Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

sang kiến kn HUONG DAN HOC BAI ở NHÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.02 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN THÀNH
TRƯỜNG THCS MÃ THÀNH


NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY- HỌC NGỮ VĂN THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ QUA MỘT SỐ TÁC
PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9

Tác giả: NGUYỄN VĂN THỌ
Môn: Ngữ văn
Năm thực hiện: 2016-2017
ĐT: 0986.639.041

Yên Thành, tháng 5/ 2017

1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN THÀNH


NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY- HỌC NGỮ VĂN THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ QUA MỘT SỐ TÁC
PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9

Môn: Ngữ văn
Năm thực hiện: 2016-2017

Yên Thành, tháng 5/ 2017

2




PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận
Giáo sư Phan Trọng Luận đã từng cho rằng: “Cả người dạy và người học
nếu không có sự chuẩn bị tốt thì không thể có tiết dạy và học tốt”. Nói như thế
để thấy rằng công việc chuẩn bị bài là rất quan trọng nếu như không nói là quyết
định đến sự thành- bại của tiết dạy học. Biết vậy nhưng đâu phải giáo viên nào
cũng đầu tư cho phần mục “Hướng dẫn học bài ở nhà” một cách chu đáo, bài
bản, có hiệu quả trong tiết dạy của mình dù biết rằng Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS (học sinh),
phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học. Tuy nhiên nói như vậy không có
nghĩa là bỏ qua vài trò của người thầy, ngược lại vai trò của người thầy, cô giáo lại
quan trọng và nặng nề hơn bao giờ hết. Dạy - học Ngữ văn nói riêng nhất thiết phải
đổi mới theo hướng “ Đặt HS vào hoạt động trung tâm của quá trình dạy học”, giáo
viên đóng vai trò tổ chức, định hướng cho HS đọc hiểu, lĩnh hội văn bản. Hướng
HS vào hoạt dộng, tổ chức cho các em hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm theo đúng
đặc thù quy luật sáng tạo. Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS phải
được thực hiện qua nhiều bước, nhiều khâu khác nhau trong quy trình dạy học,
trong đó bao gồm cả việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp của cả giáo viên và học
sinh ở tất cả các môn học.
Với môn Ngữ văn, phát huy vai trò chủ thể của HS trong giờ học phải được
xem như là một nguyên tắc cơ bản, phải đưa nguyên tắc ấy vào một khâu trong quá
trình dạy học, trong giáo án của giáo viên (GV) qua từng tiết dạy. Đổi mới phương
pháp dạy học môn Ngữ văn được thực hiện qua nhiều khâu, nhiều bước, nhiều thao
tác. Muốn vậy, chính các em phải có sự chuẩn bị bài trước một cách khoa học qua
phương pháp hướng dẫn của giáo viên. Đó là một trong những cơ sở để chúng tôi
chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giờ dạy- học Ngữ văn thông qua hoạt dộng
Hướng dẫn học bài ở nhà qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9



3


2. Cơ sở thực tiễn
Sách giáo khoa Ngữ văn nói chung có nhiều thay đổi không những hình thức
mà cả nội dung - biên soạn theo hướng tinh giản và tích hợp. Vì thế muốn học tốt ở
trên lớp, thì đòi hỏi HS phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài ở nhà thông qua hoạt
động hướng dẫn của giáo viên, và chắc chắn một điều, nếu giờ Đọc hiểu văn bản
nào mà có sự chuẩn bị công phu ở cả thầy lẫn trò thì giờ học đó sẽ đạt kết quả khả
quan hơn. Tuy nhiên, một thực tế khá phổ biến hiện nay là nhiều GV dạy Ngữ văn
nói riêng chưa thực sự chú trọng đến hoạt động hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà,
hoặc có thực hiện thì cũng mới chỉ ở hình thức qua loa, thiếu tính khoa học thậm
chí bị bỏ qua luôn. Về phía HS, các em chưa xây dựng cho mình thói quen chuẩn
bị bài kĩ lưỡng, nhiều em chuẩn bị cho có thậm chí có em không tìm hiểu văn bản
nhưng vẫn có bài soạn đầy đủ do sử dụng sách để học tốt hoặc tài liệu tham khảo
nhằm mục đích đối phó với sự kiểm tra của giáo viên... Hơn nữa trong quá trình dự
giờ, thăm lớp hay thực hiện cac tiết thao giảng cũng như kiểm tra bài soạn và cả
những tiết thi giáo viên dạy giỏi…người kiểm tra, đánh giá cũng chư thực sự quan
tâm đến vấn đề này vì thế hoạt động Hướng dẫn bài ở nhà vốn đã bị xem nhẹ giờ
càng trở nên qua loa hơn. Đối với sách giáo khoa phần lớn chú trọng hướng HS
vào việc đánh giá tác phẩm chứ chưa chú trọng đến kĩ năng, tích hợp và phát triển
năng lực… Vì những lí do và thực tế nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện
pháp Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà với mong muốn khắc phục những mặt
hạn chế trên để từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả môn Ngữ văn trong tình
hình hiện nay.
Đề tài của chúng tôi là dựa trên thực tiễn, đúc rút từ thực tiễn chứ không hề
có sự tham khảo hay sao chép ở bất kì nguồn tài liệu nào. Vấn đề “Hướng dẫn học
sinh học bài ở nhà theo hướng phát triển năng lực” cũng chưa hề có trong bất kì

một cuộc trao đổi, thảo luận nào của các cấp. Có thể nói điểm mới của đề tài theo
quan điểm chúng tôi không nằm ở nội dung mà nằm ở cách thức- phương pháp
thực hiện. Nghĩa là chúng tôi thực hiện những điều tưởng chừng như ai cũng thấy,
ai cũng biết nhưng…rất ít giáo viên làm một cách chu đáo, nghiệm túc. Chúng tôi
cũng không đi dàn trãi ở nhiều tác phẩm mà chỉ tập trung khai thác sâu một số văn
4


bản đặc trưng cho từng thể loại để từ đó có cái nhìn bao quát và rút ra một quy
trình cho việc hướng dẫn học bài ở nhà.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu, khai thác một số văn bản trong
Ngữ văn 9. Chúng tôi cố gắng để nghiên cứu sâu ở nhiều thể loại- thơ và truyện, ở
nhiều giai đoạn trung đại- hiện đại nhằm tối đa hóa sự phong phú, toàn diện của đề
tài từ đó có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn. Mục đích của phạm vi này góp phần
giúp giáo viên có cơ sở để thực hiện ở các văn bản khác, khối lớp khác một cách
dễ dàng.
- Ngoài việc thực hiện tại đơn vị chúng tôi,chúng tôi cũng gửi bản thao cho
đồng nghiệp ở trường THCS Tân Thành, Đức Thành, Thọ Thành để xin ý kiến rút
kinh nghiệm của đồng nghiệp.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ phạm vi đề tài này, chúng tôi đã sử dụng chủ yếu một số
phương pháp cơ bản như:
2.1. Khảo sát thực tế: Dự giờ thăm lớp, khảo sát tình hình thực tế bằng hệ thống
câu hỏi
2.2. So sánh đối chiếu: Đối chiếu kết quả chuẩn bị bài của học sinh với các tài liệu
tham khảo, mức độ cần đạt của chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.3. Phương pháp thực nghiệm :Sau khi lựa chọn giải pháp áp dụng cho từng đối
tượng để khắc phục triệt để những yếu kém của học sinh. Đưa những giải pháp

được chọn lựa vào áp dụng thực nghiệm trên một số lớp ở nhiều trường khác nhau.
2.4. Thống kê, phân tích, tổng hợp để có sự đánh giá chính xác, khách quan hiệu
quả khi áp dụng các giải pháp để từ đó điều chỉnh kịp thời những điểm còn vướng
mắc khi áp dụng và triển khai ra diện rộng.
2.5. Phương pháp tổng hợp : sau khi có kết quả thực nghiệm, tổng hợp lại vấn đề
để viết thành sáng kiến kinh nghiệm.
3. Hình thức vận dụng.
3.1. Vận dụng khi giới thiệu bài mới
5


3.2. Vận dụng khi tìm hiểu, phân tích văn bản
3.3. Vận dụng trong quá trình dạy bài mới
3.4. Vận dụng trong một số bài kiểm tra 15 phút.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề Hướng dẫn học bài ở nhà của học sinh hiện nay.
Việc chuẩn bị bài ở nhà là một nội dung nằm trong phương pháp tự học, mà tự
học là phương pháp cốt lõi trong đỗi mới phương pháp dạy học hiện nay. Nếu rèn
luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ
tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập
sẽ được nhân lên. Với môn Ngữ văn, hướng học sinh vào hoạt động, tổ chức cho
HS chiếm lĩnh tác phẩm theo đúng quy luật sáng tạo và cảm thụ văn học được xem
là một trong những vấn đề cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận trong đổi mới
phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay. Tuy nhiên khi dạy, vì quá quan tâm đến
việc truyền đạt kiến thức mà giáo viên thường xem nhẹ hoặc bỏ qua hoạt động này
hoặc chỉ đơn thuần chỉ dành 1/2 đến 1 phút dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiết tiếp
theo thậm chí một số giáo viên hoặc một số bài giáo viên bỏ qua phần quan trọng
này. Còn chuẩn bị như thế nào, nhấn mạnh phần nào, nội dung gì thì giáo viên
chưa thực sự quan tâm.
Thứ hai: khi học, học sinh cũng chỉ soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa hoặc

mở sách tham khảo để học tốt ra chép chứ chưa chú trọng đến những vấn đề quan
trọng của mỗi bài học
Thứ ba: hoạt động chuẩn bị bài ở nhà chưa được quan tâm đúng mức không chỉ
ở giáo viên mà còn ở học sinh và ở các cấp quản lí. Trong các bài kiểm tra nhỏ
(kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút) giáo viên cũng chưa chú trọng. Phần lớn giáo
viên chỉ xem HS có chuẩn bị bài hay không còn chuẩn bị như thế nào thì chưa chú
ý.
Thứ tư: Cuối cùng thực tiễn cho thấy hệ thống câu hỏi sách giáo khoa ở một số
văn bản không còn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu dạy học hiện đại. Nói đúng
hơn là hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu vừa dài vừa không không làm toát lên trọng
tâm bài học, chưa chú trọng đến kĩ năng sống cũng như tích hợp liên môn và đặc
6


biệt là hệ thống câu hỏi đó dùng chung cho cả nước chứ chưa phân hóa vùng miền.
Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những mặt ưu việt của hệ thống câu hỏi
SGK. Trên cơ sở đó, chúng tôi đè xuất một cách hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
hiệu quả hơn, đỡ tốn công sức hơn đặc biệt là hạn chế tối đa việc các em sao chép
một cách thụ động, máy móc để đối phó hơn là để học để cảm thụ tác phẩm.
2. Mô tả các phương pháp, giải pháp của đề tài.
Trong SGK Ngữ văn 9 được biên soạn theo một cấu trúc cố định với những
mục rõ ràng theo trình tự 6 mục như sau: Bài 1, 2, 3…; Kết quả cần đạt; Tên văn
bản; Chú thích; Đọc hiểu văn bản; Ghi nhớ; Luyện tập. Theo mô típ, quy trình
thông thường, HS chỉ cần đọc mục Kết quả cần đạt rồi đọc văn bản (hoặc bài) và
trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu văn bản là coi như xong phần chuẩn bị bài ở nhà
(chúng ta con gọi là soạn bài). Câu hỏi trong sách giáo khoa phần lớn chỉ bám vào
nội dung và nghệ thuật chứ không chú trọng đến kĩ năng sống, tích hợp, tích hợp
liên môn…không tạo cho học sinh một mô típ, một cấu trúc cơ bản khi chuản bị
bài. Vì thế, chúng tôi tự chuẩn bị hệ thống câu hỏi riêng cho từng bài trên cơ sở
câu hỏi sách giáo khoa.

3. Bảng đối chiếu hệ thống câu hỏi sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi giáo viên
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
3.1. Văn bản chuyện người con gái Nam Xương.
Phần văn bản chuyện người con gái Nam Xương có 5 câu hỏi giúp các em
tìm hiểu văn bản, tuy nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp toàn diện của văn bản này thì
một số câu hỏi chưa phù hợp, thậm chí làm khó cho học sinh khi chuẩn bị bài.
Chưa có câu hỏi liên quan đến kĩ năng sống - một yêu cầu quan trọng khi trong dạy
học hiện đại. Trên cơ sở đó, chúng tôi biên soạn lại câu hỏi để phù hợp với điều
kiện học tập và nhận thức của học sinh.
TT

Hệ thống câu hỏi sách giáo khoa

Hệ thống câu hỏi giáo hướng dẫn

1

cho học sinh học bài ở nhà.
- Tìm bố cục của truyện
Tìm chủ đề của truyện?
- Nhân vật Vũ Nương được miêu tả - Qua mối quan hệ với mẹ chồng,

2

trong những hoàn cảnh nào? Ở từng với chồng Vũ Nương hiện lên với
hoàn cảnh, Vũ Nương đẫ bộc lộ đức những đức tính, phẩm chất gì?
7


tính gì?

- Vì sao Vũ Nương phải chịu oan - Vũ Nương phải chịu nỗi oan gì?
3

khuất? Từ đó em cảm nhận được điều Theo em những nguyên nhân trực
gì về thân phận của người phụ nữ dưới tiếp, gián tiếp nào khiến Vũ Nương
chế độ phong kiến?
phải chịu nỗi oan đó?
- Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt - Những chi tiết nào giống với

4

tình tiết câu chuyện, những lời trần truyện dân gian?
thuật và những lời đối thoại trong
truyện.

Tác giả muốn thể hiện tình cảm gì
với Vũ Nương? Thái độ gì với xã
hội phong kiến?

- Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện.
5

Đưa những yếu tố kì ảo vào trong
truyện quen thuộc, tác giả nhăm thể
hiện điều gì?
Nếu em hoặc người thân em rơi vào
hoàn cảnh nhử VN em sẽ làm gi?
Người phụ nữ trong xã hội phong
kiến và xã hội em đang sống có gì
khác nhau?


3.2. Văn bản chị em Thúy Kiều.
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, SGk đã đưa ra hệ thống câu hỏi khá phù hợp. Tuy
nhiên chỉ những học sinh khá giỏi mới có thể để trả lời hết những yêu cầu này,
thậm chí có câu hỏi còn khiến các em khó hiểu. Vì vậy dẫn đến việc các em sử
dụng sách tham khảo là điều khó tránh khỏi. Mục đích của các câu hỏi SGK là
giúp các em hình dung cơ bản một số nội dung văn bản (chứ không phải là tất cả).
Và sau tiết học các em sẽ hiểu, vận dụng, sáng tạo ở cấp độ cao hơn. Cho nên
những câu hỏi đưa ra phải vừa sức mới có hiệu quả.
TT

Hệ thống câu hỏi sách giáo khoa

Hệ thống câu hỏi giáo hướng dẫn

1

cho học sinh học bài ở nhà.
- Hãy tìm kết cấu đoạn thơ và cho - Tìm chủ đề của đoạn trích
biết kết cấu ấy có liên quan như thế
nào với trình tự miêu tả nhân vật
8


của tác giả?
- Những hình thượng nghệ thuật - Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều
2

nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ được tác giả miêu tả như thế nào? Vẻ
đẹp của Thúy Vân ? Qua những đẹp của họ được so sánh với hình ảnh

hình tượng ấy, em thấy Thúy Vân nào?
có nét đẹp riêng về nhan sắc và
tính cách như thế nào?
- Khi gợi tả nhan sắc của Thúy - Đoạn trích còn cho thấy Thúy Kiều

3

Kiều, tác giả cũng sử dụng hình có những tài năng gì? Tài năng gì là
tượng mang tính ước lệ, theo em nổi bật?
có những điểm nào giống và khác
so với tả Thúy Vân?
Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác gỉ - Để làm toát lên vẻ đẹp của hai chị

4

còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào của em Thúy Kiều, tác giả đã dùng lối nói
Thúy Kiều?


5

nào? (biện pháp nghệ thuật gì)
- Thái độ, tình cảm của nhà thơ đối
với chị em Thúy Kiều?
- Có ý kiến cho rằng, Truyện Kiều là
một viên ngọc quý…vậy xét trong
đoạn trích thì là “quý” ở phương diện

nào
3.3.Văn bản bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

1

Hệ thống câu hỏi sách giáo khoa

Hệ thống câu hỏi giáo hướng
dẫn cho học sinh học bài ở

2

nhà.
Qua việc đọc bài thơ, em hãy

3

tìm chủ đề cho văn bản.
Văn bản viết về thời kì nào của
đất nước?

4

Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình
ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc
xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh
ấy là độc đáo?
9


5

- Bài thơ tái hiện những hình

tượng nào? Hình tượng nào là

6

trung tâm?
Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật Vẻ đẹp của người chiến sĩ được
những người chiến sĩ lái xe trên tuyến thể hiện trên những phương
7đường Trường Sơn. Em hãy phân tích diện nào? (tư thế, tinh thần, ý

8

hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ?
chí chiến đấu)
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu Để làm nổi bật vẻ đẹp người
của bài thơ? Những yếu tố đó góp phần ính lái xe, tác giả sử dụng
thế nào trong việc khắc họa những hình những biện pháp nghệ thuật
ảnh những người lính lái xe ở Trường nào?

9

Sơn?
Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng Hãy tìm một số bài thơ viết về
chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính hình ảnh người lính?
trong bài thơ? So sánh hình ảnh ở bài thơ
này và bài Đồng chí

10

Thái độ và trách nhiệm của bản
thân em khi được sống trong

hòa bình? Từ đó em sẽ có
những hàng động gì cho trách
nhiệm đó?

3.4. Bài thơ bếp lửa của Bằng Việt
Bài thơ bếp lửa có thể xem là một thi phẩm đặc sắc trong chương trình Ngữ
văn . Tuy nhiên, đối với học sinh và cả giáo viên rất e ngại khi dạy- học văn bản
này vì hơi khó. Khó vì cả hình tượng và ngôn ngữ thơ rất trừu tượng, khó cả vì
cảm xúc đan xen tuân trào. Đã thế hệ thống câu hỏi sách giáo khoa cũng rất khó
cho việc tiếp cận văn bản. Hệ thống câu hỏi của bài thơ bếp lửa có 5 câu rất dài
dòng, khó nắm bắt. Trên cơ sở đó chúng tôi mạnh dạn hướng dẫn học sinh tiếp cận
văn bản một hướng dễ hơn.
Câu

Hệ thống câu hỏi sách giáo khoa

Hệ thống câu hỏi giáo hướng
10


dẫn cho học sinh học bài ở
nhà.
Câu hỏi 1: Bài thơ là lời của nhân vật - Em hãy nêu chủ đề của bài
1

nào, nói về ai và về điều gì?

thơ.

- Dựa vào mạch tâm trạng của nhân - Hình tượng xuyên suốt của

vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ là gì?
bài thơ.
2

Câu hỏi 2: Trong hồi tưởng của người - Nhớ đến bà, tác giả nhớ đến
cháu, những kỉ niệm nào về bà và những kỉ niệm nào?
tình bà cháu được gợi lại? Em hãy chỉ
ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu
tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và

3

tác dụng của sự kết hợp ấy.
Câu hỏi 3: Phân tích hình ảnh bếp lửa - Theo em hình ảnh bếp lửa
trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được mang những ý nghĩa nào?
nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi (nghĩa thực, nghĩa ẩn dụ)
nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ
đến bà và ngược lại, khi nhớ đến bà
là nhớ ngay đến bếp lửa? Hình ảnh ấy
mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì
sao tác giả lại viết: “ôi kì lạ và thiêng

4

liêng bếp lửa!”
Câu hỏi 4: Rồi sớm rồi chiều lại bếp

- Theo em hình ảnh người bà

lửa bà nhen


là biểu tượng cho ai? (người

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

phụ nữ VN)

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai
dẳng...
Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ
“ngọn lửa” mà không dùng từ “
Bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý
11


nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên
như thế nào?
5

Hình tượng người bà trong bài
thơ có nét gì giống và khác với
người bà của em?

3.5. Bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy
Câu
1
2

Hệ thống câu hỏi sách giáo khoa


Hệ thống câu hỏi giáo hướng dẫn

cho học sinh học bài ở nhà.
Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ? Chủ đề của văn bản
Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự Hình tượng xuyên suốt bài thơ
với trữ tình. Trong dòng diễn biến
của thời gian, sự việc,đâu là bước
ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc chủ

3

đề của tác phẩm?
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Mối quan hệ giữa con người với
mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân trăng được thể hiện qua những thời
tích điều ấy. khổ thơ nào trong bài điểm nào?
thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa
biểu tượng hình ảnh vầng trăng, chiều
sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác

4

phẩm?
Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu Hình ảnh trăng tượng trưng cho
của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác những ai
động gì đến việc thể hiện chủ đê và
tạo nên sưc truyền cảm của tác phẩm?

5

Bài thơ giáo dục chúng ta thái độ

sống như thế nào?

3.6. Văn Bản Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long.
Câu
1

Hệ thống câu hỏi sách giáo khoa

Hệ thống câu hỏi giáo hướng dẫn

cho học sinh học bài ở nhà.
Nhận xét về cố truyện và tình huống Em hãy tìm chủ đề cho văn bản?
12


cơ bản cùa truyện ngắn lặng lẽ Sapa. Nhân vật nào là nhân vật trung tâm?
Tác phẩm này, theo lời kể tác giả, là
“một bức chân dung”. Đó là chân
dung của ai? Hiện ra trong cái nhìn
2

và suy nghĩ của nhân vật nào?
Phân tích nhân vật anh thanh niên

Nhân vật anh thanh niên làm việc
gì? ở đâu? Sống trong hoàn cảnh
thế nào? Nỗi khổ lớn nhất của anh
là gì? Anh đã tâm sự như thế nào về
công việc của mình?
Từ đó em thấy anh thanh niên là

người như thế nào?

3

Phân tích nhân vật ông họa sĩ

Qua lời tâm sự với ông họa sĩ, em
thấy anh thanh niên còn có những

4

phẩm chất nào khác?
Truyện ngắn có sự kết hợp yếu tố trữ Để làm nổi bật nhân vật anh thanh
tình, bình luận với tự sự? Em hãy chỉ niên, tác giả đã đưa ra tình huống
ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình nào?
của tác phẩm và nêu tác dụng của
chất trữ tình đó

5

Em hãy tìm những tác phẩm cùng
chủ đề mà em đã học?

3.7. Làng của Kim Lân
Câu
1

Hệ thống câu hỏi sách giáo khoa

Hệ thống câu hỏi giáo hướng dẫn


cho học sinh học bài ở nhà.
Truyện ngắn làng đã xây dựng được Nêu chủ đề của truyện ngắn làng
một tình huống truyện làm bộc lộ sâu Em hãy nêu tình huống truyện (giáo
sắc tình yêu làng quê và lòng yêu viên phải giải thích tình huống
nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình truyện là gì?)
13


2

huống nào?
Thuật lại diễn biến và hành động Trình bày tâm trạng của ông Hai khi
nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mới đi tản cư.
mình theo giặc đến lúc kết thúc
truyện.
Tâm trạng ấy của nhân vật được biểu Tâm trạng ông Hai khi nghe tin
hiện như thế nào?

làng Chợ Dầu theo giặc được thể
hiện qua những thời điểm nào? (lúc
mới nghe, trên đường về; về đến

3

nhà; đêm đến; mấy ngày sau)
Em hãy đọc lại đoạn văn ôngHai trò Vì sao ông Hai thấy đau đớn và tủi
chuyện với đứa con trai út (ông lão hổ khi nghe tin làng mình theo
ôm…cũng được vơi đi đôi phần). Vì giặc?
sao ông Hai lại trò chuyện như thế

với đứa con trai nhỏ? Qua những lời
trò chuyện ấy, em cảm nhận được
điều gì trong tấm lòng của ông Hai
với làng quê, đất nước, với cuộc
kháng chiến?
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước

4

của ông Hai có quan như thế nào?
Nhân xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc
vàn ngôn ngữ của nhân vật ông Hai được cải chính, ông Hai có tâm
của tác giả

5

trạng ra sao?
Điều nhà văn muốn gửi gắm cho
bạn đọc là gì

4. Cấu trúc hệ chung thống câu hỏi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
Việc Giáo viên tự chuẩn bị hệ thống câu hỏi theo ý đồ khai thác tác phẩm là
cần thiết nhưng điều quan trọng lag giáo viên phải hình thành cho học sinh kĩ năng
tự chuẩn bị câu hỏi, nghĩa là các em tự biết phải khai thác tác phẩm theo cách của
riêng mình, từ đó các em tự đăt câu hỏi và trả lời. Nghĩa là các em có thể không
14


nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi sách giáo khoa. Đó là vấn đề sâu xa mà đề tài
của chúng tôi muốn hướng đến. Thiết nghĩ chỉ có như thế, mới tạo cơ hội để các

em phát triển năng lực thực thụ của mình, phải để các em học theo cách của mình
thay vì gò bó các em trong khuôn khổ có sẵn. Vì thế chúng tôi mạnh dạn đưa ra
một cấu trúc chung để các em tự xây dựng câu hỏi trước khi soạn bài như sau:

Khi hướng dẫn bài ở nhà bài cần chú ý

Thể loại

Đối với tác phẩm trữ tình

Đối với tác phẩm tự sự

- Chủ đề
- Chủ đề
- Hình tượng, hình ảnh trung - Nhân vật, sự kiện, tình huống
tâm
- Ngôn ngữ, giọng thơ

truyện
- Tâm trạng nhân vật
- Các mối quan hệ giữa các
nhân vật

5. Bản so sánh đối chiếu tính ưu Việt của đề tài
15


Câu hỏi theo phần đọc hiểu

Câu hỏi do giáo viên đề xuất


SGK
Dài, mất nhiều thời gian

Ngắn, tiết kiệm thời gian, công

Mức độ

Tiếp cận tác phẩm dàn trãi

sức
Tiếp cận tác phẩm theo chiều

Ý thức chuẩn

sâu
Phần nhiều còn sao chép tài liệu Hạn chế tối đa việc sao chép tài

bị
Hiệu quả

tham khảo
liệu
Chưa phát huy tính tự học, tự tự Phát huy tính tự học, tự khai

Tích hợp

tư duy của học sinh
thác tác phẩm.
Chưa chú trọng tích hợp, phát Đã chú trọng tích hợp, phát


Kĩ năng sống

triển năng lực
Chưa chú trọng kĩ năng sống

Dung lượng

triển năng lực
Đã chú trọng kĩ năng sống

6. Kết quả sau quá trình vận dụng đề tài vào thực tiễn tại đơn vị chúng tôi.
3.1. Trước khi thực hiện đề tài tại lớp 9a2 năm học 2014-2015
Thời gian

Phương diện nhận thức

Mức độ

Lớp 9a2

Tỉ lệ %

Sĩ số: 30
Tự giác chuẩn bị bài

17/30

57%


Thái độ học tập

Hứng thú học tập

15/30

50%

Tài liệu

Phụ thuộc tài liệu

21/30

70%

Mức độ hiểu bài

Kết quả (căn cứ thi KSCL

12/30

40%

Lớp 9a5

Tỉ lệ %

Ý thức chuẩn bị
bài


kì 2- kiểm tra kết quả trên
Vnedu của nhà trường)
3.2 Sau khi thực hiện đề tài
tại lớp 9a5 năm học 2016-2017
Thời gian

Phương diện nhận thức đề

16


Mức độ

tài

Sĩ số: 30

Ý thức chuẩn bị

Tự giác chuẩn bị bài

26/30

86%

bài
Thái độ học tập
Tài liệu
Mức độ hiểu bài


Hứng thú học tập
Phụ thuộc tài liệu
Kết quả (căn cứ thi KSCL

25/30
27/30
30/30

83%
90%
80%

kì 1- kiểm tra kết quả trên
Vnedu của nhà trường)
7. Kết quả sau quá trình vận dụng đề tài vào thực tiễn tại Trường THCS Tân
Thành.
3.1. Trước khi thực hiện đề tài tại lớp 9B năm học 2015-2016
Thời gian

Phương diện nhận thức

Mức độ

Lớp 9B

Tỉ lệ %

Sĩ số: 32
Tự giác chuẩn bị bài


10/32

31%

Thái độ học tập

Hứng thú học tập

17/32

53%

Tài liệu

Phụ thuộc tài liệu

22/32

69%

Mức độ hiểu bài

Kết quả (căn cứ thi KSCL

19/32

59%

Phương diện nhận thức đề


Lớp 9B

Tỉ lệ %

tài

Sĩ số: 32

Ý thức chuẩn bị
bài

kì 2)
3.2 Sau khi thực hiện đề tài
tại lớp 9B năm học 2016-2017
Thời gian
Mức độ
Ý thức chuẩn bị

Tự giác chuẩn bị bài

bài
Thái độ học tập

Hứng thú học tập

2681/32

%


27/32

84%
17


Tài liệu

Phụ thuộc tài liệu

9/32

28%

Mức độ hiểu bài

Kết quả (căn cứ thi KSCL

29/32

90.6%

kì 1)

PHẦN BA: KẾT LUẬN
Việc thực hiện đề tài tài “Nâng cao hiệu quả giờ dạy- học Ngữ văn thông qua
hoạt dộng Hướng dẫn học bài ở nhà qua một số tác phẩm trong chương trình
Ngữ văn 9 ” bước đầu có tính khả thi. Đối chiếu kết quả giữa các kì thi khảo sát
chất lượng giữa các năm học rõ ràng đề tài của chúng tôi mang lại kết quả khả
quan. Trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vướngmawsc và hạn chế như: chưa

xây dựng thành thói quen cho học sinh tự nghiên cứu để tự xây dựng hệ thống câu
hỏi. Việc này mới chỉ dừng lại ở những em học khá, giỏi. Chưa có nhiều thời gian
để thực hiện toàn bộ các văn. Kết quả giữa các đơn vị chưa tương đồng. Chưa tìm
được một cấu trúc, mô típ chung cho tất cả các thể loại văn học, nếu có chăng thì
cũng ở mức độ đơn giản chưa có tính chiều sâu. Vấn đề đó, chúng tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu . Để thành công hơn nữa, mỗi người giáo viên khi đứng lớp phải không
ngừng trau dồi, luôn luôn điều chỉnh để có một tiết dạy sinh động, hiệu quả hơn.

Mã Thành tháng 5 /2017

18


MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận

2. Cơ sở thực tiễn
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

Trang
1
1
1
2
5

PHÁP NGHIÊN CỨU.

1. Phạm vi nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Hình thức vận dụng
PHẦN HAI: NỘI DUNG

5
5
5
6

1. Thực trạng vấn đề Hướng dẫn học bài ở nhà

6

của học sinh hiện nay.
2. Mô tả các phương pháp, giải pháp của đề tài.
3. Bảng đối chiếu hệ thống câu hỏi sách giáo

7
7

Ghi chú

khoa và hệ thống câu hỏi giáo viên hướng dẫn
học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
4.Cấu trúc chung của câu hỏi hướng dẫn học sinh

15

học bài ở nhà

5. Bản so sánh đối chiếu tính ưu Việt của đề tài
6. Kết quả sau quá trình vận dụng đề tài vào thực
tiễn tại đơn vị chúng tôi
7. Kết quả sau quá trình vận dụng đề tài vào thực
tiễn tại đơn vị bạn.
Tài liệu tham khảo
1. Sách Ngữ văn 9 tập 1
2. Sách Ngữ văn 9 tập 1

19



×