Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP và CHI TIÊU DÙNG của NGƯỜI dân VÙNG NÔNG THÔN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD

LÊ QUANG BẢO KHÁNH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP VÀ CHI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI
DÂN VÙNG NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 10 - Năm 2014


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, Đồng
Bằng Sông Cửu Long có vai trò, vị trí chiến lược trong việc phát triển nền nông
nghiệp ở Việt Nam. Theo Viện Quy Hoạch Thủy Lợi Miền Nam năm 2012, Đồng
Bằng Sông Cửu Long có tổng diện tích là 3,96 triệu ha, trong đó có 2,6 triệu ha đất
phục vụ cho mục đích canh tác nông nghiệp. Bên cạnh đó, ĐBSCL còn có lợi thế
về nguồn nước. Lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL hơn
460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa mỗi năm. Chính lượng
nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi đắp lâu dài đã tạo nên đồng bằng
ngày nay.
Với những thế mạnh về địa lý, ĐBSCL đã đóng góp một phần đáng kể vào GDP
của cả nước. Theo Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp


năm 2013, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 2,67%, tương đương mức tăng
của năm 2012 (2,68%), mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP và giá trị sản xuất toàn
ngành thấp hơn mức tăng của năm 2012 (3,4%), nhưng được đánh giá là mức tăng
trưởng khá trong bối cảnh có nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước.
Những hộ dân sinh sống ở vùng nông thôn trên địa bàn các tỉnh thuộc ĐBSCL
tiến hành canh tác sản xuất đa phần là nhỏ lẻ, chưa có quy mô cũng như được hỗ trợ
tốt về mặt kỹ thuật, đa phần người nông dân canh tác theo phương thức truyền thống
và phần lớn dựa vào kinh nghiệm lưu truyền và kinh doanh dưới dạng nhỏ lẻ. Điều
này đã gây ra nhiều khó khăn cho việc canh tác cũng như tạo lợi nhuận cao. Những
thiếu hụt này kết hợp với sự thiếu hụt về vốn và sức lao động làm cho đầu ra sản
lượng thấp, nói cách khác các thiếu hụt này là nhân tố gián tiếp hạn chế thu nhập
của hộ. Hơn nữa, người dân thiếu tiếp cận với những nguồn lực tài chính khác nhau
khiến họ phải phụ thuộc vào thương lái và người cung cấp đầu vào. Những người
này sẽ cung cấp tín dụng cho người dân, đổi lại họ phải chấp nhận bán nông sản cho
những nông dân này với một mức giá đã định sẵn trước đó (Pearce, 2003).
Tất cả các yếu tố nói trên khiến cho người dân vùng nông thôn nói chung và ở
ĐBSCL nói riêng thường xuyên ở trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và sinh hoạt. Kết quả là những người dân
phải không có được lợi nhuận cao khiến cho thu nhập cũng như tiêu dùng của họ bị
1


giới hạn lại và vì thiếu hụt vốn đầu tư, một vòng xoay khác lại bắt đầu bằng việc
đầu tư không đủ và hiệu quả. Việc này đã và đang đặt người dân vào tình thế không
có lối thoát nghèo. Để những người dân vùng nông thôn ở ĐBSCL có được một
tương lai khả quan hơn, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và
chi tiêu của người dân vùng nông thôn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” được đề
xuất để giải quyết vấn đề này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân vùng
nông thôn ở ĐBSCL, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện mức sống cho người
dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chung về tình hình thu nhập và chi tiêu trên địa
bàn khảo sát.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng kịp thời việc cần thiết cải thiện
đời sống của người dân.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu đã được thu thập ở ĐBSCL.
1.3.2 Phạm vi thời gian:
Đề tài sử dụng số liệu từ bộ số liệu điều tra mức sống của hộ dân (VHLSS) năm
2012. Số liệu thứ cấp được lấy từ tổng cục thống kê, các trang báo và tạp chí.
1.3.3 Phạm vi nội dung:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ dân sinh sống ở vùng nông thôn ở
ĐBSCL. Nội dung nghiên cứu gồm:
-

Đưa ra các lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.

-

Giới thiệu tổng quát về địa bàn nghiên cứu.

-

Khái quát thực trạng về thu nhập và chi tiêu của hộ trên địa bàn khảo sát.


2


-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng của hộ dân vùng
nông thôn.
Dựa trên những kết quả đã phân tích đề xuất giải pháp để cải thiện đời sống
người dân.

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chung về tình hình thu nhập và chi tiêu của người dân ở ĐBSCL
như thế nào?
- Các yếu tố nào có tác động đến thu nhập của người dân? Các yếu tố đó tác
động như thế nào đến thu nhập?
- Những yếu tố nào tác động đến việc chi tiêu của hộ? Tác động ra sao?

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
Theo Ellis (1993), nông hộ được định nghĩa là những hộ có tiến hành sản
xuất nông nghiệp bao gồm cả những hộ sản xuất ở quy mô nhỏ. Bên cạnh đó Trần
Quốc Khánh và cộng sự (2005) cho rằng nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm một nhóm người có cùng
huyết thống. Hộ nông dân có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Hiện

nay, hộ nông dân vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp Việt Nam và đa
phần là ở vùng nông thôn. Ông cũng đã nêu lên được các đặc điểm chính cũng như
vai trò của hộ.
-

Về đặc trưng của hộ nông dân:

+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống nên các thành
viên trong hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và
phân phối. Trong mỗi nông hộ, bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức hoạt
động sản xuất.
+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Việc tái tạo thông qua các
hoạt động sinh con, nuôi dưỡng và giáo dục con. Công việc giáo dục bao gồm
truyền nghề, đào tạo nghề cho con.
-

Về vai trò của hộ nông dân:

+ Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực, trước
hết là nguồn nhân lực của hộ và ruộng đất. So với quy mô trang trại, hiệu quả sử
dụng nguồn lực của hộ kém hơn, tuy nhiên các hộ nông dân vẫn đang chiếm một
vai trò chính trong việc khai thác các nguồn lực để sản xuất nông sản.
+ Với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân đang thích nghi với
cơ chế thị trường, đưa vào sản xuất những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, thực
hiên mô hình liên doanh, liên kết. Vì thế hộ nông dân có vai trò quan trọng trong
tiến trình chuyển đổi nền nông nghiệp lạc hậu sang nền nông nghiệp theo xu
hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.

4



+ Là thành phần chủ yếu ở nông thôn, hộ nông dân có vai trò quan trọng trong
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình nông thôn mới.
Tóm lại, qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy rằng hộ nông dân với những
đặc trưng riêng biệt có thể phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và vì
thế, hộ nông dân có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo sản phẩm đầu ra là
nông sản để đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Black (1997) định nghĩa thu nhập và chi tiêu như sau:
Thu nhập: là lượng tiền có thể sử dụng một cách thường xuyên và có thể giữ
được một mức độ tiêu dùng nhất định trong tương lai. Đây được gọi là thu nhập
vĩnh viễn. Thu nhập thực là lượng tiền đã được điều chỉnh bởi chỉ số tiêu dùng CPI
để tính ra được sức mua hàng hóa ở một mức giá nhất định. Thu nhập còn được định
nghĩa như là một lượng tiền mà cá nhân có thể chi tiêu trong một khoảng thời gian
nhất định mà không làm ảnh hưởng đến vốn đầu tư của họ.
Thu nhập của nông hộ: được xem như là tổng thu nhập từ việc tiến hành hoạt
động sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó thu nhập của nông hộ còn được xem xét ở
khía cạnh các chính sách hỗ trợ của nhà nước và các nguồn thu từ phi nông nghiệp.
Tiêu dùng: là việc chi tiêu bởi các cá nhân, nhà đầu tư hay chính phủ. Chi
tiêu dùng của cá nhân bị giới hạn bởi việc mua hàng hóa và dịch vụ. Tiêu dùng còn
được định nghĩa là việc chi tiêu cho sự sinh tồn và hưởng thụ. Tiêu dùng cá nhân
được phân chia bởi việc chi tiêu không lâu bền, thông thường là các chi tiêu về hàng
hóa hay dịch vụ cho sự hưởng thụ tạm thời và chi tiêu lâu bền giống như việc xây
nhà, được cho là cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian lâu dài.
Tiêu dùng nông nghiệp: là việc người dân sử dụng thu nhập của họ để tiếp
tục duy trì hoạt động sản xuất. Họ có thể sử dụng thu nhập của họ như là một nguồn
vốn trong sản xuất nông nghiệp để có thể trang trải các chi phí phát sinh khi tiến
hành hoạt động sản xuất như chi phí con giống, thuốc, và các chi phí phát sinh khác.
Tiêu dùng lương thực: là việc người dân bỏ thu nhập của mình ra để mua các
nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Tiêu dùng khác: được xem như là việc hộ sử dụng một phần thu nhập của
mình vào những việc khác ngoài chi lương thực và nông nghiệp như chi trả các
khoản phí sinh hoạt hay các khoản phí phát sinh của các thành viên trong gia đình.

5


2.1.2 Kinh tế hộ
Theo Phan Đình Nguyên (2011) kinh tế hộ được xem là nguồn tài chính của
gia đình, là khả năng tài chính của mỗi gia đình, được tạo ra từ thu nhập của hộ. Một
hộ có nguồn lực tài chính dồi dào được xem là hộ có kinh tế mạnh và ngược lại, có
nhiều cách khác nhau để tạo ra kinh tế hộ nhưng nhìn chung những nguồn lực được
xem là chủ chốt trong việc tạo ra nguồn lực tài chính bao gồm thu nhập, tiền lương
của mỗi thành viên trong độ tuổi lao động của gia đình. Trong mỗi hộ gia đình, chủ
hộ có vai trò điều hành, quản lý và giữ vị trí quan trọng nhất, quyết định các công
việc của thành viên trong gia đình.
2.1.3 Mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu
2.1.3.1 Mối quan hệ tổng quát của thu nhập và chi tiêu
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng thì Leon và Nestor
(2004) ghi nhận rằng nông hộ thường điều chỉnh giữa mức thu nhập và chi tiêu một
cách hợp lý trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và lạm phát.
Karl và Ray (1989) đã lập luận mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng trong
quyển “Principles of economics”. Khi thu nhập càng cao thì người dân có xu hướng
tiêu dùng càng nhiều, giả thuyết về mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng của hộ
gia đình được thể hiện qua hình 2.1. Đường cong C(Y) được gọi là hàm tiêu dùng
C theo thu nhập y. Đường cong này có độ dốc dương. Hay nói cách khác, khi mà
thu nhập càng tăng lên thì tiêu dùng cũng vậy.

Tiêu dùng (C)


C(Y)

0

Thu nhập (Y)
Nguồn: Karl và Ray, 1989

Hình 2.1 Mối quạn hệ giữa thu nhập và tiêu dùng
Một điều khác nữa là hàm tiêu dùng này cắt trục tung tại một điểm trên mức
0, điều này có nghĩa tiêu dùng luôn luôn có thậm chí khi cả không có thu nhập.
Người dân vẫn phải mua các nhu yếu phẩm như đồ ăn, nước uống để phục vụ cho
mục đích tồn tại. Nếu không có thu nhập thì bằng cách nào đó, người dân sẽ đi vay
mượn hoặc sử dụng lượng tiền tiết kiệm để mua những thứ cần thiết đó.
6


2.1.3.2 Mô hình Keynes về tiêu dùng của hộ
Tiêu dùng là một trong những khái niệm thiết yếu trong kinh tế. Keynes
(1936) đã viết quyển sách về lý thuyết tổng quát việc làm, lãi suất và tiền tệ “The
general theory of employment, interest and money” đã đưa vào mô hình tiêu dùng
trong nghiên cứu của ông về biến động của nó trong tầm vĩ mô. Keynes bắt đầu với
ba phỏng đoán về hàm tiêu dùng:
(i)
Khuynh hướng tiêu dùng cận biên – là khoản tiêu dùng tăng thêm khi thu
nhập tăng thêm 1 đơn vị, nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Điều này có nghĩa là khi thu
nhập tăng lên thì tiết kiệm và tiêu dùng cũng tăng.
(ii)
Tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập giảm khi thu nhập tăng. Có nghĩa rằng những
người có thu nhập cao thường tiết kiệm cao hơn so với người nghèo.
(iii)


Thu nhập là yếu tố cơ bản quyết định tiêu dùng.

Qua các suy đoán trên, ông xây dựng một hàm tiêu dùng để thỏa mãn ba yếu
tố trên, hàm tiêu dùng do ông tạo ra có dạng:
__

C = C + MPC.Y
Trong đó:
C: Tiêu dùng hộ gia đình
__

C : “tiêu dùng tự định” không đổi

Y: Thu nhập sau thuế
MPC: Tiêu dùng biên, nhận giá trị 0APC: Tiêu dùng bình quân

7


C

C=

Nguồn: Võ Đặng Phương Duy, 2013

+ MPC.Y

Y


Hình 2.2 Hàm tiêu dùng của Keynes
Xét mô hình trong trường hợp ngắn hạn (hình 2.2), khi thu nhập tăng thì tiêu
dùng bình quân giảm, vì vậy phần thu nhập được tiết kiệm sẽ lớn hơn. Thu nhập có
thể được cân nhắc như là nhân tố quyết định của tiêu dùng.
2.1.3.3 Lý thuyết thu nhập ròng của Friedman
Theo một công trình nghiên cứu “A Theory of Consumption Function” của
Friedman (1957), ông cho rằng thu nhập hiện tại phụ thuộc vào những tác động ngẫu
nhiên và tạm thời.
Giả thuyết này xem thu nhập hiện tại Y trong khoảng thời gian nhất định bao
gồm thu nhập thường xuyên YP (là lượng thu nhập mà cá nhân kì vọng kéo dài trong
tương lai) và thu nhập tạm thời YT (phần dư ra so với mức thu nhập trung bình).
Mối quan hệ được biểu diễn thông qua phương trình:
Y = Y P + YT
Về tiêu dùng, ông cho rằng cũng có mối quan hệ tương tự như của thu nhập.
Tiêu dùng gồm tổng của tiêu dùng tạm thời và thường xuyên:
C = C P + CT

8


Giữa tiêu dùng và thu nhập có mối liên kết với nhau. Người dân sẽ đi vay
hoặc sử dụng tiền tiết kiệm cho việc chi tiêu khi thu nhập của họ có sự biến động.
Mối quan hệ này được ông trình bày qua công thức:
C = YP
Trong đó  là phần thu nhập thường xuyên được tiêu dùng trong một năm. Giả
thuyết này có thể khắc phục tính không thống nhất giữa lý thuyết và thực tế về tiêu
dùng. Trong ngắn hạn, thay dổi thu nhập chủ yếu là do thu nhập tạm thời bị biến
động, còn thu nhập thường xuyên không bị ảnh hưởng. Do đó, tỷ lệ tiêu dùng bình
quân có xu hướng giảm khi thu nhập tăng. Trong dài hạn, việc thu nhập hiện tại bị

biến động chủ yếu do thu nhập thường xuyên thay đổi nên tỷ lệ tiêu dùng bình quân
ít thay đổi. Các hộ dân có thu nhập cao dễ có được những khoảng thu tạm thời cao
hơn và tỉ lệ tiêu dùng bình quân có xu hướng ít hơn những hộ có mức thu nhập thấp
và trung bình. Ngoài ra, thu nhập thường xuyên của hộ còn dựa vào mức độ mong
đợi về thu nhập của họ trong tương lai. Tiêu dùng của hộ sẽ thay đổi khi kỳ vọng về
thu nhập của hộ thay đổi (Campbell và Mankiw, 1987).
2.1.4 Lý thuyết về khung sinh kế của hộ
2.1.4.1 Định nghĩa
Chambers và Conway (1992) định nghĩa khung sinh kế bao gồm con người,
năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía
cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế
bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng
phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt
xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc tái tạo từ những thay đổi lớn và có thể cung
cấp cho thế hệ tương lai.
Rakodi và Lloyd (2002) cho rằng khung sinh kế là một công cụ giúp xác định
phạm vi và cung cấp những cơ sở phân tích để áp dụng vào phân tích sinh kế, bằng
cách xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế và mối quan hệ giữa chúng;
và giúp những người quan tâm đến việc hỗ trợ sinh kế của người nghèo có thể hiểu
và quản lý được. Bên cạnh đó khung sinh kế còn dùng để làm nền tảng cho những
phân tích về các vấn đề liên quan đến hỗ trợ sinh kế. Ngoài ra còn cung cấp nền tảng
cho việc xác định mục tiêu thích hợp cho việc hỗ trợ sinh kế. Trọng tâm của khung
sinh kế là những loại tài sản mà các hộ hoặc cá nhân dùng để xây dựng sinh kế của
họ.

9


2.1.4.2 Các tài sản chính trong khung sinh kế
Bảng 2.1 Các tài sản chính trong khung sinh kế

Loại tài sản
Nguồn nhân lực

Các thành phần chính
Các kĩ năng, hiểu biết, sức khỏe và khả năng lao
động

Nguồn lực tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng cây và
các loại tài nguyên thiên nhiên khác

Nguồn lực vật chất

Cơ sở hạ tầng cơ bản như đường xá, cầu cống, bệnh
viện, trường học và các loại cơ sở hạ tầng khác

Vốn xã hội

Nguồn lực xã hội, bao gồm cả mạng lưới không
chính thức như những nhóm nông dân tự nguyện
tham gia vào một hoạt động nào đó và mạng lưới
chính thức bao gồm những tổ chức có chức năng
thúc đẩy phát triển kinh tế

Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính gồm tiết kiệm, tín dụng và thu
nhập từ việc làm, thương mại.
Nguồn: Eldis.org, 2010


+ Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được mô tả như các kỹ năng, kiến thức và khả năng làm việc
của con người có thể theo đuổi được các chiến lược về kế sinh nhai của họ. Các
thang đo và phân tích về nguồn nhân lực đòi hỏi cần phải có thông tin về sức khỏe,
học vấn và các kỹ năng đã đạt được. Thông tin ở địa phương cũng được xem là một
nguồn nhân lực và nó có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực trong việc phát triển
sinh kế bền vững, cụ thể là việc kết hợp nguồn thông tin chính thức và các nguồn
lực bên ngoài. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp ở quy mô nhỏ, thành công của họ
thường dựa vào việc kết hợp giữa các thông tin ở địa phương và các kỹ năng sản
xuất truyền thống của họ với các yếu tố đầu vào khác (Chapman và cộng sự, 2001).
+ Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực tự nhiên được hiểu như các nhập lượng nguồn lực đầu vào tự nhiên
cần thiết cho hộ. Trong một vài trường hợp, việc dễ bị tổn thương của người nghèo
sẽ phụ thuộc vào hiện trạng về nguồn lực tự nhiên của họ (ví dụ như khả năng tiếp
cận đất canh tác, điều kiện khí hậu, chất lượng nguồn nước và các loại tài nguyên
10


thiên nhiên khác). Nguồn lực tự nhiên còn cung cấp nguồn lực đầu vào cho các hộ
sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ. Hệ thống thông tin đang có vai trò ngày càng
quan trọng trong việc điều chỉnh các khoản về tài sản tự nhiên. Hệ thống thông tin
còn cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá các tác động của nông nghiệp lên
môi trường và sinh kế bền vững (Chapman và Slaymaker, 2002).
+ Nguồn lực vật chất
Albu và Scott (2001) cho rằng nguồn lực vật chất cũng có thể được xem như là
công nghệ. Nguồn vật lực mô tả về công trình công nghệ cơ bản và các loại công cụ
có thể sử dụng được dùng cho việc cung cấp năng lượng, nước, vận chuyển, nơi ở
và liên lạc. Bên cạnh đó nó còn được hiểu như là các công nghệ cần có để thực hiện
quy trình sản xuất. Công nghệ là một cơ chế mà qua đó con người nhận ra được giá

trị của tài sản của họ bằng cách chuyển đổi lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên
thành thực phẩm, nơi ở và thu nhập hay các kết quả sinh kế mong muốn khác.
+ Vốn xã hội
Vốn xã hội cho thấy được đặc tính của tổ chức xã hội. Nó mô tả các định mức,
sự tin tưởng và mạng lưới mở rộng làm nền tảng cho hoạt động tạo thu nhập nhiều
(Humphrey và Schmitz, 1996). Vốn xã hội không chỉ mô tả được kết cấu các mối
quan hệ trong xã hội mà còn là thông tin được truyền tải giữa con người thông qua
mạng lưới xã hội (Granovetter, 1993). Vì thế, những người bị loại trừ ra khỏi những
mạng lưới xã hội thì ít tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ. Ngược
lại, có bằng chứng cho thấy rằng những người có những nguồn thông tin luôn được
cập nhật và chính xác sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia vào mạng lưới xã
hội và có thể tạo ra được lợi nhuận tốt hơn khi tham gia vào đó (Daniels 1999; Lyon
1999).
+ Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính được hiểu như các danh mục đầu tư trong nguồn lực tiền tệ
có thể tiếp cận để cung cấp các ý định khác nhau về sinh kế. Những loại này thường
bao gồm tiết kiệm, tín dụng quy mô nhỏ, kiều hối hay các loại chuyển nhượng khác
thông qua các chương trình xã hội hay các hoạt động tạo thu nhập. Phân tích nguồn
lực tài chính cần có thông tin trên diện rộng về các vấn đề liên quan đến nguồn lực
tài chính, phương thức tiếp cận, hành vi tiết kiệm (Liedholm và Mead, 2002). Khả
năng tiếp cận nguồn lực này của người nghèo còn rất nhiều hạn chế bởi việc thiếu
thông tin và các lựa chọn về nguồn lực này và thiếu tiếp cận đến nguồn lực này
thường là vấn đề nổi bật nhất ở các quốc gia đang phát triển (World Bank, 1998).
11


2.1.4.3 Khung sinh kế CARE
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khung sinh kế dẫn đến việc có các khung
sinh kế khác nhau, hiện nay có 4 khung sinh kế được sử dụng trong các phân tích
về thu nhập, tiêu dùng và sinh kế của người dân. Khung sinh kế CARE được sử

dụng bởi các tổ chức phi chính phủ sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế để đưa ra
khung kế hoạch chung về việc cải thiện đời sống người dân. Khung sinh kế CARE
sử dụng định nghĩa của Chambers và Conway (1992) về khung sinh kế, CARE chỉ
ra 3 thuộc tính của sinh kế bao gồm sự sở hữu khả năng con người, sự tiếp cận đến
tài sản hữu hình và vô hình, sự tồn tại của các hoạt động kinh tế.
Hướng tiếp cận của khung sinh kế CARE nhấn mạnh mối quan hệ giữa các loại
tài sản khác nhau trong khung sinh kế. Tuy nhiên, cách tiếp cận này mang tính phân
biệt các loại tài sản, khả năng và các hoạt động hơn là xem xét phương pháp để tiếp
cận các nguồn lực này. Khung sinh kế CARE không xác định rõ quy trình chuyển
đổi cơ cấu và ít nhấn mạnh hơn ở tính tương tác giữa vi mô và vĩ mô với khung sinh
kế mặc dù có một số vấn đề quan trọng ở khía cạnh này, ngược lại, nhấn mạnh việc
sử dụng một khung khái niệm và bao gồm các cách tiếp cận khác.
Trong hình 2.3, hộ gia đình được xem là trung tâm của khung sinh kế với bối
cảnh về nguồn lực tài nguyên và cơ sở vật chất hay nguồn lực về vật chất có sẵn tại
nơi mà hộ đang sinh sống. Các hộ dân tiến hành 2 hoạt động song song đó là tạo ra
thu nhập và sử dụng lượng thu nhập đã tạo ra. Hai hoạt động này được thực hiện
liên kết với nhau bằng một hoạt động thứ 3 đó là xử lý và trao đổi. Trong hoạt động
này thì người dân sẽ tiến hành canh tác hoặc sản xuất kinh doanh hàng hóa hay của
cải của mình và trao đổi chúng trên thị trường để thu về tiền mặt và tiêu dùng lượng
thu nhập vừa tạo ra. Các chiến lược về sinh kế được tập trung vào hoạt động thứ ba
này để tối đa hóa lượng thu nhập của người dân nhằm giúp người dân có một cuộc
sống tốt hơn. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngoài nguồn lực tự
nhiên, vật chất, con người cần 3 nguồn lực chính khác đó là nguồn nhân lực bao
gồm trình độ văn hóa, hiểu biết, kỹ năng và sức khỏe.

12


Các loại tài sản


Nguồn nhân lực

Các hoạt
động sản
xuất tạo
ra thu
nhập

Nguồn lực xã hội

Các hộ gia đình

Nguồn lực kinh tế

Các hoạt
động chi
tiêu

Các hoạt động xử lý và
trao đổi
Sự đảm bảo về:

Cơ cấu hạ
tầng
Kinh tế, văn
hóa, chính
trị và môi
trường

Các chiến lược về sinh kế


Nguồn lực
tự nhiên

+ Thực phẩm
+ Dinh dưỡng
+ Sức khỏe
+ Nước uống
+ Nơi ở
+ Giáo dục
Giao tiếp xã hội
An toàn cá
nhân

Bối cảnh

Kết quả mong đợi

Nguồn: Drinkwater và Rusinow, 1999

Hình 2.3 Khung sinh kế CARE
Nguồn lực xã hội bao gồm các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ cung cấp các
chính sách hỗ trợ người dân hay những nhóm người dân cùng sản xuất kinh doanh
một mặt hàng nào đó. Cuối cùng là nguồn lực về kinh tế hay nguồn lực về tài chính
bao gồm việc tiết kiệm, tín dụng và thương mại. Mục đích cuối cùng của việc thực
hiện các chiến lược về sinh kế được mong đợi bao gồm có sự đảm bảo về an toàn
cá nhân, sự khẳng định về địa vị xã hội và sự đảm bảo về các vấn đề thiết yếu đáp
ứng cho sự tồn tại của con người.
13



2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.2.1 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, có nhiều bài viết trong lĩnh vực nghiên cứu mức sống của nông
hộ, có nhiều cách tiếp cận cũng như các quan điểm khác nhau. Điển hình đầu tiên
là một nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Đào (2012) về thu nhập của nông hộ ở tỉnh
Đồng Tháp. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình
phương bé nhất (OLS) trong bài phân tích và qua phỏng vấn 312 hộ nông dân tại
địa bàn nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết luận rằng các biến số trình độ học vấn,
kinh nghiệm của chủ hộ, diện tích đất, lượng vốn vay có tác động trực tiếp đến thu
nhập của người nông dân. Tác giả cũng đã chứng minh được rằng nguồn vốn tín
dụng chính thức có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
nông hộ. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thảo Triều (2010) về việc xem xét khía
cạnh tín dụng có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ cũng cho thấy sự tương đồng
rằng với số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ cuộc điều tra ở
739 hộ ở tỉnh Hậu Giang, mô hình hồi quy đa biến với phương pháp bình phương
bé nhất (OLS) được sử dụng để phân tích. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng
lượng vốn vay có tác động đáng kể đến thu nhập của nông hộ. Bên cạnh đó nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng vốn vay có hiệu quả sẽ làm tăng thu nhập, tài sản của
nông hộ và kèm theo đó là tăng mức chi tiêu.
Một nghiên cứu khác về thu nhập của Nguyễn Văn Đông (2012) chỉ ra rằng
phần lớn người dân ở xã Long Phước, tỉnh Vĩnh Long có sinh kế của mình dựa vào
nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng
diện tích canh tác, số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, số
hoạt động sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ. Nghiên cứu còn đưa
ra các đề xuất như đa dạng hóa thu nhập của hộ, tăng cường thâm canh lúa ba vụ
bên cạnh đó là hỗ trợ và tìm thêm việc làm phi nông nghiệp cho thanh niên ở địa
bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó Huỳnh Thị Đan Xuân (2009) chỉ ra rằng về các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi gia cầm ở ĐBSCL cho thấy rằng có đến 95%
thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp. Bên cạnh đó tác

giả cũng cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu nhập chính của hộ bao gồm
tổng diện tích đất của nông hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm,
thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp.
Khi nghiên cứu về vấn đề chi tiêu dùng ở Việt Nam thì Võ Đặng Phương
Duy (2013) sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống VHLSS năm 2010 do tổng cục
14


thống kê tiến hành và sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố chính
có ảnh hưởng đến tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về lượng
tiêu dùng của người dân ở ba miền khác nhau, các đặc điểm có ảnh hưởng đến chi
tiêu dùng của hộ bao gồm lĩnh vực kinh doanh, quy mô hộ, đặc điểm của chủ hộ,
dân tộc cũng có ảnh hưởng đáng kể đến lượng tiêu dùng của hộ.
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Mishra và Chang (2009) cho thấy rằng khi nông hộ xu hướng đối mặt với rủi
ro càng cao (như rủi ro về giá cả, thời tiết) thì họ sẽ tiết kiệm và tích lũy nhiều hơn.
Nghiên cứu của họ cũng chỉ ra rằng các đặc trưng của nhân khẩu học có tác động
đến khuynh hướng tiết kiệm của người nông dân. Khi nghiên cứu về vấn đề tiết
kiệm trong nông hộ thì Bime và Mbanasor (2011) đã kết luận rằng thu nhập chịu
ảnh hưởng bởi tiết kiệm, trình độ học vấn, việc chi trả lãi suất, và kích cỡ hộ. Bên
cạnh đó, nghiên cứu này còn cho rằng những người nông dân nên được khuyến
khích và cung cấp đầy đủ hiểu biết về tầm quan trọng của việc tiết kiệm. Hơn nữa,
những nông dân nên được khuyến khích để hợp tác thành lập các tổ chức tài chính.
Ông cho rằng để cải thiện tiết kiệm của người dân thì cần phải quan tâm nhiều đến
việc chi tiêu cũng như đưa ra các chính sách cải thiện thu nhập cho nông hộ.
Theo Safa (2005) thì việc hỗ trợ đầu vào nông nghiệp như phân bón, các
công trình thủy lợi và tập huấn có thể góp phần làm tăng thu nhập của nông hộ một
cách gián tiếp thông qua việc nâng cao năng suất đầu ra. Bên cạnh đó, ông còn cho
rằng nên có một chương trình tập trung vào các kỹ năng về kỹ thuật hiện đại cũng
như là khả năng nâng cao năng lực của nông hộ. Nông dân cần thiết về mặt hỗ trợ

tài chính và kỹ thuật từ chính phủ để tăng thu nhập cho nông dân. Phát triển cơ sở
hạ tầng và trợ giúp từ chính phủ về mặt kỹ thuật cho nông dân là những giải pháp
ban đầu để cải thiện năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Khi nhìn nhận việc cải
thiện các đầu vào nhằm tăng thu nhập của người dân thì Ahmed và cộng sự (2013)
về việc cải thiện hạt giống để tăng thêm thu nhập cho nông dân ở Sudan thì ông cho
rằng cải thiện nhập lượng đầu vào hầu hết đều có lợi cho các nông hộ, Qua các phân
tích trong bài viết, ông kết luận rằng việc cải thiện giống còn làm tăng thêm 5,6%
thu nhập bằng tiền mặt cho nông dân trồng các loại cây hạt kê, dưa hấu và lạc ở
Sudan. Khi nghiên cứu về tác động của cơ giới hóa đến thu nhập thì Van den Berg
và cộng sự (2007) kết luận rằng ở quy mô canh tác lớn, việc cơ giới hóa là vô cùng
quan trọng để tăng sản lượng đầu ra và gián tiếp tăng thu nhập cho nông dân. Qua
các bài nghiên cứu trên, có thể cho rằng việc người nông dân tiếp cận khoa học và

15


công nghệ và diện tích đất canh tác được kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến thu
nhập của họ.
Khi nhắc đến việc chi tiêu dùng chung của nông hộ thì không thể bỏ qua việc
chi tiêu dùng cho các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Đây là những khoản chi
hết sức quan trọng và được xem như là những phần chi thiết yếu cho mỗi hộ ở nông
thôn. Những người dân ở nông thôn đa phần phải sử dụng sức lực để thực hiện các
hoạt động canh tác nông nghiệp vì thế sức khỏe là điều đầu tiên mà nông dân cần
phải được đảm bảo. Theo một nghiên cứu của Xu và cộng sự (2003) về việc sẵn
lòng chi trả các khoản về vấn đề sức khỏe thì cải thiện sức khỏe ở vùng nông thôn
là vô cùng cần thiết bởi vì nếu người dân không có sức khỏe tốt thì họ sẽ không làm
việc để tạo ra thu nhập được.
Abdelkhalek và cộng sự (2010) chỉ ra rằng thu nhập hiện tại ảnh hưởng mạnh
đến mức độ tiết kiệm của hộ gia đình. Chủ hộ là nữ sẽ tiết kiệm nhiều hơn so với
nam giới. Quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác là phổ biến ở các hộ gia đình

vùng nông thôn ở Ma-rốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có mối
liên hệ giữa tiết kiệm và việc sở hữu tài sản. Ngoài ra, tuổi chủ hộ cũng không ảnh
hưởng đến hành vi tiết kiệm. Bên cạnh đó, Wodon (2000) cho thấy rằng hộ gia đình
có chủ hộ là nữ có mức chi tiêu dùng thấp hơn chủ hộ là nam hoặc không có ai là
chủ hộ. Nếu chủ hộ có trình độ trung học cơ sở trở lên sẽ có mức chi tiêu dự kiến
tăng nhiều hơn gấp đôi so với một chủ hộ mù chữ hoặc không ai là chủ hộ. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy rằng hộ gia đình ở khu vực thành thị và phi nông nghiệp
tiêu dùng nhiều hơn hộ ở vùng nông thôn ở Bangladesh.
Gounder (2012) cho rằng khi trình độ học vấn càng cao, thì việc hỗ trợ phát
triển các chính sách hỗ trợ nông nghiệp và phân phối lực lượng lao động càng hiệu
quả hơn trong việc giảm nghèo ở mức độ nông hộ, nghiên cứu của ông cũng cho
thấy trình độ học vấn có tác động tương đối lớn đối với chi tiêu.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp, dựa trên bộ số liệu điều tra mức
của hộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS) được thực hiện bởi Tổng cục thống kê (GSO)
vào năm 2012. Ngoài ra bài viết còn sử dụng số liệu thứ cấp ở các trang như: Tổng
cục thống kê, và các báo cáo khoa học đã được công bố.

16


2.3.1.1 Mô tả bộ dữ liệu VHLSS 2012
Đây là cuộc điều tra lớn được thực hiện nhằm tìm hiểu về tình hình thu nhập,
chi tiêu, việc làm của hộ gia đình ở Việt Nam ở nông thôn và thành thị. Các cuộc
khảo sát thu thập thông tin được thực hiện theo 4 kỳ, mỗi kỳ một quý từ quý 1 đến
quý 4 trong năm, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến gặp chủ
hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào
phiếu phỏng vấn hộ.
Khảo sát mức sống dân cư là cuộc điều tra chọn mẫu trong chương trình điều

tra thống kê quốc gia đã được ban hành trong Quyết định số 144/2008/QĐ-TTg
ngày 29 tháng 10 năm 2008 và được tiến hành định kỳ 2 năm một lần. Tính đến nay,
Tổng cục thống kê đã thực hiện được 8 cuộc điều tra mức sống lớn với hai tên gọi
khác nhau đó là khảo sát mức sống dân cư (1993-1994, 1997-1998) và khảo sát mức
sống hộ gia đình (năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 và 2012).
Mẫu của VHLSS 2012 được chọn từ mẫu chủ của cuộc khảo sát mức sống
giai đoạn 2010 – 2018. Cuộc điều tra khảo sát mức sống 2012 được triển khai trên
phạm vi cả nước với quy mô mẫu 46.995 hộ ở 3.133 xã/phường, đại diện cho cả
nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố. Luận văn sử dụng
1.449 hộ ở ĐBSCL (có mã tỉnh ≥ 80) sau khi đã lọc ra các hộ ở nông thôn trên địa
bàn khảo sát. Các chỉ tiêu đánh giá trong mẫu VHLSS bao gồm các khía cạnh về
việc làm, thu nhập, chi tiêu, y tế, giáo dục, tín dụng và xóa đói giảm nghèo.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm để đánh giá thực trạng chung về tình
hình thu nhập và tiêu dùng của nông hộ ở ĐBSCL đồng thời mô tả được các đặc
điểm của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
2.3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung phân tích những nhân
tố quan trọng dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Những
nhân tố này được trình bày cụ thể như sau:
- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn hay còn được gọi là trình độ văn hóa,
là một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên nguồn nhân lực trong
khung sinh kế. Theo Ghafoor và cộng sự (2010) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập bao gồm trình độ học vấn, diện tích canh tác, chi tiêu dùng nông nghiệp và

17


số nhân khẩu trong gia đình có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trực

tiếp tạo ra thu nhập.
- Số lao động trong gia đình: Là số lượng người tham gia vào hoạt động tạo
thu nhập trong hộ, được xem như là lực lượng tạo thu nhập trong nguồn nhân lực
của khung sinh kế. Tuy nhiên, nếu hộ gia đình có thành viên là người phụ thuộc, thì
sẽ làm cho nguồn thu nhập của hộ bị hạn chế. Người phụ thuộc được hiểu như là
những người chưa đủ tuổi vị thành niên hay những người dưới 15 tuổi, những người
không có khả năng lao động và những người già, trên 65 tuổi. Một kết quả nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở ĐBSCL của
Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của họ bao gồm các biến về mặt xã hội học như trình độ học vấn, số lao
động, số hoạt động. Trong đó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng các biến số lao động
tác động tích cực và độ tuổi lao động tác động tiêu cực đến thu nhập bình quân của
hộ. Bên cạnh đó nghiên cứu của Parvin và Akteruzzaman (2013) cũng có kết quả
tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) rằng yếu
tố lao động có tác động cùng chiều với thu nhập của nông hộ.
- Diện tích canh tác: được hiểu như là diện tích đất sử dụng cho mục đích
nông nghiệp bao gồm diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc,
gia cầm hay trồng cây ăn trái hoặc cây lương thực. Đây được xem như là một nguồn
lực tự nhiên trong khung sinh kế có tác động đến việc lựa chọn chiến lược sinh kế
của hộ vùng nông thôn. Diện tích canh tác gián tiếp tác động đến thu nhập của hộ
vì khi diện tích canh tác càng cao thì năng suất đầu ra càng lớn, mang lại nhiều lợi
nhuận hơn cho nông dân (Ghafoor và cộng sự, 2010). Nghiên cứu của ông cũng đã
đưa vào biến diện tích canh tác để xem xét tác động của nó đến thu nhập, kết quả
nghiên cứu cho thấy diện tích canh tác có tác động tích cực đến thu nhập chung của
hộ. Safa (2005) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở
Yemen ông cũng đưa vào xem xét yếu tố diện tích đất canh tác. Ông đặt ra giả thuyết
cho rằng khi diện tích đất canh tác càng lớn thì năng suất sẽ cao hơn từ đó cho nhiều
lợi nhuận và làm tăng thu nhập của hộ dân. Trong kết quả nghiên cứu của ông, diện
tích canh tác có tác động tích cực đến thu nhập trong khi số nhân khẩu và tuổi tác
lại tác động nghịch chiều. Bên cạnh đó, Ibekwe (2010) cũng chỉ ra sự tương đồng

về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập với những nghiên cứu trước. Đồng thời bài
viết cũng chỉ ra rằng diện tích canh tác có tác động tích cực đến thu nhập. Diện tích
canh tác càng lớn thì thu nhập mà người nông dân nhận được sau khi trừ các khoản
chi phí càng cao. Mặt khác ông cũng kiểm định giả thuyết yếu tố số giờ hoạt động
18


nông nghiệp có tác động tích cực đến thu nhập. Kết quả nghiên cứu của ông cho
thấy rằng số giờ hoạt động nông nghiệp tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng mức ý nghĩa
của nó chưa đủ lớn để có thể kết luận đây là một biến có ảnh hưởng trực tiếp đến
thu nhập.
- Diện tích nhà ở: Là một trong những thành phần của nguồn lực vật chất của
khung sinh kế, người dân cần mặt bằng để tiến hành hoạt động kinh doanh, bên cạnh
đó diện tích nhà cũng được xem như là một thước đo chất lượng cuộc sống của
người dân vùng nông thôn.
-Giá trị nhà: là một yếu tố cấu thành trong nguồn lực tài chính của khung
sinh kế, người dân sở hữu nhà có giá trị càng cao thì đồng nghĩa với việc họ có
nguồn thu nhập ổn định và giá trị lượng thu nhập đó phản ánh qua giá trị căn nhà
đang sở hữu.
-Tuổi chủ hộ: Cho thấy được chất lượng của lao động thông qua tuổi tác, khi
người lao động có tuổi càng cao thì năng suất lao động cũng giảm dần
- Điện lưới và nước máy: Là một thành phần trong nguồn lực vật chất của
khung sinh kế, 2 biến số này đo lường chất lượng cuộc sống của người dân vùng
nông thôn. Khi hộ có tiếp cận đến nguồn lực này thì sẽ làm cho chất lượng sống
tăng lên từ đó cải thiện khả năng tạo thu nhập của hộ.
- Tiết kiệm: Đây là thành phần quan trọng trong nguồn lực tài chính, nó thể
hiện được năng lực tài chính của hộ, khi tiết kiệm của hộ càng nhiều thì thu nhập
của hộ sẽ tăng lên (Ghafoor và cộng sự, 2010)
- Cán bộ công chức: Đây là biến thuộc vốn xã hội, thể hiện mức độ tin cậy
của người dân xung quanh đối với những hộ gia đình có người làm cán bộ công

chức nhà nước.

19


Bảng 2.2 Diễn giải các biến có ảnh hưởng đến thu nhập
Tên biến

Diễn giải

Đơn vị
Nghìn đồng/năm

Kỳ
vọng
+

TIETKIEM

Lượng tiết kiệm

DIEN

Biến giả, giá trị 1 nếu hộ sử
dụng điện lưới

+

NUOC


Biến giả, giá trị 1 nếu hộ sử
dụng nước máy

+

CANBO

Biến giả, giá trị 1 nếu hộ có
người là cán bộ nhà nước

+/-

TDHV

Số năm đi học của chủ hộ

Năm

+

TUOICH

Tuổi chủ hộ

Năm

-

SOLD


Số lao động trên 15 tuổi và
dưới 65 tuổi theo luật trong
gia đình

Người

+

DTCANHTAC

Diện tích tiến hành hoạt động
sản xuất

1000 m2

+

DTNHA

Diện tích nhà ở

m2

+

GIATRINHA

Giá trị của căn nhà hộ đang
sở hữu


Nghìn đồng

+

HDNN

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu
hộ sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực nông nghiệp

+/-

2.3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ
- Độ tuổi của chủ hộ: Là một thành phần trong nguồn nhân lực của khung
sinh kế, khi tuổi tác chủ hộ càng cao thì đồng thời kinh nghiệm sản xuất và kinh
nghiệm sống cũng sẽ tăng theo, vì thế những người lớn tuổi thường hay nắm giữ tài
chính trong hộ, khi họ đưa ra một quyết định cụ thể thường được dễ dàng chấp nhận
(Deaton và Grosh, 2000). Một kết quả nghiên cứu của Astar (2012) cho thấy rằng
20


tuổi tác làm tăng mức chi tiêu chung của người dân ở vùng thành thị và ngược lại ở
vùng nông thôn. Ở vùng nông thôn, chỉ có tuổi tác, thu nhập, tình trạng hôn nhân,
bảo hiểm và quy mô hộ gia đình là được cho là có ảnh hưởng đến việc chi tiêu dùng.
- Thu nhập: Được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong nguồn lực tài
chính của khung sinh kế. Campell và Mankiw (1987) cho rằng thu nhập là một biến
số quan trọng tác động đến quyết định mua hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng.
Theo một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu dùng lương thực của
Babalola và Isitor (2014) chỉ ra rằng thu nhập, số nhân khẩu có ảnh hưởng đáng kể
đến việc chi tiêu dùng cho lương thực, nghiên cứu trên cũng cho rằng yếu tố không

đảm bảo được lượng lương thực đủ dùng và có thể trở thành diện nghèo thường xảy
ra với nhưng nông hộ có số nhân khẩu lớn.
- Trình độ học vấn: Biến số này được đưa vào vì nó đại diện cho khả năng
tiếp thu kiến thức của người dân, trình độ càng cao thì khả năng đưa ra quyết định
chi tiêu dùng hợp lý càng nhiều (Cao Thị Thúy Hằng, 2002).
- Số nhân khẩu trong hộ: Tương tự như tác động của biến số này đến thu
nhập, số nhân khẩu trong gia đình càng nhiều thì mức chi tiêu của hộ càng tăng. Đây
là một thước đo trong nguồn nhân lực của khung sinh kế.
- Tình trạng hôn nhân: Là một biến số đo lường chất lượng nguồn nhân lực
của khung sinh kế, tình trạng hôn nhân khác nhau thì có những mức chi tiêu khác
nhau do nhu cầu của cặp vợ chồng hoặc những người độc thân là khác nhau.
- Số trẻ em: Các hộ gia đình ở Việt Nam nói chung thường có xu hướng sống
chung với con cái của họ cho nên người dân phải tốn thêm một khoản chi cho những
thành viên này trong gia đình, hơn nữa trẻ em là những người chưa đến độ tuổi lao
động nên không tạo ra nguồn thu nhập cho hộ gia đình vì vậy những người lao động
chính trong gia đình phải chịu các khoản chi tiêu của trẻ em trong hộ.

21


Bảng 2.3 Diễn giải các biến có ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ
Tên biến

Diễn giải
Thu nhập hàng
năm của hộ

Đơn vị

Kỳ vọng


Nghìn đồng/năm

+

TUOICH

Tuổi của chủ hộ,
nhận các giá trị
đo lường tuổi tác

Tuổi

+

SOTREEM

Số người dưới 15
tuổi trong hộ

Người

+

TDHV

Số năm đến
trường của chủ hộ

Năm


+

NHANKHAU

Số người trong
gia đình của hộ

Người

+

TTHN

Tình trạng hôn
nhân của chủ hộ,
nhận giá trị 1 nếu
đã kết hôn và
ngược lại

THUNHAP

+/-

2.3.2.4 Mô hình dùng sử dụng trong bài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được tác giả lựa chọn mô hình hồi qui 2 bước (2SLS)
để giải quyết vấn đề, ta thấy rằng mối quan hệ của chi tiêu và thu nhập có sự nội
sinh, nghĩa là 2 biến này có sự tương quan về phần dư nên nếu sử dụng mô hình hồi
quy tuyến tính OLS sẽ làm kết quả ước lượng bị chệch, do đó mô hình hồi qui 2
bước được đề xuất để giải quyết vấn đề. Phương pháp hồi quy 2 bước là ước lượng

các biến công cụ, trong đó các biến công cụ bao gồm các biến nằm trong khung sinh
kế để ước lượng cho mô hình chi tiêu.
Mô hình trong bài được sử dụng ở dạng logarit, với mô hình (1) là mô hình
hồi quy về thu nhập và mô hình (2) là mô hình hồi quy chi tiêu, Với Xi là các biến
giải thích bao gồm các đặc điểm của hộ và các nguồn lực trong khung sinh kế được
đưa vào mô hình. 𝛽𝑖′ và 𝛽𝑘′ là các hệ số ước lượng của các Xi và Xk, 𝜇 là sai số của
mô hình, 𝛽0 là hằng số. Mô hình của thu nhập và chi tiêu được trình bày như sau:
𝑙𝑛𝑇𝐻𝑈𝑁𝐻𝐴𝑃 = 𝛽0 + 𝛽𝑖′ 𝑋𝑖 + 𝜇 (1)
𝑙𝑛𝑇𝐼𝐸𝑈𝐷𝑈𝑁𝐺 = 𝛽0 + 𝛽𝑘′ 𝑋𝑘 + 𝜇 (2)

- Đối với đối hình thu nhập:
- Đối với mô hình chi tiêu:
22


CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH THU
NHẬP VÀ TIÊU DÙNG CỦA HỘ DÂN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đồng Bằng Sông Cửu Long có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam,
và Tây Nam giáp biển, có đường bờ biển dài 700km, phía Tây có đường biên giới
giáp với Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh
tế lớn của Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng,
mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày đặc thuận lợi cho việc phát triển giao
thông đường thủy vào bậc nhất nước ta. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 40.158 km2
trong đó có khoảng 18,43% diện tích được sử dụng cho việc tiến hành hoạt động
sản xuất nông nghiệp.

Nguồn: Vietpress.vn


Hình 3.1 Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long
Vùng ĐBSCL có lợi thế về tài nguyên đất đai, sông ngòi, biển và thềm lục
địa cũng như điều kiện khí hậu thuận lợi. Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình là
280C, chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 đến 2.790 giờ, hơn
nữa ĐBSCL ít xảy ra thiên tai do khí hậu gây ra. Nguồn nước được lấy từ 2 nguồn
chính là từ sông Mê Kông và nước mưa. Sông Mê Kông đem lại lượng nước bình
quân hàng năm khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 – 200 triệu tấn phù sa.
Một mặt, lũ làm hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho
23


đời sống của dân cư, nhưng mặt khác nó cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho
việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất nông nghiệp. Từ
vị trí địa lý này và sự ưu đãi của thiên nhiên, nên vùng ĐBSCL đã trở thành vùng
kinh tế nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ DÂN Ở ĐBSCL
3.2.1 Quy mô của hộ gia đình
4,8

4,6

4,6

4,47
4,32

Người/hộ

4,4


4,16

4,2
4

3,94

3,93

2010

2012

3,8

3,6
3,4
2002

2004

2006

2008

Năm
Nguồn: tổng cục thống kê, 2012

Hình 3.2 Số nhân khẩu trung bình của hộ gia đình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Qua cuộc điều tra của tổng cục thống kê, số nhân khẩu bình quân trong hộ
gia đình ở ĐBSCL vào năm 2012 là 3,93 người/hộ, khi so sánh với quy mô của số
nhân khẩu với các năm trước đó thì ta thấy được số nhân khẩu trong hộ có xu hướng
giảm dần theo thời gian và giữ ổn định ở giai đoạn 2010 và 2012. Điều đó cho thấy
rằng các chính sách về kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam đang phát huy khả năng
của nó và những người dân ở ĐBSCL đã thực hiện tốt chính sách này. Với quy mô
gần 5 người trong một hộ vào năm 2002, những người dân ở ĐBSCL nói riêng và
cả nước nói chung khó có thể vượt qua được cảnh nghèo đói, số nhân khẩu trong hộ
càng cao thì khoản chi tiêu mà gia đình trang trải cho các thành viên trong hộ càng
tăng. Với xu hướng giảm số nhân khẩu trong gia đình tuy ở mức còn khá cao (xấp
xỉ 4 người/ hộ vào năm 2012) thì việc cải thiện đời sống người dân là điều cần thiết.
3.2.2 Việc làm của hộ gia đình
Nhìn chung, trong năm 2012 số người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
là chiếm đa số. Điều này phù hợp với đặc điểm tự nhiên và địa lý của vùng ĐBSCL.
Người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 49,9% trong đó người
dân tự tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đạt ngưỡng gần
40%. Đa phần đây là những hộ nông dân đã gắn bó lâu dài với nghề nông nghiệp
24


×