Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thuỷ sản tại làng chài xã phước tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

TRẦN THỊ NGỌC HUỲNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THỦY SẢN TẠI LÀNG CHÀI XÃ PHƯỚC TỈNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM VĂN TÀI

Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 07 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

TRẦN THỊ NGỌC HUỲNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THỦY SẢN TẠI LÀNG CHÀI XÃ PHƯỚC TỈNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM VĂN TÀI



Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 07 năm 2017


ii

Tổng quan toàn cảnh làng chài Phước Tỉnh


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực của quá trình nghiên cứu tài liệu, thực hiện các
chuyến điều tra, khảo sát thực tế tại làng chài xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới và không trùng lắp với
bất kỳ luận án bảo vệ học vị nào đã có trước đây.
Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Trần Thị Ngọc Huỳnh


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................... i
MỤC LỤC.............................................................................................. ii
TÓM TẮT ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................... vii

MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................................. 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................. 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................................... 3
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI ...................... 4
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ................................................................. 5
Phụ lục .................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC THỦY SẢN. .............................................................................. 6
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THỦY SẢN ............................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm khai thác thủy sản .................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm khai thác thủy sản ...................................................... 7
1.1.3. Vai trò khai thác thủy sản .......................................................... 8
1.1.4. Phương pháp và công cụ quản lý khai thác thủy sản .............. 9
1.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC THỦY SẢN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM ..................................................................................................... 12
1.2.1. Tình hình khai thác thủy sản thế giới ..................................... 12
1.2.2. Tình hình khai thác thủy sản Việt Nam ................................. 19
1.3. HIỆU QUẢ KHAI THÁC THỦY SẢN ..................................... 25
1.3.1. Khái niệm hiệu quả khai thác thủy sản .................................. 25
1.3.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế .................................................... 25
1.3.1.2 Phân loại hiệu quả kinh tế ...................................................... 26
1.3.1.3 Bản chất hiệu quả kinh tế ....................................................... 27
1.3.2. Nội dung hiệu quả khai thác thủy sản .................................... 27


iii
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI

THÁC THỦY SẢN ............................................................................. 29
1.4.1. Quy mô, năng lực tàu thuyền .................................................... 29
1.4.2. Vốn đầu tư vào tàu cá ................................................................ 29
1.4.3. Lao động tham gia khai thác..................................................... 30
1.4.4. Doanh thu khai thác .................................................................. 30
1.4.5. Chi phí khai thác ........................................................................ 31
1.4.6. Lợi nhuận khai thác .................................................................. 32
1.4.7. Thu nhập bình quân/ lao động khai thác thủy sản theo nhóm
nghề ..................................................................................................... 33
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN..................................................... 34
1.5.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ....................................... 34
1.5.2. Nhóm nhân tố mùa vụ khai thác ............................................. 35
1.5.3. Nhóm nhân tố về đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu tư 35
1.5.4. Nhóm nhân tố về đặc trưng ngư cụ ......................................... 35
1.5.5. Nhóm nhân tố về lao động và tổ chức sản xuất...................... 36
1.5.6. Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước ....................................... 36
1.5.7. Nhóm nhân tố về thị trường .................................................... 36
1.5.8. Nhóm nhân tố về rủi ro ............................................................ 37
Tóm tắt chương 1 ................................................................................. 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY
SẢN TẠI LÀNG CHÀI XÃ PHƯỚC TỈNH .................................... 39
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THỦY SẢN TẠI LÀNG CHÀI XÃ PHƯỚC TỈNH GIAI ĐOẠN
2011 – 2016........................................................................................... 39
2.1.1. Tổng quan vị trí địa lý xã Phước Tỉnh.................................... 39
2.1.2. Đặc điểm khai thác thủy sản làng chài xã Phước Tỉnh ......... 40
2.1.3. Vai trò khai thác thủy sản làng chài xã Phước Tỉnh. ............ 41
2.1.4. Phương pháp và công cụ quản lý khai thác thủy sản làng chài
xã Phước Tỉnh. .................................................................................... 42



iv
2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY
SẢN TẠI LÀNG CHÀI XÃ PHƯỚC TỈNH GIAI ĐOẠN 20112016 ..................................................................................................... 43
2.2.1. Quy mô, năng lực tàu thuyền.................................................. 43
2.2.2. Vốn đầu tư vào tàu cá ............................................................... 51
2.2.3. Lao động tham gia khai thác ................................................... 54
2.2.4. Chi phí khai thác ....................................................................... 55
2.2.5. Doanh thu khai thác ` ............................................................... 60
2.2.6. Lợi nhuận khai thác.................................................................. 63
2.2.7. Thu nhập bình quân/ lao động khai thác thủy sản theo nhóm
nghề ..................................................................................................... 65
2.2.8. Áp lực của khai thác lên các vùng khai thác và không khai
thác ..................................................................................................... 65
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC THỦY SẢN TẠI LÀNG CHÀI XÃ PHƯỚC TỈNH ........... 66
2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản tại
làng chài xã Phước Tỉnh ..................................................................... 66
2.3.1.1. Về điều kiện tự nhiên.............................................................. 66
2.3.1.2. Về mùa vụ khai thác ............................................................... 69
2.3.1.3. Về đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu tư ........................ 70
2.3.1.4. Về đặc trưng ngư cụ ............................................................... 72
2.3.1.5. Về lao động và tổ chức sản xuất ............................................ 74
2.3.1.6. Về Quản lý Nhà nước ............................................................. 76
2.3.1.7. Về thị trường ........................................................................... 78
2.3.1.8. Về rủi ro................................................................................... 79
2.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản tại làng chài
xã Phước Tỉnh ..................................................................................... 81
2.3.2.1. Những kết quả đạt được ......................................................... 81

2.3.2.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................... 84
Tóm tắt chương 2 ................................................................................ 88
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THỦY SẢN TẠI LÀNG CHÀI XÃ PHƯỚC TỈNH ĐẾN NĂM
2020 ..................................................................................................... 89


v
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI LÀNG CHÀI XÃ PHƯỚC
TỈNH. ................................................................................................... 91
3.2.1. Nhóm giải pháp về điều kiện tự nhiên .................................... 91
3.2.2. Nhóm giải pháp về tàu thuyền ................................................. 94
3.2.3. Nhóm giải pháp về ngư cụ........................................................ 96
3.2.4. Nhóm giải pháp về lao động và tổ chức sản xuất................... 98
3.2.5. Nhóm giải pháp về Quản lý Nhà nước .................................. 100
3.2.6. Nhóm giải pháp về Thị trường .............................................. 104
3.2.7. Nhóm giải pháp về rủi ro ....................................................... 105
3.2.8. Nhóm giải pháp về Cơ sở hạ tầng và Dịch vụ hậu cần nghề cá .. 107

Tóm tắt chương 3 .............................................................................. 112
KẾT LUẬN ........................................................................................ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 116
PHỤ LỤC


vi

TÓM TẮT
Huyền thoại về nguồn lợi thủy sinh luôn được coi là quà tặng không giới hạn

của tự nhiên dành tặng cho ngành khai thác thủy sản. Tuy nhiên, quà tặng không
giới hạn này đã dần biến mất, khi cả thế giới phải đối mặt với hiện thực nguồn lợi
thủy sản dẫu có tái tạo nhưng ngày càng cạn kiệt bởi lối đánh bắt mang tính hủy diệt
của nghề giã cào, thực tế này không chỉ gây ra ảnh hưởng lớn đến đời sống ngư dân
vùng ven biển mà còn gióng lên một hồi chuông cảnh báo về vấn nạn tận diệt tài
nguyên. Và biển đảo Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Với việc nghiên cứu các lý thuyết kết hợp với phỏng vấn điều tra thực tế các
hộ ngư dân tham gia khai thác thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh-một làng chài
nhỏ nằm nghiêng nghiêng bên vịnh Cửa Lấp từng được phong danh là “Làng chài tỷ
phú”, luận văn với đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản tại
làng chài xã Phước Tỉnh, Bà Rịa Vũng Tàu” từ phương pháp so sánh, phân tích
tổng hợp đã rút ra được những lý luận cơ bản vững chắc làm nền tảng cho việc phân
tích thực trạng hiệu quả khai thác thủy sản trong giai đoạn từ năm 2011 – 2016 của
địa bàn xã. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 8 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động khai thác thủy sản nơi đây. Các nhân tố ảnh hưởng là: (1) điều kiện tự
nhiên, (2) lao động và tổ chức sản xuất, (3) đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu
tư, (4) đặc trưng ngư cụ, (5) mùa vụ khai thác, (6)quản lý Nhà nước, (7) thị trường
và (8) rủi ro. Thông qua kết quả phân tích, luận văn đã đánh giá được thực trạng
doanh thu và lợi nhuận (hiệu quả) sản xuất của các đội tàu theo từng loại nghề khai
thác thủy sản của xã Phước Tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, thông qua các số
liệu thực tiễn, đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra là xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh
phù hợp với mục tiêu phát triển chung của địa phương, đồng thời góp phần vào sự
phát triển bền vững của quốc gia và thế giới.


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Số TT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

CV

Công suất

2

ĐVT

Đơn vị tính

3

FAO

Tổ chức nông lương Thế giới

4

FC

Chi phí cố định


5

KTTS

Khai thác thủy sản

6

NI

Lợi nhuận

7

TC

Tổng chi phí

8

TR

Doanh thu

9

Tr.đ

Triệu đồng


10

VC

Chi phí biến đổi


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số liệu
bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

Thống kê sản lượng khai thác thủy sản Thế giới

19

Bảng 1.2.

Thống kê sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam

31


Bảng 2.1.

Thống kê Số lượng và công suất tàu thuyền khai thác
thủy sản toàn xã Phước Tỉnh giai đoạn 2011 – 2016

59

Thống kê Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất khai
Bảng 2.2.

thác thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh giai đoạn
2011 – 2016
Thống kê Cơ cấu tàu thuyền theo ngành nghề khai thác

Bảng 2.3.

thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh giai đoạn 2011 –
2016
Thống kê Sản lượng khai thác và Năng suất khai thác

Bảng 2.4.

thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh giai đoạn 2011 –
2015

60

62

66


Bảng 2.5.

Thống kê Cơ cấu nguồn vốn của hộ tham gia khai thác
thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh năm 2016

144

Bảng 2.6.

Thống kê Tổng vốn đầu tư bình quân/tàu thuyền khai
thác thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh năm 2016

68

Bảng 2.7.

Thống kê Lao động tham gia khai thác thủy sản tại làng
chài xã Phước Tỉnh năm 2016

70

Bảng 2.8.

Thống kê Chi phí cố định cho hoạt động đánh bắt hải
sản cho 1 chuyến đi tại làng chài xã Phước Tỉnh năm
2016

Bảng 2.9.


Thống kê Chi phí biến đổi chi cho hoạt động đánh bắt
hải sản cho 1 chuyến đi tại làng chài xã Phước Tỉnh
năm 2016

Thống kê Tổng chi phí chi cho hoạt động đánh bắt hải
Bảng 2.10. sản cho 1 chuyến đi tại làng chài xã Phước Tỉnh năm
2016

72

74

75


ix

Bảng 2.11.

Thống kê Doanh thu khai thác thủy sản tại làng chài xã
Phước Tỉnh giai đoạn 2011 – 2016

122

Bảng 2.12.

Thống kê Hiệu quả kinh tế/1 tấn sản phẩm khai thác
thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh năm 2016

77


Bảng 2.13.
Bảng 2.14.

Thống kê Lợi nhuận khai thác thủy sản tại làng chài xã
Phước Tỉnh năm 2016
Đánh giá áp lực khai thác thủy sản tại làng chài xã
Phước Tỉnh giai đoạn 2011 – 2016

Bảng 2.15. Thông tin độ tuổi và giới tính của các hộ điều tra

80
81
123

Bảng 2.16.

Trình độ học vấn và chứng chỉ chuyên môn của lao
động nghề cá

123

Bảng 2.17.

Những rủi ro ảnh hưởng hiệu quả hoạt động khai thác
thủy sản của ngư dân

123



x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Số liệu
hình
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6
Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8

Tên hình

Trang

Tổng số lượng tàu thuyền xã Phước Tỉnh giai đoạn
2011 – 2016
Tổng công suất tàu thuyền xãPhước Tỉnh giai đoạn

59
59

2011 – 2016
Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất khai thác thủy

121


sảntại làng chài xã Phước Tỉnh giai đoạn 2011 – 2016
Cơ cấu tỷ lệ tàu thuyền theo nhóm công suất khai thác

61

thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh năm 2016
Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm nghề khai thác thủy

122

sảntại làng chài xã Phước Tỉnh giai đoạn 2011 – 2016
Cơ cấu tỷ lệ tàu thuyền theo nhóm nghề khai thác

65

thủy sảntại làng chài xã Phước Tỉnh năm 2016
Sản lượng khai thác thủy sản tại làng chài xã Phước

122

Tỉnh giai đoạn 2011 – 2016
Doanh thu khai thác thủy sản tại làng chài xã Phước
Tỉnh giai đoạn 2011 – 2016

76


1

MỞ ĐẦU

1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ XXI, “thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở

thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Giống như nhiều quốc gia khác, bước sang thế kỷ XXI này, Việt Nam cũng
đang hướng mạnh về biển để tăng cường tiềm lực kinh tế của mình. Bởi lẻ Việt
Nam chứa đựng nhiều tiềm năng và tài nguyên phát triển kinh tế biển với diện tích
bờ biển hơn 3.260 km, nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ
biển so với diện tích lãnh thổ (chưa kể đến các đảo). Cộng với nguồn lợi thủy sản
phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xây dựng
được “thương hiệu biển” của mình với bản sắc riêng, thậm chí chúng ta còn đang
đứng trước nhiều thách thức gay gắt về khai thác tài nguyên và môi trường biển, về
sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản và bảo vệ biển, đảo...
Nghề cá ở làng chài xã Phước Tỉnh thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng
cũng nằm trong tình trạng tình trạng trì trệ chung như cả nước. Trải qua nhiều thế
hệ, một làng chài nhỏ nằm nghiêng nghiêng bên vịnh Cửa Lấp từng được phong
danh là “Làng chài tỷ phú” với nghề đánh bắt giã cào từng mang về cho người dân
Phước Tỉnh con số bình quân thu nhập năm khoảng 2.500 USD. Hiện tại toàn xã có
tổng số lượng tàu cá là 1.223 chiếc. Trong số này có 1.057 chiếc có công suất từ 90
CV đến 750 CV. Tổng sản lượng khai thác đến nay đạt gần 65.823 tấn, giá trị
khoảng 1.981 tỷ đồng. Ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa
phương, làng cá này còn thu hút một lượng lớn lao động ở các tỉnh khác đổ về...
Thực tế cho thấy, mũi nhọn kinh tế của xã Phước Tỉnh là ngư nghiệp và vẫn đang
phát triển mạnh mẽ đội tàu. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác gặp khá nhiều trở
ngại làm doanh thu nghề khai thác không ổn định, có một số chủ tàu làm ăn rất hiệu
quả và ngược lại có khả năng phải bán tàu để gán nợ. Con số này cũng gây ra ảnh
hưởng khá lớn đến đời sống ngư dân và các ngành nghề liên quan trong toàn xã
như: dịch vụ đóng tàu, sửa chữa máy tàu và hậu cần nghề cá,...



2
Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn tồn tại tại làng chài này xuất phát
từ thực tế việc sự tăng nhanh số lượng tàu thuyền một cách ồ ạt, không theo qui
hoạch, khai thác không tính đến yếu tố môi trường, tình trạng vi phạm pháp luật
trong khai thác, sự mất trật tự ven biển,…vẫn thường xuyên xảy ra. Nhiều tàu
thuyền được đầu tư không đồng bộ về máy móc, trang thiết bị, kĩ thuật khai thác,
cũng như trình độ của thủy thủ, vốn vay với lãi suất cao làm hiệu quả không như
mong muốn. Mặt khác, các hoạt động kinh doanh mua bán cũng theo tập quán, hậu
cần nghề cá chưa được đầu tư những dịch vụ về chế biến, kho bãi hợp lí nên chỉ
trông mong vào thương lái, đầu nậu là chính...
Các vùng biển ven bờ đang ngày càng chịu nhiều sức ép do các hoạt động khai
thác của con người (sử dụng kích thước mắt lưới quá nhỏ, sử dụng công cụ khai
thác mang tính hủy diệt, ô nhiễm môi trường...). Nhìn chung nguồn lợi thủy sản ven
bờ đang trong tình trạng ngày càng suy giảm cả về chất lượng và số lượng
Nghề khai thác hải sản xa bờ ở đây cũng mang tính tự phát, số lượng tàu
thuyền và cơ cấu nghề nghiệp chưa hợp lý, gây khó khăn cho các nhà quản lý và
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
Hơn thế nữa, nguồn tài nguyên thủy sản ngày càng cạn kiệt đi trong khi các
vấn đề về dân số, việc làm và nhu cầu khai thác thủy sản gia tăng nhanh chóng.
Mâu thuẫn này ngày một trầm trọng và gay gắt, đặt ra nhiều thách thức đối với cộng
đồng dân cư ven biển tại địa phương này,...
Như vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác thủy sản xã Phước
Tỉnh để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản làng
chài Phước Tỉnh là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay và
những năm tiếp theo.
Chính vì vậy, Tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác
thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh, Bà Rịa Vũng Tàu.” làm luận văn tốt nghiệp
với mong muốn đưa ra giải pháp gia tăng hiệu quả hoạt động của khai thác thủy hải

sản tại khu vực này.


3
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI



Mục tiêu chung:
Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác cho

ngư dân tại xã Phước Tỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển chung của địa phương.


Mục tiêu cụ thể:
(1) Khái quát được lý luận hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản làm cơ sở

hình thành khung nội dung nghiên cứu.
(2) Đánh giá thực trạng, các mặt mạnh, mặt yếu, những thành tựu đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân của khai thác thủy sản tại làng chài xã Phước Tỉnh.
(3) Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản của
làng chài tại xã Phước Tỉnh.
3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động khai thác thủy sản của làng chài xã Phước Tỉnh.
 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra hoạt động khai

thác thủy sản của ngư dân làm nghề Giã cào và các nghề khai thác thủy sản khác ở
làng chài xã Phước Tỉnh.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài phân tích số liệu thống kê về thực trạng hoạt
động khai thác thuỷ sản trong giai đoạn 2011 - 2016 của làng chài xã Phước Tỉnh.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính:
- Sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp so sánh và phân tích kết quả hoạt

động khai thác thủy sản trong giai đoạn 2011 - 2016 của làng chài xã Phước Tỉnh.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu, thuyền
viên,... tại địa bàn xã Phước Tỉnh
- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin có chọn lọc: dựa
vào những đề tài nghiên cứu trước đây cũng như các đề án quy hoạch tổng thể phát


4
triển khai thác thủy sản Việt Nam và Bà Rịa – Vũng Tàu, tôi chọn ra những vấn đề
liên quan đến đề tài nghiên cứu của tôi để kế thừa và phát triển.
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp: nghiên cứu và xem xét lại những
cơ sở lý luận và thành quả thực tiễn về khai thác thủy sản để rút ra kết luận và đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản cho
làng chài xã Phước Tỉnh.
 Nguồn dữ liệu
- Số liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu nhập tại chi Cục thống kê tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu, Ban thống kê Ủy ban nhân dân xã Phước Tỉnh, tham khảo các kết quả

điều tra, đề tài nghiên cứu, thống kê,.. từ năm 2011-2016 về tình hình đánh bắt thủy
sản tại làng cá xã Phước Tỉnh.
- Số liệu sơ cấp: trực tiếp điều tra các chủ tàu thuyền làm nghề Giã cào và
các nghề khai thác thủy khác tại xã Phước Tỉnh thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn,
thu thập dữ liệu về: chủ tàu, số tàu, công suất, trọng tải, doanh thu, chi phí, lao
động, tuổi nghề, trình độ văn hóa, thu nhập bình quân, số lượng tàu tham gia tập
đoàn, giá trị từng thiết bị, giá trị đầu tư từng khoản, thời gian đầu tư, thời gian khấu
hao, sửa chữa lớn....
5.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

khai thác thủy sản tại địa bàng làng chài xã Phước Tỉnh. Từ đó xây dựng những
hàm ý đề xuất để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản tại địa bàng làng chài xã
Phước Tỉnh.
 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về khai thác thủy sản
tại làng chài xã Phước Tỉnh.
- Đề tài xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác
thủy sản, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản tại
địa bàng làng chài xã Phước Tỉnh.


5
- Kết quả nghiên cứu đã mở ra hướng ứng dụng sâu rộng, toàn diện về nghề
khai thác thủy sản hiệu quả hơn. Thông qua đó, các cơ quan quản lý địa phương có
thể hoạch định chính sách tái cơ cấu nghề, quy hoạch thủy sản một cách có hiệu
quả.

- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các sinh viên, giảng viên và những nhà hoạch định chính sách của ngành Thủy sản.
- Đứng ở góc độ của ngư dân có thể nhìn ra những bất cập, khó khăn để có
những đề xuất điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả động khai thác thủy sản và hạn
chế rủi ro trong khai thác.
6.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục

các hình, cấu trúc luận văn gồm:
Phần mở đầu
(1) Tính cấp thiết của đề tài
(2) Mục tiêu nghiên cứu đề tài
(3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
(4) Phương pháp nghiên cứu đề tài
(5) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
(6) Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản tại làng chài xã
Phước Tỉnh giai đoạn 2011 – 2016.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy
sản tại làng chài xã Phước Tỉnh.
Phần kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC THỦY SẢN.
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
1.1.1.

Khái niệm khai thác thủy sản

Có nhiều khái niệm về khai thác thủy sản:
“Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ,
đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác”, Luật Thủy sản Việt Nam, 2013.
“Đánh bắt thủy sản hay khai thác thủy sản là một hoạt động của con người
(ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi
thủy sản tự nhiên”, Bài giảng Thủy sản đại cương, Nguyễn Văn Tư, Trường Đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
“Khai thác thủy sản là hoạt động của con người sử dụng các công cụ và nhiều
phương pháp khác nhau để tác động tới đối tượng các tài nguyên sinh vật trong
vùng nước tự nhiên khác nhau và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người và xã hội về các sản phẩm hàng hóa thủy sản.”, Bài giảng Kinh tế Thủy
sản, Dương Trí Thảo (2008), Đại học Nha Trang.
Như vậy, khai thác thủy sản được hiểu là hoạt động khai thác các nguồn tài
nguyên động thực vật tự nhiên sống trong môi trường nước, nhằm cung cấp hàng
hóa cho tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Quá trình khai thác thủy sản cũng chính là quá trình tương tác giữa con người
và tự nhiên vì mục đích của con người hay đây là hoạt động chủ quan của con
người. Trong điều kiện các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên tồn tại vận
động theo các qui luật tự nhiên. Do vậy, nếu quá trinh khai thác này phù hợp với qui
luật tự nhiên thì sẽ tác động tốt, còn không thì hậu quả sẽ khó lường.
Trong khai thác thủy sản được phân thành 2 loại hình khai thác: khai thác ven
bờ và khai thác xa bờ.
 Khai thác ven bờ hiện nay được tạm thời quy định là đánh cá ở vùng biển

tính từ bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm
cách bờ biển 24 hải lý; được phân thành hai tuyến: tuyến bờ và tuyến lộng.


7
 Khai thác xa bờ hiện nay được tạm thời quy định là đánh cá ở vùng biển
tính từ đường cách bờ biển 24 hải lý đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam
(hay còn gọi là tuyến khơi) và chỉ cho phép tàu có lắp máy chính công suất từ 90
sức ngựa trở lên, có đăng ký hành nghề đánh cá xa bờ tại địa phương nơi cư trú
hoặc giấy phép hành nghề đánh cá xa bờ do cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp.
Đồng thời tàu cá tuyến khơi không được hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng.
Nhưng hiện nay các qui định đã được thay thế bằng các văn bản khác về chính
sách khuyến khích đầu tư tàu đánh bắt xa bờ.
1.1.2.

Đặc điểm khai thác thủy sản

Trước đây, người ta thường coi khai thác thủy sản là một hoạt động thuộc
ngành nông nghiệp bởi vì khai thác thủy sản có những đặc điểm cơ bản của nông
nghiệp nói chung như: tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và kết quả sản xuất.
Tuy nhiên, khai thác thủy sản là ngành công nghiệp đặc thù bởi nó có những đặc
điểm sau:
 Quá trình sản xuất trong nông nghiệp bao giờ cũng gắn với tự nhiên và
thời gian sản xuất tách rời thời gian lao động. Trong khai thác thủy sản thì thời gian
lao động và thời gian sản xuất trùng nhau. Đặc điểm này khẳng định ngành khai
thác thủy sản là một bộ phận của ngành công nghiệp. Do đó, tổ chức sản xuất của
ngành khai thác mang đặc trưng của tổ chức sản xuất công nghiệp.
 Tư liệu khai thác chủ yếu của khai thác thủy sản là mặt nước, đối tượng
khai thác là các sinh vật biển, chúng là những tài nguyên sẵn có và kết quả khai thác
là những sản phẩm sinh vật. Đặc điểm này nói lên công nghiệp hải sản mang tính

chất của công nghiệp khai thác tài nguyên, tuy nhiên đây là những tài nguyên có
khả năng tái sinh và khả năng này ngày càng phụ thuộc vào ý thức chủ quan của
con người trong việc tổ chức đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi. Do đó đòi hỏi phát triển
ngành khai thác hải sản phải gắn chặt với việc bảo vệ nguồn lợi, tổ chức khai thác
hợp lí các tài nguyên nguồn lợi thủy sản.
 Đối tượng của khai thác thủy sản là những sinh vật di động, không bị ràng
buộc bởi sự phân chia địa giới hành chính, cường độ giao động trong ngành khai


8
thác thủy sản lớn và sản xuất trong điều kiện sóng gió nguy hiểm, phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên, ngư trường, mùa vụ.
 Ngành khai thác thủy sản bao gồm nhiều nghề. Mỗi nghề khai thác một
hoặc một số đối tượng nhất định, nhưng phần lớn đều được dùng làm thực phẩm
cho người và chăn nuôi. Do đó, việc phát triển ngành khai thác thủy sản gắn với
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm cho xã hội.
Tất cả những đặc điểm này gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng lý thuyết
và mô hình kinh tế trong nghiên cứu, phân tích và đề ra các chính sách quản lí. Điều
này đòi hỏi để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần phải dựa chủ yếu vào
thành phần kinh tế tư nhân và tập thể, xây dựng và áp dụng mô hình quản lý thủy
sản mang tính đặc thù, thích hợp với tập quán và truyền thống văn hóa của từng
vùng, từng khu vực cư dân ven biển, phát triển mô hình quản lí nghề cá trên cơ sở
cộng đồng hoặc đồng quản lí.
1.1.3.

Vai trò khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản là một bộ phận cấu thành của ngành thủy sản, là một
chuyên ngành hẹp sản xuất các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản và
cung cấp thực phẩm tươi sống cho thị trường tiêu thụ. Nó được coi là một ngành

công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế và nền kinh tế của
mỗi quốc gia.
 Ngành khai thác thủy sản là ngành sản xuất vật chất cơ bản để đảm
bảo cho sự phát triển của các hệ thống kinh tế thủy sản, là nguồn xuất khẩu quan
trọng. Trong nhiều năm liền, ngành khai thác thủy sản cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến thủy sản, góp phần đưa ngành Thủy sản lên vị trí thứ 3, thứ
4 trong bản danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước
và thuộc trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
 Sản lượng khai thác thủy sản giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an
ninh thực phẩm trong nước, đáp ứng một phần nhu cầu xuất khẩu và tạo điều
kiện cho ngành chế biến thủy sản phát triển lấy nguyên liệu từ khai thác. Cũng
trong giai đoạn này, thủy sản cung cấp thực phẩm cho trên 80 triệu người dân Việt


9
Nam. Bình quân hàng năm thủy sản đáp ứng khoảng từ 39,31-42,86% tổng sản
lượng thực phẩm góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm và
dinh dưỡng quốc gia.
 Khai thác thủy sản góp phần đảm bảo an ninh chủ quyền trên biển của đất
nước. Những ngư dân hoạt động khai thác hải sản trên biển họ chính là những
“công dân biển”, là những chủ nhân đích thực, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Biển
bạc của ta do nhân dân ta làm chủ",họ hàng giờ cùng với các hoạt động đánh cá,
đang gián tiếp tham gia tuần tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển, góp
phần giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trên biển Đông, góp phần ngăn chặn, hạn
chế những tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam.
 Công nghiệp khai thác thủy sản phát triển kéo theo sự ra đời và phát triển
của ngành đóng tàu trên thế giới.
 Hoạt động khai thác thường đóng vai trò chính về kinh tế khu vực ven
biển, mang lại nhiều lợi ích cho địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhờ
tăng trưởng, thủy sản đã đưa được 43 xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn ra

khỏi danh sách các xã nghèo.
 Khai thác thủy sản thúc đẩy phân công lao động ngày càng sâu sắc tạo
điều kiện sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn lợi cho sản xuất ra ngày càng nhiều
hàng hóa, nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Bình quân giai đoạn 2001-2011
thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm (trong đó,
lao động KTTS khoảng 2 ,55 , lao động NTTS 40,52 , lao động CBTS 1 ,38 ,
lao động HCDV nghề cá khoảng 10,55%).
1.1.4.

Phương pháp và công cụ quản lý khai thác thủy sản

 Phương pháp quản lý khai thác thủy sản
Trên thế giới, có thể thấy được có hai xu hướng quản lý nghề cá khác biệt rất
rõ ràng. Các nước phương Tây tuân thủ một cơ chế “tiếp cận mở” hoặc “tiếp cận tự
do” với nguồn lợi thủy sản, được hiểu là của tất cả mọi người. Chính phủ quản lý
nguồn lợi thủy sản theo phương pháp từ trên xuống, bằng cách lập ra nhiều quy
định về nghề cá. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan tuân thủ cơ chế “tiếp cận giới


10
hạn” hay “tiếp cận đóng” đối với nguồn lợi thủy sản, tạo ra hệ thống quản lý dựa
vào cộng đồng. Chính phủ ban, cấp ngư trường, nguồn lợi thủy sản cho lượng người
giới hạn, bởi “quyền đánh cá” cho tổ chức ngư dân và giấy phép đánh cá giới hạn
chỉ cho ngư dân.
Tiếp cận mở được sử dụng với cách : tiếp cận mở hoàn toàn và tiếp cận mở có
quy định. Kinh nghiệm thế giới cho thấy hệ thống tiếp cận nguồn lợi mở mà bất kỳ
ai cũng có quyền khai thác có thể gây ra hiệu quả nghiêm trọng, nếu không kiểm
soát sẽ dẫn đến tình trạng khai thác quá mức và làm giảm lợi nhuận của mọi người
tham gia. Điều này đã xảy ra từ nghề khai thác quy mô nhỏ đến nghề khai thác quy
mô lớn ở cấp độ quốc gia và quốc tế được gọi là “bi kịch tài sản chung”.

Tiếp cận mở có quy định, cơ quan quản lý chỉ hạn chế tổng sản lượng khai
thác mà không kiểm soát quy mô đội tàu, ngư dân sẽ coi sản lượng đánh bắt bị giới
hạn bởi quỹ sản lượng dùng chung. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng “tranh đua khai
thác” và “dồn vốn đầu tư” vào thuyền tốt hơn và nhiều ngư cụ khai thác tốt hơn.,
Hậu quả, mùa vụ khai thác sẽ bị rút ngắn lại, sản lượng kém chất lượng, thu hoạch
vượt mức, chi phí tăng và gây tác hại về kinh tế xã hội.
Với cơ chế tiếp cận giới hạn, chỉ một số lượng cá nhân nhất định có quyền hợp
pháp để khai thác nguồn lợi, hưởng lợi ích mà không làm tổn hại hay phá hủy nó,
biện pháp cơ bản để hướng tới khai thác bền vững.
Các nghiên cứu và triển khai mô hình quản lý nghề cá dựa vào dân thời gian
gần đây mở đường cho việc tiếp cận xu hướng quản lý mới: từ dưới lên thay vì cứ
bảo thủ một nền quản lý nghề cá nặng nề từ trên xuống, vốn không có hiệu quả và
không phù hợp thực tiễn nghề cá quy mô nhỏ, thiên hình vạn trạng. Tuy nhiên, các
mô hình nghiên cứu lại quá nặng lý thuyết, ít chú trọng đến thực tiễn quản lý nghề
cá đang diễn ra, khiến chưa thấu đáo, khó phù hợp với thể chế của địa phương và
quốc gia.
Do đó, cần phải phát triển nội lực Việt Nam từ truyền thống và thể chế hiện
hành để xây dựng một chiến lược đổi mới: quản lý nghề cá dựa vào dân theo phong
cách Việt Nam.


11
 Công cụ khai thác thủy sản
Ngư cụ phục vụ cho ngành nghề đánh bắt xa bờ rất phong phú và đa dạng như:
lưới kéo, lưới rê, câu, mành….
Lưới Kéo (hay còn gọi là lưới cào, hoặc lưới Giã cào): là ngư cụ khai thác
chủ động, đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, cá bị lùa vào lưới dưới sức kéo
đi tới của tàu và lưới, nó có thể đánh bắt ở mọi vùng nước, tầng nước, đối tượng
đánh bắt đa dạng và thường đạt hiệu quả cao. Hiện nay ở Việt Nam, nghề lưới kéo
cũng có những vị trí quan trọng vì sản lượng khai thác hàng năm của nghề này

chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cá biển, số lượng tàu thuyền của nghề
lưới kéo chiếm khoảng 27% tổng số tàu thuyền lắp máy của cả nước. Lưới kéo là
ngư cụ chủ động, hoạt động theo nguyên tắc lọc nước lấy cá. Lưới có dạng như một
cái túi được kéo trong nước nhờ sức kéo của tàu thuyền thông qua hệ thống dây cáp
kéo. Có nhiều cách phân loại nghề lưới kéo như: phân theo đối tượng đánh bắt (cào
cá, cào tôm..), theo vị trí làm việc của lưới (tầng giữa, tầng đáy), theo số lượng tàu
kéo có lưới kéo đơn, lưới kéo đôi…
Mỗi loại lưới kéo như lưới kéo đôi, lưới kéo đơn…có kỹ thuật khai thác khác
nhau, phù hợp với trang bị, cấu tạo của từng loại lưới. Quy trình tổng quát chung về
kỹ thuật khai thác nghề lưới kéo như sau : Chuẩn bị → Thả lưới → Dắt lưới → Thu
lưới → Lấy cá và xử lý sản phẩm → Chuẩn bị mẻ sau.
“Nguồn : Bách khoa thủy sản - Hội Nghề cá Việt Nam, 2007”
Lưới Rê (hay còn gọi là lưới chấp hoặc lưới xù): đánh bắt theo nguyên lý
lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của cá, cá sẽ bị vướng vào mang hoặc bị
giữ lại bởi tấm lưới (rê 3 lớp) khi tìm cách vượt qua lưới. Lưới có thể được thả cố
định hoặc được thả trôi. Điển hình cho lưới này là: lưới rê cố định; rê trôi ở cả tầng
mặt hoặc tầng đáy.
Lưới Vây (hay còn gọi là lưới bao hoặc lưới rút): là ngư cụ khai thác chủ
động, đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, chủ yếu bắt cá đàn hoặc kết cụm
thành đàn. Lưới vây thường không bao vây đàn cá hết độ sâu nơi khai thác, mà
thông qua giềng rút chì để chặn cá thoát xuống phía dưới. Lưới Vây có thể đánh bắt


12
bằng 1 tàu hoặc 2 tàu. Nếu đánh bắt bởi 1 tàu lưới Vây có cánh không đối xứng
thường được áp dụng, còn đánh 2 tàu thì áp dụng lưới vây đối xứng.
Ngư cụ câu: là ngư cụ mà ở đó cá bị dụ, lôi cuốn, nhữ bởi mồi tự nhiên hoặc
nhân tạo và bị bắt khi gắng ăn mồi có mắc lưỡi câu (câu có mồi). Tuy vậy, cá cũng
có thể bị ngạnh câu móc vướng vào thân khi đi lại gần lưỡi câu (câu không mồi).
Điển hình cho lớp ngư cụ câu này là câu cần, câu tay, câu giàn, câu chạy và câu

kiều.
1.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC THỦY SẢN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình khai thác thủy sản thế giới
Từ lâu đời, kể từ khi con người biết khai thác thực phẩm trên cạn (thông qua
các hoạt động săn bắt, hái lượm) chuyển sang khai thác thực phẩm ở dưới nước, ban
đầu chỉ là khai thác các loài thủy sản trong tự nhiên, sau chuyển sang phát triển
nuôi trồng, ngày càng đa dạng hóa các đối tượng nuôi khác nhau đã góp phần thúc
đẩy thế giới hiện nay đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu ngành thủy
sản, đó là sự chuyển hướng sang nuôi trồng, cơ cấu lại nghề khai thác, tận dụng các
nguồn thủy sản sẵn có mà trước đây trong nước còn chưa sử dụng đúng, hay nói
cách khác là bị sử dụng lãng phí.


Lao động nghề cá:

Năm 2014, ước tính có 56,6 triệu người tham gia vào nghề khai thác và nuôi
trồng thủy sản trực tiếp, trong đó có 36

tham gia toàn thời gian và 23

bán thời

gian, số còn lại thỉnh thoảng tham gia hoặc tình trạng không xác định. Tiếp theo
một thời gian dài có xu thế gia tăng, những con số này vẫn duy trì khá ổn định từ
năm 2010, trong khi tỷ lệ người lao động tham gia vào ngành nuôi trồng thủy sản
tăng từ 17

năm 1

0 lên 33


năm 2014. Năm 2014, 84

lao động tham gia nghề

khai thác và nuôi trồng thủy sản trên thế giới là người Châu Á, tiếp đến là Châu Phi
(10%), Mỹ Latinh và Caribe (4 ). Năm 2014, phụ nữ chiếm 19% số lao động trực
tiếp tham gia vào khai thác và nuôi trồng thủy sản, nhưng lại chiếm khoảng ½ lực
lượng lao động gián tiếp (như: chế biến và kinh doanh thủy sản).


×