Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.85 KB, 27 trang )

Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Phần A

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thế kỉ XXI đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học
và công nghệ. Do đó, không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm
đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho
tương lai. Điều này là tất yếu nhưng thật sai lầm khi học sinh loại bỏ môn Văn ra
khỏi hành trang tri thức khi bước vào đời. Nếu đã từng thực sự biết khám phá, hiểu
sâu và lĩnh hội hết những giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của những tác phẩm
văn học, chắc hẳn ai cũng có thể nhận thấy những chức năng đặc thù của văn học
trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách học sinh.Văn học trang bị những
cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ có Văn học
mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn.
Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn
ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan
trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại. Mặc
dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng hiện nay đang xuất
hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn. Một bộ phận không
nhỏ học sinh không thích học Ngữ văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn
chương không chỉ gây bi quan đối với dư luận xã hội mà còn tác động tiêu cực đến
người dạy. Nhiều thầy cô giáo dạy văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi,
không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức ỳ lớn trong tư duy đổi mới, cải
tiến phương pháp giảng dạy.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Môn Văn có một vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông.Chiếm
một tỉ trọng thời lượng khá lớn trong chương trình văn hóa cơ bản, môn văn giữ vị
Nguyễn Thị Thanh Huyền


1

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
trí hàng đầu trong hợp phần các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường phổ
thông.
Môn Văn có một sức mạnh riêng, một ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục và
phát triển nhân cách toàn diên cho học sinh, nhât là về giáo dục nhân văn, thẩm mĩ.
Vì vậy, có người cho rằng bỏ qua môn Văn là bớt đi chất nhân văn trong nhà
trường.
Sỡ dĩ môn văn có một sức mạnh vô song, một ưu thế đặc biệt là vì:
Thứ nhất: với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, Văn học phản ánh và nhận thức
sự thật đời sống thông qua sự thật nghệ thuật. Sự thật nghệ thuật là sự thật mang lí
tưởng thẩm mĩ, khát vọng và viễn cảnh mơ ước của con người. Đó là sự thật được
chủ thể ý thức, phát hiện và khám phá ý nghĩa đối với con người. Cho nên sự thật
nghệ thuật luôn gắn liền và thể hiện quan niệm, cách cảm thụ, thái độ tình cảm,
cảm xúc của chủ thể. Hơn nữa, thông qua hình ảnh của con người, văn học giúp
con người đi sâu vào thế giới bên trong của kẻ khác, đem đến sự hiểu biết về người
khác, từ đó tự hiểu mình, biết mình, tự cải tiến con người của mình, vươn tới sự
hoàn thiện về nhân cách cao đẹp. Hiểu theo ý như vậy, văn học và việc dạy học văn
vừa là một hoạt động nhận thức, giáo dục lại vừa là một hành động tự nhận thức, tự
giáo dục.
Thứ hai: Môn văn góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực
cảm quan thẩm mĩ: biết phát hiện, nhận thức cái đẹp, biết trân trọng, quý yêu cái
đẹp, nhất là biết suy nghĩ và hành động theo cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ
thuật.
Thứ ba: Môn văn còn là ưu thế trong việc bồi đắp tình cảm, tâm hồn cho học
sinh, nhất là phát triển năng lực đồng cảm nhân văn, năng lực trải nghiệm và xúc

cảm thẩm mĩ…
Tóm lại “Văn học là nhân học”. Văn học cho chúng ta hiểu về con người, về
cuộc sống về xã hội và cũng chính văn học bồi dưỡng cho chúng ta, đặc biệt là học
Nguyễn Thị Thanh Huyền

2

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
sinh, tâm hồn, tình cảm, nhân cách. Văn học như phù sa bồi dưỡng, vun đắp cho
học sinh tính nhân văn cao đẹp . Chính những tiết dạy Văn, giáo viên đã giúp cho
học sinh có cách hiểu, cách nhìn đúng, đẹp về con người, về cuộc đời để từ đó các
em biết được cái hay cái đẹp để vươn tới; để lại trong học sinh nhiều ấn tượng sâu
đậm, từ đó gieo vào học sinh niềm say mê khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Để làm
tròn trọng trách ấy của môn Văn nói chung, giờ dạy Văn nói riêng, mỗi một giáo
viên dạy Văn trên cơ sở phân tích, phải làm tốt thao tác bình giảng đối với tác
phẩm. Có như thế, ta mới giúp học sinh cảm nhận hết vẻ đẹp của những tác phẩm
văn chương.
Trong phạm vi đề tài này, tôi mong muốn đóng góp một ý kiến nhỏ bé của
mình để giải quyết vấn đề tạo hứng thú để học tốt giờ học văn. Vì thế tôi đã chon
đề tài “Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn”. Với những tác
phẩm văn chương trong chương trình phổ thông.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Học sinh của các lớp Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Ea Ngai – Krông
Búk – Đăk Lăk
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nhằm nêu lên một số kinh nghiệm riêng trong việc vận dụng
kỹ năng bình giảng cũng như tìm tòi những cách thức để bình giảng một tác

phẩm văn học hiệu quả nhất. Mong muốn của người viết cũng chỉ nhằm góp phần
nhỏ trong việc làm cho môn Văn thật sự là một môn học hứng thú với học sinh và
giáo viên, làm giờ dạy đọc hiểu các tác phẩm văn chương sinh động và cuốn hút
hơn. Về phía giáo viên có thể tự mình hướng dẫn các em học sinh thực hiện các
thao tác bình giảng một cách thuần thục và tránh khuôn sáo, phát huy
cao độ tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập bộ môn Ngữ
Văn.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nguyễn Thị Thanh Huyền

3

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách
báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống
hóa theo mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong
lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt atheo dõi trong những giờ thảo luận nhóm của học
sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của việc dạy học.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Tiến hành thiết lập một số câu hỏi
dạng trắc nghiệm và tự luận cho một số học sinh và điều tra qua phiếu liên quan
đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực
tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua các sản phẩm làm ra của

học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá
nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi
dạy học.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán
học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Phần B

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Tư tưởng dạy học truyền thống là dạy học theo lối truyền thụ một chiều
(truyền và chuyển giao kiến thức đến cho người học). Tư tưởng này dẫn đến người
thầy độc quyền về kiến thức, người học bị động trong nhận biết kiến thức. Còn tư
tưởng dạy học hiện đại thì vấn đề cốt lõi của nó là tích cực hóa hoạt động học tập
Nguyễn Thị Thanh Huyền

4

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
của người học. Tích cực ở đây được hiểu là tích cực trong hoạt động nhận thức,
tích cực ở trạng thái khát vọng nhận thức, nhận thức trong sự thôi thúc của trí tuệ,
của nghị lực người học. Thông thường tích cực được biểu hiện ở bốn cấp độ là bắt
chước, tái hiện, tìm tòi, sáng tạo thì trong dạy học hiện đại cần nhất là cấp độ tìm
tòi và sáng tạo. Dĩ nhiên tích cực của người học không phải là nhận thức tự do,
không rõ phương hướng, mà phải nằm trong quỹ đạo nhận thức dưới sự hướng
dẫn, giải quyết nhiệm vụ nhận thức của người giáo viên.
Tư tưởng tích cực hóa hoạt động nhận thức đã được chuyển hóa qua

một khái niệm đã có hàng trăm năm nay, đó là: “Lấy học sinh làm trung tâm”. Đặc
trưng nổi bật của tư tưởng này là thừa nhận, tôn trọng những khám phá, sáng tạo
của học sinh. Kích thích, phát động ý thức, ý chí, tính tích cực của người học, khơi
gợi kinh nghiệm của người học để tạo nên sức mạnh khám phá tổng hợp, luôn đặt
học sinh trong tư thế chủ động để khai phóng tiềm năng nhận thức sáng tạo trong
họ.
Phương pháp giảng bình trước hết được phát triển và kế thừa từ phương
pháp dạy học truyền thống của nhân loại, đó là phương pháp diễn giảng. Diễn
giảng là phương pháp dùng lời để truyền đạt kiến thức cho người học. Phương
pháp này trong nhà trường hiện đại tuy không phù hợp nhưng xét ở phương diện
nào đó thì vẫn có tính tích cực do đó cũng không nên vứt bỏ mà cần phải có sự kế
thừa
Bên cạnh đó dân tộc ta có một truyền thống dạy học văn, thưởng thức văn
chương đó là bình văn. Bình văn đã chứng minh được tính hiệu quả của nó qua
thực tế. Vì thế trong phong trào “Đông kinh nghĩa thục” đã có câu:
Buổi diễn thuyết người đông như hội
Kì bình văn khách tới như mưa
Do đó khi xác lập phương pháp dạy học mới cũng cần kế thừa truyền thống bình
văn này
Nguyễn Thị Thanh Huyền

5

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Từ những lý do trên nên khi xác lập phương pháp dạy học văn hiện đại, các
nhà chuyên môn đã xác lập một phương pháp mới mang tính phổ biến đó là
phương pháp giảng bình

Nói tới bình giảng ta nói tới việc chỉ ra sự gắn bó hữu cơ giữa nội dung và
hình thức của một tác phẩm văn học. Nhà văn, nhà thơ thuyết phục người đọc bằng
chính hình tượng văn học. Qua lời người bình nói chung, giáo viên dạy Văn nói
riêng, phải giúp học sinh thấy được ý nghĩa và tác dụng của những yếu tố hình thức
nghệ thuật trong việc chuyển tải nội dung. Cũng từ đó, làm cho người đọc - học
sinh thấy rõ đặc trưng của Văn học, thấy rõ vì sao tác phẩm tạo nên khoái cảm cho
người thưởng thức Văn học. Cho nên, thông thường khi bình giảng là bình giảng
những câu thơ, câu văn, đoan văn hay, chi tiêt nghệ thuật có ý nghĩa.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
Tài liệu để sử dụng cho lời bình văn hiện nay rất phong phú. Hơn nữa đây là
sự kế thừa phương pháp cũ nên giáo viên có nhiều kinh nghiệm để lựa chọn nội
dung, thời điểm và lời bình. Học sinh cũng dễ bị cảm hoá bởi những lời bình hay
b. Khó khăn:
Nếu không chú ý giáo viên dễ sa vào thuyết giảng dẫn đến sự truyền thụ
kiến thức một chiều. Sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, đặc biệt là dạy học
theo mô hình trường học mới VNEN hạn chế cơ hội để giáo viên có thể bình.
Trong khi đó Ngữ văn là một môn học đòi hỏi nhiều sự cảm thụ trong khi học sinh
chưa đủ kinh nghiệm và vốn sống.
2. Thành công và hạn chế:
a. Thành công:

Nguyễn Thị Thanh Huyền

6

Trường THCS Nguyễn Công Trứ



Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Trong quá trình dạy học nhiều năm tôi đã vận dụng phương pháp giảng bình
và có hiệu quả rất cao: học sinh say mê với môn học hơn; nâng cao được năng lực
diễn đạt bởi với lứa tuổi của các em trước tiên phải học hỏi từ người khác rồi mới
tự mình sáng tạo được tri thức; những nội dung then chốt của bài học được các em
ghi nhớ sâu hơn.
b. Hạn chế:
Giáo viên phải là người am hiểu vấn đề và có kỹ năng diễn đạt tốt, liên hệ
đến nội dung của nhiều tác phẩm. Sau mỗi thao tác giảng bình cần biết cách khơi
gời hứng thú để học sinh tham gia phát hiện tri thức tránh trường hợp học sinh ỷ
lại, trong chờ giáo viên làm thay.
3. Mặt mạnh, mặt yếu:
a. Mặt mạnh:
Chương trình Ngữ văn THCS là sự hợp thành giữa ba phân môn: văn học,
tiếng Việt và tập làm văn. Ba phân môn này có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ
với nhau. Trong đó phân môn văn học bao giờ cũng được bố trí dạy ở đầu tuần. Nó
được vận dụng làm cơ sở, làm ngữ liệu để tìm hiểu kiến thức ở các phân môn khác.
Học tốt văn học sẽ là điều kiện cần thiết để học tốt các phân môn còn lại. Giảng
bình có điều kiện lôi cuốn tất cả học sinh cùng lắng nghe, từ học sinh yếu đến học
sinh giỏi đề có thể cảm thụ được nội dung lời bình cho dù ở các mức độ khác nhau.
b. Mặt yếu:
Bình nhiều quá sẽ sa vào thuyết giảng một chiều, học sinh thụ động. Bình
không đúng sẽ làm cho học sinh cảm thụ sai. Bình không đúng thời điểm sẽ hạn
chế phát huy các phương pháp dạy học khác.
4. Các nguyên nhân và yếu tố tác động:
Trong xu thế phát triển của xã hôi hiện nay, việc học Văn đang gặp rất nhiều
khó khăn bởi sự cạnh tranh của những môn học tự nhiên khác. Hơn nữa, một thực
tế chúng ta phải chấp nhận đó là vốn sống, vốn văn chương của học sinh quá ít (chỉ
Nguyễn Thị Thanh Huyền


7

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
có kiến thức cơ bản của sách giáo khoa) nên để có lời bình sâu sắc, hay mà lại gần
với học sinh, để học sinh cảm nhận được quả thật là khó. Hơn nữa theo phương
pháp giảng dạy mới thực sự nhiều giáo viên lung túng : bình văn thời điểm nào của
tiết dạy ? Liệu có sa vào thuyết giảng hay không ? Bình giảng như thế nào cho phù
hợp đối tượng ?
Trong nhiều tiết dạy Văn, nhiều giáo viên chưa kết hợp được phương pháp
dạy truyền thống và phương pháp dạy mới cho nên có tiết, có lúc lời giảng của
giáo viên bị “mờ” đi hoặc thậm chí không có hoặc có rất ít. Ta thử hình dung xem,
tiết dạy Văn chỉ là những câu hỏi của giáo viên với học sinh và câu trả lời của học
sinh với giáo viên, học sinh với nhau mà không có lời bình giảng của giáo viên thì
liệu rằng tác phẩm văn chương đó sẽ đọng lại trong tâm trí của các em được những
gì? Sâu sắc như thế nào?
5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng:
Một thực tế mà giáo viên rất buồn và thường than thở với nhau là: Học sinh
không viết được văn. Phải chăng các em ít có được sự rèn luyện thói quen bình
một vấn đề văn học, một câu thơ, một câu văn; ít được học tập lời văn hay, sinh
động qua lời bình giảng của thầy cô giáo dạy Văn? Hay là các em chưa được rèn
nhiều về cách cảm nhận, cách diễn đạt, suy nghĩ của mình một cách độc lập về một
tác phẩm văn chương?
Trước những vấn đề có tính lý luận và thực tế dạy và học Văn đã nêu trên ta
thấy rằng, lời bình trong tiết dạy Văn rất quan trọng. Vì vậy tôi thấy cần phải quan
tâm nhiều đến phương pháp giảng bình trong dạy học văn cho nên tôi chọn chuyên
đề này để nghiên cứu nhằm đề cao, tôn vinh sâu sắc năng lực diễn đạt bằng lời của
học sinh, đồng thời cũng muốn nghiên cứu cặn kẽ chu đáo khả năng diễn đạt giàu

tính nghệ thuật, giàu tính văn chương của người thầy. Mục đích của người bình là
làm sao truyền cảm ý kiến của mình về tác phẩm văn chương đến được người

Nguyễn Thị Thanh Huyền

8

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
nghe, làm cho người nghe cùng suy nghĩ như mình phù hợp với “ ý định và nghệ
thuật” của nhà văn
III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
1. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp:
Giảng bình là một công việc nghệ thuật khó khăn thú vị nhưng lại có một
sức mạnh đặc biệt không thể không vận dụng vào quá trình dạy học đọc hiểu tác
phẩm văn chương trong nhà trường. Sử dụng phương pháp giảng bình vào dạy học
đọc hiểu tác phẩm văn chương không những mang lại hứng thú và cảm xúc rõ rệt
cho giờ dạy học văn mà còn trang bị cho học sinh các cách thức, con đường khám
phá lĩnh hội cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp:
a. Nguyên tắc giảng bình:
*. Người bình là người am hiểu sâu tác phẩm:
Để bình giảng tốt một tác phẩm văn học, khâu quan trọng là chuẩn
bị tư liệu, càng có nhiều cách tiếp cận, người giáo viên càng có nhiều
cảm hứng và hướng xử lý văn bản,chọn lọc được chi tiết bình giảng đắt
giá. Tư liệu được sắp xếp theo nhiều mảng đề tài khác nhau, sắp xếp dựa
theo phân kỳ văn học từng thời kỳ, giai đoạn, chặng đường văn học. Bên
cạnh đó, các hồ sơ tư liệu còn phân loại theo thể loại thơ, tác giả, đề tài, chủ đề.

Một số tư liệu sưu tầm được vi tính hoá để tiện việc sử dụng, tra cứu. Trong thời
đại hiện nay, môi trường làm việc có internet là công cụ hỗ trợ hiệu quả để tham
khảo các nguồn bài bình giảng, các bản ghi âm giọng đọc, giọng ngâm, các bài
bình giảng hay xung quanh tác phẩm ở trên mạng toàn cầu. Do vậy, giáo viên
thành thục thao tác tra cứu trên mạng sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời
gian.Tuy nhiên việc chuẩn bị tư liệu chỉ là bước khởi đầu cần thiết, không
phải là nhân tố quyết định để đánh giá chất lượng của bài bình giảng.
Nguyễn Thị Thanh Huyền

9

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Tiếp theo giáo viên phải có khả năng tự viết bài bình giảng để thật
sự nắm được phương pháp bình giảng và đủ tự tin thực hiện thao tác
bình giảng trên lớp. Trong thực tế giảng dạy, giáo viên có thể giới thiệu
cho học sinh những bài bình giảng hay của các cây bút chuyên nghiệp để
học sinh
*. Phải biết lựa chọn điểm đáng bình:
Có thể lựa chọn bình những chi tiết ở phạm vi rộng như đề tài, chủ đề, kết cấu, ý
nghĩa tác phẩm; hoặc bình những chi tiết ở phạm vi hẹp như: từ ngữ, hình ảnh, âm
thanh, màu sắc, nhịp điệu, giọng điệu, thi liệu. Điều đáng quan tâm ở đây là giáo
viên phải biết chọn những chi tiết có ý nghĩa, có sức gợi lớn để bình, tránh bình
những chi tiết không trọng tâm sẽ dẫn đến phải sử dụng quá nhiều thao tác giảng
bình trong tiết dạy hoặc không làm nổi bật được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Vấn
đề là giáo viên phải chọn được câu văn hay, đoạn thơ hay, từ hay, chi tiết có ý
nghĩa để bình. Không nên bình tràn lan cả bài mà phải có đậm, có nhạt, có kỹ, có
lướt qua tùy theo vị trí quan trọng của chi tiết ấy đối với tinh thần chung của tác

phẩm.
Ví dụ: Ta có thể vận dụng phương pháp giảng bình vào tác phẩm “Lão Hạc”
của Nam Cao (Ngữ văn 8 – tậpII). Với thời gian hai tiết, giáo viên giúp học sinh
hiểu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm một cách nhanh nhất. Thông qua
việc đọc, phân tích, bình giảng, giáo viên làm cho học sinh hiểu được cuộc đời và
phẩm chất của lão Hạc: Một lão nông dân nghèo khổ nhưng tần tảo làm ăn, giàu
tình cảm, giàu lòng tự trọng. Từ đó học sinh hiểu được số phận cuộc đời của người
nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và có thái độ thông cảm với họ
“Lão Hạc” là một câu chuyện cảm động về đời sống của những người nông
dân trước cách mạng tháng Tám. Họ có một cuộc sống cơ cực, bi thảm nhưng luôn
giữ được tấm lòng nhân hậu, và trong hoàn cảnh bi thảm nhất nhân cách của họ lại
càng tỏa sáng. Vì vậy công việc của giáo viên là phải giúp học sinh khám phá
Nguyễn Thị Thanh Huyền

10

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
những vẻ đẹp ấy. Giáo viên phải lựa chọn các chi tiết, những điểm sáng của tác
phẩm để bình. Truyện “Lão hạc” có nhiều chi tiết hay, cảm động, có nhiều chi tiết
đáng bình. Ta có thể bình tấm lòng đôn hậu của lão hạc khi phải bán chó. Lão đã
khóc, dằn vặt, đau đớn khi trót lừa một con chó. Ta cũng có thể bình nghệ thuật
văn xuôi của Nam Cao, hoặc cũng có thể bình đoạn cuối cùng trong tác phẩm:
“Lão Hạc ơi, lão hãy yên lòng mà nhắm mắt, lão đừng lo gì cho mảnh vườn của
lão…”. Song những chi tiết này giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tự bình ở
nhà, còn chi tiết để bình trên lớp là cái chết của lão Hạc để làm nổi bật nhân cách
cao đẹp của lão
Công việc bình của giáo viên như sau:

Công việc chuẩn bị: Giáo viên soạn giáo án, chép lời bình của các nhà phê
bình văn học nhận xét về nhân vật lão Hạc để giới thiệu cho học sinh, đọc và
nghiên cứu kĩ phần mình giảng bình, viết lời bình
Tiến trình bài giảng:
Giáo viên cho học sinh đọc phần miêu tả cái chết của lão Hạc ở phần cuối
truyện một cách diễn cảm, nếu học sinh không thể hiện được thì giáo viên sẽ đọc
mẫu.
Giáo viên yêu cầu học sinh hình dung, miêu tả bằng lời cái chết của lão Hạc:
Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long
sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật nẩy lên, hai
người đàn ông lực lưỡng phải đè lên người mới giữ được lão. Lão vật vã đến hai
giờ đồng hồ rồi mới chết, cái chết thật là dữ dội
Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh tập bình: Em có nhận xét gì về cái chết
của lão Hạc? Tại sao lão Hạc không chọn một cái chết nhẹ nhàng hơn, đơn giản
hơn?
Sau khi học sinh có ý kiến phân tích, giảng giải, nhận xét, giáo viên có thể
giảng bình một cách khái quát như sau:
Nguyễn Thị Thanh Huyền

11

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Chỉ có năm câu văn nhưng với những từ ngữ chon lọc, tác giả đã gợi tả rõ
nét cái chết dữ dội của lão Hạc. Trên đời này có muôn vàn kiểu chêt, lão Hạc đã
chọn cho mình cái chết thật đau đớn bằng cách ăn bả chó của Binh Tư. Tại sao
cùng là chết mà lão Hạc không chọn một cách khác cho thanh thản, nhẹ nhàng?
Tại sao lại không thắt cổ như Lang Rận? Không tự đâm chết mình như Chí Phèo?

Hoặc nhin đói dài ngày để rồi ốm chết mà lại ăn bả chó để phải chết một cách vật
vã như thế? Phải chăng lão Hạc chết như vậy để tự trừng phạt trước người bạn
yêu quý của mình là cậu Vàng? Có như vậy lão mới nhẹ lòng chăng?
Quả đúng như vậy, lão chết như là để chuộc lỗi, để thanh minh với cậu
Vàng. Lão đã lừa cậu Vàng thì lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa.
Lão đã sống xứng đáng ngay cả với con chó. Nhưng lão Hạc đâu chỉ chết vì con
chó mà cái chết của lão còn là vì đứa con yêu dấu của mình, lão chết để trọn bổn
phận làm cha của lão đồi với con. Cái chết dữ dội như một con chó dại ấy lại là
cái chết của người cha thương con hết mực, Thương con đến nỗi thà chết chú
không chịu ăn tiêu vào tài sản của con. Lão Hạc chết là để dành phần cho con
sống. quả là một người cha tuyệt vời!
Cái chết của lão Hạc được đưa ra hết sức bất ngờ, vừa ai oán, vừa giống
như một sự tất yếu. Và cái chết của lão là cái mốc giải làm ta trăn trở về nhân
cách và tình cảm của lão.” Chết trong còn hơn sống đục”. Cái chết dữ dội, đầy
thử thách của người nông dân lương thiện có ý nghĩa tố cáo sự tàn ác của chế độ
phong kiến đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng, muốn giữ nhân cách họ
chỉ có con đường chết. Cái chết của lão như là lời kêu cứu, khẩn thiết đồng thời
cũng là lời lên án của tác giả đối với xã hội đương thời.
Hoặc giáo viên cũng có thể bình bằng việc mượn lời bình của người khác.
“Phải đến khi lão Hạc khép lại, ta mới thấy ớn lạnh. Thì ra toàn bộ câu
chuyện là một cuộc chuẩn bị để chết của một người ! Lão Hạc cứ âm thầm nốt
những phần việc cuối cùng của một kiếp người để rồi tự sát! Vậy mà ông giáo và
Nguyễn Thị Thanh Huyền

12

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn

người đọc đều không hay biết. Cái chết của lão là một cú giáng vào thói hồ đồ hờ
hững và cố chấp của chúng ta. Khi ta sáng mắt lên, hiểu ra tất cả tính toán lo liệu
gán dở lẩn thẩn của lão Hạc thực chất lại chưa đụng một phẩm người nguyên sơ,
thuần khiết, cao quý vô ngần thì đã muộn rồi” (Chu Văn Sơn).
“Thế rồi lão Hạc chết một cái chết thật đau đớn dữ dội. Chỉ cò ông giáo và
Binh Tư hiểu lão tự tữ bằng bã chó. Một con người khổ cả lúc sống, khổ cả lúc
chết. Lão Hạc chết nhưng nhân cách cao đẹp của lão vẫn cò sống mã trong lòng
ông giáo, trong lòng người đọc. Lão Hạc đúng là một khối vàng ròng nguyên chất
mà ta phải gạt bỏ những lớp đất bùn thô mộc, quê kệch mới tìm thấy” (Nuyễn
Thanh Tú)
*. Phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng và bình:
Phương pháp giảng bình là phương pháp giáo viên dùng lời để giảng và bình
cho học sinh nhận thức được tác phẩm văn học. Giảng bình có khi là giảng trước
rồi bình sau, có khi là giảng, bình đồng thời. Giảng thường là giảng từ khó, nghĩa
khó, còn bình là bình giá những cái hay, đặc biệt của nội dung, nghệ thuật tác
phẩm. Trong một tiết dạy Văn nhất thiết phải có bình giảng. “Giảng” là thao tác
khoa học. Giảng là giảng giải, cắt nghĩa, làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ
một vấn đề nào đó. Giảng yêu cầu phải chính xác vừa đủ. “Bình” phải dựa trên cơ
sở của “giảng”. Bản thân “bình” cũng là khoa học nhưng đồng thời cũng là nghệ
thuật. Bình là truyền rung cảm của minh về tác phẩm văn chương đến với người
đọc, người nghe. Bình giảng là dùng văn bản của mình mà làm sáng tỏ vấn đề văn
bản của tác giả (Tác phẩm văn chương). Có nghĩa là lời bình đó phải thể hiện cách
hiểu, cách đánh giá của chính bản thân người bình, cụ thể là giáo viên dạy Văn.
Nhờ bình mà lời giảng thêm sâu, nhưng bình phải dựa trên giảng. Giảng không
bình thì ý gọn mà khô, bình không giảng thì ý miên man, xa vời. Bình giảng phải
chỉ ra vẽ đẹp gắn bó giữa nội dung và hình thức. Lời giảng bình phải nâng cao hơn
giá trị, nội dung từng câu thơ, câu văn trong tác phẩm. Những câu thơ, câu văn của
Nguyễn Thị Thanh Huyền

13


Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
các tác giả trong các tác phẩm văn chương nó sẽ chỉ tồn tại trong học sinh bằng
những con chữ nếu ta không giúp học sinh thổi hồn mình vào trong tác phẩm. Có
nghĩa là chúng ta làm cho những con chữ đó phải “cựa quậy”, phải sống lại, phải
tỏa rạng, tác động đến tình cảm nhận thức của các em.
Ví dụ: Để giúp học sinh cảm nhận được khát khao công hiến của nhà thơ
Thanh Hải qua đoạn thơ
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
Người giáo viên phải giảng cho học sinh hiểu về ý nghĩa của đại từ “ta”, của
hình ảnh “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” rồi mới bình: “Nhà thơ muốn hòa
thân vào muôn loài, vạn vật, tô diểm thêm cho cuộc sống. Một tiếng chim hót trong
buổi sáng mai bắt đầu một ngày mới, một nhành hoa tô điểm cho vườn hoa cuộc
đời, một nốt trầm làm xao xuyến vạn trái tim. Tất cả thể hiện niềm khát khao sống,
khát khao dâng hiếnđến khôn cùng của tác giả.”
*. Không được sử dụng giảng bình như là một phương pháp độc tôn trong
dạy học văn:
Khi vận dụng phương pháp giảng bình cần chú ý: Nếu giảng bình một chiều
thì học sinh sẽ mất đi tính tích cực chủ động trong nhận thức. Nên cần kết hợp với
những thao tác khác như: gợi mở, nêu vấn đề, đọc diễn cảm, so sánh để học sinh
vừa tiếp nhận qua kênh giảng bình, vừa tự tiếp nhận qua kênh gợi mở, nêu vấn đề,
đọc diễn cảm, so sánh. Điều đó sẽ giúp khơi gợi, kích thích, phát động được tinh
thần, ý thức học tập của học sinh, lôi cuốn các em tích cực tham gia khám phá tri
thức.

Ví dụ: Khi phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh,
giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi mở để học sinh giải nghĩa của các từ: bỗng,
Nguyễn Thị Thanh Huyền

14

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
phả, gió se, chùng chình; và câu hỏi nêu vấn đề: Những biểu hiện nào của thiên
nhiên được tác giả đưa vào khổ thơ đầu? Những biểu hiện ấy thể hiện cái gì?
Sau khi giải quyết các vấn đề trên, giáo viên có thể tiến hành bình
đoạn thơ: Câu thơ đầu gây cho ta cảm giác ngỡ ngàng, bất ngờ. Nguyên do chính
bởi từ “bỗng”. Nhưng cái đột ngột ấy mới nên thơ làm sao! Vì làm nên sự ngỡ
ngàng lại đột khởi từ mùi hương ổi. Có lẽ mùi ổi phải đậm đà, lan toả nên mới
được chưng cất trong từ “phả” nối đầu câu tiếp theo: “phả vào trong gió se”.
Không gian tĩnh lặng. Làn gió se lạnh, mơn man thấm tận đáy lòng. Ta như thấy
cả sắc vàng ươm của nắng nhuộm chín cả trái ổi, thấy hương vị chuyển mùa. Họa
sĩ đưa tiếp một nét cọ mềm mại, mỏng manh: “Sương chùng chình qua ngõ”. Từ
láy “chùng chình” biến làn sương thiên nhiên vô tình, vô cảm thành người bạn
duyên dáng, đài các của mùa thu. Người bạn còn bận gì hay còn vương vấn chi mà
vương vấn dùng dằng, nửa đi nửa ở? Tất cả những dấu hiệu trên cũng chỉ mơ hồ,
nhẹ nhàng, bảng lảng và cũng chỉ đưa đến sự dự đoán: “Hình như thu đã về”.
“Thu đã về” chứ không phải là thu đã đến.Từ đây chúng ta mới hiểu được tình yêu
và sự gắn kết với mùa thu của tác giả. Yêu thu, nhớ thu nên mới gọi là thu về, mới
đủ tinh tế để nhận ra vẻ chùng chình của sương, nhận ra sự tỏa lan, bao phủ của
hương ổi trong gió thu. Thơ thu hay đã nhiều, nhưng yêu thu đến độ có thể lắng
tâm hồn mình trong veo để cảm nhận được từng bước đi nhẹ nhàng khi nàng thu
đến thì chỉ có Hữu Thỉnh mà thôi.

b. Những cách thức giảng bình:
*. Giảng bình bằng cách nêu giả thiết, nêu phản đề:
Giả thiết là lấy điều coi như là có thật để làm căn cứ suy luận phân tích.
Phản đề là phán đoán đối lập với cái đã được chấp nhận. Thực hiện lời giảng bình
bằng cách nêu giả thiết, nêu phản đề sẽ tạo cho học sinh một tư duy năng động,
một kiểu suy nghĩ biện chứng, hướng suy nghĩ đánh giá ra nhiều chiều để việc cảm
thụ văn chương càng thêm sâu sắc.
Nguyễn Thị Thanh Huyền

15

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Chẳng hạn khi giảng bình những câu thơ đàu trong bài thơ “Nói với con”
của Y Phương giáo viên có thể đặt câu hỏi: Nếu không có gia đình cuộc sống của
mỗi người sẽ ra sao? Từ đó dẫn vào bốn câu thơ:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười”
Ngôi nhà nhỏ tràn ngập tiếng nói cười của một đứa trẻ ddang chập chững
biết đi, đang bi bô tập nói. Động từ bước tới được nhắc lại hai lần, kết hợp với
động từ chạm, với các từ phải traisgiups ta hình dung cảnh em bé lúc thì sà vào
lòng mẹ, lúc lại níu lấy tay cha. Không khí gia đình thật đầm ấm hạnh phúc. Ở đó
em bé được yêu thương, được chăm sóc và che chở.Bốn câu thơ năm chữ vang lên
như một lời khẳng định thiết tha: gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi
người
*. Giảng bình bằng một hồi ức:

Có thể giảng bình bằng hình thức một lời tâm sự, một hồi ức hay một câu
chuyện tưởng là chủ quan nhưng chứa đựng cảm xúc và đánh giá thẩm mĩ có ý
nghĩa khái quát và có sức gợi rất sâu xa. Có thể sử dụng hồi ức của các nhà thơ,
nhà văn có tên tuổi, các nhà phê bình văn học.
Chẳng hạn, bình hai câu thơ “Sống trong cát chết vùi trong cát / Những trái
tim như ngọc sáng ngời” của Tố Hữu, Hoài Thanh viết: “ Khi đọc đến câu “Sống
trong cát chết vùi trong cát”, tôi tưởng chừng như nghe lại câu nói ghê người của
Kinh Thánh đạo Gia Tô : “Thân cát bụi trở về cát bụi”, một câu nói đè nặng lên đời
sống của hàng triệu người trong hàng nghìn năm và đã đè nặng lên đời sống của tôi
trong những năm dài thê thảm. Tôi có cảm giác lại như sắp rơi vào vực thẳm của
những tư tưởng chán chường tuyệt vọng. Tôi không ngờ tiếp theo đó lại là câu :
“Những trái tim như ngọc sáng ngời”. Bàn tay rất khỏe của nhà thơ đã giữ tôi cùng
Nguyễn Thị Thanh Huyền

16

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
đứng lại với anh trên miệng vực. Thiếu nhiệt tình, thiếu lạc quan cách mạng, không
thể đứng vững như thế này ở nơi biên giới giữa thiên đường và địa ngục”.
Giảng bình hai câu thơ “Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc ; / Nhà ngặt, đèn
xanh, con mắt xanh.” của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu viết: “Năm 1957, khi Quốc âm
thi tập vừa được phát hiện lại, [...] bản thân tôi đã hào hứng đem ngay thơ Nguyễn
Trãi vào quần chúng, giới thiệu những bài, những câu hay nhất. Khi ấy, với thiện
chí rõ rệt, nhưng rõ ràng là tùy tiện, muốn cho hai câu thơ trên đọc êm tai, được
thính giả chóng lĩnh hội và dễ thích ngay, tôi đã chữa đi, đọc thành “Tuổi già, tóc
bạc, chòm râu bạc…” và tự đắc ý với sự “cải tiến” đó. Hai tuần sau, tôi nằm chiêm
bao tưởng thấy Ức Trai tiên sinh trong mộng, Ức Trai bảo tôi: “- Này, đồng chí

Xuân Diệu, ai cho đồng chí chữa thơ tôi ? Tôi già bao giờ, mà đồng chí bảo là tôi
già. Đồng chí là một người cộng sản, mà đồng chí chấp nhận sự già của tâm trí à ?
Tôi nhiều tuổi, thì tuổi tôi nó chất lên, nó cao, chứ tuổi tôi không già!...” Ức Trai
mới nói tới đó, thì tôi chợt tỉnh dậy và tôi nghĩ tiếp: Lại còn sự dốt nát mà tùy tiện
của mình nữa, dám đổi “cái râu bạc” thành ra “chòm râu bạc”. Ôi! Nếu Nguyễn
Trãi “tuổi già, tóc bạc, chòm râu bạc”, thì Nguyễn Trãi vừa khom lưng bước vừa
vuốt chòm râu một cách bùi ngùi an phận, một cách đầu hàng, thì bọn gian nịnh
dưới thời Lê Thái Tông đã để cho Nguyễn Trãi sống, đâu cần đem ra mà giết.
Chính tại vì Nguyễn Trãi không công nhận tuổi mình già, mà nó chỉ “cao” thôi, và
đáng lẽ câu thơ muốn đúng bằng trắc, phải là “chòm râu bạc”, thì Nguyễn Trãi
đang tiến bằng êm ả xuôi lơ, lại đặt tiếng trắc ; cái râu bạc, tức là vừa vuốt râu,
vừa hất hàm quắc mắt và lắc đầu ; à! Nhà ngươi cứng đầu à, cái đầu ngang bướng
chống lại chúng tao, chúng tao đưa ra chặt, và chặt đầu cả ba họ! Ôi, văn chương
gắn liền với tính mạng, “cái râu bạc” của Nguyễn Trãi hiên ngang biết chừng nào,
mà lại hiên ngang đến từng mỗi một sợi, can trường ngạo nghễ đến mức bọn gian

Nguyễn Thị Thanh Huyền

17

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
thần phải quyết liệt phủ định! Sao lại đem một “chòm râu bạc” tội nghiệp, thảm
hại, mà thay vào!”
Hoặc giáo viên kể cho học sinh nghe nhữnh kỷ niệm, những xúc động của
chính bản thân mình khi được đọc tác phẩm đó.
Ví dụ: giảnh bình bài : “Cảnh khuya” giáo viên kể: “Tôi còn nhớ mãi cái
sung sướng của tối, lần đầu tiên nghe được hai câu thơ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Sung sướng khi được nghe lại những câu thơ hay, nhưng sung sướng hơn
nũa vì những câu thơ hay ấy là của Bác. Cô đã đọc rất nhiều vần thơ về thiên
nhiên từ ánh trăng thương nhớ của Nguyễn Du, cảnh ao thu trong veo của Nguyễn
Khuyến, đến con nai vàng ngơ ngác của Lưu Trọng Lư, cánh cò phân vân của
Xuân Diệu, ánh trăng ngẩn ngơ buồn của Huy Cận. nhưng đọc bài thơ “Cảnh
khuya” của Bác thấy thơ Bác, thơ của một người chiến sĩ cách mạng đang song
những ngày chiến đấu gay go ác liệt nhất nhưng sao thấy thiên nhiên thơ mộng
quá, yêu kiều quá. Nó làm tâm hồn cô như được lọc trong, như được lắng lại để
nghe rõ âm thanh man mác của dòng suối trong rừng khuya, cảm rõ bức tranh
lung linh được vẽ lên trong câu thơ. Mọi chuyện buồn bực dường như cũng bị tan
biến đi. Kỷ niệm đó đối tôi thật sâu sắc và mỗi lần đọc bài thơ tôi thấy súc động
bồi hồi trước tâm hồn nghệ sĩ rất đẹp đẽ của Người.”
Cách bình trên tạo cho học sinh sự hứng thú, muốn tìm hiểu cái hay, cái đẹp
của tác phẩm. Những lời tâm sự, chuyện riêng tư phải có ý nghĩa tiêu biểu, tích
cực.
*. Bình bằng lời khen:
Giảng bình là để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Vì vậy
giảng bình bằng một lời khen trực tiếp có tác dụng khẳng định giá trị của tác phẩm,
Nguyễn Thị Thanh Huyền

18

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
xoáy chặt ý kiến giáo viên định truyền cho học sinh
Ví dụ:

Khi hướng học sinh tìm hiểu khổ thơ sau của nhà thơ Thanh Hải trong bài
“Mùa xuân nho nhỏ”, ta bình như thế nào?
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Có thể nói bốn câu thơ như một lời khái quát súc tích, đúng đắn về lịch sử
dân tộc Việt Nam. Thật khó cho học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của khổ
thơ nếu như ta chỉ dừng lại ở từng câu, từng chữ của khổ thơ. Sau khi ca gợi cho
học sinh phân tích, hiểu được “vất vả gian lao” của dân tộc ta như thế nào? Cái đẹp
của hình ảnh đất nước Việt Nam khi được so sánh với “vì sao”… Giáo viên có thể
dùng ngôn từ của mình, sự hiểu biết của mình dể có một lời bình hợp lý và hay,
nâng cao hiểu biết của các em về đoạn thơ:
“Bốn câu thơ ngắn gọn mà súc tích đã khái quát được chiều dài 4000 năm
lịch sử của dân tộc ta: “Vất vả và gian lao”. Trong câu thơ này ta như hình dung
được bóng dáng của Sơn Tinh cùng nhân dân đoàn kết bên nhau đắp núi cao để
chống Thủy Tinh. Ta như hình dung được bóng dáng của những con người Việt
Nam lam lũ sớm trưa trên đồng ruộng:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Cũng trong câu thơ này, ta nghe như khí thế ra trận của Thánh Gióng thuở ban
đầu giữ nước. Ta như nghe âm hưởng hào hùng của “Hịch tướng sĩ”, âm
vang của “Bình Ngô đại cáo”. Ta như nghe khí thế tiến quân của Quang Trung
Nguyễn Huệ. Ta như nghe khí thế chiến thắng của cha ông ta trong hai cuộc chiến
thắng chống Pháp và chống Mỹ oai hùng vẫn còn vọng lại. Như thế đó, câu thơ
Nguyễn Thị Thanh Huyền

19

Trường THCS Nguyễn Công Trứ



Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
thực sự “ý toại ngôn ngoại”. Câu thơ như đưa ta trở về quá khứ vàng son đáng tự
hào của dân tộc.”
*. Bình theo con đường đối chiếu so sánh:
Văn chương có sự kế thừa, phát triển và đột phá về đề tài, cảm hứng, thi
liệu. Đặt tác phẩm trong sự so sánh đối chiếu ta sẽ thấy rõ hơn điểm khác biệt và
giá trị nổi bật của tác phẩm đó. Muốn vậy giáo viên khi bình văn thơ phải có nhiều
vốn liếng về sự hiểu biết rông rãi của tác phẩm thơ văn để tạo cho lời bình của
mình có sức nặng hơn. Đọc nhiều, biết rộng giúp cho người bình đối chiếu được dễ
dàng mà sâu sắc.
Ví dụ: Khi giảng bình về việc sử dụng thi liệu để tả mùa thu trong bài “Sang
thu” của Hữu Thỉnh, giáo viên có thể so sánh với các bài thơ thu xưa: “Mùa thu –
mùa của bao rung động xôn xao. Vì vậy cảm hứng thu đã đi vào hầu khắp thơ văn
của đông, tây, kim, cổ. các nhà thơ truyền thống thường nắm bắt tín hiệu của mùa
thu bằng những hình ảnh: sen tàn, cúc nở hoa, lá ngô đồng rụng, nhạn bay đi…
Hữu Thỉnh lại cảm nhận một mùa thu đang về với vùng nông thôn vùng đồng bằng
Bắc bộ qua hương thơm thoang thoảng của ổi chín, qua cái lành lạnh của gió se,
qua những lớp sương thu mờ mỏng giăng mắc trên lùm cây đầu ngõ. Không lặp lại
thi liệu, bốn câu thơ đầu đem đến cho ta một cảm nhận tinh tế về mùa thu trong
thời khắc giao mùa. Đó là một mùa thu dân dã, bình dị mà hết sức thân thuộc, gắn
bó.”
Ví dụ: Khi bình trăng trong thơ Bác bài “Ngắm trăng”, “Cảnh khuya”, giáo
viên có thể so sánh trăng trong thơ Bác với trăng trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn
Khuyến… để thấy được vẻ đẹp độc đáo của vầng trăng trong thơ Người. Cách so
sánh như vậy làm giá trị bài thơ thêm nổi bật:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.”
Bởi vậy trăng là đối tượng thưởng thức của rất nhiều tao nhân mặc khách:

Nguyễn Thị Thanh Huyền

20

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
“Đêm thanh hớp nguyệt ngiêng chén”
(Nguyễn Trãi)
“Làn ao long lánh bong trăng loe”
(Nguyễn Khuyến)
“Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông”
(Đoàn Thị Điểm)
Trước trăng sáng, Hồ Chí Minh cũng cản nhận được tất cả vẽ đẹp, vẽ thanh
cao của trăng như người xưa. Song Người còn cho thấy tâm hồn , suy nghĩ của
trăng, trăng không còn là vật vô tri, là đối tượng để người thưởng thức, mà trăng
còn có tâm sự, trăng cũng biết thưởng thức cái đẹp. Cho thấy thêm vẻ đẹp, sức
sống của con người. Mặc dù con người ấy đang phải sống giữa gông xiềng của cõi
đời phi lí. Mở đầu thơ là nhà tù với biết bao thiếu thốn. Giữa bài thơ là trăng
sáng. Đến cuối bài thơ, con người – trong thân phận bị giam cầm giữa song sắtđã thành nhà thơ đanh say sưa mơ mộng. Sỡ dĩ có được điều đó là do người biết
tìm đến với trăng và trăng cũng tìm đến với người để cùng tỏa sáng, cùng đưa
nhau lên một tầm cao mới
Phạm vi so sánh đối chiếu các bài thơ không chỉ hạn chế trong mối quan hệ
những bài văn bài thơ, những câu văn câu thơ tương đồng. Có khi liên hệ, đối
chiếu với thực tế cuộc sống hoặc tâm trạng cuộc đời của tác giả để làm cho lời bình
về câu thơ tăng thêm sức thuyết phục.
Chẳng hạn khi bình câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu “Làm ơn há dễ trông
người trả ơn”, ta đối chiếu ý nghĩa câu thơ với cuộc đời thực, với tư tưởng nhân

nghĩa của cụ thì lời bình càng có sức nặng đặc biệt làm cho người đọc tin tưởng ở
tiếng nói của người bình.
c. Các thời điểm trong tiết dạy có thể sử dụng giảng bình:
*. Khắc sâu ý, nhấn mạnh ý:
Nguyễn Thị Thanh Huyền

21

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Đặc trưng của giảng bình là cảm thụ và truyền thụ thơ văn. Sử dụng lời bình
để khắc sâu ý, nhấn mạnh ý nhằm lưu lại cho người học cảm xúc và tư tưởng của
tác phẩm văn chương
*. Chuyển ý:
Trong tác phẩm văn chương, tình cảm, cảm xúc thường được triển khai theo
lớp lang, mạch, đoạn. Vì vậy sử dụng phương pháp giảng bình để chuyển ý sẽ gây
được ấn tượng, tạo nguồn cảm xúc, hứng thú cho học sinh đi tìm tri thức mới
*. Sau những hình ảnh chi tiết có ý nghĩa:
Trong tác phẩm có những chi tiết được coi là điểm sáng nghệ thuật, là nhãn
quan của tác phẩm. Giảng bình những chi tiết đó sẽ có tác dụng khái quát được chủ
đề của tác phẩm, làm nổi bật giá trị của tác phẩm
*. Tổng kết:
Tổng kết là khâu chốt ý quan trọng trong quá trình dạy học một tác phẩm
văn chương. Dùng lời bình để tổng kết ý, kết bài là biện pháp đem lại hiệu quả cảm
xúc và hiệu quả thẩm mỹ cho giờ dạy văn. Có thể sử dụng giảng bình để tổng kết ý
hoặc tổng kết bài
d. Gợi cho học sinh bình và tham gia vào quá trình bình của giáo viên:
Bởi cái cuối cùng của quá trình dạy Văn chính là “Dạy người”. Các em sẽ

vận dụng cách diễn đạt, cách lập luận…trong từng tiết học Văn hôm nay, qua lời
bình, để rồi khi ra đời các em sẽ chủ động, tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt.
Đối với lời bình của học sinh, chúng ta chưa yêu cầu phải hoàn chỉnh, sâu
sắc. Có thể chỉ là ý cơ bản. Trên cơ sở lời bình của học sinh mà giáo viên sửa chữa,
giúp các em có lời bình hay về ý tứ, trôi chảy về diễn đạt.
Giáo viên phải dành một thời gian nhất định để gợi ý, hướng dẫn học sinh
bình bằng cách nêu bài tập để học sinh luyện tập về kiểu bình một chi tiết, bình từ
hình ảnh. Hoặc kết hợp với phân môn tập làm văn, qua bài viết của học sinh để
đánh giá khả năng bộc lộ ý kiến riêng của học sinh về một vấn đề ttrong tác phẩm.
Nguyễn Thị Thanh Huyền

22

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Giáo viên nên biểu dương, khen ngợi những học sinh có lời bình hay để gây hứng
thú cho học sinh bình. Bên cạnh đó, sau mỗi giờ dạy giáo viên nên giới thiệu cho
học sinh những lời bình hay của các nhà phê bình văn học để học sinh cảm thụ và
học tập.
3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
Nắm vững nguyên tắc bình giảng thơ, vận dụng thành thục kỹ năng bình
giảng là yêu cầu không thể thiếu đối với giáo viên dạy Văn trong nhà trường phổ
thông. Vì vậy mỗi giáo viên cần tự trau dồi nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng
bình giảng.
Vận dụng bình giảng thơ một cách hợp lý sẽ giúp giờ học trở nên sinh động,
môn Văn có sức cuốn hút và phát huy được tính tích cực chủ động trong giờ học
môn Văn của cả giáo viên và học sinh.
Bình giảng thơ là công việc khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân giáo

viên để tự nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện năng lực tiếp nhận và cảm thụ
văn chương nói chung và thể loại thơ nói riêng.
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Một tiết dạy là một cơ cấu hoàn chỉnh từ phút đầu đến phút chót, có tính đặc
thù về trình tự, về nhịp điệu, về tiến trình theo từng môn học. Vì vậy, việc làm
trước, việc làm sau đương nhiên liên quan với nhau. Hoạt động trước làm nảy sinh
hoạt động sau, hoạt động sau củng cố hoặc nối tiếp hoạt động trước. Dùng cách tổ
chức học tập nào trước, sau đều cần có lí do trong mối quan hệ này. Bất cứ phương
pháp dạy học nào cũng đếu có quy trình thực hiện của nó. Việc đảm bảo quy trình
giúp giáo viên tránh được những lúng túng trong khi hướng dẫn học sinh. Nó còn
thể hiện được tính khoa học trong tổ chức dạy học, đồng thời giúp học sinh tiếp
nhận vấn đề tốt hơn. Vì thế giáo viên cần phối hợp nhuần nhuyễn bốn giải pháp
trên kết hợp với các phương pháp dạy học khác để đạt hiệu quả dạy học cao nhất
IV KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM:
Nguyễn Thị Thanh Huyền

23

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
Những kinh nghiệm của bản thân được nêu ra trong đề tài này đã được vận
dụng trong quá trình dạy học trên lớp tạo được hứng thú học tập cho các em. Tôi
cảm nhận được những ánh mắt say sưa của các em khi nghe giảng bình, giờ học
văn trở nên thú vị hơn. Kiến thức các em thu nhận được nhiều và nhớ lâu hơn. Một
số em đã có sự chuyển biến rõ rệt trong rèn luyện đạo đức
Phần C

KẾT LUẬN


I. KẾT LUẬN:
Lời bình trong một tiết dạy Văn là cần thiết và quan trọng. Lời bình như
luồng gió làm bay bổng tâm hồn của học sinh, khắc sâu hơn điều cốt lõi mà tác giả
muốn gữi đến chúng ta. Lời bình làm cho lâu đài nghệ thuật, kỳ công của tác giả
vốn đã đẹp lại càng đẹp, sáng lung linh. Để có được lời bình hay, giáo viên cần lưu
ý: Giáo viên phải thường xuyên rèn luyện năng lực bình, bình phải gương mẫu.
Trong một giờ giảng văn phải có ít nhất một lời bình, ngắn hay dài là tùy theo nội
dung và hoàn cảnh tiết học. Nhất thiết không được bỏ qua phương pháp này, bởi
lời bình hấp dẫn sẽ đem đến chất nhân văn, tạo không khí văn chương, tránh khô
khan, kích thích hứng thú học của học sinh và từ đó học sinh sẽ bắt chước tập bình
văn, thơ.
Cần nói thêm trong bình giảng khi cần thiết cũng phải chê nhưng mỗi tác
phẩm văn vhương khi được chọn vào sách giáo khoa để giảng dạy thường đáng tin
cậy, có giá trị nên khi chê không nên làm tổn hại đến tình cảm của học sinh đối với
tác giả.
Người dạy văn khi bình giảng phải có thái độ trân trọng và tế nhị. Phũ phàng
hay khinh bạc trong văn chương là chẳng có lợi cho giáo dục.
Nắm vững nguyên tắc bình giảng thơ, vận dụng thành thục kỹ năng
bình giảng là yêu cầu không thể thiếu đối với giáo viên dạy Văn trong nhà trường
Nguyễn Thị Thanh Huyền

24

Trường THCS Nguyễn Công Trứ


Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn
phổ thông. Vì vậy mỗi giáo viên cần tự trau dồi nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ
năng bình giảng.

Vận dụng bình giảng thơ một cách hợp lý sẽ giúp giờ học trở nên sinh động,
môn Văn có sức cuốn hút và phát huy được tính tích cực chủ động trong giờ học
môn Văn của cả giáo viên và học sinh.
Bình giảng thơ là công việc khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân giáo
viên để tự nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện năng lực tiếp nhận và cảm thụ
văn chương nói chung và thể loại thơ nói riêng.
Bình giảng thơ góp phần nâng cao tâm hồn và nhận thức của học sinh,
hướng các em vào suy nghĩ sâu sắc về các sự vật hiện tượng trong đời sống được
phản chiếu trong thơ . Không những thế, bình giảng còn giúp các em rèn luyện các
thao tác phân tích bình giảng thơ, phát huy năng lực liên tưởng, có khả năng quan
sát và phát hiện những vẻ đẹp Chân - Thiện - Mỹ của cuộc sống và văn chương.
Qua đó cũng có thể phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có chất văn, có năng
khiếu trở thành học sinh giỏi môn Ngữ văn.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Tuy còn nhiều khó khăn trong thực hiện thao tác bình nhưng mỗi giáo viên
dạy Văn chúng ta hãy cố gắng làm tốt để tiết học Văn sinh động hấp dẫn, góp phần
kích thích niềm đam mê, thích thú học Văn trong học sinh. Góp phần bồi dưỡng
tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Góp phần khẳng định vị trí, tầm quan trọng của
Văn học đối với quá trình giáo dục học sinh, để Văn học xứng đáng với nhận định
của Mác Xim Goóc Ki: “Văn học là nhân học”. Muốn vậy:
Về phía học sinh: các em phải có sự chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp, gạch
chân những từ ngữ mà mình chưa hiểu trong tác phẩm, trên lớp phải chú ý nghe
giảng để cảm thụ tốt.

Nguyễn Thị Thanh Huyền

25

Trường THCS Nguyễn Công Trứ



×