Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN NAM VIỆT (đề tài thầy thắng hướng dẫn, được thầy sửa khá kĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 65 trang )

CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1 Tỷ giá hối đoái
1.1.1 Khái niệm, phân loại tỷ giá hối đoái
1.1.1.1 Khái niệm
Kinh tế thế giới ngày càng phát triển, các quan hệ kinh tế, thương mại,
tài chính, tín dụng cũng được mở rộng hơn, vượt qua biên giới của các quốc
gia. Mỗi quốc gia trên thế giới hầu như đều có đồng tiền riêng của mình (VD:
Việt Nam-VND, Mỹ-USD, Nhật Bản-JPY, Anh-GDP,…). Để thuận tiện cho
việc thanh toán, so sánh, phân tích hiệu quả kinh tế khi các quốc gia tham gia
quan hệ kinh tế quốc tế, phản ánh sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ nên xuất
hiện khái niệm tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau,
hay là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền
tệ nước kia.
Tỷ giá hối đoái thể hiện mối quan hệ về giá trị tiền tệ giữa hai đồng tiền khác
nhau.
Ví dụ: Một nhà xuất khẩu của Việt Nam nhận được thanh toán hợp đồng của
bên Nhập khẩu Mỹ 100.000 USD cho hợp đồng 2 tỷ VND, như vậy 1USD =
20.000 VND là tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng USD và VND.
1.1.1.2 Phân loại
- Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm: Tỷ giá chính
thức, Tỷ giá kinh doanh, Tỷ giá chợ đen.


+ Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Trung ương của mỗi
quốc gia công bố, là cơ sở để các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín
dụng ấn định tỷ giá trao ngay, kỳ hạn, hoán đổi.
Nguyên tắc xác định tỷ giá chính thức ở Việt Nam là dựa trên cơ sở giá
bình quân của tất cả các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng của các đồng


tiền khác so với VND của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
+ Tỷ giá kinh doanh: Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ tại ngân
hàng. Cơ sở hình thành của tỷ giá này là quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị
trường và tỷ giá chính thức do Ngân hàng Trung ương công bố.
Tỷ giá kinh doanh lại bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán:
* Tỷ giá mua là tỷ giá ngân hàng mua ngoại tệ vào.
* Tỷ giá bán là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ ra.
Khi niêm yết bao giờ cũng yết song song cả 2 tỷ giá, tỷ giá đứng trước
là tỷ giá mua, tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán.
VD: Tại ngân hàng Vietcombank ngày 24/03/2014 yết tỷ giá giữa GBP và
VND như sau: GBP/VND= 34.392/34.929. Như vậy, tỷ giá mua là 34.392 và
tỷ giá bán là 34.929.
+ Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành ở trên thị trường tự do ( Như các
của hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc,…). Tỷ giá này chủ yếu biến động do
quan hệ cung – cầu về các loại ngoại tệ trên thị trường.
Có thể nói tỷ giá chợ đen là một biến thể của tỷ giá kinh doanh. Khi
nền kinh tế ổn định và tình hình quản lý ngoại hối tốt thì tỷ giá chợ đen cũng
không có khác biệt nhiều so với tỷ giá kinh doanh.


- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái gổm: Tỷ giá
mở cửa, tỷ giá đóng cửa, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.
+ Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại tệ được công bố vào đầu
ngày giao dịch.
+ Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại tệ ở cuối ngày giao
dịch.
+ Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá mua bán ngoại hối do tổ chức tín dụng
yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng đảm bảo
phải trong biên độ do ngân hàng Nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các
bên phải được thực hiện trong hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết

hoặc mua bán.
+ Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận
ngoại hối được tiến hành theo kỳ hạn của hợp đồng, tỷ giá này được các bên
thỏa thuận và theo biên độ do ngân hàng Nhà nước quy định.
- Căn cứ vào chế độ quản lý thì tỷ giá hối đoái gồm: Tỷ giá cố định và
tỷ giá thả nổi.
+ Tỷ giá cố định: Là tỷ giá hối đoái được áp đặt một các cố định bởi
chính phủ, vì thế nó không được hình thành bởi quan hệ cung cầu ngoại tệ
trên thị trường. Khi tỷ giá này được Chính phủ áp dụng thì tỷ giá hối đoái của
đồng nội tệ không thay đổi so với ngoại tệ vì thế tính cơ động kém nên bên
cạnh tỷ giá này còn có tỷ giá cố định có điều chỉnh.
+ Tỷ giá thả nổi: Là tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trên quan
hệ cung - cầu của thị trường. Nó bao gồm tỷ giá thả nổi tự do và tỷ giá thả
nổi có quản lý.


- Nếu căn cứ theo phương tiện thanh toán thì tỷ giá hối đoái gồm: Tỷ giá séc,
tỷ giá hối phiếu, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá tiền mặt.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua của các đồng tiền với
nhau. Mà sức mua của các đồng tiền của mỗi quốc gia biến động không
ngừng theo thời gian, bên cạnh đó tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng bởi các
quy luật cung - cầu, quy luật giá cả,…Chính vì thế tỷ giá hối đoái cũng thay
đổi khi các nhân tố tác động tới nó thay đổi.
1.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia
Đây là nhân tố phản ánh rõ ràng, chân thực và đúng bản chất nhất của
tỷ giá hối đoái. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia nhanh và ổn
định thì sức mua của đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng, đồng tiền của quốc gia đó
trở nên có giá trị hơn, dẫn tới tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm. Ngược lại,
khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chậm lại thì tỷ giá hối đoái có

chiều hướng tăng lên.
1.1.2.2 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán là bảng cân đối ghi lại các khoản thu nhập và chi trả
của một nước với thế giới bên ngoài trong một thời kỳ nhất định nào đó (
thường là 1 năm).
Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia phản ánh mối quan hệ
cung – cầu về ngoại tệ của nước đó. Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu
(dương), nghĩa là cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái
có chiều hướng giảm đi. Ngược lại khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi
(âm) thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng tăng lên.


1.1.2.3 Mức lạm phát của đồng tiền quốc gia
Đối với bất kỳ nền kinh tế nào lạm phát luôn là yếu tố quan trọng tác
động trực tiếp tới sức mua của đồng tiền nước đó, vì thế lạm phát ảnh hưởng
trực tiếp tới tỷ giá hối đoái. Khi mức lạm phát của đồng tiền quốc gia cao hơn
ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái với ngoại tệ đó có xu hướng tăng. Ngược lại, khi
mức lạm phát của đồng tiền quốc gia thấp hơn ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái với
ngoại tệ đó sẽ có xu hướng giảm.
Nếu gọi tỷ giá trước khi có ảnh hưởng của lạm phát của đồng A và B là
e, lạm phát của nước A là Ia, lạm phát của nước B là Ib ( trong cùng 1 đơn vị
thời gian) thì tỷ giá của đồng A và B sau khi có lạm phát sẽ là:
A/B = e x
Như vậy, lạm phát có quan hệ cùng chiều với mức độ lạm phát của
đồng tiền quốc gia.
1.1.2.4 Chính sách trong lĩnh vực tiền tệ
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chính sách tỷ giá hối đoái của
mỗi quốc gia. Nhà nước có thể dùng các công cụ quản lý của mình để thay
đổi cung – cầu ngoại tệ như: Các quy định về quản lý ngoại tệ, quy định về tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, các chính sách về lãi suất,… hay áp dụng các chế độ tỷ giá

(thả nổi, cố định,…) từ đó ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Ví dụ: Khi lãi suất
tuền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước tăng thì ngoại tệ có xu hướng
chảy vào thị trường trong nước, làm cung ngoại tệ tăng, tỷ giá có xu hướng
giảm.
Sự hoạt động của Nhà nước không thể tách rời hoạt động của Ngân
hàng Trung ương. Đối với các ngân hàng áp dụng tỷ giá thả nổi có quản lý


của Nhà nước như Việt Nam thì những hoạt động này lại càng đóng vai trò
quan trọng, có thể kết hợp hàng loạt các biện pháp can thiệp của Ngân hàng
Trung ương để tác động tỷ giá hối đoái trên thị trường như lãi suất chiết khấu,
sử dụng quỹ bình ổn chiết khấu, phá giá tiền tệ,… mục tiêu tối quan trọng
nhất của hoạt động này là nhằm hạn chế những khuyết điểm của chế độ tỷ giá
thả nổi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi nhất cho quá trình phát triển kinh
tế.
1.1.2.5 Yếu tố tâm lý
Các yếu tố tác động tới tâm lý tiêu dùng thường là các tin tức về tình
hình kinh tế - chính trị - xã hội, về các rủi ro của hệ thống tài chính ngân hàng
về các quyết định, chính sách quan trọng của chính phủ và ngân hàng Trung
ương về lãi suất, chính sách tài chính, tiền tệ và giá cả.
Các yếu tố tâm lý này sẽ gây ra các tác động mang tính chất ngắn hạn
và tức thời làm thay đổi mối quan hệ cung cầu trên thị trường, do đó ảnh
hưởng tới sự biện động của tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó trong nên kinh tế sẽ
xuất hiện các hiện tượng đầu cơ mua, đầu cơ bán, găm giữ các loại ngoại tệ
khiến cho tỷ giá hối đoái biến động khó lường, gây ra khó khăn cho hoạt động
quản lý về tỷ giá của Nhà nước.
Ví dụ: Khi người tiêu dùng lo sợ tình hình kinh tế sẽ gặp khó khăn
trong các năm tới, đòng tiền nội tệ sẽ bị mất giá so với ngoại tệ, nên họ sẽ có
xu hướng tích trữ ngoại tệ, làm cho cầu về ngoại tệ tăng trong khi cung về
ngoạn tệ không đổi nên tỷ giá hối đoái sẽ tăng.

1.1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh Xuất nhập
khẩu


Khi hoạt động kinh tế, sản xuất ngày càng phát triển, thị trường đầu ra
nội địa sẽ ngày càng bị chia nhỏ hơn nên nhu cầu vươn ra các thị trường mới
là điều vô cùng bức thiết. Nhưng khi kinh doanh ở thị trường nước ngoài là
không đơn thuần như kinh doanh tại thị trường trong nước, công ty phải đối
mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết hơn như: Rủi ro về chính trị, kinh tế,
pháp luật của nước ngoài, vướng mắc trong vấn đề huy động vốn, quảng bá
sản phẩm, các vấn đề về văn hóa, tôn giáo,…Chính vì vậy để tận dụng được
lợi thế thị trường mới, lợi nhuận tiềm năng từ thị trường ngoài nước, các công
ty kinh doanh ra thị trường nước ngoài cần phải có các chính sách, chiến lược
kinh doanh hiệu quả, cũng như các phương án phòng tránh các rủi ro, rào cản
gặp phải.
Trong các rủi ro và rào cản mà công ty gặp phải khi kinh doanh ở thị
trường ngoài nước thì rủi ro về tỷ giá hối đoái là rủi ro tác động mạnh và trực
tiếp nhất tới lợi nhuận và kết quả, chiến lược kinh doanh của công ty. Tỷ giá
hối đoái có thể tác động tốt ( gia tăng lợi nhuận) hoặc tác động xấu (giảm trừ
lợi nhuận) tới công ty.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động trong các hoạt
động của kinh doanh quốc tế nên vì thế tỷ giá hối đoái cũng tác động trực tiếp
tới hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu.
1.1.3.1 Đối với hoạt động Xuất khẩu
Các doanh nghiệp kinh doanh Xuất khẩu, sau khi chuyển giao hàng hóa
cho bên Nhập khẩu sẽ thu về một khoản ngoại tệ ( thường là đồng tiền của
nước Nhập khẩu hay một ngoại tệ mạnh nào đó). Bên cạnh đó để chi trả các
khoản chi phí sản xuất như: nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, vận
chuyển,… bằng nội tệ thì doanh nghiệp cần phải chuyển đổi lượng ngoại tệ
trên sang nội tệ. Vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới hoạt động Xuất khẩu.



Giả sử khi tỷ giá hối đoái tăng ( tức là 1 ngoại tệ đổi được nhiều nội tệ
hơn): Khi tỷ giá hối đoái tăng thì hoạt động xuất khẩu được hưởng lợi. Bởi
khi tỷ giá tăng, trong khi chi phí đầu vào ở thị trường nội địa không đổi, các
nhà Xuất khẩu có thể giảm giá bán để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng
hóa ở thị trường thế giới. Hoặc giữ nguyên giá bán thì nhà Xuất khẩu sẽ thu
được nhiều lợi nhuận hơn.
Ví dụ: Giá bán 1 tấn tinh bột sắn giá FOB là 600USD. Khi tỷ giá USD/VND
tăng từ 19.500 lên 20.200 thì nhà Xuất khẩu sẽ thu thêm được: (20.20019.500)*600 = 420.000 VND.
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống thì hoạt động Xuất khẩu lại
phải chịu bất lợi. Thu nhập từ Xuất khẩu bị giảm xuống hoặc phải chịu giảm
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cũng ví dụ như trường hợp tỷ giá tăng,
trong trường hợp tỷ giá giảm thì nàh Xuất khẩu phải mất đi một khoản lợi
nhuân tương ứng là 420.000 VND khi bán 1 tấn tinh bột sắn.
Tỷ giá tác động tới hoạt động Xuất khẩu theo hai mặt tích cực và tiêu
cực. Để kích thích hoạt động xuất khẩu người ta thường tăng tỷ giá hối đoái.
Nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng hay giảm một cách đột ngột sẽ dễ tạo ra cú
sốc khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị xáo trộn, từ đó ảnh
hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, muốn tạo ra sự khích
hoạt động Xuất khẩu chỉ nên tăng tỷ giá hối đoái ở 1 mức độ hợp lý nào đó
thôi.
1.1.3.2 Đối với hoạt động Nhập khẩu
Khi một doanh nghiệp trong nước muốn mua hàng hóa, dịch vụ nước
ngoài thì cần phải thanh toán bằng ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ hối đoái,
thông qua hệ thống ngân hàng. Muốn thanh toán được nhà Nhập khẩu phải
đổi nội tệ của mình sang đồng tiền thanh toán cho bên Xuất khẩu (ngoại tệ).


Do vậy, hoạt động Nhập khẩu chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái của đồng

nội tệ so với đồng ngoại tệ.
Khi tỷ giá hối đoái tăng thì hoạt động Nhập khẩu sẽ chịu bất lợi vì họ
phải bỏ ra nhiều đồng nội tệ hơn để thanh toán cho cùng một lượng hàng hóa,
dịch vụ mua về. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm thì hoạt động Nhập khẩu
sẽ được hưởng lợi khi với cùng một lượng hàng hóa mua về họ chỉ mất một
lượng nội tệ ít hơn để thanh toán cho bên Xuất khẩu.
Ví dụ: Một hợp đồng mua bán thiết bị sản xuất giữa bên Nhập khẩu là
Việt Nam và bên Xuất khẩu là Nhật Bản có giá trị hợp đồng là 10.000.000
JPY. Thời hạn thanh toán là 30 ngày bằng JPY. Giả sử tỷ giá ngày ký kết hợp
đồng là JPY/VND= 205. Tỷ giá ngày thanh toán là JPY/VND= 208.
Như vậy số tiền nhà Nhập khẩu phải chi trả là:
10.000.000* 205 = 2.050.000.000 VND
Số tiền thực tế nhà Nhập khẩu phải chi trả là:
10.000000* 208 = 2.080.000.000 VND
Vậy cùng với khoản thanh toán là 10.000.000 JPY nhưng việc quy đổi
từ VND sang JPY ở các thời điểm khác nhau đã làm cho nhà Nhập khẩu chịu
thêm 1 khoản là: 2.080.000.000-2.050.000.000= 30.000.000 VND.
1.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động của doanh nghiệp
Rủi ro hối đoái là rủi ro khi các nghiệp vụ tiền mặt tương lai của một
công ty chịu ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá. Rủi ro tỷ giá hối đoái là sự
không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi phí do sự biến


động tỷ giá gây ra có thể gây ra sự chênh lệch giữa giá trị thực tế với giá trị
dự kiến của hợp đồng.
Rủi ro tỷ giá hối đoái là loại rủi ro dễ thấy nhất ở các doanh nghiệp
kinh doanh Xuất nhập khẩu. Đối với nghiệp vụ nhập khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra
khi ngoại tệ mà nhà nhập khẩu phải trả trong tương lai tăng giá so với nội tệ,
hay đối với nghiệp vụ xuất khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ thu được khi

xuất khẩu giảm giá so với nội tệ. Sự biến động liên tục của tỷ giá làm cho giá
trị của các hợp đồng xuất nhập khẩu trở nên khó xác định cụ thể. Mọi chuyện
có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu tỷ giá biến động tích cực, hoặc trở nên tồi tệ
hơn nếu tỷ giá biến động tiêu cực. Điều này tạo ra sự khó khăn trong công tác
quản lý lợi nhuận, phí của doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và hạn chế rủi ro, các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường lựa chọn các biện pháp
phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên công việc này hoàn toàn không đơn giản,
nó đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật kết hợp với sựu khéo léo về nghệ thuật và
nhạy cảm với môi trường kinh doanh. Do đó cần phải nhận biết và dự đoán
được mức độ rủi ro hối đoái của từng nghiệp vụ tiền mặt tương lai từ đó có
các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp.
1.2.2 Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên có nguồn
thu hay chi bằng ngoại tệ nên họ cũng thường phải đối mặt với 4 loại rủi ro tỷ
giá chính sau:
- Rủi ro tài chính: Là loại rủi ro phát sinh khi dối tượng nắm giữ ngoại
tệ như tài sản. Giá trị của tài sản ngoại tệ nắm giữ so với các tài sản tính bằng
nội tệ khác của người nắm giữ sẽ thay đổi khi tỷ giá giữa ngoại tệ với nội tệ
thay đổi.


- Rủi ro chuyển đổi: Là loại rủi ro phát sinh khi chuyển đổi từ ngoại tệ
sang nội tệ hay khi chuyển đổi các bản báo cáo tài chính, chỉ tiêu tài chính từ
đồng ngoại tệ sang đồng tiền nội tệ để tiện cho công việc tổng hợp, so sánh,
đánh giá tình hình, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Rủi ro giao dịch (rủi ro thực hiện): Là loại rủi ro phát sinh khi một
bên đồng ý mua hay bán với một ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định,
nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh toán vào một ngày sau đó. Nếu tỷ
giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá cả trong thương vụ bán hoặc

mua theo đồng tiền nội tệ sẽ thay đổi.
- Rủi ro kinh tế ( rủi ro vận hành hay rủi ro cạnh tranh): Là loại rủi ro
phát sinh khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh của
một doanh nghiệp. Rủi ro này thường xảy ra khi doanh nghiệp có doanh thu
bằng một đồng tiền và chi trả chi phí lại bằng một đồng tiền khác. Đôi khi rủi
ro kinh tế cũng xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động chỉ với một đồng tiền.
1.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái
Như đã phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, công tác phòng ngừa
rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh quốc tế là hết sức cần thiết,
nhất là đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì công việc này là
một phần không thể tách rời trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để
thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái không phải là một công
việc đơn giản. Trong quá trình kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu
luôn xuất hiện rất nhiều nhiệp vụ có liên quan tới ngoại tệ, mỗi nghiệp vụ đó
lại mang nhiều đặc điểm, điều kiện và từng loại đồng tiền khác nhau. Chính vì
thế mà ở mỗi nghiệp vụ lại tiềm ẩn những rủi ro tỷ giá ở các mức độ không
như nhau. Từ đó, nếu muốn thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tỷ giá thì đối
với từng nghiệp vụ cụ thể ta phải có từng biện pháp phòng ngừa và chúng


không hoàn toàn giống nhau. Các biện pháp phòng ngừa thường gặp để phòng
ngừa rủi ro tỷ gái hối đoái là:
1.2.3.1 Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận mua hoặc bán một lượng ngoại tệ tại
một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định trước ngay
tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng kỳ hạn, doanh
nghiệp ký một thỏa thuận mua - bán ngoại tệ Ngân hàng. Theo đó, doanh
nghiệp được phép mua - bán một loại ngoại tệ ở một mức giá nhất định vào
một thời điểm xác định trong tương lai. Chính vì thế mà doanh nghiệp cố định

được khoản phải trả hay phải thu trong tương lai nên loại trừ được rủi ro biến
động tỷ giá hối đoái trên thị trường.
Ví dụ đối với khoản phải trả : Một doanh nghiệp Mỹ cần 150.000 GBP
sau 3 tháng nữa để trả cho doanh nghiệp xuất khẩu Anh. Giả sử tỷ giá kỳ hạn
3 tháng GBP/USD là 1.5, tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại là 1.4 và tỷ giá
giao ngay 3 tháng sau là 1.7.
* Nếu doanh nghiệp Mỹ không phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn thì:
Số USD cần để mua 150.000 GBP hiện tại là: 150.000*1.4= 210.000 USD
Số USD cần để mua 150.000 GBP sau 3 tháng là: 150.000*1.7= 255.000
USD
Vậy trong nghiệp vụ này công ty đã thiệt hại: 255.000-210.000= 45.000 USD
* Nếu doanh nghiệp Mỹ phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn thì số USD
thực tế bỏ ra để mua 150.000 GBP là: 150.000*1.5= 225.000 USD
Vậy công ty sẽ thiệt hại: 225.000- 210.000= 15.000 USD


Như vậy nếu công ty phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn sẽ giảm được
chi phí mua GBP là: 30.000 USD so với không phòng ngừa.
Ví dụ đối với khoản phải thu: Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt
Nam sẽ có một khoản thu 100.000 USD từ xuất khẩu sau 6 tháng nữa. Lo sợ
VND xuống giá so với USD trong tương lai nên công ty ký một hợp đồng kỳ
hạn 6 tháng với tỷ giá kỳ hạn USD/VND là 20.000. Biết tỷ giá giao ngay tại
thời điểm hiện tại là 20.350, sau 6 tháng là 19.450
Trị giá khoản phải nếu không phòng ngừa là:
100.000* 19.450= 1.945.000.000 VND
Trị giá khoản thu nếu được phòng ngừa bằng họp đồng ký hạn là:
100.000* 20.000= 2.000.000.000 VND
Khoản lợi nhuận thu được từ phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn là:
2.000.000.000- 1.945.000.000= 55.000.000 VND
1.2.3.2 Phòng ngừa với hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua bán ngoại tệ nhất định theo
một mức giá chuyển giao tại một thời gian có hiệu lực trong tương lai và việc
chuyển giao ngoại tệ tại thời gian đáo hạn được thực hiện theo các quy định
của Sở giao dịch có tổ chức.
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái với hợp đồng tương lai tương tự như
với hợp đông kỳ hạn, nhưng hợp đồng tương lai lại phù hợp hơn đối với
những nghiệp vụ với một lượng tiền nhỏ hơn.
Khi doanh nghiệp mua hợp đồng tiền tệ tương lai, họ sẽ được nhận một
lượng ngoại tệ nhất định với một mức giá đã được công bố ở một ngày nhất


định. Để phòng ngừa sự biến động tỷ giá cho khoản phải trả trong tương lai
bằng ngoại tệ doanh nghiệp có thể mua hợp đồng tương lai về tiền tệ với đồng
tiền mà họ cần trong tương lai. Với việc nắm giữ hợp đồng tương lai này,
doanh nghiệp sẽ cố định được khoản phải trả trong tương lai.
Tương tự khi doanh nghiệp muốn phòng ngừa biến động tỷ giá đối với
khoản phải thu thì họ có thể mua hợp đồng tương lai bán tiền tệ.
1.2.3.3 Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ
Phòng ngừa tỷ giá hối đoái thông qua thị trường tiền tệ là việc sử dụng
một tình trạng thị trường tiền tệ bù đắp một tình trạng khoản phải trả hoặc
khoản phải thu trong tương lai.
Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ đối với khoản phải thu là vay
ngoại tệ phải thu, đổi nó thành nội tệ và đầu tư nó. Sau đó trả khoản vay bằng
tiền mặt và khoản phải thu. Với khoản phải trả là vay đồng nội tệ và đổi thành
ngoại tệ ghi trên khoản phải trả. Đầu tư số tiền này cho tới khi chúng được
dùng để trả cho khoản phải trả. Ngoài ra còn áp dụng IRP (Interest Rate
Parity) đối với phòng ngừa qua thị trường tiền tệ.
Ví dụ: Một công ty Mỹ cần trả 150.000 GBP trong 3 tháng lãi suất đầu
tư trên thị trường chứng khoán Anh là 0,7%/tháng.
Số tiền gửi để phòng ngừa cho khoản phải trả bằng GBP là:

150.000/(1+ 0,007)= 148.958 GBP
Giả sử tỷ giá giao ngay GBP/USD là 1,5 thì 148.958*1,5= 223.437
USD sẽ được dùng để mua chứng khoán ở Anh, sau 3 tháng chứng khoán này
sẽ hết hạn và tạo ra 150.000 GBP cho công ty Mỹ để thanh toán khoản phải
trả bất luận biến động tỷ giá USD/GBP lúc đó là như thế nào. Khi doanh


nghiệp Mỹ không có số dư tiền mặt USD, thì có thể vay 223.437 USD từ một
ngân hàng Mỹ và đổi USD này sang GBP để mua chứng khoán nước Anh.
Chúng ta có thể tóm tắt quá trình trên như sau:
B1: Vay 223.437 USD từ ngân hàng Mỹ với lãi suất 0,8%/ tháng
B2: Đổi 223.437 USD ra GBP theo tỷ giá GBP/USD= 1,5 được
148.958 GBP
B3: Sử dụng số GBP đổi được để mua chứng khoán Anh với lãi suất
0,7%/ tháng
B4: Trả khoản vay của ngân hàng Mỹ sau 30 ngày cộng lãi suất:
223.437*(1+0,008)= 225.224,5 USD
Tương tự đối với phòng ngừa khoản phải thu, doanh nghiệp sẽ vay
ngoại tệ phải thu trong tương lai và đầu tư bằng đồng tiền trong nước.
1.2.3.4 Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn
Quyền chọn là một hợp đồng cho phép người sở hữu nó có quyền mua
hoặc bán một tài sản với giá ấn định trước vào trước hoặc đúng ngày đã được
ấn định.
Các kỹ thuật phòng ngừa như hợp đồng kỳ hạn và thị trường tiền tệ có
thể mang lại thiệt hại nặng nề (không giới hạn) khi đồng tiền phải trả giảm giá
mạnh hoặc đồng tiền phải thu tăng giá mạnh. Trong các trường hợp đó không
phòng ngừa sẽ còn tốt hơn là phòng ngừa. Để tránh được tình trạng đó người
ta sử dụng một biện pháp phòng ngừa khác là mua các hợp đồng quyền chọn
tiền tệ. Tuy nhiên để có được một hợp đồng quyền chọn doanh nghiệp cần bỏ
ra một chi phí để mua hợp đồng đó. Vì vậy việc so sánh giữa chi phí bỏ ra và



rủi ro có thể mang tới cho doanh nghiệp là một công việc cần thiết mỗi khi
doanh nghiệp sử dụng biện pháp này.
+ Phòng ngừa khoản phải trả là mua quyền chọn mua tiền tệ thể hiện
đồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải trả.
+ Phòng ngừa khoản phải thu là mua quyền chọn bán tiền tệ thể hiện
đồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải thu.
1.2.3.5 Phòng ngừa bằng swap tiền tệ
Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, bao gồm cả
số tiền gốc và lãi suất, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được
hoán đổi ngược lại trở lại như ban đầu.
Phòng ngừa bằng hợp đồng swap tiền tệ xảy ra khi có hai công ty có
nhu cầu về vay tiền tệ dài ngắn khác nhau. Phòng ngừa bằng swap tiền tệ làm
cho số lượng mua một đồng tiền luôn bằng số lượng bán một đồng tiền cho
nên không bao giờ thay đổi trạng thái về ngoại tệ. Nếu có thay đổi trong tỷ giá
giao ngay của các đồng tiền cũng không làm phát sinh khoản lỗ hay lãi nào,
bởi vì đã có hợp đồng swap. Nếu như đồng ngoại tệ lên giá số ngoại tệ bị mất
giá ở giao dịch bán sẽ được bù đắp ở giao dịch mua tiếp theo.
1.2.3.6 Phòng ngừa bằng vay song song
Một khoản vay song song bao gồm một sự chuyển đổi tiền tệ giữa hai
tỷ giá với một cam kết đổi lại tiền tệ theo một tỷ giá nhất định tại một thời
điểm xác định trong tương lai. Nó được thể hiện bằng hai swap tiền tệ, một
swap tại lúc khởi đầu hợp đồng vay, và swap kia tại ngày nhất định trong
tương lai.
1.2.3.7 Một số kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái khác


+ Tiến hành đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hành
hợp đồng nhập khẩu song song với hợp đồng xuất khẩu và ngược lại.

+ Tạo lập và sử dụng các quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá hối đoái
+ Sử dụng các điều khoản về giá cả và thanh toán linh hoạt có tính đến
trường hợp biến động tỷ giá hối đoái quá lớn.
1.2.3.8 Các biện pháp phòng ngừa thay thế
Các biện pháp nên trên chỉ có thể phòng ngừa một cách tương đối rủi ro
tỷ giá hối đoái, vì thế ngoài chúng doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp một
số biện pháp phòng ngừa thay thế sau:
* Phòng ngừa bằng việc thu sớm, trả trễ: Với việc thu các khoản phải
thu sớm hơn, và trả các khoản phải trả muộn hơn sẽ giảm được sự biến động
của tỷ giá nếu tỷ giá có biến động không thuận lợi cho công ty.
* Phòng ngừa chéo: Là một phương pháp phổ biến nhằm giảm rủi ro
nghiệp vụ khi đồng tiền không thể phòng ngừa được. Thực chất của phương
pháp phòng ngừa nãy là khi một công ty lo sợ đồng tiền phải trả tăng giá vào
lúc đến hạn phải trả tăng giá so với đồng nội tệ, nên nó sẽ tìm kiếm một đồng
tiền khác có thể phòng ngừa được và có mối quan hệ với đồng tiền phải trả.
Nếu hai đồng tiền có tương quan cao với đồng nội tệ thì tỷ giá giữa hai đồng
tiền có thể phần nào ổn định theo thời gian. Sau khi mua hợp đồng kỳ hạn với
đồng tiền đó, công ty có thể đổi đồng tiền đó lấy đồng tiền phải trả. Nếu
tương quan giữa các đồng tiền càng lớn thì chiến lược phòng ngừa chéo càng
hiệu quả, khiến cho biến động tỷ giá hối đoái được giảm trừ.
* Đa dạng hóa các đồng tiền: Kỹ thuật này thường áp dụng với các
công ty Xuất nhập khẩu, có lượng tiền mặt ngoại tệ vào nhiều hơn là lượng
tiền mặt ngoại tệ ra. Công ty sẽ bị thiệt hại khi đồng nội tệ tăng giá bởi vì khi


đó với cùng 1 ngoại tệ thu vào đổi ra được ít đồng nội tệ hơn, Nếu như chỉ có
một nội tệ thì sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá trị bằng nội tệ của luồng tiền vào.
Nhưng khi có nhiều ngoại tệ trong luồng tiền vào của công ty thì ảnh hưởng
đó sẽ không có tác động lớn đối với giá trị bằng nội tệ đối với tổng luồng tiền
vào, vì mỗi đồng tiền chỉ thể hiện một phần nhỏ của tổng luồng tiền vào và vì

thế đa dạng hóa các đồng tiền giúp giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá đối với
đồng tiền vào.
Kết luận: Chương 1 trên đây đã trình bày một số nội dung lý thuyết cơ bản
về khái niệm tỷ giá hối đoái, phân loại tỷ giá hối đoái cũng như các nhân tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động
xuất nhập khẩu cũng như một số lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro tỷ giá hối
đoái như khái niệm về rủi ro tỷ giá hối đoái, phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái và
các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái. Các nội dung lý thuyết trên
đây là tiền đề quan trọng để tác giả đi vào chương 2, đánh giá thực trạng
phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ
phần Nam Việt.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
2.1.

Giới thiệu về công ty cổ phần Nam Việt
Công ty Cổ phần Nam Việt Chính thức đi vào hoạt động tháng 06 năm

2003. Ngành nghề kinh doanh chính khi thành lập theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh lần đầu số 4600305924 ngày 23/09/2002 và thay đổi lần thức
13 ngày 26/05/2014 là:
- Xây dựng các công trình: Dân dụng, trường học, giao thông, thuỷ lợi, điện
nước, san lấp mặt bằng.
- Đầu tư mua bán thiết bị công nghệ và giáo dục.
- Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.
- Kinh doanh mua bán xăng dầu, mỡ, ga, bếp ga.
Với tổng số vốn điều lệ ban đầu là: 9.700.000.000 đồng, hiện nay tổng

số vốn điều lệ là 130.000.000.000 đồng.
Kể từ ngày thành lập cho đến nay công ty đã thực hiện kinh doanh các lĩnh
vực: chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, mua bán nguyên liệu sản
xuất thức ăn chăn nuôi, kinh doanh xăng dầu.
Hiện công ty đang sản xuất và phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi
gia súc, gia cầm trên thị trường với 7 thương hiệu chính là: Nam Việt, Bách
Việt,Grow- Up, New boss, Way chen, Red Apple, Che ang Su.
Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn chú trọng vào
việc phát triển sản phẩm mới, thương hiệu mới, đổi mới công nghệ sản xuất,
tuyển dụng và đào tạo cán bộ, công nhân sản xuất để đáp ứng được yêu cầu


ngày càng cao của thị trường. Chính vì vậy mà kết quả đạt được cũng đáng
kể: Sản phẩm của công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước,
sản phẩm cám của công ty cũng tạo dựng được chỗ đứng trong ngành và cho
người chăn nuôi, sản phẩm của công ty đã được phân phối rộng khắp trên thị
trường phía bắc như: Lào Cai, Thái Bình, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam…. Công
ty cũng đang phát triển, mở rộng thị trường ở một số tỉnh miền trung như:
Thanh Hoá, Nghệ An…
2.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và và nhiệm vụ phòng ban
Tổ chức bộ máy công ty.
Ban giám đốc, 1 tổng giám đốc, 1 phó giám đốc, giám đốc, các phòng
ban có trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc trong việc đưa ra
các quyết định quản lý.


Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy công ty cổ phần Nam Việt.
Ban giám
đốc


Tổng
giám đốc

Phó tổng
giám đốc

Phòng
kỹ
thuật

Phòng kế
toán

Phòng
hành
chính
nhân sự

Phòng
kinh
doanh

Phòng

xuất
nhập
khẩu

2.1.2. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nam

Việt
Để đánh giá thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
Nam Việt, ta có thể xem xét thông qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh
doanh trong 3 năm 2013, 2014 và 2015 dưới đây.


Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gầy đây (từ 2013- 2015)
Đơn vị tính: VND
STT

1

2

CHỈ TIÊU
Kết quả kinh doanh ghi nhận
theo báo cáo tài chính
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Trong đó: - Doanh thu bán
hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu
Các khoản giảm trừ doanh
thu
([03]=[04]+[05]+[06]+[07])

MÃ SỐ

[01]

1.062.735.252.516


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

[08]

621.185.623

708.834.915

840.819.976

[09]

763.683.299.173

871,572,695,741

1.034.353.679.353

748.409.633.189

851.352.209.200

1.008.867,271.721

3.818.416.496


8.541.412.418

10.858.672.690

11.455.249.488

11.67.074.123

14.627.734.942

12.838.093.697

14.421.030.650

16.777.427.058

11.554.284.327

13.267.348.198

15.276.947.651

[15]

9.233.209.156

10.630.849.981

12.444.966.081


[16]

1.342.634.526

1.753.264.523

2.052.705.429

[17]

268.883.926

636.241.774

751.485.629

[18]

1.073.750.600

1,117,022,749

1.301.219.800

[19]

10.306.959.755

11.747.872.729


13.746.185.881

[02]
[03]
[04]

b

Giảm giá hàng bán

[05]

c

Giá trị hàng bán bị trả lại

[06]

3
4

[07]

a

Giá vốn hàng bán

[10]


b

Chi phí bán hàng

[11]

c

Chi phí quản lý doanh nghiệp

[12]

5

Chi phí tài chính

[13]

6
7
8
9
10

Trong đó: Chi phí lãi tiền vay
dùng cho sản xuất, kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh ([15]=[01][03]+[08]-[09]-[13])
Thu nhập khác
Chi phí khác

Lợi nhuận khác ([18]=[16][17])
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế thu nhập doanh
nghiệp ([19]=[15]+[18])

2015

895.915.741.457

Chiết khấu thương mại

d

2014

785.133.416.402

a

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp trực tiếp
phải nộp
Doanh thu hoạt động tài
chính
Chi phí sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ
([09]=[10]+[11]+[12])

2013


[14]

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần Nam Việt


Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng công ty cổ phần Nam Việt giai đoạn
2013 - 2015
Đơn vị tính: VND
Năm
Chỉ tiêu

2013

2014

Mức tăng trưởng
2015

2014/2013

2015/2014

(%)

(%)

Doanh thu

787.097.236.552 898.377.840.895 1.065.628.777.921


14,14

18,62

Lợi nhuận

10.306.959.755

13,98

17,01

11.747.872.729

13.746.185.881

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần Nam Việt

Qua bảng số liệu nêu trên ta nhận thấy, trong 3 năm vừa qua, công ty
liên tục đạt kết quả lợi nhuận cao và có mức tăng trưởng ổn định. Trong năm
2013 khi nền kinh tế trong nước bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, công ty đã đạt
được doanh thu và lợi nhuận ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở
mức hợp lý qua các năm chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đang
trong giai đoạn ổn định và phát triển theo chiều hướng bền vững.
Hoạt động của công ty ở nhiều lĩnh vực; trong đó mảng hoạt động
chính là sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, với nguồn nguyên liệu đầu vào
chủ yếu là ngô, đậu tương, cám, cám gạo, các chất phụ gia và một số nguyên
liệu khác. Các nguyên liệu sản xuất được thu mua từ các nhà cung cấp trong
nước một phần nhỏ và phần lớn còn lại là nhập khẩu. Công ty nhập khẩu

nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Ấn Độ. Giá trị và tỷ trọng các mặt hàng này qua các năm được thể hiện qua
bảng sau.


Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu theo mặt hàng (2013-2015)
Đơn vị tính: VND
2013
Mặt
hàng

2014

2015

Giá trị

Tỉ
trọng
(%)

Giá trị

Tỉ
trọng
(%)

Giá trị

Tỉ

trọng
(%)

Tổng
giá trị
nhập
khẩu

498.782.122.956

100

514.109.655.260

100

672.819.157.016

100

Ngô

214.526.191.083

43,01

236.387.619.489

45,98


329.681.386.938

49,00

159.560.401.134

31,99

180.555.310.927

35,12

233.131.837.906

34,65

50.726.141.905

10,17

57.117.582.699

11,11

72.126.213.632

10,72

Cám
gạo


40.501.108.384

8,12

30.949.401.247

6.02

16.080.377.853

2,39

Khác

33.468.280.450

6,71

9.099.740.898

1.77

21.799.340.687

3,24

Đậu
tương
Cám

mỳ

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần Nam Việt

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy giá trị nhập khẩu của công ty tăng
trưởng trong thời gian qua, điều này là phù hợp với đà tăng trưởng trở lại của
nền kinh tế cũng như thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Nam Việt ngày càng được cải thiện. Mặt hàng ngô chiếm tỷ trọng nhập
khẩu lớn do đây là nguyên liệu chính trong việc sản xuất sản phẩm thức ăn
chăn nuôi của công ty.
2.1.3 Quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần Nam Việt
Công ty cổ phần Nam Việt là công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, có
hoạt động xuất nhập khẩu nhưng hoạt động chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu
chế biến thức ăn chăn nuôi, các hoạt động về xuất khẩu chỉ là xuất sản phẩm
mẫu chào hàng, quà biếu tặng không đáng kể. Vì vậy trong đề tài này chỉ tập
trung vào hoạt động nhập khẩu của công ty.


Bước 1. Xin giấy phép (đối với một số mặt hàng đặc thù như chất phụ gia,
vitamin, hóa chất)
Khi nhập khẩu hàng hóa thì các giấy phép nhập khẩu sẽ được quản lý
chặt chẽ. Nghiệp vụ xin giấy phép nhập khẩu được thực hiện ngay sau khi ký
kết hợp đồng để hợp đồng nhập khẩu đó có cơ sở pháp lý đầy đủ.
Bước2. Xác nhận thanh toán.
Có 5 cách thanh toán tiền giữa bên mua và bên bán.
- TH1:Thanh toán bằng tiền mặt, séc.
Công ty cổ phần Nam Việt thực hiện việc xác nhận thanh toán ngay sau
khi ký hợp đồng hay xin giấy phép nhập khẩu. Công ty kiểm tra việc thanh
toán trước sau đó mới thực hiện hợp đồng. Rủi ro mà phương thức thanh toán
này đem đến đối với công ty cổ phần Nam Việt một phần hay toàn phần do đó

chỉ áp dụng với một số bạn hàng thực sự thân thiết và uy tín đồng thời khoản
tiền giao dịch không quá lớn.
- TH2:Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.
Công ty cổ phần Nam Việt thực hiện các nghiệp vụ:


Bước 1: Lấy mẫu lệnh chuyển tiền của ngân hàng nơi công ty mở tài
khoản ngoại tệ.



Bước 2: Điền và ký phát lệnh chuyển tiền kèm theo bộ hồ sơ thanh
toán, bao gồm hợp đồng nhập khẩu, ủy nhiệm chi nếu mua ngoại tệ,
đơn xin mua ngoại tệ và hợp đồng mua ngoại tệ ( nếu có).



Bước 3: Lấy xác nhận ngân hàng và thông báo cho khách hàng.


×