Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiệu quả công tác giao rừng cộng đồng trên địa bàn xã thượng trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 66 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố
gắng cuả bản thân tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo tại trường Đại
học Quảng Bình đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Phương đã dành nhiều rất nhiều thời gian và tâm huyết
hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân
thành cảm ơn tới Phòng Đào tạo trường Đại học Quảng Bình cùng quý thầy cô
trong Khoa Nông Lâm Ngư đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn
thành tốt khóa học..
Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên khóa luận này
của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và
các bạn đồng nghiệp để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn
Quảng Bình, tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Thị Thanh Ngà


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê diện tích rừng cộng đồng theo vùng kinh tế - sinh thái
Bảng 2.2. Kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, giao đất
giao rừng cho cộng đồng
Bảng 2.3. Hình thức quản lý rừng cộng đồng của một số cộng đồng đồng
bào dân tộc ít người vùng Miền núi phía Bắc


Bảng 2.4. Diện tích rừng giao cho cộng đồng ở các vùng thí điểm
Bảng 2.5. Quản lý rừng cộng đồng tại Thôn Páng, xã Phú Thanh,
huyện Quan Hóa, Thanh Hóa
Bảng 4.1. Nguồn thu nhập của 30 hộ gia đình xã Thượng Trạch.
Bảng 4.2. Hiện trạng các loại đất của xã Thượng Trạch.
Bảng 4.3. Các sản phẩm từ rừng người dân lấy được trong 12 tháng qua.
Bảng 4.4. Lịch tuần tra của ban quản lý rừng tại xã Thượng Trạch.
Bảng 4.5. Kết quả giao rừng cộng đồng ở xã Thượng Trạch.
Bảng 4.6. Diện tích các loại rừng và đất rừng giao cho cộng đồng.
Bảng 4.7. Kết quả trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh.

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Diện tích rừng toàn quốc phân theo chủ thể quản lý
Hình 4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Hình 4.2. Suối Cà Roòng
Hình 4.3. Tổng quan xã Thượng Trạch
Hình 4.4. Rừng cộng đồng Bản Nịu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BNN - LN:

Bộ nông nghiệp - Lâm nghiệp

NN & PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BQL:


Ban quản lý

BV &PTR:

Bảo vệ và phát triển rừng

LNCD:

Lâm nghiệp cộng đồng

QHSD:

Quy hoạch sử dụng

QLBV:

Quản lý bảo vệ

QLRCD:

Quản lý rừng cộng đồng

QD - BNN:

Quyết định - Bộ nông nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân


TNMT:

Tài nguyên môi trường


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, với diện tích rừng chiếm ¾ diện tích
đất của cả nước, tổng diện tích tự nhiên chiếm 33,12 triệu ha, trong đó diện tích
có rừng là 12,61 triệu ha, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm 6,16 triệu ha là
những đối tượng của sản xuất lâm nghiệp.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, có vai trò quan trọng đối
với cuộc sống của con người: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra
oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý
hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống,
bảo vệ sức khỏe của con người. Ngoài ra, rừng còn có nhiều tác dụng trong các
lĩnh vực như phòng hộ, môi trường sinh thái và cảnh quan.
Tuy nhiên, trong những năm trước đây tài nguyên rừng ở nước ta đã bị
suy giảm nghiêm trọng. Theo Maurand, năm 1943 diện tích rừng nước ta ước
tính khoảng 14 triệu ha, với tỷ lệ che phủ là 43% đến năm 1976 diện tích giảm
xuống 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ 34%, đến năm 1985 còn 9,3 triệu ha với độ
che phủ là 28%, năm 1995 diện tích chỉ còn 8 triệu ha với tỉ lệ che phủ
24,2%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do rừng không có chủ
thực sự dẫn đến tình trạng khai thác sử dụng bừa bãi quá mức. Trong những năm
gần đây do kết quả của các chương trình trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng
nước ta có tăng lên đạt 13,4 triệu ha với độ che phủ 39,5% vào năm 2009[9].
Nhận thức được sự quan trọng của rừng, Luật đất đai 2003 và Luật bảo vệ
và phát triển rừng 2004 ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quản lý rừng
cộng đồng thông qua hình thức giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Lúc này

cộng đồng dân cư thôn được xem là một chủ rừng thực sự, họ được xác lập
quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, thiết lập quyền lợi, nghĩa vụ và cơ chế hưởng
lợi rõ ràng. Có thể thấy cộng đồng dân cư thôn là lực lượng trực tiếp tác động
vào rừng, nếu biết sử dụng nguồn lực dồi dào này vào công tác bảo vệ rừng thì
rất có hiệu quả.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao rừng cộng đồng đã
thực sự đi vào cuộc sống và đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo thêm
việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của họ, nhiều hộ nông dân có
thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên rừng được giao. Giao
rừng và thực hiện cơ chế hưởng lợi là những vấn đề quan trọng đang được xã
hội quan tâm. Đây là những vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa xã hội và

1


có tính lâu dài. Việc thực hiện chính sách giao rừng và quyền hưởng lợi đã có
những tác động lớn trực tiếp đến đời sống của người dân, chủ yếu là người dân
vùng trung du, miền núi. Trong đó có một số khu vực thuộc các tỉnh như: Đắc
Lắc, Đắc Nông, Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên và Quảng Bình.
Quảng Bình có tổng diện tích rừng và đất rừng khá lớn (621.056 ha)
chiếm 77% diện tích tự nhiên và đứng đầu cả nước về độ che phủ rừng [7]. Ðể
bảo vệ tốt nguồn tài nguyên rừng, những năm qua bên cạnh các hình thức truyền
thông, tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh việc giao rừng cho cộng đồng. Tuy nhiên,
điều đáng lo nhất là đời sống của người dân ở những khu vực được giao rừng
còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, khả năng sử dụng nguồn tài chính để duy trì
đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng chưa cao. Mặt khác, năng lực quản lý bảo
vệ rừng của cộng đồng không dễ tạo lập ngay được mà phải có thời gian, do vậy
việc hỗ trợ, giám sát thường xuyên của chính quyền địa phương và lực lượng
kiểm lâm là rất cần thiết.
Nhận thấy vai trò quan trọng của rừng trong đời sống của người dân và

hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng đem lại, những năm gần đây, huyện Bố
Trạch đã không ngừng phát triển diện tích rừng trồng; chú trọng giao rừng về
cho địa phương để giao về cho hộ gia đình quản lý, sử dụng. Toàn huyện Bố
Trạch có 171.485 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng sản xuất 60.301 ha.
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và thế mạnh về diện tích đất rừng,
trồng rừng đã và đang là hướng đi bền vững, nhiều tiềm năng cho huyện Bố
Trạch[10].
Thượng Trạch là xã miền núi thuộc huyện Bố Trạch, tập trung chủ yếu là
rừng phòng hộ đầu nguồn, đa số đồng bào là dân tộc thiểu số, trình độ canh tác
và sản xuất còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó công tác quản lý đất đai của địa
phương còn nhiều bất cập, việc giao rừng cộng đồng chưa có một đánh giá nào
cụ thể và toàn diện để xác định tình hình giao khoán ở đây như thế nào. Ngoài
ra, việc thực hiện chính sách giao rừng và quyền hưởng lợi còn nhiều vấn đề
cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề
này nhưng trên thực tế còn nhiều câu hỏi được đặt ra cần được giải quyết. Do
vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả công tác giao rừng
cộng đồng trên địa bàn xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình”

2


1.2. Mục đích
Tìm hiểu và phân tích tiến trình thực hiện công tác giao rừng ở xã Thượng
Trạch nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giao rừng cộng đồng ở xã
Thượng Trạch.
1.3. Yêu cầu
- Thu thập số liệu đầy đủ để đánh giá hiệu quả công tác giao rừng cộng
đồng.

- Làm rõ các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề còn bất cập trong công tác
giao rừng và đi đến đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình quản lý rừng cộng đồng trên thế giới
Khi nói tới phát triển lâm nghiệp hiện nay, người ta bàn nhiều tới lâm
nghiệp xã hội hay lâm nghiệp cộng đồng. Cuối những năm 1970, khi các dự án
lâm nghiệp xã hội thế hệ đầu được xác định và thiết lập, đã có quan tâm lớn đến
việc xây dựng các đám rừng trồng chung. Hơn nữa, sự hiện diện của cái gọi là
“đất xã” đã làm điểm xuất phát cho những dự án trồng lại rừng cho cả cộng
đồng hay một nhóm người. Tuy nhiên, nhiều dự án lâm nghiệp tập thể ban đầu
đã ít thành công, từ đó người ta đã tập trung vào khả năng phát triển các hệ
thống quản lý rừng cộng đồng [5].
Nhiều ví dụ về hệ thống quản lý tài nguyên rừng bản địa hoặc được đề
xướng tại địa phương có thể tìm thấy ở Châu Á, những dạng hình quản lý rừng
công cộng được tổng hợp gồm: Quản lý rừng theo phương thức nương rẫy - bỏ
hoá được tìm thấy nhiều ở Đông Nam Á; Quản lý rừng tại môi trường miền núi
ở Nam Á như các hình thức quản lý rừng cổ truyền ở Nêpan, các khu rừng cấm
ở gần Mount Merapi của Inđônêxia hay ở dãy núi Himachal Pradesh tại Ấn
Độ...; Quản lý rừng trong một môi trường bán khô hạn ở Nam Á, người ta có thể
thấy nhiều kiểu quản lý tài nguyên công cộng về rừng và cây như kiểu quản lý
đất Gauchar ở Gujurat của Ấn Độ; Quản lý rừng gắn với nguồn nước thôn bản
như rừng ở vùng Ifugao ở Philipin với việc đảm bảo việc cung cấp nước cho
canh tác, phương thức trồng cây bên các bờ ao để hạn chế xói mòn tại nhiều
vùng thấp Terai ở Nêpan; Và cuối cùng là Quản lý các lùm cây thiêng và các hệ
tương tự, tại nhiều xã hội ở Ấn Độ, Philippin và Thái Lan, nhân dân địa phương
theo cổ truyền vẫn bảo vệ những đám rừng nhỏ gọi là những “lùm cây thiêng”

để có chỗ ở cho các vị thần linh và linh hồn của địa phương, hoặc là các khu
rừng cấm dưới sự giám sán của các tu viện, lăng tẩm, nghĩa địa nhưng được coi
như là tài sản chung của thôn bản...[3].
Theo tài liệu tổng kết của REFAS (2005) thì xu hướng cơ bản hiện nay của
ngành lâm nghiệp trên thế giới là xã hội hóa ngành lâm nghiệp là khá phổ biến,
đặc biệt ở các nước đang phát triển. Việc giao đất giao rừng cho các tổ chức tư
nhân, cộng đồng và người dân quản lý ngày càng được tiến hành mạnh mẽ và
bước đầu cho thấy những hiệu quả rõ rệt so với việc quản lý tập trung của Nhà
nước. Để hiểu rõ hơn chúng ta đi vào tìm hiểu tình hình quản lý rừng cộng đồng
4


một số quốc gia đại diện như sau:
* Ấn Độ:
Trong những năm 1920, các nhà chức trách thuộc địa tại Ấn Độ đã thử
đưa ra các hệ thống quản lý rừng địa phương mới. Tại bang Uttar Pradesh,
người ta đã thành lập các “hội đồng rừng” địa phương đặc biệt (van panchayat)
nhằm mục đích tạo ra một lớp đệm giữa rừng của nhà nước và dân làng địa
phương. Hội đồng này có quyền đưa ra những quy tắc giải quyết các vấn đề sử
dụng rừng chung của địa phương dựa trên những luật lệ được chính phủ ban
hành.
Sau đó với sự hỗ trợ của những nhà tài trợ trong và ngoài nước, nhiều
chính phủ ở các bang ở Ấn Độ đã bắt đầu xúc tiến các kế hoạch xây dựng lâm
nghiệp xã hội thông qua những kế hoạch quản lý tài nguyên rừng công cộng.
Và Ấn Độ trở thành một trong những nước đầu tiên thử nghiệm “lâm nghiệp xã
hội” trong những năm 1970, tuy nhiên mục tiêu là không để cho cộng đồng
kiểm soát quá lớn nguồn tài nguyên rừng. Thay vào đó, lâm nghiệp xã hội tập
trung vào việc thiết lập rừng cho cộng đồng sử dụng trên đất chưa có rừng để
giải phóng những khu rừng hiện có cho khai thác thương mại. Tuy nhiên, với
việc thử nghiệm lâm nghiệp xã hội khá sớm đã dẫn đến các cuộc xung đột ngày

càng tăng giữa các cơ quan lâm nghiệp và cộng đồng địa phương, khiến chính
phủ phải đưa ra một chính sách mới nhấn mạnh việc quản lý rừng cho bảo tồn
và nhu cầu của cộng đồng. Điều này dẫn đến sự ra đời của chương trình quản
lý rừng có sự tham gia (JFM), đây là chương trình nổi tiếng nhất trên toàn cầu
được biết đến với hệ thống quản lý rừng dựa trên sự chia sẻ trách nhiệm và lợi
ích giữa nhà nước và cộng đồng địa phương [3].
Việc sửa đổi hiến pháp 73 và đạo luật 1992 cũng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Nó phân cấp những quyền hạn khác nhau liên quan đến việc thực
thi những kế hoạch phát triển kinh tế và công bằng xã hội cho các tổ chức
(PRIs), hoặc những hội đồng làng, những tổ chức mà có chức năng ở huyện,
khối hay ở thôn. Ở đây có hình thức quản lý rừng theo nhóm người sử dụng gọi
là CFUG Ghorlas, CFUG đại diện cho một loạt các nhóm xã hội mà chủ yếu là
những người có cuộc sống gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Các chính sách
lâm nghiệp (1998) cũng đã hỗ trợ nhiều cho sự tham gia của cộng đồng vào
lâm nghiệp tại Ấn Độ [3].
Ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ hơn 250 tổ chức phi chính phủ đã chính
thức tham gia vào việc thực hiện Doanh nghiệp Quản lý rừng và đã cải thiện

5


được sự giao tiếp giữa chính phủ và người dân địa phương. Chương trình Lâm
nghiệp cộng đồng ở Andhra Pradesh, xuất hiện khá thuận lợi với sự giám sát
được thực hiện bởi một số trạm kiểm lâm, tổ chức phi chính phủ, người đứng
đầu các panchayat và hiệu trưởng các trưởng làng [3].
*Nêpan:
Cũng như Ấn Độ, Nêpan cũng đã có những sai sót trong việc thiết kế các
chương trình lâm nghiệp cộng đồng, tuy nhiên đất nước này cũng đã rút ra được
những bài học từ những sai sót đó và đã thực hiện những cải cách lớn để cải
thiện hiệu quả của lâm nghiệp cộng đồng. Và xem LNCD như một công cụ

trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên rừng và phát triển nông thôn. Vào những
năm 1970, Nêpan đã bắt đầu xem xét các chính sách về LNCD. Một chương
trình LNCD chính thức được thành lập và các vùng đất bị suy thoái đã được giao
cho Panchayats (Panchayats là đơn vị cơ bản của chính quyền ở Nêpan, nó có 3
cấp huyện, khối và thôn). Tuy nhiên thực tế là Panchayats không phải là một
phân cấp đầy đủ quyền để đại diện cho lợi ích của cộng đồng địa phương, cộng
đồng vẫn là nhóm bất lợi bị tách riêng ra. Do đó các chương trình LNCD được
chuyển đến đơn vị hoạt động thấp hơn – các nhóm sử dụng rừng cộng đồng – và
trao cho các nhóm này những quyền lực lớn hơn để thiết kế, quản lý và hưởng
lợi từ rừng cộng đồng. Các nhóm này có quy mô quản lý từ 10 đến hàng trăm
hecta rừng và đất rừng không phụ thuộc vào vị trí quản lý hành chính. Qua nhiều
thử nghiệm nhóm sử dụng rừng (FUG) được xem là có hiệu quả nhất. Sau 25
năm thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã có 1,1 triệu hecta rừng, chiếm 25%
diện tích quốc gia đã được giao cho nhóm hộ quản lý (Kanel, 2004) [3].
* Campuchia:
Luật đất đai (2001) đã công nhận quyền sở hữu tập thể của cộng đồng bản
địa như là một yêu cầu đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Và sau đó chính
sách ngành Lâm nghiệp thông qua vào năm 2002 của Campuchia đã xác định sự
tham gia của người dân địa phương trong việc bảo tồn và quản lý rừng bền vững
là một phần quan trọng của việc cải cách chính sách. Việc phân cấp chính sách đã
tạo điều kiện hỗ trợ nhà nước cho lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ). Luật Rừng
(2002) đã mô tả các nhà tài trợ lâm nghiệp phải làm thế nào để vận hành và cho
phép cộng đồng được cấp quyền sở hữu tập thể.
Một điểm nhấn trong cách tiếp cận là sự nhấn mạnh khi mà Dự án Nghiên
cứu Lâm nghiệp cộng đồng đã đặt sự tham gia của người dân địa phương vào
việc lập kế hoạch, việc bầu ra những đại diện và đưa ra quyết định. Các làng

6



được bầu ra một uỷ ban quản lý lâm nghiệp cộng đồng và đóng góp cho dự thảo
quy định LNCĐ và sự thoả thuận quản lý LNCĐ. Một khi hệ thống quản lý
LNCĐ được triển khai, uỷ ban quản lý phải có trách nhiệm tìm kiếm những giải
pháp cho những vấn đề phát sinh. Sau đó, người dân trong vùng dự án thiết lập
cho riêng mình hệ thống chia sẻ lợi ích. Chum Kiri là nơi đầu tiên được chọn để
thực hiện dự án nghiên cứu rừng cộng đồng của chính phủ. Năm 2000 dự án bắt
đầu thiết lập với sự tham gia của 3 ngôi làng là Prey Yav, Damnakchoul và
Tbeing Pouk với tổng diện tích là 922 hecta. Cục Lâm nghiệp đã xác định có
hơn 200 khu rừng cộng đồng. Tổng cộng, có 19 tỉnh, thành phố, 76 quận, huyện,
157 xã, 615 làng nghề tham gia hoạt động lâm nghiệp cộng đồng. Có khoảng
60.000 hộ gia đình tham gia, quản lý về 180.000 ha rừng vừa bị xuống cấp [3].
* Philippin:
Quản lý rừng cộng đồng (CBFM) được coi là chiến lược chính của quản
lý rừng ở Philipin. Nhận thức rằng người dân ở vùng cao có thể là đối tác trong
việc quản lý rừng, chính phủ đã chuyển hướng chiến lược của mình sang hình
thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng. CBFM phát triển từ các chương trình
định hướng người dân trước đó vào những năm 1970 như các phòng quản lý
rừng (FOM), gia đình tiếp cận phục hồi rừng (FAR)... được kết hợp dưới sự
hợp nhất của chương trình lâm nghiệp xã hội (ISFP) thông qua các văn bản ban
hành, các chỉ thị của tổng thống Marcos vào năm 1982. Sau đó có các chương
trình tương tự được khởi xướng bởi chính phủ để thúc đẩy sự tham gia của
người dân địa phương vào việc phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
CBFM nhằm thúc đẩy trao quyền cho cộng đồng, quản lý rừng bền vững, lành
mạnh và cân bằng sinh thái, và công nhận quyền của người dân bản địa đối với
những khu vực tổ tiên của họ. Quyền sử dụng được thể hiện trong thoả thuận
quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFMA), mà phục vụ như sự bảo lãnh cho
cộng đồng để tiếp cận và quản lý rừng trong 25 năm và gia hạn thêm 25 năm
nữa (Pulhin 2003) [3].
* Thái lan:
Vào cuối những năm 1990, kế hoạch phát triển quốc gia của Thái lan đã

kêu gọi sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý tài nguyên thiên
nhiên. Chính phủ Thái Lan đã chuyển mục tiêu quản lý rừng của mình từ tập
trung sản xuất nhỏ hẹp đến cân bằng giữa bảo tồn, phục hồi chức năng và sản xuất
bao gồm cả sự phát triển sinh kế địa phương. “Hiến pháp của người dân” được
ban hành vào năm 1997 của Thái lan đưa đến cho cộng đồng quyền quản lý và

7


duy trì sử dụng tài nguyên bền vững. Tuy nhiên theo Kaewmahanin và Fisher thì
xuất hiện nhiều xung đột giữa cán bộ lâm nghiệp và người dân địa phương, họ đổ
lỗi cho nạn phá rừng là do người dân địa phương thay vì làm việc với cộng đồng
để tìm ra các giải pháp khắc phục. Cục Lâm nghiệp Hoàng gia đề xuất dự thảo
đầu tiên về dự luật lâm nghiệp cộng đồng, trong đó phần lớn là một bộ quy tắc và
quy định để cho phép người dân địa phương tham gia trong đề án tái trồng rừng
của chính phủ (Makarabhirom 2000) [3].
Cộng đồng rừng ngập mặn Pred Nai được xem như một trường hợp
nghiên cứu để minh họa cho khả năng tham gia của cộng đồng trong lâm nghiệp,
các làng Pred Nai đã thành công trong việc ngăn chặn việc đốn gỗ và tiến hành
tham gia các hoạt động như trồng cây. Những tác động ngay lập tức bao gồm
việc cải thiện sinh kế và điều kiện của các hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngoài ra
còn là xúc tác cho phong trào quản lý dựa vào cộng đồng ở Thái Lan [3].
* Trung quốc:
Ở Trung Quốc rừng tiếp tục được quản lý theo tập thể, Trung Quốc là nơi
mà tập thể làm chủ hơn một nửa đất lâm nghiệp của quốc gia. Theo thống kê chính
thức của phòng thống kê, kể từ cuối những năm 1950, quyền sở hữu đất lâm nghiệp
đã được giới hạn cho nhà nước hoặc cho các cơ quan tập thể, tổng diện tích rừng
thuộc sở hữu của nhà nước chiếm 41,6% tổng số, còn lại là thuộc sở hữu của các cơ
quan tập thể, cụ thể là các đơn vị hành chính cơ bản, các xã và làng mạc. Chiến
lược quản lý rừng đầu tiên trên toàn quốc, là một chiến lược được triển khai từ năm

1950 và đến nay vẫn còn tiếp tục, là chiến lược có quy mô lớn đã vận động được sự
tham gia của người dân địa phương vào quản lý và bảo vệ rừng. Đó là những khu
rừng được người dân địa phương trồng dọc theo các dòng suối, con sông, đập để
bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, những khu rừng trồng để bảo tồn nguồn nước
sinh hoạt và cả những khu rừng trồng chắn gió và cát. Tỉnh Sơn Tây là một ví dụ,
vào giữa nhưng năm 1950, ngoài những khu rừng của làng, các hộ gia đình, rừng
còn được quản lý theo tập thể như “rừng thanh niên”, “rừng của phụ nữ”, “ rừng
của những người lính”, “rừng của trường”, “rừng nhà máy”... [3].
* Lào:
Tại Lào, việc chính thức hóa quyền sử dụng đất thông qua LUP / LA
(Land Allocation) đã được giải quyết và khởi tạo ở Lào thông qua các Hội nghị
Nông nghiệp và lâm nghiệp quốc gia đầu tiên trong năm 1989. Để bắt đầu quá
trình, 8000 làng mục tiêu đã được lựa chọn trên khắp đất nước nằm ở những khu
vực ưu tiên, ví dụ như lưu vực sông, các khu vực bảo vệ và các địa điểm liên

8


quan tới các chương trình ổn định du canh. Nhấn mạnh ban đầu đã được trao
cho đất nông nghiệp. Trong thập kỷ qua khoảng 5400 làng, bằng khoảng 50%
của tất cả các làng ở Lào, đã hoàn thành chương trình LUP / LA [3].
Khái niệm về Công ty quản lý rừng (JFM) đã được triển khai từ năm 1994
tại SPF Dong Khapo tỉnh Sanvannakhet được hỗ trợ bởi các LSFP / SIDA với
các mục tiêu quản lý rừng tự nhiên dựa trên sản lượng gỗ bền vững và lâm sản
ngoài gỗ để duy trì năng lực sản xuất của nó, để bảo tồn đa dạng sinh học và
liên quan đến cộng đồng địa phương. Khái niệm này được dựa trên sự đồng
quản lý rừng giữa cộng đồng và các cơ quan chính quyền địa phương. Theo đó
một tổ chức dựa vào làng theo hình thức JFM Hội đồng đã được thành lập để
tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các làng có liên quan và chính quyền địa
phương. Hình thức quản lý này đã cung cấp nhiều lợi ích hơn cho người dân,

đặc biệt là khả năng phát triển tốt hơn của làng, mà kết quả là tạo ra động lực
cao hơn, giảm nghèo và bảo vệ rừng tốt hơn. [3].
* Inđônêxia:
Vào năm 1992, tại Ngawi, Java của Inđônêxia, người ta đã xây dựng một rừng
làng 5 hecta theo sáng kiến của sở Lâm nghiệp trên đất rừng không thích hợp
cho trồng trọt. Dân làng được phép thu hoạch gỗ để sử dụng tại địa phương và
buôn bán. Việc chăn thả gia súc trong rừng bị nghiêm cấm. Chính phủ phải
quản lý những khu rừng mà việc bảo vệ là rất cần thiết và các cộng đồng địa
phương không thể quản lý được đầy đủ. Theo đó các khu rừng cấm để giữ
nước, rừng sản xuất để xuất khẩu và cung cấp gỗ cho vùng do Sở lâm nghiệp
quản lý, những khu rừng còn lại giao cho địa phương [3].
2.2. Tình hình nghiên cứu và thực trạng của công tác quản lý rừng cộng
đồng tại Việt Nam
Hình thức quản lý rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời ở nước ta, nhưng
sau khi Luật đất đai 2003 và Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 ra đời, cộng
đồng được cộng nhận là một chủ rừng thật sự, ngoài những diện tích rừng do
cộng đồng tự quản lý lâu đời, nhà nước còn giao thêm diện tích rừng cho cộng
đồng quản lý. TheoVõ Đình Tuyên thì tính đến tháng 12 năm 2009, đã giao
cho cộng đồng quản lý trên toàn quốc là 191.383 hecta rừng chiếm 1,4%, trong
đó cộng đồng quản lý 171.395 hecta rừng tự nhiên, chiếm 1,7% so với tổng
diện tích rừng tự nhiên của cả nước [15].

9


Biểu đồ 2.1: Diện tích rừng toàn quốc phân theo chủ thể quản lý
Như vậy so với tổng diện tích rừng theo các chủ thể quản lý rừng khác
như Ban quản lý rừng, doanh nghiệp nhà nước, hộ gia đình, ủy ban nhân dân
các cấp, thì tỷ lệ diện tích rừng do cộng đồng quản lý thấp hơn rất nhiều. Trong
khi đó thực tiễn cho thấy hiệu quả từ việc quản lý rừng của cộng đồng rất cao,

nhiều khu rừng được cộng đồng quản lý bảo vệ rất tốt. Vì vậy nhà nước cần
quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác giao và quản lý rừng cộng đồng để góp
phần quản lý rừng bền vững.
Tại Hội thảo quốc gia về QLRCĐ diễn ra ở Hà Nội vào 6/5/2009, Nguyễn
Bá Ngãi đã trình bày báo cáo của mình về thực trạng, vấn đề và giải pháp của
QLRCĐ ở Việt Nam. Ông đã chỉ ra rằng tính đến 31/12/2007 cả nước có 10.006
cộng đồng dân cư thôn bản đang quản lý và sử dụng 2.792.946,3 ha rừng và đất
trống đồi núi trọc để xây dựng và phát triển rừng. Cộng đồng quản lý chủ yếu là
rừng phòng hộ, đặc dụng (71%), rừng sản xuất chỉ chiếm 29%. Cộng đồng quản
lý và sử dụng đất lâm nghiệp nêu trên dưới 3 hình thức: Thứ nhất, rừng và đất
rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng
ổn định lâu dài với diện tích 1.643.251,2 ha tương đương 58,8% diện tích đất lâm
nghiệp do cộng đồng quản lý và sử dụng. Thứ hai, rừng và đất rừng do cộng đồng
tự công nhận và quản lý lâu đời nhưng chưa được nhà nước giao với diện tích
247.029,5 ha tương đương 8,9%. Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích
lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước được cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh
nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán nhận rừng lâu năm (50 năm) với diện tích
902.662,7 tương đương 32,3% [10].
10


Cũng trong báo cáo của mình, Nguyễn Bá Ngãi đã đưa ra bảng số liệu
tổng hợp về diện tích rừng cộng đồng được thống kê theo các vùng kinh tế sinh thái (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Thống kê diện tích rừng cộng đồng theo vùng kinh tế - sinh thái
Đơn vị: Ha

Tên vùng

Diện tích đất
lâm nghiệp

tại các vùng

Diện tích đất lâm nghiệp của cộng
đồng theo nguồn gốc hình thành
Giao

Chƣa giao

Khoán

Toàn quốc

2.792.946,3

1.643.254,1

247.029,5

902.662,7

Tây Bắc

1.893.300,9

1.263.675,6

45.248,4

584.376,9


Đông Bắc

760.131,1

319.859,9

181.932,9

258.338,3

Bắc Trung Bộ

58.541,7

40.489,1

18.052,6

0

Nam Trung Bộ

5.373,3

0

1.124,4

4.612,9


Tây Nguyên

62.422,3

19.229,6

671,2

42.521,5

0

0

0

0

12.813,1

0

0

12.813,1

Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông
Cửu Long


(Nguồn: Nguyễn Bá Ngãi, 2013 )
Cũng tại hội thảo quốc gia về LNCĐ, Hà Nội 5/6/ 2009, Lê Thị Thưa, Điều
phối viên Dự án LNCĐ - Bộ NN&PTNT, đã trình bày một số kết quả bước đầu
hoạt động dự án chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng. Dự án Chương
trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng do Quỹ uỷ thác cho ngành lâm nghiệp
(TFF) tài trợ với tổng kinh phí 1.463.000 Euro là một trong những chương trình
thu hút được nhiều cộng đồng tham gia quản lý rừng và đã thực hiện với phạm vi
rộng trên toàn quốc. Dự án bắt đầu từ tháng 9/2006 và kéo dài đến hết tháng
6/2009, tiến hành trên 10 tỉnh (bảng 2.2) [15].

11


Bảng 2.2. Kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, giao đất giao
rừng cho cộng đồng
Đất lâm nghiệp Số cộng
Diện
đƣợc quy
đồng
tích
hoạch (ha)
đƣợc giao rừng đã
rừng
giao (ha)

STT

Tỉnh

Số xã

đƣợc quy
hoạch

1

Điện Biên

4

30.284,41

8

4.287,5

2

Sơn La

4

29.263,70

8

2.283,7

3

Cao Bằng


5

10.944,10

10

1.006,5

4

Lạng Sơn

2

14.914,00

4

551,5

5

Yên Bái

6

19.721,40

8


3.263,3

6

Nghệ An

4

29.407,11

3

369,0

7

Quảng Trị

4

31.583,90

8

1.032,2

8

TT - Huế


4

20.050,20

7

729,8

9

Gia Lai

4

37.883,50

6

1.374,5

10

Đắc Nông

2

17.881,10

2


1.900,2

39

241.933,42

64

16.798,1

Cộng 10 tỉnh

(Nguồn: Đàm Trọng Tuấn, 2012)
Theo báo cáo này thì việc thí điểm mô hình lâm nghiệp cộng đồng tại các
xã tham gia dự án bước đầu đã thực hiện tốt. Đã hoàn thành xây dựng quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng có sự tham gia của người dân của 39 xã tham gia Dự
án (thuộc 18 huyện của 10 tỉnh), được UBND huyện phê duyệt với tổng diện
tích quy hoạch đất lâm nghiệp là 241.933,42 ha. Trong đó dự kiến diện tích rừng
và đất lâm nghiệp sẽ giao cho các cộng đồng là 20.428,0 ha. Dự án đã giúp địa
phương triển khai giao đất giao rừng (có sự tham gia của cộng đồng) được
16.798,1 ha, bàn giao và cắm mốc giới ngoài thực địa cho 64 cộng đồng.
* Một số tỉnh Miền núi phía Bắc
Trong nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu
số vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nguyễn Bá Ngãi đã cho thấy tại Điện Biên,
Hoà Bình có 4 hình thức QLRCĐ với nguồn gốc hình thành khác nhau, đó là
rừng cộng đồng truyền thống do cộng đồng tự công nhận từ lâu đời, rừng của

12



thôn bản được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, rừng giao cho nhóm hộ
đồng quản lý, rừng giao cho hộ nhưng các hộ tự liên kết cùng quản lý. Các hình
thức QLRCĐ ở một số địa phương được tổng hợp trong Bảng 2.3 [15].
Bảng 2.3. Hình thức quản lý rừng cộng đồng của một số cộng đồng đồng bào
dân tộc ít người vùng Miền núi phía Bắc
STT

Hình thức
quản lý

Nguồn gốc
hình thành

Hiên trạng
và quy mô

Mục đích quản lý,
sử dụng

Bản Huổi Cáy, xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Cộng đồng đồng bào H’Mông
Cộng đồng
quản lý theo
truyền thống

1

Bản tự công
nhận từ lâu đời.


Rừng tự
nhiên, 81 ha

Bảo vệ nguồn
nước. lấy gỗ làm
nhà, các lâm sản
khác tiêu dùng
hàng ngày.

Thôn Cài, xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình- Cộng đồng đồng
bào Mường
2

Nhóm hộ gia
đình

Xã hợp đồng sử
dụng rừng.

Rừng tự
nhiên, rừng
trồng, 31 ha

Phủ xanh đất trống,
lấy gỗ, tre nứa bán
ra thị trường.

(Nguồn: Nguyễn Bá Ngãi, 2013)
Trong đó thì tại Điện Biên nhóm hộ được UBND huyện giao đất giao
rừng, có quyết định kèm theo quyền lợi và nghĩa vụ của nhóm hộ. Trên thực tế,

ở nhiều nơi, việc quản lý rừng của cộng đồng dân cư bản, của các tổ chức trong
bản đã được hình thành do truyền thống lâu đời hoặc do Dự án EU thực hiện.
Các khu rừng này chưa được xã, huyện hoặc tỉnh thừa nhận trên văn bản nhưng
lại được xã, các cơ quan đơn vị quản lý lâm nghiệp cấp huyện hoặc tỉnh, cấp địa
bàn chấp nhận khi triển khai các hoạt động tại cộng đồng. Kết quả nghiên cứu ở
Bản Huổi Cáy, xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên - Cộng đồng
đồng bào H’Mông (Bảng 2.3) là một ví dụ phản ánh tình hình chung về sự tham
gia quản lý rừng của cộng đồng [14].
Tại Bắc Kạn mô hình cộng đồng tham gia quản lý rừng tại 4 thôn Bản
Sàng, To Đoóc, Nà Mực và thôn Khuổi Liềng thuộc 2 xã Lạng San và Văn Minh
của huyện Na Rì với tổng diện tích là 4.748.528m2 cũng là những ví dụ điển

13


hình. Trên những diện tích đất lâm nghiệp chưa có chủ này sau khi giao cho
cộng đồng đã được quản lý bảo vệ tốt hơn, đã ngăn chặn và răn đe được những
hành vi phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng trái phép. Bên cạnh đó cộng
đồng còn được tập huấn để xây dựng vườn ươm và những kỷ thuật về trồng rừng
bổ sung và chăm sóc rừng cũng như phát triển các mô hình nông lâm kết hợp,
cải thiện đời sống của người dân điạ phương [14].
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Xuân Phương cùng với các tác giả
khác năm 2003 và kết quả nghiên cứu điểm hiện nay tại tỉnh Sơn La đã cho thấy
hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng làng bản và các tổ trong bản ở một số địa
phương đã được giao đất giao rừng lâu dài, được cấp sổ đỏ và được quyền
hưởng lợi. Kết quả đã chỉ ra rằng các đối tượng trên đều thực hiện tốt nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển rừng. Không có biểu hiện nào
cho thấy cộng đồng, nhóm hộ yếu kém trong việc quản lý, thậm chí rừng còn
được khôi phục và bảo vệ tốt hơn rừng của hộ gia đình như tại bản Nà Ngà của
xã Chiên Hặc.

Về vấn đề xây dựng quy ước bảo vệ rừng thì Đỗ Đình Sâm, Hoàng Liên
Sơn và Lê Quang Sơn trong nghiên cứu của mình về “Forest governance in
VietNam” đã chỉ ra rằng, từ năm 2000 các cộng đồng địa phương đã được
khuyến khích lập hương ước quản lý bảo vệ của cộng đồng được chi cục hoặc cơ
quan lâm nghiệp công nhận. Trong tỉnh Lai Châu có 1.791 ngôi làng của 145 xã
có quy ước, và ở tỉnh Sơn La, Hòa Bình có 339 và 1.566 quy ước, tương ứng.
Những quy ước được xây dựng dựa theo phong tục và truyền thống quản lý và
bảo vệ rừng, đồng thời được sửa đổi và phát triển để đáp ứng yêu cầu của giai
đoạn hiện nay. Các mô hình quản lý đã chứng minh là có hiệu quả, được công
nhận và được áp dụng rộng rãi. Các mô hình không chỉ củng cố vai trò của cộng
đồng trong quản lý và bảo vệ rừng, mà còn là củng cố vai trò của của phụ nữ (ví
dụ: trên địa bàn tỉnh Sơn La) [14].
Bên cạnh đó Jean-Christophe Castellaa, Stanislas Boissaua, Nguyen Hai
Thanh và Paul Novosad đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của việc giao đất giao
rừng ở một số tỉnh miền núi Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra quá trình hình
thành việc giao rừng và ảnh hưởng của việc giao rừng đến hệ thống sinh kế định
canh định cư, đến sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Từ đó rút ra bài
học cho các can thiệp đến sự phát triển cũng như tác động của các chính sách.
* Một số tỉnh Tây Nguyên:
Theo Bảo Huy trong “Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng

14


cộng đồng” thì kết quả trong 6 năm thử nghiệm, đã giao được 7.620 ha rừng tự
nhiên, từ nghèo đến trung bình, giao cho 6 cộng đồng thôn buôn ở 4 tỉnh (Bảng
1.4) [8].
Bảng 2.4. Diện tích rừng giao cho cộng đồng ở các vùng thí điểm
Tên
thôn


Địa điểm

Vi Ch
Ring

Xã Hiếu, huyện Kon
Plong, tỉnh Kon Tum

Đê Tar

Xã Kon Chiêng,
huyện Mang Yang,
tỉnh Gia Lai

T’Ly

Xã Ea Sol, huyện Ea
H'Leo, tỉnh Dak Lak

Buôn
Tul

Xã Yang Mao,
huyện Krông Bông,
tỉnh Dak Lak

Bu Nơr
(Thôn
6)


Xã Quảng Tâm,
huyện Tuy Đức, tỉnh
Dak Nông

Mê Ra,
Bu
Đưng

Xã Dăk Rtih, huyện
Dăk RLắp, tỉnh Dak
Nông

Tổng diện tích rừng (ha)

DT rừng
giao(ha)

Đặc điểm rừng

808

Rừng lá rộng thường xanh núi
cao. Trạng thái nghèo, trung
bình, giàu

2,594

Rừng lá rộng thường xanh.
Trạng thái nghèo, trung bình,

giàu, nương rẫy
Rừng khộp non.

1,128

964

Trạng thái nghèo, trung bình,
nương rẫy
Rừng lá rộng thường xanh.
Trạng thái nghèo, trung bình,
nương rẫy

1,016

Rừng lá rộng thường xanh.
Trạng thái nghèo, trung bình,
nương rẫy

1,110

Rừng lá rộng thường xanh.
Trạng thái nghèo, trung bình,
nương rẫy

7,620
(Nguồn:Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam).

Ở tất cả 6 thôn buôn này, cộng đồng đều quyết định nhận rừng theo phương
thức cộng đồng thôn buôn. Và từ quá trình 6 năm nghiên cứu, thử nghiệm quản lý

rừng cộng đồng ở Tây Nguyên cho thấy đây là một phương thức quản lý rừng
thích hợp với cộng đồng dân tộc thiểu số sống gần rừng. Cộng đồng hưởng lợi từ
gỗ thương mại rừng sau khai thác ổn định đồng thời đã tạo được thu nhập cho
người nghèo nhận rừng. Tổng thu nhập từ khai thác gỗ thương mại tại 6 thôn

15


buôn ở trên là 6.820 triệu đồng, trừ chi phí khai thác, thuế tài nguyên và trích cho
UBND xã tổng hưởng lợi của cộng đồng là 3,250 triệu đồng [8].
Tuy nhiên trong “Giải pháp xác lập cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng
cộng đồng”, Bảo Huy đã khẳng định, thực tế sau 5 năm hầu như rất ít nơi người
nhận rừng được hưởng lợi. Lý do căn bản là đa số các khu rừng được giao chưa
đạt tiêu chuẩn rừng khai thác theo các quy định hiện hành và như vậy người quản
lý rừng phải chờ đợi. Điều này đã hạn chế mối quan tâm quản lý rừng tự nhiên
của người dân; Để xác định quyền hưởng lợi của chủ rừng một cách công bằng là
dựa vào tăng trưởng sau giao rừng, người quản lý hưởng được phần tăng trưởng
rừng mà họ nuôi dưỡng, nếu bảo vệ nuôi dưỡng tốt sẽ hưởng lợi cao hơn nhờ gia
tăng lượng tăng trưởng. Tuy nhiên tăng trưởng theo trữ lượng là một vấn đề khó
xác định và thực tế ở Việt Nam đang thiếu chỉ tiêu này cho các kiểu rừng, điều
kiện lập địa, khí hậu và trạng thái rừng khác nhau. Vì vậy tiếp cận theo tăng
trưởng để xác định hưởng lợi là một nguyên tắc cần được áp dụng, tuy nhiên cần
có cách xác định đơn giản để có thể vận dụng và cộng đồng có thể tiếp cận được.
Ông cũng chỉ ra rằng xây dựng mô hình rừng ổn định như là công cụ xác định
tăng trưởng số cây, làm cơ sở xác định quyền hưởng lợi, lập kế hoạch và giám sát
quản lý rừng cộng đồng. Một lựa chọn quan trọng trong trường hợp này là lập kế
hoạch và thực hiện khai thác hưởng lợi gỗ củi dựa vào mô hình rừng ổn định.
Mục tiêu xây dựng mô hình rừng ổn định nhằm định hướng trong cân đối khả
năng cung cấp của rừng địa phương với nhu cầu lâm sản của cộng đồng ổn định
trong một kỳ kế hoạch 5 năm, làm cơ sở cho việc xác định giải pháp khai thác,

chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo hướng dẫn dắt rừng về dạng ổn định và tính
toán được khả năng cung cấp gỗ, củi cho đời sống cộng đồng [8].
Ngoài nguồn hưởng lợi từ lượng tăng trưởng về gỗ của rừng và các sản
phẩm lâm sản ngoài gỗ từ rừng thì trong nghiên cứu về cơ chế hưởng lợi từ
QLRCĐ, Bảo Huy cũng nhấn mạnh hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng,
đây là một tiềm năng để tạo ra thu nhập và khuyến khích người nhận rừng bảo vệ
và phát triển rừng; Do vậy cần có nhiều quan tâm để phát triển chính sách về lĩnh
vực này; Trong đó chi trả hấp thụ CO2 trong bảo vệ các khu rừng non, nghèo
chưa có thu hoạch là vấn đề cần có nghiên cứu và chính sách thích hợp [9].
* Một số tỉnh Miền Trung:
Cũng giống như Điện Biên, tại tỉnh Thanh Hóa giao đất lâm nghiệp áp dụng
chính thức cho 2 đối tượng là hộ gia đình và nhóm hộ. Tuy nhiên trên thực tế thì
tồn tại nhiều hình thức quản lý rừng từ lâu đời và chưa được công nhận trên văn

16


bản. Việc triển khai cơ chế chia sẻ lợi ích tại các xã chưa rõ ràng, chủ yếu là do dân
trong bản tự quy định, nhất là đối với rừng do cộng đồng dân cư thôn và các tổ
chức trong thôn (Bảng 1.5) [4].
Bảng 2.5. Quản lý rừng cộng đồng tại Thôn Páng, xã Phú Thanh, huyện Quan
Hóa, Thanh Hóa
STT

Hình
thức
quản lý

1


Cộng
đồng
quản lý

2

Nhóm hộ
tự liên
kết quản


Nguồn gốc
hình thành

Hiên trạng và
quy mô

Mục đích quản lý, sử
dụng

Giao và hợp
Rừng tự nhiên,
đồng khoán
200 ha, trong đó
bảo vệ với khu
giao: 102 ha,
bảo tồn Pù Hu hợp đồng khoán:
98 ha

Bảo vệ nguồn nước,

lấy gỗ làm nhà, các
lâm sản khác tiêu
dùng hàng ngày, thu
nhập từ khoán bảo vệ

Giao cho
hộ quản lý và
sử dụng, các
hộ tự liên kết

Trồng rừng sản xuất
cung cấp Luồng cho
thị trường.

120 ha do 10
nhóm hộ tự liên
kết quản lý.

(Nguồn: Nguyễn Bá Ngãi, 2013)
Theo nghiên cứu của Vũ Hoài Minh và Dr. Hans Warfving tại Nghệ An
cho thấy tại đây mô hình quản lý rừng cộng đồng đã xuất hiện rất sớm và đã thu
được một số kết quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Năm 1992 hạt kiểm
lâm đã thực hiện giao 300 ha rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn Thạch Dương,
huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Sau khi nhận rừng thôn đã tổ chức quản lý
bảo vệ, người dân khi tham gia quản lý bảo vệ được trả công bằng thóc. Và đến
năm 1998 đã tiến hành khai thác và bán ra thị trường, số tiền thu được ngoài
việc chia cho các hộ gia đình trong thôn khoảng 40 đến 50 triệu đồng, còn lại để
làm quỹ thôn. Cũng trong nghiên cứu này, làng Khe Ngầu thuộc xã Thạch
Dương, huyện Tương Dương đã được giao 276 ha rừng tự nhiên vào năm 1995
để quản lý bảo vệ. Cộng đồng còn được một số tổ chức hỗ trợ về cây, con giống

và tiền mặt để phát triển sản xuất. Trong thỏa thuận cộng đồng phải quản lý bảo
vệ 120 ha rừng lá rộng thường xanh và xúc tiến tái sinh trên 50 ha [1].
Theo báo cáo của Phạm Thanh Lâm, Chi cục trưởng kiểm lâm Quảng Nam
về kết quả và thực trạng giao rừng cho cộng đồng dân cư tại các huyện miền núi
tỉnh Quảng Nam cho thấy, hiện nay tại Quảng Nam diện tích rừng do cộng đồng

17


dân cư thôn quản lý là 160.540 ha, chiếm 24,06%. Cộng đồng dân cư thôn hầu như
chưa nắm cụ thể được ranh giới, diện tích đất lâm nghiệp được giao, rừng và đất
rừng giao cho cộng động chỉ mới dừng lại trên quyết định, chưa cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng. Việc hưởng lợi sản phẩm từ rừng đối với
từng hộ gia đình chưa thể hiện rõ ràng nên người dân vẫn chưa thấy được rừng đó
thực sự là của mình, nên công tác quản lý bảo vệ chưa đạt được kết quả cao. Tình
trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phát rừng làm rẫy trên diện tích đất
rừng đã giao cho cộng đồng quản lý vẫn diễn ra [10].
Theo báo cáo của Khổng Trung, sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị về công
tác giao rừng tự nhiên đến hộ gia đình và cộng đồng tại Quảng Trị cho thấy, từ
năm 2005 đến năm 2010 Quảng Trị đã tổ chức giao 4.615,2 ha rừng cho cộng
đồng và hộ gia đình, trong đó giao cho 31 cộng đồng với diện tích là 4.194,3 ha.
Và theo Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện giao rừng tự nhiên thí điểm tại
Huyện Hướng Hoá và Đakrông của Chi cục kiểm lâm Quảng Trị năm 2008 thì
huyện Hướng Hoá đã giao 187,9 ha và huyện Đakrông đã giao 1.318,5 ha cho
cộng đồng quản lý bảo vệ rừng. Đối tượng rừng giao là rừng phòng hộ ít xung
yếu, giao cho các đồng bào dân tộc ít người như Vân Kiều, Pako. Qua thực hiện
giao thí điểm rừng tự nhiên cho cộng đồng và hộ gia đình ở 2 huyện bước đầu đã
đạt được một số kết quả như là hạn chế được các vụ vi phạm tài nguyên rừng,
rừng được phục hồi và phát triển tốt, đồng thời tạo được động lực phát triển kinh
tế cho cộng đồng. Tuy nhiên còn một số hạn chế là nghiệp vụ quản lý bảo vệ và

phát triển rừng của cộng đồng chưa cao, đặc biệt là việc đầu tư làm giàu rừng
của cộng đồng và hộ gia đình chưa được quan tâm [12].
Về việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thì theo Khổng Trung, với
sự hỗ trợ của dự án, 11 cộng đồng thuộc các xã A Vao, Tà Long, Pa Nang,
Đakrông, A Ngo, Húc của Quảng Trị đã xây dựng được kế hoạch quản lý rừng
cộng đồng, được UBND xã phê duyệt, song việc thực hiện kế hoạch đó vẫn chưa
được triển khai. Một thực tế là không chỉ riêng ở Quảng Trị mà hiện nay rất
nhiều cộng đồng ở các tỉnh trên cả nước hoặc là không xây dựng kế hoạch quản
lý rừng sau khi giao, hoặc là có kế hoạch nhưng việc triển khai thực hiện chưa
có hiệu quả.
Đã có nhiều nghiên cứu về việc lập kế hoạch quản lý rừng sau khi giao,
trong đó phải kể đến đề tài của Bảo Huy về “Xây dựng mô hình quản lý rừng và
đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số J Rai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai”, để
tài đã tiến hành xây dựng tài liệu hướng dẫn: “ Lập kế hoạch quản lý rừng dựa
vào cộng đồng”. Hướng dẫn này có hệ thống theo tiến trình, dưới dạng các công
18


cụ để lập kế hoạch kinh doanh rừng dựa vào cộng đồng sau khi giao đất giao
rừng. Các phương pháp điều tra và lập kế hoạch quản lý rừng được giới thiệu là
đơn giản, tạo điều kiện để người dân có khả năng tham gia, có tính thực tiễn và
như là một tài liệu cụ thể hóa các quy phạm lâm sinh hiện hành cho phù hợp với
điều kiện quản lý rừng của các cộng đồng dân tộc thiểu số [12].
Ngoài ra Chi cục kiểm lâm Đắc Lắc cũng xây dựng tài liệu hướng dẫn
quản lý rừng cộng đồng. Nội dung của tài liệu đề cập đến quá trình xây dựng
quy chế bảo vệ và phát triển rừng, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây
dựng hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với rừng của cộng đồng.
Trong từng quá trình đó, tài liệu cũng chú ý mô tả vai trò của các bên liên quan.

19



PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả công tác giao rừng cộng đồng ở xã Thượng Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện tại xã Thượng Trạch
Thời gian: 6/2/2017 - 2/4/2017
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất trước khi thực hiện giao rừng cộng đồng
2.3.3. Công tác giao rừng cộng đồng ở xã Thượng Trạch
2.3.3.1. Tổ chức tiến trình thực hiện công tác giao rừng cộng đồng.
2.3.3.2. Phương án giao rừng cộng đồng.
2.3.3.3. Kết quả giao rừng cộng đồng ở xã Thượng Trạch
2.3.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác giao rừng cộng đồng.
2.3.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với
công tác quản lý rừng cộng đồng
2.3.4.1. Điểm mạnh(S)
2.3.4.2. Điểm yếu(W)
2.3.4.3.Cơ hội(O)
2.3.4.4. Thách thức(T)
2.3.5. Đề xuất các giải pháp góp phần quản lý rừng bền vững
2.3.5.1.Giải pháp về tổ chức quản lý
2.3.5.2.Giải pháp về tổ chức thực hiện
2.3.5.3.Giải pháp về chính sách hưởng lợi

20


2.3.5.4.Giải pháp về chính sách đầu tư rừng, vay vốn
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước, các báo cáo nghiên cứu khoa
học, các chương trình, dự án, các văn bản pháp luật liên quan.
Thu thập các số liệu tại UBND huyện, xã, Hạt Kiểm lâm, phòng
NN&PTNT, Phòng TNMT, ban quản lý thôn, hồ sơ giao rừng cho cộng đồng và
các báo cáo hàng năm của các cơ quan ban ngành.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA
(Participatory Rural Appraisal):
- Sử dụng phương pháp phỏng bán cấu trúc để thu thập thông tin từ từng cá
nhân gồm các cán bộ ban ngành liên quan của, ban quản lý rừng của thôn, tổ
QLBVR của thôn, và các hộ gia đình...
- Điều tra thực địa với sự tham gia của trưởng thôn, thành viên tổ QLBVR
và người dân trong thôn, kết hợp với phỏng vấn.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với giao đất giao rừng.
Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp và phân tích những số liệu liên quan.

21


×