Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình việt nam hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 190 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

PHẠM ĐỨC TIẾN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

PHẠM ĐỨC TIẾN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 62 31 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG CHÍ BẢO

HÀ NỘI – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử
dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và
xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án

Phạm Đức Tiến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án..................................................... 7
6. Ý nghĩa của Luận án ................................................................................... 7
7. Bố cục của Luận án ..................................................................................... 7
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 8
1.1. Các công trình nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ...... 8
1.2. Các công trình nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong bối cảnh hội nhập quốc tế .................................................................. 17
1.3. Đóng góp của các công trình khoa học liên quan đến chủ đề luận án
và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...................................... 25
1.3.1. Đóng góp của các công trình khoa học liên quan đến chủ đề luận án . 25
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .................................... 27
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 28

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT
NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ ........................................................................ 30
2.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế ....................................... 30
2.1.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ............................. 30
2.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .......................... 35
2.2. Hội nhập quốc tế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
quá trình hội nhập quốc tế ........................................................................... 37


2.2.1. Hội nhập quốc tế và những tác động đến phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ................................................................................................. 37
2.2.2. Những yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong quá trình hội nhập quốc tế .................................................................... 43
2.3. Vai trò của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế ............................................... 47
2.3.1. Vì sao Đảng, Nhà nước phải can thiệp đến vấn đề phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao?................................................................................ 47
2.3.2. Vai trò của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ......................................................................................................... 49
2.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình
hội nhập quốc tế ............................................................................................ 52
2.4.1. Gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao .............................. 52
2.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................... 54
2.4.3. Chuyển dịch cơ cấu nhân lực chất lượng cao theo hướng phù hợp......... 55
2.4.4. Phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ........................... 56
2.5. Kinh nghiệm quốc tế (Mỹ, Nhật Bản, Singapore) về phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế - những gợi mở
cho Việt Nam.................................................................................................. 59

2.5.1. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực chất lượng cao ..................................... 59
2.5.2. Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài........................................... 61
Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 63
Chương 3. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THỰC
TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................................................... 66
3.1. Thực trạng phát huy vai trò của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế............. 66


3.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ......................................................................... 66
3.1.2. Những chính sách chủ yếu của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ......................................... 73
3.2. Những kết quả thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập
quốc tế............................................................................................................. 78
3.2.1. Sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao .......................... 78
3.2.2. Về chất lượng ........................................................................................ 84
3.2.3. Về cơ cấu ............................................................................................... 98
3.2.4. Phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ......................... 100
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................ 104
Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................... 106
Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ................ 108
4.1. Giải pháp về nhận thức .......................................................................... 108
4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................... 116
4.3. Giải pháp về giáo dục đào tạo ............................................................. 128
4.4. Giải pháp về kinh tế, tài chính ............................................................ 139
4.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế ............................................................... 145

Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 154
KẾT LUẬN .................................................................................................. 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 162


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB:

Ngân hàng phát triển Châu Á

ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AEC:

Cộng đồng kinh tế ASEAN

CNH, HĐH:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CP:


Chính phủ

CNTT:

Công nghệ thông tin

ĐH:

đại học

ĐH, CĐ:

Đại học, cao đẳng

ĐTN:

đào tạo nghề

GD & ĐT:

Giáo dục và đào tạo

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


GS, PGS:

Giáo sư, Phó giáo sư

HDI:

Chỉ sổ phát triển con người

KH&ĐT:

Kế hoạch và đầu tư

KHĐT:

Kế hoạch đầu tư

KH&CN:

khoa học và công nghệ

KT - XH:

kinh tế - xã hội

ILO:

Tổ chức Lao động Quốc tế

LĐKT:


Lao động kỹ thuật

NQ/TW:

Nghị quyết/Trung ương

THCN:

Trung học chuyên nghiệp

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông


TPP:

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

TS:

Tiến sĩ

OECD:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

WB:

Ngân hàng thế giới

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 3.1.

Bảng 3.2.


Tiêu chuẩn chung của WHO về chiều cao, cân nặng
Các mục tiêu cụ thể chiến lược đưa ra cho các năm 2010 và
2020
Tiêu chuẩn tiêu thụ Kcal/phút theo cường độ lao động
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế
đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Số giáo viên các trường đại học và cao đẳng phân theo trình độ
chuyên môn

Bảng 3.3.

Giáo dục đại học và cao đẳng qua các năm 2006 - 2015

Bảng 3.4.

Số học viên được đào tạo sau đại học và chuyên khoa

Bảng 3.5.

Tốc độ tăng chỉ số phát triển con người

Bảng 3.6.

Thứ hạng HDI của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014

Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.

Bảng 3.10.


So sánh năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt nam và một số
nước trên thế giới năm 2008
Thể lực người Việt qua các năm 1975-2015
Số lượng công bố KH&CN của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015
trong CSDL Web of Science
Số lượng công bố KH&CN và thứ hạng của Việt Nam và một
số quốc gia giai đoạn 2011 - 2015


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn lịch sử phát triển loài người đã chứng minh, con người đứng ở
vị trí trung tâm, quyết định sự phát triển và tiến bộ xã hội. C.Mác cho rằng con
người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer
thì đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhân lực chất lượng cao, theo ông: “Tiền bạc
tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử
dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. Truyền thống Việt Nam
cũng xác định “...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế
nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì
thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân
tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết".
Như vậy, dù được gọi tên khác nhau nhưng vấn đề nguồn nhân lực chất lượng
cao luôn là vốn quý nhất, có ảnh hưởng lớn đến sự “hưng thịnh”, “suy yếu”,
“tồn vong” của chế độ.
Bước vào thế kỷ XXI, hội nhập quốc tế trở thành m xu hướng chung của
thời đại, lôi kéo các nước lớn nhỏ tham gia vào quá trình đó để tìm kiếm cơ
hội cho sự phát triển. Mỗi nước đều có cách hội nhập riêng song kinh nghiệm
của những nước được đánh giá là hội nhập hiệu quả, bền vững như: Mỹ, Nhật
Bản, Singapore…cho chúng ra thấy cái chìa khóa cho sự thành công ấy là họ

biết đầu tư vào yếu tố con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
nguồn động lực mang tính quyết định đối với sự phát triển của đất nước trong
điều kiện hội nhập.
Với Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) đánh dấu
bước đột phá trong quá trình hội nhập khi nước ta trở thành thành viên chính
thức của WTO, mở đường cho những bước hội nhập mạnh dạn hơn như tham
gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC (2015) và Hiệp định Đối tác xuyên
1


Thái Bình Dương - TPP(2016)... Hiện nay, Việt Nam hội nhập quốc tế ngày
càng sâu và rộng, từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập quốc tế trên tất cả
các lĩnh vực khác. Quá trình hội nhập đã và đang tạo ra những cơ hội mới
song cũng đan xen không ít nguy cơ thách thức đòi hỏi các quốc gia phải có
nguồn nhân lực chất lượng cao, bản lĩnh, sáng tạo, đóng vai trò “đầu tàu” định
hướng, đón nhận và đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao, tinh vi, phức tạp.
Nhìn vào thực tế hội nhập thời gian qua, tuy Việt Nam đã đạt được những
thành tựu bước đầu rất quan trọng song những thành tựu đó vẫn chủ yếu dựa
vào lao động trình độ thấp gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, vay vốn
và nhập dây truyền thiết bị bên ngoài... Tình trạng nhân lực chưa qua đào tạo
còn phổ biến, sự non kém trong công tác quản lí, trình độ chuyên môn chưa
cao, kỹ năng thấp; sự trì trệ, khả năng thích ứng yếu; tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... đang gây ra nhiều bức xúc và hậu quả
nghiêm trọng như: tụt hậu xa hơn về mọi mặt so với các nước trong khu vực
và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng, ô nhiễm môi
trường, vỡ nợ hay Việt Nam có thể trở thành bãi rác của thế giới… Đây thực
sự là một vấn đề chính trị lớn, nhạy cảm, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế
độ đòi hỏi các chủ thể chính trị như Đảng, Nhà nước phải nhanh chóng tìm
kiếm giải pháp hữu hiệu để giải bài toán hội nhập và phát triển. Ngày nay,
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế trong bối cảnh

cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoa học công nghệ phát triển như vũ
bão, kinh tế tri thức trở thành một đặc trưng của thời đại mới... thì việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Nhìn từ phương diện học thuật, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
phát triển nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này được thực hiện dưới những giác độ khác nhau như: kinh tế học, kinh
tế chính trị, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, nhân học, xã hội học…
Thêm vào đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được bàn trong nhiều
2


bối cảnh khác nhau như đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức, đáp ứng yêu cầu
gia nhập WTO… Chính vì thế, phân tích chủ đề phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế với cái nhìn hệ
thống, dưới góc độ chính trị học là vấn đề còn rất mới mẻ, là một khoảng
trống cần được nghiên cứu.
Nhìn từ phương diện chính sách, từ Đại hội X (2006) đến nay, Đảng,
Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hướng tới phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, do những hạn chế về nhận thức;
cơ chế chính sách thiếu đồng bộ và chưa phù hợp; chất lượng giáo dục đào tạo
chưa cao; đầu tư tài chính chưa hợp lý và hợp tác quốc tế thiếu hiệu quả nên
nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thực sự phát huy vai trò đột phá như kỳ
vọng. Điều này đòi hỏi phải có một nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ và toàn
diện cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra gốc dễ nguyên nhân của vấn đề. Trên
cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nhằm cung cấp những
luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước hoàn thiện chủ trương, chính sách để
thực sự phát huy vai trò “đàu tàu” định hướng của lực lượng này.
Như vậy, xét trên cả phương diện thực tiễn, học thuật và chính sách, việc

thực hiện một công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng
trong bối cảnh hội nhập quốc tế là vô cùng quan trọng và cấp bách hơn bao
giờ hết. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài
“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội
nhập quốc tế” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án luận giải và làm sáng tỏ vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế giai đoạn từ 2006 đến
3


nay. Từ đó, khuyến nghị một số phương hướng, giải pháp bổ sung, hoàn thiện
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích này, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án;
- Xây dựng khung lý thuyết của đề tài bao gồm các khái niệm, đặc điểm,
các yếu tố tác động và vai trò của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong quá trình hội nhập quốc tế;
- Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá
trình hội nhập quốc tế, xác định những vấn đề đặt ra;
- Đề xuất những phương hướng, giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung vào nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong khuôn khổ của đề tài chính trị
học, luận án chủ yếu tập trung phân tích quá trình phát triển nguồn nhân lực

của Đảng, Nhà nước với vai trò là những chủ thể chính trị, sử dụng quyền lực
chính trị, thông qua đường lối, chính sách, cơ chế, thể chế để chỉ đạo, tác
động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập
quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
- Do những hạn chế về thời gian, không gian, kinh phí, tài liệu hạn hẹp,
địa bàn khảo sát trải rộng trên cả nước gây nhiều khó khăn cho quá trình
nghiên cứu, điều tra, khảo sát và thống kê nên nguồn nhân lực chất lượng cao
mà luận án đề cập ở đây chỉ dừng lại ở nguồn nhân lực được đào tạo, có trình
4


độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Còn bộ phận nhân lực
chất lượng cao có trình độ từ trung cấp trở xuống, qua đào tạo hoặc quá trình
truyền nghề không qua trường lớp để trở thành những nghệ nhân, những
người lao động giỏi, với những bí quyết nghề ít người có được sẽ được tác giả
tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
- Dưới góc độ chính trị học, luận án được triển khai theo hướng nghiên
cứu việc Đảng, Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để xây dựng chủ
trương, đường lối, chính sách, cơ chế, thể chế nhằm phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- "Quá trình hội nhập quốc tế" trong tên Đề tài Luận án được hiểu như
"bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế"...
Về không gian
Luận án nghiên cứu việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên
phạm vi cả nước; có nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của một số nước như khác.
Về thời gian
Luận án nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá

trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam chủ yếu từ năm 2006 đến nay. Thời gian
này gắn liền với hai sự kiện: (1) Lần đầu tiên ở Việt Nam, văn kiện Đại hội X
(2006) sử dụng thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lượng cao”, (2) Đây cũng là
thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), đánh dấu quá trình đẩy mạnh hội nhập ngày càng sâu và rộng
vào cộng đồng quốc tế của nước ta.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Đề tài có mã ngành khoa học chính trị nên hướng tiếp cận chủ yếu của
luận án là hướng tiếp cận chính trị học. Xuất phát từ vấn đề trung tâm của
chính trị học là quyền lực chính trị, tác giả tập trung phân tích khung lý thuyết
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với vấn đề phát huy quyền lực
chính trị của Đảng, Nhà nước; quá trình Đảng, Nhà nước sử dụng quyền lực
5


chính trị (thông qua hệ thống đường lối, chính sách) để tác động, thúc đẩy sự
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập
quốc tế.
4.2. Cơ sở phương pháp luận
- Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong luận án là phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh cùng những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
4.3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như:
+ Phương pháp lịch sử - logic: Phương pháp này cho phép tác giả luận
án phản ánh một cách trung thực tiến trình phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế đồng thời khái quát hóa tiến trình
đó để rút ra được những kết luận mang tính bản chất phục vụ cho quá trình
nghiên cứu.

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để phân tích, tổng
hợp những vấn đề về phương thức phát huy quyền lực, nội dung đường lối
chính sách và quá trình hiện thực hóa những đường lối chính sách nhằm phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế .
+ Phương pháp thống kê để tập hợp các số liệu thứ cấp, như: số lượng số
lượng sinh viên cao đẳng, đại học qua các năm, số lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao được thu hút về các tỉnh/thành, các chỉ số đo lường phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao... Số liệu này được thể hiện trong thống kê của
Tổng Cục Thống kê, báo cáo của các tỉnh và của nhiều tổ chức khác.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để hỗ trợ cho việc đánh
giá quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam so với
những nội dung và tiêu chí đã đề ra và so với quá trình phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao mà các quốc gia khác đã và đang thực hiện.
+ Phương pháp tiếp cận liên ngành được sử dụng nhằm nghiên cứu
nguồn nhân lực chất lượng cao với sự kết hợp của chuyên ngành chính trị học
6


với kinh tế chính trị, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế học, xã hội
học, quản trị nhân lực...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt
Nam hội nhập quốc tế”, Luận án có một số đóng góp về mặt lý luận và thực
tiễn sau đây:
- Góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế
dưới góc nhìn chính trị học.
- Góp phần làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực lượng cao của
Đảng, Nhà nước trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế;
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện

đường lối, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để Việt Nam
hội nhập sâu, rộng và hiệu quả hơn nữa vào cộng đồng quốc tế.
6. Ý nghĩa của Luận án
6.1. Về lý luận:
Góp thêm một góc độ nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế; đề xuất những
phương hướng, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu hội nhập.
6.2. Về thực tiễn:
- Luận án giúp bổ sung và hệ thống tư liệu nghiên cứu của Việt Nam
về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế nói riêng.
- Luận án có thể là một công trình tham khảo phục vụ cho công tác
giảng dạy, nghiên cứu.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án
được chia làm 04 chương, 15 tiết.
7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Xem xét tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế, chúng ta thấy đã có
nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, nhân lực chất
lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế
xã hội dưới những góc độ riêng như Triết học, Kinh tế học, Kinh tế chính trị,
Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhân học, Xã hội học… Tuy nhiên, nghiên cứu
cơ bản và hệ thống về “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá
trình Việt Nam hội nhập quốc tế” dưới góc độ chính trị học còn là một
khoảng trống. Để có thêm cơ sở vững chắc cho những nghiên cứu của luận

án, việc khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án là vô
cùng cần thiết.
1.1. Các công trình nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Khi bàn về những vấn đề lí luận chung phát triển nguồn nhân lực và
nhân lực chất lượng cao, các nhà nghiên cứu đã có sự đồng thuận về cơ bản,
nhưng ở những góc độ cụ thể thì vẫn còn có những nhận thức khác nhau.
Về khái niệm nguồn nhân lực, các nghiên cứu của Liên hiệp quốc, Ngân
hàng thế giới cùng một số nhà khoa học tiêu biểu như Milton Freidman,
Simon Kuznet và Gary Becker (2010), Phạm Minh Hạc (1996)1, Phạm Thành
Nghị (2005), Đoàn Văn Khái (2000)2, Lê Thị Ngân (2001), Lê Thị Hồng Điệp
(2012)… đều cơ bản thống nhất đó là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực,
trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực và tính sáng tạo mà mỗi cá nhân sở
hữu. Cụ thể: (1) Ngân hàng thế giới (WB) quan niệm: Nguồn nhân lực là toàn
bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực (năng lực, trí tuệ, tính sáng tạo), kỹ
năng nghề nghiệp... của mỗi cá nhân. Vốn con người tồn tại bên cạnh các loại
1

Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà
Nội.
2
Đoàn Văn Khái (2000), “Bàn thêm về khái niệm nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học (3), Tr.32-34

8


vốn vật chất khác như tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên... có khả
năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai, góp phần làm cho nền
kinh tế hưng thịnh hơn. Những quan niệm trên đây thống nhất cho rằng nguồn
nhân lực là nguồn cung cấp lao động, đang tham gia hoặc sẽ tham gia vào quá
trình sản xuất. Tuy nhiên, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) lại cho rằng

“Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có
khả năng tham gia lao động”. Nhưng nếu hiểu như vậy thì nguồn nhân lực chỉ
gồm những người từ đủ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 16 đến 55 đối với
nữ theo quy định của Luật Lao động Việt Nam.
Phát triển nguồn nhân lực cũng được nhiều tác giả bàn đến, trong đó nổi
lên hai xu hướng quan niệm. Xu hướng thứ nhất cho rằng phát triển nguồn
nhân lực chính là quá trình giáo dục đào tạo để tăng vốn con người. Tiêu biểu
cho quan niệm này là các nhà khoa học như Nadler & Nadler (dẫn theo “Phát
triển và quản lý nguồn nhân lực xã hội” Nxb Tư pháp, 2006), Gary Becker
(2010), Lê Thị Ái Lâm (2003)... Xu hướng thứ hai quan niệm rộng hơn khi
cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là
sự chiếm lĩnh lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát
triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như
thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Những nhà khoa học đại biểu
cho xư hướng này là Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Yoshihara Kunio (dẫn
theo “Phát triển và quản lý nguồn nhân lực xã hội” Nxb Tư pháp, 2006), Vũ
Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012)...
Về khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng tồn tại rất nhiều quan
điểm khác nhau. Hầu hết các tác giả đều thống nhất: Nguồn nhân lực có chất
lượng cao là khái niệm chỉ "bộ phận chất lượng cao của nguồn nhân lực, thể
hiện sức mạnh và vai trò "đầu tàu"; có trình độ chuyên môn cao; có khả năng
thích ứng nhanh với môi trường lao động và tiến bộ khoa học công nghệ mới;
có đạo đức và tác phong kỷ luật cao; có khả năng tư duy đột phá với những
9


cống hiến trong lĩnh vực hoạt động của mình. Song nếu xét về trình độ
chuyên môn kỹ thuật thì còn nhiều quan niệm khác nhau. GS.TS Nguyễn
Trọng Chuẩn (2003), GS.TS Nguyễn Văn Khánh (2010) nhấn mạnh, nguồn
nhân lực chất lượng cao phải là những người có học vấn, trình độ từ cao đẳng,

đại học trở lên... Một số nhà khoa học lại quan niệm, nguồn nhân lực chất
lượng cao là những nhân lực đã qua đào tạo nghề trỏe lên hoặc có chứng chỉ
đào tạo nghề từ 03 tháng trở lên...
Những quan niệm nêu trên tuy còn những điểm chưa thống nhất song là
những gợi mở quan trọng để tác giả luận án xác định phạm vi nghiên cứu
cũng như làm rõ hơn nữa những khái niệm liên quan trực tiếp đến luận án.
Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được nhiều nhà khoa
học đi sâu phân tích. Tiêu biểu như Lý Quang Diệu - “Tuyển 40 năm chính
luận của Lý Quang Diệu” (1994), Đặng Tiểu Bình - “Tôn trọng trí thức, tôn
trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” (2008), Hồ Chí Minh...
luôn luôn coi trọng vai trò của nhân lực chất lượng cao, những người tài đức.
Nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề này: PGS
Đàm Đức Vượng, GS.TS Phạm Tất Dong, TS. Nguyễn Đắc Hưng... là những
người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này. Để đẩy mạnh công cuộc xây
dựng nền móng đất nước, ngày 20/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra văn
bản “Tìm người tài đức” đăng trên báo Cứu quốc số 411. Văn bản nêu rõ
"Nhà nước cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20
triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe
không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân.
Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận". Hồ Chủ tịch cũng đề xuất sửa đổi khuyết
điểm bằng cách chiêu mộ người tài. "Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng
những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài
đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho
Chính phủ biết. Báo cáo phải nói rõ tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện
10


vọng và chỗ ở của người đó". Với Lý Quang Diệu "chế độ Singapore thực
hành là chế độ trọng dụng nhân tài", coi việc biết đào tạo và dùng người tài là
bí quyết thành công của Singapore trong phát triển nhân lực bậc cao, phát

triển nhân tài của Singapore... “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn
trăm năm chấn hưng đất nước” của hai tác giả Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc
Diệu (2008) đã rất thành công trong việc phân tích tư tưởng của Đặng Tiểu
bình về giáo dục đào tạo, về tôn trọng trí thức, nhân tài, về phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao. Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng của nhân tài, trí thức, Đặng Tiểu Bình đã xây dựng một loạt chính sách
để phát huy vai trò của nguồn lực này trong quá trình phát triển đất nước.
“Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”
đã trở thành cơ sở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện đường lối, chính
sách cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ xây dựng chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trần Văn Tùng (2005), trong nghiên cứu
“Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng” nhấn mạnh: quốc
gia, dân tộc nào không quý trọng tài năng, không biết sử dụng tài năng quý
giá đó, tất yếu phải rơi vào cảnh nghèo nàn, tụt hậu. Do vậy phải có cách nhìn
mới, chính sách mới và tập trung cao độ cho việc đào tạo đội ngũ nhân lực, sử
dụng hiệu quả đội ngũ đó vì mục tiêu phát triển đất nước. Đoàn Văn Khái
(2005), trong nghiên cứu “Nguồn nhân lực con người trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” cho rằng, con người được coi là nguồn
lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên; giữ vị trí trung tâm
trong toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, việc khai thác,
sử dụng và phát triển hiệu quả nguồn lực đó sẽ là điều kiện tiên quyết, đảm
bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong bối cảnh mới, việc xem xét lại vị trí, vai trò của nguồn nhân lực chất
lượng cao cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Dave Ulrich (1996),
“Human Resource Champions: The Next Agenda for Adding Value and
11


Delivering Results”, Published by Harvard Business Review Press. Trong
cuốn sách này, tác giả cho rằng vai trò của nhân lực chất lượng cao phải được

xác định lại để đáp ứng những thách thức mà tổ chức phải đối mặt ngày hôm
nay và trong tương lai. Ông xác định bốn vai trò khác nhau mà nhân lực chất
lượng cao cần phải đảm nhiệm là: nhà chiến lược, một chuyên gia trong lĩnh
vực hành chính, một thủ lĩnh của các nhân viên và vai trò của một tác nhân
thay đổi. Dave Ulrich có một cái nhìn rất thực tế bởi ông lập luận trong quá
trình làm việc, nhân lực chất lượng cao của một tổ chức thường phải hoạt
động trong cả bốn lĩnh vực này. Ông kêu gọi một sự thay đổi trong tâm lý của
nhân lực chất lượng cao 'từ "những gì tôi làm" tới "những gì tôi cung cấp" và
phải khuyến nghị tới tất cả các cá nhân người lao động ý thức về vấn đề này
để nâng cao sức cạnh tranh của tổ chức.
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về vai trò của nguồn
nhân lực chất lượng cao, đây là cơ sở rất quan trọng giúp luận án triển khai
nghiên cứu vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội
nhập được sáng rõ hơn.
Trong hầu hết các công trình nghiên cứu, thực trạng phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề được nhiều tổ
chức, cá nhân nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, điển hình như Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011) với “Chiến lược phát triển
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” và 61 Đề án quy hoạch phát triển
nhân lực của 61 tỉnh thành trong cả nước cùng nhiều nghiên cứu khác được
thực hiện bởi các tác giả gồm: Nguyễn Văn Khánh và Hoàng Thu Hương
(2010), Nguyễn Xuân Ba (2005), Lê Xuân Bá, Lương Thị Minh Anh (2005),
Phùng Đức Chiến (2008), Nguyễn Hữu Dũng (2002), Nguyền Anh Tuấn
(2008), Đức Vượng (2012)... Trong tất cả các công trình nêu trên, “Chiến
lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020” là tài liệu phản ánh
toàn diện nhất về thực trạng nguồn nhân lực ở các ngành, các lĩnh vực trên
12


phạm vi cả nước. Ở các công trình khác, các tác giả đã phân tích thực trạng

nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khía cạnh và góc độ khác nhau về số
lượng, chất lượng, cơ cấu và khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc. Qua
phân tích, các tác giả đều gặp nhau ở nhận định: nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Việt Nam hiện rất thiếu và yếu, đây là một điểm nghẽn cản trở tiến trình
phát triển của đất nước. So với khu vực và thế giới, chất lượng và số lượng
nhân lực chất lượng cao chúng ta đều thua kém. Thực tế này đã đẩy Việt Nam
đến trước nguy cơ, thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển. Quan
tâm đến vấn đề này, Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB (2005), đã cảnh báo
các quốc gia đang phát triển về nguy cơ rơi vào bẫy kỹ năng thấp nếu không
chú ý đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Các tác giả chỉ rõ ba cái bẫy đó là:
Một là: Kỹ năng của người lao động thấp, lao động ít được đào tạo, năng suất
lao động, năng lực cạnh tranh thấp. Nếu cố gắng khai thác lợi thế chi phí tiền
lương thấp thì có thể rơi vào vòng luẩn quẩn. Hai là: Công nghệ thấp, công
nhân không có đủ kỹ năng để làm chủ và vận hành máy móc thiết bị hiện đại,
không khai thác hết công suất máy móc, thiết bị, gây lãng phí. Hậu quả lâu
dài là không có động lực đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và nâng cao trình
độ công nghệ, năng suất sẽ tiếp tục giảm. Ba là: Người lao động ít sáng kiến,
sáng tạo do thiếu tích luỹ kiến thức và kỹ năng thông qua giáo dục - đào tạo.
Các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến
những cảnh báo này để có cái nhìn đúng đắn hơn, dành sự quan tâm và đầu tư
nhiều hơn cho phát triển nguồn nhân lực...
Tuy xuất phát từ những góc nhìn khác nhau để nghiên cứu về thực trạng
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam song những số liệu,
những nhận định, đánh giá của các nhà khoa học là cơ sở quan trọng để tác
giả luận án kế thừa, có một cái nhìn toàn diện, hệ thống và đúng đắn hơn
trong nghiên cứu.

13



Về kinh nghiệm phát triển nhân lực chất lượng cao: Lê Thị Ái Lâm
(2003) với “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - kinh
nghiệm Đông Á”, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2008) với “Kinh
nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công
nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức”, Vũ Trường Giang (2011) với “Tài
chính cho giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới và khuyến nghị đối với
Việt Nam”, Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng (2013), “Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”...
đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Sau khi làm rõ một số luận giải lý thuyết
về phát triển nguồn nhân lực, các tác giả đã phân tích sâu những chính sách
đúng đắn mà các nước như Mỹ, Nhật, Singapore, các nước Đông Á đã sử
dụng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đây chính là bí quyết cho
sự thành công của những nền kinh tế này. Trên cơ sở đó, các tác giả đã rút ra
những kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam cần học hỏi trong xây dựng và thực
hiện những chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về: giáo dục
đào tạo, thu hút, tuyển dụng, lựa chọn, đãi ngộ... Jang Ho Kim (2005), trong
nghiên cứu “Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của
chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc”, đã đề cập
đến các thách thức kinh tế xã hội trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao tại Hàn Quốc; khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng
cao; khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực của đất nước. Tác giả đã đưa ra định
hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó đặc biệt nhấn mạnh
đến giải pháp giáo dục và đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu và
phát triển, xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc. Đây cũng là kinh nghiệm
quý cho Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối
cảnh hiện nay.
Những nghiên cứu này đã giúp cho tác giả luận án có được cái nhìn so
sánh để đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách phát
14



triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, đề xuất bổ sung chủ
trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực này phù hợp với điều kiện của
Việt Nam.
Qua khảo cứu, chúng ta thấy có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra
những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... GS.VS. Phạm
Minh Hạc (2007) trong công trình “Phát triển văn hoá, con người và nguồn
nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã phân tích và luận
giải những vấn đề lí luận về văn hóa, con người và nguồn nhân lực. Ông cho
rằng để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nhất thiết phải đầu tư phát triển các nguồn lực nêu trên. Tuy nhiên, phát
triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực phải đặt trong một tổng thể không
tách rời nhau bởi đây là những vấn đề có mối quan hệ biện chứng. Trên cơ sở
đó, tác giả đã đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân
lực trong đó giáo dục - đào tạo là giải pháp quan trọng hàng đầu, đóng vai trò
quyết định để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Okuhina Yasuhiro
(1994) đã phân tích những kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển
cán bộ, phát huy người tài của Nhật Bản trên cơ sở đặc điểm xã hội Nhật Bản;
nhấn mạnh việc cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực
hiện chế độ đào tạo, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền,
chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán
bộ; bảo đảm chế độ chính sách và tiền lương cho cán bộ yên tâm cống hiến.
GS.TS. Nguyễn Văn Khánh (2010): “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ
Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước” và “Nguồn lực trí tuệ Việt
Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng” đã mang đến một cái nhìn hệ thống về
vấn đề xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong lịch sử và hiện
tại cũng như vai trò của nguồn lực này trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Trên cơ sở khái quát những vấn đề lí luận chung về trí tuệ, nguồn lực
trí tuệ, nhóm tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và phát huy
15



nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011) đã
phê duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”,
chiến lược này chỉ ra các giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ
nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc
tế đến năm 2020; tuy nhiên, do thực hiện vào đầu năm 2011 nên trong các đề
xuất định hướng, giải pháp và tính toán nhu cầu nhân lực còn nhiều chỗ chưa
thực sự sát thực tiễn. Ngoài ra, Lưu Đức Hải (2015) với công trình “Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng
trưởng ở nước ta hiện nay”, các luận án của Lưu Quang Hùng (2011), Lương
Công Lý (2014), Nguyễn Ngọc Quỳnh (2015)... cũng đề cập đến vấn đề này.
Lê Quang Hùng (2011), Luận án Tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Viện Chiến lược phát
triển. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Luận án đã trình bày tầm quan trọng của
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung; đánh giá thực trạng gồm ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của
nguồn nhân lực chất lượng cao nơi đây; chỉ ra một số yêu cầu, giải pháp phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung,
đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục - đào tạo. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2015),
“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở
Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội
khoa học, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Luận án tuy bàn về phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao đặc thù (cảnh sát phòng cháy chữa cháy) dưới
góc độ nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học nhưng đã góp phần luận giải
những vấn đề lí luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
hiện nay. Đây chính là cơ sở lí luận quý giá để tác giả luận án tham khảo và
hoàn thiện luận án của mình. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008), Kỷ yếu
Hội thảo “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

16


×