Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2010 đến nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.99 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Ở TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN NĂM 2010 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội, năm 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Hoa

Phản biện 1:

PGS. TS. Lưu Văn Quảng

Phản biện 2:

TS. Lê Thúy Hằng


Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội…….giờ…….ngày
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.

tháng

năm 2017.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Công tác DS - Kế hoạch hóa gia đình là một trong những hoạt động quan
trọng trong triển khai thực hiện chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống của
từng người dân, từng gia đình và toàn xã hội, là một bộ phận quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình thực hiện
chính sách DS - KHHGĐ, Việt Nam đã thu được một số kết quả khả quan.
Việt Nam đã nhanh chóng đạt được mức sinh thay thế vào năm 2006 (2,09
con/phụ nữ), mức sinh giảm từ 2,28 con năm 2002 xuống còn 2,05 con năm
2012. Về cơ cấu dân số, nhờ những thành công của chương trình DS KHHGĐ trước đó, chúng ta đã bước vào “kỷ nguyên vàng” là thời kỳ cơ cấu
“dân số vàng” thời kỳ chỉ có duy nhất một lần trong lịch sử phát triển nhân
khẩu học của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách DS
- KHHGĐ, vẫn còn bộc lộ những điểm hạn chế nhất định về cơ cấu dân số và
chất lượng dân số, cụ thể: tính đến năm 2014 quy mô dân số của Việt Nam đạt
90,7 triệu người tăng trung bình mỗi năm 940 nghìn người ( kể từ năm 2003).
Giai đoạn 2009 - 2014, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân đạt 1,06%/năm là thời
kì có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất trong vòng 35 năm qua. Năm 2014
tổng tỷ suất sinh là 2,09 con với trên một người phụ nữ, tiếp tục duy trì mức
sinh dưới mức sinh thay thế.Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam

tăng từ 68 tuổi năm 1999 lên 73,2 tuổi năm 2014. Tình hình phân bố dân cư:
dân số thành thị chiếm 30,6% dân số nông thôn chiếm 69,4% ; nam có
43.347.731 người (chiếm 49,5%) nữ có 4.263.216 người (chiếm 50,5%). Kết
quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy có 1,5% dân số Việt
Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền
của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn hạn chế. Vấn đề
mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn tiếp tục gia tăng; làm thế nào để tận dụng
cơ hội cơ cấu “dân số vàng”, chăm sóc và phát huy người cao tuổi khi Việt
Nam đang “già hóa dân số” rất nhanh; phân bố, quản lý dân cư; di cư và đô thị
hóa diễn ra ngày càng mạnh; nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân đồng tính,
mang thai hộ... là những vấn đề rất mới, cần được điều chỉnh.
Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía Bắc của
Việt Nam có diện tích tự nhiên 6283,9 km2, có trên 203 km đường biên giới
giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Dân số toàn tỉnh là 674,530 người mật
độ dân số bình quân 106 người/km2 trong đó số người trong độ tuổi lao động
chiếm 52%. Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2010 là 16,9%, số con trung bình của
một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,7 con, tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng
biện pháp tránh thai hiện đại là 72%. Ngoài những vấn đề chung về công tác
1


DS - KHHGĐ của cả nước, tỉnh Lào Cai còn phải đối mặt với nhiều vấn đề
quan trọng trong thực hiện chính sách DS - KHHGĐ như làm thế nào để
nâng cao chất lượng dân số, cân đối mức sinh hài hoà giữa các khu vực vùng
sâu vùng xa trong tỉnh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho
phụ nữ và trẻ em, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Việc thực
hiện chính sách DS - KHHGD ở tỉnh Lào Cai cũng đã đạt được những kết
quả khả quan và tồn tại một số khó khăn nhất định. Để tìm hiểu những vấn
đề về chính sách dân số - kế hoạch hoá và quá trình thực hiện chính sách
Dân số - kế hoạch hoá gia đình trong thực tiễn giai đoạn từ năm 2010 đến

nay, em chọn đề tài “Thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
ở tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2010 đến nay” làm luận văn để hoàn thành
khoá học thạc sĩ của mình .
2.Tình hình nghiên cứu đề tài:
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết nhằm đánh
giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách DS - KHHGĐ và những bài
học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dân số
- Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách DS - KHHGĐ các
dân tộc thiểu số và miền núi.. Đề tài Nghiên cứu một số vấn đề về chính
sách DS - KHHGĐ với các dân tộc ít người ở vùng cao, vùng sâu tỉnh
Cao Bằng do Dương Thị Minh Hiền và cộng sự thực hiện từ năm 1994
đến 1996. Năm 1998, Viện Dân tộc học thuộc Trung tâm Khoa học xã
hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện nghiên cứu về DS - KHHGĐ người
Mông ở Hoà Bình.[6] Tiếp đó, năm 2001, Viện Dân tộc học tiếp tục công
bố công trình nghiên cứu về DS - KHHGĐ các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình
- Nhóm các công trình nghiên cứu đánh giá chính sách DS- KHHGĐ
và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân tộc thiểu số. Nhóm các
công trình này đề cập đến khá nhiều vấn đề nhằm nâng cao chất lượng
dân số và bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
Năm 2012, Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế
Quốc dân đã thực hiện đề tài “Đánh giá chính sách và thực hiện chính
sách Chăm sóc SKSS cho đồng bào dân tộc”.
- Nghiên cứu “ Đánh giá thái độ của các nhóm đối tượng với các qui
định của chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình” do TS. Nguyễn
Đức Mạnh và các cộng sự thực hiện vào năm 2005 đã chỉ rõ thực trạng
nhận thức và thái độ của các nhóm đối tượng đối với một số quy định của
chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Pháp luật đời sống.
- Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh cũng có bài viết “ Pháp lệnh dân số
nâng cao trách nhiệm của công dân , gia đình và xã hội” ( Tạp chí Cộng
sản số 27/2003) . Tác giả đề cập đến một số quy định trong PLDS, quyền

2


lợi và nghĩa vụ của công dân về DS - KHHGD. Trách nhiệm của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp nâng
cao chất lượng dân số.
Có thể thấy, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về chính sách
DS - KHHGĐ, chiến lược DS - KHHGD ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về quá trình triển khai
thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ở tỉnh Lào Cai. Đề tài được thực hiện
sẽ góp phần làm rõ hơn quá trình triển khai thực hiện chính sách DS KHHGĐ từ thực tiễn ở tỉnh Lào Cai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
3.1. Mục đích:
Mục đích của luận văn là tìm hiểu quá trình triển khai thực hiện chính
sách DS - KHHGĐ từ thực tiễn tỉnh Lào Cai, đề xuất một số quan điểm,
giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách DS – KHHGD.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận trong nghiên cứu về chính
sách dân số như khái niệm, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện
chính sách dân số theo yêu cầu về đổi mới chính sách, quá trình hình
thành và phát triển của chính sách từ khi ban hành đến nay.
Đánh giá thực trạng chính sách DS - KHHGĐ và thực tiễn tổ chức
thực hiện chính sách dân số, làm rõ những mặt được, những mặt hạn chế,
những bất cập của chính sách dân số và tổ chức thực hiện chính sách
thông qua kết quả thực thi tại tỉnh Lào Cai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chính sách về DS – KHHGĐ và quá trình triển khai thực hiện trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Giới hạn trong việc lựa chọn chính sách DS - KHHGĐ (quy định của
pháp luật về DS - KHHGĐ bao gồm các văn bản, quy định liên quan đến
chính sách DS - KHHGĐ, các biện pháp thực hiện công tác dân số, quản
lý nhà nước về dân số).
Phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.
Việc nghiên cứu luận văn căn cứ vào thực tiễn thực hiện chính sách
dân số trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp luận:
Nghiên cứu được thực hiện trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Vấn đề nghiên cứu được xem xét
3


theo một trình tự từ quá khứ đến hiện tại trong mối quan hệ, tương tác
với các vấn đề khác trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của
tỉnh Lào Cai và chiến lược về DS - KHHGĐ của cả nước.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
1.Phương pháp đánh giá chính sách
Đánh giá hệ thống chính sách, văn bản chính sách liên quan đến DSKHHGĐ đã được ban hành từ trước đến nay và đặc biệt là trong giai
đoạn 2010 đến nay ở tỉnh Lào Cai
(1) Phân loại, phân tích văn bản theo tiêu chí về nội dung và theo cơ quan
ban hành (Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Liên Bộ)
(2) So sánh các văn bản với nhau, so sánh văn bản với tình hình thực tiễn
dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu có sẵn.
Rà soát các văn bản chính sách, mức độ phạm vi ban hành và quá
trình tổ chức triển khai thực hiện ở các địa phương.
2. Khảo sát thực địa: phỏng vấn các bên liên quan trong quá trình triển
khai thực hiện chính sách
6 Ý nghĩa của luận văn:

6.1 Ý nghĩa khoa học:
Nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện chính sách dân số trên
địa bàn tỉnh Lào Cai. Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên
cứu và học tập của cán bộ làm công tác dân số và sinh viên trong lĩnh
vực chính sách công và chính sách xã hội.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Nêu ra những đặc điểm, vai trò của chính sách dân số
- Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, nêu những hạn chế, bất cập trong
quá trình thực hiện chính sách.
- Nêu ra những quan điểm và giải pháp để thực hiện chính sách tốt
hơn trong giai đoạn đổi mới đất nước.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài những phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo , nội chung luận văn được trình bày gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về chính sách DS – KHHGĐ ở Việt Nam
Chương 2: Thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở tỉnh Lào Cai
Chương 3: Các yếu tố tác động và giải pháp hoàn thiện chính sách DS – KHHGĐ

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm:
1. Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực,
vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
2. Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng
địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.

3. Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi,
dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc
trưng khác.
4. Phân
bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh
tế hoặc một đơn vị hành chính.
5. Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ
và tinh thần của toàn bộ dân số.
6. Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần
và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.
7. Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá
nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian
sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi
dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống
của gia đình.
8. Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động
tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao
chất lượng dân số.
9. Quản lý nhà nước về dân số - KHHGĐ: Nhà nước có chính sách,
biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác
dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm
vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những
lĩnh vực cụ thể nào đó.[20, trang 475]
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện
nào đó của chính phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt
5



được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó nhằm phát triển đất nước
toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường.[8]
Chính sách dân số có thể được định nghĩa như là những quy định về
mặt pháp lý, những chương trình quản lý, điều hành và những hoạt động
khác của Chính phủ nhằm vào việc thay thế hoặc sửa đổi xu hướng phát
triển dân số trong thời điểm hiện tại có quan tâm tới lợi ích và sự sống
còn của quốc gia.
Chính sách dân số theo quan niệm dân số học là tất cả các biện pháp
chính sách nhằm ảnh hưởng một cách hài hòa đến quy mô (chính sách
dân số định lượng) hoặc cơ cấu (chính sách dân số định tính) của dân cư.
Dưới sự trợ giúp và hướng dẫn toàn diện về hôn nhân, về kiểm soát sinh
đẻ, tử vong, nhập cư và di cư, chính sách dân số được liên kết chặt chẽ
với chính sách gia đình, sức khỏe và di cư, cũng như lãnh thổ.[1]
Theo quan niệm của khoa học về chính sách công thì Chính sách dân số
là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn
các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề
dân số theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền.
1.2. Quan điểm và quá trình ban hành chính sách DS - KHHGĐ ở
Việt Nam:
Đại hội lần thứ IV, lần thứ V và lần thứ VI của Đảng đều coi công tác
DS - KHHGĐ là quốc sách trong sự nghiệp phát triển đất nước. Báo cáo
chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ
IV đã xác định: “Mọi ngành mọi cấp phải coi trọng cuộc vận động sinh
đẻ có kế hoạch là công tác có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa chính trị,
kinh tế và xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của nhân
dân ta”. Mục tiêu cuộc vận động trong giai đoạn này là đẻ ít (từ 2 đến 3
con), đẻ muộn (từ 22 tuổi trở nên) và đẻ thưa (cách nhau 3 đến 5 năm).
Ngày 14/1/1993 tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 04 về chính sách dân số và kế hoạch
hóa gia đình (gọi tắt là Nghị quyết TW khóa VII), đây là văn bản có tính

chất quan trọng, làm tiền đề cho những quyết sách về công tác DS –
KHHGĐ sau này của Đảng và Nhà Nước.
Ngày 9/1/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp
lệnh Dân số và có hiệu lực thi hành từ này 1/5/2003. Pháp lệnh Dân số
(PLDS) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành ngày
6


09/01/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2003. Cho đến nay, PLDS vẫn là
văn bản pháp lý cao nhất của nước ta, điều chỉnh các quan hệ pháp luật
giữa các chủ thể trong lĩnh vực dân số. Với 7 Chương, 40 Điều, PLDS đã
điều chỉnh các vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu,
chất lượng dân số, phân bố và quản lý dân cư), đến quá trình dân số (quá
trình sinh, tử, di cư) và quy định các biện pháp thực hiện công tác dân số.
Trên cơ sở PLDS đã được công bố ngày 16/9/2003 năm 2003, Chính
phủ ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ –CP ngày 16/9/2003 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số. Theo
Nghị định, mục tiêu chính sách dân số là duy trì mỗi cặp vợ chồng có
một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, đảm bảo cơ cấu dân số và
phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số. Nghị định cũng
nghiêm cấm các hành vi cản trở hay cưỡng bức thực hiện KHHGĐ (điều
9) và lựa chọn giới tính thai nhi (điều 10). Có thể nói với Nghị định này
chính sách DS – KHHGĐ của Việt Nam đã thật sự chấm dứt một thời kỳ
áp dụng có tính gò ép và chuyển sang khuyến khích sự tự nguyện của
người dân trong thực hiện KHHGĐ.
Trong quá trình thực hiện chính sách DS - KHHGĐ chúng ta đã thu
được một số kết quả tốt:về mức sinh giảm từ 2,28 con năm 2002 xuống
còn 2,05 con năm 2012. Việt Nam đã nhanh chóng đạt được mức sinh
thay thế vào năm 2006 (2,09 con/phụ nữ), 3 năm sau khi Pháp lệnh ra đời
và từ đó đến nay liên tục đạt dưới mức sinh thay thế. Về cơ cấu dân số,

nhờ những thành công của chương trình DS – KHHGĐ trước đó, sau 4
năm thực hiện PLDS , chúng ta đã bước vào “kỷ nguyên vàng” là thời kỳ
cơ cấu “dân số vàng” thời kỳ chỉ có duy nhất một lần trong lịch sử phát
triển nhân khẩu học của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới.Sự thành
công trong việc ban hành và thực hiện chính sách DS – KHHGĐ trong
những năm qua đến từ nhiều yếu tố. Mức sinh ở một số nơi vẫn còn ở
mức cao và sự chênh lệch về mức sinh giữa các vùng còn khá lớn, chênh
lệch có khi lên tới từ 1,1 đến 1,9 lần. Việc giảm sinh diễn ra chưa đồng
đều. Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng mạnh trở lại. Trong một thời gian dài
chúng ta đã quá trú trọng đến mục tiêu giảm sinh mà chưa thực sự quan
tâm đến vẫn đề chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống. Chính sách dân
số còn thể hiện sự mất cân đối. Chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống
chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho
7


thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các tố chất về thể lực của
con người Việt Nam như chiều cao, cân nặng và sức bền còn rất hạn chế.
Bộ máy quản lý dân số ra đời muộn, chưa ổn định, trình độ của đội
ngũ quản lý, triển khai chương trình còn hạn chế, điều này thể hiện cả về
trình độ khoa học cơ bản, hiểu biết pháp luật cũng như trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Thực tế đã có không ít những nơi tổ chức Đảng, chính
quyền, đoàn thể và ngay cả những cán bộ chuyên trách đã hết sức lúng
túng trước những vấn đề cụ thể và thực tiễn đặt ra trong quá trình thực
hiện chính sách. Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân
số về thể chất, trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con
người của Việt Nam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Khoản 2 Điều 20 PLDS). Công dân
có quyền “Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch
hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số“ và có nghĩa vụ “Thực hiện

các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản
thân và các thành viên trong gia đình; Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã
hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân
bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số“ (trích Điều 4 PLDS). Nhà nước
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện các
biện pháp nâng cao chất lượng dân số, thông qua các chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng hệ
thống an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái (Khoản 1 Điều 22
PLDS). Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện công tác bảo
vệ sức khỏe và rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát
triển trí tuệ, phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội, giữ gìn giá trị
văn hóa, tinh thần và bảo vệ môi trường sinh thái (Khoản 2 Điều 22
PLDS). Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm phối hợp với
các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng và triển khai thực hiện mô hình
nâng cao chất lượng dân số với phát triển gia đình bền vững, mô hình tác
động nâng cao chất lượng dân số cộng đồng; cung cấp thông tin, tuyên
truyền, tư vấn và giúp đỡ gia đình, cá nhân thực hiện các biện pháp nâng
cao chất lượng dân số (Khoản 3 Điều 22 PLDS).

8


Chương 2
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA
ĐÌNH Ở TỈNH LÀO CAI
2.1. Vài nét về tỉnh Lào Cai:
Dân số toàn tỉnh Lào Cai là 674.530 người (số liệu năm 2016). Mật
độ dân số bình quân 106 người/km2, trong đó: thành phố Lào Cai :
110.2018 người, mật độ 484 người/km2. Các huyện: Bát Xát: 75.757
người, mật độ 72 người/km2; Mường Khương: 58.593 người, mật độ 106

người/km2; Si Ma Cai: 35.766 người, mật độ 153 người/km2; Bắc Hà:
60.529 người, mật độ 89 người/km2; Bảo Thắng: 106.989 người, mật độ
156 người/km2; Bảo Yên: 82.817 người, mật độ 101 người/km2; Sa Pa:
59.172 người, mật độ 87 người/km2; Văn Bàn: 84.709 người, mật độ 60
người/km2. Tỉnh Lào Cai có 25 nhóm người dân tộc cùng chung sống
hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Các
dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của
tỉnh.Đơn vị hành chính của tỉnh: có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa
Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương,
Bắc Hà, với 164 xã, phường, thị trấn.
Mức sinh cao của Lào Cai tập trung tại các huyện vùng cao, xã vùng
sâu vùng xa. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống còn phổ biến tại các xã vùng xâu, vùng xa. Bên cạnh đó, đội
ngũ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ ở các tuyến hầu hết là mới,
ch¬ưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ công tác. Vì vậy, lãnh đạo
tỉnh đã chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS - KHHGĐ từ
tỉnh đến cơ sở; ban hành các quy định về công tác DS - KHHGĐ, tạo
điều kiện để các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện ở mỗi cơ
quan, đơn vị, địa phương; mọi nguồn lực của Chương trình mục tiêu
Quốc gia DS - KHHGĐ của mỗi giai đoạn được phân công và triển khai
cụ thể đến tận cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương, đơn vị
tập trung làm tốt công tác quan trọng này. Với sự chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã có nhiều
hoạt động phối hợp, đưa nội dung công tác DS - KHHGĐ vào các hoạt
động của từng ngành. Cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố đã ban
hành các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường công tác
DS-KHHGĐ . Đồng thời, đội ngũ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ ở
9



cơ sở được tăng cường về số lượng, từng bước chuẩn hóa về trình độ
chuyên môn nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ trong tình hình mới. Đội ngũ
cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ từ tỉnh đến huyện, xã và thôn bản
ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
phục vụ cho công tác DS - KHHGĐ của tỉnh.
2.2. Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Lào Cai:
2.2.1.Quá trình ban hành các văn bản của chính sách dân số kế hoạch
hóa gia đình của tỉnh Lào Cai:
- Quyết định 2787/QĐ-UBND ngày 2/10/2008 của UBND tỉnh Lào
Cai thành lập Trung tâm DS - KHHGĐ các huyện, thành phố Lào Cai,
kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ cấp xã và cộng tác
viên DS - KHHGĐ thôn, bản.
- Quyết định 3747/QĐ- UBND ngày 9/2/2008 thành lập Ban chỉ đạo
công tác DS - KHHGĐ tỉnh Lào Cai có nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo triển
khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp về dân số và kế hoạch hóa gia
đình trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
47 – NQ/TW ngày 23/3/2005 của Bộ Chính trị và chỉ thị 23/2008/CT –
TTg ngày 4/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
- Nghị quyết Phê chuẩn Chính sách hỗ trợ công tác DS - KHHGĐ tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2009 - 2015 theo căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003, Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002,
căn cứ Quyết định số 170/2007/QĐ – TTG ngày 8/11/2007 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia DS và
KHHGĐ giai đoạn 2006-2010.
- Công văn số 06/KH-CCDS của Sở Y tế tỉnh Lào Cai về Kế hoạch
Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về DS - KHHGĐ tỉnh Lào Cai
năm 2014.
2.2.2. Các mục tiêu chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Lào Cai:
Mục tiêu giảm sinh: duy trì vững chắc mức giảm sinh hằng năm ít nhất
0,6%/năm; giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên ít nhất 2%/năm. Quy mô dân

số tăng trung bình khoảng 11.250 người/năm và sẽ tăng trung bình khoảng
12.500 người/năm trong năm năm tới và đến năm 2020 dân số tỉnh Lào Cai
khoảng 745.000 người; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên < 1,3%.
Tỷ suất sinh thô: giảm trung bình 3%/năm, số trẻ em sinh ra được
duy trì khoảng 12.000 - 13.000 trẻ/năm, mục tiêu đến năm 2020 tỷ suất
10


sinh thô là 17,03%, với tỷ suất như trên nếu không có biến động lớn vè
mức tử (trung bình 4,5%/năm) thì tỷ lệ dân số tự nhiên sẽ giảm tương
ứng đến năm 2020 còn khoảng 12,53%.
Cơ cấu và chất lượng dân số: mục tiêu bước vào thời kì cơ cấu dân
số vàng. Độ tuổi phụ thuộc trẻ (0-14 tuổi) giảm 5,02% khoảng 4.600
người/năm; độ tuổi phụ thuộc già (trên 60 tuổi) tăng 0,8% khoảng 1.900
người/năm; tỷ lệ dân số phụ thuộc chung giảm 4,25% trung bình giảm
khoảng 6.800 người/năm.
Tỷ lệ sinh con thứ ba trở nên giảm khoảng 0,51%/năm đặc biệt giảm
tỷ lệ sinh con thứ ba ở các địa phương, vùng sâu vùng xa, các huyện
miền núi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.Tỷ lệ các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng BPTT hiện đại là 70% trong đó các
BPTT lâm sàng phấn đấu đạt: triệt sản 130 người, đặt dụng cụ tử cung
3.600 người, tiêm thuốc tránh thai 2.240 người.
Khống chế, giảm thiểu tỷ số giới tính khi sinh ở mức 105 – 110 bé
trai/100 bé gái và duy trì con số này đến năm 2020. Hạ thấp tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 5% vào năm 2020.
2.2.3. Các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách Dân số – Kế
hoạch hóa gia đình:
Theo Quyết định số 3747/QĐ –UBND ngày 2/12/2008 về việc thành
lập Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ tỉnh Lào Cai nêu những mục tiêu
nhằm thực hiện chính sách DS- KHHGĐ trên địa bàn tỉnh:

- Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh, ổn định quy mô dân số ở mức hợp
lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từng bước nâng cao chất lượng dân số,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
- Củng cố và xây dựng gia đình trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí: ít con
(mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc để mỗi gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào
hạnh phúc của xã hội.
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và
các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại
trẻ em, xây dựng mối an toàn và lành mạnh để trẻ em có cơ hội được bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống
ngày càng tốt đẹp.
11


- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, củng cố và kiện toàn bộ máy
tổ chức: tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với công tác DS,
Gia đình và Trẻ em. Các chỉ tiêu về dân số, gia đình và trẻ em hàng năm
được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương:
thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và hiệu quả thực hiện các chỉ
tiêu đã đề ra, định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về dân số, gia đình và trẻ em:
Tăng cường sử dụng kênh truyền thông đại chúng trong tuyên truyền,
giáo dục về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục trẻ em; phát huy tối đa hiệu quả kênh truyền thông trực tiếp.
- Thiết lập và tin học hóa hệ cơ sở dữ liệu dân cư: Thiết lập và tin
học hóa hệ cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trong toàn tỉnh, hoàn thiện hệ
thống thông tin từ tỉnh đến các cơ sở; đảm bảo việc quản lý, kiểm tra,
giám sát định kỳ trên cơ sở hệ thống các chỉ báo đánh giá đã được xây

dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình.
- Tích cực chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em:
Đảm bảo các điều kiện về con người và cơ sở vật chất để đáp ứng tốt nhu
cầu về sức khỏe sinh sản trong nhân dân; nâng cao chất lượng các dịch
vụ KHHGĐ để giảm sinh vững chắc; nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khỏe bà mẹ, trẻ em; đẩy mạnh các hoạt động phòng bệnh và nâng cao thể
lực cho thanh thiếu niên thông qua các phong trào thể dục, thể thao rèn
luyện thân thể.
- Phổ biến rộng rãi các kiến thức về vệ sinh chung, vệ sinh phụ nữ,
tình dục an toàn; tích cực chẩn đoán và điều trị các bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; đẩy mạnh các
hoạt động phòng chống HIV/AIDS; hạn chế và tiến tới kiểm soát được tỷ
lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS.
- Nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới:
Xây dựng và ngày càng hoàn thiện môi trường pháp lý để đảm bảo bình
đẳng giới; nâng cao vị thế người phụ nữ; ngăn ngừa bạo lực đối với phụ
nữ, ngăn ngừa tình trạng hiếp dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái.
- Củng cố thiết chế gia đình: phấn đấu có nhiều gia đình đạt danh
hiệu gia đình kiểu mẫu và gia đình văn hóa; chăm lo sức khỏe người cao
tuổi. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em, tạo điều kiện cho
trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
12


2.3. Một số văn bản cụ thể triển khai chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình:
1.Kế hoạch thực hiện chiến lược dân số, sức khỏe sinh sản tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2012-2015.
2. Công văn số 21/KH-BCĐ ngày 26/02/2014: Ban chỉ đạo công tác DS –
KHHGĐ tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến dịch tăng cường
tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản

– kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và
vùng khó khăn của tỉnh Lào Cai năm 2014.
3. Văn bản 06/KH-CCDS ngày 19/3/2014 của Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh
Lào Cai về Kế hoạch Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về
DS – KHHGĐ tỉnh Lào Cai.
4. Nghị quyết số 90/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh
Lào Cai về Chính sách hỗ trợ công tác dân số và kế hoạch hóa gia
đình tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 – 2020.
2.4. Các chủ thể thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
của tỉnh Lào Cai
Trong khuôn khổ của việc thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ở tỉnh
Lào Cai, ngoài các chủ thể thuộc các cấp lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh thì nhiệm vụ còn là của các chủ thể thuộc các huyện cấp ủy Đảng,
chính quyền, các ban ngành và tổ chức chính trị xã hội của huyện trong
toàn tỉnh. Mỗi cơ quan, tổ chức, đoàn thể có nhiệm vụ riêng và có chung
mục đích thực hiện chính sách DS - KHHGĐ cụ thể: Sở Y tế; Sở nội vụ;
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Liên đoàn Lao động tỉnh; Sở Tư
pháp; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch; Báo Lào Cai và Đài Phát thanh –
Truyền hình tỉnh; Đoàn Thanh niên; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh:
2.5. Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình ở tỉnh Lào Cai
2.5.1. Đánh giá thực hiện các mục tiêu chính sách Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình
Công tác DS - KHHGĐ đã trở thành một trong những nội dung quan trọng
trong chương trình hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Các cấp
ủy, chính quyền, đoàn thể coi công tác DS –- KHHGĐ là một bộ phận quan
trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là một yếu tố cơ bản để nâng
cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và xã hội.
13



Chất lượng dân số từng bước được cải thiện. Quy mô và lợi ích của
KHHGĐ ngày càng được nhiều người chấp nhận: tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh
phụ khoa giảm dần; tỷ lệ nạo phá thai giảm; các vấn đề trẻ em khuyết tật,
dị tật, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được quan tâm.
Trong quá trình thực hiện chính sách DS - KHHGĐ, nhiều thông điệp
đã được sử dụng nhằm vận động nhân dân tích cực tham gia như: “Mỗi
gia đình chỉ có một đến hai con”; “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ”; “Mỗi
gia đình chỉ nên có đến hai con, vợ chồng hạnh phúc”.
Về cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số của tỉnh đã có sự biến động lớn, từ năm 2013 Lào Cai
bước vào thời cơ cấu dân số vàng: Độ tuổi phụ thuộc trẻ (0-14 tuổi) đã
giarm 5,02% ; trung bình giảm khoảng 4.600 người/năm. Độ tuổi phụ
thuộc già (trên 60 tuổi) tăng 0,8% trung bình tăng khoảng 1.900
người/năm. Tỷ lệ dân số phụ thuộc chung giảm 4,25% trung bình giảm
khoảng 6.800 người/năm.
Tỉnh đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động khuyến khích các xã thực
hiện tốt công tác DS - KHHGĐ không có người sinh con thứ ba trở lên 3
triệu đồng/xã/năm; khen thưởng các tập thể cá nhân thực hiện tốt công
tác DS - KHHGĐ theo quy định của UBND tỉnh vì vậy mà tỷ lệ sinh con
thứ ba trở lên đã giảm đáng kể qua các năm: năm 2011 tỷ lệ 11,25%, năm
2012: 9,25%; năm 2013: 7,75%; năm 2014: 6,25%; năm 2015: 4,75%.
Về chất lượng dân số:
Nhiều đề án, chương trình hỗ trợ nâng cao chất lượng dân số đã
được triển khai: trong thời gian qua, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước,
UBND tỉnh Lào Cai đã thực hiện được một số đề án, chương trình cụ thể
nhằm nâng cao chất lượng dân số như: Sự quan tâm thể hiện trên nhiều
phương diện, điển hình tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho các địa phương thực
hiện công tác DS - KHHGĐ.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ; chăm sóc bà mẹ mang
thai, hỗ trợ khi sinh và sau sinh đối với bà mẹ có nguy cơ: dịch vụ chăm
sóc sức khỏe bà mẹ mang thai được triển khai đối với các bà mẹ có nguy
cơ cao do ảnh hưởng của chất thải hóa học từ nhà máy xí nghiệp, sống tại
vùng ô nhiễm, vùng núi khó khăn…Đội lưu động đã triển khai truyền
thông đến huyện, xã và làm dịch vụ khám, tư vấn, giới thiệu những người
có nguy cơ cao lên tuyến trên siêu âm, xét nghiệm kịp thời đảm bảo tính
14


mạng bà mẹ và thai nhi, góp phần hạn chế tỷ lệ tử cho bà mẹ mang thai,
trẻ sơ sinh, giảm trường hợp trẻ sinh ra bị dị tật.
Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản/lây truyền qua đường
tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn: hoạt
động này được triển khai tại các câu lạc bộ sức khỏe sinh sản được thành
lập tại các phường, xã, tổ dân phố. Các nội dung sinh hoạt bao gồm tuyên
truyền phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, lây truyền qua
đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn .
2.5.2. Đánh giá các giải pháp, công cụ chính sách Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình
Giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục
Công tác truyền thông – giáo dục bằng nhiều hình thức: dưới sự lãnh
đạo của Đảng và chính quyền các cấp thấy rõ tầm quan trọng của công
tác KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển KT XH. Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể trong
huyện, công tác tuyên truyền về KHHGĐ đã được đẩy mạnh, nhờ đó đã
nâng cao được hiệu quả công tác tuyên truyền, truyền thông, góp phần
nâng cao nhận thức của các nhóm đối tượng tại cộng đồng, tạo được dư
luận xã hội về chính sách DS - KHHGĐ.
Giải pháp tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai
Mức độ sử dụng biện pháp tránh thai: theo số liệu báo cáo, những

năm gần đây, nhờ công tác tuyên truyền, truyền thông được đẩy mạnh,
các BPTT hiện đại mới được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều, tỷ lệ
người sử dụng các BPTT hiện đại tăng lên do đó chất lượng KHHGĐ
cũng được tăng theo.
2.4.3. Đánh giá vai trò các chủ thể thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình
Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy và chính quyền còn thiếu
đồng bộ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số địa phương có phần chủ
quan, chưa được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra, chỉ đạo công tác
DS, SKSS, KHHGĐ chưa được liên tục. Công tác tham mưu của ngành
chuyên môn đối với cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa hiệu
quả. Tổ chức bộ máy làm công tác DS các cấp trong 10 năm còn thiếu
tính ổn định; mô hình tổ chức thay đổi tới 3 lần cán bộ làm công tác DS KHHGĐ không yên tâm công tác. Đội ngũ cán bộ thay đổi nhiều, chưa
15


được đào tạo chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác
mới; vai trò tham mưu chưa đáp ứng yêu cầu.
Cơ sở vật chất còn hạn chế: hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện
trang thiết bị tại các cơ sở y tế tuy đã được nâng cấp những vẫn hư hỏng
nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịc vụ KHHGĐ chất lượng
cao khi triển khai Chiến dịch chăm sóc SKSS, KHHGĐ.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân số còn hạn chế:
mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể, nhưng công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về dân số thực hiện chưa được thường xuyên, chưa
phổ biến sâu rộng tới mọi thành phần trong xã hội, mọi địa bàn trên toàn
tỉnh nhất là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng núi khó
khăn, vùng có phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện dân trí thấp kém,
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2.4.4. Đánh giá môi trường thể chế chính sách
Do vẫn là một tỉnh nghèo, ngân sách địa phương còn eo hẹp và thiếu

một quy chế phân bổ các nguồn lực hợp lý cho nên việc đầu tư nguồn lực
tài chính cho công tác DS - KHHGĐ của tỉnh còn rất hạn chế. Về các thể
chế pháp lý, việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số chưa
thật kiên quyết, mới chỉ xử lý đối với cán bộ, đảng viên. Chưa có chế tài
cụ thể đối với người dân vi phạm chính sách dân số.
Đối với tổ chức bộ máy làm công tác dân số: với tổ chức bộ máy
không ổn định, có rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trong việc thực
hiện PLDS trong mỗi lần chuyển đổi mô hình tổ chức làm tư tưởng của
một số cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện chán nản, dao động;
thông tin bị gián đoạn, ngưng trệ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công
tác chỉ đạo, điều hành của các cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị bị phân
tán, hư hỏng; đội ngũ cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ có sự biến động
lớn. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng
dẫn thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới còn chậm, hướng dẫn lộ trình
và việc làm cụ thể chưa thật rõ ràng nên dẫn đến mỗi địa phương hiểu và
thực hiện rất khác nhau. Tinh thần đội ngũ làm công tác DS – KHHGĐ
không ổn định, nhiều cán bộ từng làm công tác DS - KHHGĐ nhưng
không phải chuyên môn về y tế có tâm lý không yên tâm, xin chuyển
sang cơ quan khác.

16


Chương 3
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA
GIA ĐÌNH Ở TỈNH LÀO CAI
3.1 Các yếu tố tác động tới quá trình thực hiện chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình
3.1.1. Thể chế chính sách, các văn bản chính sách đi kèm và quy trình
ban hành chính sách

Để làm tốt công tác DS - KHHGĐ, UBND tỉnh Lào Cai đã xây dựng
và ban hành Chương trình hành động 5 năm (2010 – 2015) thực hiện
Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ; xây dựng và ban hành
“Dự án đảm bảo quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 20115” với mục tiêu đã đặt ra là: Tập trung
mọi nỗ lực để giảm sinh một cách vững chắc và mỗi cặp vợ chồng chỉ có
1 đến 2 con, phấn đấu đạt mức sinh thay thế trong toàn tỉnh vào năm
2015. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2009/NQHĐND ngày 17/7/2009 và UBND tỉnh ban hành Quyết định số
17/2009/QĐ-UBND ngày 21/7/2009 về chính sách hỗ trợ công tác DS KHHGĐ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2009 - 2015.
Sự yếu kém về năng lực của các chủ thể thể hiện ở năng lực của đội
ngũ chuyên trách công tác DS - KHHGĐ chưa cao và chưa chuyên
nghiệp nên công tác tuyên truyền vận động chưa được tiến hành thường
xuyên và thiếu những hình thức động viên hay chế tài cụ thể. Đội ngũ
cán bộ, công chức làm công tác dân số bị thu gọn đã ảnh hưởng đáng kể
đến việc thực hiện, triển khai chính sách DS- KHHGĐ. Trước năm 2005,
từ bộ máy hoàn chỉnh Ủy ban DS - KHHGĐ cấp tỉnh, huyện, xã đến nay
đã thu gọn thành Chi cục DS - KHHGĐ và số lượng cán bộ, công chức
đã giảm đi khá nhiều.
Việc tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động
nhân dân thực hiện pháp luật về DS - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai
gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những khó khăn về ngôn ngữ, phong
tục tập quán thì năng lực truyền thông của cán bộ phụ trách cũng khá hạn
chế. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác DS - KHHGĐ
thường xuyên biến động. Cần phải có bộ máy thực hiện công tác dân số
17


ổn định, ít biến động. Đội ngũ làm công tác dân số được bố trí đến tận
thôn, bản, ấp, làng, tổ dân phố là người tuyên truyền vận động, thu thập

thông tin, số liệu, là người gương mẫu thực hiện KHHGĐ cho mọi người
dân noi theo tiếp tục đóng vai trò là lực lượng nòng cốt trong việc thực
hiện công tác DS - KHHGĐ.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
Lào Cai thuộc tốp 10 tỉnh trong cả nước có đông đồng bào dân tộc
thiểu số nhất (65,4% năm 2009); với hơn 2/3 số xã là xã đặc biệt khó
khăn (113 trong tổng số 164 xã, phường, thị trấn). Thu nhập bình quân
đầu người một tháng năm 2014 của Lào Cai chỉ bằng hơn ½ mức bình
quân của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là 25,3%, đứng thứ 6 trong
các tỉnh nghèo nhất của Vùng TDMNPB. Với những khó khăn về địa
hình, thời tiết, thu nhập thấp, tình trạng nghèo cao, các rào cản và hạn
chế trong hiện thực hóa chính sách DS - KHHGĐ, môi trường thể chế,
môi trường chính sách để tạo thuận lợi trong thực hiện các quyền, vai trò,
trách nhiệm và năng lực của chủ thể quyền và chủ thể trách nhiệm, các
yếu tố liên quan khác nên trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Lào Cai
và ở các vùng cao, vùng sâu, trẻ em người dân tộc thiểu số còn chưa
được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Quyền được chăm sóc y tế và
các dịch vụ sức khỏe sinh sản.
Trong quá trình thực hiện chính sách dân số tại Việt Nam chịu ảnh
hường nhỏ bởi đặc điểm vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển
kinh tế.Điều kiện tự nhiên, địa hình khó khăn hiểm trở tại các khu vực
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người ảnh hưởng
ít nhiều đến thực hiện công tác DS – KHHGĐ. Ở những tỉnh nghèo,
nguồn vốn ngân sách của địa phương cho công tác DS, chăm sóc SKSS,
KHHGĐ còn hạn chế, chủ yếu sử dụng kinh phí từ nguồn chương trình
mục tiêu Quốc gia. Nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia
hằng năm không tăng theo quy mô dân số của các tỉnh và biến động thị
trường nên những tỉnh nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn khi triển khai
chương trình tại cơ sở.
3.1.3. Yếu tố phong tục tập quán và văn hóa

Đối với những nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống thì công
tác thực hiện DS – KHHGĐ là rất khó khăn do: nhận thức của người dân
còn hạn chế, nhiều người không biết chữ và nhận thức còn hạn chế; ảnh
18


hưởng bởi những phong tục tập quán từ lâu đời đã ăn sâu vào văn hóa và
lối sống sinh hoạt như tục tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, bắt vợ, cúng
bái... Tình trạng không khai sinh, khai tử còn phổ biến làm cho việc cập
nhật các thông tin biến động về dân số còn chưa kịp thời, thiếu chính
xác.Qua số liệu khảo sát, tỷ lệ người dân trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các
biện pháp tránh thai, người ta chưa thấy rõ ảnh hưởng của công tác tuyên
truyền vận động. Mặt khác, các chủ thể tham gia sử dụng các biện pháp
tránh thai chủ yếu vẫn là phụ nữ thông qua các hình thức đặt vòng, triệt sản,
tiêm thuốc ngừa thai chiếm trên 70%; nam giới chỉ chiếm 25% hoặc là
chưa tham gia thực hiện KHHGĐ, vẫn coi đó là việc làm của phụ nữ.
3.2. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách dân số - kế
hoạch hóa gia đình:
Về chất lượng dân số
Từ thực trạng ở tỉnh Lào Cai cho thấy, tỷ lệ giảm sinh và giảm sinh con
thứ 3 trở lên qua từng năm giảm nhưng chưa thực sự vững chắc. Chất lượng
dân số tuy được nâng lên nhưng một số dịch vụ để góp phần nâng cao chất
lượng dân số còn hạn chế. Quy mô dân số tăng chậm, mức sinh giảm nhưng
không bền vững. Chất lượng dân số còn thấp: tỷ lệ hộ nghèo cao; tuổi bình
quân thấp so với toàn quốc; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn
còn tồn tại đặc biệt nhiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ tử vong ở
mẹ, tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao, nhất ở ở
một số tộc người thiểu số như Mông, Dao, Hà Nhì,….
Quy mô dân số
Theo số liệu thống kê, Lào Cai là tỉnh có mức sinh cao thứ 7 trong

toàn quốc, với số con trung bình là 2,7 (toàn quốc là 2,0); tỷ suất tăng
dân số bình quân là 1,77%/năm (toàn quốc là 1,2%/năm). Mức sinh cao
của Lào Cai tập trung tại các huyện vùng cao, xã vùng sâu vùng xa. Tình
trạng sinh con thứ 3 trở lên, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn phổ
biến tại các xã vùng xâu, vùng xa.
Về thể chế
Các văn bản quy phạm Pháp luật về dân số có tính ổn định thấp cũng
gây ra nhiều khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Đồng thời, tổ chức bộ
máy không ổn định, luôn thay đổi dẫn đến biến động về nhân sự và làm
cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số có tâm lý dao động, không yên
tâm công tác. Ngoài ra, pháp luật thường xuyên thay đổi thì tính dự báo
19


thấp gây khó định hướng phát triển công tác dân số. Việc chủ động trong
chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự cho phát triển công tác dân
số cũng gặp khó khăn. Tất cả những hệ quả tiêu cực này sẽ trực tiếp làm
giảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về công tác dân số. Bên
cạnh đó các văn bản quy phạm Pháp luật về dân số chậm có hướng dẫn
thi hành sẽ gặp khó khăn, khó triển khai thực hiện.
3.3 Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình:
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách:
Thứ nhất: cần tập trung triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động
truyền thông, giáo dục với nội dung hình thức và cách tiếp cận phù hợp
với từng vùng, từng nhóm đối tượng, chú trọng khu vực khó khăn, đối
tượng khó tiếp cận; mở rộng giáo dục về DS - KHHGĐ, phòng ngừa HIV,
giới và bình đẳng giới, sức khỏe tình dục và SKSS trong cũng như ngoài
trường học.
Thứ hai: kịp thời thông tin cho các cấp lãnh đạo thường xuyên cung cấp

thông tin cập nhật, có chất lượng về các vấn đề DS - KHHGĐ, bình đẳng
giới đến lãnh đạo các cấp ban ngành có liên quan, những người có uy tín
trong cộng đồng nhằm tạo sự ủng hộ, cam kết mạnh mẽ hơn về chính sách,
nguồn lực và tạo dư luận xã hội thuận lợi cho công tác DS - KHHGĐ. Tăng
cường các cuộc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp, tiếp xúc trao đổi trên các phương
tiện thông tin đại chúng và lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, các chức
sắc tôn giáo, những người có ảnh hưởng trong xã hội về những vấn đề DS KHHGĐ của Đảng và Nhà nước, đưa nội dung DS - KHHGĐ, giới và bình
đẳng giới vào chương trình đào tạo của hệ thống trường chính trị, hành chính
và các trường đào tạo cán bộ quản lý của ngành, đoàn thể.
Thứ ba: đa dạng hóa các chủ thể và phương tiện để nâng cao hiệu
quả công tác truyền thông.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của các hoạt động truyền thông,
giáo dục và vận động nhằm tăng cường vai trò của các cấp ủy đảng,
chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội. Mở rộng các loại
hình truyền thông phù hợp với tình hình phát triển, đặc điểm văn hóa
từng vùng miền, đặc biệt chú trọng tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn
tại một số huyện như Sapa, Bắc Hà, Mường Khương, Simacai.
20


Thứ tư: nâng cao chất lượng dịch vụ DS - KHHGĐ và kiện toàn
mạng lưới cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ. Tổ chức cung cấp dịch vụ
sàng lọc bệnh tật trước khi sinh và sơ sinh, tăng khả năng tiếp cận các
dịch vụ SKSS và KHHGĐ, đặc biệt là các gói dịch vụ thiết yếu, đảm bảo
quyền sinh sản và đáp ứng nguyện vọng của mọi đối tượng, tiến tới xoá
bỏ cách biệt giữa các vùng, miền, các nhóm dân cư.
3.3.2 Hoàn thiện giải pháp và công cụ chính sách
Kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông
chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, công

bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá
nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chuẩn đoán và lựa chọn
giới tính thai nhi.
3.3.3 Nâng cao năng lực chủ thể chính sách
Đối với UBND tỉnh Lào Cai:
Tổ chức triển khai, cụ thể hoá chính sách DS - KHHGĐ phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng đề án thu hút
nguồn nhân lực đặc biệt đối với công chức phục vụ công tác DS KHHGĐ đến công tác và làm việc tại địa bàn những huyện vùng sâu
vùng xa, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng quy định về
chế độ hỗ trợ cho cán bộ, công chức ngành dân số tham gia đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhà nước về dân số.
Đối với ngành DS - KHHGD cấp tỉnh và cấp huyện, cán bộ
chuyên trách dân số cấp xã, phường, thôn bản:
Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh và Trung tâm DS - KHHGĐ các huyện,
thành phố tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền,
vận động cho đội ngũ CTV dân số ở các thôn, xóm, tổ dân phố. Nội dung
tập huấn bao gồm các kiến thức về công tác dân số và phát triển,
KHHGĐ, CSSKSS; phương pháp truyền thông, vận động người dân thực
hiện chính sách dân số ở cơ sở; cách thu thập thông tin và ghi chép sổ hộ
gia đình; thực hành các bài tư vấn trực tiếp cho đối tượng…Để tiếp tục
nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ
chuyên trách, CTV dân số, đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn
hiện nay, ngành Y tế cần sớm có mô hình tổ chức phù hợp, đưa cán bộ
chuyên trách dân số thành viên chức tại trạm y tế; tăng phụ cấp cho CTV
dân số thôn, xóm, đồng thời có chính sách khen thưởng đối với những
21


người làm tốt công tác tuyên truyền, vận động về DS - KHHGĐ để
khuyến khích họ gắn bó với công việc.

3.3.4 Những giải pháp khác
Phối hợp liên ngành: Tăng cường phối hợp liên ngành, đề cao trách
nhiệm tham gia của từng ngành, lĩnh vực trong thực hiện công tác DS KHHGĐ từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là giữa các ngành, lĩnh vực có liên
quan mật thiết đến các mục tiêu và giải pháp. Xây dựng quy chế phối hợp
có hiệu quả giữa các chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn khác trong
ngành y tế với cơ quan quản lý, thực hiện công tác DS - KHHGĐ trong
triển khai thực hiện kế hoạch hành động.
Tăng cường nguồn lực chính sách: Đa dạng hoá nguồn lực tài chính
đầu tư cho công tác DS, SKSS và từng bước tăng mức đầu tư. Kinh phí
thực hiện Kế hoạch hành động được huy động từ các nguồn vốn: ngân
sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ, vốn đầu tư phát
triển của khu vực tư nhân và cộng đồng, phí dịch vụ và các nguồn vốn
hợp pháp trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tranh thủ
những hỗ trợ hàng hoá, thuốc men, trang thiết bị, dụng cụ y tế cũng như
chuyển giao và công nghệ của các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và
phi chính phủ, các tổ chức cá nhân người nước ngoài.
Quản lý điều phối nguồn lực tài chính: Nhà nước thống nhất quản lý
và điều phối nguồn lực tài chính bằng hệ thống chính sách đồng bộ và
nhất quán, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của mọi
thành phần tham gia sản xuất và cung cấp dịch vụ, tăng cường kiểm tra
giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Thực hiện phân
bổ công khai ngân sách trung ương hàng năm đầu tư cho chương trình
theo hướng tập trung cơ sở, đổi mới các tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức
phân bổ ngân sách trung ương trên cơ sở tính toán đầy đủ sự khác biệt
giữa vùng, miền,địa phương. Ngân sách trung ương chủ yếu để thực hiện
những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch hành động, thực hiện chỉ tiêu
pháp lệnh nhà nước, xây dựng và thí điểm các mô hình chính sách ở các
vùng khó khăn.
Đào tạo và tập huấn: Ưu tiên nguồn lực để hoàn thành phổ cập trình
độ trung cấp y tế - dân số cho cán bộ DS - KHHGĐ tuyến xã ngay trong

giai đoạn đầu của Kế hoạch hành động. Chú trọng đào tạo nâng cao trình
độ cho cán bộ quản lý DS - KHHGĐ ở các cấp, cập nhật kiến thức, kỹ
22


năng cho cán bộ dân số cơ sở, cộng tác viên DS - KHHGĐ , nhân viên y
tế thôn bản. Đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ
làm công tác truyền thông, giáo dục, cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ,
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, chăm sóc SKSS , sàn lọc trước sinh và
sơ sinh ở các tuyến bao gồm cả khu vực tư nhân.
Nâng cao công tác truyền thông, tuyên truyền: Nghiêm cấm tuyên
truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính
sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu
đến công tác dân số và đời sống xã hội (Khoản 5 Điều 7 PLDS). Các
hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, SKSS,
KHHGĐ bao gồm: Tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông
tin đại chúng, mạng Internet; Tuyên truyền, vận động trực tiếp và tư vấn;
Tổ chức giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân
Nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học:
Nâng cao năng lực nghiên cứu trên cơ sở củng cố đội ngũ cán bộ nghiên
cứu ở tỉnh và huyện. Tăng cường nghiên cứu, đánh giá hiệu quả chi phí
các mô hình can thiệp, nghiên cứu tác động của chính sách. Tăng cường
phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu về các lĩnh vực DS - KHHGĐ và
phát triển bền vững. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các
tổ chức phi chính phủ trong việc nghiên cứu khoa học về DS - KHHGĐ.
Xã hội hoá trong thực hiện công tác DS - KHHGĐ: Huy động sự
tham gia của cộng đồng dân cư, cá nhân và các tổ chức chính trị, xã hội,
nghề nghiệp vào công tác DS - KHHGĐ . Quy định rõ quyền lợi và nghĩa
vụ của các cơ sở cung cấp dịch vụ. Hỗ trợ, khuyến khích tư nhân và các

tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư, cung cấp các dịch vụ DS - KHHGĐ
với những hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc
điểm của công tác DS - KHHGĐ.
Hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm đạt được
sự hiểu biết chung, xây dựng quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức,
đối tác hoạt động trong lĩnh vực DS và phát triển, DS - KHHGĐ. Chủ
động tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về DS - KHHGĐ nhằm trao
đổi, học tập kinh nghiệm, tuyên truyền, quảng bá chính sách DS KHHGĐ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, những nỗ lực và thành tựu
đạt được trong lĩnh vực DS - KHHGĐ.
23


×