Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Vai trò của công đoàn đối với quyền lợi người lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiên cứu trường hợp tại một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn hà nội) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.67 KB, 26 trang )

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐAị HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
KHOA Xã HộI HọC

Tr-ơng Ngọc Thắng

Vai trò của Công đoàn
đối với quyền lợi ng-ời lao động
trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh
(Nghiên cứu tr-ờng hợp tại một số doanh nghiệp
ngo i quốc doanh trên địa bàn Hà Nội)

LUậN VĂN thạc sỹ
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Hào Quang

Hà Nội - 2007


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian chuẩn bị, làm việc khẩn trƣơng, nghiêm túc đề tài
luận văn thạc sĩ “ Vai trò của Công đoàn đối với quyền lợi ngƣời lao động
trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh” đã hoàn thành. Để hoàn thành luận
văn này, tôi đã đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm của PGS.TS.
Vũ Hào Quang. Thày đã chỉ bảo, cung cấp tài liệu cho tôi từ khi tôi có ý
tƣởng nghiên cứu cũng nhƣ trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin gửi
tới Thày lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí trong Ban giám đốc, Ban


chấp hành Công đoàn và ngƣời lao động trong Công ty trách nhiệm hữu hạn
Ô tô Hoà Bình, Công ty trách nhiệm hữu hạn Khách sạn Hà Nội, và một số
Công ty ngoài quốc doanh khác trên địa bà Hà Nội, các đồng chí trong Liên
đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm, Liên đoàn Lao động Quận Thanh Xuân đã
tận tình cung cấp những thông tin thực nghiệm để hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các Thày, Cô trong Khoa Xã hội học,
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội,
các Thày Cô giảng dạy lớp cao học khoá 2004 – 2007; Đã cung cấp cho em
những kiến thức, những kinh nghiệm học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí Lãnh đạo trƣờng Đại học
Công đoàn, Các đồng chí lãnh đạo Khoa xã hội học trƣờng Đại học Công
đoàn đã tạo điều kiện cho tôi đi học và hoàn thành khoá học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đối với gia đình tôi, bạn bè và các đồng
nghiệp đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm
luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Trƣơng Ngọc Thắng


MỤC LỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

6

1. Lý do lựa chọn đề tài.

6

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.


9

3. Đối tƣợng, khách thể và phàm vi nghiên cứu

10

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

10

3.2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu

10

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

11

5. Giả thuyết nghiên cứu

12

6. Sơ đồ khung phân tích

13

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

15


7.1. Phương pháp luận chung

15

7.2. Phương pháp thu thập thông tin

16

7.3. Phương pháp chọn mẫu

17

7.4. Kỹ thuật xử lý thông tin

18

8. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

18

PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Error! Bookmark not define
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.


1.2. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Lý thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Công đoànError! Bookmark not defin
1.2.2.Lý thuyết Chức năng cơ cấu:

Error! Bookmark not defined.

1.2.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý

Error! Bookmark not defined.

1.3. Khái niệm vận dụng trong nghiên cứu:
1.3.1.Khái niệm vai trò xã hội

Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.

1.3.2. Khái niệm Công đoàn

Error! Bookmark not defined.

1.3.3. Khái niệm doanh nghiệp

Error! Bookmark not defined.

1.3.4. Khái niệm về người sử dụng lao động và người lao động .Error! Bookmark not defined.
1.3.5. Khái niệm hợp đồng lao động.


Error! Bookmark not defined.

1.3.6. Khái niệm thoả ước lao động tập thể.

Error! Bookmark not defined.

1.3.7. Một số khái niệm khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Error! Bookmark not defined
1.4. Đánh giá khái quát về khung pháp lý.

Error! Bookmark not defined.

1.5. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu và một số doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội
Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI QUYỀN LỢI NGƢỜI
LAO ĐỘNG
Error! Bookmark not defined.


2.1. Với hợp đồng lao động và thoả ƣớc lao động tập thể Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Hợp đồng lao động, cơ sở xem xét quyền lợi người lao động và vai trò của
Công đoàn.
Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Thỏa ước lao động tập thể cơ sở đảm bảo quyền lợi người lao độngError! Bookmark not
2.2. Với thời gian làm việc, tiền lƣơng và tiền thƣởngError! Bookmark not defined.
2.2.1. Thời gian làm việc trong ngày và thời gian làm ng oài giờ.Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tiền lương, tiền thưởng.

Error! Bookmark not defined.


2.3. Với an toàn lao động, điều kiện làm việc và một số quyền lợi khác của
ngƣời lao động.
Error! Bookmark not defined.
2.3.1. An toàn lao động và vai trò của Công đoàn. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Một số quyền lợi khác của người lao động.

Error! Bookmark not defined.

PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Error! Bookmark not defined.

1. Kết luận

Error! Bookmark not defined.

2.Khuyến nghị

Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

20
Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ MÔ HÌNH


Bảng 2.1.Thực trạng ký hợp đồng lao động
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Mức độ hiểu biết về Luật Lao động
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết về luật lao động theo giao ƣớc hợp đồng lao độngError! Bookmark not de
Biểu 2.1. Mối quan hệ giữa hiểu biết về Luật Lao động và việc ký hợp đồng lao độngError! Bookmar
Bảng 2.4. So sánh hình thức ký hợp đồng lao động
Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.2. So sánh hình thức ký hợp đồng lao động giữa mẫu1 và mẫu2
56
Bảng 2.5. Nội dung của hợp đồng
Error! Bookmark not defined.
Mô hình 2.1a. Mô hình Logistic về thực trạng phổ biến kiến thức về pháp luật.
61
Mô hình 2.1b. Mô hình Logistic về thực trạng ký hợp đồng lao động
63
Bảng 2.6. So sánh việc ký thoả ƣớc lao động tập thể
Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.3. So sánh tỉ lệ ký thoả ƣớc lao động tập thể
Error! Bookmark not defined.
Mô hình 2.2. Mô hình Logistic về thực trạng thỏa ƣớc lao động tập thể Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7. Thống kê thời gian làm việc trong ngày
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.8. So sánh thực trạng làm ngoài giờ trong hai mẫu nghiên cứuError! Bookmark not defined.
Biểu 2.4. So sánh tỉ lệ làm thê m giờ.
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.9. Kiểm định t cho hai mẫu độc lập
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.10. Thống kê về thời gian làm ngoài giờ của hai mẫuError! Bookmark not defined.
Bảng 2.11. So sánh hình thức làm ngoài giờ

Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.5. So sánh hình thức làm thê m giờ.
Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.6. So sánh việc trả lƣơng làm ngoài giờ
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.12. Việc trả lƣơng làm ngoài giờ theo tỉ lệ ký hợp đồng lao động Error! Bookmark not defined.
Mô hình 2.3a. Mô hình Logistic về việc trả lƣơng làm thêm giờ Error! Bookmark not defined.
Mô hình 2.3b. Mô hình Logistic về việc trả lƣơng làm thêm giờ
86
Bảng 2.13. Mức lƣơng hiện nay
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.14. Kiểm định T về sự khác biết mức lƣơng trung bình của hai mẫu Error! Bookmark not def
Bảng 2.15. Kiểm định T về mức lƣơng trung bình Với một mẫuError! Bookmark not defined.
Bảng 2.16. Tình trạng chậm sửa đổi bất hợp lý trong tiền lƣơng theo mẫu điều tra Error! Bookmark
Biểu 2.7. So sánh trình trạng chậm sửa đổi bất hợp lý về tiền lƣơng Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.17. Việc tham gia của Công đoàn về đơn giá tiền lƣơng, tiền thƣởngError! Bookmark not defin
Bảng 2.18. Ý kiến của ngƣời lao động về điều kiện làm việcError! Bookmark not defined.
Bảng 2.19. Việc trang cấp thiết bị bảo hộ lao động
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.20 Công đoàn tham gia cải thiện điều kiện làm việc theo mẫu nghiên cứuError! Bookmark no
Biểu 2.8. So sánh việc tham gia kiể m tra, giám sát
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.21. Ý kiến của ngƣời lao động về việc giải quyết vấn đề tai nạnError! Bookmark not defined.
Biểu 2.9. Ý kiến của ngƣời lao động về việc giải quyết tai nạn (%)Error! Bookmark not defined.
Mô hình 2.4. Logistic về việc tham gia tổ chức các khoá bồi dƣỡng về ATLĐError! Bookmark not def
Bảng 2.22. Việc phân phối phúc lợi tập thể theo mẫu điều tra Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.23. Ý kiến của ngƣời lao động về việc giải quyết chế độ nghỉ ốmError! Bookmark not defined.
Biểu 2.10. Ý kiến của ngƣời lao động về việc giải quyết chế độ nghỉ ốm (%)Error! Bookmark not defin



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ
BHXH
BHYT
CĐCS
CNH, HĐH
CNTB
CNVCLĐ
CPH
DNNN
DNNQD
HĐLĐ
Hn
NLĐ
NSDLĐ
Nxb
TƢLĐTT

An toàn lao động
Bảo hiểm Xã hội
Bảo hiểm Y tế
Công đoàn cơ sở
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa tƣ bản
Công nhân viên chức, lao động
Cổ phần hóa
Doanh nghiệp Nhà nƣớc
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hợp đồng lao động
Hà Nội

Ngƣời lao động
Ngƣời sử dụng lao động
Nhà xuất bản
Thoả ƣớc lao động tậo thể

TNHH
XHCN

Trách nhiệm hữu hạn
Xã hội chủ nghĩa


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây
dựng chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Trong vòng hơn 20
năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, chúng ta đã đạt đƣợc những
thành tựu đáng ghi nhận trong tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Từ
một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với hai thành phần chính là kinh tế
Nhà nƣớc và kinh tế tập thể, đến năm 1989, kinh tế ngoài quốc doanh ở
Việt Nam đƣợc chính thức thừa nhận và nhanh chóng trở thành một bộ phận
trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nƣớc ta. Sự ra đời của khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng giao
lƣu hàng hóa, khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống nhân dân, tạo đà cho nền kinh tế nƣớc ta phát triển với tốc độ
nhanh hơn.
Hiện nay, việc phát triển mạnh các hình thức kinh tế ngoài quốc
doanh là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc để nâng cao tính năng
động và hiệu quả của các doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và
thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng, đó chính là động lực thúc đẩy phát

triển lực lƣợng sản xuất hiện đại. Đẩy mạnh kinh tế khu vực ngoài quốc
doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển về quy mô cũng
nhƣ chất lƣợng hoạt động nhờ huy động đƣợc nguồn vốn của xã hội đang
phân tán ở những tổ chức và cá nhân, là cơ sở để tập trung sử dụng vốn
thống nhất. Đẩy mạnh kinh tế khu vực ngoài quốc doanh nhằm đáp ứng
đƣợc đòi hỏi của sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nƣớc, phù
hợp xu thế toàn cầu hoá. Quá trình đổi mới, sắp xếp và CPH DNNN, thành
lập các mô hình tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ-con thì số DNNN giảm,
DNNQD và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh. Sự biến
đổi đó kéo theo mối quan hệ Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng lao động, Công
đoàn- đại diện cho ngƣời lao động cũng phải có sự biến đổi và phải đƣợc
nhận diện trên cơ sở thực tiễn.
Thực tế hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở thành phố Hà
Nội trong thời gian qua cho thấy đã có sự đóng góp to lớn vào sự nghiệp


CNH, HĐH và phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng và cả nƣớc nói
chung. Đánh giá đúng vị trí, vai trò của nó, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã
coi kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một thành phần kinh tế, là một bộ
phận cấu thành của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, đƣợc khuyến
khích phát triển, hƣớng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã
hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm và đề ra
nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trƣờng kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Thời gian qua, mặc dù các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh
đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội; làm ra hơn 40%
tổng sản phẩm xã hội, hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp
đáng kể cho cho ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở khu
vực này hầu hết có quy mô nhỏ, vốn ít. Số doanh nghiệp có vốn dƣới 5 tỷ
đồng chiếm trên 95%, số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng và sử dụng

từ 200 lao động trở lên chỉ chiếm khoảng 2% [Niên giám thống kê, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.2006].
Số lƣợng doanh nghiệp có nhiều biến động, sự biến động này có
nhiều nguyên nhân khác nhau; rủi ro trong cạnh tranh hoặc làm ăn thua lỗ,
bị phá sản... Thậm chí còn có nhiều doanh nghiệp gian lận trong đăng ký và
hoạt động không theo pháp luật. Công tác quản lý Nhà nƣớc đối với doanh
nghiệp sau khi đƣợc cấp phép hoạt động chƣa chặt chẽ. Trong nền kinh tế
thị trƣờng, các doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh mẽ, ngƣời lao động phải
làm việc với cƣờng độ cao, những tiêu cực và tệ nạn không thể ngăn chặn
ngay đƣợc; Nhiều doanh nghiệp không ký hợp động lao động với ngƣời lao
động, trốn tránh nộp bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động, quyền lợi của
ngƣời lao động bị vi phạm.
Việc Việt Nam đã chính thức bƣớc vào hội nhập kinh tế quốc tế. Quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, sự cạnh
tranh trong nƣớc và quốc tế ngày càng gay gắt, trong khi đó năng suất lao
động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp, dẫn đến khả năng
cạnh tranh còn hạn chế, trình độ chuyên môn của phần lớn ngƣời lao động
còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật chƣa cao, tác phong công ngiệp chƣa định


hình rõ và nguy cơ doanh nghiệp phá sản, ngƣời lao động mất việc làm
ngày càng ra tăng, điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời lao động, đến sự
di động lao động.
Có thể thấy rằng quá trình hội nhập kinh tế sẽ thu hút ngày càng
nhiều đầu tƣ nƣớc ngoài, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Đến cuối 2006, Việt Nam đã cấp giấy phép cho trên 8.056 dự án đầu tƣ,
hiện 7.078 dự án còn hiệu lực, với số vốn trên 66,7 tỉ USD, vốn thực hiện
trên 33,3 tỉ USD, giải quyết việc làm cho hơn 1,2 triệu LĐ1.
Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài còn giải quyết việc làm cho hàng chục
ngàn lao động vệ tinh. Theo nghiên cứu của nhóm công tác về phát triển

nguồn lực APEC, dƣới tác động của tự do hoá thƣơng mại, tiền lƣơng thực
tế của CNLĐ Việt Nam tăng lên từ 23 - 24%.
Tuy nhiên chính toàn cầu hoá và hội nhập cũng đƣa đến cho ngƣời
lao động những gánh nặng. Đầu tiên là tỉ lệ mất việc làm có thể gia tăng ở
một số ngành; CNLĐ phải đƣơng đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trƣờng lao động khu vực và quốc tế; ngƣời lao động phải chịu áp lực lớn về
cƣờng độ lao động...
Thực tế cho thấy, trƣớc Những tranh chấp lao động hiện nay tại các
doanh nghiệp (tập trung vẫn là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh) dẫn đến
các cuộc đình công của tập thể ngƣời lao động ngày càng tăng. Theo thống
kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ năm 1995 đến tháng 12 năm
2006, cả nƣớc có khoảng trên 1000 cuộc đình công lớn nhỏ. Bình quân mỗi
năm có gần 100 cuộc đình công. Tất cả các cuộc đình công đều không tuân
thủ đúng trình tự quy định của pháp luật.
Đứng trƣớc thực tế đó, hàng loạt các câu hỏi đƣợc đặt ra: thực trạng
quyền lợi ngƣời lao động nhƣ thế nào? Ai là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho
ngƣời lao động? Quyền lợi của ngƣời lao động đƣợc bảo vệ nhƣ thế nào?
Nhà nƣớc, Công đoàn- đại diện cho ngƣời lao động có vai trò nhƣ thế nào
đối với việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động? Có mối liên hệ nào giữa Nhà
nƣớc, thông qua cơ chế, chính sách, doanh nghiệp và Công đoàn, đại diện
1

/>

cho ngƣời lao động đối với việc đảm bảo quyền lợi ngƣời lao động
không?... Để trả lời đƣợc những câu hỏi trên, vấn đề quyền lợi của ngƣời
lao động phải đƣợc nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ giữa
doanh nhiệp, các thiết chế và Công đoàn.
Từ những nhận định trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vai trò của Công
đoàn đối với quyền lợi ngƣời lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc

doanh” với hy vọng qua nghiên cứu có thể nhận diện đƣợc một cách khoa
học về thực trạng hoạt động của Công đoàn nói chung và hoạt động bảo vệ
quyền lợi ngƣời lao động nói riêng, đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh
hƣởng đến hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động của Công đoàn trong
giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi
ngƣời lao động của Công đoàn cơ sở trong loại hình kinh tế này.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.
2.1.Ý nghĩa lý luận.
Nghiên cƣu này không nhằm đƣa ra những luận điểm bổ sung cho lý
thuyết xã hội học mà nhằm làm rõ chúng trong những phát hiện bằng
nghiên cứu thực nghiệm của mình.
Ngƣời lao động, tổ chức Công đoàn và chủ doanh nghiệp phải là một
khối thống nhất trong một cơ cấu nội tại của doanh nghiệp thì quyền lợi của
ngƣời lao động mới đƣợc bảo vệ. Mỗi một yếu tố này nếu không thực hiện
tốt vai trò của mình trong từng vị trí của nó trong doanh nghiệp thì quyền
lợi của ngƣời lao động cũng không đƣợc bảo vệ. Điều này đƣợc chỉ rõ trong
lý thuyết vai trò và lý thuyết cơ cấu chƣc năng. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã làm rõ đƣợc nội dung này.
Quyền lợi của ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp sẽ không mâu
thuẫn với nhau nếu hai bên lựa chọn những hành động phù hợp với lợi ích
của hai bên trong các hoạt động lao động của mình. Tổ chức Công đoàn mà
đại diện là các cán bộ Công đoàn cơ sở, một bên trung gian, có vai trò làm
cho lợi ích của hai bên phù hợp với nhau và với các Luật định. Nội dung
này phù hợp với luận điểm về sự phù hợp và cân bằng giữa các lợi ích của
các chủ thể trong tƣơng tác xã hội.


2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Thông qua nghiên cứu trƣờng hợp hai doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài và một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác trên địa bàn Hà

Nội, luận văn chỉ ra thực trạng quyền lợi ngƣời lao động; Vai trò của tổ
chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động và những yếu
tố tác động đến hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động trong loại hình
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn hiên nay.
Trên cơ sở những phát hiện và phân tích, luận văn đƣa ra một số
khuyến nghị nhằm nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc
bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động, nâng cao đời sống ngƣời lao động trong
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần vào mục tiêu phát triển kinh
tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nƣớc ta.
3. Đối tƣợng, khách thể và phàm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vai trò của tổ chức Công đoàn
trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động.
3.2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn Hà Nội, Pháp luật lao động, Luật Công đoàn, đội ngũ
cán bộ Công đoàn cơ sở, chủ doanh nghiệp và ngƣời lao động trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội là khách thể nghiên
cứu của đề tài.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn đƣợc tiến hành nghiên cứu tại hai doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh
khác trên địa bàn Hà Nội.
Về thời gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu những vấn đề thuộc đối
tƣợng nghiên cứu từ năm 2000 đến nay.


Về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ vai trò của Công đoàn cơ sở
đối với quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của ngƣời lao động trong một

số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội. Vấn đề quyền lợi
ngƣời lao động là một vấn đề rộng, vì vậy, luận văn giới hạn tìm hiểu vai
trò của Công đoàn với việc bảo vệ quyền lợi về hợp đồng lao động, về thời
gian làm việc, lƣơng, thƣởng, an toàn lao động, điều kiện làm việc và việc
thực hiện một số chế độ chính sách đối với ngƣời lao động.
Trong nghiên cứu này, vai trò của Công đoàn đƣợc tìm hiểu không
phải thông qua tổ chức Công đoàn cơ sở mà qua việc tìm hiểu vai trò của
cán bộ Công đoàn cơ sở.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ thực trạng quyền lợi ngƣời lao động và hoạt động bảo vệ
quyền lợi ngƣời lao động của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động
đến hoạt động của Công đoàn trong loại hình doanh nghiệp này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Chỉ rõ việc sử dụng các khái niệm công cụ và các luận điểm của lý
thuyết xã hội học làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu;
2) Khái quát một số đặc điểm cơ bản của hai doanh nghiệp lựa chọn.
Những đặc điểm này làm cơ sở thực tiễn cho việc phân tích các kết quả
nghiên cứu;
3) Mô tả và chỉ rõ những biểu hiện của một số quyền lợi của ngƣòi lao
động trong các doanh nghiệp nghiên cứu cũng nhƣ những doanh nghiệp
đối chứng thông qua các vấn đề về hợp đồng lao động, thoả uớc lao
động tập thể, các điều kiện làm việc...;
4) Phân tích vai trò của tổ chức Công đoàn thông qua các nhận định của
ngƣời lao động và cán bộ Công đoàn cơ sở đối với các hoạt động bảo vệ
quyền lợi ngƣời lao động của các cán bộ Công đoàn cơ sở;


5) Xác định những yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời

lao động của Công đoàn;
6) Khuyến nghị những giải pháp, chính sách hợp lý nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động trong tình hình hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Trong một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một số quyền lợi của
ngƣời lao động bị vi phạm. Nhận thức của chủ doanh nghiệp về Luật lao
động chƣa đầy đủ và hoạt động của Công đoàn cơ sở chƣa hiệu quả là
nguyên nhân dẫn đến quyền lợi ngƣời lao động chƣa đƣợc đảm bảo.
- Đội ngũ cán bộ Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai
trò rất lớn đối với việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động. Tuy nhiên
họ vẫn chƣa thể hiện đầy đủ vai trò của mình.
- Trình độ của cán bộ Công đoàn, nhận thức của họ về vai trò của Công
đoàn, nhận thức của ngƣời lao động về luật lao động là những nhân tố
ảnh hƣởng đến việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động trong doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
Quá trình nghiên cứu sẽ chứng minh, khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết
nghiên cứu.


6. Sơ đồ khung phân tích

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ –

LUẬT LAO ĐỘNG,

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HÀ
NỘI

LUẬT CÔNG ĐOÀN


DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH

TRÁCH
NHIỆM
CHỦ DOANH
NGHIỆP

QUYỀN LỢI
NGƯỜI
LAO ĐỘNG

HỢP ĐỒNG
LAO ĐỘNG,
TƯLĐTT

LƯƠNG,
THƯỞNG, THỜI
GIAN
LÀM VIỆC

KHUYẾN NGHỊ

VAI TRÒ ĐỘI
NGŨ CÁN
BỘ
CÔNG
ĐOÀN CƠ
SỞ


AN TOÀN LAO
ĐỘNG, ĐIỀU
KIỆN LÀM VIỆC


Phân tích vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời
lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc đặt trong mối
quan hệ giữa trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, những hoạt động
Công đoàn của cán bộ Công đoàn cơ sở và việc thực hiện nghĩa vụ lao
động của ngƣời lao động. Ba yếu tố ”vai trò của Công đoàn”, ”trách
nhiệm của chủ doanh nghiệp” và ”quyền lợi ngƣời lao động” luôn gắn
bó chặt chẽ với nhau. Lợi ích của chủ doanh nghiệp phải thống nhất
với quyền lợi của ngƣời lao động. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm điều
hoà mối quan hệ của hai lợi ích này. Một điều quan trọng cần phải tính
đến nữa là cơ sở của việc phân tích trách nhiệm của chủ doanh nghiệp,
quyền lợi ngƣời lao động và vai trò Công đoàn cơ sở đều dựa trên các
điều khoản của Luật lao động và Luật Công đoàn. Các điều Luật này,
khi đó vừa là yếu tố tác động vừa là cơ sở để phân tích sự biểu hiện của
mối quan hệ trên.
Đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và của một số
doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc lựa chọn, nhận thức của ngƣời
lao động và cán bộ Công đoàn cơ sở là những yếu tố ảnh hƣởng đến
quyền lợi của ngƣời lao động.
Vấn đề trung tâm của nghiên cứu là ”quyền lợi của ngƣời lao
động”. Quyền lợi của ngƣời lao động có đƣợc đảm bảo hay không, phụ
thuộc vào tác động của tổ chức Công đoàn đến việc thực hiện Luật la o
động và Luật Công đoàn của chủ doanh nghiệp.
Nghiên cứu này cụ thể hoá quyền lợi của ngƣời lao động trên ba
nhóm khía cạnh: nhóm thứ nhất bao gồm việc thực hiện hợp đồng lao
động và thoả ƣớc lao động tập thể giữa chủ doanh nghiệp và ngƣời lao

động, nhóm thứ hai gồm chế độ lƣơng, thƣởng và thời gian làm việc
của ngƣời lao động, nhóm thứ ba gồm điều kiện làm việc và an toàn lao
động. Việc đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động đồng nghĩa với việc


đảm bảo ba nhóm khía cạnh này. Mức độ quyền lợi của ngƣời lao động
đƣợc đảm bảo cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào vai trò của tổ chức Công
đoàn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận chung
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng vai
trò là nền tảng, là cơ sở phƣơng pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Nguyên tắc lịch sử cụ thể, khách quan, toàn diện luôn đƣợc quan tâm vận
dụng và tuân thủ một cách chặt chẽ. Trong nghiên cứu, luận văn cũng sử
dụng một số lý luận của xã hội học là cơ sở phƣơng pháp luận.
Một số nguyên tắc về cơ sở lý luận đƣợc vận dụng trong nghiên cứu
này
+ Cơ cấu xã hội, những qui luật vận động và phát triển của xã hội là
đối tƣợng nghiên cứu của xã hội học phải đƣợc xem xét nhƣ nó đang tồn
tại, đang thể hiện chứ không phải theo ý kiến chủ quan của ngƣời nghiên
cứu.
+ Các hiện tuợng, qui luật của xã hội cần đƣợc xem xét nhƣ nó đang
xảy ra một cách bình thƣờng: có nghĩa là các nghiên cứu xã hội học không
phải hƣớng tới các hiện tƣợng ngẫu nhiên, bất thƣờng, không bản chất.
+ Quá trình nhận thức trong xã hội học không chỉ dừng lại bên ngoài
sự vật và hiện tƣợng mà cần nhận thức đƣợc bản chất bên trong cũng nhƣ
qui luật khách quan của nó.
+ Những hiện tƣợng xã hội cần phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ
phụ thuộc nhau, phải chỉ ra vai trò của từng yếu tố trong mối quan hệ đó
+ Các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm phải đƣợc xuất phát từ

thực tế lịch sử của mỗi xã hội cụ thể.
+ Sự hình thành, biến đổi và phát triển của sự vật hiện tƣợng phải


đƣợc phân tích trên những cơ sở kinh tế văn hoá xã hội nhất định trong tính
biện chứng và duy vật của nó.
Nghiên cứu này phải đƣợc đặt trong bối cảnh của sự phát triển kinh tế
của đất nƣớc cũng nhƣ sự phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài
quốc doanh.
Vai trò của Công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao
động luôn phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ biến chứng với các luật
định (Luật lao động, luật Công đoàn) và với trách nhiệm của chủ doanh
nghiệp.
Quyền lợi của ngƣời lao động luôn phải đƣợc phân tích trong tính
hợp lý qua các văn bản khế ƣớc của ngƣời lao động với chủ doanh nghiệp.
Công đoàn cơ sở phải đuợc xem nhƣ cầu nối giữa chủ doanh nghiệp
và ngƣời lao động, trong việc phân tích Công đoàn nhƣ một bên đại diện
cho ngƣời lao động khi làm việc với chủ doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu này, những nguyên tắc rút ra từ chủ nghĩa duy vật
biện chứng cũng đƣợc vận dụng để xác định và thu thập thông tin có tính
hiệu lực có độ chính xác cao.
7.2. Phương pháp thu thập thông tin
Trên cơ sở lý thuyết Mác -Lê nin về Công đoàn, lý thuyết Chức năng
cơ cấu, và lý thuyết Lựa chọn hợp lý và một số khái niệm, trong nghiên cứu
của mình, để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phƣơng
pháp và kỹ thuật khác nhau của xã hội học. Vừa nghiên cứu tài liệu sẵn có
vừa nghiên cứu điều tra mẫu kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn sâu và
phỏng vấn nhóm tập trung.
7.2.1. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến
Phiếu trƣng cầu đƣợc xây dựng trên cơ sở của nội dung nghiên cứu,

bao gồm các câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu; về hình thức và
hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao
động, về nhận thức của ngƣời sử dụng lao động về Công đoàn, trách nhiệm


xã hội của doanh nghiệp đối với quyền lợi của ngƣời lao động...
Đơn vị nghiên cứu là ngƣời lao động, đội ngũ cán bộ Công đoàn tại
hai doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và một số doanh nghiệp ngoài
quốc doanh khác trên địa bàn Hà Nội.
7.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng thu thập thông tin định tính nhằm tìm
hiểu sâu và khẳng định cho hệ thống thông tin thu đƣợc qua phƣơng pháp
trƣng cầu ý kiến. Các vấn đề không trực tiếp thu nhận đƣợc trong phiếu
trƣng cầu ý kiến đƣợc tác giả đƣa vào nội dung của các phỏng vấn sâu.
7.2.3. Phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung
Thảo luận nhóm tập trung để thu thập thông tin ban đầu phục vụ cho
việc xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, thiết lập phiếu trƣng cầu và đề cƣơng
phỏng vấn sâu. Cuộc toạ đàm này đƣợc thực hiện vào thời gian đầu của giai
đoạn của nghiên cứu. Các thành viên tham gia cuộc toạ đàm bao gồm một
số cán bộ Công đoàn, cán bộ quản lý.
7.2.4. Phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng một số tài liệu đó là kết quả khảo sát, các bài viết trên
sách, báo và tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trƣớc, một số
trang Web của chính phủ... Các thông tin thu thập từ tài liệu đƣợc kế thừa
và sử dụng một cách có chọn lọc, sáng tạo.
7.3. Phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phi
ngẫu nhiên đƣợc sử dụng kết hợp để lựa chọn những thông tin có tính đại
diện.
Phƣơng pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên đƣợc sử dụng để chọn hai

doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và một số doanh nghiệp ngoài quốc
doanh khác trên địa bàn Hà Nội.


Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đƣợc vận dụng để chọn dung
lƣợng mẫu cần thiết, đáp ứng yêu cầu cầu tính đại diện trong những doanh
nghiệp đã đƣợc chọn phi ngẫu nhiên.
Để thuận lợi cho việc so sánh, làm rõ vai trò của Công đoàn, luận
văn đã tiến hành chọn mẫu theo hai giai đoạn.
Giai đoạn một đƣợc tiến hành chọn ngẫu nhiên trong hai doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; Công ty liên doanh Khách sạn TNHH Hà
Nội và Công ty liên doanh TNHH Ô tô Hòa Bình. Để thuận lợi cho quá
trình phân tích, so sánh, những trƣờng hợp đƣợc chọn trong giai đoạn một
đƣợc qui định là mẫu1
Giai đoạn hai đƣợc tiến hành chọn ngẫu nhiên trong một số doanh
nghiệp ngoài quốc doanh khác trên địa bàn Hà Nội, qui định là mẫu 2.
Tổng số trƣờng hợp đƣợc chọn là 651; Bao gồm ngƣời lao động,
cán bộ Công đoàn (họ vừa là ngƣời lao động, vừa tham gia hoạt động Công
đoàn).
7.4. Kỹ thuật xử lý thông tin
Phần mềm SPSS và phần mềm NVIVO đƣợc sử dụng để xử lý, tổng
hợp và phân tích thông tin định lƣợng, thông tin định tính.
Các mô hình thống kê đơn biến, đa biến, kỹ thuật hồi qui, mô hình
logistic, phƣơng pháp kiểm định mức ý nghĩa đã đƣợc sử dụng để xử lý và
phân tích thông tin định lƣợng. Trong nghiên cứu này, mức ý nghĩa thống
kê đƣợc xác định với tất cả các kiểm định là 0.05
Phân tích theo ngữ nghĩa, sự liên kết các cấu trúc đã đƣợc sử dụng để
xử lý và phân tích thông tin định tính.
8. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
Phần một: Mở đầu, gồm 13 trang; từ trang 1 đến trang 13

Phần hai: Nội dung, gồm 93 trang; từ trang 14 đến trang 107


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài (Từ trang 14 đến
trang 43).
Chƣơng 2: Vai trò của Công đoàn đối với quyền lợi ngƣời lao động
trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Từ trang 44 đến trang 107).
Phần ba: Kết luận và khuyến nghị (Từ trang 108 đến trang 113).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Lao động: các số ra từ năm 2001 đến tháng 9 năm 2007
2. Báo Ngƣời lao động: các số ra từ năm 2001đến tháng 9 năm 2007
3. Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bổ
sung sửa đổi năm 2002. Nxb Chính trị quốc gia. Hn.2002.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo: Triết học (dùng cho nghiên cứu sinh và học
viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học). Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1997, tập 3, tr. 94.
5. Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị: Đại học quốc gia, Nxb Đại
học quốc gia Hn.1995.
6. Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới. Nxb Chính trị quốc gia.
Hn.1993.
7. Luật Công đoàn, Nxb Chính trị quốc gia, Hn.2000.
8. Luật Công đoàn, Nxb Lao Động, Hn.1996.
9. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb Lao Động,
Hn.2001.
10. Nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài - Viện công nhân Công đoàn. Nxb Lao Động,
Hn.2003.
11. Nhập môn triết học (sách giáo khoa dùng cho các trường cao đẳng, đại

học). Nxb Chính trị M, 1989, Phần II, tiếng Nga.
12. Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Lao động, Nxb Chính trị quốc gia, Hn.2002.
13. Quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong các văn bản pháp luật hiện
hành. Ban pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nxb Lao
Động, 1996.
14. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Kỷ yếu 70 năm Công đoàn Việt
Nam, Nxb Lao Động, Hn.1999.


15. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn Việt Nam những chặng
đường lịch sử, Nxb Lao Động, Hn.1998.
16. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Những bài giáo dục chính trị cơ
bản đối với công nhân lao động, Nxb Lao Động, Hn.1998.
17. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Báo cáo về cơ cấu và một số tình
hình lao động và đời sống của giai cấp công nhân, tập 1, tập 2, 1998.
18. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Xu hướng biến động giai cấp công
nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao Động,
Hn.2001.
19. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Giải pháp xây dựng giai cấp công
nhân trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao Động, Hn.2002.
20. Tổng cục Thống kê, Báo cáo thống kê kinh tế xã hội Việt Nam năm
2005.
21. Trƣờng Đại học Công đoàn, Giáo trình Lý luận và nghiệp vụ Công
đoàn, Nxb Lao Động, Hn.1999.
22. Trƣờng Đại học Công đoàn, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Giai cấp công
nhân và Công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước", Hn.2002.
23. Triết học Mác - Lênin. Đề cương bài giảng trong các trường đại học và
cao đẳng, Nxb Giáo dục 1994, tập 2.

24. Sổ tay dành cho cán bộ Công đoàn hoạt động trong khu vực phi kết cấu.
Dự án RAS/97/M11/DAN,Hn.2001.
25. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, 45 năm kinh tế Việt Nam (1945 1990), Nxb Khoa học xã hội, Hn.1990.
26. Văn kiện Hội nghị TW lần thứ IX (khoá IX), Nxb Chính trị quốc gia,
Hn.2004.
27. Văn kiện Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ VI. Nxb Lao Động
Hn.1988.


28. Văn kiện Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ IX. Nxb Lao Động
Hn.2003.
29. Viện Nghiên cứu khoa học, quản lý - Bộ Tƣ pháp, Nội dung cơ bản của
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Tp. Hồ Chí
Minh, 1996.
30. Vị trí, tính chất hoạt động của Mặt trận Tổ chức các đoàn thể tổ chức
xã hội trong hệ thống chính trị thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam chƣơng trình khoa học - công nghệ KX05 - Đề tài KX05.10.1995.
31. Xã hội học, Từ nhiều hướng tiếp cận - Viện xã hội học. Nxb Khoa học
xã hội, Hn.1994.
32. Andri Akoun: Từ điển xã hội học, Paris, 1999.
33. A. Toffler, Thăng trầm quyền lực, Tập 1, 2. Nxb Thanh niên Hn.2002.
34. Bilton T. và các tác giả, Nhập môn xã hội học. Nxb Khoa học xã hội,
Hn.1993.
35. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao, Phát triển các thành phần kinh tế và
các tổ chức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hn.2003.
36. V.P. Cuzơmin: Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp
luận của C.Mác. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1986, tr.20.
37. Đỗ Minh Cƣơng, Nguyễn Thị Doan: Phát triển nguồn nhân lực giáo
dục Đại học Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hn.2001.
38. Nguyễn Thế Công: Điều kiện làm việc và sức khoẻ nghề nghiệp của lao

động nữ, Nxb. Lao động, Hn.2003.
39. Emile Durkheim: Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Nxb. Khoa học
xã hội. Hn. 1993.

40. Phạm Tất Dong (chủ biên): Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt
Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Chính trị quốc gia,
Hn.2001.


41. Phạm Tất Dong: Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính
trị quốc gia, Hn.1995.
42. Vũ Đạt: Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hn.2006
43. E.A Capionov: Xã hội học thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hn.2000
44. G.Endrweit và G.Trommsdorff: Từ điển xã hội học dịch từ nguyên bản
tiếng Đức của Nguỵ Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão. Nxb Thế giới,
Hn.2002.
45. G.Endrweit (chủ biên): Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới,
Hn.1999.
46. Fichter, Nhập môn xã hội học, Sài Gòn 1971. Ngƣời dịch: Trần Văn
Đình.
47. Bùi Thị Thanh Hà, Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên
doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới. Nxb Khoa học xã hội, Hn.2003.
48. Tô Duy Hợp: Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học. Tạp chí Xã
hội học, N4/1996.
49. Tô Duy Hợp: Lý thuyết hệ thống - Nguyên lý và vận dụng, Tạp chí Triết
học.
50. Lê Ngọc Hùng: Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hn. 2002.

51. Đỗ Quang Hƣng (chủ biên), Bác Hồ với giai cấp công nhân và Công
đoàn Việt Nam, Nxb Lao Động, Hn.2000 (tái bản).
52. Nguyễn Đình Hƣơng, Hoàn thiện môi trường thể chế phát triển đồng bộ
các loại thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hn.2003.
53. Jean-Claude Passeron: Lý luận xã hội học, Nxb Thế giới, Hn.2002
54. Thƣờng Khải: Quan hệ lao động, Nxb bản Lao động và Bảo đảm xã hội
Trung Quốc, 2004.


55. Đặng Cảnh Khanh: Xã hội học Thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia,
Hn.2006.
56. Đặng Cảnh Khanh: Những nhân tố phi kinh tế – xã hội học về sự phát
triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hn.1998
57. Tƣơng Lai, Những nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và chính
sách xã hội. Nxb Khoa học xã hội, Hn.1994.
58. Lênin, Bàn về phong trào công nhân và Công đoàn, Nxb Lao Động,
Hn.1972.
59. Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
60. Lênin, Chủ nghĩa Mác, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 1977.
61. C.Mác - Ăng-ghen, Bàn về Công đoàn, Nxb Lao Động H,1996.
62. C.Mác - Ăng-ghen tuyển tập, Tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 1976.
63. Đỗ Hoài Nam, Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế. Nxb Chính
trị quốc gia, Hn.1993.
64. Phạm Xuân Nam, Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ
và công bằng. Nxb Chính trị quốc gia, Hn.2001.
65. Trần Nhâm, Đổi mới và phát triển bền vững dưới ngọn cờ tư tưởng của
giai cấp công nhân, Nxb Lao Động Hn.1999.
66. Hà Thị Ngọc Oanh, Liên doanh và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hn.1998.

67. Tôn Trọng Phạm (chủ biên), Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và
Công đoàn, Nxb Lao Động.
68. Vũ Hào Quang: Định hướng giá trị của sinh viên con cái cán bộ khoa học,
Nxb. ĐHQG, Hn.2001

69. Vũ Hào Quang, Xã hội học quản lý. Nxb Đại học quốc gia, Hn.2004.


×