Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

bài tập nhóm luật hiến pháp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 25 trang )

Trường: Đại học Luật Hà Nội
Lớp: 3901
Nhóm: B1


Đề bài

• Hoạt động lập hiến, lập pháp của
Quốc hội - hiện trạng và giải pháp


CẤU TRÚC BÀI TẬP

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG
• Cơ sử pháp lí
• Thực trạng
• Một số giải pháp

TIỂU KẾT


MỞ ĐẦU
Lập hiến, lập pháp là những hoạt
động quan trọng của nhà nước vì hiến
pháp và luật tác động đến mọi mối quan hệ
xã hội trên phạm vi cả nước; liên quan đến
chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, tổ chức
bộ máy nhà nước; lợi ích của mọi cá nhân,
tổ chức.




NỘI DUNG
I. Cơ sở pháp lí
Điều 69, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền
lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng
của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của nhà nước.”



II. Hoạt động lập hiến, lập pháp của
Quốc hội
1. Hoạt động lập hiến
Quốc hội khóa I, kì họp thứ 2: bản Hiến pháp
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
ngày 09/11/1946.
Quốc hội khóa I, kì họp thứ 11: Hiến pháp năm
1959 ra đời ngày 31/12/1959
Quốc hội khóa VI, kì họp thứ 7: Hiến pháp năm
1980 ra đời ngày 18/12/1980.
Quốc hội khóa VIII, kì họp thứ 11: Hiến pháp
năm 1992 ra đời ngày 15/04/1992.
Quốc hội khóa XIII, kì họp thứ 6: Hiến pháp
2013 ra đời ngày 28/11/2013.



Quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến
pháp được quy định một cách chặt chẽ, đặc biệt.
Quy định tại điều 120, Hiến pháp năm
2013:
“1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại
biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm
Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết
tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và
quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo
Hiến
pháp.
4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán
thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.”


Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ sáu họp thông qua Hiến pháp năm 2013 của
nước Việt Nam


2. Hoạt động lập pháp
Hiện nay trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII,
Quốc hội đã thông qua 37 luật, bộ luật và 7 pháp lệnh,
nhằm ngày càng hoàn thiện hệ thống luật pháp.


Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật
(điều 2, Luật tổ chức Quốc hội)
Dự án chương trình xây dựng luật do Ủy ban
thường vụ Quốc hội lập và trình Quốc hội. Ủy ban
thường vụ Quốc hội thành lập ban soạn thảo, phân công
cơ quan thẩm tra các dự án luật và pháp lệnh theo quy
định của luật (điều 9, Luật tổ chức Quốc hội)


Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
thẩm tra các dự án luật.

Quốc hội xem xét, thảo luận, thông qua các dự
án luật trong các kỳ họp Quốc hội
Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa
tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Đối với
các nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, rút
ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, sửa đổi Hiến
pháp thì phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành.




3. Hoạt động giám sát việc tuân theo Hiến
pháp và pháp luật.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc
tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối

cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (điều 2, Luật tổ chức
Quốc hội).


Như vậy
Trong hoạt động lập hiến, Quốc hội đã cho ra đời
5 bản Hiến pháp, thực hiện nhiệm vụ Cách mạng trong
từng thời kỳ.
Đặc biệt, Hiến pháp 2013 là cột mốc đánh dấu sự
phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng
dân chủ, về tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước về bảo
vệ các quyền con người, quyền công dân và về kĩ thuật
lập hiến.


Các văn bản pháp luật được ban hành trong thời
gian qua đã góp phần đáng kể vào việc phục vụ đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế và từng bước thực hiện việc đổi
mới bộ máy nhà nước, giữ gìn trật tự kỷ cương, bảo đảm
an ninh, quốc phòng, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, từ
đó thức đấy đất nước phát triển, tiến tới hoàn thành công
cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.


Tuy nhiên, Uỷ ban thường vụ Quốc hội được giao thẩm
quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, trên thực tế
trong thời gian qua, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hiếm khi sử dụng
thẩm quyền này vì nhiều lý do khác nhau như: Uỷ ban thường vụ
Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội hiện đang đảm nhận
một phần không nhỏ công việc lập pháp do Quốc hội giao (ban hành

pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao). Thành viên Uỷ ban
thường vụ Quốc hội là các đại biểu Quốc hội; số lượng thành viên Uỷ
ban thường vụ Quốc hội là chuyên gia pháp luật là rất ít, không phải
là các thẩm phán chuyên nghiệp.


Công tác xây dựng pháp luật vẫn chưa đáp ứng
kịp với yêu cầu của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và việc
quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Hệ thống pháp luật vẫn chưa thật hoàn chỉnh,
chưa đồng bộ, vẫn còn có chỗ chồng chéo, mâu thuẫn.
Nhiều văn bản thi hành, áp dụng được ngay, mà
còn phải ban hành nhiều văn bản cụ thể hoá, hướng dẫn
thi hành. Trong khi đó, các văn bản này lại ban hành
không kịp thời nên pháp luật chậm đi vào cuộc sống và
không tránh khỏi có những cách hiểu, cách làm khác
nhau, dẫn đến sơ hở, lợi dụng trong việc thi hành pháp
luật.



Hoạt động giám sát mới dừng lại ở mức độ
phát hiện và phân tích vấn đề, vụ việc rồi động
viên, đôn đốc, nhắc nhở các ngành các cấp ở địa
phương quan tâm, xem xét giải quyết chứ chưa
có những biện pháp thật sự hữu hiệu, chưa có các
chế tài cần thiết.



III. Một số giải pháp

Một số nguyên tắc trong hoạt động lập hiến, lập pháp:

1. Nguyên tắc Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong
hoạt động lập pháp.
2. Nguyên tắc Bảo đảm tính nhân dân, tính dân chủ
trong hoạt động lập pháp.
3. Nguyên tắc pháp chế.
4. Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan.
5. Nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch



Tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn
để xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ
chế lập hiến của Việt Nam.

Tổ chức tổng kết thực tiễn hoạt động lập
hiến ở nước ta trong thời gian qua để có cơ sở
cho việc tiếp tục nâng cao và hoàn thiện cơ chế
lập hiến của Việt Nam.

Cần sớm nghiên cứu thành lập cơ quan
bảo hiến chuyên trách.



Cần coi trọng việc lập chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh dài hạn và hàng năm của

Quốc hội.

Tổ chức lấy ý kiến các ngành, các cấp và
ý kiến của nhân dân đối với các dự án luật, pháp
lệnh.

Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội,
tăng cường đại biểu Quốc hội chuyên trách T

Tiếp tục củng cố và tăng cường bộ máy
giúp việc của Quốc hội

Nâng cao hiệu quả giám sát


TIỂU KẾT
Như vậy, hoạt động lập hiến, lập pháp của
Quốc hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang
tính quyết định trong việc xây dựng và phát triển
đất nước, hướng tới nhà nước pháp quyền-nhà
nước tiến bộ.
Trong thực thế hiện nay, hoạt động lập
hiến, lập pháp của quốc hội có vai trò ngày càng
lớn, vì vậy quốc hội phải có những giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động lập hiến, lập pháp
phù hợp với tình hình điều kiện phát triển của
đất nước.


HẾT



×