Bộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP.HCM
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
NGUYỄN LUÂN vũ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC TỈNH VEN BIỀN ĐÒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành
Mã số
:
:
Quản lý kinh tế
60340410
LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẲN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ THỊ MINH HẰNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thu ngân sách nhà nước - Nghiên cứu trường hợp các tỉnh
ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu của
tôi. Nội dung toàn bộ luận văn là kết quả của sự đúc kết những kiến
thức đuợc lĩnh hội trong quá trình đào tạo tại Truờng Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, quá trình tự tìm tòi nghiên cứu và tống họp
các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các số liệu sử
dụng và trình bày trong luận văn là trang thục với nguồn gốc đuợc
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trang
thục của đề tài nghiên cứu này. Luận văn đuợc thực hiện duới sự
huớng dẫn khoa học của PGS.TS. VŨ THỊ MINH HẰNG.
Học viên thực hiện
Nguyễn Luân Vũ
Mục lục
NSNN: Ngân sách nhà nước ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu
Long NSTW: Ngân sách trung ương NSĐP: Ngân sách địa
phương
ODA: (Official Development Assistance): Viện trợ phát triển chính
thức
PCI (Provincial Competitiveness Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh
TNCN: Thu nhập cá nhân
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
GTGT: Giá trị gia tăng
TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt
XDCB: Xây dựng cơ bản
THUNS: Thu ngân sách
GDPBQ: GDP bình quân đầu người
MOCUATM: Mở cửa thương mại
NLCT: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
THNS: Thâm hụt ngân sách
SLDN: Số lượng doanh nghiệp
TLDSTDTLD: Tỷ lệ dân số trong độ tuối lao động có việc
làm FEM (Fixed Effects Model): Mô hình tác động cố định
REM (Random Effects Model): Mô hình ảnh hưởng ngẫu
nhiên VIF: (Variance Inflation Factor) Hệ số phóng đại
phương sai
Hình 2.1: Khung phân tích các yếu tố tác động đến thu NSNN các
tỉnh ven biến
6
Chương 1 MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước
trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thấm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm đế đảm bảo thực hiện các chức
năng của nhà nước. Ngân sách nhà nước (NSNN) được xem là khâu
chủ đạo của hệ thống tài chính, thể hiện quan hệ tài chính giữa nhà
nước với các chủ thể trong xã hội và gắn liền với việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước như điều tiết kinh tế vĩ mô, ốn
định trật tự và an sinh xã hội. Các hoạt động thu chi của NSNN luôn
luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, được
nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
Các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí
địa lý nằm liền kề hai Thành phố lớn đó là Thành phố Hồ Chí Minh
và Thành phố cần Thơ, với hệ thống giao thông thủy bộ nối liền các
tỉnh duyên hải ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố
cần Thơ, tạo cho vùng có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phấm. Theo Tổng cục Thống kê (2005-2014), tốc độ tăng trưởng
GDP (theo giá 1994) trung bình toàn vùng đạt 6,7%/năm. Đây chính
là tiềm năng và điều kiện thuận lợi để các tỉnh ven biến ĐBSCL nâng
cao năng lực sản xuất, đầu tư đôi mới khoa học công nghệ, tăng khả
năng cạnh tranh của sàn phấm trên thị trường, tạo lợi thế trong thu
hút đầu tư, góp phần làm tăng nguồn thu NSNN cho khu vực.
Thu NSNN các tỉnh ven biến ĐBSCL có chiều hướng tăng qua
các năm. Cụ thê, từ mức 1657,13 tỷ đồng năm 2005, đến mức
6800,58 tỷ đồng vào năm 2014, tốc độ tăng trưởng trung bình
17,58%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và nguồn thu NSNN
chưa ổn định, chưa đảm bảo được nhiệm vụ chi, còn phụ thuộc nhiều
1.1
7
vào sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, Trung ương phải bù các
khoản hụt chi, trung bình khoảng 22,97%/năm, từ đó làm ảnh hưởng
đến chính sách phát triên của các tỉnh khu vực này.
Đế góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, điều cần thiết phải
nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN các tỉnh ven biến
ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay. Đó chính là lý do tôi chọn và thực
hiện đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách
nhà nước - nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển Đồng bằng
sông Cửu Long". Nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn đối với khu
vực ven biển ĐBSCL, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho
các cấp lãnh đạo đua ra chính sách phù họp, góp phần khai thác tốt
nguồn thu từ kinh tế địa phuong và đảm bảo công tác thu NSNN
trong thời gian tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh huởng đến thu ngân sách nhà nuớc các
tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đua ra các chính
sách, giải pháp, khuyển nghị, giúp các tỉnh có chính sách cụ thê đế
thu ngân sách đuợc ốn định và bềnh vững.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nguồn thu ngân sách nhà nuớc của các tỉnh ven biến Đồng bằng
sông Cửu Long chịu sụ ảnh huởng bởi các nhân tố nào?
Các yếu tố ảnh huởng đó có tác động nhu thế nào đến nguồn thu
ngân sách các tỉnh khu vực này?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tuợng nghiên cứu
Đối tuợng nghiên cứu: vấn đề thu ngân sách nhà nuớc và các yếu
tố ảnh huởng đến thu ngân sách nhà nuớc các tỉnh ven biến Đồng
bằng sông Cửu Long. Các biến ảnh huởng bao gồm:
Biến phụ thuộc: Thu ngân sách nhà nuớc
Các biến độc lập gồm: GDP bình quân đầu nguời, mở cửa
8
thuơng mại, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thâm hụt ngân sách,
số luợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tỷ lệ dân số trong độ
tuổi lao động có việc làm.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thu ngân sách nhà nước của 07 tỉnh ven
biển Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, giai đoạn 20052014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đẻ xác định các nhân tố trong mô hình đã ảnh hưởng
như thế nào đến thu ngân sách của các tỉnh ĐBSCL, đề
tài được thực hiện như sau:
a. Nghiên cứu định tính: Nhằm xác định các chỉ tiêu đánh giá, thu
thập các thông tin cần thiết liên quan đến đối tượng nghiên cứu nhằm
phục vụ cho phần nghiên cứu định lượng, số lượng mẫu dự kiến là 70
mẫu trong giai đoạn 2005 - 2014
b. Nghiên cứu định lượng: Mau được chọn theo phương pháp lấy
mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập được sẽ được xem xét đưa vào phân
tích thống kê. Sau đó dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm Stata 12.
Tác giả sử dụng 2 phương pháp chính trong quá trinh xử lý dữ liệu
thu thập được: mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động
ngẫu nhiên (REM). Từ đó, dựa vào các phân tích trên cơ sở của hệ số
R 2, kiểm định Hausman, phân tích tương quan giữa thành phần sai số
chuyên biệt chéo hay c á nhân (£j) và các biến hồi quy độc lập đế lựa
chọn mô hình phù họp.
1.6 Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Cơ sở lý thuyết Chương
3. Thiết kế nghiên cứu Chương 4. Ket quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách
Chương 2
Cơ SỞ LÝ THUYẾT
Dựa trên các tiếp cận về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở chương 1, trong
chương 2 nêu lên khái quát về các tỉnh ven biển Đồng bằng sông
Cửu Long và các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó, trong chương này tác giả tổng họp các nghiên cứu
khoa học trước về mối quan hệ giữa các yếu tố đến thu ngân sách
dựa trên khung lý thuyết và thực nghiệm đã được chứng minh có
cơ sở khoa học, từ cơ sở đó đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài.
2.1. Khái quát về các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu
Long.
Các tỉnh vùng biến và ven biên Đồng bằng sông Cừu Long:
bao gồm 29 huyện, thị của 07 tỉnh có biển từ Tiền Giang đến tỉnh
Kiên Giang. Diện tích tự nhiên vùng ven biển 12.094 km 2, dân số
năm 2013 là hơn 3,61 triệu người. Đang đẩy mạnh đầu tư để huyện
đáo Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng hướng mạnh ra
biển. Hoàn thành và đi vào khai thác Cảng hàng không Quốc tế
Phú Quốc; các khu du lịch sinh thái chất lượng cao và hệ thống
cảng biến, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão. Các tỉnh ven
biển Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình khá bằng phang và
nông, nơi sâu nhất khoảng 86m. Hải sản nơi đây có 2.000 loài,
trong đó hơn 80 loài có giá trị kinh tế cao; riêng tôm biến có 50
loài, trong đó 15 loài có giá trị kinh tế cao; 40 loài động vật chân
đầu, trong đó 10 loài mực có giá trị kinh tế cao. Tống trữ lượng hải
sản 577.576 tấn. Các tuyến đường nhánh nối đường trục Bắc-Nam
đến đường vòng quanh đảo và kết nối đến các khu du lịch trọng
điếm trên đảo đang được gấp rút hoàn thành; phát triển các tuyến
hành lang kinh tế ven biến phía Tây và tuyến hành lang kinh tể ven
biển phía Đông gắn với xây dựng khu công nghiệp khí - điện - đạm
Cà Mau. Đã đưa được điện lưới quốc gia ra đảo và đang nghiên
cứu hình thành Đặc khu hành chính- kinh tế Phú Quốc.
Phát triền kinh tê vùng ven biên phải được tập trung đâu tư,
đây mạnh trên tât cả các lĩnh vực theo hướng bền vững: Đưa tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 lên
6,7%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 7,3%/năm. Chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế vùng ven biển, trong đó tỷ trọng ngành nông lâm -
ngư nghiệp giảm từ 17,8% năm 2010 xuống 15% năm 2015 và tiếp tục giảm
xuống còn 12,1% năm 2020; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 35,6% năm
2010 lên 36% năm 2015 và đạt mức 36,3% năm 2020; ngành dịch vụ tăng từ
46,7% năm 2010 lên 48,9% năm 2015 và 51,7% năm 2020. Đến năm 2020, GDP
toàn vùng ven biển đạt 1.296 nghìn tỷ đồng, trong đó ngành nông - lâm - ngư
nghiệp đạt 156 nghìn tỷ đồng, ngành công nghiệp - xây dựng đạt 470 nghìn tỷ
đồng và ngành dịch vụ đạt 670 nghìn tỷ đổng.
2.2. Thuận lọi và khó khăn
2.2.1. Thuận lợi
Khai thác lợi thê của địa hình kinh tê vùng ven biên đê tạo sức mạnh tông
hợp cho phất trỉến kinh tế biến: sắp xếp, tố chức lại và kết nối không gian vùng
biến và vùng bờ (đất liền) tạo thế vững chắc, liên hoàn sẵn sàng vươn khơi, bám
biển để phát triến kinh tế biến, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thố của Tố quốc. Thiết lập hệ thống cơ chế, chính sách đủ mạnh trong quản
lý, khai thác, sử dụng tiềm lực vùng ven biến một cách bền vững và hiệu quả:
- Khu vực Tây Nam bộ: Phát triến toàn diện ngành hải sản, bao gồm cả khai
thác, nuôi trồng, chế biến hải sản và hậu cần dịch vụ nghề cá ven biến, đưa thủy
sản thành ngành kinh tế biến mũi nhọn của tiếu vùng và của cả nước; xây dựng
Rạch Giá thành trung tâm nghề cá và dịch vụ lớn của cả nước. Hình thành và phát
triến các tuyến hành lang kinh tế ven biến gồm Tuyến kinh tế cần Thơ-Sóc Trăng
(chủ yếu phát triến công nghiệp chế biến nông, hải sản và công nghiệp nhẹ phục
vụ xuất khấu, phát triến mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá); Tuyến hành lang
kinh tế ven biến phía Tây (Rạch Giá - Hà Tiên), chủ yếu tập trung phát triến các
ngành kinh tế mũi nhọn, trọng tâm khai thác chế biến hải sản, công nghiệp vật
liệu xây dựng và du lịch dịch vụ; và Tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Đồng
(Bạc Liêu-Gành Hào-Cà Mau-Năm Căn), tập trung nguồn nguyên liệu hải sản
cho chế biến xuất khấu lớn nhất cả nước, mà còn là khu vực trọng điếm sản xuất
nông nghiệp của tiếu vùng. Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm giao thương
quốc tế, trung tâm du lịch sinh thái đảo - biển của các nước và khu vực và thiết
lập Đặc khu hành chính-kinh tế Phú Quốc.
Tỷ trọng kinh tế biển năm 2015 đã chiếm 73,3% GDP toàn tỉnh. Kiên Giang
có 63.290km2 mặt nước biển, gấp 10 lần diện tích đất tự nhiên trên đất liền.
Trong đó, độ sâu 20-50m chiếm gần 54%, độ sâu trên 50m chiếm gần 22%, còn
lại độ sâu dưới 20m. Bờ biển dài hơn 200km, có hàng trăm cửa sông, kênh rạch
thoát nước ra biển tây. Địa hình ấy cho nguồn thủy sản đa dạng, phong phú và
còn có giá trị lớn phát triển du lịch, vận tải thủy.
Hiện nay, Kiên Giang có đội tàu đánh cá lớn nhất ĐBSCL với 9.945 chiếc,
trong đó tàu trọng tải trên 90 cv chiếm hơn 42%. Năm 2015, tổng sản lượng khai
thác và nuôi trồng đạt 647.125 tấn; kim ngạch xuất khấu thủy sản 137,7 triệu
USD. về đơn vị hành chính, Kiên Giang có 2 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên
Hải; 51 xã, phường, thị trấn ở ven biến và đảo.
Tỉnh Cà Mau là tỉnh duy nhất cả nước có 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển
254 km với 87 cửa sông lớn nhỏ. Ngư trường rộng hơn 71.000km2, một trong 4
ngư trường lớn lớn nhất nước ta, có trữ lượng lớn về hải sản và dầu khí. Đặc biệt,
Cà Mau có vùng bãi bồi rộng lớn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ven
biến, riêng diện tích tôm nước lợ đã gần 300.000 ha, lớn nhất nước.
Cà Mau còn có hơn 100.000 ha rừng, bao gồm rừng ngập mặn khu vực Mũi
Cà Mau và rừng tràm u Minh Hạ có giá trị nhiều mặt, đã được UNESCO công
nhận là Khu sinh quyến thế giới. Năm 2015, tỉnh xuất khấu thủy sản đạt 960 triệu
USD. về đơn vị hành chính, Cà Mau có 22 xã, phường, thị trấn ven biến và ở đảo.
Tính ở thời điếm ngày 31/8/2016, chỉ 4 tỉnh cực nam là Cà Mau, Kiên
Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng có 16.710 chiếc tàu đánh cá; trong đó, công suất
trên 90 cv có 6.515 chiếc, dưới 90 cv có 10.195 chiếc. So với năm 2014, tàu công
suất lớn tăng và giảm số lượng tàu công suất nhỏ. Nhờ đó, có điều kiện áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả khai thác.
2.2.2. Khó khăn và hạn chế
Hoạt động kinh tế vùng ven biến chưa phát triến mạnh, công tác đầu tư cho
phát triển kinh tế vùng ven biển còn dàn trải, quy mô ðầu tý chýa týõng xứng với
tiềm nãng. Kinh tế thủy sản còn gặp nhiều rủi ro và thiếu tính bền vững, tàu
thuyền phổ biến là vỏ gồ, máy cũ, trang bị lạc hậu và khả năng vươn khơi còn
yểu. Ngành vận tải biển và dịch vụ vận tải biển chưa phát huy thể mạnh, năng lực
dịch vụ cảng còn yếu, kết cấu còn thấp. Du lịch biển đang trong giai đoạn đầu tư
hạ tầng dịch vụ, tại nhiều vùng mức đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng. Chưa
thành lập được Đặc khu hành chính-kinh tế mang tầm quốc tế, việc phát triển các
Khu kinh tế biển còn dàn trải, chưa xứng tầm. Khu công nghiệp đàu tư chưa
nhiều, hiệu quả sử dụng đất thấp, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư chưa đủ
mạnh, chưa đạt tầm khu vực; an sinh xã hội trong các khu công nghiệp chưa được
giải quyết thảo đáng.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thủy sản: “Kinh tế thủy sản vẫn chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng vốn có của nó, tính bền vững chưa cao, nguồn lợi tự
nhiên có dấu hiệu cạn kiệt, sản lượng khai thác thủy sản đang có xu hướng giảm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thủy sản toàn vùng những năm gần đây có xu hướng
chậm dần”.
Có hai điểm yếu cơ bản cùa ngành thủy sản vùng Tây Nam Bộ. Thứ nhất,
công nghệ và cơ sở vật chất-kỹ thuật lạc hậu. Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão
chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất của ngư dân. Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong
khai thác hải sản còn cao, khoảng 25%. Thứ hai, công tác quản lý ngành kinh tế
thủy sản của vùng còn nhiều bất cập như quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo
vệ ngư trường. Hai yếu kém đưa đến hậu quả: nguồn lợi hải sản giảm, cường lực
khai thác lại tăng nên đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát trien bền vững.
Khai thác tiềm năng mặt nước ven biến chưa hiệu quả; môi trường biến và
ven biên một số nơi đã ô nhiễm nặng, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, khả
năng tái tạo thấp. Cơ sở hạ tầng nói chung và du lịch nói riêng phát trien chậm,
chưa đồng bộ. Chính vì hạ tầng ven biển yếu kém mà tinh Kiên Giang cũng như
cả vùng biên Tây Nam, tồn tại nhiều “xóm đảo” tách biệt, có đời sống văn hóa
tinh thần thấp kém.
Tất cả những vấn đề trên lại dẫn đến tình trạng khai thác sai
vùng, sai tuyến, vi phạm pháp luật trong và ngoài nước khá phổ
biển, chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Bởi vì vùng biến nước ta
quản lý chưa tốt, nguồn lợi hải sản cạn kiệt nên ngư dân phải
đưa tàu đi khai thác ở vùng biến chồng lấn với nước lân cận và
nhiều khi sang hẳn vùng biến của nước khác.
2.3. Thực trạng thu ngân sách các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian qua, sự suy thoái kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh
tế của cả nước và các tỉnh ven biển ĐBSCL; cùng với chính sách miễn giảm, giãn
thuế của chính phủ để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những khó khăn,
thách thức, ổn định sản xuất kinh doanh đã ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN của
cả nước và các tỉnh ven biển ĐBSCL.
Thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL giai đoạn 2005-2014, trung bình đạt
4.157,26 tỷ đồng/năm; trong đó, lớn nhất là 12.987,51 tỷ đồng/năm và nhỏ nhất là
912,66 tỷ đồng/năm; tăng trưởng trung bình 17,58 %/năm.
Hình 2.1: Thu NSNN các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Tống cục thống kê giai đoạn 2005-2014
Thu ngân sách của các tỉnh ven biển ĐBSCL có chiều hướng gia tăng qua
các năm do:
a. Thu nhập bình quân đâu người tăng
GDP bình quân đầu người các tỉnh ven biến ĐBSCL trong thời gian qua có
nhiều cải thiện theo xu hướng tăng dần qua các năm, từ mức 8,39 triệu đồng năm
2005 tăng lên mức 36,59 triệu đồng năm 2014, GDP bình quân đầu người cả giai
đoạn trung bình
đạt khoảng 21,44 triệu đồng/năm, lớn nhất là 49,00 triệu đồng/năm và nhỏ
nhất là 6,60 triệu đồng/năm, tăng trưởng trung bình 17,94%/năm.
Hình 2.2: GDP bình quân đầu người các tỉnh ven biển ĐBSCL giai đoạn 20052014
40.00
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Tống cục thống kê giai đoạn 2005-2014
b. Mở cửa thương mại
Thực hiện chính sách mở cửa từ năm 1986, hoạt động thương mại của Việt
Nam phát triển mạnh đến thị trường các nước trên thế giới, xuất - nhập khẩu luôn
tăng trưởng và phát triến.
Trong giai đoạn 2005-2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình đạt
313.37 triệu USD/năm, tăng trưởng trung bình đạt 14,98%/năm. Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu trung bình có xu hướng tăng qua các năm, từ 277,66 triệu USD
năm 2005, tăng lên 393,48 triệu USD vào năm 2009, tăng gấp 1,73 lần.
Đen giai đoạn 2010-2014, sau khủng hoảng kinh tế năm 2009,
hoạt động xuất nhập khâu các tỉnh ven biến ĐBSCL có xu hướng
sụt giảm, tăng trưởng trung bình cả giai đoạn duy trì ở mức
20,79%/năm, thấp hơn giai đoạn 2005-2009 khoảng 4,76%,
nhưng tống kim ngạch xuất nhập khấu trung bình đạt 729.21
triệu ƯSD/năm, tăng gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2005-2009.
Hình 2.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014
Đơn vị tính: Triệu USD
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Nguồn: Tống cục thống kê giai đoạn 2005-2014 Mở cửa
thương mại được đo bằng tỷ lệ xuất khẩu và nhập khấu chia cho GDP; trong giai đoạn 2005-2014, mở cửa
thương mại của các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình đạt 41,39%, lớn nhất là 98% và nhỏ nhất là 13%, với xu
hướng xuất khẩu và nhập khẩu như trên thì tỷ lệ này có giảm dần qua các năm. Từ 44,71% năm 2005 giảm
còn 44,57% năm 2014.
Hình 2.4: Mở cửa thương mại của các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tông cục Thống kê giai đoạn 2005-2014
c. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Hình 2.5: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh các tỉnh ĐBSCL trung
bình giai đoạn 2005-2014
Nguồn: Tông cục Thống kê giai đoạn 2005-2014
Trong giai đoạn 2005-2014, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) của các tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình đạt 57,37, lớn nhất là
65,81 và nhỏ nhất là 40,92; PCI của cả vùng đrrợc cải thiện từ năm
2009. Với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng luôn được cải
thiện đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm
đầu tư.
d. Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
Giai đoạn 2005-2014, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa
bàn từng tỉnh ven biến ĐBSCL trung bình là 1.717 doanh nghiệp, lớn
nhất 3.917 doanh nghiệp, nhỏ nhất 509 doanh nghiệp. Trong những
năm qua, kinh tế thế giới biến động, tác động đến nền kinh tế của Việt
Nam và các tinh ven biển ĐBSCL; mặt dù điều kiện còn nhiều khó
khăn nhưng với lợi thế về môi trường kinh doanh năng động, an ninh
và an toàn cho nhà đầu tư, thị trường lao động dồi dào, chi phí lao động
thấp, hệ thống hạ tầng giao thông ngày được đầu tư hoàn thiện, tạo
thuận lợi trong vận chuyến và rút ngắn thời gian di chuyển.
Với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng luôn được cải thiện đã
thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, the hiện
qua số doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, cụ thế như: trung bình
từ 1.112 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn năm 2005, đến năm 2009
đạt con số 1.671 doanh nghiệp và tăng lên 2.253 doanh nghiệp vào năm
2014.
Hình 2.6: số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các tỉnh ven biển
ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014
18,000
2005
2006
2014
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Nguồn: Tống cục thống
kê giai đoạn 2005-2014 e. Tỷ lệ dân sô trong độ tuồi lao động có
việc làm
Dân số các tỉnh ven biến ĐBSCL thuộc loại trẻ, phân theo nhóm
tuổi và giới tính, khoảng 53% dân số trong vùng ở độ tuổi dưới 20;
24,3% dân số từ 20-34 tuổi và có 22,7% dân số trên 35 tuổi (Tổng cục
Thống kê, 2014). Đây chính là điểm thuận lợi cho vùng trong việc đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập.
Tỷ lệ lao động từ 15 tuối trở lên đang làm việc so với
tống dân số 07 tỉnh ven biển ĐBSCL trung bình cả giai
đoạn 2005-2014 đạt 55.56%, tỷ lệ cao nhất là 63,6%, tỷ
lệ thấp nhất là 46,80%.
Hình 2.7: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm ở các tỉnh ven biển
ĐBSCL trung bình giai đoạn 2005-2014
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tông cục Thống kê giai đoạn 2005-2014 Từ các
bảng số liệu trên cho ta thấy thu ngâ.
2.4 Thu ngân sách địa phương
2.4.1.
Khái niệm và đặc điếm ngân sách địa phương
Ngân sách địa phương là tên chung chỉ ngân sách của các cấp chính quyền phù
họp với địa giới hành chính, phù hợp với hiến pháp và pháp luật: là dự toán thu, chi
ngân sách của chính quyền địa phương đã được cấp có thấm quyền phê duyệt trong
một thời gian nhất định, đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy nhà nước ờ địa phương.
Ngân sách địa phương thực hiện cấn đối các khoản thu và các khoản chi của Nhà
nước tại địa phương, cùng ngân sách trung ương thực hiện vai trò của ngân sách nhà
nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua việc huy động
các khoản thuế và bố trí chi tiêu ngân sách, ngân sách địa phương góp phần điều chỉnh
cơ cấu kinh tế của địa phương, định hướng đàu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn,
vùnh lãnh thổ.
Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước của nước ta gắn bó chặt chẽ với tổ chức bộ
máy và vai trò, vị trí của bộ máy nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Mồi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng, cung cấp phương tiện vật
chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc hình thành
hệ thống chính quyền nhà nước các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện
chức năng nhiệm vụ của nhà nước trên mọi vùng lãnh thổ của đất nước, cấp NSNN
được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhà nước, hệ thống NSNN bao gồm ngân
sách Trung ương và ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương đóng vai trò chủ đạo
trong hệ thống NSNN được bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền Trung ương.
Ngân sách địa phương được sử dụng nguồn thu hưởng 100%, số thu được phân chia
theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia và số bố sung cân đối ngân
sách cấp trên để cân đối thu, chi ngân sách cấp mình bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương.
2.4.2 Cơ cấu thu ngân sách địa phương
Theo Luật Ngân sách nhà nước (2002), NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và
ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm có ngân sách cấp tỉnh, ngân sách
huyện, ngân sách xã, phường, thị trấn.
Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm các khoản thu ngân sách địa phương
hưởng 100% như thuế nhà, đất; thuế tài nguyên, không kế thuế tài nguyên thu từ dầu,
khí; thuế môn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; tiền
sử dụng đất; tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động xố số kiến thiết; thu hồi vốn của ngân sách địa
phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ
vốn góp của địa phương; viện trợ không hoàn lại của các tố chức quốc tế, các tố chức
khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương; các khoản phí; lệ phí; thu từ
các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo
quy định của pháp luật; thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; huy động
từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; đóng góp tự nguyện của các tổ
chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; thu kết dư ngân sách địa phương theo quy
định; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản thu phân chia theo tỷ
lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định;
thu bổ sung từ ngân sách Trung ương; thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật ngân sách.
Tóm lại; Do các tỉnh ven biển ĐBSCL đang trong giai đoạn đầu tư phát triển cơ sờ
hạ tầng giao thông thủy lợi, xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu
quốc gia nên thu ngân sách tại các địa phương không đảm bảo để thực hiện các chương
trình trên vì vậy, căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bố ngân sách của trung
ương nên các tỉnh ven biến ĐBSCL đều phải nhận ngân sách hỗ trợ từ trung ương.
2.5. Phân cấp ngân sách ở Việt Nam
2.5.1.
Thực trạng phân cấp ngân sách ờ Việt Nam
Đấy mạnh phân cấp là nội dung quan trọng trong cải cách thế chế ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Trong tổng thể các vấn đề phân cấp, phân cấp ngân sách là một
nội dung phức tạp, có quan hệ mật thiết với phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội. Nội
hàm của phân cấp ngân sách thường bao hàm 4 nội dung chủ đạo: (i) Phân chia nguồn
thu giữa các cấp ngân sách; (ii) Phân chia nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; (iii)
Cơ chế bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; và (iv) Vay nợ của chính
quyền địa phương. Ớ Việt Nam, trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách và
đối mới thế chế quản lý kinh tế, phân cấp ngân sách nhà nước (NSNN) cũng đã trải
qua nhiều thay đối quan trọng trong cả 4 nội dung này, cụ thế như sau:
Thử nhất, về phân cấp nguồn thu: Kinh nghiệm về phân cấp nguồn thu ở nhiều
nước trên thế giới cho thấy chính quyền trung ương có xu hướng nắm giữ các nguồn
thu quan trọng, như thu từ thuế xuất khấu, thuế nhập khấu; thuế tiêu thụ đặc biệt
(TTĐB); thu từ khai thác dầu thô và tài nguyên; thu từ hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nước... Chính quyền địa phương được phân chia các loại thuế như thuế nhà, đất,
một số loại phí, lệ phí từ dịch vụ do địa phương cung ứng... Bên cạnh đó, ở nhiều quốc
gia, có một số khoản thu mà số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách, ví dụ như
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia
tăng (GTGT). Ớ Việt Nam, việc thực hiện phân cấp nguồn thu cũng đã có nhiều sự
thay đối quan trọng, từng bước tiệp cận dần với thông lệ chung, đặc biệt là kể từ khi
Luật NSNN 2002 có hiệu lực thi hành. Việc thực hiện phân cấp nguồn thu thời gian
qua đã đảm bảo được vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương (NSTW), đồng thời đã
tăng cường phân cấp, trao quyền chủ động cho địa phương. Tuy nhiên, cơ chế phân
cấp nguồn thu hiện hành của Việt Nam cũng bộc lộ một số điểm bất cập. Sự chủ động
của chính quyền địa phương trong việc huy động nguồn thu vẫn còn hạn chế. Các sắc
thuế, khoản thu được phân chia 100% cho NSĐP chủ yếu là những sắc thuế có hiệu
suất thu thuế thấp và tính bền vững không cao. Việc xếp khoản thu hr thuế TNDN của
các đơn vị hạch toán toàn ngành vào các khoản thu NSTW hưởng 100% và xếp thuế
TTĐB đối với hàng sản xuất trong nước vào khoản thu phân chia giữa NSTW và
NSĐP là chưa phù hợp với nguyên tắc đánh thuế và bản chất của các khoản thu này.
Bên cạnh đó, đối với các khoản thu phân chia như thuế GTGT, thuế TNDN thì số thu
đang được phân chia giữa NSTW và NSĐP nơi diễn ra hoạt động thu thuế. Điều này
đã làm nảy sinh những bất cập về tính công bằng, có lợi cho những địa phương phát
triển nơi có nhiều doanh nghiệp có cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, về phân cấp nhiệm vụ chi: Trên phương diện lý thuyết, nhiệm vụ chi
ngân sách nên được thực hiện ở cấp chính quyền có thế: (i) Cung cấp dịch vụ với chi
phí thấp nhất; (ii) Gắn với khả năng quản lý của cấp chính quyền đó; (iii) Phù họp với
năng lực quản lý của cấp chính quyền; (iv) Người dân có thế tiếp cận, giám sát và kiếm
soát (đảm bảo trách nhiệm giải trình). Theo đó, NSTW thường chịu trách nhiệm chi
cho nhũng vấn đề mang tính vĩ mô, chiến lược quốc gia; NSĐP tập trung vào các
nhiệm vụ mang tính khu vực, cung cấp dịch vụ công tại khu vực chịu trách nhiệm quản
lý như hoạt động y tế, giáo dục, đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường, hạ tầng đô thị...
Ở nước ta, việc phân cấp nhiệm vụ chi ngân sau khi có Luật NSNN 2002 cũng
cơ bản theo hướng này. Đã có sự tách bạch khá cụ thể về nhiệm vụ chi của các cấp
ngân sách, nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền cũng đã rõ ràng hơn, đặc
biệt là đã trao quyền chủ động cho địa phương trong việc quyết định phân cấp nhiệm
vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Tỷ trọng chi NSTW trong tổng chi NSNN
ngày càng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua thực tế
thực hiện, việc phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cũng nối lên một số điểm tồn tại, đó
là: (i) Việc phân định nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách trong một số trường họp còn
có sự chồng lấn; (ii) Thực quyền về chi của NSĐP vẫn còn hạn chế do phần lớn các
chính sách chi vẫn ðang thực hiện theo chủ trýõng của trung ýõng. Bên cạnh ðó, với
chính sách hiện hành thì các địa phương có số thu ngân sách tăng được tăng chi (trong
thời kỳ ổn định ngân sách) nên tạo ra sự bất bình đẳng về khả năng tăng chi giữa các
địa phương có điều kiện kinh tế khác nhau. Ngoài ra, mặc dù các chính sách để đảm
bảo sự “hài hòa” về tài khóa giữa các địa phương đã được thực hiện thông qua các
khoản chi bổ sung (bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu) song quy mô chi ngân
sách bình quân đầu người của các địa phương cũng có sự khác biệt rất lớn.
Thứ ba, về các khoản bố sung ngân sách: Theo thông lệ chung, việc thực hiện bố
sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới nhằm hướng tới hai mục tiêu cơ
bản đó là: (i) Đảm bảo cân đối theo chiều dọc (sự tương xứng giữa nguồn thu và nhiệm
vụ chi phải thực hiện); và (ii) Đảm bảo cân đối theo chiều ngang (sự hài hòa về năng
lực tài khóa giữa các địa phương). Việc bổ sung có thể thực hiện có điều kiện hoặc vô
điều kiện, phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách của chính phủ.
Ở Việt Nam, theo Luật NSNN (2002), NSĐP được sử dụng nguồn thu 100%, số
thu được phân chia theo tỷ lệ và số bo sung cân đối từ ngân sách cấp trên đế cân đối
ngân sách cấp mình, bảo đảm các nhiệm vụ KT - XH, an ninh quốc phòng được giao.
Ngân sách cấp trên bô sung có mục tiêu đế hỗ trợ ngân sách cấp dưới khi phát sinh
nhiệm vụ mà sau khi bố trí lại ngân sách, sử dụng dự phòng ngân sách, dự trữ tài chính
vẫn chưa đáp ứng được. Trong những năm qua, quy mô các khoản bố sung cân đối từ
NSTW cho NSĐP liên tục tăng nhanh, song sự bất bình đang chi tiêu giữa các địa
phương vẫn còn khá lớn. Việc ốn định số bố sung trong kỳ ổn định ngân sách cũng
đang gây nhiều bất lợi cho các địa phương có số thu thấp. Các nguyên tắc về bố sung
có mục tiêu tuy đã được ban hành và hoàn thiện nhưng vẫn chưa đầy đủ, vẫn còn tình
trạng “xin-cho” và một số trường họp còn dàn trải nên hiệu quả chưa cao.
Thứ tư, về vay nợ của chính quyền địa phương; Nhu cầu vay nợ của chính quyền
địa phương thường được xem là một hệ quả của quá trình phân cấp (sự mất cân xứng
giữa nhu cầu sử dụng nguồn lực và nguồn có được). Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích
của việc vay nợ cũng tiềm ấn những nguy cơ đòi hỏi cần có một khuôn khố pháp lý
đầy đủ, đảm bảo chính quyền địa phương không “lạm dụng” việc đi vay.
Ở Việt Nam, theo Luật NSNN (2002), nợ chính quyền địa phương chỉ là nợ trong
nước và việc vay nợ chỉ được sử dụng cho đầu tư công trình kết cấu hạ tầng thuộc