CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG NGUỒN
VỐN ODA
1.1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA
1.1.1.
Khái niệm nguồn vốn ODA
ODA ( Official Development Assistance) nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính
thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Có nhiều cách định nghĩa cho
khái niệm nguồn vốn ODA:
Thứ nhất , theo tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD ) đã đưa ra
khái niệm: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của
giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất
25%”. Thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước
phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Thứ hai, theo ngân hàng thế giới ( WB ), ODA bao gồm các khoản vay viện
trợ không hoàn lại cộng với các khoản vay có thời hạn dài và lãi suất thấp so với
thị trường. Mức độ ưu đãi của một khoản vay được đo lường bằng yếu tố cho
không. Khoản vay viện trợ không hoàn lại nếu có yếu tố cho không là 100% được
gọi là viện trợ không hoàn lại. Một khoản vay ưu đãi được gọi là ODA phải có yếu
tố cho không ít nhất 25%.
Thứ ba, theo Nghị định 38/2013/ NĐ- CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ
Việt Nam thì ODA được định nghĩa : “ Hỗ trợ phát triển chính thức ( gọi tắt là
ODA ) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài,
các tổ chức tài trợ song phương và tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”
Xác định trực tiếp yếu tố không hoàn lại
GE(L)=[ 1– ] x [ 1– ]
Trong đó
GE(L) là yếu tố không hoàn lại của khoản vay L
Rf là lãi suất vay ưu đãi hàng năm
a là số lần trả nợ trong năm
r là tỷ lệ chiêt khấu của mỗi kỳ trả nợ, được xác định:
r = (1+r1 )^(1/a) – 1, với r1 là tỷ lệ chiết khấu cả năm
G là thời gian ân hạn
M là thời hạn cho vay
Khái quát lại, ODA được hiểu là sự hỗ trợ giúp đỡ về mặt tài chính chủ yếu
là của các Chính phủ, các tổ chức liên minh chính phủ ( NGO ), các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc ( United Nations – UN ), các
tổ chức tài chính quốc tế ( IMF, WB, …) dành cho Chính phủ một nước ( thường là
nước chậm phát triển ) thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thông
qua các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản tín dụng ưu đãi (khoản vay
dài hạn, lãi suất thấp ).
1.1.2.
Đặc điểm
ODA là khoản viện trợ không hoàn lại hoặc khoản vay ưu đãi bao gồm các
đặc điểm sau:
Thứ nhất, ODA là nguồn vốn mang nhiều ưu đãi
Tính ưu đãi là đặc trưng của ODA để phân biệt nguồn vốn ODA với các
nguồn vốn khác. Nguồn vốn ODA thường chỉ được sử dụng cho các nước đang và
chậm phát triển để cải thiện và phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, để nhận được
nguồn vốn ODA thì các nước đó phải thỏa mãn 2 điều kiện sau :
•
GDP bình quân đầu người thấp. Nước có GDP đầu người càng thấp thì tỷ lệ
viện trợ không hoàn lại của ODA càng cao và khả năng vay được với mức
lãi suất thấp, thời gian vay ưu đãi càng dài. Khi GDP bình quân đầu người
tăng đồng nghĩa với việc các ưu đãi của ODA sẽ giảm, tỷ lệ viện trợ không
hoàn lại giảm, lãi suất tăng và thời gian vay ưu đãi cũng sẽ giảm bởi vì
những ưu đãi đó sẽ được chuyển cho các nước khó khăn hơn.
•
Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách
và phương hướng ưu tiên xem xét giữa mối quan hệ giữa bên cấp và bên
nhận ODA. Bên cấp và bên nhận ODA phải có mối quan hệ ngoại giao tốt,
bên cạnh đó mục đích tài trợ và mục đích sử dụng phải tương đồng nhau thì
việc hỗ trợ ODA mới được diễn ra. Khi có các quan hệ ngoại giao với nhau
thì các nước mới hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển và khi phải có các dự
án đạt được cùng mục đích thì các dự án ODA mới được ký kết.
Với các ưu đãi về:
•
Lãi suất ưu đãi: Các khoản vay ODA thường được vay với lãi suất thấp. Mức
lãi suất thường tùy thuộc vào từng nhà tài trợ từng nước nhưng thường là
dưới 3%. Nhà tài trợ và nước nhận tài trợ có mối quan hệ càng tốt thì mức
ưu đãi về lãi suất càng cao.
•
Thời gian vay: các khoản vay ODA thường có thời gian dài, các khoản vay
của ngân hàng Thế giới (WB) thường là 40 năm, ngân hàng phát triển Châu
Á ( ADB) là 32 năm,..
Thời gian ân hạn của các khoản vay ODA thường dao động từ 7 đến 10 năm
tùy vào từng khoản vay, 10 năm đối với Nhật Bản và 8 năm đối với WB và ADB
Ngoài ra nguồn vốn ODA còn có các ưu đãi khác như : có thể giãn nợ, giảm
nợ, đặc biệt là không phải thế chấp, được sử dụng với các mục đích xóa đói giảm
nghèo, phúc lợi xã hội. Các ưu đãi này phụ thuộc vào mỗi quan hệ giữa nước nhận
tài trợ và nhà tài trợ và sự đàm phán thương lượng giữa hai bên.
Thứ hai, ODA là nguồn vốn mang tính ràng buộc.
Các nước viện trợ ODA đều có các chính sách riêng với các quy định khác
nhau đối với nước tiếp nhận. Họ vừa muốn được ảnh hưởng về chính trị, vừa muốn
thu được một số lợi nhuận từ việc yêu cầu nước tiếp nhận mua máy móc, thiết bị
hay hàng hóa, thuê các chuyên gia của họ.
ODA luôn đi kèm với những ràng buộc trực tiếp hay gián tiếp. Những điều
kiện ràng buộc này có thể ràng buộc một phần hay toàn bộ kinh tế, xã hội thậm chỉ
cả về chính trị. Vào thời điểm nhận viện trợ, có thể những ràng buộc này vẫn chưa
gây ra những ảnh hưởng cũng như những nguy hại. Tuy nhiên, cũng có thể về lâu
dài, những ràng buộc này sẽ gây ra những khó khăn, bất lợi không thể lường trước
được hậu quả. Thêm vào đó,các dự án sử dụng nguồn vốn ODA cũng phải phù hợp
với những mục đích của nhà đầu tư mới được phép sử dụng.
Vì vậy nước tiếp nhận viện trợ phải cân nhắc thật kỹ trước khi tiếp nhận các
nguồn viện trợ này.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Tuy được vay với lãi suất thấp và thời gian vay dài nhưng ODA không phải
nguồn vốn cho không, đến một lúc nào đó quốc gia tiếp nhận viện trợ cũng phải trả
nợ. Vì vậy, các quốc gia tiếp nhận viện trợ sau một thời gian không sử dụng hiệu
quả sẽ lâm vào tình trạng nợ nần do không trả được nợ. Nguồn vốn ODA phải sử
dụng vào đúng mục tiêu đã được ràng buộc mà không được sử dụng trực tiếp vào
sản xuất nên việc thu hồi ngoại tệ để trả nợ cũng gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, rủi ro về tỷ giá cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nợ
nần. Các quốc gia tiếp nhận viện trợ là các nước đang phát triển có tốc độ phát
triển kinh tế cao, tỷ lệ lạm phát cao và đồng tiền trong nước mất giá so với đồng
tiền ngoại tệ. Trong khi đó, thời gian vay dài làm tỷ giá có thể sẽ có những biến đổi
lớn gây khó khăn trong việc giải quyết nợ nần.
Vì vậy, nước nhận tài trợ cần xem xét kỹ về khoản vay để tìm các dự án phù
hợp cho từng khoản vay. Từ đó, lập kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn cũng
như kế hoạch thu hồi nguồn vốn và trả nợ để tránh gánh nặng nguồn vốn đem lại
cho nước nhận tài trợ.
1.1.3.
1.1.3.1.
•
Phân loại nguồn vốn ODA
Căn cứ vào tính chất tài trợ:
Phân loại tính chất tài trợ, nguồn vốn ODA được chia thành 3 loại
Viện trợ không hoàn lại:
Là hình thức cung cấp vốn ODA mà bên tiếp nhận vốn không có nghĩa vụ
phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho bên tài trợ.
• Tài trợ có hoàn lại
Là các khoản vay ưu đãi với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân
hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo yếu tố không hoàn lại lớn hơn 25%.
•
Tài trợ hỗn hợp: gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần cho vay có thể
ưu đãi hoặc không ưu đãi nhưng yếu tố không hoàn lại lớn hơn 25%
1.1.3.2.
•
Căn cứ vào hình thức thực hiện các khoản tài trợ
Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính
của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
•
và bảo vệ môi trường thường là các khoản vay ưu đãi.
Hỗ trợ kỹ thuật : các khoản tài trợ dành cho các chuyên gia tri thức, chuyển
giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư các
chương trình, dự án, phát triển nguồn lực,…thường là các khoản viện trợ
không hoàn lại.
1.1.3.3.
Căn cứ vào điều kiện để được nhận tài trợ
•
ODA có ràng buộc: nước tiếp nhận vốn phải chịu một số ràng buộc nào đó
từ ODA không ràng buộc: nước tiếp nhận vốn không chịu bất kì ràng buộc
•
nào
ODA nhà tài trợ như ràng buộc nguồn sử dụng hoặc ràng buộc về mục đích
•
sử dụng
ODA hỗn hợp: một phần có những ràng buộc một phần không có ràng buộc
nào
1.1.3.4.
•
Căn cứ vào hình thức thực hiện khoản tài trợ
ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA, có nghĩa là ODA được
xác định cho các dự án cụ thế. Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, viện
trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi.
•
ODA hỗ trợ chi dự án: không gắn với các dự án đầu tư, cụ thế như: hỗ trợ
cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ,…
•
ODA hỗ trợ chương trình: là khoản ODA dùng cho mục đích tổng quát nào
đó, trong một thời gian xác định. Thường gắn với nhiều dự án chi tiết cụ thể
trong một chương trình tổng thể.
1.1.3.5.
•
Căn cứ vào người cung cấp tài trợ
ODA song phương: là khoản viện trợ chính thức từ nước này cho nước kia
(nước phát triển cho các nước đang phát triển và kém phát triển ) thông qua
•
Hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
ODA đa phương: là khoản viện trợ chính thức của một số tổ chức tài chính
quốc tế (IMF, WB,…) và khu vực ( ADB,EU,…) hoặc các tổ chức phát triển
của Liên hợp quốc như chương trình phát triển của Liên hợp quốc ( UNDP ),
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ,… cho các nước đang và kém phát
triển.
1.1.4.
Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế - xã hội
1.1.4.1.
Đối với quốc gia tiếp nhận viện trợ
1.1.4.1.1.
Bổ sung nguồn vốn trong nước:
•
ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển
Các nước nhận viện trợ là các nước đang và kém phát triển vì vậy nguồn
vốn của các đất nước này luôn trong tình trạng hạn chế, không đáp ứng đủ
nhu cầu đầu tư. Nguồn vốn ODA là nguồn vốn đầu tư lớn đáp ứng một phần
không nhỏ trong nhu cầu này, là động lực vô cùng quan trọng cho sự phát
•
triển của các nước đang và chậm phát triển.
ODA đóng vai trò quan trọng trong đầu tư công cộng làm nền tảng phát triển
kinh tế - xã hội.
ODA với đặc điểm đặc trưng là nguồn viện trợ hỗ trợ giúp đỡ các nước đang
và kém phát triển nên chi phí vay ODA của các nước này tương đối thấp.
Điều đó phù hợp với việc đầu tư vào công đồng, vào các dự án công cộng
•
với mục đích chủ yếu về xã hội.
ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
và là điều kiện cho việc thực hiện hiệu quả nguồn vốn này.
Nguồn vốn ODA được sử dụng cho các công trình hạ tầng, đầu tư phát triển
các ngành kinh tế hay các dự án nâng cao trình dộ kiến thức của người dân
đều giúp thu hút nguồn vốn FDI. Hiệu quả từ các dự án do nguồn vốn ODA
mang lại sẽ tạo điều kiện thuần lợi về mọi mặt cho các hoạt động FDI vì vậy
sẽ tạo môi trường thu hút nguồn vốn FDI, cũng như cho nguồn vốn FDI phát
•
huy được hiệu quả đầu tư trong môi trường thuận lợi
ODA giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai công cuộc cải cách doanh
nghiệp quốc doanh, tự do hóa thương mại, cải tạo hệ thống tiền tệ quốc gia
•
đặc biệt là hệ thống ngân hàng.
Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao năng lực sản xuất
xã hội.
Nhờ nguồn ODA đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nên cơ sở hạ tầng được
nâng cao và hoàn thiện
•
-
ODA thúc đẩy hoạt động đầu tư
Đầu tư công : các nước nhận viện trợ tiến hành cải thiện cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội,xây dựng đường giao thống,…tạo cơ sở hạ tầng vững chắc, giao
thông thuận tiện, hệ thống pháp luật đầy đủ, tạo điều kiện để thúc đấy đầu
-
tư.
Đầu tư tư nhân: thúc đẩy đầu tư tư nhân( theo thống kê cứ 1USD viện trợ
thu hút xấp xỉ 2USD tư nhân, viện trợ tăng quy mô 1% GDP sẽ làm tăng đầu
tư tư nhân trên 1,9%) củng cố niềm tin vào khu vực tư nhân và hỗ trợ dịch
vụ công cộng.
1.1.4.1.2.
•
Cải thiện thể chế và chính sách kinh tế:
Nuôi dưỡng cải cách thể chế.
Để tiếp nhận được nguồn viện trợ ODA từ các nhà tài trợ nước ngoài thì các
chính sách, thể chế của nhà nước phái đáp ứng đủ điều kiện của các nhà đầu
tư. Vì vậy, để đáp ứng được điều đó, các thể chế được dần thay đổi để đáp
ứng và dần hoàn thiện
•
Hỗ trợ thử nghiệm các cải cách, trình diễn thí điểm, tạo đà phổ biến các bài
học kinh nghiệm.
ODA tạo ra nguồn kinh phí hợp lý cho các thử nghiệm và đổi mới do tính ưu
đãi của nó
•
ODA giúp các nước đang phát triển chuyển đổi và hoàn thiện cơ cấu kinh tế.
Nền kinh tế của các nước đang và chậm phát triển còn gặp rất nhiều khó
khăn đặc biệt là vấn đề vốn. ODA tạo cho các nước đang và chậm phát triển
một nguồn vô cùng lớn và quan trọng trong việc cải thiện cơ cấu kinh tế.
1.1.4.1.3.
ODA đóng vai trò quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Giúp tăng trưởng nhanh hơn, giảm tình tình trạng nghèo đói và đạt được các
chỉ tiêu xã hội, đối với các nước có cơ chế quản lý tốt viện trợ tăng lên 1% GDP thì
tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5%. Theo các chuyên gia về ODA, bình quân thu
nhập trên đầu người của các nước đang phát triển tăng 1% làm tỷ lệ đói nghèo
giảm xuống 2%, nói các khác nếu có cơ chế quản lý tốt khi viện trợ tăng lên 1%
GDP thực tế sẽ làm giảm 1% tỷ lệ đói nghèo.
Như vậy, tăng 10 tỷ USD viện trợ 1 năm sẽ giúp 25 triệu người thoát đói
nghèo nếu quản lý tốt và sẽ là 7 triệu người nếu quản lý không tốt. Hai con số cách
nhau khá xa, vì vậy việc quản lý sử dụng nguồn vốn ODA là vô cùng quan trọng .
1.1.4.2.
Đối với quốc gia tài trợ
Tài trợ ODA tạo điều kiện cho các công ty bên cung cấp hoạt động thuận lợi
hơn tại các nước tiếp nhận ODA một cách gian tiếp. Các công ty nhận được sự ưu
đãi của nước tiếp nhận trong việc kinh doanh như: giành được quyền đấu thầu,bán
sản phẩm, có môi trường hạ tầng tốt nhờ nguồn vốn ODA để nâng cao hiệu quả
nguồn vốn đầu tư vào nước tiếp nhận ODA.
Sự gia tăng của vốn ODA làm tăng theo những thuận lợi cho dự án của các
công ty, kéo theo sự phát triển của công ty. Trong trường hợp viện trợ không hoàn
lại, khi chuyên gia hay nhà thầu của nước tài trợ làm việc tại nước tiếp nhận thì họ
sẽ được miễn thuế thu nhập, thuế lợi tức tại quốc gia tiếp nhận ODA.
Ngoài những lợi ích kinh tế, quốc gia tài trợ còn có thể đath được những
mục đích chính trị, nâng tầm ảnh hưởng của họ tới kinh tế,văn hóa đối với nước
nhận tài trợ.
1.1.5.
Vai trò của ODA trong các dự án cấp thoát nước ở Việt Nam
ODA luôn là nguồn vốn ưu tiên hàng đầu cho các dự án dân sinh, công cộng
do những đặc trưng về những ưu đãi của nguồn vốn mang lại. Việt Nam đã và đang
thực hiện khai thác và sử dụng nguồn vốn ODA, đưa nguồn vốn này trở thành
nguồn vốn quan trọng trong các dự án công cộng, đặc biệt là các dự án cấp thoát
nước và vệ sinh ở nước ta. Tỷ trọng ODA đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước trên
tổng mức đầu tư cho phát triển xây dựng chiếm trên 70% tính trong 10 năm qua.
Các dự án cấp thoát nước chủ yếu dùng nguồn vốn ODA do giá trị kinh tế của các
dự án này không nhiều, thời gian thu hồi vốn khá lâu dài và khó khăn, sử dụng
nguồn vốn ODA sẽ giảm bớt gánh nặng trả nợ cho các dự án.
Và cụ thể, tại các đô thị toàn quốc đã có 240 nhà máy nước với tổng công
suất thiết kế đạt 3,2 triệu m3/ngày đêm,công suất khai thác đạt 2,6m3/ ngày đêm.
Khả năng cấp thoát nước và vệ sinh ở nước ta đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu
của người dân đã được cải thiện đáng kể.Với những thành công hiện tại sẽ hứa hẹn
trong tương lai còn nhiều dự án cấp thoát nước được Chính phủ và các nhà tài trợ
ưu tiên đầu tư.
1.2.
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA
Mục đích của việc đánh giá hiệu quả nhằm xác định tính phù hợp,việc hoàn
thành các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động và tính bền vững của dự án. Việc
đánh giá dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích, đáng tin cậy giúp cho
Chính phủ nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm được các thông tin quan trọng
đầy đủ để đưa ra các quyết định chính sách đối với dự án đang thực hiện và rút ra
những bài học đối với các dự án thực hiện trong tương lai. Vì vậy, việc đánh giá
hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là vô cùng quan trọng đối với các bên liên quan.
Ngoài ra, từ những đáng giá ban đầu, các nhà quản lý có thể đưa ra những sửa đổi,
bổ sung để dự án được diễn ra thành công hơn.
Trong thực hiện của dự án, chúng ta cần xem xét có đạt được theo các mục
tiêu ban đầu đã đề ra, kí kết trong Hiệp định giữa Chính phủ và nhà tài trợ hay
không. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với một chương
trình, dự án bao gồm các tiêu chí:
1.2.1.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá vi mô
Đánh giá theo chỉ tiêu định tính đánh giá khách quan một chương trình, dự
án đang hoàn thiện hoặc hoàn thiện ở khâu thiết kế ( xây dựng dự án), tổ chức thực
hiện ( công tác lập kế hoạch, thực hiện đấu thầu,…) và những thành quả của dự án
( kết quả giải ngân, tính bền vững của dự án). Mục đích của việc đánh giá hiệu quả
nhằm xác định tính phù hợp, việc hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác
động và tính bền vững của dự án.
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm vi mô là việc đánh giá các
kết quả thực hiện của dự án có đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra hay ký kết trong
Hiệp định giữa các chính phủ hay không. Các tiêu chí đánh giá trong hiệu quả sử
dụng vốn đối với chương trình hay dự án trong “ các nguyên tắc trong đánh giá
nguồn hỗ trợ gồm các tiêu chí:
• Tính phù hợp: là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA đối
với những ưu tiên chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và
nhà tài trợ. Với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các
địa phương nhận sự hỗ trợ từ các dự án. Để đánh giá tiêu chí này người ta
-
thường trả lời các câu hỏi:
Chương trình / dự án có nhất quán với các mục tiêu chiến lược của quốc gia
hay không?
-
Có thể thay đổi hoạt động chương trình/ dự án đó để làm nó phù hợp với
mục tiêu chiến lược quốc gia ?
-
Chương trình/dự án có đáp ứng được yêu cầu của cơ quan thụ hưởng?
-
Phạm vi và các thực tiếp cận dự án có phù hợp hay không?
-
Sự thay đổi của dự án sau khi triển khai có phù hợp với phạm vi ban đầu
của dự án hay không?
-
Những thay đổi trong thời gian tới như môi trường kinh tế, chính sách có
ảnh hưởng đến sự phù hợp của dự án hay không?
•
Hiệu quả dự án: là thước đo mức độ đạt được của một chương trình/ dự án .
Khi dự án hoàn thành và đi vào vận hành phải đáp ứng, đáp ứng vượt mức
chỉ tiêu trong dự án trên góc độ phát triển xã hội, trên góc độ kinh tế.
Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta phải trả lời các câu hỏi:
-
Có đạt được mục tiêu dự kiến không? Những nhân tố ảnh hưởng đến việc
-
đạt được các mục tiêu của dự án?
Có đạt được mục tiêu khi chương trình /dự án kết thúc hay không ?
Có kết quả đầu ra nào cần được củng cố để đạt được mục tiêu của dự án
-
không?
Liệu có thể giảm sản phẩm đầu ra mà không làm ảnh hưởng đến việc đạt
•
kết quả của dự án không ?
Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra (định lượng và định tính) liên
quan đến yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chương trình/ dự án sử dụng ít
nguồn lực nhất có thể để đạt được hiệu quả như mong đợi. Liên quan đến
-
tiến độ triển khai dự án về thời gian, tốc độ giải ngân,..
Có thể giảm yếu tố đầu vào đến mức nào nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu
-
đề ra?
Các yếu tố đầu vào có được sử dụng một cách phù hợp, đúng đắn đề đạt
-
được các mục tiêu đề ra hay không?
Các mục tiêu của dự án có đạt được một cách đầy đủ hay không? Những
nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở mục tiêu thực hiện dự án?
•
Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can thiệp
trực tiếp hoặc gián tiếp, có chú ý hoặc không chú ý, của việc thực hiện
chương trình, dự án tạo ra. Nó cho thấy tác động mức độ ảnh hưởng của sự
phát triển của ngành và của địa phương, nơi dự án được tiến hành cả về kinh
tế và xã hội.
-
Có tác động tích cực, tiêu cực nào không, nếu có thì có thể giảm thiểu tác
-
động này ?
Dự án có đóng góp gì đến việc đạt được mục tiêu dài hạn của quốc gia?
Chương trình, dự án có tác động thế nào đến việc phát triển chính sách trong
-
lĩnh vực dự án thực hiện? Những tác động này có tích cực hay không?
Dự án có tác động gì đến phát triển kinh tế, xã hội như : tạo công an việc
làm, giảm nghèo, nâng cao vị thế người phụ nữ, tăng cường sự tham gia của
người dân, nâng cao năng lực đối tác,…Những tác động này có tích cực hay
-
không?
Những tác động của dự án đối với môi trường tự nhiên nơi dự án thực hiện.
Nếu là những tác động tiêu cực thì có được lường trước ngay trong giai đoạn
-
đầu thực hiện dự án hay không?
Những tác động của dự án đối với việc nâng cao và cải tiến công nghệ trong
•
khu vực dự án triển khai?
Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình, dự
án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào về cả mặt tài
-
chính và môi trường.
Liệu các tổ chức của Việt Nam tham gia vào chương trình/ dự án ODA có
-
tiếp tục hoạt động một cách độc lập sau khi dự án kết thúc hay không?
Liệu những cộng đồng tham gia vào dự án có tiếp tục hoạt động một cách
-
độc lập khi dự án kết thúc hay không?
Có thể thay đổi những hoạt động nào để tăng cường tính bền vững của dự
án?
1.2.2.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá vĩ mô
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA dựa vào các chỉ tiêu đánh giá tầm vĩ
mô là nhóm chỉ tiêu định lượng, sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay
đổi của các chỉ tiêu xã hội tổng thể. Các chỉ tiêu chính dùng để đánh giá các chỉ
tiêu định lượng như là :
• Tăng trưởng GDP: hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA góp phần phát triển
kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự thay đổi chỉ số GDP (chỉ số cụ thể, thay đổi
bao nhiêu % so với cùng kỳ) của quốc gia nói chung và địa phương nói
•
riêng.
Tăng mức GDP trên đầu người: việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn GDP còn
được thể hiện qua tăng mức GDP trên đầu người, thu nhập của người dân
được thể hiện tăng lên bao nhiêu?
•
Tăng vốn đầu tư cho quốc gia: lượng vốn ODA có vai trò quan trọng trong
việc gia tăng vốn đầu tư của một nước, lượng vốn tăng thể hiện việc sử dụng
ODA hiệu quả, từ đó tạo dựng niềm tin, uy tín, thu hút các nhà tài trợ đầu tư
•
vào quốc gia.
Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA: thể hiện bằng lượng vốn giải ngân thực tế
cụ thể là bao nhiêu, đạt bao nhiêu % so với tỷ lệ giải ngân cam kết. Tiến độ
giải ngân tốt thì nguồn ODA được sử dụng hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thực
•
hiện chương trình, dự án ODA.
Cải thiện điều kiện môi trường: giảm mức ô nhiễm là kết quả của các chương
trình, dự án ODA về lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên
•
nhiên, chứng tỏ nguồn vốn ODA sử dụng hiệu quả như thế nào.
Các chỉ số xã hội: hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là kết quả của các
chương trinh, dự án ODA trong nông nghiệp,phát triển nông thôn, xóa đói
giảm nghèo, y tế, giáo dục,..thể hiện với những con số, % giảm nghèo, tỷ lệ
biết đọc biết viết, tỷ lệ tăng dân số, đời sống của nhân dân được cải thiện
một các rõ rệt.
Khả năng hấp thụ vốn ODA theo ngành, chuyển đổi cơ cấu kinh tế: các
ngành được ưu tiên chú trọng chiểm tỷ lệ như thế nào, mức vốn đầu tư cho
ngành trong tổng các ngành của quốc gia; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch
theo hướng CNH- HĐH; tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng chiếm %
tổng cơ cấu ngành; ngành lâm, nông, ngư nghiệp giảm chiểm % tổng cơ cấu
•
ngành.
Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: số km đường giao thông được đưa
vào sử dụng, các hệ thống cấp thoát nước đô thị được vận hành, các công
trình hạ tầng được đưavào sử dụng,... qua các chương trình, dự án ODA. số
cơ sở vật chất thiết bị y tế, giáo dục được hoàn thành và đưa vào sử dụng
qua các chương trình, dự án ODA về y tế, giáo dục,..
1.3.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
ODA
1.3.1.
Các nhân tố khách quan:
•
Tình hình kinh tế chính trị chung của thế giới:
Là nhân tố vĩ mô ảnh hưởng lớn, bao quát đến khối lượng vốn ODA cam kết
cung cấp. Tình hình kinh tế, chính trị chung của thế giới ảnh hưởng đến việc cung
cấp ODA. Khi nền kinh tế thuận lơị, tình hình chính trị ổn định thì các quốc gia có
xu hướng cung cấp khối lượng ODA lớn hơn và ngược lại, khi tình hình kinh tế thế
giới khó khăn, việc cắt giảm chi tiêu,viện trợ là tất yếu làm cho khối lượng ODA
giảm.
•
Tình hình kinh tế chính trị của quốc gia nhận tài trợ:
Các yếu tố tăng trưởng kinh tế, GDP, tỷ lệ lạm phát,…hay những thay đổi về
chính trị quốc gia viện trợ đều ảnh hưởng đến việc cung cấp vốn ODA cho các
nước nhận viện trợ. Ngoài ra những thay đổi về chính trị của quốc gia nhận tài trợ,
như thay đổi thể chế, chính sách cũng dẫn đến thay đổi mục tiêu cung cấp nguồn
vốn ODA, các quy định về viện trợ ODA, giải ngân ODA cũng ảnh hưởng đến việc
sử dụng ODA ở nước nhận viện trợ.
• Mục tiêu cung cấp ODA và các chính sách, quy chế của nhà tài trợ
ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển, giúp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi
trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người ở các nước nhận viện
trợ. Tuy nhiên,nguồn vốn ODA cũng chứa đựng mục tiêu riêng của quốc gia cung
cấp ODA và mực tiêu của mỗi quốc gia là khác nhau qua từng giai đoạn. Các mục
tiêu kinh tế, chính trị và nhân đạo của quốc gia cung cấp ODA ảnh hưởng đến việc
quốc gia nào được nhận nguồn vốn ODA và khối lượng nguồn vốn ODA được tiếp
nhận. Quốc gia nào có các điều kiện phù hợp với mục tiêu cung cấp vốn ODA của
nhà tài trợ sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn ODA.
Mỗi nhà tài trợ đều có những yêu cầu chính sách, thủ tục riêng đòi hỏi các
quốc gia nhận viện trợ phải đáp ứng, vì vậy quốc gia nào đáp ứng tốt những yêu
cầu trên thì việc thu hút vốn ODA cũng được nâng cao. Mặt khác,các điều kiện, thủ
tục cũng khác nhau giữa các lĩnh vực, làm cho các nước tiếp nhận lúng túng trong
quá trình thực hiện dự án. Tiến độ thực hiện các chương trình dự án thường kéo dài
hơn so với dự kiến,làm giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn ODA, các quốc gia tiếp nhận viện trợ cần hiểu biết đúng và tuân thủ những
quy định, hướng dẫn của nước viện trợ.
1.3.2.
•
Các nhân tố khách quan
Sự ổn dịnh kinh tế, chính trị, hệ thống pháp luật của quốc gia nhận viện trợ
Yếu tố ổn định kinh tế, chính trị của quốc gia nhận viện trợ luôn là nhân tố
ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu hút và sử dụng vốn ODA, là điều kiện tiên
quyết đảm bảo các cam kết của Chính phủ với các khoản vay và khả năng trả nợ
của quốc gia nhận viện trợ. Đó là những yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu
nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị,..
tác động trực tiếp đến thu hút sử dụng vốn ODA. Ở các quốc gia có cơ chế quản lý
tốt, 1% GDP viện trợ sẽ dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương với 0,5%
GDP.
Hệ thống pháp luật thông thoáng, chặt chẽ, đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác thực hiện chương trình dự án ODA, từ đó mà chương trình, dự án
ODA được thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả cao.
•
Việc xây dựng dự án:
Các chương trình dự án được xây dựng phải nằm trong khuôn khổ,mục tiêu
chung của Chính phủ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của kinh tê –xã hội. Các nhà
quản lý cần phân loại xác định mức độ cần thiết của từng dự án để phân bổ hợp
lý,thuyết phục.
-
Quy trình thủ tục của quốc gia nhận viện trợ
Đây là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA. Quy
trình thủ tục thông thoáng, thuận lợi thì các chương trình, dự án ODA mới được
thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả.
•
Năng lực tài chính của nước tiếp nhận ODA
Để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít
nhất15% vốn đảm bảo trong nước làm vốn đối ứng. Ngoài ra cần một lượng vốn
đầu tư từ ngân sách cho công tác chuẩn bị và cũng cần phải tính đến khả năng trả
nợ. Vì vậy, quốc gia nhận tài trợ có khả năng tài chính càng mạnh thì khả năng sử
dụng vốn càng hiệu quả và khả năng trả nợ càng cao.
•
Trình độ quản lý, đạo đức của cán bộ quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA
Phải có năng lực đàm phán, kí kết, triển khai thực hiện quản lý vốn, có
kiến thức chuyên sâu về pháp luật,kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ,…Bên cạnh đó,
cán bộ quản lý cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm, công tâm
trong quá trình quản lý và triển khai dự án.
•
Công tác theo dõi, kiểm tra và giám sát dự án
Công tác này có vai trò quan trọng trong quyết định sự thành công của dự
án. Phải chặt chẽ hóa trong từng khâu, từng giai đoạn; quản lý phân bổ nguồn vốn,
quản lý quá trình thực hiện dự án, vạch ra kế hoách và tổ chức một cách hợp lý để
sử dụng hiệu quả. Qua việc kiểm tra, giám sát tìm ra những tồn tại khó khăn để rút
ra những bài học kinh nghiệm.
Ngoài ra, còn một số nhân tố khác cũng chịu ảnh hưởng từ hiệu quả sử dụng
vốn : công tác tổ chức đấu thầu, công tác giải phóng mặt bằng, việc bố trí vốn đối
ứng cho dự án
1.4.
TỔNG QUAN VỀ ODA CỦA PHẦN LAN
Phần Lan, tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan,là một quốc gia thuộc khu
vực Bắc Âu. Trong lịch sử, Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển trong thời
gian dài, sau đó thành đại công cuốc dưới sự cai trị của Sa hoàng nước Nga. Năm
1917, Phần Lan tuyên bố độc lập. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Phần Lan là một
nước trung lập và nhanh chóng chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
sang nền kinh tế công nghiệp phát triển cao và hàng đầu bậc nhất Châu Âu. Phần
Lan là thành viên của Liên hợp quốc và Liên minh Châu Âu,là một trong những
nước luôn có khoản ODA lớn cho các nước đang và chậm phát triển
Việt Nam và Phần Lan có mối quan hệ ngoại giao tốt, gắn bó chặt chẽ với
nhau. Với sức mạnh về tài chính và trình độ, Phần Lan luôn tăng cường giúp đỡ
cho Việt Nam, một trong những nước đang phát triển kinh tế và trình độ còn thấp
về mọi lĩnh vực. Phần Lan làm một trong những nước tài trợ cho vốn vay ưu đãi
ODA cho Việt Nam.
1.4.1.
•
Mục tiêu của ODA từ Phần Lan
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Phần Lan là một nước luôn quan tâm đến công tác xã hội và chất lượng dân
sinh vì vậy chất lượng cuộc sống của người dân của đất nước này luôn được đặt
lên hàng đầu. Theo chính sách đó, ODA của Phần Lan cũng luôn quan tâm và ưu
tiên cho các hoạt động này.
•
Xóa đói giảm nghèo
Các hoạt động trực tiếp tham gia vào việc xóa đói giảm nghèo cũng luôn
được đất nước này quan tâm. Điều này giúp cho đời sống dân nước này khá đồng
đều và ổn định. Từ đó, ODA của Phần Lan cũng hướng tới mục tiêu này.
•
Nâng cao trình độ dân trí
Cái gốc của một đất nước phát triển bền vững chính là trình độ dân trí. Dân
cư có trình dộ dân trí cao sẽ tạo ra nguồn nhân lực vững chắc, yếu tố hàng đầu cho
sự phát triển về mọi mặt của một quốc gia. Phần Lan muốn giúp các nước đang và
kém phát triển có một sự phát triển bền vững nên luôn dành sự quan tâm đến vấn
đề này.
•
Nâng cao trình độ quản lý, sản xuất chất lượng cao
Đây là yếu tố quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của một đất nước về
mọi mặt. Phần Lan hỗ trợ ODA cho các nước đang và chậm phát triển tiến bộ về
mọi mặt, rút ngắn khoảng cách với thế giới.
•
Cải thiện môi trường tự nhiên
Đi đôi với sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội; một đất nước muốn phát
triển bền vững phải luôn quan tâm đến môi trường. Vì vậy, vấn đề cải thiện môi
trường tự nhiên luôn là vấn đề quan trọng được Phần Lan hết sức quan tâm, dành
cho các nước nhận tài trợ những khoảng ODA khá lớn cho vấn đề này.
•
Giúp các nước đang và chậm phát triển phát triển một cách bền vững
Đây là mục tiêu hàng đầu của các nước đang và chậm phát triển cũng như
nhà tài trợ.
1.4.2.
Đặc điểm của ODA từ Phần Lan
ODA của Phần Lan thường được tài trợ thông qua Bộ ngoại giao Phần Lan,
được tài trợ cho các quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. ODA
được tài trợ với mục đích giúp các nước đang và chậm phát triển nâng cao chất
lượng cuộc sống và rút bớt khoảng cách với trình độ chung của thế giới.
• Cũng như các nhà tài trợ ODA khác, ODA của Phần Lan có lãi suất cho vay
thấp, thời hạn cho vay dài và đi kèm với các khoản vay luôn tồn tại một
khoản viện trợ không hoàn lại.
•
Phần Lan đặc biệt rất quan tâm đến trình độ và chất lượng cuộc sống nên
ODA của Phần Lan thường tài trợ cho các dự án về lĩnh vực nâng cao trình
•
độ và chất lượng cuộc sống của người dân.
ODA của Phần Lan hỗ trợ khu vực tư nhân, giúp các doanh nghiệp nâng cao
trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu trong và
•
tiêu chuẩn của nước ngoài.
Cụ thể, Phần Lan đã hỗ trợ gần 11 triệu EURO cho Doanh nghiệp Việt Nam,
giúp doanh nghiệp đổi mới sản xuất kinh doanh và giới khoa học có thêm
nhiều kết quả nghiên cứu để cho ra nhiều sản phẩm mới chất lượng ứng
•
dụng cao cung cấp cho thị trường.
Khuyến khích các nước đang và chậm phát triển hợp tác và liên kết khu vực,
hợp tác bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại và đầu tư
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA PHẦN LAN TẠI DỰ ÁN CẤP
NƯỚC VÀ VỆ SINH THỊ XÃ BẮC KẠN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN “ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ VỆ SINH THỊ XÃ
BẮC KẠN”
2.1.1 Sự cần thiết và mục tiêu của dự án
2.1.1.1
Sự cần thiết
a. Thực trạng cấp thoát nước thị xã Bắc Kạn
Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm dọc theo hai bờ sông Cầu,
xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, địa hình chủ yếu là đồi núi. Đây là nơi
khởi nguồn của nhiều sông suối với mạng lưới dày đặc chay theo các hướng khác
nhau. Lượng mưa trung bình năm ở đây là 1.436mm; tập trung vào tháng 7,8,9;
thấp hơn so với cả nước. Nguồn nước của thị xã chủ yếu là nguồn nước mặt và
nước ngầm, tuy nhiên do địa hình đồi núi nên nguồn nước mặt rất dễ bị ô nhiễm
sau mỗi trận mưa lũ nên cần phải xử lý làm sạch. Thực trạng cấp thoát nước của
thị xã cụ thể như sau:
• Về cấp nước:
Hệ thống cấp nước của thị xã Bắc Kạn đã được triển khai tự năm 2000 với
công suất thiết kế 4.000 m3/ngày đêm. Các hạng mục đầu được đầu tư gồm các
cửa dẫn nước thô cho đến mạng lưới phân phối nước tới các người sử dụng. Các
giếng khoan nước ngầm nằm dọc theo bờ sông Cầu. Nhà máy xử lý nước được
nằm trên đồi có độ cao + 177m. Mạng lưới phân phối nước sạch được lắp đặt và
bao phủ hầu hết các khu vực ở các phường trung tâm, tuy nhiên mức độ bao phủ
của mạng lưới còn thấp, các hộ dân chưa được kết nối với hệ thống. Mô tả các
công trình của hệ thống cấp nước thị xã Bắc Kạn như sau:
Các giếng khoan có 7 giếng khoan với độ sâu trung bình từ 35-42 m với công
suất hút từ 25-30 m3/giờ.
Bảng 2.1: Thông số các giếng
Số thứ tự
Tên
1
2
3
4
5
6
7
Giếng 1
Giếng 2
Giếng 3
Giếng 4
Giếng 5
Giếng 6
Giếng 7
Công suất (vào mùa
Áp suất làm
Công suát của
khô - mùa mưa - m3/h)
việc
mô tơ N (kW)
30/18,2
18/16
24/18,5
27/26,2
32/19,6
25/16,4
14/12,2
60
58
56
57
60
52
55
15
7,5
7,5
7,5
9,4
4,0
7,5
( Nguồn : Sở tài nguyên tỉnh Bắc Kạn)
Nhà máy xử lý nước sạch:
Nhà máy xử lý nước sạch được xây dựng với công suất 4.000 m3/ngày đêm
. Các công trình xử lý nước bao gồm: Tháp làm thoáng, bể lọc cát, bể chứa nước
sạch (1.200 m3) và trạm bơm cấp 2; nước sau khi xử lý được khử trùng bằng hệ
thống định lượng clo lỏng. Tổng diện tích nhà máy khoảng 2.800 m2 có độ cao
+178m nằm trên đồi ở trung tâm của thị xã Bắc Kạn.
Mạng lưới cấp nước vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ vì vậy chưa đáp ứng được
hết nhu cầu sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của người dân nơi đây. Đặc
biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn còn thụ động,
chịu phụ thuộc chủ yếu từ thiên nhiên, chưa chủ động trong sản xuất kinh doanh
vì vậy hiệu quả còn thấp.
• Thoát nước
- Lưu vực thoát nước
Do đặc điểm địa hình, các lưu vực thoát nước của thị xã Bắc Kạn được chia
ra như sau:
Lưu vực thoát nước phía nam sông Cầu: Bao gồm phường Phùng Chí Kiên,
Đức Xuân, Sông Cầu, một phần xã Nông Thượng và khu vực dọc đường quốc lộ 3
đi Hà Nội. Diện tích lưu vực này khoảng 220 ha (khu vực đô thị), nước mưa lưu
vực này xả ra suối thị xã và suối Nông Thượng trước khi đổ ra sông Cầu.
Lưu vực phía bắc sông Cầu: Bao gồm Phường Nguyễn Thị Minh Khai, xã
Huyền Tụng và Một phần xã Dương Quang. Tổng diện tích lưu vực này khoảng
280 ha. Nước được đổ ra suối Nậm Cắt và Pá Danh đổ ra sông Cầu.
- Tình trạng ngập lụt
Khu vực ngập lụt nghiêm trọng nhất thuộc phường Sông Cầu do cao độ đất
thấp (trung bình +128 đến +134m). Các khu vực bị ngập lụt nằm dọc theo bờ sông
Cầu và suối Nông Thượng.
Khu vực ngập lụt thường xuyên: Khoảng 40 -100 ha, độ sâu 30 -100 cm,
kéo dài trong nhiều giờ, phụ thuộc vào mức nước sông Cầu và cường độ mưa.
Các khu vực nằm dọc theo bờ sông Cầu nằm trong quy hoạch phát triển đô
thị hiện nay cũng bị ngập lụt cao vì mặt đất ở khu vực này tương đối thấp (+126
đến +132m). Từ các số liệu quan trắc trong thời gian dài, mức báo động mức nước
sông Cầu như sau (tại trạm Thác Giềng): Báo động cấp 1: +132m; báo động cấp 2:
+ 133,07m, trên báo cấp 3: +133,9m [1]).
• Vệ sinh
- Nước thải sinh hoạt
Các hộ dân trên địa bàn thị xã Bắc Kạn trên địa bàn thị xã Bắc Kạn khu vực
nội thị tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố tiêu hợp vệ sinh đạt 100%; khu vực nông thôn
đạt 97% ; nước thải sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn thị xã Bắc Kạn xả vào
hệ thống thu gom nước thải chung của thị xã và thải trực tiếp ra các suối Nông
Thượng, Suối Đức Xuân, Đội Kỳ…. đổ trực tiếp ra sông Cầu. Tuy nhiên mật độ
dân cư của thị xã Bắc Kạn không cao, độ dốc khá lớn dẫn đến lượng nước thải tồn
lưu không lớn, dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường không lớn so với các thành
phố, thị xã khu vực đồng bằng, trung du.
- Nước thải kinh doanh dịch vụ, công cộng
Các công trình công cộng, cơ quan hành chính sự nghiệp, dịch vụ công
cộng trong quá trình xây dựng có hệ thống xử lý sợ bộ. Nước thải chợ chỉ có 02
chợ Đức Xuân và Chợ Bắc Kạn được xây dựng, có hệ thống xử lý nước thải khu
chợ. Còn lại các chợ cóc không có hệ thống xử lý nước thải chung của khu chợ.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn trên địa bàn thị xã Bắc Kạn nhìn chung
có hệ thống nhà vệ sinh 3 ngăn, hệ thống nước thải thoát chung ra hệ thống thoát
nước chung của toàn thị xã Bắc Kạn.
-
Nước thải bệnh viện
Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 02 bệnh viện đa khoa: Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Kạn có công suất 320 giường bệnh, hệ thống xử lý nước thải công suất 150
m3/ngày; Bệnh viện Đa khoa thị xã Bắc Kạn công suất 50 giường bệnh, hệ thống
xử lý nước thải 73m3/ngày; Theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn nằm trong danh sách cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trong phải xử lý chất thải y tế trong giai đoạn từ năm
2003 – 2006
Đặc biệt, nguồn nước suối cũng đang bị ô nhiễm nặng nề từ rác thải ở hai
bên bờ suối do ý thức của người dân làm nguồn nước ngày càng ô nhiễm
b. Nhu cầu của thị xã Bắc Kạn về cấp thoát nước và vệ sinh
• Cấp nước
Dân số của thị xã ngày càng tăng làm cho hoạt động sinh hoạt đòi hỏi nhu
cầu về nước cũng tăng. Hơn thế, tình hình kinh tế của thị xã cũng ngày càng phát
triển. Các lĩnh vực về thương mai – du lịch, công nghiệp, nông nghiệp ngày càng
phát triển và mở rộng đòi hỏi nhu cầu về nguồn nước phục vụ cho sản xuất kinh
doanh cũng tăng làm cho lượng cung chưa đáp ứng được kịp thời để các ngành
phát huy tối đa tiềm năng của mình
• Thoát nước và vệ sinh
Sự gia tăng dân số sẽ dẫn tới sự gia tăng khai thác Tài nguyên - Môi trường
và đồng nghĩa với việc làm cạn kiệt dần tài nguyên, làm cho các vấn đề môi
trường ngày càng trở lên bức xúc và khó giải quyết. Sự di dân từ khu vực nông
thôn ra thành thị và sự chênh lệnh về tốc độ phát triển dân số giữa các vùng dẫn
đến sự đói nghèo ở các vùng nông thôn và sự tiêu phí dư thừa ở các vùng đô thị
tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường gây
ô nhiễm môi trường tiếp nhận.
Với tình hình và nhu cầu thực tế của thị xã, việc thực hiện và hoàn thành dự
án cấp thoát nước vệ sinh là vô cùng thiết yếu. Dự án hoàn thành sẽ tạo đà cho sự
phát triển lâu dài và bền vững cho dự án cả về kinh tế và xã hội
2.1.1.2 Mục tiêu của dự án
Xây dựng hệ thống cấp nước bằng cách tăng cường phạm vi cung cấp nước,
đầu tư lắp đặt 2500 đầu nối có đồng hồ và khoảng 47000m ống phân phối và ống
dịch vụ; đáp ứng nhu cầu nước sạch đến năm 2015 với công suất 2500m3/ngày
đêm phục vụ đầy đủ cho sinh hoạt và các hoạt động trong nông nghiệp, công
nghiệp, du lịch dịch vụ.
Giảm bớt tình trạng ngập lụt bằng cách cải tạo1600m suối Nông Thượng với
mặt cắt cải tạo 5 x 5,5m chiều sâu 2m đến 2,5m; cải tạo 1220m suối Thị xã với
mặt cắt hai bên bờ suối; xây dựng tổng cộng 20 cửa xả của mạng lưới ra sông
suooia Nông Thượng và suối Thị xã; lắp đặt khoảng 40700m ống Upvc D200 đến
D355; 3180m trạm bơm; xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 3000m3/ngày
đêm; lắp đắt 3800 đầu nối thoát nước cho các hộ gia đình của thị xã.
2.1.2 Thông tin tổng quan về dự án
• Tên dự án: “Cấp nước và vệ sinh thị xã Bắc Kạn”
Dự án được chính thức phê duyệt ngày 25 tháng 6 năm 2009
• Nhà tài trợ:
Chính phủ Phần Lan
• Chủ đầu tư:
-
•
Chủ đầu tư phần cấp nước : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cấp
thoát nước Bắc Kạn.
- Chủ đầu tư phần thoát nước và vệ sinh: Sở xây dựng Bắc Kạn
Địa điểm công trình : Thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư cho dự án: 10.656.552 EURO
Tuy nhiên, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của Phần Lan với phần vốn đối
ứng có sự điều chỉnh theo đề nghị của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tại tờ trình số
329/KH&ĐT-KTĐN ngày 31 tháng 10 năm 2011
Bảng 2.2: Cơ cấu tổng mức đầu tư
Đơn vị : EURO
ST
T
Nội dung
Tổng cộng
(1+2)
1
2
Cơ cấu tổng
mức đầu tư đã
phê duyệt ngày
25/06/2009
10.656.552
Cơ cấu tổng
mức đầu tư sau
điều
chỉnh
31/10/2011
Giá trị điều
chỉnh,
bổ
sung
10.656.552
0
Vốn vay tín
dụng ưng đãi
chính phủ Phần
Lan
8.362.108
8.196.870
-165.238
Vốn đối ứng
2.294.444
2.459.682
165.238
( Nguồn: Bộ Tài Chính )
Như vậy, tổng nguồn vốn đầu tư vẫn được giữ nguyên.
Vốn vay ưu đãi của chính phủ Phần Lan là 8.362.108 EURO ( chưa bao
gồm phí bảo lãnh tín dụng ) được điều chỉnh giảm 165.238 EURO do bên Phần
Lan đánh giá lại giá trị của dự án và điều chỉnh lại những ưu đãi cho dự án để phù
hợp hơn với giá trị dự án và khả năng chi trả.
Đề đảm bảo cho dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, ủy ban
nhân dan tỉnh Bắn Kạn đã tăng nguồn vốn đối ứng từ 2.29.444 EURO lên
2.459.682 EURO đề bù đắp lại.