Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

điều trị tăng áp lực nội sọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.95 KB, 2 trang )

I.
cơ chế tăng áp lực nội sọ.
Có 3 cơ chế căn bản gây tăng áp lực nội sọ (ALNS), có thể đơn độc hoặc phối hợp
đó là phù não - úng não thủy - ứ trệ tuần hoàn.
1. Phù não
Phù não là hậu quả của ứ nước trong nhu mô não, thường gặp nhất, được chia làm
2 loại đó là phù nội bàovà ngoại bào.
- Phù nội bào do tổn thương màng tế bào làm cho nước từ ngoài bào vào tế bào gặp
trong thiếu máu cục bộ não, chấn thương sọ não hoặc do áp lực thẩm thấu huyết
tương thấp làm cho nước đi vào tế bào gọi là phù thẩm thấu gặp trong hạ Na+ máu,
(lọc máu, ngộ độc nước).
- Phù ngoại bào (do tổn thương hàng rào máu - não) là phù kẽ gặp trong u não, chấn
thương sọ não, thiếu máu não.
2. Úng não thủy
- Tăng tiết DNT: U đám rối mạch mạc, u màng não kề với đám rối mạch mạc.
- Rối loạn hấp thụ DNT trong viêm màng não dày dính.
- Tắc nghẽn lưu thông DNT gặp trong u não, apxe não, tụ máu trong não.
3. Ứ trệ tuần hoàn
- Nguồn gốc tĩnh mạch: Viêm tắc tĩnh mạch ở sọ, u chèn ép, máu tụ, tăng áp lực
trong lồng ngực,
- Nguồn gốc mao mạch: Thường do tổn thương tổ chức não gây tích lũy tại chỗ các
axít chuyển hóa, thiếu O2, tăng CO2 từ đó sinh ra giãn mạch gây thoát dịch ra khỏi
thành mạch gặp trong tăng huyết áp ác tính, sản giật.
II. Những điểm cần chú ý trong xử trí tăng áp lực nội sọ
1. Ðiều trị nguyên nhân
1.1.Ngoại khoa
Ðặc biệt trong u não, tụ máu do sang chấn, một số áp xe não.
1.2.Nội khoa
Cần thiết điều trị rối loạn hô hấp, hoặc chuyển hóa, cơn tăng huyết áp duy trì áp lực
tưới máu não (60 - 80 mm Hg). Kháng sinh trong viêm màng não mủ, ápxe giai
đoạn cấp, kháng siêu vi như trong viêm não do herpes simplex


Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột.
2. Ðiều trị triệu chứng
2.1.Loại bỏ các yếu tố ngoài sọ:
- Giảm áp lực tĩnh mạch: Nằm ngữa và nâng đầu lên khoảng 10-30 độ để tránh đè
ép tĩnh mạch cảnh, tránh kích thích vật vã bằng an thần (seduxen) và giản cơ
( myolastan), kiểm soát sớm động kinh (valium,...)
- Ðiều trị rối loạn hô hấp để chống thiếu O2 và tăng CO2 (gây giãn mạch), nếu thở
máy cần chú ý vì thở máy áp lực dương thời kỳ thở ra làm tăng áp lực tĩnh mạch,
giảm cung lượng tim.
- Áp lực thẩm thấu hạ nên hạn chế nước và tránh dùng dung dịch nhược trương


2.2.Chống phù não
- Corticoide: Hiệu quả của nó thấy rõ trong phù do nguyên nhân mạch
như trong u não, ápxe não, chấn thương sọ. Thường dùng dexamethasone lúc đầu
bolus 10 mg, sau 4 mg mỗi 6 giờ
- Ðiều trị giảm dịch trong não:
+ Lợi tiểu: Giảm thể tích ngoại bào và giảm áp lực tĩnh mạch, giảm tiết DNT,
Furosemide với liều 1mg/kg tĩnh mạch thì hạ nhanh áp lực nội sọ.
+ Dung dịch ưu trương: Mannitol 20% liều 0,25- 0,5-1,5g/ kg nhưng không quá
5g/kg/24 giờ. Không nên dùng kéo dài quá 3-5 ngày để tránh mất nước, độc cho gan
- thận.
- Tăng thông khí: Tác dụng thông qua co mạch do giảm CO2.
- Barbituric tĩnh mạch với liều gây mê làm giảm tưới máu và chuyển hóa ở não.



×