Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.44 KB, 49 trang )

1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án:
Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây bắc của Tổ
quốc, nơi đây có Cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam- Trung Quốc, có địa danh
du lịch SaPa nổi tiếng và những mỏ tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn
như quặng Apatit, sắt, đồng . . . Gắn liền với những khu kinh tế, du lịch nói
trên, tại Lào Cai có hệ thống giao thông tương đối đa dạng, trong đó có hệ
thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông và đang thực hiện dự án
xây dựng đường hàng không. Về cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải, tại
Lào Cai có 03 Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới, 02 Trung tâm Đăng kiểm
(trong đó cơ 01 Trung tâm đang xây dựng), 17 Bến xe khách hoạt động phục
vụ hoạt động đón, trả khách theo tuyến cố định của các phương tiện. Cùng với
sự phát triển của kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông tại Lào Cai đã và đang được nâng cấp, cải tạo, bổ sung hoàn thiện cho
nên đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa và hành khách
trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng với sự phát triển kinh tế- xã hội
trên địa bàn tỉnh và nhu cầu đi lại của người dân, số lượng các đơn vị tham
gia kinh doanh vận tải và phương tiện trên địa bàn tỉnh đã gia tăng mạnh mẽ,
mỗi năm đều tăng trên 20%. Ngoài ra, hàng ngày trên địa bàn tỉnh thường
xuyên có hàng trăm phương tiện từ các tỉnh khác đến tham gia kinh doanh
vận tải, trong đó tập trung chủ yếu về vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu,
phục vụ khách tham quan, du lịch. Sự gia tăng của các đơn vị và phương tiện
tham gia kinh doanh vận tải đã đặt ra yêu cầu với các cơ quan chuyên môn
phải không ngừng nâng cao công tác quản lý, các lực lượng chức năng phải
tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo trật tự an toàn giao
thông.
Với một địa phương mới được tái thành lập, kiến thiết xây dựng lại sau
hơn 20 năm (Lào Cai được tái thành lập vào tháng 10/1991), hoạt động kinh


doanh vận tải đã có những đóng góp nhất định vào công cuộc xây dựng, phát
triển của tỉnh, tuy nhiên hoạt động này cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất
định, tạo ra những tác động không tốt đến trật tự an toàn giao thông, cơ sở hạ
tầng, cụ thể: Trong hoạt động vận tải hàng hóa, tình trạng xe quá tải đã làm hư
hỏng công trình giao thông đường bộ, vận chuyển không tuân thủ qui trình đã
làm ô nhiễm môi trường, khó khăn đi lại của người dân; Trong hoạt động vận
tải hành khách, việc chạy quá tốc độ, lấn chiếm phần đường của xe khác đã
gây ra những vụ tai nạn thương tâm, việc tranh giành khách, chạy trái tuyến
đã làm mất trật tự an toàn giao thông, ...


2

Trong những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tình trạng tai nạn
giao thông có giảm trên cả 03 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị
thương), tuy nhiên, theo nhận định chung, tình trạng trên giảm không bền
vững, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông cao, trong đó dễ xảy
ra những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên
nhân để xảy ra tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh nhưng nguyên nhân cơ bản
và chủ yếu nhất vẫn là do ý thức của người tham gia giao thông, trong đó
được thể hiện ở các lỗi vi phạm như: Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ
qui định; tránh, vượt sai qui định; lái xe khi đã uống, rượu bia; . . . Ở một góc
độ phân tích khác, đó là loại phương tiện gây ra tai nạn giao thông cho thấy,
chiếm 32,5 % trong số các vụ tai nạn giao thông đã thống kê có liên quan đến
xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải (hành khách hoặc hàng hóa), đây thực sự
là vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội và là câu hỏi lớn đặt ra cho các
cơ quan quản lý, lực lượng chức năng và Chính quyền các địa phương tìm lời
giải đáp và có biện pháp quyết liệt để giải quyết trong thời gian tới.
Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh vận tải đã diễn ra trong một
thời gian dài (đặc biệt là tình trạng xe chở hàng quá tải) do sự buông lỏng

trong công tác quản lý, nó đã gây ra rất nhiều hậu quả, làm thiệt hại đến tài
sản nhà nước, sức khỏe, tính mạng của người dân. Trong thời gian vừa qua và
cho đến nay, vấn đề này đã và đang được Đảng, nhà nước nhìn nhận, đánh giá
một cách nghiêm túc và đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt. Công tác kiểm soát,
quản lý hoạt động vận tải đang nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ
thống chính trị từ trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành, các lực
lượng chức năng, đang là chủ đề “nóng” trên các diễn đàn, hội nghị, phương
tiện thông tin đại chúng.
Liên tiếp trong hai năm (2014 và 2015), Ủy ban an toàn giao thông
quốc gia đều lấy tiêu chí về an toàn giao thông với nội dung “Siết chặt quản lý
hoạt động vận tải và tăng cường kiểm soát tải trọng xe” với mục tiêu “tính
mạng con người là trên hết”. Để thực hiện được nội dung về tiêu chí an toàn
giao thông này, các cấp, các ngành, các lực lượng (trong đó có lực lượng
Thanh tra giao thông) cần phải xây dựng cho mình kế hoạch, chương trình
hành động cụ thể, đề ra các giải pháp hữu hiệu.
Công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vi
phạm về hoạt động kinh doanh vận tải của các lực lượng chức năng trên địa
bàn tỉnh Lào Cai trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả nhất
định, số vụ phát hiện và xử lý mỗi năm trên 10.000 trường hợp, tăng từ 20%30% so với năm trước. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt
động vận tải còn có những hạn chế, khó khăn nhất định, đó là chưa xử lý triệt
để tình trạng xe chở hàng quá tải, xe khách hoạt động theo hình thức hợp


3

đồng vi phạm, công cụ, trang thiết bị hỗ trợ, phương tiện còn thiếu, các lực
lượng chức năng mỏng so phạm vi địa bàn và khối lượng công việc được giao
phó.
Một trong những mục đích của hoạt động thanh tra là nhằm phát hiện
sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan

nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật; giúp các cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện đúng qui định
của pháp luật (Theo tinh thần của điều 2, Luật thanh tra năm 2010), vì vậy
trước thực trạng và yêu cầu cấp bách cần chấn chỉnh để hoạt động kinh doanh
vận tải trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, tôi đã xây dựng Đề án với
nội dung “Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt
động kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai
đoạn 2015 - 2020”. Tôi hy vọng với Đề án này, cá nhân tôi sẽ đóng góp
những giải pháp nhất định trong công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong
hoạt động vận tải, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn
tỉnh Lào Cai.
Trải qua hai năm học tập tại Lớp cao cấp lý luận chính trị do Học viện
chính trị khu vực I mở tại địa phương Lào Cai, cùng với kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ và thực tiễn đang công tác là cơ sở để tôi xây dựng lên Đề án
nói trên. Đề án được xây dựng tại thời điểm quản lý hoạt động kinh doanh vận
tải nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, vì
vậy đây cũng là cơ hội để tôi chia sẻ, học tập kinh nghiệm từ các thầy, cô, bạn
bè và các đồng nghiệp khác. Hoạt động kinh doanh vận tải là một lĩnh vực
phức tạp và luôn biến động, vì vậy để quản lý và kiểm soát hoạt động này
theo ý chí của nhà quản lý thì ngoài yếu tố chuyên môn còn cần phải có kinh
nghiệm thực tế và sẽ không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định, do đó
với nội dung của Đề án này rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cám ơn !
2. Mục tiêu của đề án:
2.1 Mục tiêu chung:
- Góp phần giữ gìn đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đưa hoạt động
giao thông từng bước ổn định, đi vào nề nếp;
- Nâng cao ý thức, nhận thức khi tham gia giao thông, có sự chuyển
biến trong ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ;



4

- Phấn đấu giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh đối với cả 03
tiêu chí (số vụ tai nạn, số người chết, bị thương) mỗi năm từ 5% - 10% theo
đúng tinh thần của Ủy ban ATGT quốc gia đã đặt ra.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Kiểm soát được tải trọng của phương tiện tham gia giao thông, cho
đến hết năm 2015 không còn tình trạng xe chở hàng quá tải hoạt động trên địa
bàn tỉnh. Xóa bỏ tình trạng “xe dù, bến cóc” trong hoạt động kinh doanh vận
tải hành khách tại tất cả các vị trí, các tuyến đường trên địa bàn tỉnh;
- Phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về
kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô từ đó đề xuất biện pháp giải quyết kịp
thời đối với các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước;
- Xây dựng lên các mô hình, các hình thức thanh, kiểm tra phù hợp,
hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh vận tải. Việc tiến hành các cuộc thanh,
kiểm tra phải tuân thủ theo đúng các qui định của pháp luật, đồng thời phải có
những biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành,
đặc biệt là những hợp cần phải áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại.
3. Giới hạn của đề án:
3.1 Giới hạn về đối tượng:
Hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm của lực lượng thanh tra Sở
giao thông vận tải Lào Cai đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ.
3.2 Giới hạn về không gian, thời gian:
- Các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ
xảy ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Các nội dung, số liệu thể hiện trong đề án được tổng hợp từ thời điểm
ngày 01/1/2014 cho đến thời điểm lập đề án (tháng 6/2015).



5

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở xây dựng đề án:
1.1 Cơ sở lý luận:
- Nhà nước trao quyền quản lý về thanh, kiểm tra cho lực lượng thanh
tra giao thông, trong đó có hoạt động thanh, kiểm tra đối với hoạt động kinh
doanh vận tải;
- Từ đòi hỏi của thực tiễn xã hội với những hành vi vi phạm làm ảnh
hưởng đến cuộc sống, an toàn về tính mạng, sức khỏe của người dân và hệ
thống cơ sở hạ tầng đang hàng ngày bị tác động;
- Cần tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần cùng tham
gia hoạt động kinh doanh vận tải và các hoạt động này đang được pháp luật
bảo hộ;
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý:
Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung và trong lĩnh
vực quản lý hoạt động vận tải nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ
đạo, định hướng của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, điều đó được
thể hiện qua các văn kiện của Đảng, Luật và văn bản dưới Luật của nhà nước.
1.2.1 Cơ sở chính trị:
- Chỉ thị số: 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm, trật tự
an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn
tắc giao thông;
- Chỉ thị số: 22-CT/TW ngày 24/2/2003 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an
toàn giao thông;
- Nghị quyết số: 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính Phủ về
một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

- Nghị quyết số: 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính Phủ về tăng
cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
1.2.2 Cơ sở pháp lý:
- Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ban hành ngày
13/11/2008;
- Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ban hành ngày 15/11/2010;


6

- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh
doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
- Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
đường sắt;
- Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP;
- Nghị định số: 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính Phủ qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;
- Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ qui
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 5/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án “tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng
Thanh tra GTVT”;
- Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 02/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường các giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô và công tác
đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 của Bộ Giao thông
Vận tải quy định về tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ

hỗ trợ vận tải đường bộ;
- Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ Giao thông
Vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng
xe ô tô;
- Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 qui định về tải
trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới
hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng;
giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia
giao thông trên đường bô.
- Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ Giao thông
Vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ TBGSHT của xe
ô tô;
- Thông tư số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/01/2011
Quy định về vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô
tô vận chuyển khách du lịch;


7

- Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ Giao thông
Vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe;
- Thông tư số: 17/2014/TT-BGTVT ngày 27/5/2014 của Bộ giao thông
vận tải về việc qui định tiêu chuẩn các chức danh làm việc tại các Trạm kiểm
tra tải trọng xe trên đường bộ;
- Thông tư số: 35/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 qui định về xếp hàng
hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ;
- Quyết định số: 1502/QĐ-TTg ngày 11/10/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Qui hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe trên
đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 2919/QĐ-BGTT ngày 24/9/2013 của Bộ Giao thông

Vận tải quy định hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe;
- Chỉ thị số 02/CT-BGTVT ngày 18/3/2013 của Bộ giao thông vận tải
về tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe
ô tô;
- Chỉ thị số: 11/CT-BGTVT ngày 09/5/2014 của Bộ giao thông vận tải
về việc chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm và tăng cường hoạt động thanh tra
chuyên ngành giao thông vận tải tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;
- Chỉ thị số: 05/CT-BGTVT ngày 03/4/2015 của Bộ giao thông vận tải
về việc chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm và tăng cường kiểm soát tải trọng
phương tiện vận tải đường bộ tại các đầu mối xếp hàng hóa;
- Quy chế phối hợp số 42/QCPH-BGTVT-UBND ngày 24/12/2013
giữa Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trong công tác
chỉ đạo, điều hành hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;
- Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 giữa Bộ
Giao thông Vận tải và Bộ Công an phối hợp thực hiện việc tuần tra, kiểm soát
xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa
trên đường bộ;
- Công văn số: 9619/BGTVT-TTr ngày 06/8/2014 của Bộ giao thông
vận tải về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát tải trọng
phương tiện trên đường bộ và chống tiêu cực trong lực lượng;
- Công văn số: 2725/UBND-QLĐT ngày 17/7/2014 của UBND tỉnh
Lào Cai về việc tăng kiểm soát tải trọng và kết cấu thùng xe;
1.3 Cơ sở thực tiễn:


8

- Căn cứ vào số lượng đơn vị vận tải, phương tiện đang đăng ký hoạt
động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh và số lượng các phương tiện từ các
tỉnh khác đến tham gia kinh doanh vận tải tại tỉnh Lào Cai;

- Căn cứ vào hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh, trong đó có tác động của tuyến đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai đối với
hoạt động vận tải khi đưa vào khai thác, sử dụng (từ 21/9/2014) cho đến nay;
- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ, công chức, trang thiết bị,
phương tiện của các lực lượng chức năng tham gia công tác đảm bảo trật tự an
toàn giao thông nói chung và kiểm soát đối với hoạt động vận tải đường bộ
nói riêng;
- Căn cứ vào thực trạng chấp hành các qui định của pháp luật về hoạt
động kinh doanh vận tải của các lái xe, chủ phương tiện trong quá trình tham
gia kinh doanh;
- Căn cứ vào kết quả công tác thanh, kiểm tra của lực lượng Thanh tra
Sở giao thông đối với các vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải;
- Căn cứ vào các tồn tại, hạn chế, khó khăn trong công tác thanh, kiểm
tra, xử lý của các lực lượng Thanh tra Sở giao thông đối với các vi phạm
trong hoạt động kinh doanh vận tải.
2. Nội dung thực hiện của đề án:
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án (không gian, thời gian, nhân tố, điều
kiện ảnh hưởng tới việc xây dựng và thực hiện đề án):
- Trong thời gian vừa qua, vấn đề kiểm soát tải trọng phương tiện và
siết chặt quản lý hoạt động vận tải được cả hệ thống chính trị từ trung ương
đến địa phương và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Tại Lào Cai, Đảng
bộ và Chính quyền các cấp đã đề ra các chủ trương, định hướng và chương
trình hành động cụ thể về công tác an toàn giao thông, đây là nhiệm vụ chính
trị quan trọng đối với các Chi, Đảng bộ có liên quan đến công tác này;
- Những vấn đề tồn tại và hạn chế của hoạt động kinh doanh vận tải
hiện nay có tác động trực tiếp đến một số hoạt động của đời sống kinh tế - xã
hội như: Tính mạng, sức khỏe, môi trường sống, đi lại, giá cả, … Vì vậy, hoạt
động kinh doanh này có sự quan tâm, theo dõi sát sao của quần chúng nhân
dân, đây đang là chủ đề “nóng” trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trong dư luận xã hội;

- Đề án được xây dựng và thực hiện trong giai đoạn công tác thanh,
kiểm tra về hoạt động vận tải đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, trong đó
xuất phát từ các yếu tố:


9

+ Số lượng phương tiện, đơn vị tham gia kinh doanh vận tải trên địa
bàn tỉnh tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua;
+ Đặc thù của một tỉnh vùng cao, biên giới với trình độ dân trí không
đồng đều; Luật pháp của hai nước Việt Nam, Trung Quốc qui định khác nhau
đối với hoạt động vận tải trong khi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hàng ngày
là rất lớn;
+ Lực lượng chức năng trực tiếp tham gia công tác này còn mỏng, chưa
đáp ứng được khối lượng công việc đảm nhận;
+ Trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện cho các lực lượng chức
năng tham gia công tác này còn rất hạn chế.
2.2 Thực trạng về công tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động kinh
doanh vận tải:
Để có bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác thanh, kiểm tra đối
với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh, trước hết cần làm rõ thực
trạng về lực lượng thanh, kiểm tra tham gia công tác này, trang thiết bị hỗ trợ,
số lượng đơn vị, phương tiện, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, …
2.2.1 Về cơ cấu, tổ chức bộ máy Thanh tra Sở giao thông vận tải:
Thanh tra Sở GTVT Lào Cai được thành lập theo Quyết định số
2027/QĐ-UBND ngày 23/8/2007 của UBND tỉnh Lào Cai, theo đó Thanh tra
Sở là cơ quan thuộc Sở GTVT, có con dấu và tài khoản riêng. Thanh tra Sở có
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế, mối quan hệ
công tác phù hợp với quy định của Luật thanh tra, Nghị định số 57/2013/NĐCP ngày 31/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của
thanh tra ngành Giao thông vận tải.

- Về biên chế:
Hiện nay, tổng quân số Thanh tra GTVT Lào Cai hiện có là 26 công
chức, hợp đồng lao động trong đó: có 03 lãnh đạo thanh tra (01 Chánh thanh
tra và 02 Phó Chánh thanh tra), 13 Thanh thanh tra viên (tính cả 03 Lãnh đạo
thanh tra), 01 kế toán, 4 chuyên viên, 02 cán sự, 6 hợp đồng lao động.
- Về cơ cấu tổ chức:
Hiện tại Thanh tra Sở có 4 Đội thanh tra (Đội Thanh tra Văn phòng, Đội
Thanh tra số 1, Đội Thanh tra số 2, Đội Thanh tra số 3).
+ Đội Thanh tra Văn phòng: Thực hiện công tác thanh tra hành chính;
tiếp dân, giải quyết KNTC; xử lý vi phạm hành chính; thực hiện công tác
thống kê, tổng hợp và các công việc khác do Lãnh đạo Thanh tra Sở giao.


10

+ Đội Thanh tra số 1: Địa bàn, tuyến đường được giao phụ trách gồm
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn đi qua tỉnh Lào Cai; QL279, QL4E; TL151,
TL157, TL160.
+ Đội Thanh tra số 2: Địa bàn, tuyến đường được giao phụ trách gồm
QL4D, QL4; TL152, TL153, TL154, TL155, TL156, TL158, 159. Tiến hành
kiểm tra toàn bộ khu vực nội thị (thành phố), bến xe, quảng trường Ga.
+ Đội Thanh tra số 3: Địa bàn, tuyến đường được giao phụ trách gồm
Kiểm tra QL70, tham gia Tổ kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh.
- Đánh giá chung:
+ Theo nhiệm vụ được giao, phạm vi nhiệm vụ của Thanh tra GTVT rất
rộng, bao quát tất cả các nội dung quản lý về giao thông vận tải. Hoạt động
của Thanh tra giao thông vận tải tác động đến các mặt hoạt động, quản lý,
khai thác GTVT đường thủy, đường bộ, đường sắt…Khác với lực lượng Công
an, chỉ tiến hành tuần tra, kiểm soát các hành vi cụ thể, trực quan, không tiến
hành thanh tra chuyên ngành về chuyên sâu, thanh tra về tiêu chuẩn kỹ thuật

chuyên ngành. Mặt khác, trình độ, chất lượng của một số cán bộ TTGT còn
hạn chế;
+ Từ thực trạng tổ chức, biên chế và chất lượng CBCC thanh tra GTVT
cho thấy tính cấp thiết cần bổ sung, tăng cường mới đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh
Lào Cai.
2.2.2 Về trang thiết bị, phương tiện:
- Do đặc thù là lực lượng Thanh tra chuyên ngành, địa bàn hoạt động
rộng (trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai), được phân ra các Đội trong khi cơ sở
vật chất cũng như phương tiện hoạt động rất hạn chế, khó khăn:
+ Thanh tra Sở được trang bị 03 xe ôtô, 02 xe môtô, đây đều là các
phương tiện đã cũ, thời gian sử dụng đã lâu, luôn ở tình trạng hỏng hóc nhiều
và tiêu tốn nhiều nhiên liệu, không đáp ứng được đòi hỏi của công việc (ôtô
sản xuất năm 1995-1996, mô tô dung tích xi lanh nhỏ hơn 150cm3…) ảnh
hưởng rất lớn đến việc cưỡng chế, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTVT.
+ Năm 2014-2015, Thanh tra Sở được trang bị 01 Trạm cân tải trọng, 03
cân tải trọng xách tay;
+ Các công cụ hỗ trợ khác như máy bộ đàm, dùi cui điện, camera kỹ
thuật số, máy fax… hiện nay chưa được trang bị;


11

+ Thanh tra Sở chưa có kho để lưu giữ các phương tiện, tang vật vi
phạm.
2.2.3 Về số lượng đơn vị kinh doanh vận tải và phương tiện tham
gia:
Theo số liệu quản lý phương tiện của Sở giao thông vận tải, trên địa
bàn tỉnh Lào Cai hiện có 138 Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ cá thể tham gia

kinh doanh vận tải hành khách với 912 phương tiện; có 115 Doanh nghiệp vận
tải hàng hóa với 1.377 phương tiện tham gia;
Các đơn vị tham gia kinh doanh vận tải hành khách tập trung chủ yếu
vào hình thức xe hợp đồng, tuyến cố định và xe Taxi, hoạt động chủ yếu tại
địa Thành phố Lào Cai, huyện SaPa, Bắc Hà. Các đơn vị tham gia kinh doanh
vận tải hàng hóa chủ yếu vận chuyển vật liệu xây dựng, quặng (sắt, apatit,
đồng), các phương tiện hoạt động trên toàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều tại
các khu công nghiệp, mỏ khai thác, ...
2.2.4 Về hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh:
2.2.4.1 Về giao thông đường bộ:
Lào Cai là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới có hệ thống giao
thông tương đối đồng bộ bao gồm: Đường bộ, đường sông, đường sắt; trong
đó hệ thống đường bộ Lào Cai đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát
triển kinh tế xã hội. Hiện tại toàn tỉnh có 5 tuyến quốc lộ gồm QL4, QL4D,
QL4E, QL70 và QL279 với tổng chiều dài là 452,75 km; 13 tuyến tỉnh lộ (ĐT
151- ĐT 163) dài 600,7 km và hơn 3000 km đường liên thôn, liên xã.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của tỉnh Lào Cai đã phát triển kéo dài
đến thôn bản, nhưng địa hình phức tạp, đường hẹp lại đèo dốc có nhiều đường
cong bán kính nhỏ, tầm nhìn hạn chế. Hiện trạng hệ thống đường giao thông
của tỉnh Lào Cai được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V miền
núi, chủ yếu là kết cấu đá dăm láng nhựa; các cầu được thiết kế với tải trọng
từ H10 – H30.
2.2.4.2 Về cơ sở hạ tầng giao thông khác:
- Lào Cai có 03 đơn vị đào tạo lái xe cơ giới (Trường trung cấp nghề
thuộc Công ty Apatit, Trường cao đẳng nghề thuộc Sở lao động và Trung tâm
đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới thuộc Công ty Cổ phần vận tải Lào Cai), 01
Trung tâm sát hạch, 02 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới (Trong đó có 01 trung
tâm thuộc Công ty TNHH Huy Long đang được xây dựng).
- Có 17 Bến xe khách, trong đó có: 01 Bến xe loại 1, 09 Bến xe từ loại

2 đến loại 4, 07 Bến xe khách loại 6 (bến tạm).


12

2.2.5 Về tình hình chấp hành các qui định của pháp luật của tổ
chức, cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh vận tải:
- Theo qui định của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của
Chính phủ, kinh doanh vận tải là loại hình kinh doanh có điều kiện và Nhà
nước chủ trương tăng cường công tác quản lý nhà nước, đề cao yêu cầu đối
với loại hình kinh doanh này;
- Trong thời gian vừa qua, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh
doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có ý thức nhất định trong việc chấp
hành các qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, từng bước nâng
cao nhận thức các qui định về điều kiện kinh doanh vận tải, từ đó đã góp phần
ổn định, phát triển hoạt động kinh doanh vận tải, giảm thiểu tai nạn giao
thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa trên
địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, còn tồn tại nhiều vấn đề gây bức xúc
trong dư luận xã hội đòi hỏi cần phải giải quyết, cụ thể là:
+ Trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách: Tình trạng các
phương tiện vận tải tranh giành, trèo kéo khách đi xe vẫn còn tồn tại; Trên các
tuyến đi Sa Pa, Bắc Hà, xe hợp đồng hoạt động ‘trá hình” như xe khách chạy
tuyến cố định, xe chạy vượt tuyến, trái tuyến vẫn còn xuất hiện; Các hành vi
vi phạm về qui tắc giao thông đường bộ (đậu, đỗ không đúng nơi qui định
trên địa bàn Thành phố, trên tuyến cao tốc Hà Nội- Lào Cai; chạy quá tốc độ
qui định; …), vi phạm về hoạt động vận tải (đón, trả khách không đúng nơi
qui định; chở hàng trong khoang chở khách; xe hoạt động không phù hiệu vận
tải), các tụ điểm đón, trả khách tạo thành các “Bến cóc”, … vẫn diễn ra hàng
ngày trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh có phương tiện vận tải khách

tham gia hoạt động.
+ Trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa: Tình trạng xe chở hàng
quá tải vẫn chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là các xe tham gia trung
chuyển, chở hàng đến các Cửa khẩu (đặc biệt là các Cửa khẩu phụ, lối mở),
xe chở hàng vật liệu xây dựng phục vụ thi công các tuyến đường, công trình
xây dựng dân dụng. Hoạt động chở hàng quá tải của các phương tiện trên các
tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ là nguyên nhân trực tiếp làm hư hỏng nền, mặt đường
giao thông đường bộ, ảnh hưởng đến kết cấu của hệ thống cầu, cống, khiến
cho tuổi thọ của các công trình giảm đáng kể;
Theo thống kê của cơ quan đăng kiểm, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 195
trường hợp xe tải tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe chưa bị xử lý cắt bỏ
thành thùng vượt quá theo qui định của Thông tư 42/2014/TT- BGTVT ngày
15/9/2014 của Bộ GTVT, ngoài ra còn rất nhiều trường hợp phương tiện tự ý


13

cơi nới thành thùng xe chưa bị xử lý (các phương tiện này chủ yếu hoạt động
tại các công trường xây dựng, khai trường khai thác khoáng sản hoặc vùng
sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh);
Tại các địa điểm thi công hoặc trên các tuyến đường vận chuyển, tình
trạng xe chở vật liệu xây dựng không che phủ bạt, kéo lê đất ra đường, … làm
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đi lại, đời sống của nhân dân, làm hư
hỏng hoặc ách tắc hệ thống thoát nước của công trình giao thông đường bộ
vẫn còn xảy ra.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
+ Do ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một số tổ chức, cá
nhân còn yếu kém, cá biệt có những trường hợp còn có biểu hiện coi thường
pháp luật;
+ Số lượng phương tiện, đơn vị tham gia kinh doanh vận tải trong

những năm vừa qua gia tăng nhanh, nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách
lớn, trong khi đó lực lượng chức năng tham gia làm công tác này còn mỏng;
+ Tình trạng vi phạm chở hàng quá tải, xe khách vòng vo đón trả
khách, đậu đỗ không đúng nơi qui định, … đã diễn ra trong một thời gian dài
nhưng không bị nghiêm khắc xử lý, tạo thành thói quen trong hành động và
suy nghĩ của lái xe, chủ phương tiện, thậm chí một số cá nhân quan niệm đó
là vấn đề tất yếu của hoạt động kinh doanh vận tải;
+ Tại một số địa phương, một số bộ phận chức năng còn xem nhẹ công
tác này, có những giai đoạn còn buông lỏng công tác quản lý nhà nước;
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ còn hạn chế, chưa đáp
ứng được năng lực vận tải, còn những bất cập trong việc bố trí các điểm đón,
trả khách, trạm dừng nghỉ;
+ Công tác tuần tra, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra của một số bộ phận
lực lượng chức năng tại một số thời điểm còn thiếu kiên quyết, chưa hiệu quả;
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu
cầu.
2.2.6 Thực trạng công tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động kinh
doanh vận tải trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay:
2.2.6.1 Những thành tích đạt được:
- Trong những năm vừa qua, việc siết chặt quản lý hoạt động kinh
doanh vận tải và tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện đã được Đảng bộ
Sở giao thông vận tải và Chi bộ Thanh tra Sở đặc biệt quan tâm, chú trọng.


14

Tại Nghị quyết của Đại hội đảng bộ Sở giao thông vận tải nhiệm kỳ 20152020, công tác tham gia đảm bảo, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đã được
Đảng bộ Sở coi là một nhiệm vụ trọng tâm, trong đó kiểm soát về hoạt động
vận tải trong năm 2015 phấn đấu không còn tình trạng xe chở hàng quá khổ,
quá tải, xóa bỏ tình trạng “xe dù, bến cóc” hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào

Cai.
Để thực hiện được nhiệm vụ chính trị trên, Sở giao thông đã tham mưu
cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban an toàn giao thông tỉnh và trực tiếp ban hành
rất nhiều văn bản về công tác kiểm soát hoạt động vận tải, ví dụ như: Quy chế
phối hợp số 42/QCPH-BGTVT-UBND ngày 24/12/2013 giữa Bộ Giao thông
Vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trong công tác chỉ đạo, điều hành
hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động; Công văn số 194/UBNDQLĐT ngày 16/01/2014 về việc tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên tuyến
Quốc lộ 4E; Công văn số 794/UBND-QLĐT ngày 14/3/2014 về việc tiếp tục
tăng cường xử lý xe quá tải, xe cơi nới thùng xe trái quy định; Công văn số
1282/UBND-QLĐT ngày 14/4/2014 về việc tiếp tục triển khai công tác kiểm
soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh Lào Cai; …
- Số cuộc thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường hơn trước, trung bình
mỗi năm tăng từ (15- 20)% so với năm trước. Năm 2014, Thanh tra Sở đã tiến
hành 12 cuộc thanh tra chuyên ngành về hoạt động vận tải (tăng 16% so với năm
2013), 07 cuộc kiểm tra chuyên đề, ngoài ra còn tiến hành 36 cuộc kiểm tra
thường xuyên trên các tuyến đường trong đó có nội dung về kiểm tra hoạt động
vận tải khách (tăng 22% so với năm 2013);
- Hiệu quả và chất lượng của các cuộc thanh, kiểm tra về vận tải đã được
nâng lên, cải thiện rõ rệt qua từng năm, điều này được thể hiện qua số vụ việc vi
phạm đã được phát hiện và xử lý, công tác tham mưu và kiến nghị, đề xuất của
các Đoàn thanh, kiểm tra sau khi kết thúc thanh tra. Trong năm 2014, Thanh tra
Sở đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động vận tải khách
là 378 trường hợp, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 86 trường hợp với
số tiền xử phạt là 667.160.000 đồng (tăng 33% so với năm 2013); Kết quả xử
lý vi phạm xe quá tải tại Trạm cân với số xe vào cân 1.807 xe, số xe vi phạm quá
tải 253 xe, tổng số tiền xử phạt là 1.049.950.000đ (tăng 45% so với năm 2013),
tước GPLX 253 trường hợp; Kết quả xử lý vi phạm của Tổ kiểm tra liên ngành
(Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông, Đăng kiểm) trong quí II/2015 đối với



15

xe tải tự ý cơi nới, thay đổi kích thước thành, thùng xe: Đã kiểm tra 928 phương
tiện, số phương tiện vi phạm là 268 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt là:
1.801.950.000 đồng, tạm giữ có thời hạn 10 phương tiện;
- Trong công tác chỉ đạo của mình về thanh, kiểm tra hoạt động vận tải,
Đảng bộ, Chính quyền Sở giao thông vận tải đã xác định được những nhiệm
vụ trọng tâm, trọng điểm, những công việc cần phải giải quyết tại những thời
điểm khác nhau, trên cơ sở chủ trương đó các lực lượng chức năng, đơn vị
xây dựng chương trình, kế hoạch hành động. Đối với công tác siết chặt hoạt
động vận tải khách, ngay từ đầu các năm, lực lượng Thanh tra giao thông Sở
đã xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra trong năm, trong đó có các đợt tổng
kiểm tra cao điểm vào các dịp Lễ hội mùa xuân, đền Bảo Hà, đền Thượng, Tết
dương lịch, nguyên đán. Trong kiểm soát tải trọng phương tiện, các lực lượng
chức năng xác định vị trí, tuyến đường thường xuyên có các phương tiện vận
tải hàng hóa đi qua như các nút ra của tuyến cao tốc Hà Nội- Lào Cai, Quốc
lộ 4D, 4E, 70, … để đặt Trạm cân kiểm tra;
- Qua công tác thanh, kiểm tra, ngoài việc xử lý vi phạm, các Đoàn
thanh tra đã phát hiện ra những thiếu xót, sơ hở trong công tác quản lý nhà
nước về hoạt động vận tải, từ đó Sở giao thông vận tải, Thanh tra Sở đã có
những điều chỉnh, uốn nắn trong công tác quản lý hoặc kiến nghị, đề xuất lên
cơ quan cấp trên hoặc cơ quan liên quan về công tác này. Ví dụ: Trong năm
2014, Thanh tra Sở đã có kiến nghị về điều chỉnh kê khai giá cước vận tải xe
Taxi khi Doanh nghiệp lợi dung qui định không rõ ràng của Thông tư
129/2010/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/8/2010 để kê sai bản chất “giá cước
km đầu tiên” nhằm trục lợi, kiến nghị về công tác quản lý vận tải khi số lượng
phương tiện được cấp Phù hiệu vận tải nhưng không hoạt động tại Doanh
nghiệp trong khi đó Sở giao thông vận tải cũng không nắm được, …
- Sở giao thông vận tải, Thanh tra Sở đã tham mưu cho cơ quan cấp trên
nhiều giải pháp có giá trị về kiểm soát hoạt động vận tải, qua đó góp phần làm

giảm tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh đối với cả
03 tiêu chí (số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số người bị thương), tình trạng
xe chở hàng quá tải đã giảm mạnh, hoạt động vận tải khách đã từng bước đi vào
nề nếp. Trong các giải pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh, trước hết phải kể
đến việc sớm đưa Trạm cân kiểm tra tải trọng xe vào hoạt động từ 01/4/2014,
sau đó tiếp tục đề xuất trang bị cân kiểm tra tải trọng trang bị cho 09 huyện,


16

thành phố trong tỉnh; Tham mưu tổ chức Hội nghị ký cam kết không xếp hàng
lên phương tiện vượt quá tải trọng cho phép; Tham mưu thành lập 02 Tổ kiểm
tra liên ngành cơ động xử lý các vi phạm về cơi nới, tự ý thay đổi kích thước
thành thùng xe; Ngoài ra, đã ban hành nhiều văn bản hành chính để chỉ đạo,
điều hành công tác kiểm soát tải trọng xe, cơi nới thành thùng xe hoặc tham
gia ký các kế hoạch liên ngành với các cơ quan như Công an, đăng kiểm,
VEC…về việc xử lý xe quá tải, cơi nới thành thùng…;
2.2.6.2 Những tồn tại, hạn chế:
- Tại các Trạm kiểm soát tải trọng xe, số phương tiện bị phát hiện lập
biên bản xử phạt / số phương tiện đã vào cân kiểm tra còn đạt tỷ lệ thấp (<
15%);
- Chất lượng, hiệu quả của các cuộc thanh, kiểm tra chưa đồng đều, thậm
trí một số cuộc đạt kết quả thấp, mặc dù cũng tính chất công việc, nhiệm vụ,
yêu cầu và trong cùng một giai đoạn nhưng mỗi Đoàn (Đội) thanh tra cho kết
quả khác nhau về số vụ vi phạm được phát hiện, xử lý, số tiền xử phạt;
- Các cuộc thanh, kiểm tra hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào công tác
đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết những vụ việc có tính thời sự,
đơn thuần, số cuộc thanh tra có chiều sâu hoặc kiểm tra theo chuyên đề thực
hiện được trong một năm còn rất ít;
- Hiệu quả của việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra đã góp phần làm

cho tình trạng xe chở hàng quá tải giảm mạnh, hoạt động vận tải khách đã
từng bước đi vào ổn định, tuy nhiên thực tế cho thấy, tình trạng vi phạm trên
có thể tái phát quay trở lại tại bất kỳ thời điểm nào, một trong những nguyên
nhân tiềm ẩn nguy cơ tái phạm nói trên đó là các giải pháp hiện nay đặt ra cho
công tác kiểm soát hoạt động vận tải mới chỉ mang tính nhất thời, chưa giải
quyết triệt để tận gốc rễ phát sinh vi phạm;
- Hiện nay, Thanh tra Sở còn chưa tiến hành thực hiện được một số nội
dung thanh tra chuyên ngành về việc chấp hành các điều kiện về kinh doanh
vận tải hàng hóa tại các đơn vị kinh doanh vận tải; Công tác quản lý nhà nước
về hoạt động vận tải, phương tiện của phòng quản lý phương tiện, vận tải và
người lái thuộc Sở giao thông vận tải, …;


17

- Trong quá trình thanh, kiểm tra về hoạt động vận tải chưa có nhiều
sáng kiến, cải tiến, vận dụng linh hoạt các qui định của pháp luật để thanh,
kiểm tra, vẫn chủ yếu làm lối mòn, lập trình sẵn có;
- Việc ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị hiện đại, thông tin
cung cấp từ thiết bị giám sát hành trình của các phương tiện còn được sử dụng
rất hạn chế, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của các cuộc thanh,
kiểm tra.
2.2.6.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Nguyên nhân đầu tiên của những tồn tại, hạn chế trong công tác thanh,
kiểm tra về hoạt động vận tải đó là yếu tố con người (cụ thể là những người
trực tiếp thực thi công vụ), trong đó thể hiện ở các điểm sau đây:
+ Năng lực, trình độ của các cán bộ là không đồng đều, thậm chí năng
lực của một số cán bộ còn yếu. Một trong những nguyên nhân của tồn tại này
xuất phát từ yếu tố lịch sử để lại, trước thời điểm Nghị định 136/2004/NĐ-CP
qui định về tổ chức và hoạt động của lực lượng thanh tra giao thông có hiệu

lực, cán bộ thanh tra giao thông được điều động, tuyển dụng không đề cao
yếu tố bằng cấp, chuyên môn. Mặt khác, trong quá trình làm việc, một số cán
bộ không chịu khó trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm của
các cán bộ đi trước;
+ Tinh thần trách nhiệm với công việc của một số cán bộ còn hạn chế.
Thanh tra giao thông là một công việc liên quan đến nhiều mặt, đối tượng của
đời sống xã hội, thường làm việc trong một phạm vi rộng lớn về không gian,
do đó việc giám sát của cơ quan cấp trên gặp nhiều khó khăn và thường
không trực tiếp vì thế yêu cầu mỗi cá nhân phải có tinh thần tự lực bản thân,
trách nhiệm, hết mình vì công việc được giao phó luôn được đặt ra;
+ Lực lượng chức năng nói chung và lực lượng thanh tra giao thông nói
riêng tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là còn mỏng so với
khối lượng công việc đảm nhiệm. Trong hai năm vừa qua, với yêu cầu “siết
chặt quản lý hoạt động vận tải, tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện”,
quân số thanh tra giao thông Sở thường xuyên phải dành 2/3 cho công tác này,
trong khi đó với chức năng là cơ quan tham mưu cho Sở giao thông về thanh,
kiểm tra trong ngành giao thông vận tải, Thanh tra Sở còn phải tham gia các


18

lĩnh vực khác như: Tiếp dân, giải quyết khiếu nại- tố cáo, phòng chống tham
nhũng, thanh tra hành chính và chuyên ngành khác (xây dựng cơ bản, đăng
kiểm, đào tạo sát hạch lái xe, …).
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện của lực lượng thanh tra giao
thông phục vụ cho hoạt động thanh, kiểm tra về hoạt động vận tải còn rất
thiếu thốn, không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc hiện nay.
Trong kiểm tra hoạt động vận tải hàng hóa, ngoài việc trang bị hệ thống cân
tải trọng xe, các phương tiện khác như xe cẩu, xe chuyên dụng lai dắt ô tô
chưa được trang bị, bãi hạ tải chưa được xây dựng vì vậy rất khó khăn trong

quá trình xử lý vi phạm, đặc biệt khi gặp các đối tượng không hợp tác, chấp
hành. Trong kiểm tra hoạt động vận tải hành khách, số lượng phương tiện ô
tô, mô tô phục vụ công tác thanh, kiểm tra còn thiếu và đã cũ, lực lượng thanh
tra chưa được trang bị máy đo nồng độ cồn, máy quay camera ghi hình, … để
phục vụ công tác;
- Số lượng phương tiện, đơn vị tham gia kinh doanh vận tải trên địa bàn
tỉnh tăng nhanh trong thời gian vừa qua đã đồng thời làm gia tăng các hành vi
vi phạm, tính chất phức tạp trong lĩnh vực này, trong khi đó nhân lực, trang
thiết bị, phương tiện để đảm bảo, ổn định công tác này gần như không thay
đổi;
- Công tác phối hợp thanh, kiểm tra liên ngành với các lực lượng chức
năng và trao đổi thông tin, hỗ trợ từ các Chính quyền địa phương chưa được
thường xuyên, liên tục;
- Chưa phát huy được khả năng, tác động của công tác tuyên truyền, vận
động quần chúng nhân dân, chủ phương tiện, lái xe và các đối tượng khác có
liên quan trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung và hoạt
động vận tải nói riêng. Công tác tuyên truyền hiện nay còn mang nặng tính
hình thức, đơn điệu, không thu hút với các đối tượng cần tuyên truyền vì vậy
hiệu quả không cao, không thuyết phục. Công tác vận động đối với quần
chúng còn đang bỏ ngỏ chưa thực hiện;
- Công tác chỉ đạo, điều hành đối với hoạt động thanh, kiểm tra về vận
tải có những thời điểm còn chưa thật sự quyết liệt, còn bị động theo sự chỉ
đạo của cơ quan cấp trên.


19

2.3 Nội dung cụ thể của nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra
đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ:
- Trên tinh thần của Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban chấp

hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
trật tự an toàn giao thông; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 02/6/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp cấp bách trong hoạt động
kinh doanh vận tải hành khách; … Đảng bộ Sở giao thông vận tải, Chi bộ
Thanh tra Sở cần nâng cao vai trò lãnh đạo, tầm ảnh hưởng, sức chiến đấu của
Đảng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung và hoạt
động vận tải nói riêng trong toàn ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh
Lào Cai. Các chi, đảng bộ trong Sở giao thông phải qui tập được các lực
lượng chức năng, phòng, ban chuyên môn, đơn vị thuộc Sở tạo thành một
khối thống nhất để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh đối với những hành vi
vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải;
- Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra về hoạt
động vận tải, phải đảm bảo “vừa hồng, vừa chuyên”. Trong sử dụng cán bộ,
bố trí công việc tại Thanh tra Sở giao thông phải phù hợp để phát huy được
hết những năng lực, sở trường, chuyên môn của mỗi cán bộ, hạn chế thấp nhất
những khiếm khuyết, nhược điểm. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người
thực thi công vụ, quá trình thực thi công vụ, cán bộ phải biết đặt lợi ích tập
thể, xã hội, hiệu quả công việc lên trước. Nghiêm khắc xử lý những trường
hợp cán bộ cố tình sai phạm, dung túng, bao che, bỏ lọt hành vi vi phạm;
- Thanh tra Sở tổ chức được nhiều cuộc thanh tra chuyên ngành về hoạt
động vận tải có chiều sâu để phát hiện, giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của
những vi phạm. Thực hiện các cuộc kiểm tra về vận tải với qui mô lớn, trên
diện rộng với thời gian dài ngày để tác động đến tất cả các tổ chức, cá nhân
đang tham gia hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh. Qua các cuộc
thanh, kiểm tra sẽ trực tiếp góp phần làm giảm mạnh các hành vi vi phạm
trong hoạt động vận tải, từng bước làm thay đổi nhận thức, tư duy của các tổ
chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải, xóa bỏ tình trạng xe hàng quá tải,
xe khách dù, bến cóc, …
- Qua các cuộc thanh, kiểm tra phải phát hiện ra các hành vi vi phạm
theo qui định của pháp luật về hoạt động vận tải (Nghị định số 86/2014/NĐCP về điều kiện kinh doanh vận tải; Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về tổ

chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 07/2010/TTBGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; …) và bị xử lý nghiêm theo


20

qui định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐCP,Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT. Việc xử lý vi phạm hành chính (xử phạt
tiền, tạm giữ tang vật, tước Giấy phép lái xe) ngoài việc giáo dục, phải thể
hiện được sự răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
- Qua công tác thanh, kiểm tra của các Đoàn thanh tra phải đưa ra được
nhiều tham mưu, kiến nghị, đề xuất có giá trị. Đối với những hành vi vi phạm
mới trong xã hội về hoạt động vận tải mà pháp luật chưa qui định, chưa có
chế tài xử lý, phải đề xuất bổ sung có sự quản lý của nhà nước. Khi phát hiện
thấy những thiếu xót, lỏng lẻo, “lỗ hổng” trong cơ chế quản lý của nhà nước
về vận tải, cán bộ thanh tra phải có tham mưu, kiến nghị kịp thời với cơ quan
có thẩm quyền để điều chỉnh các qui định về quản lý, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
- Nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra về hoạt động vận tải
tại Thanh tra Sở còn được thể hiện trong việc góp phần giữ gìn, đảm bảo, trật
tự an toàn giao thông nói chung. Tác động của công tác thanh, kiểm tra về
hoạt động vận tải khách phải làm cho hoạt động của các phương tiện vận tải
từng bước đi vào nề nếp, không có hiện tượng tranh giành khách giữa các chủ
phương tiện, ép khách đi xe của các nhà xe. Đối với vận tải hàng hóa, các chủ
phương tiện phải chở hàng đúng tải trọng, hàng hóa trên xe chằng buộc chắc
chắn, không để rơi vãi, vật liệu rời phải được che phủ bạt, … Các công tác
đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu
giảm từ (5-10)% mỗi năm số người chết do tai nạn giao thông gây ra mà Ủy
ban an toàn giao thông quốc gia đặt ra cho mỗi tỉnh trên địa bàn toàn quốc
phải thực hiện;
- Đối với các vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành,
Thanh tra Sở sẽ chủ trì thực hiện các cuộc thanh, kiểm tra liên ngành để phát

huy tối đa sức mạnh, ưu thế của tổng hợp các lực lượng chức năng. Trong
hoạt động thanh kiểm tra về hoạt động vận tải đường bộ chủ yếu liên quan
đến con người và phương tiện vì thế rất cần sự hỗ trợ, phối hợp, trao đổi của
các lực lượng, cơ quan như Công an, đăng kiểm, lao động, y tế, khoa học, …
- Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, máy móc, phương
tiện hiện đại vào trong công tác thanh, kiểm tra về hoạt động vận tải. Theo dõi
thường xuyên để quản lý, sử dụng có hiệu quả trong xử lý vi phạm các thông
tin cung cấp từ thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện ô tô;
- Phát huy có hiệu quả công tác tuyên truyền. Hoạt động tuyên truyền
phải làm cho mỗi tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải
nhận thức được sự cần thiết phải tuân thủ các qui định của pháp luật về hoạt


21

động vận tải, lợi ích và sự an toàn khi đã chấp hành, từ đó họ sẽ có ý thức tự
giác và tinh thần trách nhiệm khi tham gia kinh doanh.
2.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra đối
với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ giai đoạn 2015 - 2020 :
Một là, Đảng bộ Sở giao thông vận tải, Chi bộ Thanh tra Sở ban hành
các văn kiện về tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công
tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trong đó có hoạt động thanh, kiểm tra
về vận tải. Chi, Đảng bộ xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động đối
với công tác quản lý hoạt động vận tải cho hàng năm trong giai đoạn 20152020. Tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành các Chỉ thị, nghị quyết về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác
này và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới;
Hai là, Chi bộ Thanh tra Sở triển khai kịp thời, có hiệu quả các Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng ủy cơ quan cấp trên đã ban hành trong năm 2015 như:
Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 02/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường các giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo TTATGT trong hoạt động kinh

doanh vận tải hành khách và giao thông đường sắt; Chỉ thị số 51CV/TU ngày
12/5/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng
phương tiện chở hàng quá tải trọng; Nghị quyết của Đảng bộ Sở GTVT Lào
Cai nhiệm kỳ 2015- 2020 về việc tăng cường các biện pháp về đảm bảo trật tự
an toàn giao thông; … Ngoài ra, thực hiện 19 văn bản chỉ đạo của UBND
tỉnh, 10 văn bản của Ban ATGT tỉnh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông;
Ba là, trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao, phải huy động
được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng và
quần chúng nhân dân cùng vào cuộc tham gia đấu tranh, hỗ trợ và chia sẻ
cùng với lực lượng Thanh tra giao thông trong việc xử lý các vi phạm trong
hoạt động kinh doanh vận tải;
Bốn là, xây dựng các chương trình, kế hoạch thanh, kiểm tra theo quí,
năm bám sát với diễn biến thực tế của hoạt động kinh doanh vận tải, những
vấn đề nổi cộm đang gây bức xúc trong dư luận xã hội (như tình trạng xe quá
tải, xe khách “dù”, bến cóc, … ). Ngoài ra, có chương trình định hướng trong


22

công tác thanh, kiểm tra về hoạt động vận tải đối với những vấn đề dự liệu,
cảnh báo các hành vi vi phạm mới có thể xảy ra;
- Năm là, giải pháp đối với việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
làm công tác thanh tra:
+ Tuyển dụng các cán bộ có trình độ, bằng cấp chuyên môn phù hợp,
trong đó ưu tiên tuyển dụng những người được đào tạo chính qui, học các
chuyên ngành của giao thông, luật, kinh tế;
+ Bổ nhiệm các cán bộ từ cấp Đội trở lên phải có trình độ, năng lực,
tâm huyết với nghề và đảm bảo các qui định theo tinh thần Thông tư số
02/2008/TT-BGTVT ngày 04/3/2008 của Bộ GTVT;

+ Thường xuyên trau dồi tư tưởng, ý thức đạo đức nghề nghiệp đối với
cán bộ thanh tra, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nói không
với tiêu cực;
+ Tổ chức các chương trình tập huấn trong nội bộ Thanh tra Sở; Cử cán
bộ tham dự các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập nâng cao
trình độ lý luận và chuyên môn do nghành giao thông, thanh tra tổ chức ;
+ Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân tiêu biểu, có thành
tích xuất sắc trong công tác. Kiên quyết xử lý nghiêm các tiêu cực, vi phạm,
các hành vi có dấu hiệu bao che, dung túng của cán bộ trong quá trình thực thi
nhiệm vụ;
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, lãnh đạo
Thanh tra đối với các cán bộ thanh tra làm công tác thanh tra và công tác
thanh tra. Công tác giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục,
ngoài ra định kỳ 02 lần/ năm phải tiến hành kiểm tra nội bộ Thanh tra Sở.
Thông qua việc thực hiện công tác thanh tra, lấy hiệu quả công việc và những
tham mưu, đề xuất để đánh giá về cán bộ đang quản lý;
Bảy là, tăng cường năng lực hoạt động thanh tra cho Thanh tra Sở
thông qua việc bổ sung, tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng
thanh tra giao thông, trong đó đến năm 2020, Thanh tra Sở được giao chỉ tiêu
30 biên chế, bổ sung 02 xe ô tô bán tải, 01 xe ô tô 07 chỗ, 02 máy tính xách
tay, camera, …;


23

Cơ sở của việc tăng cường biên chế: Căn cứ vào mục II- Đề án tổ chức,
hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông ngày 4/4/2008 do Bộ giao thông
vận tải quy định và căn cứ vào thực tế số Km đường bộ, đường thủy, số lượng
phương tiện đang hoạt động, các cơ sở hạ tầng giao thông khác hiện có trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tám là, tăng cường số cuộc thanh, kiểm tra hàng năm (mỗi năm tăng
từ 15- 20% so với năm trước), trong đó đặc biệt tăng cường các cuộc thanh tra
về điều kiện kinh doanh vận tải tại các đơn vị kinh doanh, các cuộc kiểm tra
chuyên ngành, theo chiều sâu;
Chín là, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại trong
hoạt động thanh, kiểm tra về hoạt động vận tải. Thành lập một Tổ thanh tra
(kiêm nhiệm) gồm 05 cán bộ có chuyên môn kỹ thuật tham gia học tập,
nghiên cứu chuyên sâu các ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ về Thiết
bị giám sát hành trình, hệ thống trạm cân cố định, lưu động, … để phục vụ
cho công tác thanh, kiểm tra. Tổ thanh tra có nhiệm vụ phối hợp với các thanh
tra viên, đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp thời các thông tin
được cung cấp từ Trung tâm quản lý thông tin thiết bị giám sát hành trình.
Phát hiện và xử lý các trường hợp lái xe, chủ phương tiện gian lận, sử dụng
mánh khóe để làm sai lệch kết quả cân tải trọng phương tiện tại các Trạm cân;
Mười là, tăng cường và nâng cao hiệu quả tối đa các chương trình
thanh, kiểm tra, phối hợp liên ngành cùng lực lượng Công an, Trung tâm đăng
kiểm, Sở y tế, Sở khoa học, Sở lao động thương binh và xã hội, các địa
phương … Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh
sát cơ động việc kiểm soát tải trọng phương tiện tại các Trạm cân cố định (đã
triển khai từ tháng 4/2014 đến nay). Duy trì các trạm cân lưu động và Đoàn
kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh thành lập về việc xử lý phương tiện vi
phạm tự ý cơi nới, cải tạo, thay đổi kích thước thành, thùng xe trên toàn địa
bàn tỉnh. Trung bình một năm thực hiện tối thiểu 03 cuộc tổng kiểm tra liên
ngành cao điểm, toàn diện về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong hoạt
động vận tải khách;
Mười một là, Tăng cường công tác thanh tra tại các Doanh nghiệp để
chấn chỉnh từ gốc rễ các mầm mống vi phạm, trong đó đặc biệt xử nghiêm các
trường hợp Doanh nghiệp tự ý cho xe chạy tăng tần suất chuyến/ ngày/ tháng;
không bố trí đủ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe dẫn đến tình trạng lái xe làm



24

việc quá thời gian theo qui định; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở các Doanh
nghiệp buông lỏng quản lý, xóa bỏ tình trạng “khoán trắng” cho lái xe để các
tự điều hành, hoạt động không có sự theo dõi, giám sát của cơ quan nhà nước,
lực lượng chức năng;
Mười hai là, thực hiện công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi đối với hoạt
động vận tải ngay tại các đầu mối, nơi xuất phát của phương tiện. Đối với
hoạt động kinh doanh vận tải khách, tăng cường kiểm tra, quản lý ngay tại
bến xe, cương quyết không cho xuất bến đối với xe ôtô không bảo đảm các
quy định liên quan đến điều kiện phương tiện, người điều khiển phương tiện
(đặc biệt là đối với xe ôtô mà người lái xe sử dụng rượu, bia). Đối với hoạt
động vận tải hàng hóa, kiểm tra ngay tại các kho, bãi, Cảng cạn, tại các khu
công nghiệp như đông Phố Mới, bắc Duyên Hải, trong đó tập trung xử lý đối
với các lỗi thường vi phạm như: xếp hàng vượt quá kích thước bao ngoài của
xe, xếp hàng lệch trọng tâm, chở hàng quá trọng tải cho phép, … Ngoài ra,
trường hợp phát hiện thấy các chủ kho, bãi, giám đốc các Cảng vụ để cho các
phương tiện chở hàng trong kho, bãi mình quản lý mà chở hành quá tải, quá
khổ sẽ tiến hành kiến nghị, đề xuất xử lý đối với chính chủ kho, bãi đó theo
đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải;
Mười ba là, thực hiện giám sát thường xuyên và định kỳ 01 năm/ lần
thanh (kiểm) tra về công tác quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải tại Sở
giao thông. Nội dung thanh, kiểm tra tập trung vào công tác quản lý và cấp
phép kinh doanh vận tải cho các Doanh nghiệp, cấp phù hiệu vận tải cho các
phương tiện; Việc chấp thuận mở tuyến, công bố tuyến, chấp thuận khai thác
hoặc chấp thuận bổ sung khai thác tuyến; Công tác quản lý, lưu trữ, cập nhật
và xử lý các thông tin cung cấp từ thiết bị giám sát hành trình;
Mười bốn là, Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói chung và trong

quản lý hoạt động vận tải nói riêng. Đối tượng tuyên truyền trong hoạt động
kinh doanh vận tải tương đối đa dạng và phức tạp, thường xuyên được tiếp
xúc với các thành phần xã hội khác nhau, do vậy công tác tuyên truyền phải
phong phú, phù hợp với từng đối tượng để đảm bảo hiệu quả, cụ thể:
+ Thường xuyên phát trên loa phóng thanh, phát tờ rơi, tài liệu tuyên
truyền, … các nội dung của Luật giao thông đường bộ, Nghị định số


25

86/2014/NĐ-CP, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT, … tại các Bến xe khách,
khu vực Quảng trường ga, Cửa khẩu, … ;
+ Tổ chức ký cam kết với tất cả các chủ phương tiện, lái xe về không vi
phạm pháp luật giao thông trong quá trình tham gia kinh doanh vận tải;
+ Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các qui định của pháp luật về điều kiện
kinh doanh vận tải đối với các chủ Doanh nghiệp, người trực tiếp điều hành
hoạt động kinh doanh vận tải của Doanh nghiệp;
Mười năm là, Kết thúc mỗi cuộc thanh, kiểm tra về hoạt động vận tải,
các Đoàn (Đội) thanh tra phải họp lại để nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm
về hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra, trường hợp còn nhiều vướng mắc,
tồn tại có sự tham dự của lãnh đạo, các thành phần liên quan để cho ý kiến, từ
đó góp phần hoàn thiện, khắc phục cho những cuộc thanh, kiểm tra sau này.
3. Tổ chức thực hiện đề án:
3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án:
3.1.1 Trách nhiệm của Ban lãnh đạo Thanh tra Sở:
- Tham mưu cho Đảng bộ Sở giao thông trong công tác lãnh, chỉ đạo,
nâng cao vai trò của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông. Đóng góp ý kiến với Đảng bộ Sở về các chủ trương, đường lối trong
công tác quản lý hoạt động vận tải;
- Chịu trách nhiệm thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, … do Đảng ủy

cấp trên giao cho;
- Tham mưu cho Ban an toàn giao thông tỉnh, Sở giao thông vận tải xây
dựng các chương trình, kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thực hiện về
công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong đó có công tác quản lý hoạt
động vận tải;
- Tham mưu cho Sở giao thông trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm chức
vụ cán bộ thanh tra; bổ sung trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động của lực
lượng Thanh tra Sở;
- Chỉ đạo, điều hành các Đội thanh tra, văn phòng thanh tra triển khai
thực hiện các cuộc thanh, kiểm tra về hoạt động vận tải đã được phê duyệt;


×