Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

giao an lich su 8 bai chinh sach khai thac thuoc dia cua thuc dan phap va nhung chuyen bien ve kinh te xa hoi o viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.16 KB, 6 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA
CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN
VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân
Pháp.
- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng
- Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp.
II. THIẾT BỊ
- Lược đồ liên bang Đông Dương.
- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra 1 tiết.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
Sau khi những đợt sóng cuôic cùng của phong trào Cần vương đã lắng
xuống, thời kì bình định bằng vũ trang ở nước ta đã chấm dứt. Thực dân
Pháp bắt đầu thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước
ta mà thực chất là tăng cường áp bức bóc lột thuộc địa làm giàu cho chính
quốc. Chính sách này đã tác động đến mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội nước
ta.
Hôm nay, chúng ta tìm hiểu: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội.




VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Cá nhân/Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được về tổ chức bộ máy nhà
nước.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam
như thế nào?
HS trả lời
GV: Dùng sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của
Pháp cho HS thấy được bộ máy chính quyền
được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa
phương đều do Pháp chi phối.

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA
LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN
PHÁP (1897-1914)
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
- Pháp thành lập Liên bang Đông Dương
gồm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Việt Nam chia thành 3 xứ (Bắc Kì, Trung
Kì, Nam Kì).
- Cấp xứ và tỉnh do người Pháp nắm giữ.
- Ở địa phương (huyện, xã, thôn) do người

Việt nắm giữ nhưng do người Pháp chi phối.

GV: Mục đích tổ chức bộ máy cai trị của
Pháp?
HS: Tăng cường bóc lột, kìm kẹp để tiến hành
khai thác Việt Nam làm giàu cho Tư bản Pháp.
Hoạt động 2: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những chính sách kinh tế.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Em hãy nêu những chính sách của thực
dân Pháp: nông nghiệp ? công nghiệp? giao
thông vận tải? thương nghiệp?
HS dựa vào SGK trả lời
HS: Quan sát hình 98 SGK, nêu nhận xét về
những chuyển biến kinh tế do tác động của
cuộc khai thác thuộc địa lần thức nhất của
Pháp ở Việt Nam.

2. Chính sách kinh tế
- Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng
đất.
- Công nghiệp: tập trung khai thác than và
kim loại. Sản xuất xi măng, điện, gỗ,…
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao
thông vận tải đường bộ, đường sắt.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt
Nam.
- Tiến hành đề ra các thứ thuế mới.



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hoạt động 3: Cá nhân

3. Chính sách văn hóa, giáo dục

* Mức độ kiến thức cần đạt:

- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ
HS cần nắm được chính sách văn hóa, giáo dục. giáo dục thời phong kiến.
- Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới
* Tổ chức thực hiện:
nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ
GV: Nêu những chính sách văn hóa-giáo dục
công việc cai trị. Pháp mở một số cơ sở văn
của thực dân Pháp ở Việt Nam?
hóa, y tế.
HS: Trả lời theo SGK.
GV: Chính sách VH-GD của Pháp nhằm mục
đích gì?
HS: Tạo ra tầng lớp người chỉ biết phục tùng
Pháp. Lợi dụng phong kiến để cai trị, đàn áp
nhân dân, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu
dốt dễ bề cai trị.

4. Củng cố
- Trình bày về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (kinh tế,
văn hoá, giáo dục).
5. Dặn dò

- Về nhà vẽ sơ đồ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương và học bài cũ.
- Xem phần II/bài 29, trả lời các câu hỏi trong SGK.

Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA
CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN
VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

1. Kiến thức
- Những chuyển biến về xã hội, sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới: công
nhân, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
- Xã hội Việt Nam thay đổi sẽ dẫn đến nội dung, tính chất cách mạng thay
đổi.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Biết sử dụng những tranh ảnh lịch sử để minh họa cho những sự kiện điển
hình.
3. Tư tưởng
- Giáo dục cho HS hiểu rõ thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp trong
cách mạng.
- Trân trọng lòng yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX.
II. THIẾT BỊ
- Tranh ảnh lịch sử và đời sống của các giai cấp trong xã hội, bộ mặt nông
thôn và thành thị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (kinh tế,
văn hoá, giáo dục).
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thức nhất của thực
dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Bên cạnh những giai cấp cũ
không ngừng biến đổi là các giai cấp mới ra đời, nội dung và tính chất của
cách mạng Việt Nam có những thay đổi nhất định, một xu hướng cách mạng
mới – xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện trong phong trào giải
phóng dân tộc Việt Nam. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu: Những biến đổi của
xã hội Việt Nam.
b. Nội dung bài mới


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA
XÃ HỘI VIỆT NAM

HS cần nắm được sự phân hóa giai cấp
trong xã hội Việt Nam ở các vùng nông
thôn.

1. Các vùng nông thôn


GV: Dưới tác động của chương trình
khai thác thuộc địa, giai cấp địa chủ
phong kiến Việt Nam phát triển như thế
nào ?

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu
hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân
Pháp.

HS trả lời

a. Giai cấp địa chủ phong kiến

- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có
tinh thần yêu nước.

GV: Bên cạnh địa chủ người Việt còn có
địa chủ người Pháp và địa chủ nhà chung
(nhà thờ).
GV: Giai cấp nông dân như thế nào?
HS trả lời

b. Giai cấp nông dân

GV hướng dẫn HS xem hình 99 SGK.

- Số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột
nặng nề nhất.


Hoạt động 2: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:

- Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

HS cần nắm được về sự phát triển của đô - Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào
thị.
làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
* Tổ chức thực hiện:
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các
GV: Dưới tác động của chính sách khai
thác thuộc địa lần thức nhất, đô thị Việt
Nam phát triển như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời

giai cấp, tầng lớp mới
a. Tầng lớp tư sản xuất hiện

* Mức độ kiến thức cần đạt:

- Có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán,
chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ
hãng buôn,...

HS cần nắm được sự xuất hiện các giai
cấp, tầng lớp mới.

- Bị chính quyền thực dân Pháp kìm
hãm.


Hoạt động 3: Cả lớp

* Tổ chức thực hiện:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

GV: Tầng lớp tư sản Việt Nam xuất hiện b. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị
như thế nào?
- Bao gồm chủ các xưởng thủ công
HS trả lời
nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức
GV: Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ra đời cấp thấp và những người làm nghề tự
do.
và phát triển như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời

c. Giai cấp công nhân

- Phần lớn xuất thân từ nông dân, làm
việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà
GV: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời máy, lương thấp.
như thế nào?
- Đời sống khổ cực, có tinh thần đấu
HS trả lời
tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm
cải thiện đời sống.
GV hướng dẫn HS xem hình 100.
GV: Thái độ chính trị của giai cấp công 3. Xu hướng mới trong cuộc vận động

giải phóng dân tộc
nhân Việt Nam như thế nào?
GV: Cuộc sống của họ bấp bênh.

HS dựa vào SGK trả lời
Hoạt động 4: Cá nhân

- Tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu.

* Mức độ kiến thức cần đạt:

- Muốn theo gương Nhật Bản.

HS cần nắm được xu hướng mới trong
cuộc vận động giải phóng dân tộc.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến
Việt Nam lúc đó?
HS trả lời
4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức đã học.
5. Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập 3.
- Xem trước phần I/bài 30, trả lời các câu hỏi trong SGK.



×