BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
------------------------
PHẠM ANH TUẤN
CẤU TRÚC VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
------------------------
PHẠM ANH TUẤN
CẤU TRÚC VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số
: 62. 58. 01. 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC.
1. GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HÒA
2. PGS.TS. PHẠM TỨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để
bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn
trong luận án này đều chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Phạm Anh Tuấn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………………
1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………….
2
3. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………
3
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………………..............
4
5. PHẠM VI NGHIÊM CỨU……………………………………………...............
4
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU……………………………………………………..
4
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU…….
4
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN………………………………….
5
9. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU………….
5
10. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……………….
6
11. CẤU TRÚC LUẬN ÁN………………………………………………………...
9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG
VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. TỔNG QUAN VỀ
CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG ĐÔ THỊ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM………………………………………….
1.1.1. Cấu trúc không gian vùng đô thị trên Thế Giới………………………….
1.1.2. Cấu trúc không gian vùng đô thị tại Việt Nam…………………………..
1.1.3. Cấu trúc không gian vùng hướng đến vùng đô thị thích ứng…………….
1.1.4. Các yếu tố tác động đến cấu trúc không gian vùng đô thị……………….
1.2. TỔNG QUAN VỀ BĐKH VÀ XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU CẤU
TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG HƯỚNG ĐẾN QH VÙNG ĐÔ THỊ THÍCH
ỨNG VỚI BĐKH TRÊN THẾ GIỚI.………………………………………
10
10
11
12
12
1.2.1. Biến đổi khí hậu – Những tác động lên vùng đô thị và những giải pháp
13
thích ứng với BĐKH……………………………………………………..............
1.2.2. Xu hướng nghiên cứu cấu trúc không gian vùng hướng đến quy hoạch
13
vùng đô thị thích ứng với BĐKH………………………………………………...
1.3. TỔNG QUAN VỀ BĐKH VÀ XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC
20
KHÔNG GIAN VÙNG HƯỚNG ĐẾN QHXD VÙNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG
VỚI BĐKH TẠI VIỆT NAM……………………………………………………….
1.3.1. Tác động Biến đổi khí hậu tại Việt Nam………………………………….
1.3.2. Nghiên cứu cấu trúc không gian hướng đến quy hoạch xây dựng vùng đô
25
thị thích ứng với BĐKH…………………………………………………………
25
1.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG TP. HỒ CHÍ MINH .
1.4.1. Sơ lược lịch sử hình thành TP.HCM và vùng TP.HCM…………………...
27
1.4.2. Thực trạng phát triển không gian vùng TP. HCM…………………………
29
1.5. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC
29
KHÔNG GIAN HƯỚNG TỚI QHXD VÙNG TP. HỒ CHÍ MINH THÍCH ỨNG
VỚI BĐKH………………………………………………………………………….
1.5.1. Tác động của BĐKH lên vùng TP.HCM…………………………………..
38
1.5.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc không gian hướng tới QHXD vùng thích
38
ứng với BĐKH cho vùng TP.HCM……………………………………………...
1.6. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
39
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI………………………………………………………………..
1.6.1. Luận án nghiên cứu về quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu………...
40
1.6.2. Một số đề tài, công trình khoa học liên quan đến khu vực nghiên cứu……
41
1.6.3. Những hạn chế trong việc nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vùng
41
TP.HCM thích ứng với BĐKH…………………………………………………...
1.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG I……………………………………………………….
42
1.7.1. Những nội dung trình bày………………………………………………….
44
1.7.2. Xác định các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án………………………..
44
1.7.3. Nội dung chương kế tiếp…………………………………………………..
45
46
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU
TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH
2.1. CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỆN CỨU …………..
47
2.1.1. Trình tự tiến hành nghiên cứu……………………………………………..
47
2.1.2. Đề xuất phương pháp nghiên cứu theo trình tự nội dung của luận án…….
48
2.2. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC…………………………………………………
51
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho nội dung nghiên cứu…………………………………..
51
2.2.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cấu trúc không gian vùng hướng đến quy hoạch
vùng đô thị thích ứng với BĐKH………………………………………………...
52
2.2.3. Cơ sở nghiên cứu nhận diện thực trạng không gian vùng và vai trò cấu
trúc không gian vùng TP.HCM trong thích ứng với BĐKH……………………..
56
2.2.4. Cơ sở đánh giá mức độ tổn thương và khả năng phục hồi trước tác động
của BĐKH của không gian vùng TP.HCM………………………………………
60
2.2.5. Cơ sở xây dựng các giải pháp thích ứng với BĐKH cho không gian vùng
TP.HCM………………………………………………………………………….
68
2.2.6. Cơ sở đề xuất điều chỉnh cấu trúc không gian vùng TP.HCM hướng đến
QHXD vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH…………………………………….
69
2.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC………….
74
2.3.1. Một số bài học kinh nghiệm Quốc tế………………………………………
74
2.3.2. Một số kinh nghiệm trong nước…………………………………………...
79
2.4. KẾT LẬN CHƯƠNG II………………………………………………………..
82
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG
VÀ VAI TRÒ CỦA CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG TP.HCM TRONG
THÍCH ỨNG VỚI BĐKH…………………………………………………………..
86
3.1.1. Đặc điểm cấu trúc không gian TP.HCM và vùng phụ cận với các điều
kiện tự nhiên qua các thời kỳ phát triển………………………………………….
86
3.1.2. Vai trò của cấu trúc không gian vùng TP.HCM trong thích ứng với
BĐKH……………………………………………………………………………
93
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG PHỤC
HỒI CỦA KHÔNG GIAN VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH………………..
99
3.2.1. Mức độ ảnh hưởng chính do tác động của BĐKH lên không gian vùng
TP.HCM………………………………………………………………………….
99
3.2.2. Đánh giá tính dễ tổn thương của không gian vùng TP.HCM……………...
99
3.2.3. Mức độ dễ tổn thương và khả năng phục hồi với BĐKH của không gian
vùng TP.HCM……………………………………………………………………
111
3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU CHO KHÔNG GIAN VÙNG TP. HCM……………………
115
3.3.1. Định hướng chung…………………………………………………………
115
3.3.2. Các giải pháp thích ứng BĐKH cho không gian vùng TP.HCM………….
116
3.4. KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH CẤU TRÚC KHÔNG GIAN
115
VÙNG HƯỚNG TỚI QHXD VÙNG TP.HCM THÍCH ỨNG VỚI BĐKH...
122
3.4.1. Xây dựng chiến lược cấu trúc không gian vùng TP. HCM thích ứng với
BĐKH……………………………………………………………………………
122
3.4.2. Quan điểm định hướng cấu trúc không gian vùng TP. HCM hướng tới
QHXD vùng TP.HCM thích ứng với biến đổi khí hậu…………………………..
124
3.4.3. Phân tích lồng ghép các giải pháp thích ứng BĐKH với các chiến lược và
kịch bản phát triển vùng………………………………………………………….
3.4.4. Định hướng cấu trúc không gian vùng TP. HCM thích ứng với BĐKH….
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………………………………………………………
125
127
133
CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
4.1. BÀN LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG TP.
HCM TRONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU…………………………
134
4.2. BÀN LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DỄ TỔN THƯƠNG VÀ KHẢ
NĂNG PHỤC HỒI CỦA KHÔNG GIAN VÙNG TP. HCM………………………
136
4.3. BÀN LUẬN VẾ KẾT QUẢ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
BĐKH CHO KHÔNG GIAN VÙNG TP.HCM…………………………………….
4.4. BÀN LUẬN TÍNH KHẢ THI CỦA ĐIỀU CHỈNH CẤU TRÚC KHÔNG
137
GIAN VÙNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY
DỰNG VÙNG TP. HCM…………………………………………………………...
138
4.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4………………………………………………………
144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN………………………………………………………………………
145
2. KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………...
148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Biến đổi khí hậu
BĐKH
Nước biển dâng
NBD
Tính dễ bị tổn thương
TDBTT
Bộ Tài Nguyên môi trường
BTN-MT
Quy hoạch xây dựng vùng
QHXDV
Quy hoạch xây dựng
QHXD
Quy hoạch đô thị
QHĐT
Cấu trúc không gian
CTKG
Kinh tế - Xã hội
KTXH
Phát triển bền vững:
PTBV
Đô thị bền vững
ĐTBV
Giao thông công cộng
GTCC
Hệ thống giao thông
HTGT
Quy hoạch bền vững
QHBV
Quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ
Thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM
Ủy ban nhân dân
UBND
Việt Nam
VN
Liên Hiệp Quốc
LHQ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT Ký Hiệu
Tên Bảng Biểu
1
Bảng 1.1
Tóm tắt tác động tiềm năng của BĐKH tới các vùng/lĩnh vực
2
Bảng 1.2
Tỷ lệ đô thị hóa của các tỉnh, thành trong vùng TP. HCM 2013
3
Bảng 1.3
Phân loại các đô thị vùng TP. Hồ Chí Minh năm 2013
4
Bảng 2.1
Mức tăng nhiệt độ (0C) so với thời kỳ 1980 – 1999 ở Nam Bộ.
5
Bảng 2.2
Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 – 1999
6
Bảng 2.3
Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999
7
Bảng 2.4
Thống kê nguy cơ ngập do NBD
8
Bảng 2.5
Ranh giới mặn TB khi hồ Dầu Tiếng và Trị An hoạt động
9
Bảng 3.1
Mối quan hệ giữa cấu trúc không gian TP.HCM và vùng phụ cận
với các điều kiện tự nhiên qua các thời kỳ.
10 Bảng 3.2
Tổng hợp những ảnh hưởng chính do tác động của BĐKH lên
cấu trúc không gian vùng TP.HCM.
11 Bảng 3.3
Mức độ dễ tổn thương của các vùng phát triển.
12 Bảng 3.4
Mức độ dễ tổn thương và khả năng phục hồi của không gian vùng
TP.HCM.
13 Bảng 3.5
Mức độ dễ tổn thương và khả năng thích ứng các vùng phát triển
của vùng TP.HCM.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ
TT
Ký hiệu
Tên hình vẽ - bản đồ
PHẦN MỞ DẦU
1
Hình 0.1
Phần mở đầu
2
Hình 0.2
Cấu trúc luận án
CHƯƠNG I
3
Hình 1.1
Những biểu hiện của BĐKH
4
Hình 1.2
Tác động của BĐKH lên vùng đô thị trên thế giới
5
Hình 1.3
Chiến lược thích ứng với BĐKH
6
Hình 1.4
Cấu trúc không gian vùng đô thị dựa trên điều kiện tự
nhiên và môi trường sinh thái.
7
Hình 1.5
Cấu trúc không gian vùng đô thị tăng cường khả năng
kết nối và phát triển vùng.
8
Hình 1.6
Cấu trúc không gian vùng hướng tới vùng đô thị thích
ứng BĐKH.
9
Hình 1.7
Một số tác động của BĐKH đối với Việt Nam
10
Hình 1.8
Cấu trúc không gian vùng hướng tới QHXD vùng đô thị
thích ứng với BĐKH tại Việt Nam
11
Hình 1.9
Lịch sử hình thành TP.HCM và vùng TP.HCM
12
Hình 1.10
Bản đồ vị trí , ranh giới vùng TP.HCM
13
Hình 1.11
Bản đồ hiện trạng phân bố hệ thống đô thị vùng
TP.HCM
14
Hình 1.12
Bản đồ hiện trạng phân bố công nghiệp vùng TP.HCM
15
Hình 1.13
Bản đồ hiện trạng các vùng cảnh quan vùng TP.HCM
16
Hình 1.14
Bản đồ hiện trạng mạng lưới giao thông vùng TP.HCM
17
Hình 1.19
Kết luận chương 1
CHƯƠNG II
18
Hình 2.1
Phương pháp và trình tự nghiên cứu.
19
Hình 2.2
Một số lý luận về cấu trúc không gian vùng đô thị
20
Hình 2.3
Lý luận về chuyển hoá không gian vùng đô thị hướng
tới thích ứng
21
Hình 2.4
Điều kiện tự nhiên vùng TP.HCM
22
Hình 2.5
Tài nguyên tự nhiên vùng TP.HCM
23
Hình 2.6
Kịch bản BĐKH cho vùng TP.HCM
24
Hình 2.7
Bản đồ nguy cơ ngập khu vực vùng TP. HCM ứng với
mực nước biển dâng 50cm
25
Hình 2.8
Bản đồ nguy cơ ngập khu vực vùng TP. HCM ứng với
mực nước biển dâng 100cm
26
Hình 2.9
Phân vùng hiện trạng ngập lũ của vùng TP. HCM năm
2010
27
Hình 2.10
Phân vùng ngập lũ năm 2050 của vùng TP. HCM - kịch
bản B2
28
Hình 2.11
Bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn vùng TP. HCM năm
2011
29
Hình 2.12
Bản đồ xâm nhập mặn vùng TP. HCM năm 2050 – kịch
bản B2
30
Hình 2.13
Mô hình phát triển vùng TP.HCM
31
Hình 2.14
Phân vùng phát triển vùng TP.HCM
32
Hình 2.15
Sơ đồ cấu trúc không gian vùng đô thị và công nghiệp
vùng TP.HCM
33
Hình 2.16
Cấu trúc lưu thông vùng TP.HCM
34
Hình 2.17
Vùng đô thị Rotterdam trong Delta Works
35
Hình 2.18
Cấu trúc không gian cho phép ngập có kiểm soát.
36
Hình 2.19
Quy hoạch các vùng kiểm soát lũ.
37
Hình 2.20
Sử dụng đất hai bên bờ sông Rotte.
38
Hình 2.21
Các kênh thoát nước chính, nâng cấp các con đê hiện
hữu
39
Hình 2.22
Dự án Garuda vĩ đại- Jakarta.
40
Hình 2.23
Phân tích thoát lũ và xây dựng hạ tầng giao thông vùng
41
Hình 2.24
Bản đồ ngập lụt và giải pháp hành lang thoát lũ TP.Đà
Nẵng
CHƯƠNG III
42
Hình 3.1
Cấu trúc không gian vùng TP. HCM qua các thời kỳ
43
Hình 3.2
Bản đồ điều kiện tự nhiên TP.HCM và vùng phụ cận
qua các thời kỳ.
44
Hình 3.3
Mối quan hệ giữa cấu trúc không gian TP.HCM và
vùng phụ cận với các điều kiện tự nhiên qua các thời
kỳ.
45
Hình 3.4
Mối quan hệ giữa cấu trúc không gian TP.HCM và
vùng phụ cận với các điều kiện tự nhiên qua các thời
kỳ.
46
Hình 3.5
Bản đồ hiện trạng phân bố KG sử dụng đất vùng
TP.HCM
47
Hình 3.6
Sơ đồ hiện trạng cấu trúc không gian vùng TP.HCM
48
Hình 3.7
Ảnh hưởng chính do tác động của BĐKH lên cấu trúc
không gian vùng TP.HCM.
49
Hình 3.8
Đánh giá tính dễ tổn thương của cấu trúc không gian
các vùng đô thị và công nghiệp
50
Hình 3.9
Đánh giá tính dễ tổn thương của cấu trúc không gian
các vùng đệm.
51
Hình 3.10
Đánh giá tính dễ tổn thương của cấu trúc mạng lưới
giao thông vùng.
52
Hình 3.10
Bản đồ mức độ
tổn thương của không gian vùng
TP.HCM
53
Hình 3.11
54
Hình 3.12
Bản đồ khả năng phục hồi và thích ứng của vùng phát
triển vùng TP.HCM
Chiến lược cấu trúc không gian vùng TP. HCM Thích
ứng với BĐKH.
55
Hình 3.13
Phân tích bằng chồng ghép bản đồ định hướng không
gian cảnh quan vùng thích ứng với BĐKH
56
Hình 3.14
Sơ đồ phân tích định hướng tổ chức không gian cảnh
quan vùng
57
Hình 3.15
Phân tích định hướng tổ chức các điểm dân cư.
58
Hình 3.16
Sơ đồ phân tích phân vùngkhông gian vùng TP.HCM.
59
Hình 3.17
Sơ đồ phân tích cấu trúc không gian vùng TP.HCM
60
Hình 3.18
Bản đồ phân vùng phát triển không gian vùng TP.HCM
61
Hình 3.19
Sơ đồ trục phát triển không gian vùng TP.HCM
62
Hình 3.20
Cấu trúc không gian vùng TP. Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG IV
63
Hình 4.1
Cấu trúc không gian vùng và điều kiện tự nhiên.
64
Hình 4.2
Mức độ tổn thương và khả năng phục hồi trước BĐKH
65
Hình 4.3
Bản đồ chồng ghép các kết quả lên không gian hiện
trạng vùng.
66
Hình 4.4
Bản đồ chồng ghép các kết quả lên cấu trúc không gian
điều chỉnh
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Tác động của biến đổi khí hậu là không thể đảo ngược. Cái giá phải trả cho
biến đổi khí hậu là rất lớn, ngay cả sau khi thích ứng thì tác động có thể cũng rất
lớn”[84]. Và “Sự tiến hoá của cấu trúc cho thấy cấu trúc quyết định hiệu quả thích
ứng BĐKH của các vùng đô thị” [77]. Thực vậy chúng ta đang sống trong một thế
giới mà môi trường có nhiều biến đổi, trong đó BĐKH làm nhiệt độ trái đất tăng
lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa
dạng sinh học… Để hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường đến phát triển
kinh tế xã hội trong phạm vi toàn cầu cần sự hợp tác của đa ngành, đa lĩnh vực, đa
quốc gia. Một trong những định hướng mang tính chiến lược được Liên Hiệp Quốc
đề xướng trong chương trình hành động toàn cầu là tăng cường khả năng thích ứng
của các đô thị, vùng đô thị, tập trung vào nghiên cứu cấu trúc thích ứng với BĐKH.
Thích ứng với BĐKH đã và đang được các vùng đô thị trên thế giới quan tâm qua
các chiến lược thích ứng được lồng ghép vào chiến lược quy hoạch không gian, quy
hoạch kinh tế xã hội. Trong chiến lược phát triển không gian các vùng đô thị lớn
trên thế giới như: Vùng đô thị Rotterdam, vùng đô thị Luân Đôn, New York,
Toronto, Bangkok… đã cho thấy nghiên cứu cấu trúc vùng, đặc biệt là cấu trúc
không gian vùng thích ứng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô hình phát
triển vùng đô thị thích ứng với BĐKH.
Việt Nam đứng trước vấn đề BĐKH toàn cầu, đã ban hành một số chính sách,
luật và một số quy định về ứng phó BĐKH: Luật Tài nguyên nước (2012), Luật
Phòng, chống thiên tai (2013), Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật
Bảo vệ môi trường (2014)… Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam do Bộ Tài
nguyên và Môi trường công bố, mới nhất là năm 2012, cập nhất 2014.
Vùng TP.HCM bao gồm bao gồm 8 tỉnh thành: TP. HCM, các tỉnh Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang,
đồ án quy hoạch xây dựng vùng đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ
2
Tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2008 và năm 2014 Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh
quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
nhưng nội dung thích ứng với BĐKH chưa được đề cập đầy đủ đúng mức. Chính vì
vậy quá trình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM cho
thấy một số mặt hạn chế của cấu trúc không gian vùng. Đó là: Việc mở rộng các
điểm dân cư và các khu công nghiệp vào các khu vực có nguy cơ thiên tai tiềm ẩn
nhiều rủi ro; Bên cạnh đó hạ tầng và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển của vùng đang là mối quan ngại cho các chiến lược phát triển của vùng. Vấn
đề này càng trở thành mối quan tâm lớn khi nhận biết vùng TP.HCM là một trong
những vùng đô thị chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, riêng TP.HCM, đô thị trung
tâm vùng được xác định là một trong 10 thành phố trên thế giới có khả năng chịu
tác động nặng nề nhất của BĐKH và đứng hàng thứ 5 về số dân sẽ có thể phải chịu
tác động vào năm 2070.
Cho nên đồ án quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh cần được
tiếp tục nghiên cứu tìm những giải pháp thích ứng với BĐKH gắn kết với kịch bản
BĐKH và NBD. Những tác động của BĐKH và NBD sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến
cấu trúc không gian vùng TP.HCM, tập trung vào các nội dung: Phân vùng phát
triển và định hướng các trục phát triển vùng; Cấu trúc không gian các vùng đô thị
và công nghiệp; Cấu trúc không gian các vùng đệm; Cấu trúc mạng lưới giao thông
vùng.
Với những lý do trên, NCS chọn đề tài “Cấu trúc vùng thành phố Hồ Chí
Minh thích ứng với biến đổi khí hậu” thuộc chuyên ngành quy hoạch vùng và đô
thị làm nội dung của luận án với mong muốn bổ sung cập nhật kịp thời vấn đề thích
ứng BĐKH đối với QHXDV TP.HCM cụ thể là lồng ghép thích ứng BĐKH trong
định hướng cấu trúc không gian vùng TP.HCM.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là nhằm đề xuất điều chỉnh cấu trúc không gian
vùng TP.HCM qua việc lồng ghép các giải pháp thích ứng với BĐKH với các định
3
hướng của chiến lược phát triển vùng trong quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM
hướng đến QHXD vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, luận án cần đạt được 4 mục tiêu cụ thể sau:
(1).Nhận diện thực trạng không gian vùng TP.HCM qua đó xác định vai trò
của cấu trúc không gian vùng trong thích ứng với BĐKH
(2).Đánh giá mức độ dễ tổn thương và khả năng phục hồi trước BĐKH của
không gian vùng TP.HCM.
(3).Xây dựng các giải pháp thích ứng với BĐKH cho không gian vùng
TP.HCM.
(4).Đề xuất cấu trúc không gian trong QHXD vùng TP.HCM, hướng đến
QHXD vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH.
3. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU
Luận án tập trung vào 4 nội dung chính sau:
- Nội dung 1: Nghiên cứu thực trạng phát triển không gian vùng TP. HCM và
mối quan hệ giữa phát triển không gian vùng với các điều kiện tự nhiên qua các thời
kỳ, qua đó xác định vai trò của cấu trúc không gian vùng TP.HCM trong thích ứng
với BĐKH.
- Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH qua các kịch bản BĐKH
và NBD cho vùng TP.HCM tiến tới đánh giá mức độ dể tổn thương và khả năng
phục hồi với BĐKH của không gian vùng TP.HCM.
- Nội dung 3: Nghiên cứu các tiêu chí thích ứng với BĐKH cho không gian
vùng TP.HCM.
- Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng chiến lược cho cấu trúc không gian vùng
TP.HCM, qua đó đề xuất điều chỉnh cấu trúc không gian vùng hướng tới QHXD
vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4
Căn cứ và mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu tác giả xác định đối
tượng nghiên cứu của luận án là không gian vùng Thành phố Hồ Chí Minh, tập
trung nghiên cứu những nội dung của cấu trúc không gian vùng TP.HCM
5. PHẠM VI NGHIÊM CỨU
Phạm vi nghiên cứu của luận án về không gian là vùng TP.HCM bao gồm 8
tỉnh thành: TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương,
Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang.
Thời gian nghiên cứu được xác định từ nay đến 2050.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Luận án giới hạn nghiên cứu trong các nội dung:
(1). Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên tác động lên không gian vùng TP. HCM
trong bối cảnh BĐKH.
(2).Nghiên cứu tác động của BĐKH cho vùng TP.HCM giới hạn ở kịch bản
BĐKH, NBD cho Việt Nam do Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố năm 2012
và cập nhật năm 2014.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận án “ Cấu trúc vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH ”, xác định ý nghĩa
khoa học và thực tiễn như sau:
Ý nghĩa về mặt khoa học :
- Bổ sung lý luận trong công tác quy hoạch xây dựng vùng (vùng đô thị) thích
ứng với biến đổi khí hậu .
- Bổ sung lý luận trong công tác giảng dạy lĩnh vực quy hoạch vùng và đô thị
thích ứng với BĐKH.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu cấu trúc vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH thông qua việc
lồng ghép định hướng cấu trúc không gian vùng và các giải pháp thích ứng với
BĐKH để kịp thời bổ sung cập nhật vấn đề BĐKH đối với QHXD vùng TP.HCM.
5
- Xây dựng tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch xây dựng vùng đô thị
tại Việt Nam thích ứng với BĐKH.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án “ Cấu trúc vùng thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí
hậu” đạt được những đóng góp mới:
(1). Đánh giá tác động của BĐKH lên không gian vùng TP.HCM.
(2). Đánh giá mức độ dễ tổn thương và khả năng phục hồi của không gian
vùng TP.HCM.
(3). Xây dựng các tiêu chí và các giải pháp thích ứng với BĐKH cho không
gian vùng TP.HCM.
(4). Xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH qua việc lồng ghép với các
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng cho định hướng cấu trúc không gian vùng
TP.HCM
(5). Đề xuất điều chỉnh cấu trúc không gian vùng hướng tới QHXD vùng
TP.HCM thích ứng với BĐKH.
9. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
9.1. Phương pháp chồng ghép bản đồ: Là phương pháp cơ bản của luận án.
9.2. Phương pháp chuyên gia: Nhằm mục đích khảo sát, lấy ý kiến các
chuyên gian về sự cần thiết lồng ghép BĐKH trong quy hoạch xây dựng vùng
TP.HCM và xây dựng các tiêu trí thích ứng với BĐKH.
9.3. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin là phương pháp cơ bản
của luận án nhằm tổng hợp những nhóm thông tin hiện trạng vùng TP.HM trong bối
cảnh BĐKH. Đồng thời phương pháp này dựa trên việc phân tích quá trình phát
triển của TP.HCM và vùng phụ cận qua các thời kỳ, nhận diện, đánh giá thực trạng
cấu trúc vùng TP.HCM. Phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và 2 của
luận án.
9.4. Phương pháp mô hình hoá
6
Phương pháp mô hình hoá là phương pháp được sử dụng trong việc đề xuất
cấu trúc không gian vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH, qua việc lồng nghép các
giải pháp thích ứng với BĐKH với các định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng.
Kết quả được trình bày ở chương 3 của luận án.
9.5. Phương pháp so sánh đa tiêu chí
Phương pháp đánh giá đa tiêu chí là phương pháp định tính để đánh giá tác
động của BĐKH lên cấu trúc vùng không gian vùng TP.HCM. Đồng thời qua
phương pháp này so sánh được tính khả thi của kết quả của luận án. Nội dung này
này được bàn luận ở chương 4 của luận án.
10. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
10.1. Quy hoạch vùng.
Có nhiều khái niệm về quy hoạch vùng của các chuyên gia trong và ngoài
nước. Pertxik cho rằng quy hoạch vùng là sự sắp xếp trên mặt đất những cơ sở hoạt
động của con người bao gồm công trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, mạng
lưới giao thông, rừng cây và khoảng trống, nhà ở và công trình phục vụ sinh hoạt,
nhằm thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu và sự mong muốn của con người[26]. Theo
Phạm Kim Giao trong cuốn “Quy hoạch vùng” cho rằng: Quy hoạch vùng là quy
hoạch tổng hợp, trên cấp và vượt ra ngoài khuôn khổ điểm dân cư thuộc phạm vi
lãnh thổ của một vùng quy hoạch với sự tham gia của nhiều cơ quan quy hoạch và
quản lý địa phương. Quy hoạch vùng cụ thể hoá các chương trình và kế hoạch của
quy hoạch lãnh thổ quốc gia, bổ sung và làm phong phú thêm các chương trình và
kế hoạch đó. Đồng thời quy hoạch vùng đề xuất các định hướng và kiến nghị quan
trọng cho quy hoạch các điểm dân cư [27].
10.2. Vùng đô thị.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Vùng đô thị là một trung tâm đông
dân số bao gồm một đại đô thị và các vùng phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng
của đô thị này hay nói cách khác là vùng gồm có hơn một thành phố trung tâm gần
sát nhau và vùng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của các thành phố trung tâm này.
7
Thông thường vùng đô thị được đặt tên theo tên thành phố trung tâm lớn nhất hoặc
quan trọng nhất trong vùng.
Vùng đô thị bao gồm:
- Thành phố chủ đạo đóng vai trò là trung tâm chính trị hành chính của toàn bộ
vùng đô thị.
- Phần mở rộng: Thành phố đối trọng; Nhóm thành phố chức năng đồng cấp;
Thành phố vệ tinh; Những vùng đệm.
10.3. Quy hoạch xây dựng.
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam-QCXDVN 01:2008/BXD Quy hoạch xây
dựng là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị
và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi
trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết
hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
10.4. Quy hoạch xây dựng vùng.
Theo Luật Xây Dựng 2014 Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống
đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên
huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
10.5. Biến đổi khí hậu (Climate change).
Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “BĐKH là
những ảnh hưởng có hại của BĐKH”, là những biến đổi trong môi trường vật lý
hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng
phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt
động của các hệ thống kinh tế-xã hội” [80]
10.6. Kịch bản BĐKH (Climate Scenario).
Là một biểu diễn phù hợp và đơn giản hóa của khí hậu tương lai, dựa trên cơ
sở một tập hợp nhất quán của các quan hệ khí hậu đã được xây dựng, sử dụng trong
8
việc nghiên cứu hệ quả tiềm tàng của sự thay đổi khí hậu do con người gây ra,
thường dùng như đầu vào cho các mô hình tác động.
10.7. Nước biển dâng – Sea level rise.
Là hiện tượng dâng lên của mực nước đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm triều cường, nước dâng do bão...NBD tại một vị trí nào đó có
thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về
nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
10.8. Cực đoan khí hậu (hiện tượng khí hậu hoặc thời tiết cực đoan)
Climate extreme (extreme weather or climate event).
Là sự xuất hiện giá trị cao hơn (hoặc thấp hơn) giá trị ngưỡng của một yếu tố
thời tiết hoặc khí hậu, gần các giới hạn trên (hay dưới) của dãy các giá trị quan trắc
được của yếu tố đó. Để đơn giản, cả thời tiết cực đoan và khí hậu cực đoan được gọi
chung là hiện tượng khí hậu cực đoan.
10.9. Cấu trúc không gian vùng hướng tới vùng đô thị thích ứng với
BĐKH.
Cấu trúc không gian vùng đô thị hướng tới vùng đô thị thích ứng với BĐKH
là cấu trúc được đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý của
cấu trúc không gian đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và
đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự phát hay được chuẩn bị trước và
có thể được thực hiện để đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác
nhau [82].
10.10. Khả năng thích ứng (Adaptive capacity).
Là khả năng, tiềm năng của hệ thống (tự nhiên hoặc con người) để chống lại
những thay đổi [82]. Khả năng thích ứng hiện tại là điều kiện quan trọng để thiết lập
và xây dựng chiến lược thích ứng BĐKH hiệu quả.
10.11. Khả năng chống chịu (Resilience).
Là khả năng của một hệ thống và các hợp phần của nó có thể phán đoán, hấp
thụ, điều chỉnh và vượt qua những ảnh hưởng của một hiện tượng nguy hiểm một
9
cách kịp thời và hiệu quả kể cả khả năng giữ gìn, hồi phục và tăng cường các cấu
trúc và chức năng cơ bản quan trọng của hệ thống đó [82].
10.12. Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability).
Tính dễ bị tổn thương là xu hướng hay khuynh hướng bị ảnh hưởng xấu,
khuynh hướng này cấu thành một đặc tính nội bộ của các yếu tố ảnh hưởng. đặc
tính này ảnh hưởng đến khả năng để dự đoán, đối phó, chống lại, và phục hồi từ các
tác động có hại của hiện tượng vật lý [82].
10.13. Thích ứng với biến đổi khí hậu (Adaptation to Climate change).
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo
để ứng phó với các tác nhân khí hậu hiện tại và tương lại, như làm giảm những
những thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi”[82]
11. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Từ nội dung nghiên cứu trên luận án có cấu trúc, được sơ đồ hoá ở (Hình 0.1,
0,2), gồm 3 phần:
- Phần mở đầu:
- Phần nội dung chính: Phần nội dung chính gồm có 4 chương sau:
• Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu.
• Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở khoa học
• Chương 3: Kết quả nghiên cứu
• Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu.
- Phần kết luận và kiến nghị.
- Ngoài ra còn còn có:
• Tài liệu tham khảo.
• Danh mục các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố.
• Phần phụ lục
10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG
VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG ĐÔ THỊ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1.1.1. Cấu trúc không gian vùng đô thị trên Thế Giới.
Từ những thập niên 60, phương pháp quy hoạch chiến lược đã được ra đời tại
Mỹ và đến thập nên 80 đã được áp dụng rộng rãi tại các cấp từ trung ương đến địa
phương ở nhiều quốc gia. Đối với quy hoạch vùng đô thị, phương pháp mới này
làm tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị trong vùng và giúp cho các nguồn tài
nguyên hạn hẹp được sử dụng hợp lý hơn. Sau này quy hoạch chiến lược được phát
triển thành “quy hoạch cấu trúc chiến lược”, đặt trọng tâm vào các cấu trúc không
gian trong phát triển vùng đô thị.
Cấu trúc vùng được mô tả trong “Dimensions of Regional Spatial
Structure” (Burger, Meijers, & van Oort, 2013) bao gồm cấu trúc xã hội và cấu trúc
không gian của hệ thống đô thị và các khu vực trong vùng. Cấu trúc vùng luôn luôn
tiến hoá thông qua sự thay đổi và phát triển của các điểm dân cư, đôi khi do quy
hoạch và đôi khi do hoàn cảnh, được kết nối với nhau bởi mối quan hệ ảnh hưởng
về đặc điểm, quy định và tổ chức thực hiện.
Cấu trúc không gian vùng đô thị theo “The City Reogion in Western Europe”
do Robert E.Dickson, GS địa lý – Đại Học tổng hợp Leeds, Luân Đôn xuất bản
năm 1967 cho rằng “ Vùng đô thị có cấu trúc không gian như một đơn vị xã hội
”[78,chapter 1]. Với các khái niệm:
- Đơn vị xã hội, là những hoạt động đầy đủ, toàn diện của một xã hội thu nhỏ
trong quá trình phát triển và phát triển bền vững.
- Vùng thành phố: bao gồm các điểm dân cư nông thôn và đô thị, các trung
tâm du lịch nghỉ dưỡng…. và nhiều điểm hoạt động theo những đặcc thù riêng tùy
thuộc vào tiềm năng của những nơi đó.
11
- Những đô thị trong vùng khác nhau về quy mô dân số, quy mô sử dụng đất
đai, quy mô sản xuất và các loại hình sản xuất, dịch vụ đa dạng, có vai trò như là
một hệ thống trung tâm lớn nhỏ của vùng.
1.1.2. Cấu trúc không gian vùng đô thị tại Việt Nam.
Việt Nam đã nghiên cứu áp dụng lý luận quy hoạch vùng kinh tế - xã hội của
Liên Xô cũ và các nước XHCN. Các đồ án phân vùng, quy hoạch vùng và quy
hoạch ngành cho cả nước và một số vùng đã được xây dựng vào những năm 1960.
Từ năm 2008 - nay có nhiều đồ án quy hoạch xây dựng vùng ở các vùng kinh
tế trọng điểm trong cả nước lần lượt được phê duyệt. Trong đó quan trọng nhất là
hai đồ án quy hoạch xây dựng vùng đô thị: Đồ án quy hoạch xây dựng vùng
TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050: Đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Nội dung và phương pháp lập quy hoạch xây dựng vùng từ năm 1960 đến nay
đã được xây dựng, một số cơ sở khoa học và phương pháp mới phục vụ quy hoạch
vùng phân vùng khí hậu, phân vùng tự nhiên, Atlas, phương pháp quy hoạch chiến
lược đã được nghiên cứu.
Quy trình lập quy hoạch vùng và xây dựng vùng của Việt Nam hiện nay,
được quy định tại Nghị định 92/2006/NĐ-CP và Nghị định 04/2008/NĐ-CP. Đối
với phương pháp lập quy hoạch, hiện nay chúng ta sử dụng nhiều phương pháp
nhưng chủ yếu là những phương pháp truyền thống (Quy hoạch tổng thể). Các
phương pháp lập quy hoạch được sử dụng nhằm phục vụ cho các nội dung được yêu
cầu của bản quy hoạch tổng thể vùng (Cũng được quy định trong Nghị định
92/2006/NĐ-CP và Nghị định 04/2008/NĐ-CP) (xem phụ lục 1.1)
Trong đồ án QHXDV TP.HCM được phê duyệt năm 2008, cấu trúc không
gian vùng thành phố được đề cập qua:
- Cấu trúc vùng đô thị và công nghiệp
- Cấu trúc lưu thông
- Cấu trúc các vùng cảnh quan.