Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

“Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo và nêu ý nghĩa của các quy định này”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.77 KB, 10 trang )

A. MỞ ĐẦU
Khi một cá nhân tố cáo một ai đó nhằm bảo vệ lợi ích của chính mình hay
lợi ích của người khác, rất có thể họ sẽ đối mặt với những đe dọa, thách thức. Vì
vậy để bảo vệ cho người tố cáo pháp luật đã có những quy định cụ thể. Để tìm
hiểu những quy định này em xin chọn đề tài số 4 : “Phân tích các quy định của
pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo và nêu ý nghĩa của các quy định
này”.
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm tố cáo
1. Khái niệm
Quyền tố cáo của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, luật tố cái và
nhiều văn bản pháp luật khác. Khái niệm tố cáo được hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau, dưới góc độ pháp lý, theo Điều 2 của Luật tố cáo 2011 thì tố cáo
được quy định: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật
của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
Theo đó tố cáo được chia thành làm 2 loại: Tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật của cán bộ công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
2. Yêu cầu thực tiễn phải bảo vệ người cáo
Hiện nay công dân đã chủ động, tích cực thực hiện quyền tố cáo, số lượng
đơn thư tố cáo của công dân có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc thực hiện quyền tố
cáo của công dân. Thực tế cũng phản ánh còn nhiều hiện tượng “mũ ni che tai”,
không phản ánh, tố cáo những vi phạm pháp luật khi những vi phạm đó không
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình vì sợ liên lụy đến bản thân. Thậm


chí có nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của mình nhưng công dân cũng không dám tố cáo vì đối tượng sử dụng


các thủ đoạn che giấu hành vi vi phạm bằng cách mua chuộc, đe dọa và thực
hiện các hành vi bạo lực khiến cho công dân hoang mang, lo sợ. Đặc biệt, đối
với các hiện tượng tham nhũng thì tâm lý này có phần còn nặng nề hơn vì những
đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn, địa vị và ảnh
hưởng trong xã hội, thường ở "thế mạnh", còn người "tố cáo" thì thường lại ở
"thế yếu". Tại buổi vinh danh 88 công dân tiêu biểu chống tham nhũng năm
2009 do Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ
chức, hầu như những người được vinh danh đều nói từng bị trù dập, đe dọa… Họ
là những người có sự kiên trì và lòng dũng cảm, chấp nhận cả sự trả thù nghiệt
ngã để đấu tranh vì công lý và lẽ phải, trong đó đáng lưu ý là trường hợp anh
Đặng Vũ Thắng, nhân viên kế toán Thảo Cầm Viên - Thành phố Hồ Chí Minh do
tố cáo những sai phạm ở Thảo Cầm Viên nên đã bị một số cán bộ, trong đó có cả
Giám đốc Thảo Cầm viên đã thuê côn đồ sát hạị.
II. Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo
Quyền khiếu nại tố cáo là quyền cơ bản của công dân, vì vậy nó được quy
định ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó văn bản đầu tiên ta phải
kể đến là Hiến pháp (đạo luật cao nhất của nhà nước).Theo Hiến pháp năm 2013
quyền khiếu nại tố cáo của công dân được quy định cụ thể như sau:
“1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân…
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu
nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”
Như vậy, Hiến pháp không chỉ tuyên bố về quyền tố cáo của công dân mà
còn có những quy định nhằm bảo đảm thực hiện quyền này. Những đảm bảo
pháp lý đối với quyền tố cáo và người tố cáo khẳng định tính chất đặc biệt quan


trọng của vấn đề, đồng thời khẳng định ý chí của Nhà nước trong việc xử lý
những người có hành vi cản trở việc thực hiện quyền tố cáo cũng như trả thù
người tố cáo.

Bên cạnh đó Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sug năm 2009 cũng ghi
nhận chế tài đối với những người xâm pham quyền khiếu nại tố cáo tại Điều 132.
Điều 34 của Luật tố cáo 2011 quy định việc bảo vệ người tố cáo được thực
hiện tại tất cả những nơi có thể ảnh hưởng đến người tố cáo, bao gồm: nơi cư trú,
công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những
nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định. Cũng theo quy định của Điều này,
đối tượng bảo vệ không chỉ có người tố cáo mà còn cả những người thân thích
của người tố cáo như vợ hoặc chồng, con cái, bố mẹ, anh em ruột thịt...; thời hạn
bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của
từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của đối tượng cần được bảo vệ. Luật xác định trách nhiệm chính trong việc
bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo; đồng thời, cũng quy định
rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ và các nội dung cơ bản về
bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ tại nơi công tác, nơi làm
việc, nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người tố cáo. Triển khai chế định này của Luật, ngày 03/10/2012, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành ngày
20/11/2012) quy định các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo, bao gồm,
các nội dung rất cụ thể như sau:
1. Về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài
liệu, phối hợp giải quyết tố cáo, thi hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp


luật bị tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ
bí mật thông tin cho người tố cáo.
2. Về bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận,
thụ lý, giải quyết tố cáo

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo, giải quyết
tố cáo, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp có trách
nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của
người tố cáo; đồng thời phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc
đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp cần thiết để giữ bí mật
thông tin và bảo vệ cho người tố cáo.
Khi có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo thì người giải quyết tố
cáo phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để
bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.
Nếu phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin
về người tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn
hoặc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.
3. Người tố cáo không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú.
Luật tố cáo quy định người tố cáo không bị phân biệt đối xử trong việc thực
hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú và trách nhiệm này thuộc về
Uỷ ban nhân dân các cấp trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Khi người tố cáo
cho rằng bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ nơi cư trú thì
có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo để người giải quyết tố cáo yêu cầu
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có biện pháp bảo vệ, khôi phục các
quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm, đồng thời xem xét,
xử lý người có hành vi vi phạm. Khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố


cáo về việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, quyết định áp dụng các biện pháp
theo thẩm quyền để bảo vệ như sau:
- Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính,
hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo;

- Khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm;
- Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người có hành vi xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
- Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
4. Người tố cáo được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin
cá nhân khác của mình
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải có trách nhiệm bảo đảm bí
mật cho người tố cáo trong tất cả các khâu từ tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
xác minh, kết luận xử lý tố cáo, thậm chí, ngay cả khi công khai kết luận nội
dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Khi tiếp nhận tố cáo, thụ
lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu,
xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố
cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo.
Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá
nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm
theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin
mật.
Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với
người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người giải quyết tố cáo phải
bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí
mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp phát hiện người không có thẩm
quyền có hành vi thu thập thông tin về người tố cáo, người giải quyết tố cáo có


trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm
quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý đối với người có hành vi vi
phạm.
5. Về bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của
người tố cáo
Trường hợp xác định hành vi xâm hại người được bảo vệ đang diễn ra

hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải chỉ đạo hoặc phối
hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để áp dụng ngay các biện pháp bảo
vệ như: Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người được
bảo vệ tại nơi cần thiết;Tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn…
Người tố cáo hoàn toàn có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo áp dụng
biện pháp bảo vệ bản thân người tố cáo và người thân thích của người tố cáo khi
có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của
mình hoặc người thân thích của mình.Và yêu cầu phải bằng văn bản. Trường hợp
khẩn cấp, người tố cáo có thể yêu cầu trực tiếp bằng miệng hoặc thông qua các
phương tiện thông tin khác, nhưng sau đó phải thể hiện ngay bằng văn bản.
Căn cứ vào tính chất, mức độ và khả năng xảy ra trên thực tế của hành vi
xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ, cơ quan ra quyết định
bảo vệ xem xét, áp dụng các biện pháp được quy định tại Khoản 3 Điều 39 của
Luật tố cáo và các biện pháp sau đây:Hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp,
thăm gặp, làm việc, học tập của người được bảo vệ trong một thời hạn nhất
định;Di chuyển và giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo
vệ…
6. Về bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác
của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo


Điều 39 Luật tố cáo 2011 quy định: Khi người giải quyết tố cáo nhận được
thông tin người tố cáo bị đe doạ, trả thù, trù dập thì có trách nhiệm chỉ đạo hoặc
phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan cơ quan khác có thẩm quyền có biện
pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo và đề nghị cơ quan có thẩm quyền
xử lý theo quy định pháp luật đối với người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập
người tố cáo. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy
hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình hoặc của

người thân thích của mình thì có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo hoặc cơ
quan công an áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Trường hợp đề nghị của người tố cáo là chính đáng, có căn cứ thì người giải
quyết tố cáo hoặc cơ quan công an kịp thời áp dụng các biện pháp hoặc đề nghị
cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ.
Việc quy định người tố cáo phải có văn bản yêu cầu bảo vệ áp dụng trong trường
hợp họ có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình hoặc người thân thích của
mình. Trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và
người thân thích của người tố cáo, người tố cáo có thể yêu cầu trực tiếp bằng
miệng hoặc thông qua các phương tiện thông tin khác nhưng sau đó phải thể hiện
ngay bằng văn bản. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan xác định các biện pháp bảo
vệ phù hợp, bảo đảm tính khả thi trên thực tiễn.
Nghị định số 76/2012/NĐ-CP cũng quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp
để bảo vệ tính mạng, sức khỏe; bảo vệ tài sản; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm
và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
Trường hợp yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì người giải quyết tố
cáo hoặc cơ quan công an kịp thời áp dụng các biện pháp hoặc đề nghị cơ quan
có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo và người
thân thích của họ: bố trí nơi tạm lánh khi người tố cáo, người thân thích của họ


có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe; Bố trí lực lượng, phương tiện,
công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân
phẩm, uy tín cho người tố cáo và người thân thích của họ tại nơi cần thiết. Ngoài
ra cơ uan công an còn có ttheer áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm
hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo theo quy định của
pháp luật.
7. Về bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích

của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
Người tố cáo được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc
làm dưới mọi hình thức. Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối
với người tố cáo; không được trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
Khi có căn cứ cho rằng vị trí công tác, việc làm của mình hoặc của người
thân thích bị ảnh hưởng do tố cáo, người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan nhà
nước áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết. các biện pháp bảo vệ bao gồm:
Thuyên chuyển công tác của người được bảo vệ sang cơ quan, tổ chức, đơn vị
khác nếu có sự đồng ý của họ. Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có
hành vi trả thù, trù dập, đe doạ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người được bảo vệ.
III. Ý nghĩa các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo
Quy định của pháp luật hiện nay về bảo vệ người tố cáo đã có một bước
phát triển rất lớn so với các quy định trước đó và đây chính là những cơ sở pháp
lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và đảm bảo chắc chắn để người tố cáo yên
tâm thực hiện quyền tố cáo của mình góp phần đấu tranh với các hành vi vi


phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tiến trình xây
dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa của chúng ta.
Tạo khung cơ sở để các nhà làm luật tiếp tục hoàn thiện các quy định để
đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo. Chính người tố các
đã dám lên tiếng bảo vệ mình góp phần làm cho xã hội văn giàu đẹp.
Định hướng hành vi của những người bị tố cáo, rằng nếu họ có những
hành vi không thích đáng sẽ phải chịu hậu quả pháp lý nhất định.
Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta liên quan đến các mảng
về tố cáo.

Việc pháp luật tố cáo quy định như trên đã góp phần làm rõ trách nhiệm
của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo của công dân.
Tạo cơ sở, tạo niềm tin, động lực cho những người tố cáo, họ biết rằng
không chỉ bản thân người tố cáo mà ngay cả người thân trong gia đình cũng
được pháp luật bảo vệ, và họ sẽ được giữ bí mật thông tin cá nhân của mình khi
tố cáo.
C. KẾT LUẬN
Từ những phân tích như trên ta có thể thấy rằng pháp luật luôn dõi theo và
bảo vệ người tố cáo. Đồng thời nói lên mọi công dân khi tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật sẽ được khích lệ, họ sẽ bảo vệ được lợi ích của chính mình cũng như
lợi ích xã hội.
Trên đây là kết quả bài tập học kì của em. Với vốn kiến thức
vẫn còn hạn chế nên bài làm của em có thể còn nhiều sai sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô để bài làm
được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Hiến pháp năm 2013



Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009



Luật Tố cáo năm 2011




Nghị định 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều

của luật tố cáo


Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo- trường đại học luật Hà Nội- Nxb

công an nhân dân


Các trang web:

/> />


×