Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.61 KB, 79 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
(Dành cho sinh viên dự bị đại học)

Tác giả: Đặng Lê Thủy Tiên

Năm 2015
1


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TIẾNG VIỆT .............................................................................................. 5
Bài 1: Khái quát về lịch sử tiếng Việt ........................................................................... 5
1. Khái quát về lịch sử tiếng Việt............................................................................... 5
2. Đặc điểm loại hình tiếng Việt ................................................................................ 8
3. Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt....................................................................... 13
4. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt...................................................................12
Bài 2: Từ ngữ Tiếng Việt ............................................................................................. 17
1. Nghĩa của từ ......................................................................................................... 17
2. Luyện tập về nghĩa của từ trong sử dụng.............................................................16
3. Luyện tập về thành ngữ, điển cố ..........................................................................17
4. Luyện tập về các biện pháp tu từ vựng ................................................................ 20
5. Luyện tập về cách sử dụng một số quan hệ từ ..................................................... 22
6. Luyện tập về từ Hán Việt ..................................................................................... 23
7. Luyện tập về hiện tượng tách từ .......................................................................... 25
Bài 3: Ngữ pháp tiếng Việt .......................................................................................... 26


1. Nghĩa của câu ....................................................................................................... 26
2.
3.

Luyện tập về nghĩa của câu .................................................................................................27
Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu...........28

4. Luyện tập về tách câu .......................................................................................... 31
5. Luyện tập về các biện pháp tu từ cú pháp ............................................................ 33
6. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa ...................................................... 36
Bài 4: Văn bản .............................................................................................................. 38
1. Khái quát chung về văn bản ................................................................................. 38
2


2. Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết........................................................... 38
3. Luyện tập về liên kết trong văn bản ..................................................................... 39
4. Phong cách ngôn ngữ hành chính ........................................................................ 41
5. Phong cách ngôn ngữ khoa học ........................................................................... 42
6. Phong cách ngôn ngữ chính luận ......................................................................... 44
7. Phong cách ngôn ngữ báo chí .............................................................................. 45
8. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ........................................................................... 46
9. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ......................................................................... 48
10. Luyện tập về cách sửa chữa văn bản.................................................................... 50
Bài 5: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ................................................................. 52
1. Khái quát chung về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ..................................... 52
2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết................................................52
3. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân .............................................................54
4. Luyện tập về nhân vật giao tiếp ........................................................................... 57
5. Ngữ cảnh .............................................................................................................. 58

CHƢƠNG 2: LÀM VĂN................................................................................................. 60
Bài 1: Văn bản tự sự .................................................................................................... 60
1. Khái quát về văn bản tự sự................................................................................... 60
2. Tóm tắt văn bản tự sự .......................................................................................... 62
3. Luyện tập.............................................................................................................. 62
Bài 2: Văn nghị luận .................................................................................................... 65
1. Khái quát về văn nghị luận .................................................................................. 65
2. Một số kĩ năng làm văn nghị luận ........................................................................ 67
3. Nghị luận xã hội ................................................................................................... 69
3


4. Nghị luận văn học ................................................................................................ 71
5. Luyện tập về Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.......................................... 71
Bài 3: Một số văn bản thông thƣờng khác ................................................................. 73
1. Trình bày một vấn đề ........................................................................................... 73
2. Đơn từ .................................................................................................................. 74
3. Biên bản ............................................................................................................... 75
4. Báo cáo ................................................................................................................. 76
5. Tường trình .......................................................................................................... 78

4


CHƢƠNG 1: TIẾNG VIỆT
Bài 1: Khái quát về lịch sử tiếng Việt
1. Khái quát về lịch sử tiếng Việt
0. Khái quát về tiếng Việt
Việt nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Theo số liệu thống kê, nước ta có 54 dân
tộc, trong đó có dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh).

Mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng, được dùng để giao tiếp trong nội bộ từng dân tộc.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.
Có một tình hình khác là hiện nay, ở nước ta, khi thành viên của dân tộc này tiếp
xúc với thành viên của dân tộc khác thì tiếng Việt được dùng làm công cụ giao tiếp
chung. Điều đó có nghĩa là tiếng Việt đang giữ vai trò một ngôn ngữ có tính chất phổ
thông.
Hơn nữa, từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, tiếng Việt còn đảm nhiệm một
vai trò mới. Đó là vai trò của một ngôn ngữ văn hóa phát triển toàn diện được dùng trong
mọi hoạt động của đời sống xã hội Việt Nam. Mọi văn kiện của quốc gia đều công bố
bằng tiếng Việt. Nhà trường các cấp, từ phổ thông đến đại học, đều dạy và học tiếng
Việt. văn học nghệ thuật bằng tiếng Việt tiếp tục phát triển. Có thể nói từ thực tế lịch sử,
tiếng Việt đang giữ vị thế một ngôn ngữ quốc gia.
1. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt
a.

Về nguồn gốc của tiếng Việt

Tiếng Việt cũng như dân tộc Việt, có nguồn gốc rất cổ xưa.
Trước đây, có quan điểm cho rằng dân tộc Việt là một tộc người từ Trung Hoa
vượt sông Dương Tử di cư đến, rồi định cư trên đất Việt Nam và tiếng nói của tộc người
đó là một nhánh của tiếng Hán. Theo quan điểm đó thì tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng
Hán. Tuy nhiên trải qua nhiều nghiên cứu, người ta đã chỉ ra rằng tiếng Việt cùng với
5


dân tộc Việt có nguồn gốc bản địa rất đậm nét, xuất hiện và trưởng thành từ rất sớm trên
lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền văn minh nông nghiệp đạt tới
một trình độ phát triển khá cao.
b.


Về quan hệ họ hàng của tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc họ Nam Á. Đó là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng
rộng lớn ở Đông Nam châu Á; vùng này vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới, thời
cổ.
Trong họ Nam Á, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều dấu tích về mối quan hệ họ
hàng gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường và mối quan hệ họ hàng tương đối xa hơn
giữa tiếng Việt với nhóm tiếng Môn – Khmer ở vùng núi phía Bắc, ở dọc Trường Sơn, ở
miền Tây Nguyên...Những dấu tích ấy thể hiện rõ nhất ở lớp từ cơ bản, tức là những từ
thông dụng đã có từ lâu đời.
Tiếng Việt cũng còn có mối quan hệ tiếp xúc lâu đời với nhiều ngôn ngữ khác
ngoài họ Nam Á, nhất là các ngôn ngữ thuộc nhóm Tày – Thái.
Như vậy, có thể cho rằng nhiều ngôn ngữ của các dân tộc ở Việt Nam đều sinh ra
từ một cội nguồn chung xa xưa, trong những điều kiện lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội gần
gũi nhau. Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng đầy sức sống, trong
sự gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự
cường và tự chủ.
2. Quá trình phát triển của tiếng Việt
a.

Tiếng Việt thời kì cổ đại:

Ở thời điểm này, kho từ vựng tiếng Việt khá phong phú, với những từ cơ bản gốc
Nam Á và một số thuộc gốc Thái hay gốc Mã Lai – Nam Đảo. Về ngữ pháp, trật tự kết
hợp theo cách từ được hạn định đặt trước, từ hạn định đặt sau đã tạo ra cho tiếng Việt một
bản sắc riêng. Về mặt ngữ âm, tiếng Việt thời đó chưa có thanh điệu. Trong hệ thống âm
đầu, ngoài những phụ âm đơn, còn có những phụ âm kép như tl, kl, pl, kr..
6



Ở thời kì tiếp theo, có sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Hán. Sự tiếp xúc này diễn ra
ngót một nghìn năm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, trong khuôn khổ một
chính sách đồng hóa quyết liệt và tàn bạo. Nhưng trong thời kì ấy, với sức sống tiềm
tàng, sự chăm lo giữ gìn của nhân dân, tiếng Việt chẳng những không bị mai một mà trái
lại vẫn tồn tại và phát triển không ngừng. Về mặt ngữ âm, tiếng Việt thời nay đã có
nhieuf biến đổi trong hệ thống âm đầu và âm cuối, hệ thống thanh điệu xuất hiện. Sự phát
triển mới này khẳng định bản sắc riêng của tiếng Việt, một bản sắc bền vững sẽ được duy
trì trong suốt các giai đoạn sau.
b.

Tiếng Việt thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Trong thời kì nước ta bị phong kiến Trung Hoa thống trị, chữ Hán cùng với tiếng
Hán giữ địa vị độc tôn, tiếng Việt chưa có chữ viết. Khi ý thức độc lập, tự chủ và tự
cường của dân tộc lên cao, khi yêu cầu phát triển về văn hóa và kinh tế của đất nước trở
nên bức thiết, cha ông ta sáng chế ra một lối chữ để ghi tiếng Việt, đó là chữ Nôm.
Chữ nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán. Chữ Nôm có thể hình thành vào
khoảng thế kỉ VIII – IX và bước đầu được sử dụng vào khoảng từ thế kỉ X đến thế kỉ
XIII, khi nhà nước đã bước sang kỉ nguyên độc lập, với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê,
Lí, Trần lừng lẫy chiến công và rạng ngời văn hóa.
Từ thế kỉ XIII đến thế kí XV đã có thơ văn “quốc âm”, “quốc ngữ” viết bằng chữ
Nôm. Đáng chú ý là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thành công lớn đầu tiên trong nền
văn chương viết bằng tiếng Việt, đánh dấu sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn
hóa dân tộc.
Từ thế kỉ XV trở về sau, nhất là ở thế kỉ XVIII và XIX, trào lưu văn chương Nôm
phát triển mạnh, tiếng Việt càng có những bước tiến rõ rệt. Một số tác phẩm tiêu biểu
như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm...
c.

Tiếng Việt thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945


7


Đây là thời kì hiện đại của tiếng Việt, với một lợi khí mới về chữ viết là chữ quốc
ngữ.
Chữ quốc ngữ được đặt ra từ thế kỉ XVII, theo cách dùng chữ cái La tinh ghi âm
tiếng Việt; và suốt mấy trăm năm tiếp theo nó chỉ được dùng trong phạm vi rất hạn chế.
Từ cuối thế kỉ XIX, nhất là từ đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi.
Ở thời kì này, sự phát triển của tiếng Việt diễn ra mạnh và nhanh, hòa nhịp cùng
quá trình biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam. Trong thời kì trước, tiếng Việt văn hóa
được dùng chủ yếu trong thơ phú. Từ đầu thế kỉ XX về sau, tiếng việc được dùng trong
mọi thể loại văn chương, mọi địa hạt, văn hóa, khoa học.... Với chữ quốc ngữ, sách báo
bằng tiếng Việt được xuất bản khá nhiều. Các phong cách chức năng ngôn ngữ của tiếng
Việt hình thành đầy đủ. Thơ Mới lại càng mạnh dạn hơn, xích tới gần văn xuôi. Về từ
ngữ, ngoài việc tiếp nhận thêm những từ tiếng Hán, thông qua sự tiếp xúc với tiếng Pháp,
nhiều từ gốc Âu cũng được đưa vào. Những từ ngữ mới ấy đã góp phần làm cho tiếng
Việt đáp ứng kịp nhu cầu diễn đạt những tri thức mới về chính trị, khoa học, kĩ thuật...
d.

Tiếng Việt thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay

Cách mạng tháng Tám thành công. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Từ
đó, tiếng Việt càng có vị trí đầy vinh dự và quan trọng. Chức năng xã hội của tiếng Việt
được mở rộng và hoàn thiện. Tiếng Việt được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật; được dùng để giảng dạy ở nhà trường
trong tất cả cấp học, bậc học. Với vai trò là một ngôn ngữ văn hóa phát triển toàn diện,
tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất
cho Tổ quốc.
2. Đặc điểm loại hình tiếng Việt

2.1.

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

8


Theo một cách phân loại được thừa nhận rộng rãi, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn
ngữ đơn lập. Trong loại hình này còn có tiếng Hán và một số ngôn ngữ ở khu vực Đông
Nam Á, châu Úc, châu Phi....
Trong các ngôn ngữ đơn lập, đơn vị ngữ pháp cơ bản có hình thức là một âm tiết,
thường có nghĩa và có thể được dùng như một từ. trong câu, ý nghĩa ngữ pháp được biểu
thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ, còn từ không biến đổi hình thái. Vì từ trong các ngôn
ngữ đơn lập không biến đổi hình thái nên các ngôn ngữ đơn lập còn được gọi là ngôn ngữ
không có hình thái, hay ngôn ngữ không biến hình...
Tiếng Việt được coi là một trong những ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình đơn lập.
Những đặc trưng của tiếng Việt, với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập, được thể hiện rõ
nét ở đơn vị ngữ pháp cơ bản và các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của nó.
2.2.

Đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt
Đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt được gọi là tiếng. Bắt đầu từ tiếng, có thể

trực tiếp hay gián tiếp tạo nên tất cả các đơn vị có nghĩa như từ, cụm từ, câu. Tiếng trong
tiếng Việt có những đặc điểm riêng về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp.
a.

Đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt

Xét về phương diện ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Đối với người Việt, xác

định một câu có bao nhiêu tiếng và ranh giới của mỗi tiếng ở đâu là việc dễ dàng. Chẳng
hạn, nghe một câu thơ lục bát, người Việt ai cũng có thể nhận ra dòng trên có sáu tiếng,
dòng dưới có tám tiếng:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du)
Trong cách phát âm tiếng Việt, không có hiện tượng nối âm từ âm tiết nọ sang âm
tiết kia (như thường thấy trong tiếng Anh, tiếng Pháp).
9


Về cấu tạo của âm tiết tiếng Việt, có hai đặc điểm quan trọng cần lưu ý:
-

Thứ nhất, âm tiết nào cũng mang thanh điệu. Thanh điệu có ảnh hưởng to lớn đến

nhạc điệu của câu. Việc phối hợp các thanh bằng hoặc trắc có thể mang lại hiệu quả đặc
biệt.
-

Thứ hai, ngoài thanh điệu, âm tiết còn có hai phần chính khác: phần âm đầu và

phần vần (ví dụ: âm tiết toan có cấu tạo là t/oan). Phần vần có hạt nhân là một nguyên âm
giữa vần, được gọi là âm chính. Cùng với thanh điệu, âm chính bao giờ cũng phải có mặt
trong âm tiết.
b.

Đặc điểm ngữ nghĩa của tiếng

Trong tiếng Việt, tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng trở

thành đơn vị có nghĩa.
Các tiếng như cha, mẹ, nhà, cửa, núi, sông... đều có nghĩa, được dùng để gọi tên
sự vật, hành động, trạng thái, tính chất...
Những tiếng như thủy, hỏa, thảo... tuy không thể dùng riêng để gọi tên sự vật, hiện
tượng nhưng nghĩa của chúng cũng có thể được nhận biết qua sự đối chiếu các tổ hợp
chứa đựng chúng. Ví dụ:
-

Đối chiếu thủy quân, thủy thủ, thủy triều, thủy lợi... có thể biết thủy là nước.

-

Đối chiếu hỏa xa, hỏa tiễn, hỏa lực, cứu hỏa... có thể biết hỏa là lửa.

-

Còn những tiếng như áp (ấm áp), lẽo (lạnh lẽo) thì quả là khó giải thích. Tuy

nhiên, nếu so sánh ấm với ấm áp, lạnh với lạnh lẽo và lạnh lùng thì có thể thấy được tác
dụng tạo nghĩa của áp, lẽo, lùng. Qua đó có thể hiểu được nghĩa của chúng.
Khi nói rằng nhìn chung tiếng trong tiếng Việt đều có nghĩa, chúng ta đã tạm tách
riêng một số tiếng được coi là không có nghĩa. Đó là những tiếng như bồ, hóng (trong bồ
hóng); đười, ươi (trong đười ươi)... đặc biệt, một số lớn là những tiếng trong từ mượn gốc
Âu như ki, lô (trong ki lô), ra, đi, ô (trong ra – đi – ô)...Tuy nhiên, về những tiếng loại

10


này, cần ghi nhận khả năng được dùng như những tiếng có nghĩa hoặc khả năng có thể
dùng lâm thời như những tiếng có nghĩa.

c.

Đặc điểm ngữ pháp của tiếng

Xét về mặt ngữ pháp, tiếng có những đặc điểm quan trọng sau đây:
-

Trong rất nhiều trường hợp, mỗi tiếng là một từ đơn có thể đảm nhiệm một chức

năng ngữ pháp nào đó trong câu. Ví dụ, các tiếng trong hai câu thơ sau đây:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
(Nguyễn Du)
-

Trong những trường hợp còn lại, mỗi tiếng là một thành tố cấu tạo nên các từ ghép

(binh lính, nỗi niềm, sĩ quan, phong cảnh...), từ láy (xập xè, gai góc, xôn xao, lẩm cẩm...)
hoặc từ ngẫu kết (bồ hóng, đười ươi, mặc cả...)
-

Ngay cả trong trường hợp tiếng chỉ là một thành tố cấu tạo từ phức, nó vẫn có khả

năng hoạt động như một từ. Chẳng hạn, các tiếng trong từ láy vội vàng có thể được tách
ra, dùng lâm thời như hai từ độc lập:
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải chân
(Ca dao)
2.3.


Các phƣơng tiện ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt
a.

Trật tự từ

Trong tiếng Việt, trật tự xếp đặt các từ có một vai trò cực kì quan trọng: sự thay
đổi trật tự các từ thường dẫn đến sự thay đổi về nội dung.
-

Vai trò của trật tự từ trong câu:
Trật tự sắp đặt các từ được coi là phương tiện ngữ pháp chủ yếu để biểu thị quan

hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu.
Ví dụ: Mình nhớ ta như cà nhớ muối
11


Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng.
(Ca dao)
Phần in đạm đồng nhất về thành phần từ vựng (cùng có ba từ: mình, ta, nhớ)
nhưng khác biệt hoàn toàn về nghĩa, do các từ có chức năng ngữ pháp khác nhau. Trong
câu thứ nhất, từ “mình” đóng vai trò chủ ngữ, biểu thị chủ thể của hành động; trong câu
thứ hai, từ mình đóng vai trò bổ ngữ, biểu thị đối tượng của hành động (nhớ ai?  nhớ
mình).
-

Vai trò của trật tự từ trong cụm từ:
Có thể thấy vai trò của trật tự từ được thể hiện rất rõ trong cụm danh từ, cụm động

từ và cụm tính từ.

Chẳng hạn trong cụm danh từ, sự thay đổi vị trí các từ có thể dẫn đến sự thay đổi
về ý nghĩa. Ví dụ: giếng nước # nước giếng, phòng năm # năm phòng...
Cũng như vậy, trong cụm động từ và cụm tính từ, sự thay đổi trật tự các từ sẽ dẫn
đến những thay đổi về nghĩa rất đa dạng.
b.

Hư từ

Trong tiếng Việt, hư từ có vai trò quan trọng trong việc tổ chức câu. Vai trò này
được thể hiện ở hai phương diện: biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu và biểu
thị một số ý nghĩa ngữ pháp trong câu.
-

Hư từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu. Nhờ hư từ, quan hệ ngữ

pháp giữa các từ trong câu được thể hiện rõ.
 Hư từ đánh dấu quan hệ chính phụ.
 Hư từ đánh dấu quan hệ đẳng lập.
 Hư từ còn được dùng để đánh dấu quan hệ chủ vị, đặc biệt trong những trường
hợp có sự so sánh, tương phản hay tương đồng.
-

Hư từ biểu thị một số ý nghĩa ngữ pháp trong câu.
12


 Hư từ giúp nhận diện các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật,
chẳng hạn các tình thái từ: à, ơi, nhỉ, nhé, đấy, thôi....
 Hư từ biểu thị những ý nghĩa về số lượng đứng trước danh từ trong câu. Đây là
chức năng của các từ như những, các, mọi....

3. Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt
3.1.

Yêu cầu về mặt ngữ âm và chữ viết

Khi nói, phải phát âm theo ngữ âm tiếng Việt. Trong thực tế hiện nay, mỗi người
thường phát âm tiếng Việt theo một tiếng địa phương nhất định. Tuy nhiên, cần có ý thức
điều chỉnh thói quen phát âm thuần túy địa phương (thường gọi là thổ ngữ), hướng tới
cách phát âm đễ được nhiều người Việt Nam chấp nhận (thể hiện ở chữ quốc ngữ).
Với văn bản viết, cần đặc biệt lưu ý tới việc viết đúng chính tả. Đây là một yêu cầu
rất nghiêm ngặt đối với mọi người. Việc viết sai chính tả thường có thể gây hiểu lầm ,
làm cho văn bản thiếu chính xác.
Về mặt ngữ âm, cùng với tính chính xác, văn bản cũng cần phải có tính nghệ thuật.
Tính chất này thể hiện ở chỗ một văn bản khi nói hay đọc lên, có được một âm thanh
uyển chuyển, hài hòa..
3.2.

Yêu cầu về mặt từ ngữ

Yêu cầu đặt ra trước tiên là phải dùng từ ngữ đúng với nghĩa của nó. Nhìn chung,
mỗi từ ngữ đều có nghĩa riêng, cần phân biệt. Tiếng Việt có hàng chục vạn từ, phân biệt
cho được của một lượng từ lớn như vậy đòi hỏi một sự rèn luyện công phu.
Cùng với tính chính xác, cần hết sức coi trọng tính nghệ thuật trong việc sử dụng
từ ngữ. Muốn vậy người nói, người viết phải biết trau dồi vốn hiểu biết về từ nhiều
nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm... và phải biết cách vận dụng chúng phù
hợp với nội dung văn bản cần diễn đạt.
3.3.

Yêu cầu về mặt ngữ pháp


13


Ngữ pháp bao gồm toàn bộ các quy tắc dùng từ cấu tạo nên cụm từ và câu. Những
quy tắc ấy có tính chặt chẽ, cần phải được tuân thủ trong khi tạo lập văn bản. Nói và viết
không đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt sẽ làm cho văn bản thiếu chính xác, có thể gây
hiểu lầm.
Trong khi nói và viết, một mặt phải hết sức tôn trọng tính chặt chẽ, bó buộc của
các quy tắc ngữ pháp, mặt khác cũng cần biết vận dụng linh hoạt các quy tắc đó. Phối
hợp một cách nhuần nhị hai mặt ấy sẽ tạo ra sự đa dạng về cấu trúc cú pháp của văn bản,
tránh được sự đơn điệu, đều đều một cách tẻ nhạt.
3.4.

Yêu cầu về mặt phong cách chức năng ngôn ngữ

Văn bản nào cũng được tạo ra theo một phong cách chức năng ngôn ngữ nhất
định. Vì vậy, khi sử dụng tiếng Việt để tạo lập văn bản, cần nhận rõ những đặc điểm phân
biệt phong cách chức năng ngôn ngữ này với phong cách chức năng ngôn ngữ khác để
lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ thích hợp với từng văn bản cụ thể. Chẳng hạn
phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc điểm phân biệt với phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật. Văn bản theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lại được tổ chức bằng những
phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu quả cao về thẩm mĩ, trong khi vẫn dành vị trí
thích đáng cho những hiệu quả về nhận thức, tình cảm và hành động.
4. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
4.1.

Sự trong sáng của tiếng Việt

Sự trong sáng của tiếng Việt Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, tiếng
Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng, nhưng vẫn luôn đặt ra yêu cầu giữ gìn trong sáng

mỗi khi sử dụng tiếng Việt. Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu lộ qua một số phương
diện cơ bản như sau:
-

Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt Ví dụ: - Nói: Chúng

tôi chúc mừng các bạn (đúng ngữ pháp) - Không nói: Chúng tôi tự hào các bạn (không
đúng ngữ pháp) (Xem thêm các câu a, b, c trong SGK) Chuẩn mực không phù nhận
14


những sự chuyển đổi linh hoạt, những sự sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái
sáng tạo, cái mới phù hợp với phương thức chung, quy tắc chung. Ví dụ: Lưng trần phơi
nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. (Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)
Lưng, áo, con được sáng tạo theo nguyên tắc chuyển nghãi của từ theo phương pháp ẩn
dụ, nên câu thơ trên vẫn đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt, hơn nữa, lại có hình
ảnh và gợi cảm. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. (Hồ Chí
Minh, Tuyên ngôn Độc lập) Từ tắm đã được sử dung với một nghĩa mới theo phương
thức chuyển hóa của từ về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp: câu văn không những trong
sáng mà còn có giá trị biểu cảm cao.
-

Không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy tiện những yếu tố của một ngôn

ngữ khác. Để cho tiếng Việt trong sáng, giàu có và phát triển một mặt cần tiếp thu những
tinh hoa trong các ngôn ngữ khác, đồng thời tránh lạm dụng, pha tạp khi không cần thiết.
Ví dụ: Việt sử dụng hỗn tạp các loại ngôn ngữ hiện nay đã vi phạm cơ bản nguyên tắc
trên. Trong lời nói hoặc viết hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp từ tiếng Anh trong
những câu tiếng Việt. Đây là một biểu hiện của sự pha tạp, lai căng trong sử dụng tiếng
Việt.

-

Sự trong sáng của tiếng Việt cũng biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sử của lời nói. Nói

năng lịch sự, có văn hóa chính là sự biểu lộ sự trong sáng của ngôn ngữ. Ngược lại, nói
năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn
có của nó. Ví dụ: Đoạn hội thoại giữa nhân vật lão Hạc và ông giáo trong truyện ngắn lão
Hạc của Nam Cao: lời nói của họ đều thể hiện một ứng xử văn hóa, lịch sử .
4.2.

Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Đó
chính là trách nhiệm đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, mỗi người khi nói hoặc viết cần thực hiện được những yêu cầu sau:
-

Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt. Mỗi người cần thấy rằng:

“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải
giữ gìn nó, quý trọng nó, làm nó phổ biến và ngày càng rộng khắp”. (Hồ Chí Minh)
15


-

Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, sao

cho lời nói thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả cao nhất.
-


Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết,

về từ ngữ, ngữ pháp và về các đặc điểm phong cách. Muốn vậy, mỗi cá nhân cần luôn
trau dồi lời ăn tiếng nói của mình theo tinh thần của câu châm ngôn “học ăn, học nói, học
gói, học mở” để nói đúng, viết đúng và nói hay, viết hay, đạt được mức độ “lời hay, ý
đẹp” và có tính lịch sự, văn hóa.
-

Cần tránh những câu nói thô tục, kệch cỡm, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng,

tuy rằng vẫn cần tiếp nhận những từ ngữ hoặc cách diễn đạt có giá trị tích cực của ngôn
ngữ khác.
4.3.

Luyện tập

Bài tập 1: Tìm và ghi lại những hiện tượng lạm dụng tiếng Anh trong một quyển sách
hay một tờ báo mà anh (chị) đọc hàng ngày.
Bài tập 2: Chỉ ra những từ dùng sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng.
-

Xã em có mười người được bầu là Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

-

Chiều qua lớp em họp để phong mức kỉ luật cho các bạn vừa dính líu vào vụ ẩu đả
trước cổng trường.

-


Vừa qua, một thuyền đánh cá đã vớt lên được từ đáy biển nhiều kỉ vật thời chiến
tranh.

Bài tập 3: Chỉ rõ lỗi và nêu cách sửa lỗi trong những câu sau đây.
-

Trong cuốn sách kì thú đó, cuốn sách mười năm nay bao giờ tôi cũng mang theo
bên mình.

-

Chính anh, mà không phải tôi, đã nói như thế.

16


Bài 2: Từ ngữ Tiếng Việt
1. Nghĩa của từ
Bài tập 1: Hãy xác định các nghĩa khác nhau của từ ăn được thể hiện trong những câu
sau:
-

Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

-

Mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc mỗi ngày một nhiều, còn hai mẹ con mụ thì ăn trắng


mặc trơn, không hề nhúng tay vào một việc gì.
-

Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre.

-

Con bống của con, người ta ăn thịt mất rồi.
(Tấm Cám)

a. Từ “ăn” ở những câu nào trong các câu trên được dùng với nghĩa gốc, ở câu nào
được dùng với nghĩa chuyển?
b. Hãy tìm ví dụ để chứng tỏ các từ “đầu, tay, cánh, chân” là những từ nhiều nghĩa.
Bài tập 2: Hãy đọc các câu sau (chú ý các từ ngữ in đậm) và trả lời câu hỏi”:
-

Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. Sau đó ít năm, người cha cũng chết.

-

Bác Dương thôi đã thôi rồi.

-

Làm sao bác vội về ngay.

-


Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên.

-

Bác chẳng ở dẫn van chẳng ở.

a. Hãy nêu lên sự khác nhau về nghĩa giữa mỗi từ ngữ in đậm với từ “chết” và cho
biết tác dụng của những từ ngữ ấy trong bài thơ của Nguyễn Khuyến.
b. Tìm những từ ngữ đồng nghĩa với từ “chết”. Đặt câu với mỗi từ ngữ vừa tìm được.
Bài tập 3: Chỉ ra những từ trái nghĩa được dùng trong những câu tục ngữ sau đây:
17


-

Trẻ cậy cha, già cậy con.

-

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Việc dùng những từ ngữ như vậy có tác dụng gì đối với giá trị diễn đạt của câu?

Hãy tìm thêm năm câu tục ngữ, ca dao có dùng từ trái nghĩa.
Bài tập 4: Phân tích tác dụng của hiện tượng đồng âm ở các phần trích sau đây:
Bà già đi chợ Cầu Đông

-

Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ, nói rằng:
“Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”.
(Ca dao)
Trời mưa trời gió

-

Vác đó đi đơm
Chạy vô ăn cơm
Chạy ra mất đó!
Kể từ ngày ai lấy đó, đó ơi
Răng (sao) đó không phân qua nói lại đôi lời cho đây hay?
(Lí cái đó – Dân ca miền Nam Trung Bộ)
2. Luyện tập về nghĩa của từ trong cách sử dụng
Bài tập 1:
a) Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo của Nguyễn Khuyến, từ lá được dùng
theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
b) Trong tiếng Việt từ lá thường được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau trong những
trường hợp sau:
- Lá gan, lá phổi, lá lách.
- Lá thư, đơn, thiếp, phiếu, bài.

18


- Lá cờ, buồm,…
- Lá cót, chiếu, thuyền,…
Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và
phương thức chuyển nghĩa của từ lá.
Bài tập 2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, tay, chân, miệng...) có thể

chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con
người.
Bài tập 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm
của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó
theo nghĩa chuyển.
Mẫu: ngọt  Nói ngọt lọt đến xương.
Bài tập 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
3. Luyện tập về thành ngữ, điển cố
Bài tập 1: Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu
tạo và đặc điểm ý nghĩa.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Nắng nắng mười mưa dám quản công
(Trần Tế Xương – Thương vợ)
19


Bài tập 2: Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính
biểu cảm, tính hàm sức) trong các câu thơ sau:
-

Người nách thươc kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

-

Một đời được mấy anh hùng

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!

-

Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

Bài tập 3: Đặt câu với mỗi điển cố sau:
-

Gót chân A –sin

-

Nợ như chúa Chổm

-

Đẽo cày giữa đường

-

Gã Sở Khanh

-

Sức trai Phù Đổng

Bài tập 4: Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương
đương về nghĩa. Nhận xét sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt:

-

Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân
ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.

-

Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến
đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường....

4. Luyện tập về các biện pháp tu từ vựng
Bài tập 1: Tục ngữ Việt Nam có câu:
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
20


-

Trong câu tục ngữ trên, “giọt máu đào” chỉ cái gì, “ao nước lã” chỉ cái gì?

-

Từ câu tục ngữ trên, anh/chị hãy cho biết thế nào là ẩn dụ tư từ.

-

Phân tích tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao sau:
Bây giờ mận mới hỏi đào:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Bài tập 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ “nói giảm, nói tránh” qua các câu thơ
sau trong bài “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyễn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi

-

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
-

Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời
Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở

-

Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương.
Bài tập 3: Hãy phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:
Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.

-

Cái nết đánh chết cái đẹp.

-

(Tục ngữ)

Bài tập 4: Từ đặt ra hoặc tìm trong ca dao, tục ngữ và các bài thơ, bài văn mà anh / chị
đã học:
-

Hai câu có dùng biện pháp tu từ ẩn dụ.

-

Hai câu có dùng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.

-

Hai câu có dùng biện pháp tu từ nói quá.
21


5. Luyện tập về cách sử dụng một số quan hệ từ
Bài tập 1: Đọc những câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
-

Bị mèo đuổi, con chuột cuống cuồng chui hang. (1)

-

Hắn quên cả chuyện nhắc với tôi đi đến thăm ông cụ. (2)

-

Voi giơ chân giẫm mạnh con rắn. (3)


-

Sau bao nhiêu năm đánh với giặc ngoại xâm, dân tộc ta hiểu sâu sắc thế nào là độc

lập, tự do. (4)
-

Phải nâng niu những ý kiến bạn bè đóng góp với mình, dù chê hay khen mình đi

chăng nữa. (5)
-

Anh hay chế nhạo với những gì anh cho là lố bịch. (6)

-

Thế là hắn đầu hàng với nghịch cảnh, bao nhiêu ý chí mất sạch. (7)

-

Con muốn ăn đĩa hay ăn thìa? (8)

-

Cảm ơn em đã nghĩ tới tôi. (9)

a. Xác định những câu bạn cho là đúng.
b. Hãy chữa những câu bạn cho là sai.
Bài tập 2: Đọc những câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới
-


Nó không để tôi nói thêm với nó một lời, chạy theo tôi ngay và luôn luôn bắt tôi

đưa xem đồng hào đôi mới. (Nguyên Hồng – Mợ Du) (1)
-

Dân làng thấy chuyện kì lạ, xuống đứng dưới bến để nhìn kĩ. (Sơn Nam – Bắt sấu

rừng U Minh Hạ) (2)
-

Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc với con

[....]. (Nam Cao – Đời Thừa) (3)
-

Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi

giống nhau. (Vũ Trọng Phụng – Số đỏ) (4)

22


Đặt câu có danh từ (hay cụm danh từ, đại từ) đi liền sau các động từ chạy, đứng,
ngồi, nhảy (mẫu: Anh ấy chạy tiền để mua con bò). Từ đó, nêu nhận xét về sự khác biệt
nghĩa giữa trường hợp có quan hệ từ (như ở bốn câu đã dẫn) và trường hợp không có
quan hệ từ sau động từ.
Bài tập 3: So sánh những câu sau:
-


Nó đi chùa.

- Nó đi đến chùa.

-

Nó đi chợ.

- Nó đi đến chợ.

-

Nó nhớ tôi.

- Nó nhớ tới tôi.

-

Nó đánh tôi.

- Nó đánh vào tôi.

-

Nó cười ngựa.

- Nó cưỡi trên ngựa.

a. Nghĩa của câu có quan hệ từ có khác với câu tương ứng không có quan hệ từ hay
không?

b. Nếu có, thì sự khác biệt đó là gì?
6. Luyện tập về từ Hán Việt
Bài tập 1: Đọc câu thơ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Trời nghe hạ giới ai ngâm nga
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!
(Tản Đà – Hầu Trời)
a. Chỉ ra nghĩa của tiếng “hạ”, tiếng “giới” và của từ “hạ giới” được dùng trong câu
thơ trên.
b. Cho biết nghĩa của từ cảnh giới trong mỗi câu sau:
-

Vẫn là một người sống xuất thần trong một cảnh giới khác với vạn vật không còn

nguyên hình tướng.
(Bửu Ý – Đam mê)
-

Hổ đã khôn ngoan chọn hướng ngược gió để tiến lại gần, nhưng vẫn không thoát

khỏi đôi mắt tinh tường của con khỉ đang làm nhiệm vụ cảnh giới.

23


c. Chỉ ra nghĩa của các tiếng “giới” trong những từ Hán Việt sau đây: biên giới, địa
giới, giới hạn, giới nghiêm, giới thiệu, giới tính, giới từ, khí giới, nam giới, phân giới,
quân giới, thế giới.
d. Tìm những từ Hán Việt khác có tiếng “hạ” với nghĩa như trong từ “hạ giới”.
e. Nghĩa của từ “hạ giới” có gì khác với từ “trần giới” (Non Đoài đã tới quê trần giới
– Trông lên chư tiên không còn ai – Tản Đà) không? Tìm từ trái nghĩa với từ “hạ giới”,

“trần giới”.
Bài tập 2: Đọc câu thơ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
(Xuân Diệu – Vội vàng)
a. Chỉ ra nghĩa của tiếng “nhân”, tiếng “gian” và của từ “nhân gian” được dùng trong
câu thơ trên.
b. Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của các tiếng “nhân” trong những từ sau đây: danh
nhân, nguyên nhân, nhân ái, nhân cách, nhân danh, nhân dân, nhân đạo, nhân hậu, nhân
loại, nhân khẩu, nhân quả, nhân sâm, nhân sinh, nhân tài, nhân tạo, nhân thọ, nhân tố.
c. Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của tiếng “gian” trong những từ sau đây: dân gian,
dương gian, gian hiểm, gian hùng, gian lao, gian nan, gian nguy, gian tà, gian tặc, gian
truân, thế gian, trung gian.
Bài tập 3: Đọc câu thơ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dƣới:
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
(Nguyễn Bính – Tương tư)
a. Chỉ ra nghĩa của tiếng “tương”, tiếng “tư” và của từ “tương tư” được dùng trong
câu thơ trên.
b. Tìm những từ Hán Việt khác có tiếng “tương” với nghĩa như trong từ “tương tư”.

24


c. Phân biệt nghĩa của các từ “tương tư, tương tri” (Từ rằng: Tâm phúc tương tri –
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”, Nguyễn Du – Truyện Kiều), tương tàn (“Xin
quy thuận Tạ thành – Miễn tương tàn cốt nhục” – Sơn Hậu).
d. Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của các tiếng “tư” trong những từ Hán Việt sau đây:
đầu tư, tư bản, tư biện, tư cách, tư chất, tư doanh, tư duy, tư hữu, tư lệnh, tư liệu, tư nhân,
tư pháp, tư sản, tư tưởng.

Bài tập 4: Đọc câu thơ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
(Hồ Chí Minh – Lai Tân)
a. Chỉ ra nghĩa của tiếng “thái”, tiếng “bình” và của từ “thái bình” được dùng trong
câu thơ trên.
b. Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của các tiếng “thái” trong những từ sau đây: thái ấp,
thái cổ, thái cực, thái dương, thái độ, thái giám, thái hậu, thái sư, thái tử.
c. Tra từ điển rồi chỉ ra nghĩa của các tiếng “bình” trong những từ sau đây: bình dân,
bình diện, bình định, bình đồ, bình luận, bình nguyên, bình phong, bình phục, bình quân,
bình tĩnh, phê bình, trung bình.
7. Luyện tập về hiện tƣợng tách từ
Bài tập 1: Đọc câu thơ sau (chú ý những chỗ in đậm) và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
a. Hãy cho biết các từ dày dạn, chán chường trong câu thơ trên được tách ra theo
cách nào.
b. Trình bày ý kiến của anh/ chị về hiệu quả diễn đạt của hiện tượng tách từ qua câu
thơ trên.
c. Tìm những câu thơ, câu văn khác có hiện tượng tách từ tương tự.
25


×