
4. Vai trò của văn hóa..........................................................................................................................5
5. Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước:.................................................................6
II. Vai trò ý nghĩa của văn hóa công sở...............................................................................................6
1.Vai trò................................................................................................................................................6
2.Ý nghĩa...............................................................................................................................................7

CHƯƠNG II.........................................................................................................8
TỔNG QUAN VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN QUA.....................8
KHẢO SÁT MỘT SỐ CÔNG SỞ Ở QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI....................8
1. Thực trạng văn hóa của đội ngũ nhân viên trong công sở hiện nay..............................................8
1.1 Ứng xử nơi công sở.......................................................................................................................8
1.2 Thái độ và cách làm việc...............................................................................................................8
1.3 Thời gian làm việc chưa được cải thiện.......................................................................................8


1.4 Trách nhiệm đối với công việc......................................................................................................9


2.Các loại hình văn hóa công sở..........................................................................................................9
2.1 Văn hóa giao tiếp...........................................................................................................................9
2.2 Văn hóa ứng xử...........................................................................................................................10
2.3 Văn hóa trang phục.....................................................................................................................10

CHƯƠNG III.....................................................................................................12
VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN QUYẾT ĐỊNH ĐẾN VIỆC XÂY
DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ..........................................................................12
1.Vai trò của đội ngũ nhân viên trong việc hình thành văn hóa công sở.........................................12
2. Tác động của đội ngũ nhân viên đối với văn hóa công sở...........................................................12
3. Yêu cầu đối với nhân viên.............................................................................................................12

CHƯƠNG IV.....................................................................................................14
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM GIÚP CẢI THIỆN
VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN NƠI CÔNG SỞ...........................14
1.Giải pháp.........................................................................................................................................14
2.Kiến nghị.........................................................................................................................................14

KẾT LUẬN.......................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................18


BẢN BÁO CÁO
VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ QUA KHẢO SÁT MỘT CÔNG
SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy
giáo Th.s Nguyễn Thành Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức tới cho chúng em

trong thời gian học tập môn Văn hóa công sở. Xin gửi tới ngân hàng BIDV chi
nhánh Xuân La lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em thu
nhập số liệu , khảo sát để thưc hiện nghiên cứu đề tài . Với vố kiến thức còn hạn
hẹp và khả năng có hạn em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phê
bình từ các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn !

1


LỜI NÓI ĐẦU
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,vừa là động lực vừa là mục tiêu
để thúc đẩy sự phát triển kinh tế,xã hội. Mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái
còn đọng lại đó chính là văn hóa. Bất kể một quốc gia nào,một tổ chức nào
muốn trường tồn và phát triển phải có văn hóa riêng, văn hóa công sở cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được
niềm tin của cán bộ công chức với cơ quan,với nhân dân góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của công sở. Tính tự giác của cán bộ công chứ trong công việc sẽ
đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác.
Tuy nhiên văn hóa công sở không phải là một công sở có đầy dủ những
thiết bị,vật dụng hiện đại,lại không phải là một trụ sở được xây dựng hoành
tráng…mà văn hóa công sở là sự thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ, công
nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hoá của
mỗi người. Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước.
Đánh giá thực trạng văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay, có nơi vẫn
chưa được các công sở hành chính nhà nước nghiêm túc thực hiện.Ta thấy còn
mang tính tình cảm nhiều chúng ta vẫn thấy có hiện tượng có cán bộ, công chức
còn cửa quyền, hách dịch, làm việc thiếu trách nhiệm, không khoa học và thậm
chí nói năng thiếu văn hóa, “nhậu nhẹt”, hút thuốc, đánh bài…trong cơ quan
hành chính Nhà Nước. Mặc dù đã có công văn của chính phủ ban hành quy chế

văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước nhưng vẫn chưa được hiện
thực hóa bằng thể chế và diều luật sao cho phù hợp và linh hoạt thực trạng văn
hóa công sở ở Việt Nam hiện nay, có nơi vẫn chưa được các công sở hành chính
nhà nước nghiêm túc thực hiện.Ta thấy còn mang tính tình cảm nhiều chúng ta
vẫn thấy có hiện tượ ng có cán bộ, công chức còn cửa quyền, hách dịch, làm
việc thiếu trách nhiệm, không khoa học và thậm chí nói năng.Nhận thấy vai trò,
tầm quan trọng của văn hóa công sở trong xây dựng nền hành chính chính qui,
hiện đại và chuyên nghiệp ở nước ta là đặc biệt to lớn, em chọn đề tài đánh giá
2


thực trạng văn hóa công sở tại địa. bàn thực tế để làm báo cáo thu hoạch bài tiểu
luận môn Văn hóa công sở để làm rõ hơn thực trạng văn hóa ở các công sở ngày
nay. Trong giới hạn một bài thu hoạch thực tế cũng như thời gian thực hiện đề
tài,đề tài này không thể không có những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến
góp ý của thầy cô giáo.
Bố cục đề tài gồm 4 chương sau :
Chương I : Cơ sở lý luận về văn hóa công sở.
Chương II: Tổng quan văn hóa của đội ngũ nhân viên qua khảo sát công
sở trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội.
Chương III: Văn hóa của đội ngũ nhân viên quyết định đến việc xây dựng
văn hóa công sở
Chương IV : Một số giải pháp và bài học kinh nghiệm giúp cải thiện văn
hóa của đội ngũ nhân viên nơi công sở

3


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ

I. Khái niệm về văn hóa công sở
1. Văn hóa là gì ?
- Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội
- Văn hóa là toàn bộ những hoạt đọng sáng tạo và giá trị của nhân dân 1
nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Văn hóa là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộc khác , từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,phong tục
tập quán, lối sống lao động.
- Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực mục tiêu mà con
người được bảo tồn và được chuyển hóa cho những thế hệ nối tiếp theo sau.
2.Văn hóa công sở là gì ?
2.1Thế nào là công sở ?
- Từ điển tiếng Việt : Công sở là trụ sở cơ quan xí nghiệp của nhà nước
- Từ điển Hán Việt : Công tức là chung thuộc về nhà nước, sở là nơi làm
việc
- Trong từ điển Pháp luật : Hành chính công sở là các tổ chức mang tính
công ích được nhà nước thành lập chịu sự điều chỉnh của luật hành chính và các
luật khác, là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, khiếu nại của công dân
2.2Thế nào là văn hóa công sở
2.2.1 Khái niệm văn hóa công sở
Văn hóa công sở là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hìnhtrình độ
nhận thức, phương pháp tổ chức quản lý, môi trường cảnh quan, phương tiện
làm việc, đạo dức nghề nghiệp, phương tiện giao tiếp ứng sử của cán bộ công
chức nhằm xây dựng công sở văn minh lịch sự hoạt động đúng pháp luật và hiệu
quả cao
2.2.2 Văn hóa tổ chức
Là hệ thống những giá trị niềm tin sự mong đợi của cácthành viên trong
tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực

4



hành động như những giả thiết không bị chất vấn về truyefn thống và cách thức
là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc.
Văn hóa tổ chức công sở là một hệ thống được hình thành trong quá trình
hoạt động của công sở , ảnh hưởng tới cách làm việc trong công sở và hiệu quả
làm việc của nó.
3. Biểu hiện của văn hóa
Văn hóa trong công sở cũng có rất nhiều đặc điểm nhưng chủ yếu là
những đặc điểm sau đây để làm nhấn mạnh các đặc điểm của văn hóa :
3.1 Gía trị tinh thần
- Là các sản phẩm tinh thần mà cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra trong
lich sử và còn được sử dụng cho đến ngày nay. Bao gồm :
- Gía trị xã hội là tổng thể các quan niệm của cộng đồng về sự tồn tại và
phát triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc cho nhân dân.
- Kỹ thuật chế tác là các yếu tố kỹ thuật và công nghệ do cá nhân hay
cộng đồng sáng tạo từ xưa đến nay đang được sử dụng trong cuộc sống hàng
ngày.
3.2 Gía trị vật chất
Các hiện vật đang được dùng trong đời sống xã hội hàng ngày. Các công
trình kiến trúc, các sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
4. Vai trò của văn hóa
Là cơ sở xã hội hóa các cá nhân được thể hiện là những nhận thức của xã
hội của mỗi con người để đảm bảo đời sống của chính họ. Con người không thể
tồn tại nếu tách rời tự nhiên, cũng như con người không thật sự là người nếu
tách rời khỏi môi trường văn hóa. Tất cả những điều đó con người và lĩnh hội
trong quá trình xã hội hóa cá nhân.
Là cơ sở phát triển kinh tế được thể hiện là các cơ sở vật chất dùng cho
sản xuất kinh doanh và năng lực lao động của con người. Các nhà kinh tế
thường gọi là các yếu tố tài sản hữu hình và vô hình, đây là cơ sở cho quá trình

phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế phát triển cùng với cơ sở vật chất phát triển
5


cao là tiền đề cho phát triển kinh tế.
Là nền tảng tinh thần của của xã hội tạo nên giá trị làm người, tạo nên sức
mạnh dân tộc. Vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội.
5. Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước:
Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, cán bộ công chức họ đều ý thức rất
rõ : họ đang làm việc vì ai, vì cái gì và tại sao họ lại đạt hiệu quả làm việc cao
như vậy. Phần lớn họ có ý thức văn hóa dân tộc rất cao, có nhận thức cao trong
sự phát triển đất nước, ý thức về danh dự đất nước, hơn nữa lương tâm danh dự
ý thức về sự tồn tại khiến họ ý thức được văn hóa là động lực phát triển mọi hoạt
động của các cơ quan nhà nước hiện nay
Văn hóa nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ,
công nhân viên chức trong khi thực hiện nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn
hóa của mỗi người. Để đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động nơi
công sở của các cơ quan.
Gắn liền với trình độ học vấn thì thì quan hệ ứng sử giá trị chân,thiện, mỹ
sẽ khuyến khích thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các công sở hiện nay. Một số
quốc gia trên thế giới quy định cán bộ công chức đến công sở phải mặc đồng
phục, mặc đồng phực được coi là trách nhiệm cao dù không cần một lời tuyên
thề nào. Điều này cho thấy rằng mỗi cán bộ công chức đều tự ép mình vào
khuân phép
II. Vai trò ý nghĩa của văn hóa công sở
1. Vai trò
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội. Tạo được tính đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa
quyền. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ công

chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công
sở. Tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa công sở phát triển
hơn so với công sở khác
6


Văn hóa công sở có vai trò lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm việc
khoa học, kỷ cương đòi hỏi các thành viên trong cơ quan hành chính phải quan
tâm đến hiệu quả công việc chung của công sở giúp cho mỗi cán bộ công chức
tự nhìn lại đánh giá mình chống lại các biểu hiện thiếu văn hóa như : tham ô,
hách dịch, cửa quền… Bên cạnh dó yếu tố văn hóa còn giúp cho mỗi thành viên
phải tôn trọng kỷ luật, danh dự của công sở đòan kết vì sự nghiệp chung của
công sở
Văn hóa công sở có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những văn hóa từ
bên trong và bên ngoài công sở giúp công sở tạo nên tính chuẩn mực. Vai trò của
văn hóa công sở chính là mục tiêu của sự phát triển có một vai trò rất quan trọng
bởi lẽ do con người sáng lập ra chi phối toàn bộ hoạt độg của con người, là hoạt
động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần của con người, làm cho con
người ngày càng hoàn thiện hơn.
2.Ý nghĩa
Có ý nghĩa tầm quan trọng đặc biệt thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi
xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ
cán bộ công chức góp phần vào cải cách hành chính
Khơi dậy, phát huy được nhân lực tạ nét văn hóa riêng cho công sở, có sự
đồng thuận của các nhân viên. Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên , tạo
bầu không khí làm việc khoa học, công minh tránh để các thành viên trong cơ
quan nghị ki không phục cấp trên, khiếu nại…

7



CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN QUA
KHẢO SÁT MỘT SỐ CÔNG SỞ Ở QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI
1. Thực trạng văn hóa của đội ngũ nhân viên trong công sở hiện nay
Thực trạng văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay, có nơi vẫn chưa được
các công sở hành chính nhà nước nghiêm túc thực hiện:
1.1 Ứng xử nơi công sở
Công sở là nơi công dân, các cơ quan, bạn đồng nghiệp trong ngành…
đến liên hệ, công tác. Vì vậy cán bộ, công chức làm việc ở đây cần có những
ửng xử văn minh,thanh lịch trong giao tiếp. Tuy nhiên thực tế hiện nay chúng ta
vẫn bắt gặp những cách ứng sử thiếu thanh lịch. Tại công sở là cơ quan công
quyền nhưng một số người vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với
dân chúng ta vẫn thường hay bắt gặp những những câu hỏi thiếu chủ ngữ vị ngữ
như: “ Cần gì?” , “ Đi đâu?” , “ Gặp ai” hoặc bắt gặp những khuân mặt có thái
độ cau có, thái độ hách dịch, lạnh lùng
1.2 Thái độ và cách làm việc
- Thực trạng văn hóa công sở trong thái độ làm việc, cách làm việc và mọi
cử chỉ của cơ quan trong công việc vẫn còn kém, không có chủ động nghiêm túc
trong giờ làm và trong mọi công việc không được xử lý tốt
- Môi trường công việc đã tạo khoảng thời gian ngồi chơi dẫ đến tình
trạng “ buôn chuyện” nhòm ngó soi mói kéo bè kéo cánh…làm cho cán bộ nhân
viên xoáy vào vòng quyền lực quên đi cai nhiệm vụ chính của mình
- Tình trạng khách tới làm việc phải chờ đợi lâu, còn cán bộ ngồi uống
nước chè, tán ngẫu. Cơ quan còn nửa tiếng mới hết giờ làm việc nhưng khi có
khách tới làm việc cán bộ đã nói là hêt giờ làm việc mai quay lại.
1.3 Thời gian làm việc chưa được cải thiện
Hiện tượng đi muộn về sớm vẫn thường xuyên xảy ra với nhiều lý do
quen thuộc đưa ra như: xe hỏng, tắc đường hay rẽ vào đâu đó để bàn chuyện
công việc… mọi cán bộ công chức đưa ra vô số lý do để bao biện cho sự đi làm

8


muộn của mình
1.4 Trách nhiệm đối với công việc
Tình trạng nhiều cán bộ công công chức còn chưa nghiêm túc trong giờ
làm việc, thiếu trách nhiệm vào công việc mình làm. Nhiều cán bộ công chức
vẫn uống rượi bia vào buổi sáng, buổi trưa tại cơ quan làm việc
Những điều cần phải chống và chống một cách quyết liệt là thái độ thờ ơ
thiếu tinh thần trách nhiệm vào việc mình làm mình được giao. Có cơ quan cán
bộ nhân viên đến công sở rồi mới rủ nhau đi ăn sáng, ngồi trước máy tính nhưng
chới game chứ không phải làm việc
2.Các loại hình văn hóa công sở
2.1 Văn hóa giao tiếp
- Sắp xếp suy nghĩ trước khi nói : Nếu không có tổ chức, bạn sẽ nói ngay
những điều mình nghĩ một cách rời rạc, thiếu logic, thậm chí lỡ lời, nói cả điều
không nên nói. Để tránh tình huống đó, hãy cố gắng sắp xếp suy nghĩ của mình
theo trình tự trước khi nói.Nếu tham gia một cuộc đối thoại liên tục, bạn nên
nói với tốc độ chậm (nhưng không quá chậm chạp, ngắt quãng dài) để có thời
gian suy nghĩ và phản ứng một cách thích hơp
- Lắng nghe mọi người xung quanh: Hãy để ý những người xung quanh
bạn và xác định ai là người giao tiếp tốt, ai là người không khéo léo trong ăn
nói. Từ thực tế của họ, bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân: học hỏi ưu
điểm của người giao tiếp tốt và tránh sai lầm của người không khéo léo không
nên copy y nguyên cách nói chuyện của người khác. Hãy tự tạo cho mình một
phong cách riêng biệt để ai cũng có thể nhận thấy đó chính là bạn
- Không phản ứng lại ngay lập tức: Cũng như lời khuyên đầu tiên, bạn
nên dành khoảng 10 - 15 giây để hình thành suy nghĩ của mình thay vì phải
ứng lại ngay tức khắc trước một câu hỏi hay lời đời nghĩ
- Đọc nhiều : Đây là điều rất cần thiết bởi nó là nguồn kiến thức của bạn

và khi có kiến thức bạn sẽ có cơ sở để giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn. Do đó,
hãy tích cực đọc những bài báo hay, câu chuyện ý nghĩa
9


- Xây dựng tự tin : Phải tự tin bạn mới có thể phát biểu trước đám đông và
mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình. Và để xây dựng sự tự tin, bạn phải không
ngừng bồi dưỡng kiến thức cho bản thân
2.2 Văn hóa ứng xử
- Đến công sở làm việc phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp, đi đứng nhẹ
nhàng, đặc biệt tránh đi giày dép tạo ra tiếng động quá ồn quá lớn làm ảnh
hưởng tới môi trường làm việc chung
- Luôn ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp bàn làm
việc, phòng làm việc, giữ vệ sinh công sở sạch như giữ vệ sinh ở chính nhà mình
- Không lạm dụng máy tính cơ quan vào những trò tiêu khiển trong giờ
làm việc, vừa ảnh hưởng xấu tới năng suất công việc vừa tạo thói quen sấu co
bản thân
- Điện thoại để ở chế độ rung hoặc im lặng, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng
tới đồng nghiệp và ảnh hưởng tới khôn khí làm việc yên tĩnh ttaji cơ quan
- Gõ cửa trước khi vào phòng sếp hay phòng khác
- Cần thực hành đúng văn hóa bắt tay nơi công sở
- Trong công việc, khi trả lời điện thoại cần nói năng mạch lạc rõ ràng.
Tuyệt đối tránh dùng từ tục tĩu tại nơi làm việc trong quá trình giao tiếp, không
nói quá nhanh, quá chậm, quá nhỏ hoặc quá lớn, không xen vào chuyện của
người khác, không cướp lời khi người khác nói
- Trong công sở nên xưng hô theo chức danh đối với người có chức vụ,
xưng hô bằng tên đối với người bằng trang lứa, đối với người lớn tuổi nên dùng
đại từ nhân sưng, không nên xứng hô theo kiểu gia đình.
- Không buôn chuyện, không tạo bè kéo cánh để tranh chức, tranh quyền,
tránh thái độ xun xoe với người trên, hách dịch với người dưới; tránh lấy cớ vì

hiệu quả công việc mà cố tình không thừa nhận năng lực gây khó dễ cho những
thành viên khác đặc biệt là người mới đến làm việc tại cơ quan
2.3 Văn hóa trang phục
Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên một hình ảnh
10


chuyên nghiệp cho bạn. Các gam màu truyền thống thích hợp cho thời trang
công sở là màu đỏ (năng nổ), xanh hải quân (đáng tin cậy), xám (thủ cựu), đen
(sang trọng). Hầu hết các màu này đều phù hợp với các kiểu vét nữ, váy, giày và
phối hợp được với các màu sắc nữ tính mềm mại hơn như màu xanh nước đá,
màu hoa cà, hồng phớt và màu ngà. Mặc những trang phục màu sắc sặc sỡ như
màu hồng chói hay bông ba hoa hoè trong công sở thì có thể tạo sự phản cảm,
nhưng có một số kiểu trang phục sáng tạo có thể hạn chế bớt điều đó.
- Trang sức gây nên tiếng động leng keng có thể làm cho người khác phân
tâm trong lúc làm việc. Chọn loại hoa tai đeo sát vào lỗ tai và vòng đeo tay loại
chỉ có 1 chiếc duy nhất.
- Những thứ góp phần tạo nên một hình ảnh thanh lịch cho bạn là: móng
tay cắt sạch sẽ, bít tất ngay ngắn, giày không bị mòn đế, tóc tai gọn gàng.
- Vừa vặn là cụm từ khi nói đến trang phục công sở được may. Quần phải
vừa vặn nhưng cũng đừng chật quá, sẽ tạo ra các nếp gấp. Váy, đặc biệt là các
loại váy may suông thẳng, nên rộng rãi một chút để có thể ngồi xuống thoải mái.
Áo vét nên có nút gài. Và áo sơ mi không được chật quá, khi mặc vào sẽ tạo ra
khe hở giữa hai hạt nút.
- Áo quần, đồ dùng có gắn nhãn hiệu thiết kế cũng hay nhưng nếu được
gắn nhiều quá sẽ làm rối mắt và không cần thiết nơi công sở. Hãy chọn những
thứ được may hay đuợc làm thật khéo và không gắn nhãn hiệu lộ liễu. Điều đó
làm bạn trở nên chuyên nghiệp nhất.

11



CHƯƠNG III
VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN QUYẾT ĐỊNH ĐẾN VIỆC XÂY
DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
1.Vai trò của đội ngũ nhân viên trong việc hình thành văn hóa công sở
- Nhân viên là nguồn phối hợp tổ chức với lãnh đạo cùng thực hiện nhiệm
vụ công sở
- Nhân viên cũng có thể tạo ra những ý tưởng giúp công sở, cơ quan phát
triển
- Nhân viên là lực lượng lao động chính của cơ quan và tạo ra nguồn lực
cho cơ quan trong công sở
- Nhân viên là bộ phận của công sở là nhân tố quyết định sự sống còn của
công sở
- Nguồn dự trữ để trở thành người lãnh đạo trong tương lai
- Tư vấn, giúp lãnh đạo trong hoạt động chuyên môn, hoạt động quản trị
2. Tác động của đội ngũ nhân viên đối với văn hóa công sở
- Nhân viên là lực lượng lao động chính của công sở và tạo nguồn lực của
công sở: Nhân viên là người trực tiếp lao động, hoành thành mọi công việc của
công sở, là đòn bẩy vững chắc cho sự phát triển cơ quan.
- Nhân viên tạo ra ý tưởng giúp cơ quan phát triển giúp cơ quan phát
triển: Không chỉ có lãnh đạo mới là người đưa ra các ý tưởng cho sự phát triển.
Nhân viên cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhân viên sẽ đưa ra các ý
tưởng cho lãnh đạo lựa chọn và quyết định. Có rất nhiều ý tưởng, sáng kiến
tuyệt tuyệt vời do nhân viên sáng kiến ra đã đạt được rất nhiều thành công
- Nhân viên là bộ mặt của công sở, nhân tố sống còn của công sở: Một
nhân viên tốt sẽ biết cách đưa công sở của mình lên chuẩn mực, đẳng cấp cao
hơn bằng việc làm thái độ hòa nhã, ân cần, chuyên nghiệp, mọi thứ diễn ra luôn
hoàn hảo, công việc hoàn thành đúng hẹn và đạt kết quả cao nhất
3. Yêu cầu đối với nhân viên

12


- Phải có phẩm chất đạo đức, trách nhiệm với công việc
- Có trình độ nhận thức chuyên môn tốt, phải có những kỹ năng cần thiết:
Máy tính, ngoại ngữ, sử dụng các trang thiết bị…
- Biết rút kinh nghiệm tiếp thu sự phê bình
- Cư sử với lãnh đạo và đồng nghiệp một cách khéo léo, tôn trọng
- Học hỏi phong cách kinh nghiệm tốt của đồng nghiệp
- Cần thông báo thường xuyên kết quả làm việc với cấp trên cố gắng thể
hiện năng lực của bản thân

13


CHƯƠNG IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM GIÚP CẢI THIỆN
VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN NƠI CÔNG SỞ
1. Giải pháp
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức
và nhân dân về văn hóa công sở là rất cần thiết
- Cán bộ công chức phải có tác phong tốt. Tác phong đúng chuẩn mực là
công buộc của dân nhưng không phải là nô bộc. Người có công bộc thì không
được hách dịch với nhân dân nhưng phải có tác phong của người có chức, có
quyền phục vụ nhân dân. Tác phong thái quá sang thân nô bộc thì bị đối tượng
giao tiếp coi thường, lấn tới, không giữ được phận sự của mình. Tác phong của
người công chức có văn hóa ở công sở thể hiện cách giải quyết công việc dứt
khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp: nói năng mạch
lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thân thiện, xa lạ với việc nhận đút lót, hối lộ…
- Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch hoạt động, xây dựng và vận hành

một cơ cấu tổ chức hợp lý, quản lý và phát triển dội ngũ nhân viên
- Tham gia nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách công, đặc biệt là
các chính sách liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực mà công sở hoạt động
- Giám sát kiểm tra hoạt động của đơn vị và cá nhân, xây dựng và quản lý
hệ thống thông tin quản lý, tổ chức hoạt động giao tiếp trong nội bộ công sở và
với bề ngoài, đặc biệt là hoạt động tiếp dân, quản lý việc chi tiêu ngân sách.
- Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức uống rượi, bia
hoặc đi làm trễ trong các cơ quan
- Phải tạo một không gian thoải mái cho người dân đến chỗ làm và phải
có thái độ đón tiếp lịch sự
2. Kiến nghị
Rất nhiều ý kiến đã chỉ ra những điểm còn hạn chế trong văn hóa công sở
của cán bộ nhân viên hiện nay như: đi họp muộn, nói chuyện riêng trong buổi
họp, các cách ứng xử không nhã nhặn với khách và đồng nghiệp, trang phục
14


không phù hợp trong khi đi làm, tác phong làm việc không chuyên nghiệp, thiếu
ý thức trách nhiệm với công việc được giao…
Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính thể hiện quyền dược thông
tin và cách thức cung cấp thông tin cho công chúng. Công dân đến côn sở phải
có quyền được nhận những thông tin mà họ cần. Thực hành dân chủ cơ sở chính
là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà
nước
Chúng ta cần phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có
phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, có phẩm chất đạo đức
tốt, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tại các công sở, đặc biệt
là những nơi tiếp xúc với dân, cán bộ công chức cần nghiêm chỉnh tuân theo các
quy định cụ thể về trang phục, cách giao tiếp, trong đó đặc biệt cần tôn trọng
dân, chú ý ứng xử với dân một cách có văn hóa. Điều đó góp phần tạo ra môi

trường văn hóa lành mạnh nơi công sở
Bên cạnh đó, văn hóa công sở còn thể hiện cách thức cung cấp thông tin.
Cán bộ, công chức ở các cơ quan Nhà nước nên chủ động cung cấp thông tin và
thể hiện sự trân trọng đối với công chúng
Mặc dù vẫn còn tình trạng công chức tại các cơ quan nhà nước còn
“hành” dân, nhưng có thể thấy từ khi thực hiện chương trình xây dựng cơ quan,
đơn vị có đời sống văn hóa, chương trình xây dựng văn hóa công sở đã được cải
thiện nhiều thông qua dội ngũ nhân viên ngày càng gương mẫu hơn với những
tiêu chí; công chức có chuyên môn, nghiệp vụ, ứng xử văn hóa, ăn mặc đẹp gọn
gàng, lịch sự, tiết kiệm, công sở sạch đẹp, an toàn, gắn với cuộc vận động xây
dựng người cán bộ công chức, viên chức “trung thành – sáng tạo – tận tụy –
gương mẫu”, nhằm cải tiến lối làm việc, đẩy mạnh thực hiện đề án “cải cách thủ
tục hành chính nhà nước”, áp dụng cơ chế một cửa, công khai minh bạch và
từng bước đơn giản thủ tục hành chính công
Để tực hiện yêu cầu nói trên, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao
văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần tới những quy tắc quy
15


chuẩn ứng xử theo các chế tài bắt buộc của văn hóa công sở do nhà Nước quy
định và các chế tài xử lý vi phạm, khen thưởng, động viên
Chính phủ và bộ tài chính dựa vào nhu cầu thực thi văn hóa công sở để
cấp kinh phí thỏa đáng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, hàng năm đưa
chương trình bồi dưỡng về văn hóa công sở vào chương trình đào tạo lại cán bộ,
công chức. Từng ngành từng địa phương, từng cơ quan mình

16


KẾT LUẬN

Thực trạng cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các ngành, các
cấp, các địa phương chưa đầy đủ, không thấy được mối quan hệ qua lại giữa
trình độ văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công việc tại công sở.
Chúng ta còn thiếu các chuẩn mực về văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi
phạm, thiếu đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở. Điều đó đã dẫn đến hiệu quả
công việc của các cơ quan hành chính Nhà nước thấp, cản trở quá trình hội nhập.
Thực tế cho thấy, nơi nào cán bộ nhân viên càng gương mẫu, tực hiện tốt
quy chế văn hóa công sở, nơi đó càng có sự đoàn kết, thống nhất nội bộ cao,
chất lượng, hiệu quả công việc tốt hơn, nhiệm vụ chính trị luôn đảm bảo, thực
hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Chính điều này đã góp phần quan trọng nâng
cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính, đồng thời nhận được sự đồng
tình cao của quần chúng nhân dân
Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên chức tại một số cơ quan đã có
thái độ thân thiện, biết tôn trọng lịch sự, lắng nghe, hướng dẫn, giải thích tận
tình, rõ ràng trung thực, hợp tác trong giao tiếp với nhân dân, phát huy tinh thần
tập thể , gương mẫu trong lối sống, chấp hành kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ,
đạo đức, văn hóa công vụ trong cơ quan, đề cao tinh thần trách nhiệm trong
công việc…
Như vậy để tạo môi trường văn hóa tốt trong công sở vấn đề quan trọng
nhất là người “cầm cái” đứng đầu một cơ quan tổ chức phải tạo được cơ chế để
các nhân viên có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng thân thiện có
tính doàn kết cao. Điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được bài toán
về quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với
năng lực làm việc và khả năng cống hiến

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Hữu Đạt , Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng

Việt, Nxb Giáo dục
2. Lê Thị Bình, Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục
3.

Hoàng Lan & Ngọc Lan, Cẩm nang tri thức nghệ thuật ứng xử, Nxb

Hồng Đức
4. Đinh Viễn Tri & Đông Phương Trị, Văn hóa giao tiếp ứng xử , Nxb
Thông tin
5. T.S CAROL A FREMNG, Cải thiện ngôn ngữ và phong cách nói, Nxb
Tự nhiên bách khoa

18



×