Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Thể loại tiểu thuyết luận đề của tự lực văn đoàn (qua nửa chừng xuân, đoạn tuyệt, bướm trắng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH

THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ
CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
(QUA NỬA CHỪNG XUÂN, ĐOẠN TUYỆT, BƯỚM TRẮNG)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH

THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ
CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
(QUA NỬA CHỪNG XUÂN, ĐOẠN TUYỆT, BƯỚM TRẮNG)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Long

Hà Nội – 2017




LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS Phạm
Quang Long, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình thực hiện
luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống các phương
pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một
cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy
giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Văn học,
trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn
Lý luận văn học, khoa Văn học – những người mà trong thời gian qua đã dạy dỗ,
truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè –
những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực
hiện thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả
trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có
bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2017

Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 4
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu........................................................ 11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 11
5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 12
Chƣơng 1. THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ VÀ VỊ TRÍ CỦA TỰ LỰC
VĂN ĐOÀN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ...................................... 13
1.1. Giới thuyết về thể loại tiểu thuyết luận đề ..................................................... 13
1.2. Bức tranh chung về tiểu thuyết luận đề Việt Nam đầu thế kỷ XX.............. 16
1.2.1. Cơ sở hình thành và phát triển của tiểu thuyết luận đề ......................................... 16
1.2.2. Tiểu thuyết luận đề - thể loại nổi bật của văn xuôi tự sự Việt Nam đầu thế kỷ XX.19
1.3. Vị trí tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn trong văn học Việt Nam hiện đại. 22
1.3.1. Quan niệm về văn hóa - xã hội và văn chương của Tự lực văn đoàn ................ 22
1.3.2. Sự ra đời và phát triển tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ......................... 25
1.3.3. Những đóng góp của Tự lực văn đoàn với sự phát triển của tiểu thuyết luận đề . 33
1.3.4. Vị trí của Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt và Bướm trắng trong hành
trình sáng tác của Tự lực văn đoàn .................................................................... 36
Chƣơng 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LUẬN
ĐỀ CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN .................................................................................. 40
2.1. Cốt truyện trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn .......................... 40
2.1.1. Giới thuyết về cốt truyện tiểu thuyết .......................................................................... 40
2.1.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn . 43
2.1.2.1. Cốt truyện chú trọng tâm lí nhân vật .................................................. 43

2.1.2.2. Cốt truyện đa tuyến ............................................................................. 49
2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ............................. 52
2.2.1. Giới thuyết về nhân vật tiểu thuyết ............................................................................ 52
2.2.2. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ...................... 54
2.2.2.1. Kiểu nhân vật thế hệ trẻ cấp tiến ........................................................ 54
2.3.2.2. Kiểu nhân vật thế hệ già bảo thủ ........................................................ 57

1


2.3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn
đoàn...................................................................................................................................... 60
2.3.3.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ........................................................ 61
2.3.3.2. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm.............................................. 65
2.3.3.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ .......................................................... 71
2.3.3.3. Miêu tả nhân vật qua hành động......................................................... 77
Chƣơng 3. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ......................... 82
3.1. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ........ 82
3.1.1. Giới thuyết về điểm nhìn trần thuật........................................................................... 82
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn .................84
3.1.2.1. Trần thuật ở điểm nhìn toàn tri ........................................................... 84
3.1.2.2. Điểm nhìn trần thuật phức hợp ........................................................... 89
3.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ........................... 94
3.2.1. Giới thuyết về ngôn ngữ tiểu thuyết........................................................................... 94
3.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ................. 97
3.2.2.1. Ngôn ngữ trần thuật mang đặc trưng của tầng lớp trí thức tiểu tư
sản thành thị ..................................................................................................... 97
3.2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại của nhân vật ................. 105
3.3. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn ..... 111

3.3.1. Giới thuyết về giọng điệu trần thuật ......................................................................... 111
3.3.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn............... 112
3.3.2.1. Giọng điệu dung dị, trữ tình .............................................................. 113
3.3.2.2. Giọng điệu lạc quan, tin tưởng ....................................................... ..115
3.3.2.3. Giọng điệu triết lý, suy ngẫm ............................................................ 117
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 125

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luận đề là một đặc điểm nổi bật của văn xuôi tự sự Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Tính luận đề trong văn học không phải đến giai đoạn đầu thế kỷ XX mới có, nhưng
đến giai đoạn này thì nó đã có những đặc điểm khác với giai đoạn trước - đa dạng,
phong phú, nhiều màu sắc và trở thành một đặc trưng tiêu biểu trong các khuynh
hướng sáng tác văn học khác nhau. Đặc biệt, đến những sáng tác của Tự lực văn
đoàn thì loại hình tiểu thuyết luận đề xuất hiện và được xem như một thể loại với
những cách tân độc đáo.
Bối cảnh văn hóa - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX có tác động trực tiếp đến
sáng tác văn học trong giai đoạn này. Sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đã
làm nảy sinh những vấn đề xã hội mới, như những xúc tác làm cho các mâu thuẫn
giữa quan niệm cũ và mới, những khát vọng về tình yêu, quyền tự do hôn nhân, tư
tưởng cải cách… được dịp bộc lộ rõ nét và sâu sắc hơn. Để thể hiện sâu sắc những
vấn đề này trong văn học đòi hỏi sự cách tân, đổi mới của người nghệ sĩ về nhận
thức, quan niệm thẩm mĩ và phương pháp sáng tác. Đáp ứng những yêu cầu đó,
nhiều nhóm văn chương, trong đó có Tự lực văn đoàn đã xuất hiện và đưa những đề
tài về xã hội, con người thời đại vào các tiểu thuyết của mình một cách khéo léo và
sáng tạo.

Trong văn học đầu thế kỷ XX, Tự lực văn đoàn được coi là một nhóm văn
chương tiêu biểu và có sức sáng tạo dồi dào, ý thức cách tân nghệ thuật tiểu thuyết
và được coi như tổ chức có công đầu cho quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc,
đặc biệt là văn xuôi. Những tiểu thuyết luận đề về xã hội và con người thời đại là
những sáng tạo đáng kể của các cây bút văn xuôi Tự lực văn đoàn. Có thể thấy từ
Hồn bướm mơ tiên đến Băn khoăn của Tự lực văn đoàn đều là những tiểu thuyết
mang tính luận đề, trong đó các tiểu thuyết như: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh
lùng, Bướm trắng… là những sáng tác thể hiện được ý đồ “soạn những sách có tư
tưởng xã hội, chú ý làm cho người và xã hội ngày một hơn lên” của Tự lực văn
đoàn.

3


Nhìn từ góc độ thể loại, có thể nhận định, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn
đoàn đã góp phần quan trọng đối với tiến trình hiện đại văn học dân tộc, từng bước
tạo ra diện mạo mới cho văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Những cách tân ở thể
loại tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn thể hiện ở một số phương diện: cốt
truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… Từ truyện thơ Nôm mang tính
luận đề của văn học dân tộc đến những tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn, có
một sự thay đổi rất lớn về tư tưởng văn chương, vấn đề và phương thức thể hiện, nó
phản ánh những nhu cầu mới của xã hội và nội tại của văn học.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn triển khai đề tài: “Thể loại tiểu
thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn (qua Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Bướm
trắng)”, với mong muốn đóng góp thêm vào hướng tiếp cận theo thể loại về tiểu
thuyết của nhóm văn chương vốn có nhiều đóng góp cho sự cách tân văn học Việt
Nam đầu thế kỷ XX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi ra đời đến nay, Tự lực văn đoàn và những sáng tác của nhóm văn
chương này đã nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả. Hơn 80 năm qua, việc

nghiên cứu, đánh giá tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn có nhiều diễn biến phức tạp.
Do giới hạn bởi phạm vi nghiên cứu, phương pháp, quan điểm tiếp cận nên khi tiến
hành khảo sát các công trình nghiên cứu để thực hiện đề tài “Thể loại tiểu thuyết
luận đề của Tự lực văn đoàn (qua Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Bướm trắng)”,
chúng tôi khó có thể khảo sát, phân tích hết sự phong phú, phức tạp của những hiện
tượng văn học (tác giả, tác phẩm) thuộc Tự lực văn đoàn. Vì vậy, trong nội dung
này, chúng tôi tập trung trình bày một số công trình nghiên cứu chính để phục vụ
trực tiếp cho việc triển khai đề tài trên. Ngoài ra, do sự đa dạng trong cách viết tên
của nhóm văn chương này ở các công trình nghiên cứu khác nhau nên trong luận
văn này, chúng tôi viết tên nhóm là Tự lực văn đoàn để tạo ra sự nhất quán trong
cách viết. Chúng tôi tạm chia thành hai loại tài liệu:
Thứ nhất là những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Tự lực văn đoàn
và các tác phẩm của Tự lực văn đoàn

4


Các tác giả Nguyễn Trác, Đái Xuân Ninh trong cuốn Về Tự lực văn đoàn
(1989) đã khẳng định đóng góp lớn nhất của Nhất Linh, Khái Hưng - hai cây bút trụ
cột của nhóm là ở phương diện nghệ thuật: “nghệ thuật miêu tả chiều sâu tâm lý”
[48, tr. 94], “hiện thực tâm lý” [48, tr. 129], “Khái Hưng có tài miêu tả tâm lý của
hạng thanh niên hoặc chỉ biết ăn chơi trụy lạc hoặc băn khoăn tìm một lí tưởng mà
không thấy. Đặc biệt ông biết đi sâu vào tâm lý của những thiếu nữ mới lớn lên”
[48, tr. 139]. Rõ ràng, các tác giả này hầu như chưa chú ý nhiều đến những đổi mới
về nội dung xã hội của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, chưa coi trọng những tư tưởng
xã hội, tư tưởng cải cách được các tác giả này chuyển tải vào văn chương, chưa
đánh giá đúng mức “giá trị phản ánh” các vấn đề xã hội của các nhà văn này. Các
tác giả cũng đưa ra những nhận xét xác đáng về những đóng góp trong nghệ thuật
tiểu thuyết của nhóm văn chương nói chung, của các nhà văn cụ thể nói riêng.
Tác giả Phan Cự Đệ với cuốn Tự lực văn đoàn - Con người và văn chương

(1990), đã đưa ra nhận định về những đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với tiến
trình hiện đại văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, đặc biệt là việc “xây dựng một nền
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”. Theo đó, tác giả nhận định: “Tự lực văn đoàn đã có
công lớn trong việc đổi mới nền văn học vào những năm 30 của thế kỷ, đổi mới từ
những quan niệm xã hội như mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội cho
đến việc đẩy nhanh các thể loại văn học trên con đường hiện đại hóa, làm cho ngôn
ngữ văn học trở nên trong sáng và giàu có hơn” [18, tr. 37]. Đồng thời tác giả cũng
đáng giá những đặc sắc ở phương diện nghệ thuật của văn xuôi Tự lực văn đoàn:
“Nhìn chung tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có kết cấu và cốt truyện chặt chẽ, lối kể
chuyện hấp dẫn, duyên dáng, ngôn ngữ trong sáng, trang nhã, gợi cảm và giàu chất
thơ, những đoạn miêu tả thiên nhiên đất nước đậm đà màu sắc dân tộc, những dòng
tâm lí tinh tế xen kẽ với độc thoại, đối thoại rất sinh động” [18, tr. 42].
Đánh giá vị trí của văn chương Tự lực văn đoàn trong dòng chảy văn học
đương thời, tác giả Trần Đình Hượu với nghiên cứu Tự lực văn đoàn nhìn từ góc độ
tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương
Đông, (Tạp chí Sông Hương, Số 4 – 1991) đã khẳng định: “Sự đóng góp của Tự lực

5


văn đoàn vào sự thắng lợi của văn học mới (thơ, kịch, tiểu thuyết), trong những
năm hai mươi, ba mươi là lớn, chủ động, tích cực. Về mặt đó các nhà văn hoạt động
độc lập hay các nhóm văn học khác không thành công được như vậy, không cống
hiến được nhiều như vậy” [31, tr. 44].
Tác giả Lê Thị Đức Hạnh với bài viết Thêm mấy ý kiến đánh giá về Tự lực văn
đoàn đăng trên Tạp chí Văn học, số 3 – 1991 đã góp thêm một cách đánh giá, cách
nhìnmới mẻvề văn chương Tự lực văn đoàn: “So với thế hệ trước, Tự lực văn đoàn
đã có khám phá và đổi mới rõ rệt trong cách viết; từ cách đặt vấn đề, xây dựng
truyện, mô tả tâm lí nhân vật, diễn đạt cảm xúc, nhất là nhìn vào lối hành văn thì rất
dễ thấy: giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, linh hoạt, uyển chuyển. Ngày nay, đọc

lại sáng tác của Tự lực văn đoàn có thể thấy không còn hấp dẫn lắm, nhưng đặt nó
vào thời điểm của nó, cách đây hàng hơn nửa thế kỷ, với những thứ văn chương
trước đó, cổ lỗ, đầy những biền ngẫu, sáo ngữ trống rỗng, cầu kỳ, thì mới thấy hết
giá trị của nó, khiến nó được đông đảo công chúng hâm mộ, nhất là thanh niên trí
thức thành thị”; “Đến văn của Khái Hưng và Nhất Linh trong Tự lực văn đoàn thì
ngay thời kỳ đầu đã làm một bước nhảy vọt” [31, tr. 91]. Đồng thời, tác giả cũng
đưa ra một số lưu ý về cách nhìn nhận và đánh về nhóm văn chương này: “Cần phải
thực sự đổi mới trong cách nhìn nhận, đánh giá Tự lực văn đoàn, một tổ chức văn
học tuy có những mặt hạn chế, lệch lạc, nhưng có nhiều đóng góp quí báu cho nền
văn học dân tộc trong những năm 30 của thế kỷ này [31, tr. 94].
Tác giả Hà Minh Đức với cuốn Tự lực văn đoàn Trào lưu - Tác giả (2007) đã
trình bày những khảo luận về Tự lực văn đoàn; phân tích một số tác phẩm văn
chương Tự lực văn đoàn và tuyển chọn những bài viết đánh giá về Tự lực văn đoàn.
Trong công trình này, tác giả đã nhận định: “Có thể nói là với những cách tân của
văn đoàn này, tiểu thuyết Việt Nam đã thực sự bước vào quỹ đạo của thời kì hiện
đại” [23, tr. 177]. Đánh giá về mặt nghệ thuật của văn xuôi Tự lực văn đoàn, tác giả
cho rằng: “Thành công đáng kể của nghệ thuật tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là vấn
đề xây dựng nhân vật” [23, tr. 184]; “Tự lực văn đoàn không chỉ đột phá ở một mũi
tiến công vào hệ tư tưởng phong kiến, không chỉ góp phần hiện đại hóa qua một số

6


trường hợp tiêu biểu mà thực sự đã tạo được mặt bằng và thành quả khá vững chắc
vè nghệ thuật ngôn từ” [23, tr. 191].
Bên cạnh đó, phải kể đến các luận án, luận văn nghiên cứu về Tự lực văn
đoàn. Công trình Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn qua ba tác giả Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo của tác giả Lê Thị Dục
Tú (Luận án PTS, 1994, Viện Văn học, Hà Nội) đã làm rõ những đóng góp độc đáo
và những hạn chế lịch sử trong thế giới nghệ thuật của ba nhà văn tiêu biểu của Tự

lực văn đoàn; vị trí của ba nhà văn trong tiến trình văn học hiện đại của dân tộc.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một trong những kết luận quan trọng đó là: “tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn chủ yếu là tiểu tiểu thuyết luận đề, mà luận đề nổi bật về
trung tâm là luận đề về con người cá nhân. Và có thể nói tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn còn là dòng tiểu thuyết đầu tiên nêu lên luận đề về con người cá nhân một
cách xuyên suốt, liên tục, tập trung” [56, tr. 126].
Công trình Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho xây dựng một nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại của Trịnh Hồ Khoa (Luận án PTS, 1996, Đại học KHXH và
NV, Hà Nội), tác giả đã làm rõ sự đổi mới cốt truyện và kết cấu; đổi mới ngôn ngữ
giọng điệu văn xuôi trong văn xuôi Tự lực văn đoàn. Tác giả nhận định: “Với Tự
lực văn đoàn tiếng Việt trong sáng hơn, chấm dứt những câu văn biền ngẫu chồng
chất điển tích và từ Hán Việt. Với Tự lực văn đoàn cũng không còn những câu lai
căng, cộc lốc như văn của Hoàng Tích Chu, mà là những lời ăn tiếng nói của nhân
dân được chọn lọc, gọt giũa, trau chuốt đưa vào tác phẩm. Có thể nói: Tự lực văn
đoàn đã góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ văn chương Việt Nam” [31, tr. 177].
Tiếp đến là công trình Tiểu thuyết Nhất Linh trước cách mạng tháng Tám của
Vũ Thị Khánh Dần (Luận án PTS, 1997, Viện văn học, Hà Nội) tác giả đã khái quát
về thời đại lịch sử, xã hội, con người và quan niệm văn chương của Nhất Linh;
Những tìm tòi và sáng tạo của Nhất Linh trong quá trình hiện đại hóa thể loại tiểu
thuyết. Công trình nghiên cứu này đã làm rõ từ Nho phong đến Bướm trắng là quá
trình hiện đại hóa “thần tốc” của tiểu thuyết Nhất Linh. Ông đạt được thành tựu
nghệ thuật qua bốn chặng đường ở những phương diện: kết cấu, cốt truyện, xây

7


dựng nhân vật, không gian, thời gian. Thi pháp tiểu thuyết Nhất Linh ngày càng
hiện đại, ngôn ngữ mang phong cách riêng, “phong cách nhạc và thơ, vừa giàu chất
trữ tình, vừa giàu chất tư tưởng”; “tiểu thuyết của Nhất Linh là biểu hiện sinh động
của sự hòa nhập văn hóa phương Tây, phương Đông và văn hóa truyền thống, là sự

kiếm tìm không ngơi nghỉ của người nghệ sĩ trên bước đường sáng tạo nghệ thuật”
[9, tr. 115].
Tác giả Dương Thị Hương với công tình Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, 2001, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nô ̣i ) đã đưa ra những nhận xét xác đáng khi cho rằng tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn đã làm thay đổi hình thức và nội dung tiểu thuyết Việt Nam, đưa nó vào quỹ
đạo của nền văn học mang tính hiện đại. Tác giả cũng nhận định: “Những biểu hiện
tâm lí của nhân vật có mục đích trước hết thể hiện luận đề tác phẩm, đã chi phối
những đặc điểm của tiểu thuyết luận đề, tạo ra sự khác biệt về tính chất, độ đậm
chất của luận đề, phong cách riêng của từng tác giả” và “trong thời kì đầu của của
Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết luận đề đã quyết định sự thống nhất mô hình nhân vật,
mô hình tiểu thuyết, chi phối một bộ phận không nhỏ văn học công khai thời ấy”
[30, tr. 152].
Công trình Mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của tác giả Nguyễn Thị Tuyến
(Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, 2004, Đại học Sư phạm Hà Nội) là công trình chuyên
biệt đi sâu nghiên cứu về mô hình tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nhìn từ góc độ
đồng đại và lịch đại. Tác giả chỉ ra sự thống nhất mô hình của ba cây bút Nhất Linh,
Khái Hưng, Hoàng Đạo: “thống nhất về đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu, giọng
điệu, ngôn ngữ nghệ thuật trên cơ sở sự thống nhất của tư tưởng và tâm lí của giai
cấp tư sản dân tộc Việt Nam sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và phong trào
cách mạng vô sản 1930 – 1931” và “sự thống nhất của mô hình tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn còn thể hiện ở quy luật vận động của nó” [57, tr. 158].
Tiếp đó, tác giả Lại Thị Thúy Vân nghiên cứu về Đóng góp của Tự lực văn
đoàn qua hai tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái
Hưng, (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, 2009, Đại học Thái Nguyên), trong đó đề cập đến

8


những đóng góp đối với quá trình hiện đại hóa văn học, đổi mới về quan niệm con

người và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn.
Ngoài các công trình trên, còn một số công trình nghiên cứu về Tự lực văn
đoàn và những sáng tác của nhóm văn chương này mà chúng tôi khó có thể khảo sát
hết. Mỗi đề tài, mỗi hướng nghiên cứu đều có những quan điểm riêng. Ở đây, chúng
tôi muốn mở rộng hướng nghiên cứu tiếp cận các tiểu thuyết luận đề dưới góc độ
thể loại với hi vọng sẽ bổ sung thêm những nội dung làm toàn vẹn hơn bức tranh
nghiên cứu về văn chương của Tự lực văn đoàn.
Thứ hai là những công trình gián tiếp phục vụ cho đề tài
Thành công với các tiểu thuyết luận đề, Tự lực văn đoàn được nhiều tác giả,
học giả quan tâm và dành sự yêu mến đặc biệt. Có thể kể một số công trình như:
Dưới mắt tôi (1939) của Trương Chính đã ghi nhận sự tiến bô ,̣ mới mẻ trong
những tiểu thuyết tiêu biểu của Khái Hưng, Nhất Linh, trong đó có Đoạn tuyệt, Nửa
chừng xuân. Tác giả viết: “Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học hiện đại Việt
Nam. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội. Nó còn có một giá trị tâm lý không
ai chối cãi được” [23, tr. 302]; “Nửa chừng xuân là cuốn truyện ghi sự phấn đấu
giữa cá nhân với chế độ ấy. Tác giả biện hộ cho giá trị nhân sinh mới và công bố sự
bất hợp thời của những tập quán do nền luân lí cổ truyền tạo ra” [23, tr. 313]. Đồng
thời, tác giả đánh giá: “Tự lực văn đoàn có một vai trò rất lớn trong sự phát triển
của văn học ta những năm ba mươi” [31, tr. 31].
Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu nhận định: “Về
đường xã hội, các nhà thuộc văn đoàn ấy muốn phá bỏ hủ tục để cải cách xã hội
theo các quan niệm mới. Bởi thế, các nhà văn ấy thường viết những phong tục tiểu
thuyết hoặc luận đề tiểu thuyết để chỉ trích các phong tục, tập quán cũ mà giãi bày
những lý tưởng mới về cuộc sống sinh hoạt trong gia đình hoặc trong xã hội” [25,
tr. 445]. Đồng thời, tác giả dành nhiều lời khen tặng, đánh giá cao về Tự lực văn
đoàn, và công nhận “công việc của Tự lực văn đoàn đã có ảnh hưởng về đường xã
hội và đường văn học”.

9



Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam
1930 - 1945 khi đề cập đến văn chương của Tự lực văn đoàn, ông đánh giá cao sự
đổi mới của nhóm văn chương này và cho rằng: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã
“vứt bỏ hẳn cú pháp văn biền ngẫu, những cách thể hiện nội tâm bằng thư từ trao
đổi hay thơ phú xướng họa, những lối đưa đẩy bằng những câu văn vần du dương
“mùi mẫn”, những lời thuyết lí đạo đức dài dòng mà Tố Tâm mắc phải” [42, tr. 16].
Đồng thời, tác giả cũng nhận định tiểu thuyết Tự lực văn đoàn được “viết theo một
mô hình hết sức thống nhất: thống nhất từ đề tài, chủ đề, nhân vật cho đến cách
hành văn” [42, tr. 52].
Trong bài Lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, đánh giá
những đóng góp của Tự lực văn đoàn, Nguyễn Hoành Khung viết: “Cùng với sự đổi
mới về thể loại, Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp quan trọng vào việc đổi mới
câu văn xuôi quốc ngữ đưa nó tới chỗ thuần thục” [35, tr. 23].
Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Lược thảo
lịch sử văn học (1957) của nhóm tác giả Lê Quý Đôn; Văn học Việt Nam 1930 –
1945 (1961) của Phan Cự Đệ và Bạch Năng Thi; Sơ thảo văn học Việt Nam (1964)
của các tác giả Viện Văn học, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự Đệ…Mô ̣t
số bài nghiên cứu về Tự lực văn đoàn nói chung và nghiên cứu về Khái Hưng, Nhất
Linh nói riêng như: Khái Hưng người thứ nhất muốn làm nguyên soái của văn
chương sáng giá (1964) của Hồ Hữu Tường; Nhất Linh nhà văn tiêu biểu của Tự
lực văn đoàn (1965) của Phạm Thế Ngũ, Nhất Linh hay khuynh hướng lãng mạn
phản kháng (1972) của Bùi Xuân Bào… Nhìn chung mỗi tác giả có những ý kiến
riêng, nhưng phần lớn đều thiên về đánh giá phê bình sức sáng tạo cũng như nô ̣i
dung tác phẩm của nhóm văn chương này.
Ngoài ra, các bài viết về Tự lực văn đoàn và các tác phẩm của Tự lực văn
đoàn xuất hiện nhiều trên các báo, tạp chí… Các bài viết ít nhiều đề cập đến các vấn
đề thuộc nội dung, nghệ thuật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đều là những gợi ý
quý báu để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình.


10


3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề: Thể loại tiểu
thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn qua các tác phẩm Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt
và Bướm trắng.
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết
luận đề của Tự lực văn đoàn trên cơ sở thực tiễn các tác phẩm để làm rõ đặc trưng
thể loại và thấy được sự cách tân trong sáng tác của Tự lực văn đoàn.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong thời gian hơn mười năm, Tự lực văn đoàn xuất
bản mười chín tiểu thuyết, trong đó toàn bộ những tiểu thuyết này đều mang tính
luận đề. Với hướng nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết luận đề cũng như khuôn khổ
luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ đi sâu vào ba tác phẩm tiểu thuyết: Nửa chừng xuân,
Đoạn tuyệt và Bướm trắng. Chúng tôi chọn ba tác phẩm này vì tính tiêu biểu, đại
diện của nó, nó gắn với những thay đổi về quan niệm xã hội và văn chương của các
tác giả giữ vai trò chủ lực của tổ chức văn học trên. Bên cạnh đó, các tác phẩm khác
của Tự lực văn đoàn và một số tác phẩm luận đề của các tác giả khác, chúng tôi
cũng sử dụng làm tư liệu để mở rộng, liên hệ, so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ mục đích và đối tượng nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích – tổ ng hơ ̣p : Từ những đặc điểm về thể loại tiểu
thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích các tác phẩm
để làm sáng tỏ vấn đề và thấy được những sáng tạo, cách tân của nhóm văn
chương này, sau đó các vấn đề sẽ được khái quát bằng phương pháp tổng hợp.
- Phƣơng pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh về
mặt thể loại của tiểu thuyết luận đề Tự lực văn đoàn với tiểu thuyết luận đề của các
tác giả giai đoạn trước, trong và sau thời đại của Tự lực văn đoàn để thấy được
những nét tương đồng, khác biệt và những sáng tạo của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.


11


- Phƣơng pháp thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê các mô
hình tiểu thuyết luận đề trong những sáng tác của Tự lực văn đoàn, nhằm cung cấp
những số liệu cụ thể khoa học, xác thực để đi đến kết luận cuối cùng.
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp chúng tôi tìm
hiểu một cách có hệ thống về thể loại tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn, trên
cơ sở đó làm rõ được những cách tân về thể loại trong sáng tác của nhóm văn
chương này.
- Phƣơng pháp loại hình: Chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân loại
và xác định được vị trí thể loại tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn trong tiến
trình văn học.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Thể loại tiểu thuyết luận đề và vị trí của Tự lực văn đoàn trong
văn học Việt Nam hiện đại
Chƣơng 2: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn
đoàn
Chƣơng 3: Điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn

12


Chƣơng 1: THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ VÀ VỊ TRÍ CỦA TỰ LỰC
VĂN ĐOÀN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Giới thuyết về thể loại tiểu thuyết luận đề
“Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng

phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời
gian, khả năng khám phá sâu sắc những vấn đề thuộc về thân phận con người thông
qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang
tính tổng thể rộng lớn về đời sóng xã hội” [24, tr. 236]. Tiểu thuyết là một khái
niệm thể loại, một tên gọi chung nhằm phân biệt với các thể loại khác như thơ,
kịch… Tuy nhiên, đây là một thể loại lớn có diện mạo đặc biệt phong phú nên sự
phân loại trong tiểu thuyết thường dựa trên những cơ sở và tiêu chí khác nhau, có
thể phân chia dựa trên khuynh hướng, trào lưu, đề tài, dung lượng, đặc trưng thể
loại... Nhưng mọi sự phân chia này chỉ mang tính tương đối bởi quá trình tồn tại và
phát triển của thể loại tiểu thuyết luôn diễn ra hiện tượng giao thoa và thâm nhập
lẫn nhau giữa các yếu tố nội dung và hình thức. Vì vậy, tiểu thuyết luận đề cũng là
một thể loại ra đời theo sự phân chia mang tính tương đối này.
Theo nhận định của môt số chuyên gia văn học như Susan - Rubin Suleiman
(Giáo sư văn học Mỹ), Pierre Lonis Rey… thì “tiểu thuyết luận đề” có thể xuất hiện
từ cuối thế kỷ XIX ở Pháp; Goldenstein trong tác phẩm Để đọc tiểu thuyết (1983)
cũng thừa nhận có “tiểu thuyết luận đề”. Tuy nhiên, các tác giả cho rằng “tiểu
thuyết luận đề” mang một ý nghĩa hạn chế, loại tiểu thuyết này: “Thứ nhất nó có
nhiều trùng lặp luận đề tư tưởng, chính trị học luân lý của nó. Luận đề được bộc lộ
trực tiếp nhiều lần đến mức dư thừa; Thứ hai, nó có độc một ý nghĩa rõ ràng, chính
xác đơn nhất không đa âm để dễ thuyết phục người đọc” [9, tr. 40]. Đồng thời, các
tác giả giai đoạn này cho rằng, việc chứng minh luận đề bằng tiểu thuyết là việc
không phù hợp. Bởi xét về mặt khái niệm thì luận đề là những lý thuyết, những vấn
đề về khoa học, xã hội, triết học, đạo đức, chính trị… có tính logic, khô cứng, đơn
âm; tiểu thuyết là hư cấu, tưởng tượng, phiêu lưu, tiểu thuyết là đối thoại lớn của tác

13


giả với người đọc. Tiểu thuyết mô tả đời sống riêng của con người trong mối quan
hệ rộng lớn của xã hội, tiểu thuyết mang tính tự do, động, để ngỏ. Chính vì vậy,

trong khái niệm, đặc trưng của tiểu thuyết và luận đề có sự đối lập: đối lập giữa tính
đơn âm của luận đề với tính đa âm của tiểu thuyết; đối lập giữa sự khô cứng của
luận đề với sự linh hoạt của tiểu thuyết; đối lập giữa logic chặt chẽ của luận đề với
sự tự do, để ngỏ của tiểu thuyết…
Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu như Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Văn Xung,
Phạm Thế Ngũ, Bùi Xuân Đào… có nói đến “truyện luận đề” hay “tiểu thuyết luận
đề”. Tác giả Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1942) căn cứ vào thực tiễn sáng
tác phong phú của tiểu thuyết, đã ghi nhận hơn mười loại hình tiểu thuyết (tiểu
thuyết phong tục, tiểu thuyết luân lý, tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu
thuyết phóng sự, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết tả chân, tiểu thuyết xã hội, tiểu
thuyết trinh thám…), trong đó có tiểu thuyết luận đề. Trong Văn học sử giản ước
tân biên (1964), Phạm Thế Ngũ đưa ra quan điểm về tiểu thuyết luận đề: “Tiểu
thuyết luận đề là tiếng dùng để dịch thành ngữ Pháp Roman à thèse. Luận đề đây là
chỉ cái chủ trương, cái quan niệm có hệ thống của một tác giả về một vấn đề trọng
đại của tư tưởng và liên quan đến xã hội nhân sinh. Nhà văn viết ra một câu chuyện
với chủ ý trình bày những nhân vật, dẫn dắt các tình tiết để đi đến một kết cục, tất
cả nhằm bênh vực cái quan niệm riêng của mình… Người ta nhận ra tiểu thuyết
luận đề ở chỗ, tác giả đã rõ rệt chủ ý bênh vực một quan niệm, để chống lại một
quan niệm khác và rõ rệt uốn nắn câu chuyện, khuôn đúc nhân vật, phục vụ cho chủ
ý của mình” [44, tr. 244].
Cùng nói về vấn đề này, Nguyễn Văn Xung trong Bình giảng về Tự lực văn
đoàn (1958) đã đưa ra nhận định về tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn nói
chung, của Nhất Linh nói riêng: “Sau khi thành lập, Tự lực văn đoàn, Nhất Linh
tiến sang lại tiểu thuyết luận đề, là những tác phẩm quan trọng đã gây nhiều sôi nổi
trong dư luận” [59, tr. 48]. Tác giả Bùi Xuân Bào, trong Tiểu thuyết hiện đại Việt
Nam (1945) cũng xếp tác phẩm Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh thuộc tiểu
thuyết luận đề về cá nhân.

14



Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Tiểu thuyết luận đề là loại tiểu thuyết có
cốt truyện và số phận nhân vật được dùng để minh họa cho một vấn đề triết học,
đạo đức, xã hội (tức luận đề) có trước, qua đó nhà văn thể hiện lập trường quan
điểm, tư tưởng của mình về vấn đề đó. Mục đích nhà văn viết tác phẩm là “để nêu
lên một lý thuyết, để tán dương, tuyên truyền một cái gì tác giả cho là tốt đẹp, để đả
đảo một cái gì tác giả cho là xấu xa, viết tiểu thuyết để phụng sự, để chứng tỏ một
cái gì đó” (Nhất Linh).
Có thể nhận định đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết luận đề gồm ba điểm sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết luận đề là loại tác phẩm văn học được viết để minh họa
cho một ý đồ tư tưởng xã hội.
Thứ hai, tiểu thuyết luận đề thường đề cập tới các quan điểm xã hội nhân sinh,
trong đó tác giả thể hiện rõ lập trường quan điểm của mình trong việc chống đối,
phủ nhận vấn đề này, đề cao và tán dương vấn đề kia. Bằng những cách diễn đạt
khác nhau, luận đề xã hội được bộc lộ nhiều lần, có thể được bộc lộ một cách trực
tiếp, vì vậy mà ý nghĩa của tác phẩm thường sáng rõ, thậm chí có thể đơn nghĩa.
Thứ ba, tiểu thuyết luận đề được xây dựng theo những nguyên tắc cấu thành
của tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nhằm bộc lộ luận đề của tác phẩm và để cho câu
chuyện trong tác phẩm trở nên xuôi chiều, rõ ràng hơn, các tác giả thường có xu
hướng dẫn dắt và gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, có khi chấp nhận cả sự gò ép,
khiên cưỡng trong khắc họa nhân vật, vì vậy mà có phần hơi đơn giản hóa đời sống.
Ở đây, cần phân biệt hai khái niệm: “tiểu thuyết luận đề” và “luận đề của tiểu
thuyết”. Luận đề của tiểu thuyết là chủ đề, là vấn đề: “Triết lý xã hội, đạo đức và
các loại hình tư tưởng khác được đặt ra trong tác phẩm” [4, tr. 46]. Chủ đề được
hình thành từ hiện thực cuộc sống thông qua sự khái quát hóa của nhà văn, chủ đề
toát ra từ ý nghĩa khách quan của tác phẩm. Trong mỗi cuốn tiểu thuyết đều chứa
đựng ít nhất một chủ đề, nhưng không có nghĩa cứ nêu lên và giải quyết chủ đề đó
thì tác phẩm sẽ trở thành tiểu thuyết luận đề; trong tiểu thuyết thường, nhân vật sẽ
quyết định chủ đề, do vậy, phải hiểu được nhân vật mới hiểu được chủ đề tác phẩm.
Với tiểu thuyết luận đề, luận đề là cái có trước, là sự minh họa bằng tác phẩm văn


15


học cho một ý đồ, một tư tưởng nào đó mà tác giả muốn gửi gắm. Cốt truyện và
nhân vật được tác giả sử dụng nhằm chứng minh cho luận đề. Nhà văn thường xây
dựng hai tuyến nhân vật đối lập, có mâu thuẫn, xung đột gay gắt với nhau, trong đó
nhân vật mang tư tưởng luận đề trong tiểu thuyết luận đề thường là nhân vật chính
diện, nhân vật chống lại luận đề là nhân vật phản diện. Nhân vật cũng thường được
khai thác ở những bình diện có lợi cho luận đề. Kết thúc của tiểu thuyết luận đề
thường là kết thúc có hậu, luận đề được khẳng định, đề cao, kẻ chống lại luận đề bị
lên án. Vì thế tiểu thuyết luận đề thường mang màu sắc đạo đức và duy lý.
Bàn về tiểu thuyết luận đề, đã có nhiều ý kiến tranh luận, tuy nhiên trong thực
tế, tiểu thuyết luận đề vẫn hiện diện như một khuynh hướng trong đời sống văn học.
Ở văn học Việt Nam, nó đã từng là một khuynh hướng khá rầm rộ, phát huy được
vai trò và phương thức đấu tranh hạ bệ chế độ đại gia đình phong kiến truyền thống
(thực chất là các gia đình thượng lưu, quan lại, chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo lý
Nho giáo, tôn ti trật tự, sùng bái những truyền thống đạo lý đã lỗi thời, đặc biệt nó
kìm hãm tự do, nhất là tự do hôn nhân, tự do lựa chọn hạnh phúc cá nhân…), bài trừ
những hủ tục, mê tín dị đoan và những nguyên tắc trói buộc cá nhân của luân lý
Khổng Mạnh, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa xã hội Việt Nam trong
những năm 1930.
1.2. Bức tranh chung về tiểu thuyết luận đề Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.2.1. Cơ sở hình thành và phát triển của tiểu thuyết luận đề
Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với sự biến động về các mặt: chính
trị, kinh tế, văn hóa đã tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của tiểu
thuyết luận đề.
Về chính trị: Đó là thời kì đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp gay gắt, các
tổ chức đảng phái xuất hiện báo hiệu sự tan rã của chế độ phong kiến, sự lung lay
của chế độ thực dân, nhiều phong trào cách mạng nổ ra. Thực dân Pháp ra sức củng

cố chế độ thuộc địa ở Việt Nam, Phát xít Nhật nhòm ngó Đông Nam Á, Đảng Cộng
sản Đông Dương được thành lập để lãnh đạo phong trào công nhân và phong trào
yêu nước của nhân dân ta. Xung đột xã hội và những tác động từ bên ngoài đã ảnh

16


hưởng đến những chuyển đổi giá trị của văn hóa, góp phần hình thành nên những
nhu cầu xã hội phải giải quyết. Trên cơ sở ấy đã đẻ ra tiểu thuyết luận đề.
Về kinh tế: Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa với quy mô lớn. Với
chính sách độc quyền các ngành kinh doanh và chính sách bóc lột tô thuế, đã làm
cho dân ta rơi vào cảnh bần cùng. Nền kinh tế nước ta vốn lạc hậu nay thành nền
kinh tế phụ thuộc và bị chi phối hoàn toàn của tư bản Pháp. Chính sách kinh tế mới
của Pháp cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp xúc với khu vực Đông Á và châu
Âu, đưa nước ta hòa vào quỹ đạo chung của đời sống hiện đại thế giới, đưa đến sự
biến đổi căn bản từ một mô hình xã hội phong kiến phương Đông chuyển sang xã
hội thực dân nửa phong kiến.
Về văn hóa xã hội: Những chính sách mới của thực dân Pháp đã đưa đến
những biến đổi nhất định về văn hóa xã hội. Đây là thời kỳ của một xã hội mới với
những mối quan hệ phức tạp, cuộc đối đầu giữa hệ tư tưởng phong kiến đang sụp đổ
với hệ tư tưởng tư sản đang lên và hệ tư tưởng vô sản bắt đầu xuất hiện. Thời kỳ bắt
đầu có sự giao lưu với văn hóa phương Tây qua sách báo Pháp và một tầng lớp trí
thức Tây học xuất hiện là điều kiện để Việt Nam đón nhận tư tưởng tự do, dân chủ,
tư tưởng lãng mạn thế kỷ XIX ở Châu Âu.
Xã hội xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp với nhu cầu thưởng thức văn hóa
khác nhau, chính là nguyên nhân khiến cho đời sống văn học ngày càng phát triển
đa dạng và phức tạp. Trong đó, sự thay đổi trong nhận thức và tâm lí của công
chúng đô thị, đặc biệt là sự thức tỉnh con người cá nhân trước sự xâm nhập của văn
minh công nghiệp phương Tây, sự đổi thay của đời sống đô thị đã làm đảo lộn các
mối quan hệ xã hội, thay đổi quan niệm thẩm mỹ, đạo đức trong xã hội Việt Nam.

Một thế hệ mới xuất hiện, đó là tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản, họ học chữ
Quốc ngữ, chữ Pháp, đọc báo, thường xuyên tiếp xúc với cái mới, đón nhận tư
tưởng dân chủ, tự do, thức tỉnh con người cá nhân với những nhu cầu mới. Về văn
học nghệ thuật, họ đòi hỏi những cái mới, đáp ứng được sự phong phú về đời sống
tinh thần và ước mơ, khát vọng cá nhân, chính điều này có tác động trực tiếp đến

17


quan niệm và ý hướng sáng tác của một bộ phận nhà văn. Đây cũng là tiền đề cho
sự ra đời của nhiều thể loại văn học mới trong đó có tiểu thuyết luận đề.
Một nhân tố quan trọng tạo nên bước đột phá trong quá trình hiện đại hóa văn
học thời kì này là sự xuất hiện và “lên ngôi” của chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ giai
đoạn này được phổ biến rộng rãi và phát triển nhanh chóng, thay thế cho chữ Hán,
chữ Nôm. Đặc biệt, việc nhà nước yêu cầu và khuyến khích học chữ, dạy chữ Quốc
ngữ và chữ Pháp đã đưa đến việc hàng loạt các trường tư thục mọc lên và đối tượng
tham gia học không chỉ có con em thành phố mà cả con em các gia đình khá giả ở
quê cũng ra tỉnh trọ học. Với ưu thế của thứ chữ mới, chữ Quốc ngữ nhanh chóng
được phổ cập và dần trở thành thứ văn tự chính thức trên toàn quốc. Điều này tạo cơ
hội hình thành nên ngôn ngữ văn chương mới, góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ văn
học, trong đó có ngôn ngữ của tiểu thuyết luận đề.
Báo chí giai đoạn này cũng phát triển mạnh, hệ thống các nhà in, nhà xuất bản
ra đời, cùng với kĩ thuật và phương tiện in ấn hiện đại đã tạo nên quy mô về số
lượng và chất lượng của báo chí giai đoạn này. Đến đầu thế kỷ XX, khắp Trung,
Nam, Bắc kỳ có đến 130 tờ báo và tạp chí, đăng tải những nội dung phong phú, từ
vấn đề chính trị, kinh tế đến đời sống, văn hóa xã hội. Đặc biệt, hầu hết các sáng tác
văn học giai đoạn này đều xuất hiện trước tiên trên mặt báo, như vậy báo chí còn
tạo điều kiện cho văn học và đời sống văn hóa phát triển mạnh. Có thể kể đến các tờ
báo trong giai đoạn này như: An Nam tạp chí, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp
chí, Phong Hóa, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ Tân văn, Tinh hoa, Sông

Hương… là những cơ quan ngôn luận, đồng thời là phương tiện để độc giả tiếp cận
với văn chương một cách rộng rãi và tiện lợi nhất.
Như vậy, bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là tiền đề cho tiểu thuyết
luận đề ra đời và phát triển: Chế độ thực dân nửa phong kiến với nhiều bất cập;
chính sách đô hộ và công cuộc cải cách của thực dân Pháp; sự thay đổi trong nhận
thức và tâm lí của công chúng đô thị; sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trí thức
Tây học với sự tiếp nhận, sự giao lưu văn hóa Đông - Tây; sự thức tỉnh ý thức cá

18


nhân, quan niệm thẩm mỹ, ý hướng và khát vọng của một bộ phận nhà văn mới…
đều là những tiền đề cơ bản cho sự ra đời và phát triển của tiểu thuyết luận đề.
1.2.2. Tiểu thuyết luận đề - thể loại nổi bật của văn xuôi tự sự Việt Nam đầu thế kỷ XX
Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, trong đó
tiểu thuyết là thể loại ra đời muộn hơn so với các thể loại khác nhưng đã chứng tỏ
được sự phong phú và có những đóng góp quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa
văn học dân tộc. Tiểu thuyết luận đề ở Việt Nam không phải đến đầu thế kỷ XX
mới xuất hiện, nhưng đến giai đoạn này thì nó đã trở thành một thể loại nổi bật của
văn xuôi tự sự Việt Nam hiện đại.
Trong văn học trung đại, một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán và các
tác phẩm tự sự bằng văn vần là Truyện Nôm đều được coi là tiểu thuyết bởi tính
truyện của nó với hai điểm nổi bật nhất là chất tự sự và hư cấu. Tính luận đề trong
những tiểu thuyết viết bằng chữ Hán thường là chuyện thời cuộc, chính trị như
Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kỳ Tân phả (Đoàn Thị Điểm), Hoàng Lê
Nhất Thống chí (Ngô gia văn phái)… Tính luận đề trong Truyện Nôm được thể hiện
ở cả Truyện Nôm bình dân và Truyện Nôm bác học. Trong nhóm các Truyện Nôm
bình dân đó là khát vọng bảo vệ công lý, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ quyền
sống, nhân phẩm và giá trị con người. Nội dung này được thể hiện thấm thía qua
các tác phẩm như: Hoàng Trừu, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Phạm Công - Cúc Hoa, Lý

Công, Thoại Khanh - Châu Tuấn… Qua những tác phẩm này, các tác giả Truyện
Nôm một mặt đề cao tình nghĩa thuỷ chung trong quan hệ vợ chồng, đưa ra tiếng nói
bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm người phụ nữ trước những thế lực tàn
bạo của xã hội. Ở nhóm Truyện Nôm bác học, luận đề được thể hiện là khát vọng
tình yêu lứa đôi và sự chiến thắng của tình yêu tự do, với các tác phẩm như: Hoa
Tiên, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều… Với Truyện Nôm bác học, chủ đề tình yêu
lứa đôi đã trở thành chủ đạo, được lí giải gắn liền với quyền sống, quyền hưởng
hạnh phúc của con người. Chính khát vọng của tuổi trẻ, của tình yêu đã giúp họ
chiến thắng để đi tới một tình yêu song phương, tự nguyện. Mô hình cơ bản của kết
cấu Truyện Nôm thường gồm ba phần: Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ. Phần lớn các

19


tác phẩm không hướng tới việc giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng về tình yêu tự
do với quan niệm, khuôn phép đạo đức, lễ giáo phong kiến. Kết thúc tác phẩm
Truyện Nôm thường có hậu, hầu hết các nhân vật đều được hưởng hạnh phúc trọn
vẹn theo đúng triết lý dân gian “ở hiền gặp lành”. Phương thức thể hiện luận đề
trong Truyện Nôm thường được thể hiện qua phần trữ tình ngoại đề, hình tượng
nhân vật với ba nhóm chính: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung gian; qua
cốt truyện, kết cấu, yếu tố thần kì, kì ảo.
Đến đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết luận đề đã có những đặc điểm khác với giai
đoạn trước - đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc và trở thành một đặc trưng tiêu
biểu trong các khuynh hướng sáng tác văn học khác nhau. Trong đó tiểu thuyết luận
đề của Tự lực văn đoàn mở đầu cho những cách tân của tiểu thuyết hiện đại.
Ở khuynh hướng văn học lãng mạn đầu thế kỷ XX đã phản ánh rõ nét tâm lý
sầu não của cả một xã hội đang phải trải qua “cuộc khủng hoảng tâm hồn” trầm
trọng bởi cuộc xung đột gay gắt giữa hai thế hệ: thế hệ già cố níu lấy những tập tục
phong hóa cũ và thế hệ trẻ đang say sưa chạy theo cái mới từ phương Tây. Trong
giai đoạn này, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản trí thức mới, thị dân đóng vai trò tiên

phong trong công cuộc cải cách xã hội, canh tân văn hóa. Lực lượng sáng tác văn
học là lớp trí thức Tây học còn rất trẻ, họ có lối nghĩ mới hẳn theo Tây phương, họ
đều có chung mục đích nhằm lật đổ xã hội cũ với những mối dị đoan, những hủ tục,
lề thói gia đình để thiết lập một quan niệm sống mới, tiến bộ, văn minh, tự do.
Các tiểu thuyết luận đề thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn có thể kể đến
các sáng tác của Tự lực văn đoàn với các cây bút chính Nhất Linh, Khái Hưng,
Hoàng Đạo. Với luận đề nhân sinh, Hồn bướm mơ tiên ra đời vào năm 1933 được
xem là cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên của Tự lực văn đoàn. Những tác phẩm thời
kì đầu của Tự lực văn đoàn đã đấu tranh cho tự do yêu đương, cho việc giải phóng
cá nhân ra khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Trong đó luận đề chống lễ
giáo phong kiến và khẳng định chủ nghĩa cá nhân được ghi dấu qua các tiểu thuyết
như: Gánh hàng hoa, Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Nửa chừng xuân… Bước
vào thời kì Mặt trận dân chủ, nhiều nhà văn của Tự lực văn đoàn quan tâm đến cuộc

20


sống của những người cực khổ nơi quê nghèo. Khuynh hướng cải cách cũng trở
thành mộng tưởng cho nhiều người cầm bút. Các tác phẩm như: Gia đình, Thoát li,
Thừa tự của Khái Hưng đều có giá trị hiện thực như sự miêu tả từ bên trong, mặt
trái, sự phân hóa, suy tàn của những gia đình phong kiến. Viết luận đề cải tạo nông
thôn, Tự lực văn đoàn viết về những người lao động với sự xót thương như trong
Tối tăm (1936) của Nhất Linh, Bùn lầy nước đọng, Con đường sáng (1938) của
Hoàng Đạo… Những tác phẩm trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng sâu sắc của
những luận đề chính trị và cải cách xã hội nằm trong chủ trương của nhóm văn
chương này. Những tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn đã tạo động lực cho
những cây bút tài năng khác tiếp tục cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt vào đại gia
đình phong kiến. Đồng thời, nó đã cắm những mốc quan trọng trong quá trình hiện
đại hoá văn học, trong đó các tác giả dẫn dắt cốt truyện, dàn dựng nhân vật nhằm
minh họa cho một luận đề, đồng thời đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật, khám phá

những cung bậc khác nhau của con người cá nhân.
Ở khuynh hướng hiện thực, ghi dấu các tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng… với những tiểu thuyết
như: Tắt đèn, Vỡ đê, Bước đường cùng, Làm đĩ, Số đỏ, Giông tố, Sống mòn, Bỉ vỏ,
Những ngày thơ ấu,… Luận đề dân sinh là mục đích, là nội dung được các ngòi bút
hiện thực đề cập nhiều trong các tác phẩm của mình. Luận đề dân sinh đó được thể
hiện rõ trong quan niệm của nhà văn trước sự áp bức, bóc lột tàn bạo của chế độ đầy
bất công của xã hội phong kiến; sáng tác của họ là những khát vọng dân chủ và đấu
tranh để đòi cải thiện cuộc sống của người dân nghèo. Để thể hiện luận đề tố cáo
mạnh mẽ chế độ bóc lột tàn bạo và đầy bất công của xã hội thực dân phong kiến, bi
kịch của những nhân vật trong sáng tác của Nam Cao, Ngô Tất Tố đã thể hiện rõ.
Cùng trên tinh thần luận đề đó, Vũ Trọng Phụng quan niệm: “tiểu thuyết là sự thực
ở đời”. Có nghĩa là các nhà văn hiện thực đều rất có ý thức, trách nhiệm về nghề
văn, trên những trang viết của mình, họ vừa đảm nhiệm phản ánh bộ mặt thật của xã
hội thực dân phong kiến, vừa tác động thức tỉnh ý thức đổi thay hoàn cảnh xã hội để
hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thể hiện luận đề khát vọng dân chủ và đấu

21


×