Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Xã hội học pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.42 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Do nhu cầu điều chỉnh các loại quan hệ xã hội khác nhau nên trong các quan hệ
xã hội, ngoài quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ pháp luật, còn có một quan
hệ xã hội cơ bản là chuẩn mực thẩm mỹ. Chuẩn mực thẩm mỹ là bộ phận quan
trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Để tìm hiểu chi tiết hơn về chuẩn mực pháp
luật và chuẩn mực thẩm mỹ, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa
chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ thông qua một số bộ luật/luật cụ
thể của Việt Nam” cho bài tập học kỳ lần này của mình.

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1.Chuẩn mực xã hội:
Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với
mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất,
mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay
cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người nhằm củng cố , đảm
bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.
Chuẩn mực pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy
tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí
của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. Pháp luật là một công cụ rất quan trọng trong
mỗi quốc gia. Các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang và mọi công
dân trong một quốc gia phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa các hành vi phạm pháp luật. Việc nghiên cứu những đặc điểm của hệ thống
pháp luật này là điều kiện cần thiết để thiết lập, xây dựng một hệ thống pháp luật có

1


căn cứ khoa học, đồng thời để vận dụng có hiệu quả công cụ pháp luật vào việc
quản lí nhà nước, quản lí nền kinh tế cũng như quản lí mọi hoạt động của xã hội.


2.Chuẩn mực thẩm mỹ:
Chuẩn mực thẩm mỹ là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi về mặt thẩm mỹ
đối với hành vi xã hội của con người, tuân theo những quan điểm, quan niệm đang
được phổ biến, thừa nhận trong xã hội về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái anh
hùng, cái tuyệt vời, được xác lập trong các quan hệ thẩm mỹ, trong hoạt động sáng
tạo nghệ thuật, trong lối sống và sinh hoạt... của các cá nhân và các nhóm xã hội.
Trong quan hệ thẩm mỹ chứa đựng ba bộ phận quan trọng nhất của đời sống thẩm
mỹ con người là đối tượng thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ, thế giới nghệ thuật.
• Đối tượng thẩm mỹ chứa đựng các dạng phái sinh và các vùng tiềm ẩn
của cái đẹp, cái xấu, cái hài,….
• Chủ thể thẩm mỹ phản ánh các hoạt động thẩm mỹ của chủ thể thông
qua các giác quan của họ. Các nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu, lý tưởng thẩm
mỹ đều là sự phản ánh các kinh nghiệm hoạt động thẩm mỹ của con
người. Năng khiếu, tài năng và thiên tài không tách rời chủ thể thẩm mỹ.
• Thế giới nghệ thuật là bộ phận thứ ba. Đây là nơi diễn ra sự tương tác
giữa đối tượng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ như: văn học, âm nhạc, điêu
khắc, điện ảnh,…Do yêu cầu, đòi hỏi quan hệ thẩm mỹ cần có các quy
tắc, yêu cầu, tiêu chuẩn thẩm mỹ để định hướng, điều chỉnh, đánh giá
hành vi thẩm mỹ của con người trong đời sống cộng đồng mà các chuẩn
mực thẩm mỹ nảy sinh, biến đổi và phát triển.
3.Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuẩn mực thẩm mỹ và chuẩn
mực pháp luật:
3.1.Những điểm giống nhau:

2


Chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ đều là những quy tắc, yêu cầu, đòi
hỏi được xây dựng và được thừa nhận rộng rãi trong nhân dân, chúng đều là các
công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội; đều được thực hiện và áp dụng nhiều lần

trong đời sống xã hội; đều nhằm một mục đích chung là điều chỉnh hành vi ứng xử
của con người trong xã hội, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
3.2.Những điểm khác nhau:
• Phạm vi tác động của chuẩn mực thẩm mỹ hẹp hơn so với chuẩn mực
pháp luật, chuẩn mực pháp luật tác động tới mọi cá nhân, tổ chức, ... tất
cả các chủ thể.
• Chuẩn mực pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế: về dân
sự, hình sự, hành chính,... còn chuẩn mực thẩm mỹ được đảm bảo thực
hiện bởi dư luận xã hội là chính.
• Chuẩn mực pháp luật được ban hành và bảo đảm thực hiện bởi nhà nước
– chủ thể có thẩm quyền tối cao; còn chuẩn mực thẩm mỹ là những
chuẩn mực được xây dựng và ban hành bởi toàn thể nhân dân, chúng ta
tự xây dựng lên những hình tượng thẩm mỹ cho cả xã hội.
• Chuẩn mực thẩm mỹ có thể tồn tại từ giai đoạn lịch sử này sang giai
đoạn lịch sử khác, còn chuẩn mực pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong
giai đoạn lịch sử nhất định.
Chuẩn mực thẩm mỹ tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá, giúp con người khám
phá, khẳng định, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, làm phong phú, phát triển đời sống
văn hoá thẩm mỹ xã hội, đồng thời biết nhận diện, sàng lọc và loại bỏ những cái
xấu, cái phản giá trị thẩm mỹ vì sự trong sạch và lành mạnh của môi trường văn
hoá xã hội. Chuẩn mực thẩm mỹ còn có vị trí đặc biệt trong vấn đề giáo dục giá trị,
định hướng giá trị đối với nhân cách, góp phần đưa đến sự phát triển hài hoà, toàn

3


vẹn, phong phú nhân cách của các cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của
sự phát triển xã hội. Trong lý luận cũng như trong đời sống hiện thực, giá trị thẩm
mỹ luôn hợp thành nền móng tinh thần bảo đảm sự thống nhất, hài hoà và sự liên
hệ nội tại giữa những lĩnh vực biểu hiện khác nhau của đời sống tinh thần con

người và của toàn bộ xã hội.
II.MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC
THẨM MỸ THÔNG QUA MỘT SỐ BỘ LUẬT/LUẬT CỤ THỂ CỦA VIỆT
NAM
1.Chuẩn mực pháp luật tác động đến chuẩn mực thẩm mỹ
Chuẩn mực pháp luật đóng vai trò định hướng cho tất cả các hoạt động và quan
hệ xã hội theo quy chuẩn của những quan niệm tiên tiến, nhân văn của xã hội và
thời đại về cái đẹp. Chuẩn mực pháp luật có vị trí đặc biệt trong góp phần đưa đến
sự phát triển hài hoà, toàn vẹn, phong phú nhân cách của các cá nhân nhằm đáp
ứng yêu cầu và mục tiêu của sự phát triển xã hội, tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá,
giúp con người khám phá, khẳng định, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, làm phong
phú, phát triển đời sống văn hoá thẩm mỹ và xã hội.
Pháp luật góp phần xây dựng chuẩn mực thẩm mỹ. Pháp luật sẽ góp phần điều
chỉnh, xóa đi những chuẩn mực thẩm mỹ lỗi thời không còn phù hợp, cho ra đời
những chuẩn mực thẩm mỹ mới, đáp ứng yêu cầu của quan hệ thẩm mỹ trong xã
hội, tương xứng với lối sống văn minh hiện đại của chúng ta ngày nay.
Ví dụ 1: Pháp luật khuyến khích mọi người trong xã hội tiến hành hoạt động
nghệ thuật, tạo lên những cái đẹp, hoạt động văn hóa tinh thần, cụ thể đã có quy
định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại khoản 1 điều 3 nghị định
79/2012/NĐ-CP:
a) Khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành
phần kinh tế tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
4


thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi
hình ca múa nhạc, sân khấu theo quy định của pháp luật
b) Đầu tư cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá
trị các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa nghệ thuật thế giới.

Ví dụ 2: Pháp luật có những quy định cấm, nhằm ngăn chặn những hành vi vi
phạm các chuẩn mực thẩm mỹ chung, cụ thể như việc sử dụng trang phục hoặc
hóa trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn và thuần phong mỹ tục,
truyền thống văn hóa Việt Nam, quy định tại điểm c), khoản 2 điều 6 cũng tại nghị
định 79/2012/NĐ-CP nêu trên.
Nhờ vào đặc trưng mang tính quyền lực nhà nước, pháp luật góp phần củng cố,
bảo vệ các chuẩn mực thẩm mỹ phù hợp, tiến bộ; đồng thời, loại bỏ những quy tắc
thẩm mỹ đã lạc hậu, lỗi thời trong cuộc sống văn minh, hiện đại. Xuất phát từ
những hạn chế trong thực tiễn vận dụng các chuẩn mực thẩm mỹ, vẫn còn nhiều
vấn đề nhức nhối về nhận thức, hiểu biết, tôn trọng và thực hiện các quy tắc, yêu
cầu của chuẩn mực xã hôi nói chung và pháp luật nói riêng. Trong điều kiện đó,
việc nghiên cứu, củng cố và phổ biến, phát huy tác dụng của các chuẩn mực xã hội
càng có ý nghĩa quan trọng, thiết thực.
2.Chuẩn mực thẩm mỹ góp phần xây dựng pháp luật:
Nhiều quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực thẩm mỹ phù hợp, đáp ứng được yêu
cầu của nhà nước nên đã được thừa nhận và trở thành cơ sở để áp dụng trong các
quy phạm pháp luật. Chuẩn mực thẩm mỹ nhiều khi đã đề cập trực tiếp hoặc gián
tiếp tới những vấn đề đạo đức, ít nhiều mang tính nhân văn. Những giá trị đạo đức
thể hiện ngay trong những hành vi của con người, qua đó thể hiện những nét đẹp
thẩm mỹ, góp phần quan trọng giúp các nhà làm luật đưa ra những quy định phù

5


hợp với ý chí của nhà nước và nhân dân cũng như trong việc phát hiện ra những lố
hổng, thiếu sót của pháp luật hiện hành.
Chuẩn mực thẩm mỹ góp phần san sẻ một phần gánh nặng cho pháp luật. các
chuẩn mực thẩm mỹ đều điều chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống, giúp
họ làm những điều tốt, đẹp, thiện, tránh xa cái xấu. Các chuẩn mực thẩm mỹ góp
phần làm ổn định xã hội, thực hiện pháp luật tốt hơn.

Ví dụ: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 có quy định điều 102 về Tội không
cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Từ cách sống
đẹp, giàu lòng nhân ái, vị tha của con nguời Việt Nam từ xưa đến nay mà luật được
xây dựng cho phù hợp với nét đẹp, quy tắc, giá trị thẩm mỹ, bản chất của người
Việt Nam.
3.Chuẩn mực thẫm mỹ định hướng các quy định của pháp luật:
Các chuẩn mực thẩm mỹ đã góp phần định hướng các quy định của pháp luật,
xuất phát từ các quy tắc thẩm mỹ đã được thừa nhận rộng rãi. Trong bất kỳ xã hội
nào, giá trị thấm mỹ cũng nhằm tới việc nhân đạo hóa đời sống xã hội. Giá trị thẩm
mỹ thẩm thấu trong mọi hình thái ý thức, mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội,
mọi cách thức tổ chức đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của cá nhân và cộng
đồng... làm cho cuộc sống trở nên hài hòa, tốt đẹp. Ngoài ra nó luôn hợp thành nền
móng tinh thần bảo đảm sự thống nhất, hài hoà và sự liên hệ nội tại giữa những lĩnh
vực biểu hiện khác nhau của đời sống tinh thần con người và của toàn bộ xã hội.
Chuẩn mực thẩm mỹ đòi hỏi các bộ luật, các văn bản được ban hành phải phù
hợp với các giá trị, chuẩn mực thẩm mỹ đang hiện hành trong xã hội thì mới dễ
dàng đi vào đời sống. Nhìn trên phương diện này, chuẩn mực thẩm mỹ có tác dụng
định hướng, điều chỉnh hành vi của các cá nhân phù hợp với các quy tắc của chuẩn
mực thẩm mỹ.

6


Những quy tắc thẩm mỹ được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho
pháp luật được thực hiện một cách tự giác hơn, nghiêm chỉnh hơn, bởi chúng đã
thấm sâu trong tiềm thức của nhân nên ngoài những biện pháp cưỡng chế thực hiện
mà nhà nước ban hành, thì pháp luật còn được đảm bảo thực hiện bởi thói quen, bởi
quan niệm thẩm mỹ của chúng ta, bởi dư luận xã hội. Ngược lại, những quan niệm
thẩm mỹ trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế.
Văn hóa thẩm mỹ công sở là vấn đề đem đến hiệu lực và hiệu quả cao trong

hoạt động công sở. Cái đẹp thể hiện qua phong thái, cử chỉ, hành vi, sắc thái tình
cảm của người thừa hành công vụ, đồng thời cái đẹp còn thể hiện văn hóa công sở
minh bạch, lịch sự, trang trọng. Từ đó, pháp luật đã quy định cụ thể về việc cấm hút
thuốc lá, cấm quảng cáo thương mại nơi làm việc, công sở. Với mục đích bảo đảm
tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; xây
dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt
động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
III.GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HƠN Ở CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ
CHUẨN MỰC THẨM MỸ
Việt Nam là quốc gia có bề dày lịch sử và truyền thống dân tộc hàng nghìn năm
văn hiến, theo với đó là những chuẩn mực thẩm mỹ được chúng ta tôn vinh và tự
hào. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì các chuẩn mực thẩm mỹ còn chưa
được một số người thực hiện chưa đúng, còn nhiều hạn chế. Không khó để thấy
những hành động xấu, những cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, thậm chí
nhiều ý kiến còn cho rằng đã tới mức phổ biến, gây ảnh hưởng đến văn hóa tốt đẹp
của dân tộc ta đã lưu truyền hàng ngàn đời. Trước những hạn chế ý, pháp luật đã
góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan niệm thẩm mỹ, hình

7


thành những tư tưởng tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hóa xuống cấp của các hành vi
xấu, lạc hậu.
Những giải pháp để có thể hoàn thiện hơn các chuẩn mực pháp luật và chuẩn
mực thẩm mỹ đó là:
• Pháp luật hóa nhiều hơn nữa các chuẩn mực thẩm mỹ mà được dân tộc
ta thừa nhận rộng rãi.
• Xóa bỏ các chuẩn mực thẩm mỹ không còn phù hợp với hiện tại xã hội,
tăng cường tuyên truyền giáo dục thông qua các kênh thông tin đại

chúng để mọi người hiểu rõ và thực hiện các chuẩn mực thẩm mỹ một
cách đúng đắn và tuân thủ pháp luật.
• Cần nâng cao ý thức pháp luật, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay – tương
lai của đất nước, nâng cao giáo dục, phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.

KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa chuẩn
mực pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ. Bằng việc phân tích nội dung các mối quan
hệ tác động qua lại của chuẩn mực pháp luật, và chuẩn mực thẩm mỹ, chúng ta sẽ
có thể để phòng chống, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, rèn luyện ý thức coi
trọng cái đẹp cho người dân, xây dựng môi trường xã hội ngày càng lành mạnh
hơn, nâng cao đời sống trong nước.
Trên đây là kết quả bài tập học kì của em, với vốn kiến thức vẫn còn hạn chế
nên bài làm của em có thể còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ
phía thầy cô để bài làm được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TS Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010
8


2.Trường Đại học Luật Hà Nội, Ngọ Văn Nhân (chủ biên), Tập bài giảng xã hội
học, Nxb CAND, Hà Nội, 2008
3. />4. />5.Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
6.Nghị định 79/2012/NĐ-CP.
5.Và một số nguồn khác trên Internet như Wiki,….

9




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×