E. CHỦ ĐỀ : CƠ HỌC
I) Mục tiêu của Chủ đề :
Trang bị cho HS những hiểu biết ban đầu về : chuyển động cơ; vận tốc; lực và tác
dụng của lực; một số loại lực (trọng lực; lực đàn hồi; lực ma sát); đặc điểm cấu tạo
và sử dụng 3 loại máy cơ đơn giản (mặt phẳng nghiêng đòn bẩy và ròng rọc). Góp
phần phát triển các kĩ năng tiến trình khoa học, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề, các thái độ yêu thích khoa học, hứng thú học tập khoa học, … Những
hiểu biết ban đầu về chuyển động cơ (dạng vận động đơn giản nhất của vật chất) về
lực cũng cần thiết, hữu ích cho học tập các nội dung khác về khoa học tự nhiên ở
THCS như công, công suất; truyền nhiệt; cấu trúc, vận động cơ thể động vật; …
Cụ thể là sau khi học Chủ đề, HS :
- Về kiến thức :
+ Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển
động cơ. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. Nêu được ý nghĩa
của vận tốc. Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều.
+ Nêu được ví dụ về tác dụng của lực và tìm ra tác dụng đẩy hay kéo của lực. Nêu
được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được
phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực
làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. Giải thích được một số hiện tượng
thường gặp liên quan tới quán tính.
+ Nhận biết được sự tồn tại trọng lực. Biết được cách xác định phương, chiều và
cách tính độ lớn của trọng lực.
+ Nhận biết được sự xuất hiện lực đàn hồi. Chỉ ra được cách xác định phương,
chiều của lực mà lò xo tác dụng lại vật, gây ra biến dạng cho nó và nhận xét được
sự phụ thuộc của lực này vào độ biến dạng của lò xo.
+ Nhận biết được sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn và đặc
điểm của mỗi loại lực ma sát này. Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực
ma sát có lợi và vận dụng ích lợi của nó. Kể và phân tích được một số hiện tượng
về lực ma sát có hại và nêu cách hạn chế tác hại của lực ma sát. Mô tả được đặc
điểm cấu tạo của 3 loại máy cơ đơn giản, gồm mặt phẳng nghiêng đòn bảy và ròng
rọc. Nêu được chức năng của từng loại máy cơ đơn giản, những ưu và nhược điểm
1
1
khi dùng từng loại. Nhận biết được hầu hết từng loại máy cơ đơn giản trong số các
vật dụng trong cuộc sống hàng ngày.
- Về kĩ năng :
+ Biết cách tiến hành tìm tòi nghiên cứu về lực, chuyển động : Quan sát; tiến hành
thí nghiệm, đo đạc, thu thập thông tin. Phân tích, xử lí thông tin đưa ra giả thuyết
hay rút ra nhận xét hỗ trợ kiểm chứng giả thuyết. Đề xuất phương án thí nghiệm
kiểm chứng giả thuyết. giải thích kết quả thí nghiệm; suy luận để rút ra kết luận
(kiến thức mới).
+ Biết cách thực hành xác định vận tốc trung bình của người chuyển động. Biết
cách đo độ biến dạng của lò xo và sử dụng được lực kế lò xo.
+ Áp dụng được kiến thức về vận tốc chuyển động, tác dụng của lực, quán tính,
đặc điêm của hai lực cân bằng, trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát, các máy cơ trong
giải thích các sự vật hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong học
tập và cuộc sống.
+ Trình bày được những hiểu biết về lực, chuyển động (sử dụng thuật ngữ, sơ đồ,
bảng biểu, … thích hợp). Hợp tác trong học tập.
- Thái độ
Yêu thích khoa học, hứng thú học tập khoa học; “thái độ khoa học” trong suy nghĩ
và hành động (sáng tạo, cẩn thận, trung thực, khách quan, kiên trì, ..); sẵn sàng vận
dụng kiến thức khoa học trong cuộc sống.
II) Nội dung chính của chủ đề
Bài 1. Chuyển động cơ. Vận tốc của chuyển động (Chuyển động cơ. Tính tương
đối của chuyển động cơ. Tốc độ của chuyển động. Công thức v = s/t. Phân biệt
chuyển động đều, chuyển động không đều).
Bài 2. Lực. Tác dụng của lực (Lực. Tác dụng của lực. Hai lực cân bằng. Quán tính.
Giải thích một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính).
Bài 3. Trọng lực (nhận biết; xác định phương, chiều và cách tính độ lớn của trọng
lực).
Bài 4. Lực đàn hồi (Nhận biết sự xuất hiện lực đàn hồi. Phương, chiều của lực mà
lò xo tác dụng lại vật, sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật. Cách
đo độ biến dạng của lò xo và sử dụng lực kế lò xo).
2
2
Bài 5. Lực ma sát (Nhận biết sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát
lăn và đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này. Ý nghĩa của lực ma sát).
Bài 6. Máy cơ đơn giản (đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc).
III) Một số lưu ý về tổ chức dạy học Chủ đề Cơ học
A. Lưu ý chung
Về mặt nội dung : So với sách giáo khoa Vật lí 6, trong Tài liệu HDH Khoa học có
đưa thêm vào một số nội dung về chuyển động cơ, lực (được chuyển từ lớp 8
xuống) để tránh sự trùng lặp (VD theo chương trình hiện nay thì cả lớp 6 và lớp 8
đều học về lực, tác dụng của lực, hai lực cân bằng) đồng thời góp phần đảm bảo sự
cân đối giữa thời lượng và nội dung dạy học của các lớp khi tổ chức lại chương
trình dạy học các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học thành môn Khoa học Tự nhiên
(thể hiện qua Tài liệu HDH Khoa học).
Về phương pháp, khi dạy chủ đề Cơ học cần lưu ý: các hiện tượng về chuyển động
cơ học, lực rất gần gũi đối với các em. Ở tiểu học, các em cũng đã được học về
chuyển động cơ, áp dụng công thức tính vận tốc v = s/t. Do vậy, cần chú ý khai
thác vốn hiểu biết của các em, đặc biệt là về cuộc sống xung quanh các em khi tìm
hiểu về chuyển động, lực. Chú trọng tổ chức cho các em quan sát, làm thí nghiệm,
sử dụng những kinh nghiệm trực tiếp của các em để tìm hiểu, rút ra được những
nhận xét cần thiết về lực, chuyển động. Tổ chức cho HS liên hệ, vận dụng kiến
thức khoa học về đặc điểm của lực và chuyển động, … để giải thích những sự vật,
hiện tượng đơn giản; giải quyết những vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Khi
hướng dẫn các em tìm hiểu về lực cũng như trình bày về lực, GV cần lưu ý các em
luôn suy nghĩ hoặc hỏi để làm rõ sự hiểu của các em về các vấn đề : lực tác dụng
lên vật nào ? do vật nào tác dụng ? lực có phương, chiều thế nào ? lực mạnh/ yếu
như thế nào ? lực gây ra tác dụng gì ? Khuyến khích các em đưa ra và trả lời những
câu hỏi tại sao về lực, chuyển động trong tự nhiên, trong các hoạt động lao động,
vui chơi, giải trí, .. hằng ngày. Qua đó, đồng thời khêu gợi sự tò mò khoa học, thói
quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích ở HS khi các em được tiếp cận với thực tế xung
quanh.
B. Hướng dẫn tổ chức dạy học các bài thuộc Chủ đề Cơ học
3
3
BÀI 22: LỰC – TÁC DỤNG CỦA LỰC
1) Hướng dẫn chung
Các phương tiện dạy học cần chuẩn bị cho từng nhóm:
+ Hai thanh nam châm và gim giấy bằng sắt.
+ Lò xo.
+ Xe lăn có búp bê đặt ở trên.
+ Búa, cán búa.
2) Hướng dẫn hoạt động học
a) Hoạt động khởi động
HS đọc tình huống “Tủ sách đang ở giữa căn phòng. Làm cách nào để dịch chuyển
tủ sách vào sát tường ?“ và suy nghĩ cách giải quyết.
Sau đó GV có thể hỏi chung cả lớp và gọi một số em nêu ý kiến, các bạn khác bổ
sung, góp ý.
Qua hoạt động này, HS có thể nêu các cách thực hiện như : đẩy, kéo, nâng tủ, ..
hoặc bưng, chuyển, .. sách.
GV giúp các em nhận thấy trong những cách làm này đã có các lực tác dụng lên tủ,
sách.
b) Hoạt động hình thành kiến thức mới
1. Xác định lực kéo, lực đẩy
4
4
Hoạt động này nhằm giúp HS có những kinh nghiệm cụ thể, đa dạng về lực,
về tác dụng đẩy hay kéo của lực; về tính chất tương tác hai chiều giữa các vật; về
lực tác dụng có thể xuất hiện giữa các vật tiếp xúc hoặc không tiếp xúc nhau (VD
trong trường hợp c) giữa các nam châm và nam châm với gim giấy bằng sắt).
Khi tiến hành, các nhóm sẽ trao đổi, thực hiện tất cả các nội dung có trong
hoạt động (a, b, c, d); sau đó GV tổ chức cho các nhóm báo cáo, trao đổi chung cả
lớp.
2. Tìm hiểu về lực
Hoạt động này giúp HS có những kinh nghiệm cụ thể về lực làm biến dạng
vật; lực tác động khác nhau thì gây biến dạng khác nhau.
HS cần được trực tiếp thực hiện thí nghiệm. GV cũng cần gợi ý để các em
nhận thấy khi tay tác dụng làm biến dạng lò xo thì lò xo cũng tác dụng lực lên tay
làm tay biến dạng.
3. Tìm hiểu tác dụng của lực
Hoạt động này giúp HS nhận thấy lực có thể làm biến đổi chuyển động (với
các kiểu biến đổi chuyển động khác nhau) hoặc làm vật biến dạng. HS dựa trên
những kinh nghiệm, hiểu biết về bóng (hình mang tính chất gợi ý thêm) để trả lời
các câu hỏi. Khi GV cho các em báo cáo, cần lưu ý một số chỗ các em có thể hiểu
sai. VD hiểu sai : sau khi đá thì bóng chuyển động nhanh dần. Ở đây cần lưu ý: khi
bóng vẫn đang chạm chân - chân đang đẩy bóng ra xa, thì bóng chuyển động nhanh
dần; còn sau khi bóng đã rời khỏi chân thì có thể chuyển động chậm dần.
4. Đọc và trả lời câu hỏi
Ở hoạt động này, HS làm việc cá nhân - đọc thông tin và trả lời các câu hỏi; GV
quan sát, nhận xét kết quả hoạt động của một số em. Sau đó GV có thể yêu cầu một
số HS báo cáo kết quả trước lớp (GV có thể vẽ sẵn hình nén lò xo và hình kéo dây
cung lên bảng và cho các em lên biểu diễn các lực vào hình vẽ).
Ở đây có hướng dẫn biểu diễn lực bằng đoạn thẳng có hướng (mũi tên) để thể hiện
phương chiều của lực. Chỉ đưa ra ở mức độ : các lực mạnh như nhau thì thể hiện
bằng các mũi tên dài như nhau; mũi tên dài hơn thể hiện lực lớn hơn.
5. Thí nghiệm
5
5
Ở hoạt động này, HS tiến hành và ghi lại kết quả thí nghiệm. Sau đó đọc thông tin
và trả lời câu hỏi để giải thích các kết quả thí nghiệm.
GV có thể yêu cầu các em nêu dự đoán trước khi tiến hành thí nghiệm; lưu ý
hướng dẫn, nhận xét cách tiến hành thí nghiệm của các em.
GV cũng có thể đặt câu hỏi, giúp các em liên hệ kinh nghiệm bản thân về hiện
tượng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột.
6. Xác định hai lực cân bằng
7. Đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 6 nhằm giúp HS tìm hiểu về hai lực cân bằng thông qua một VD cụ thể
(trò chơi kéo co) mà các em đã có kinh nghiệm.
Khi HS trình bày kết quả, GV cần lưu ý các em làm rõ hai lực ở đây là các lực
nào ? (lực mà hai đội tác dụng lên sợi dây) và giúp các em nhận xét về phương,
chiều, sự mạnh/ yếu của các lực.
Sau khi đọc phần thông tin chốt lại kiến thức, các em sẽ vận dụng để trả lời câu hỏi
ở hoạt động 7. HS tự làm và trao đổi với bạn ngồi cạnh. GV có thể tới kiểm tra,
nhận xét kết quả hoạt động của một số em.
c) Hoạt động thực hành
Với các câu hỏi 1,2, 3,4 : HS sẽ làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi sau đó trao
đổi kết quả trong nhóm. GV có thể tới một số nhóm để nhận xét, đánh giá và hỗ
trợ nếu cần thiết.
Với câu 5. Thí nghiệm : Tra cán búa
GV hướng dẫn các em ban đầu lồng búa vào cán (chưa lồng sâu vào cán); có thể
hỏi các em các cách làm để lồng sâu búa vào cán. Sau đó HS thực hành theo mô tả
và trao đổi trong nhóm để giải thích kết quả.
Với bài tập 5, 6 : sau khi các nhóm làm việc, GV cần cho một số nhóm lên báo cáo
kết quả và thảo luận. Chú ý rèn cho các em kĩ năng trình bày (sử dụng kiến thức về
quán tính để giải thích các hiện tượng).
Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
6
6
1. Khi dùng tay kéo hoặc đẩy một vật thì kéo có làm cho vật lại gần hoặc ra xa
mình. Tương tự đẩy có thể làm cho vật ra xa nhưng cũng có thể lại gần.
2. Lực của gậy đã làm A chuyển động. Khi A va vào B, lực do A tác dộng lên B đã
làm B chuyển động. Đồng thời B cũng tác dụng lực lên A làm A biến đổi chuyển
động.
3. Đáp án : D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
4. Đáp án : C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
5. Giải thích : Khi làm di chuyển búa (đã lồng vào đầu cán) xuống dưới và chạm
sàn; cán dừng lại; do quán tính nên búa vẫn tiếp tục chuyển động đi sâu vào cán
búa.
6. Dựa vào hiện tượng quán tính để giải thích như câu 5.
d) Hoạt động ứng dụng
1. HS tìm một số ví dụ về lực và tác dụng của lực đó trong hoạt động sinh hoạt,
sản xuất. Các em có thể sử dụng bảng để ghi lại kết quả - chẳng hạn :
Lực
VD : Lực của búa đóng cọc
Tác dụng của lực
Đẩy cọc lún xuống
.....
Sau đó các em trao đổi với các thành viên ở nhà về kết quả tìm hiểu của mình.
2. Ở câu này, chỉ yêu cầu giải thích ở mức độ : khi đang vẩy cho rổ rau sống
chuyển động, ta đột ngột dừng lại, nước không thể dừng ngay lập tức mà vẫn tiếp
tục chuyển động (do quán tính) nên nước bị văng ra ngoài.
e) Hoạt động bổ sung
GV yêu cầu các em tự làm các câu 2, 3, 4 để tự đánh giá.
Ngoài ra khuyến khích các em tìm hiểu về một trò chơi vận động cần sử dụng sức
mạnh cùng với sự nhanh nhẹn, khéo léo? Sau đó trao đổi với các bạn ở lớp về kết
7
7
quả tìm hiểu của mình và có thể hướng dẫn các bạn cùng chơi ở trường (nếu thích
hợp).
Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
2. Đáp án : A. Người A đẩy, người B kéo.
3. Đáp án : D. Cả quả bóng và bàn tay đều có biến dạng.
4. Đáp án : Những trường hợp chuyển động của vật bị biến đổi :
A.Đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh rời khỏi ga.
B.Xe máy đang chạy trên đường thì người lái hãm phanh làm xe chạy chậm lại.
C.Quả bóng bàn đập vào bàn rồi nảy ra.
D.Xe chạy qua đoạn đường vòng với vận tốc không đổi.
BÀI 21: CHUYỂN ĐỘNG CƠ – VẬN TỐC CỦA CHUYỂN ĐỘNG
1) Hướng dẫn chung
Chuẩn bị :
GV có thể chuẩn bị một số tranh ảnh, thông tin liên quan tới tốc độ chuyển động
của các vật; liên quan tới những quy định về chuyển động của xe cơ giới nhằm
đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng hồ bấm giây. Thước đo.
2) Hướng dẫn hoạt động học
a) Hoạt động khởi động
Qua hoạt động này, từ kinh nghiệm thực tiễn của các em cũng như kiến thức học ở
tiểu học, các em có thể đưa ra các ý kiến như : Biết một vật đang chuyển động nếu
thấy có sự di chuyển; khi thay đổi vị trí; ... Để so sánh sự nhanh chậm của các
chuyển động có thể xem trong cùng thời gian vật nào đi được quãng đường lớn
hơn; với cùng quãng đường thì vật nào đi mất ít thời gian hơn; hay xem trong quá
trình chuyển động khoảng cách giữa chúng thay đổi thế nào; ...
GV có thể yêu cầu một số nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
8
8
b) Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1 và 2 nhằm giúp các em thông qua một tình huống cụ thể, gần gũi để
các em có những khái niệm ban đầu về tính tương đối của chuyển động. Có thể
hoạt động cá nhân hoặc có trao đổi nhóm; sau đó GV sẽ tổ chức trao đổi chung cả
lớp.
Hoạt động 3. GV khuyến khích các em nêu các VD (trong đó có thể có nwhngx trải
nghiệm thực tế của các em); lưu ý các em cách trình bày (nói rõ chuyển động hay
đứng yên là so với cái gì).
Hoạt động 5, 6 : trong Toán tiểu học, HS đã biết sử dụng công thức v = s/t để tính
toán. Lưu ý rằng trong chuyển động đều thì tốc độ không đổi; còn quỹ đạo chuyển
động có thể là thẳng hay cong (VD tròn đều).
c) Hoạt động thực hành
1. HS dựa vào công thức v = s/t để nhận xét cần đo s, thời gian t để đi, từ đó tính v.
Lưu ý : Hoạt động này đòi hỏi thời gian, để tránh ảnh hưởng tới hoạt động khác
(VD sau khi xong hoạt động này khi quay lại lớp HS có thể khó tập trung vào
hoạt động tiếp) có thể thay đổi trình tự thực hiện các hoạt động trong mục
Hoạt động thực hành; hoạt động 1 này có thể đảo về sau nếu thấy hợp lí); có
thể thay đi từ đầu tới cuối sân trường bằng đi dọc theo hành lang, ...
2. Đáp án : D.So với Nam thì cây bên đường đang chuyển động.
3. Một người đứng quan sát xe ô tô đang chuyển động.
a)
Ví dụ về bộ phận của xe chuyển động theo quỹ đạo thẳng : khung xe, đèn
pha trên xe, …
b)
Tìm ví dụ về bộ phận của xe chuyển động theo quỹ đạo cong: van trên lốp
xe, …
4. Đáp án : C. Vận tốc của xe vào lúc nhìn đồng hồ.
5. Đầu tàu phải đi quãng đường : 0,2 km + 1 km = 1,2 km. Thời gian từ lúc đầu tàu
bắt đầu đi vào hầm tới lúc đuôi tàu ra khỏi hầm : 1,2 : 50 = 0,024 (h)
6. Đáp án : B. v =
9
9
7. Để làm giảm tai nạn giao thông đường bộ, người ta có những biện pháp liên
quan tới vận tốc của các phương tiện giao thông như : quy định tốc độ ở các tuyến
đường; lắp biển báo giảm tốc độ; …
8. Nếu xe đang chạy với tốc độ 20 m/s; khi phát hiện vật cản đằng trước, người lái
mất 0,6 s để phản xạ và đạp phanh thì trong khoảng thời gian này xe đã đi được
quãng đường 12 m. Sau khi đạp phanh, xe còn đi tiếp một đoạn nữa rồi mới dừng
lại được.
d) Hoạt đông ứng dụng
HS có thể chọn 1 -2 hoạt động để thực hiện và có thể với sự giúp đỡ của người lớn
trong gia đình.
e) Hoạt động bổ sung
2. Cần có quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe cơ giới (đặc biệt trên
đường cao tốc) để trong tình huống xe trước dừng đột ngột thì xe sau không bị đâm
vào.
3) Khi uống rượu, bia dễ dẫn tới đi với tốc độ nhanh hơn cho phép, phản xạ
chậm, ... những điều này dẫn tới khi có tình huống đột ngột xảy ra thì không xử lí
kịp. VD khi phát hiện vật cản đằng trước, người lái phản xạ và đạp phanh, do tốc
độ lớn hơn cho phép, phản xạ chậm (thời gian lớn hơn) nên quãng đường đi từ lúc
phát hiện đến lúc đạp phanh sẽ lớn và dễ gây ra tai nạn.
3. 1 – C; 2 – D; 3 – A; 4 – A; 4 – B.
Bài 23. TRỌNG LỰC
1. Hướng dẫn chung
* Chuẩn bị của giáo viên
- Ba bộ thí nghiệm để thực hiện ba phương án thí nghiệm nêu ở tài liệu Hướng
dẫn học Khoa học tự nhiên 6
- Phiếu học tập cá nhân (mỗi HS một phiếu) (nếu không có điều kiện chuẩn bị
Phiếu học tập cá nhân thì HS trả lời vào Vở)
10
10
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN
Họ và tên………………………………………………Lớp………
1. Trả lời câu hỏi
a) .Vật nào đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống.
………………………………………………………………………………………..
b) .Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương, chiều thế nào ?
………………………………………………………………………………………………
2. Trả lời câu hỏi
a)Trọng lực là gì ?
……………………………………………………………………………………………
b)Trọng lực có phương, chiều như thế nào ?
…………………………………………………………………………………………….
c)Một vật trên mặt đất có khối lượng 1 kg bị Trái Đất hút một lực bằng bao nhiêu
niutơn ?
………………………………………………………………………………………….
3. Trả lời câu hỏi
a) Giải thích tại sao ở mỗi phương án có thể kết luận được trọng lực có phương thẳng
đứng, có chiều hướng xuống
dưới. HỌC TẬP NHÓM
PHIẾU
Nhóm………………………………………………Lớp………
……………………………………………………………………………………………
1. Ghi vào chỗ trống trong bảng sau :
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
b)Theo em, cách làm nào dễ thực hiện, cách làm nào khó thực hiện ? Tại sao ?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2. Bảng
23.1.
………………………………………………………………………………………….
Phương
án
Giải thích
Dễ thực hiện
Khó thực hiện
thí nghiệm
(Lí do)
(Lí do)
- Phiếu
học tập nhóm ( mỗi nhóm một phiếu)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Phương…………………………………………………………………………………………..
án 1
Phương án 2
Phương án 3
11
11
2. Hướng dẫn hoạt động học
GV đề nghị học sinh đọc mục tiêu
a) Hoạt động khởi động
GV đề nghị :
* Cá nhân học sinh quan sát hình 23.1 trả lời vào Phiếu học tập hai câu hỏi:
- Vật nào đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống.
- Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương, chiều thế nào ?
* Chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời đúng, ghi vào chỗ
trống trong bảng sau ở Phiếu học tập
................. đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống.
Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương ............. và có
chiều .........
* Lưu ý: Không nhất thiết học sinh phải trả lời “chính xác” về lực tác dụng lên quả
bóng, quả táo, hạt nước mưa, hoạt động này chỉ tạo tình huống để các em nhận ra
vấn đề cần giải quyết “ Trái đất hút mọi vật ở gần mặt đất, lực này có phương chiều
thế nào?” và đưa ra dự đoán về phương, chiều của lực mà Trái đất hút vật.
b) Hoạt động hình thành kiến thức mới
GV đề nghị :
* Cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung và trả lời vào Phiếu
học tập ba câu hỏi:
- Trọng lực là gì ?
- Trọng lực có phương, chiều như thế nào ?
- Một vật trên mặt đất có khối lượng 1 kg bị Trái Đất hút một lực bằng bao
nhiêu niutơn ?
12
12
* Học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi.Cả lớp thảo luận ý kiến của bạn được trả
lời. GV xác nhận ý kiến trả lời đúng, kết quả mong đợi HS trả lời được:
- Trọng lực là lực Trái đất hút vật
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
- P = 10N
GV nêu lần lượt từng câu hỏi và hướng dẫn cả lớp thảo luận nhằm giúp học sinh
kiểm tra dự đoán đưa ra ở hoạt động khởi động, đồng thời xác nhận kiến thức và
liên hệ được kiến thức với thực tế.
- Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống gọi tên là gì?
- Các nhóm kiểm tra câu trả lời của nhóm mình về phương và chiều của lực làm
quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống đã đúng chưa?
- Trọng lực do Trái Đất tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa có bằng
nhau không ? Tại sao?
- Em ở tư thế đứng yên trên mặt sàn lớp học hoặc đang ngồi trên ghế có chịu tác
dụng của trọng lực không? Trong hai trường hợp này độ lớn trọng lực có bằng
nhau không? Phương, chiều của trọng lực có thay đổi không?
* Kết quả mong đợi HS trả lời được:
- Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống là trọng lực
- Trọng lực tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa không bằng nhau. Vì
chúng có khối lượng khác nhau.
- Em ở tư thế đứng yên trên mặt sàn lớp học hoặc đang ngồi trên ghế có chịu tác
dụng của trọng lực. Trong hai trường hợp này độ lớn trọng lực có bằng nhau.
Phương, chiều của trọng lực không thay đổi.
c) Hoạt động thực hành
GV
* Nêu câu hỏi: Có cách nào kiểm tra được trọng lực có phương thẳng đứng, có
chiều hướng về phía Trái đất (GV giải thích : nếu đứng tại một vị trí trên mặt đất,
thấy trọng lực hướng xuống dưới).
* Đề nghị cá nhân học sinh nghiên cứu 3 phương án thí nghiệm và trả lời vào
Phiếu học tập hai câu hỏi
- Giải thích tại sao ở mỗi phương án có thể kết luận được trọng lực có phương thẳng
đứng, có chiều hướng xuống dưới.
- Theo em, cách làm nào dễ thực hiện, cách làm nào khó thực hiện ? Tại sao ?
* Đề nghi HS trao đổi với các bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời, ghi vào
bảng 23.1ở Phiếu học tập
13
13
GV tiến hành lần lượt các thí nghiệm, đề nghị học sinh quan sát, trao đổi so sánh
với kết quả của nhóm và sửa chữa hoặc bổ sung các câu trả lời ghi ở bảng 23.1 trên
Phiếu học tập.
* Lưu ý:
- Mục đích của hoạt động này nhằm bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm, một
trong các phương pháp nhận thức vật lí, đồng thời rèn thao tác tư duy phân tích,
tổng hợp, so sánh và bồi dưỡng tư duy phê phán, năng lực đánh giá.
- Ở cả ba phương án thí nghiệm đều thừa nhận “ vật chỉ chịu tác dụng của trọng
HỌC
TẬPđây
NHÓM
lực thì nó sẽ rơi theo phươngPHIẾU
của trọng
lực”,
là điều hạn chế vì HS chưa học
Nhóm………………………………………………Lớp………
Định luật II Niu- tơn, nên GV cần thông báo điều này trước khi làm thí nghiệm và
1.Bảng 24.1
chú ý hướng HS tới việc phân tích lí do cách làm nào dễ thực hiện, cách làm nào
khóSố
thực
hiện.
quả nặng
Chiều dài lo xo
Độ biến dạng
Tổng trọng lực Độ lớn lực lo xo
Ở
cả
ba
phương
án
thí
nghiệm
đều
chọn
mô
hình
tại một
trên
mặtvào
đất
50g móc vào lo
tác dụng
vào vị trí tác
dụng
của lo xo
phương xo
thẳng đứng là phương vuông góc với mặt phẳng
nằmnặng
ngang tại
đó.
các quả
các
quả nặng
0
l0 =
cm
1
l1 =
cm
3
l3 =
cm
d) Hoạt động ứng dụng
GV yêu cầu HS đọc các nhiệm vụ trong phần hoạt động ứng dụng và khuyến khích
2
l2 =
cm
HS về nhà thực hiện hoạt động cùng gia đình tìm hiểu.
…
…
….
Bài 24. LỰC ĐÀN HỒI
1.2.Hướng
dẫn chung
Tìm từ thích
hợp điền vào ô trống ở đoạn văn sau :
* Chuẩn
củaquả
giáo
viênkéo thì lò xo ………….., chiều dài của nó……….. Khi bỏ các
Khi bịbịcác
nặng
-quả
Mỗinặng
nhóm
một
thílònghiệm
mô tả ở hình
đi, HS
chiều
dàibộ
của
xo…………chiều
dài24.1.
tự nhiên của nó và lò xo lại có hình
-dạng
Một ……….Nếu
số lực kế ( có
thể
tham
khảo
ở
hình
24.3)
móc nhiều quả nặng, lò xo ………………..hình dạng tự nhiên khi bỏ
-các
Phương
tiện
để
tổ
chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất”
quả nặng.
- Phiếu học tập nhóm ( mỗi nhóm một phiếu)
3. Vẽ mũi tên biểu diễn trọng lực và lực đàn hồi lên hình
14
14
2. Hướng dẫn hoạt động học
GV đề nghị học sinh đọc mục tiêu
a) Hoạt động khởi động
GV:
* Chia lớp học thành các nhóm,mỗi nhóm có từ 3 đến 4 học sinh,cử nhóm trưởng.
* Đề nghị các nhóm đọc mục “1.Thực hiện thí nghiệm”. Hướng dẫn cả lớp thảo
luận để nhận ra được:
- Tiến hành thí nghiệm để làm gì ( mục đích của thí nghiệm)
- Thí nghiệm cần những dụng cụ nào.
- Thứ tự các bước thực hiện thí nghiệm
- Cần đo đại lượng nào ở thí nghiệm
* Đề nghị các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm ( GV nên làm thử trước để chọn lò
xo sao cho khi móc từ 1 đến 3 quả cân 50g thì lò xo vẫn trong giới hạn đàn hồi, khi
móc 4 quả cân 50g thì lò xo không còn biến dạng đàn hồi và bố trí gắn thước với lò
xo như hình 24.1a )
* Đề nghị các nhóm thực hiện thí nghiệm theo các bước đã được xác nhận, ghi kết
quả đo chiều dài lò xo vào bảng 24.1 ở Phiếu học tập.Căn cứ vào kết quả thí
15
15
nghiệm, rút ra nhận xét để tìm từ thích hợp điền vào ô trống ở đoạn văn sau ở
Phiếu học tập
Khi bị các quả nặng kéo thì lò xo dãn ra, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ các
quả nặng đi, chiều dài của lò xo bằng chiều dài tự nhiên của nó và lò xo lại có hình
dạng ban đầu.Nếu móc nhiều quả nặng, lò xo không trở lại hình dạng tự nhiên khi
bỏ các quả nặng.
* Quan sát hoạt động của các nhóm để trả lời những thắc mắc của học sinh, giúp
đỡ HS khi họ gặp khó khăn.
* Đề nghị một nhóm nêu nhận xét về kết quả thí nghiệm bằng cách đọc đoạn văn
đã điền từ thích hợp vào chỗ trống và lí giải căn cứ để điền được các từ đó. Hướng
dẫn cả lớp thảo luận và xác nhận ý kiến đúng.
* Nêu kết luận:
- Biến dạng của lò xo có đặc điểm: “Sau khi kéo hoặc nén lò xo một cách vừa
phải,nếu buông ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên” là biến dạng
đàn hồi.
- Lò xo là vật có tính đàn hồi.
b) Hoạt động hình thành kiến thức mới
GV:
* Đề nghị cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung để có kiến
thức:
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự
nhiên của lò xo l - l0.
- Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng trong thí nghiệm trên gọi
là lực đàn hồi.
* Đề nghị các nhóm hoạt động để:
- Tính :
+ Độ biến dạng của lò xo
+ Tổng trọng lực tác dụng vào các quả nặng.
+ Độ lớn lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào các quả nặng
- Ghi kết quả vào bảng 24.1 ở Phiếu học tập
16
16
- Vẽ mũi tên chi trọng lực ở các trường hợp a, b, c, d trong thí nghiệm trên
Phiếu học tập
- Vẽ mũi tên chi lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào các quả nặng ở các
trường hợp a, b, c, d trong thí nghiệm trên Phiếu học tập
* Quan sát hoạt động của các nhóm để trả lời những thắc mắc của học sinh, giúp
đỡ HS khi họ gặp khó khăn.
* Kết thúc phần làm việc nhóm, GV có thể sử dụng kỹ thuật hội chợ, cho HS các
nhóm chấm kết quả làm việc của nhóm bạn để làm cơ sở cho HS thảo luận cả lớp.
* Lưu ý:Nếu HS gặp khó khăn, không tìm được độ lớn lực mà lò xo khi biến dạng
tác dụng vào các quả nặng thì gợi ý bằng các câu hỏi định hướng:
- Coi các quả nặng móc vào lò xo như một vật thì vật này đứng yên hay chuyển
động?
- Có những lực nào tác dụng vào vật?
- Lực đàn hồi có mối quan hệ thế nào với trọng lực?
- Lực đàn hồi có phương, chiều và độ lớn thế nào?
( không nhất thiết sử dụng cả 4 câu hỏi, tùy đối tượng học sinh, dừng hỏi khi các
em tự tìm được độ lớn lực đàn hồi và vẽ được mũi tên biểu diễn lực này)
* Nêu câu hỏi: “ Từ kết quả thí nghiệm, em tìm được lực đàn hồi có đặc điểm
gì?” và hướng dẫn cả lớp thảo luận nhằm giúp HS tự lực khái quát kiến thức:
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn
- Mũi tên biểu diễn lực đàn hồi có đặc điểm:
+ Đặt ở quả nặng làm lò xo biến dạng đàn hồi
+ Có phương dọc theo trục lò xo
+ Có chiều chống lại sự dãn hoặc nén của lò xo
GV
* Nêu câu hỏi “ Có thể chế tạo dụng cụ đo lực được không? Nếu có thì dụng cụ
đó gồm những bộ phận chính nào?”nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo trong việc
vận dụng kiến thức vào thực tế và tạo tình huống để HS nhận ra vấn đề cần giải
quyết tiếp theo là “tìm cách chế tạo dụng cụ đo lực”. HS có thể đưa ra các câu trả
lời theo ý kiến cá nhân, GV ghi nhận nhanh vào góc bảng.
17
17
* Đề nghị cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung để
- so sánh với các ý kiến đã nêu để chỉ ra chỗ đúng trong các ý kiến đó và bổ
sung điều còn thiếu.
- nêu cách sử dụng lực kế
* Hướng dẫn học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi.Cả lớp thảo luận ý kiến của
bạn được trả lời. Xác nhận ý kiến trả lời đúng.
c) Hoạt động thực hành
GV tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất” theo cách chiếu lần lượt các
câu hỏi lên màn hình có bố trí đồng hồ đo thời gian đếm ngược để có thời gian tối
đa cho mỗi câu hỏi. Học sinh giơ tay trước được quyền trả lời, nếu trả lời đúng
được ghi điểm, nếu trả lời sai mất quyền thi đấu, HS khác tiếp tục giành quyền trả
lời nếu còn thời gian. Khi đã hết thời gian, chưa có học sinh trả lời thì chiếu đáp
án.
* Lưu ý:
- Câu 3 GV dùng bảng phụ vẽ trước hình 24.2 hoặc vẽ nhanh hình lên bảng
- GV có thể thay đổi nội dung các câu hỏi nhưng vẫn nhằm mục đích ôn tập
kiến thức về đặc điểm của lực đàn hồi và cấu tạo của lực kế lò xo và thời gian thi
đấu không quá 5 phút.
2.6.GV đề nghị HS hoạt động nhóm để:
- Chế tạo lực kế và thực hiện đo trọng lực của một vật. Do thời gian có hạn
nên không đề nghị HS chế tạo một lực kế từ bước đầu mà gợi ý
+ So sánh các dụng cụ ở thí nghiệm với các bộ phận của lực kế?
+ Cần sửa số ghi trên thước đo chiều dài ở thí nghiệm thế nào để có được
một lực kế?
- Sử dụng lực kế vừa chế tạo đo lực. GV cần quan sát, uốn nắn kịp thời các
nhóm thao tác sai.
18
18
d) Hoạt động ứng dụng
GV:
- Yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong phần hoạt động ứng dụng và khuyến khích HS
về nhà thực hiện cả hoạt động cá nhân và hoạt động cùng gia đình.
- Giới thiệu một số lực kế (có thể chọn các loại lực kế như hình 24.3)
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM
Nhóm………………………………………………Lớp………
1. Bảng 25.1
Câu hỏi
Trả lời
a/
b/
c/
2.Bảng 25.2
Khối gỗ
đứng yên
Khối25.
gỗ LỰC MA
Khối
gỗ
Bài
SÁT
bắt đầu trượt
Khối gỗ đặt trên thanh lăn
và chuyển động
đang trượt
1. Hướng dẫn chung
Số chỉbị của giáo viên
*Chuẩn
của
lực kế
- Phiếu
học tập nhóm ( mỗi nhóm một phiếu)
3. Trả lời các câu hỏi.
+ Trong thí nghiệm :
• Có lực ma sát nghỉ tác dụng lên khối gỗ khi………………………………………….
• Có lực ma sát trượt tác dụng lên khối gỗ khi………………………………………..
• Có lực ma sát lăn tác dụng lên khối gỗ khi………………………………………….
4.Bảng 25.3
Lực ma sát nghi
Lực ma sát trượt
Lực ma sát lăn
Tác dụng
Phương, chiều
Số chỉ của lực kế
5.Bảng 25.4
Câu hỏi
Giải thích
Ma sát có lợi
Ma sát có hại
a)
b)
c)
d)
e)
196.Tìm
biện pháp làm giảm lực ma sát khi nó có hại.
…………………………………………………………………………………………………
………..
19
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN
Họ và tên……………………………………………Lớp………
1. Trả lời các câu hỏi
-
a)Tại sao miếng gỗ và ôtô vẫn đứng yên mặc dù có lực đẩy ?
………………………………………………………………………………………………
b)Lực cân bằng với lực đẩy là lực có phương và chiều thế nào ?
………………………………………………………………………………………………
-
c) Các bánh xe ở các vali có tác dụng gì ?
……………………………………………………………………………………………….
d) Tại sao lúc trước phải cần ba người đẩy thùng hàng mà lúc sau chỉ cần một người cũng
đẩy được thùng hàng đó ?
………………………………………………………………………………………………
e) Tại sao đế dép, lốp ôtô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su ?
……………………………………………………………………………………………..
Tại saohọc
sau tập
mộtcá
thời
gian (sửmỗi
dụng
dép,
lốpphiếu)
xe bị mòn đi ?
- g)Phiếu
nhân
HS
một
……………………………………………………………………………………………..
2. Trả lời các câu hỏi
a) Khi nào xuất hiện lực ma sát ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
b) Chỉ ra loại lực ma sát xuất hiện ở các hình 25.1 và hình 25.2
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
3. Giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại:
a) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau ướt dễ bị ngã.
………………………………………………………………………………………………
b) Bảng trơn thì viết phấn không rõ chữ.
………………………………………………………………………………………………...
c) Sau khi ta búng hòn bi trên sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại.
……………………………………………………………………………………………
d) Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.
………………………………………………………………………………………………...
e) Hàng hóa có thể đứng yên trên băng chuyền khi băng chuyền đang chạy.
………………………………………………………………………………………………..
4.Chỉ ra những điểm giống ( hoặc khác) với suy nghĩ của em và kết quả hoạt động của nhóm.
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
.
20
20
- Mỗi nhóm một bộ thí nghiệm mô tả như hình vẽ
- Phương tiện để tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất”
2. Hướng dẫn hoạt động học
GV đề nghị học sinh đọc mục tiêu
a) Hoạt động khởi động
GV đề nghị :
* Cá nhân học sinh quan sát lần lượt các hình 25.1 ; 25.2 ; 25.3 và trả lời vào
Phiếu học tập các câu hỏi
* Chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời đúng, ghi vào bảng
25.1 ở Phiếu học tập.
* Lưu ý: Không nhất thiết học sinh phải trả lời “chính xác” các câu hỏi, hoạt
động này chỉ tạo tình huống để các em nhận ra vấn đề cần giải quyết “Điều gì xảy
ra ở mặt tiếp xúc giữa hai vật ? Nó có ảnh hưởng thế nào đến sự chuyển động của
mỗi vật ?”. Khuyến khích nhiều HS trả lời, nhằm rèn kỹ năng diễn đạt một hiện
tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí.
21
21
b) Hoạt động hình thành kiến thức mới
I. Khi nào có lực ma sát ?
GV
* Đề nghị cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung và so sánh
với câu trả lời ở bảng 25.1 để trả lời ở Phiếu học tập hai câu hỏi
- Khi nào xuất hiện lực ma sát ?
- Chỉ ra loại lực ma sát xuất hiện ở các hình 25.1 và hình 25.2
* Khuyến khích HS trả lời câu hỏi trước lớp và thảo luận câu trả lời của bạn. Xác
nhận ý kiến đúng.
* Kết quả mong đợi HS trả lời được:
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật bị tác dụng của lực khác nhưng vật không
trượt.
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác.
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác.
- Ở hình 25. 1a; 25. 1b miếng gỗ và ôtô vẫn đứng yên mặc dù có lực đẩy,
chứng tỏ giữa miếng gỗ và mặt bàn, giữa lốp ô tô và mặt đường có lực ma sát nghỉ.
- Ở hình 25. 2a khi kéo vali giữa các bánh xe ở các vali và mặt sàn có lực ma
sát lăn.
- Ở hình 25. 2b khi ba người đẩy thùng hàng, giữa mặt dưới thùng hàng và mặt
sàn có lực ma sát trượt còn khi một người đẩy được thùng hàng thì giữa chúng có
lực ma sát lăn.
II.Lực ma sát có đặc điểm gì ?
GV
* Đề nghị các cá nhân HS trong mỗi nhóm đọc trình tự tiến hành thí nghiệm trong
bảng, sau đó các thành viên trong nhóm trao đổi để chỉ ra được các bước thực hiện
thí nghiệm.
* Đề nghị các nhóm :
- Nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo trình tự đã nêu, ghi
kết quả vào bảng 25. 2 ở Phiếu học tập.
Lưu ý:
+ Quan sát các nhóm làm thí nghiệm để uốn nắn kịp thời cách kéo từ từ lực
kế theo phương nằm ngang và đọc số chỉ lực kế khi số chỉ đó ổn định.
22
22
+ Thí nghiệm chỉ nhằm rút ra những nhận xét định tính, chưa cần kết quả
định lượng chính xác nên chưa quan tâm đến khối gỗ cần chuyển động thẳng đều.
- Từ kết quả thí nghiệm, thảo luận và trả lời các câu hỏi ghi vào Phiếu học tập.
* Đề nghị các nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi:
• Giai đoạn nào có lực ma sát nghỉ tác dụng lên khối gỗ ?
• Giai đoạn nào có lực ma sát trượt tác dụng lên khối gỗ ?
• Giai đoạn nào có lực ma sát lăn tác dụng lên khối gỗ ?
và hướng dẫn cả lớp thảo luận, xác nhận ý kiến đúng.
* Có thể sử dụng kỹ thuật hội chợ, cho HS các nhóm chấm kết quả nêu đặc của
mỗi loại lực ma sát ( bảng 25.2.). của nhóm bạn để làm cơ sở cho HS thảo luận cả
lớp.
III. Trong đời sống và kĩ thuật, lực ma sát có lợi hay có hại ?
GV đề nghị :
* Cá nhân học sinh giải thích các hiện tượng đã nêu trong tài liệu Hướng dẫn học
Khoa học tự nhiên 6, cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại và
trả lời vào Phiếu học tập.
* Chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời đúng, ghi vào bảng
25.4 và nêu biện pháp làm giảm lực ma sát khi nó có hại,tăng ma sát khi nó có lợi
vào Phiếu học tập nhóm
* Đề nghị một nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm ( bảng 25.4). Các
nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả của nhóm mình, tham gia thảo luận cả
lớp
* Kết quả mong đợi HS trả lời được
23
Câu hỏi
Giải thích
Ma sát có
lợi
a)
Khi đi trên sàn đá hoa mới lau ướt dễ
bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa chân
người và sàn rất nhỏ
X
b)
Bảng trơn, nhẵn quá ma sát nhỏ viết
phấn không rõ chữ
X
c)
Sau khi ta búng hòn bi trên sàn, hòn bi
lăn chậm dần rồi dừng lại vì lực ma sát
ngăn cản chuyển động của hòn bi.
Ma sát có
hại
X
23
d)
Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh
quay tít mà xe không tiến lên được vì
lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường
quá nhỏ
X
e)
Hàng hóa có thể đứng yên trên băng
chuyền khi băng chuyền đang chạy vì
có lực ma sát nghỉ
X
c) Hoạt động thực hành
GV tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất” theo cách chiếu lần lượt các
câu hỏi ở phần hoạt động thực hành lên màn hình có bố trí đồng hồ đo thời gian
đếm ngược để có thời gian tối đa cho mỗi câu hỏi. Học sinh giơ tay trước được
quyền trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm, nếu trả lời sai mất quyền thi đấu, HS
khác tiếp tục giành quyền trả lời nếu còn thời gian. Khi đã hết thời gian, chưa có
học sinh trả lời thì chiếu đáp án.
* Lưu ý: GV có thể thay đổi nội dung các câu hỏi nhưng vẫn nhằm mục đích ôn
tập kiến thức về các loại lực ma sát, chỉ ra được ma sát có lợi và có hại, nêu biện
pháp làm giảm lực ma sát khi nó có hại, tăng ma sát khi nó có lợi và thời gian thi
đấu không quá 5 phút
GV đề nghị cá nhân HS Đọc kĩ nhiều lần đoạn văn trong khung và so sánh
với kết quả hoạt động nhóm (bảng 25.3) Chỉ ra những điểm giống ( hoặc khác) với
suy nghĩ của em và kết quả hoạt động của nhóm ghi vào phiếu học tập cá nhân. Ở
hoạt động này, GV khuyến khích các em HS trả lời theo suy nghĩ của mình. Với
HS khá giỏi có thể hiểu được đặc điểm của mỗi loại lực ma sát, từ đó phân biệt
được chúng. Mặt khác, hoạt động này nhằm bồi dưỡng thao tác tư duy so sánh,
bước đầu hình thành tư duy phê phán.
d) Hoạt động ứng dụng
GV
- Yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong phần hoạt động ứng dụng và khuyến khích HS
về nhà thực hiện cả hoạt động cá nhân và trao đổi với các thành viên trong gia
đình hoặc bạn bè.
24
24
- Khuyến khích HS Viết một bài báo cáo với chủ đề “ Ma sát với cuộc sống
của chúng ta” để thi hùng biện trước lớp. GV chọn thời điểm thi, hình thức tổ
chức thi và công bố với HS.
Bài. Máy cơ đơn giản
1.
Hướng dẫn chung
Các nội dung được trình bày trong chủ đề là những kiến thức cơ bản về cấu
tạo ba loại máy cơ đơn giản gồm mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc và
chức năng thay đổi phương và độ lớn lực tác dụng của con người khi sử dụng
các máy cơ này. Mối quan hệ giữa độ lớn lực tác dụng và độ dịch chuyển
điểm đặt lực chưa được đặt ra ở chủ đề này ở lớp 6.
Tuy nhiên, các kiến thức thu được sau khi học chủ đề này được vận dụng để
giải thích nhiều hiện tượng, sự vật không chỉ liên quan trong lĩnh vực vật lí
học mà còn liên quan đến cả lĩnh vực khác trong khoa học tự nhiên như lĩnh
vực sinh học (liên quan đến các bộ phận của con người, cấu tạo và sự phát
triển của cây), trong giao thông (như cấu tạo đường dốc lên núi hay cáp
treo ...).
* Chủ đề Máy cơ đơn giản bao gồm ba nội dung: mặt phẳng nghiêng, đòn
bẩy và ròng rọc. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc là những máy điển
hình cho các máy cơ đơn giản thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy có
cùng nguyên tắc hoạt động như mặt phẳng nghiêng nhưng cấu tạo của các
máy cơ đơn giản khác trong thực tiễn như nêm và đinh vít hay đinh ốc phức
tạp hơn. Cho nên, trên cơ sở nghiên cứu mặt phẳng nghiêng, các kiến thức
thu được sẽ làm cơ sở để hiểu về nêm và đinh vít hay đinh ốc.
25
25