Tải bản đầy đủ (.pdf) (269 trang)

Đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tích hợp trong môi trường hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) – Nghiên cứu tại các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 269 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------

VŨ QUỐC THÔNG

Đ NH GI S H U HI U CỦ H THỐNG TH NG
TIN Ế TO N T CH H P TRONG M I TRƢỜNG
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN L C DOANH NGHI P (ERP) NGHIÊN CỨU TẠI C C DO NH NGHI P VI T NAM.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

INH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


iii

MỤC LỤC

LỜI C M ĐO N ............................................................................................................... i
LỜI C M ƠN .................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................... x
PH N MỞ Đ U ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
2.2. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 4


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
5. Những đóng góp của luận án ......................................................................... 11
6. Kết cấu của luận án ........................................................................................ 12
CHƢƠNG 1. TỔNG QU N VỀ NGHI N CỨU ......................................................... 16
1.1. Những nghiên cứu liên quan ....................................................................... 16
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 16
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 38
1.2. Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu............................................... 43
1.2.1. Nhận xét về những nghiên cứu liên quan ............................................ 43
1.2.2. Khe hổng nghiên cứu ............................................................................ 45
1.3. Kết luận chƣơng ........................................................................................... 47
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ

THU ẾT ............................................................................... 49

2.1. Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp ....................................... 49
2.2. Môi trƣờng ERP .......................................................................................... 53
2.2.1.

hái lƣợc về ERP .................................................................................. 53


iv

2.2.2. Tác động của môi trƣờng ERP đến doanh nghiệp ............................. 57
2.2.3. Tác động của môi trƣờng ERP đến ngƣời kế toán ............................. 58
2.3. HTTTKT tích hợp trong môi trƣờng ERP ............................................... 60

2.4. Những khó khăn về đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT ........................ 65
2.5. Lý thuyết nền của đề tài .............................................................................. 71
2.5.1. Nghiên cứu về sự hữu hiệu của hệ thống thông tin ............................ 71
2.5.2. Lý thuyết thể điểm cân bằng (Balanced Score Card – BSC) ............ 73
2.5.3. Ứng dụng BSC trong việc đề xuất khái niệm nghiên cứu ................. 80
2.5.4. Ứng dụng BSC trong nghiên cứu tình huống ..................................... 81
2.5.5. Ứng dụng BSC trong nghiên cứu thực nghiệm .................................. 82
2.6. Kết luận chƣơng ........................................................................................... 83
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PH P NGHI N CỨU .......................................................... 85
3.1. Thiết kế khung nghiên cứu ......................................................................... 85
3.2. Phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu ........................................................... 86
3.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ....................................................................... 89
3.4. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 96
3.4.1 Xây dựng thang đo ................................................................................. 96
3.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu........................................ 107
3.5. Kết luận chƣơng ......................................................................................... 109
CHƢƠNG 4.

ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................... 111

4.1. Báo cáo dữ liệu thống kê mô tả................................................................. 111
4.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng về việc đánh giá HTTT T tích hợp tại
các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................. 115
4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng ................................................................ 119
4.3.1. Phân tích các biến quan sát ................................................................ 119
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................... 120
4.3.3. Mô hình nghiên cứu sau điều chỉnh ................................................... 127
4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ................................................ 150
4.4. Tóm lƣợc kết quả nghiên cứu ................................................................... 163
4.5. Một số bàn luận .......................................................................................... 165



v

4.5.1. Bàn luận về thực trạng đánh giá HTTT T tích hợp trong môi
trƣờng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam .............................................. 165
4.5.2. Bàn luận về các nhân tố đo lƣờng sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp
trong môi trƣờng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................ 168
4.6. Kết luận chƣơng ......................................................................................... 170
CHƢƠNG 5.

ẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ....................................................................... 172

5.1. Kết luận của nghiên cứu............................................................................ 172
5.2. Câu trả lời cho nghiên cứu ........................................................................ 173
5.2.1. Trả lời cho câu hỏi 1 ............................................................................ 173
5.2.2. Trả lời cho câu hỏi 2 ............................................................................ 177
5.2.3. Trả lời cho câu hỏi 3 ............................................................................ 178
5.3. Một số hàm ý từ luận án............................................................................ 179
5.4. Hạn chế và hƣớng mở rộng cho nghiên cứu tiếp theo ............................ 184
5.4.1 Một số hạn chế từ luận án.................................................................... 184
5.4.2. Hƣớng mở rộng cho nghiên cứu tiếp theo......................................... 186
5.5. Kết luận chung ........................................................................................... 187
PH N PHỤ LỤC........................................................................................................... 190
0. Phụ lục 0 ........................................................................................................ 190
1. Phụ lục 1 ........................................................................................................ 198
2. Phụ lục 2 ........................................................................................................ 199
3. Phụ lục 3 ........................................................................................................ 202
4. Phụ lục 4 ........................................................................................................ 204
5. Phụ lục 5 ........................................................................................................ 206

6. Phụ lục 6 ........................................................................................................ 209
7. Phụ lục 7 ........................................................................................................ 218
8. Phụ lục 8 ........................................................................................................ 220
TÀI LI U THAM KHẢO ............................................................................................ 223
1. Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................... 223
2. Tài liệu tiếng Anh.......................................................................................... 225
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................................ 260


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

BSC

Balance Scored Card

Thẻ điểm cân bằng

CFA

Confirm Factors Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định


CRM

Customer Relationship
Management

Quản lý quan hệ khách hàng

EFA

Exploring Factors Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

EVA

Economic Value Added

Giá trị kinh tế tăng thêm

IRR

Internal Return Rate

Suất sinh lời nội bộ

PCA

Principal Component Analysis

Phép trích thành phần chính


PLS

Partial Least Square

Phương pháp bình phương bé
nhất

NPV

Net Prensent Value

Giá trị tại thời điểm hiện tại của
dòng tiền

ROI

Return On Investment

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

SCM

Supply Chain Management

Quản lý chuỗi cung ứng

SEM

Structural Equation Modelling


Kỹ thuật mô hình phương trình
cấu trúc

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

CNTT

Information Technology

Công nghệ thông tin

DN

Enterprise

Doanh nghiệp

Môi trường
ERP

Enterprise Resource Planning
Environment

Môi trường hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp


HTTTKT tích
hợp

Integrated Accounting Information Hệ thống thông tin kế toán tích
System
hợp

HTTT

Information System

Hệ thống thông tin

H/T

System

Hệ thống


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 1.1. Các nghiên cứu tổng quan về giá trị HTTT
- ở góc nhìn đánh giá HTTT


20

Bảng 1.2. Những phương pháp đánh giá HTTT

24

Bảng 1.3. Sự thay đổi về việc đánh giá HTTT qua các giai đoạn

35

Bảng 1.4. Những nghiên cứu điển hình của Việt Nam về HTTTKT
trong giai đoạn 2002 – 2013

42

Bảng 2.1. Tóm lược lịch sử phát triển của ERP

55

Bảng 2.2. Những nghiên cứu về hoạt động của người kế toán
trong môi trường ERP

60

Bảng 3.1. Tóm lược số lượng biến của từng khái niệm nghiên cứu thành phần 102
Bảng 3.2. Tóm lược kiểm tra loading qua phép trích Principal Components

104


Bảng 3.3. Kiểm định Bartlett và KMO của từng thành phần nghiên cứu

104

Bảng 4.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

112

Bảng 4.2. Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp

113

Bảng 4.3. Doanh thu năm của các doanh nghiệp

113

Bảng 4.4. Số lượng nhân viên của các doanh nghiệp

114

Bảng 4.5. Phần mềm ERP doanh nghiệp đang ứng dụng

115

Bảng 4.6. Số năm sau khi hoàn thành triển khai HTTTKT tích hợp
của doanh nghiệp

115

Bảng 4.7. Doanh nghiệp có thực hiện việc đánh giá sau triển khai hay không 116



viii

Bảng 4.8. Thời điểm lần đầu tiên mà doanh nghiệp thực hiện việc
đánh giá sau triển khai

117

Bảng 4.9. Kế hoạch của doanh nghiệp về đánh giá HTTTKT tích hợp
sau khi thực hiện đánh giá lần đầu

117

Bảng 4.10. Vị trí tham gia đánh giá HTTTKT tích hợp trong doanh nghiệp

118

Bảng 4.11. Kiểm định Bartlett và KMO của từng nhân tố thành phần

122

Bảng 4.12. Kết quả của việc thực hiện phép trích PCA

122

Bảng 4.13. 2 nhóm nhân tố của khái niệm Tài chính

123


Bảng 4.14. 2 nhóm nhân tố của khái niệm Khách hàng

124

Bảng 4.15. 4 nhóm nhân tố của khái niệm Quy trình kinh doanh

125

Bảng 4.16. 3 nhóm nhân tố của khái niệm Học hỏi và phát triển

125

Bảng 4.17. Tóm lược về kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

127

Bảng 4.18. Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố

127

Bảng 4.19. 3 nhân tố bậc 2 mới

128

Bảng 4.20. Kiểm định Bartlett và kiểm định KMO của từng nhân tố mới

128

Bảng 4.21. Tóm lược về cấu trúc của 3 nhân tố bậc 2 mới


130

Bảng 4.22. Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố bậc 2

131

Bảng 4.23. Nhân tố bậc 3

131

Bảng 4.24. Kiểm định Bartlett và kiểm định KMO của nhân tố bậc 3

131

Bảng 4.25. Hệ số AVE, Độ tin cậy của khái niệm và ma trận tương quan
giữa các khái niệm (nhân tố) bậc 1

158

Bảng 4.26. Hệ số AVE, Độ tin cậy của khái niệm và ma trận tương quan
giữa các khái niệm (nhân tố) bậc 2

159

Bảng 4.27. Hệ số AVE và Độ tin cậy của khái niệm bậc 3

159

Bảng 4.28. Hệ số tải nhân tố - hệ số cross-loading của khái niệm
nghiên cứu (nhân tố) bậc 1

Bảng 4.29. Hệ số tải nhân tố - hệ số cross-loading của khái niệm

161


ix

nghiên cứu (nhân tố) bậc 2

161

Bảng 4.30. Hệ số tải nhân tố của khái niệm nghiên cứu (nhân tố) bậc 3

161

Bảng 4.31. Kết quả nghiên cứu theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

164

Bảng 5.1. Tóm lược về kết quả tìm được của câu hỏi nghiên cứu 1

177


x

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình

Trang


Hình A. Kết cấu của luận án

13

Hình 2.1. Lĩnh vực Hệ thống thông tin kế toán

50

Hình 2.2. Mô hình lý thuyết Balanced Score Card

74

Hình 2.3. Mô hình sự thành công HTTT của DeLone và McLean (1992)

76

Hình 2.4. Mô hình cập nhật sự thành công HTTT của DeLone
và McLean (2003)

77

Hình 3.1. Quy trình xây dựng thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu 88
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 4.0.a Phân tích EFA trong nghiên cứu Huang và cộng sự (2006)

89

135


Hình 4.0.b Nhân tố và biến quan sát trong nghiên cứu Huang
và cộng sự (2006)

136

Hình 4.0.c Nhân tố và biến quan sát trong mô hình
điều chỉnh Ho và Lee (2007)

140

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh

143

Hình 4.2. Phân tích thống kê ban đầu của mô hình đo lường

154

Hình 4.3. Phân tích thống kê sau khi loại biến của mô hình đo lường

155


1

PH N MỞ Đ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khi môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng trở nên năng động và
phức tạp, mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế được đ y lên ở mức độ cao

với điều kiện thắt chặt ngân sách chi tiêu, đầu tư (Chanopas et al., 2006). Xét ở khía
cạnh phi tài chính, HTTT ngày nay trong môi trường CNTT 4.0 là một công cụ
quan trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp đạt được mức độ phát triển mong muốn và
nâng cao tính cạnh tranh (Huang et al. 2006; Kumar 2004; Lee et al., 2014). So
sánh với những năm 1990, các tổ chức kinh tế giai đoạn những năm 2000 thận
trọng hơn trong việc đầu tư vào HTTT và bắt đầu đặt ra các câu hỏi về giá trị thực
sự mang lại từ HTTT cho mục tiêu của doanh nghiệp (Carr, 2003).
y

mang lại

H
H

tạo ra (Farbey et al.,

1992). Mặc d đã có những bằng chứng về mối quan hệ c ng chiều giữa giá trị của
HTTT mang lại và thành quả của tổ chức, các doanh nghiệp tuy nhiên vẫn quản lý
và nhìn nhận việc ứng dụng HTTT, ví dụ vận hành hệ thống kế toán máy như là
một hạng mục chi tiêu trong tổ chức hơn là một tài sản mang lại lợi ích kinh tế lâu
dài (Dutta, 2007). Những kết quả công bố về giá trị của HTTT vẫn chưa thể đưa
đến những kết luận cuối và vẫn có nhiều cách thức đo lường thành quả doanh
nghiệp do HTTT mang lại đang được tranh luận (Aral and Weill, 2007). N

ậy,

chúng ta có th nhận ra sự tồn tại c a một nhu c u hi u biết về giá tr c a HTTT
trong doanh nghi p.
Vì sao phải đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT? Đ
(giúp doanh nghi p ạ


c mục tiêu) c a HTTTKT tích h p

c sự h u hi u
c xem là kết quả

tích cực c a vi c tri n khai HTTT phục vụ cho nhà quản lý doanh nghi p. Đề tài
nghiên cứu của luận án đặt mục tiêu giải thích về việc hỗ trợ của HTTTKT tích hợp
trong môi trường công nghệ thông tin toàn diện – ERP đến khả năng hỗ trợ cho việc


2

đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thể hiện qua những mảng nội dung đo lường
khác nhau từ tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh...
Đề tài nghiên cứu của luận án này xây dựng mô hình đo lường sự hữu hiệu
của HTTT – cụ thể là HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP dựa trên lý thuyết
nền thẻ điểm cân bằng (viết tắt là lý thuyết BSC). Đến thời điểm những năm 2010,
vẫn chưa có nghiên cứu tại Việt Nam vận dụng lý thuyết nền là lý thuyết BSC để
xây dựng mô hình đánh giá tác động của HTTTKT trong môi trường ứng dụng
công nghệ thông tin toàn doanh nghiệp đến sự hữu hiệu của các doanh nghiệp.
Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu xem xét sự hữu hiệu của HTTTKT trong
môi trường hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (viết tắt là ERP), luận án
này đặt mục tiêu phát triển mô hình
m

sự h u hi u c a HTTTKT tích h p

ng ERP ở cấp độ toàn tổ chức theo quan điểm của các nhà quản lý.


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Khi doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư HTTT trong giai đoạn nền kinh
tế gặp nhiều khó khăn 2015 – 2017 (cafef.vn, 2016), thì việc xác định đúng giá trị
của HTTT càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu HTTT, những
nhà quản lý doanh nghiệp đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về một cách thức
đánh giá giá trị của HTTT – mặc dù những kỹ thuật đánh giá tài chính, kế toán
truyền thống, ví dụ như phân tích chi phí lợi ích, ROI, NPV… vẫn được lựa chọn
phổ biến (Cronk and Fitzgerald, 1999). Để đánh giá được chính xác giá trị của
HTTT mang lại cho tổ chức, điều cần thiết là phải nhận diện được các nhân tố xác
định cho sự hữu hiệu của HTTT.
Nếu

ú

chức, chúng ta không th x

c nh
c giá tr m H

ộng c a HTTT trong tổ
ó

ó

ổ chức

(Kohli and Grover, 2008). Như vậy, đánh giá HTTT là một trong những cách thức
xác định giá trị HTTT mang lại cho doanh nghiệp. Từ những hạn chế trong nghiên
cứu trước, xây dựng mô hình đo lường giá trị của HTTT thể hiện qua sự hữu hiệu



3

của HTTTKT tích hợp là điều cần thiết. Phải thừa nhận rằng nghiên cứu về tác
động của HTTT trong tổ chức từ những công bố trong quá khứ là khá rời rạc và
việc phụ thuộc vào các tỷ số tài chính, kế toán đã không thể giúp nhận định được
chính xác lợi ích của HTTT trong toàn doanh nghiệp (Joshi and Pant, 2008). Mô
hình khảo sát giá trị HTTT đối với doanh nghiệp sau khi triển khai có tầm quan
trọng không tranh cãi nhưng lại ít nhận được sự quan tâm trong việc phát triển
(Botta-Genoulaz et al., 2005; Ward et al., 2008).
Trong một nghiên cứu lấy mẫu là 45 doanh nghiệp có ứng dụng môi trường
ERP, Sawah và cộng sự (2010) có lưu ý trong kết quả nghiên cứu về cách thức mà
các doanh nghiệp này sử dụng để đo lường giá trị của H/T ERP nói chung là không
thể xác định chính xác bởi vì không có mô hình đánh giá HTTT sau triển khai.
Milis và Mercken trong nghiên cứu thực hiện vào năm 2004 cho rằng không có một
cách thức xem xét giá trị của HTTT nào là hoàn hảo. Từng phương pháp sẽ có
những ưu và nhược điểm riêng biệt. Hai tác giả đề xuất sự kết hợp nhiều phương
pháp. Ví dụ, một trong những hướng mới là tiếp cận theo hướng kết hợp các nhân
tố tài chính lẫn phi tài chính nhằm thể hiện được các chiều (các nhân tố) trong việc
xem xét giá trị của HTTT. Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện việc kiểm định
toàn diện và thực tiễn với hướng tiếp cận đa chiều trong việc xem xét giá trị của
HTTT ở cấp độ toàn doanh nghiệp.
ê


ứu ề ề






m qu
bố ở V

ê

ứu ạ m

N m; ây
ởV



ề,



ềm ,


ò

N m, đặc biệt đối

với các doanh nghiệp ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP, tác giả
của đề tài này đặt ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
-

Nhận dạng các nhân tố xác định sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp trong

môi trường ERP.

-

Dựa trên cơ sở lý thuyết BSC, xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố
xác định sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP tại các
doanh nghiệp Việt Nam.


4

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Vẫn còn thiếu những nghiên cứu nhận biết về giá trị của HTTT mang lại cho
doanh nghiệp thông qua cách thức đo lường. Nghiên cứu năm 2004 của Love và
Irani lấy mẫu khảo sát 126 công ty hoạt động trong ngành xây dựng tại Úc khảo sát
về các lợi ích của CNTT ở 3 cấp độ chiến lược (strategic), chiến thuật (tactical) và
cấp độ hoạt động (operational). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tiếp cận bằng bảng
câu hỏi khảo sát chung và báo cáo kết quả được trình bày ở dạng thống kê mô tả.
Trong nghiên cứu không phân tích về đánh giá độ tin cậy của thang đo cũng như
thực hiện kiểm định các khái niệm nghiên cứu. Bàn luận về giá trị của HTTT trong
doanh nghiệp, Remenyi (2003) cho rằng phải xuất phát từ mục tiêu mà HTTT được
thiết kế. Ngoài ra, chúng ta không thể đánh giá giá trị của HTTT đơn thuần từ các
chỉ số tài chính, kế toán mà phải chú trọng đến những giá trị kinh tế vô hình
(intangible) do HTTT mang lại – ví dụ, hỗ trợ dịch vụ tương tác với khách hàng
hoặc hỗ trợ quy trình kinh doanh.
Ở Việt Nam, mặc dù không có những nghiên cứu chính thức về việc đánh
giá HTTT ở cấp độ toàn doanh nghiệp cụ thể trong môi trường ERP, tác giả đề tài
đã thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực triển khai ứng dụng hệ thống
thông tin toàn doanh nghiệp (ERP) có tích hợp hệ thống kế toán doanh nghiệp và
tham khảo các trang web của những công ty triển khai, nhận được phản hồi từ

những dự án ERP ở giai đoạn sau triển khai. Kết quả thu thập được từ thực tế cho
thấy đa phần dừng lại ở công việc chuyển giao, hỗ trợ người dùng thao tác trên
HTTT bao gồm cả phần hành kế toán. Còn về nội dung khảo sát giá trị toàn diện do
HTTT mang lại vẫn chưa được quan tâm và chưa cũng có một mô hình đo lường
chính thức nào (Lê Thành Công, Cty tập đoàn Nguồn Lực Việt, 2015; Nguyễn
Ngọc Huy, bộ phận hệ thống thông tin trong kinh doanh – Công ty CP Mondelez
Kinh Đô Việt Nam, 2016; trang web LacViet ERP, 2016). Từ những khe hổng được
nhận diện trong nghiên cứu và thực tiễn của vấn đề, đề tài nghiên cứu của luận án
này – tập trung khảo sát ở môi trường các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam –
sẽ cố gắng đánh giá HTTT trong doanh nghiệp thông qua việc định hình các nhân


5

tố x

nh sự h u hi u c a HTTTKT tích h

m

ng ERP. Kế tiếp, khi

mà sự hữu hiệu của HTTTKT tích h p được xác định bởi các nhân tố, tác giả đề tài
sẽ thực hiện kiểm định mô hình đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp theo
quan điểm của nhà quản lý.
Thông qua những thu thập thực tế từ nhu cầu của nhà quản lý và quản trị
HTTT toàn doanh nghiệp về một mô hình hỗ trợ đo lường giá trị do HTTTKT tích
hợp mang lại – thể hiện qua việc đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp trong
môi trường ERP, luận án này sẽ làm rõ mục tiêu nghiên cứu tổng quát thông qua 3
câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

- Thứ nhất, việc đánh giá HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP sau triển
khai tại các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Thứ hai, có những nhân tố nào d ng để xác định sự hữu hiệu của HTTTKT
tích hợp trong môi trường ERP?
- Và thứ ba, thực hiện kiểm định mô hình đánh giá sự hữu hiệu của
HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp ở Việt Nam?
Nhằm tìm câu trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đƣợc đặt ra, đề
tài nghiên cứu này sẽ xây dựng mô hình khảo sát giá trị HTTT đối với doanh
nghiệp; cụ thể là sự hữu hiệu của HTTTKT hướng tích hợp trong môi trường ERP.
Mô hình được xây dựng sẽ dựa trên lý thuyết nền là lý thuyết Thẻ cân bằng điểm
(Balanced Score Card – viết tắt là BSC). Tham khảo từ những nghiên cứu trước của
Nicolaou (2004) cùng với Ismail và King (2005) về sự hòa hợp giữa HTTT và kinh
doanh, những tác giả của các bài nghiên cứu cho rằng thành công trong việc đưa
HTTT vào doanh nghiệp sẽ được phản ánh thông qua sự hữu hiệu của HTTT cụ thể
trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin toàn tổ chức. Theo gợi ý của
Fearon và Philip (1999) về việc xem xét giá trị của HTTT có thể thực hiện bằng
việc phát triển đo lường sự hữu hiệu của HTTT trong tổ chức kinh doanh. Để đánh
giá được vai trò của HTTT đối với sự hữu hiệu ở cấp độ toàn tổ chức, điều cần thiết


6

phải nhìn nhận HTTT được triển khai thành một khối thống nhất, được tích hợp ở
cấp toàn doanh nghiệp. Trong đề tài này, HTTTKT tích h p được nhìn nhận là một
hệ thống thông tin liên kết dữ liệu gồm có hệ thống hỗ trợ số liệu tài chính, kế toán
là trọng tâm; đồng thời kết hợp xuyên suốt với các HTTT nghiệp vụ khác bao gồm
mua hàng, quản kho, bán hàng, dịch vụ khách hàng…(Romney and Steinbart,
2012). Trong luận án này, tác giả sẽ tập trung vào các đơn vị phân tích là những
doanh nghiệp ứng dụng HTTTKT tích hợp hoạt động trong môi trường ERP.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số nghiên cứu trong quá khứ tập trung vào một loại HTTT cụ thể; ví dụ
hệ thống sổ cái kế toán, hệ thống quản lý tri thức, hệ thống thương mại điện tử...
Cũng có những nghiên cứu không đưa vào ngữ cảnh nghiên cứu một HTTT cụ thể
mà chỉ đề cập đến HTTT nói chung và điều này dẫn đến những quan ngại về độ tin
cậy trong kiểm định thang đo (Grover et al., 1996). Nhằm đạt được mục tiêu là một
nghiên cứu có ý nghĩa tham chiếu thực tiễn, Law và Ngai (2005) đề xuất khi đánh
giá tác động của HTTT nên tập trung vào một loại HTTT cụ thể. HTTTKT tích hợp
trong môi trường CNTT toàn diện – môi trường ERP, được Romney và Steinbart
(2012) nhận định là có tầm ảnh hưởng đến cả hoạt động tác nghiệp của từng cá
nhân và việc đạt được mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. HTTTKT tích hợp hỗ
trợ doanh nghiệp liên kết toàn bộ quy trình kinh doanh trong môi trường tin học hóa
toàn diện ERP. Tác giả luận án nhận thấy các nhân tố xác định sự hữu hiệu của
HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP là đối tƣợng để nghiên cứu về tác động
toàn diện của ứng dụng CNTT đến toàn tổ chức kinh doanh.
Trong cuộc khảo sát năm 2016 của hãng tư vấn Panorama đối với 215 doanh
nghiệp trên nhiều quốc gia, 49% phản hồi cho biết doanh nghiệp của họ đang có kế
hoạch thay đổi môi trường phần mềm HTTT cũ trong doanh nghiệp, 16% có dự
định sẽ thay thế HTTT do doanh nghiệp tự phát triển. Trong khi đó, 15% mong
muốn triển khai HTTTKT tích hợp trong môi trường công nghệ thông tin toàn


7

doanh nghiệp – ERP thay thế cho phần mềm kế toán đơn lẻ. Theo ông Hoàng Minh
Châu - Giám đốc công ty FPT TP. HCM (2013), có nhiều lợi ích đối với doanh
nghiệp khi triển khai môi trường ERP trong đó bao gồm ứng dụng HTTTKT tích
hợp. Năng suất lao động sẽ tăng do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho
mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực hiện truy xuất với tốc
độ nhanh hơn, chính xác hơn. Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn

mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… Ứng dụng HTTTKT tích
hợp trong môi trường ERP cũng đồng nghĩa với việc tổ chức lại các hoạt động của
doanh nghiệp theo các quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chu n quốc tế.
Tuy nhiên, ERP là một môi trường CNTT rất phức tạp, liên quan đến việc liên kết
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp với ứng dụng công nghệ thông tin – trong đó,
hệ thống kế toán sẽ phải tích hợp vào các quy trình kinh doanh từ các phòng ban
khác, với nhiều khái niệm trừu tượng không thể dễ dàng có thể hiểu nhanh được.
Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng ERP vẫn chưa có mô hình đánh
giá phù hợp cho sự hữu hiệu của HTTT, những tác động thật sự của môi trường
ERP cũng như những tiêu chí giúp đo lường sự hữu hiệu HTTTKT tích hợp trong
môi trường ERP (Lê Thành Công, 2015).
Việc xem xét giá trị do HTTT mang lại cho doanh nghiệp có thể được đánh
giá (đo lường) ở những cấp độ phân tích khác nhau bao gồm cá nhân người sử
dụng, bản thân hệ thống hoặc cấp độ toàn tổ chức. Tangpong (2008) gợi ý rằng cấp
độ tổ chức nên được tập trung trong những nghiên cứu đo lường về giá trị của
HTTT. Kohli và Grover (2008) đồng thuận với Tangpong và cho biết thêm giá trị
do HTTT mang lại cho toàn doanh nghiệp sẽ thể hiện ở cả dạng thức hữu hình và
vô hình. Do đó, chỉ đơn thuần ứng dụng cách thước đo lường bằng những tỷ số tài
chính, kế toán sẽ không thể phản ánh hết được giá trị của HTTT. Tham khảo từ các
gợi ý trước đó của Tangpong cùng với Kohli và Grover (2008), tác giả của luận án
này sẽ tập trung đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP
ở cấp độ toàn doanh nghiệp thông qua mô hình đo lường kết hợp những nhân tố phi
tài chính bao gồm các mảng khách hàng, quy trình kinh doanh...


8

Với mục tiêu nghiên cứu là xác định và kiểm định mô hình các nhân tố nhằm
tìm hiểu về tác động của HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP đến toàn tổ chức
thông qua sự h u h u hi u c a HTTTKT, đề tài nghiên cứu lựa chọn đơn vị phân

tích là các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam và có ứng dụng HTTTKT tích
hợp trong môi trường ERP. Trong đó, các đối tƣợng khảo sát để thu thập dữ liệu
bao gồm nhà quản lý các cấp của doanh nghiệp. Đây là những đối tượng được cho
là có tham gia vào việc quản lý quy trình hoạt động trên HTTTKT tích hợp và nhận
được phản hồi về việc vận hành HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP của tổ
chức kinh doanh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do chỉ những công ty có quy mô vừa và lớn hoạt động ở Việt Nam mới ứng
dụng HTTTKT tích hợp hướng toàn doanh nghiệp trong quản lý, phạm vi nghiên
cứu của luận án được giới hạn với mẫu dữ liệu sau khi đã qua lựa chọn bao gồm các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có thông tin đang ứng dụng
HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP. Khoảng thời gian thu thập dữ liệu trong
phạm vi của nghiên cứu là từ năm 2015 đến năm 2016.
Không gian nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô từ vừa
đến lớn với các nhóm hoạt động khác nhau, đa dạng về các lĩnh vực ngành, nghề.
Những tổ chức kinh doanh được lựa chọn để thực hiện khảo sát không bao gồm các
đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hoặc khối các đơn vị tài chính,
ngân hàng.
Trong luận án này, đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT sẽ theo các chỉ tiêu
phi tài chính dựa trên lý thuyết Thẻ điểm cân bằng (viết tắt là BSC) thuộc lĩnh vực
kế toán quản trị.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên triết lý nghiên cứu thực chứng và ứng dụng quy trình nghiên cứu
hướng suy diễn, luận án giải quyết vấn đề nghiên cứu thông qua việc tìm kiếm câu
trả lời cho những mục tiêu nghiên cứu cụ thể đặt ra. Trước tiên, luận án đề xuất mô


9

hình nghiên cứu từ những khái niệm nghiên cứu và lý thuyết nền BSC. Từ mô hình

nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu về đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp
được đặt ra. Kế tiếp, việc phát triển thang đo lường cho những câu hỏi nghiên cứu
được thực hiện theo quy trình tham chiếu từ những nhà nghiên cứu đi trước
Churchill (1979), Dunn và cộng sự (1994) cùng với Mac Kenzie và cộng sự (2005).
Quy trình xây dựng thang đo và kiểm định mô hình bao gồm các bước (1) hình
thành khái niệm nghiên cứu, (2) nhận biết các biến đo lường, (3) thử nghiệm thang
đo, (4) thực hiện khảo sát nháp, (5) thực hiện khảo sát chính thức và (6) tiến hành
phân tích dữ liệu khảo sát.
Thang đo lường thể hiện dưới dạng bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế phù
hợp cho luận án nhằm thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở
Việt Nam có triển khai HTTTKT tích hợp trong môi trường tin học hóa toàn diện là
ERP. Đối tượng khảo sát là những nhà quản lý của các tổ chức kinh doanh.
Luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp hoặc còn gọi là phương pháp nghiên
cứu có sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu định lượng. Cụ thể là:
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
Từ vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu được xác định, những khái
niệm nghiên cứu được tổng quát hóa để xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu dựa
trên lý thuyết nền BSC. Việc phát triển thang đo lường bắt đầu với những ghi nhận
về các biến quan sát được trình bày từ những nghiên cứu đã qua. Danh sách của các
biến quan sát được nhóm chuyên gia về hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp ERP góp ý và hỗ trợ sắp xếp vào từng khái niệm nghiên cứu có liên quan.
Sau khi nhận biết các biến đo lường, thang đo lường được thử nghiệm trước khi đưa
vào khảo sát nháp. Bảng câu hỏi chính thức trên cơ sở của việc khảo sát nháp được
hoàn thiện và đưa vào sử dụng khảo sát chính thức với mẫu dữ liệu là 316 doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có thông tin ứng dụng HTTTKT tích
hợp trong môi trường ERP.


10


- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:
Những phản hồi hợp lệ từ các đối tượng khảo sát được thống kê và xử lý
trước khi đưa vào phân tích. Nhằm thực hiện khảo sát từng mảng (từng hướng –
dimension) của khái niệm nghiên cứu đa hướng trong luận án, phép trích nhân tố
Principal Components Analysis (viết tắt là PCA) trong phân tích nhân tố khám phá
(EFA) được sử dụng.
Kế tiếp, do bảng ma trận các nhân tố mới khám phá thể hiện những mối
tương quan đáng kể giữa các nhân tố của từng thành phần nghiên cứu bậc 1, tác giả
đề tài tiến hành phân tích nhân tố bậc cao để tìm ra cấu trúc của nhân tố bậc cao.
Việc phân tích đã tìm ra được các nhóm nhân tố bậc 2 và bậc 3. Mô hình nghiên
cứu với những nhân tố xác định cho sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp trong môi
trường ERP được điều chỉnh. Sau đó, khi xem xét về nội dung của các biến quan sát
thuộc từng nhân tố thành phần cũng như ý nghĩa chiến lược của ứng dụng HTTT
trong kinh doanh, tác giả luận án đặt tên cho các nhân tố thành phần bậc 1, 2 và 3
dựa theo ý nghĩa của các biến quan sát thuộc mỗi nhân tố.
Trên cơ sở đã xác định được mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu và
các biến quan sát xác định cho từng khái niệm bằng phân tích nhân tố khám phá
(EFA), tác giả thực hiện việc kiểm định mô hình đánh giá sự hữu hiệu của
HTTTKT tích hợp. Phương pháp kiểm định được thực hiện là sử dụng phân tích
nhân tố khẳ

nh (CFA) v i kỹ thuậ m

ì

ơ

ì


ấu trúc SEM. Theo

gợi ý của Gerbing và Anderson (1988) cùng với Segars (1997), tác giả của luận án
triển khai phân tích CFA thông qua 2 bước. Bước 1 – kiểm định mô hình đo lường
và bước 2 – kiểm định mô hình cấu trúc. Ở bước 1, kiểm định mô hình đo lường với
các tiêu chu n kiểm định bao gồm tính nhất quán nội tại, tính hội tụ và tính biệt
lập. Sau đó, tác giả ước tính hệ số R2 để kiểm định mô hình cấu trúc ở bước 2 về
mối tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu ngoại sinh và nội sinh.


11

5. Những đóng góp của luận án
Sau khi trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, những đóng góp của luận án
này được trình bày thể hiện ở hai mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án được cho là có những đóng
góp:
- Luận án này đóng góp thêm kiến thức cho việc đo lường về sự hữu hiệu
của HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP. Sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp
trong môi trường ERP được xem là minh chứng thể hiện giá trị kinh tế của HTTT
mang lại cho doanh nghiệp.
- Việc định hình các nhân tố xác định cho sự hữu hiệu của HTTTKT hướng
tích hợp trong môi trường ERP được thực hiện ở cấp độ phân tích là toàn tổ chức.
Trong những nghiên cứu trước đây, cấp độ phân tích thông thường là cấp độ cá
nhân người dùng HTTT, ít có nghiên cứu đề cập đến cấp độ phân tích là tổ chức.
- Luận án này chứng minh tính đa hướng về khái niệm sự hữu hiệu của
HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP. Khi mà trước đó chưa có nghiên cứu nào
thực hiện kiểm nghiệm về điều này.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án được cho là có những
đóng góp:

- Từ những yêu cầu thực tiễn cần làm rõ về giá trị của HTTT trong doanh
nghiệp cũng như hiện tại không có đầy đủ những nghiên cứu thực nghiệm trong
môi trường kinh doanh ở Việt Nam về một mô hình đánh giá giá trị của HTTT toàn
doanh nghiệp sau khi triển khai. Đề tài nghiên cứu của luận án bổ sung thêm những
hiểu biết về chủ đề này.
- Có nhiều cách thức xem xét về giá trị của HTTT đối với tổ chức kinh
doanh, đặc biệt là đánh giá giá trị của HTTT toàn doanh nghiệp trong môi trường
ERP. Điều này gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc lựa chọn, kết hợp các tiêu
thức đo lường giá trị của HTTT. Nghiên cứu này cung cấp những dữ liệu thực tiễn


12

tại môi trường kinh doanh ở Việt Nam nhằm chứng minh cho một mô hình đánh giá
HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP dựa trên lý thuyết nền BSC.
- Luận án này cũng đóng góp cho việc nghiên cứu về quá trình phát triển
HTTT thông qua các giai đoạn hoạch định, thiết kế, triển khai và hậu kiểm. Tác
động của HTTTKT thể hiện qua sự hữu hiệu là trọng tâm của nghiên cứu. Mô hình
đo lường giá trị của HTTTKT tích hợp thông qua sự hữu hiệu đối với tổ chức kinh
doanh có thể được tham chiếu bởi các nhà cung cấp, triển khai ứng dụng ERP và
các nhà quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn hậu kiểm HTTT.
- Hơn nữa, một mô hình nghiên cứu đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT
trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin toàn doanh nghiệp sẽ cung cấp một
khuôn mẫu gợi ý cho các nhà quản lý doanh nghiệp cùng với các chuyên gia HTTT
trong việc nhìn nhận giá trị kinh tế mang lại của ERP – một môi trường ứng dụng
CNTT toàn doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Bảng khảo sát bao gồm các thang đo được xây dựng từ luận án có thể được
sử dụng cho những nghiên cứu trong tương lai với mục tiêu kiểm nghiệm thực tế.
Ngoài ra, bảng khảo sát này còn là cơ sở để các nhà nghiên cứu HTTTKT có thể
điều chỉnh cũng như bổ sung các khái niệm mới trong điều kiện của những mẫu dữ

liệu đặc trưng, ví dụ ứng dụng HTTTKT tích hợp trong các cơ quan hành chính
hoặc đơn vị sự nghiệp...
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu nhằm mục đích giới thiệu chung, cấu trúc của luận án
này được tổ chức thành 5 chương bao gồm chương 1 – Tổng quan về nghiên cứu,
chương 2 – Cơ sở lý thuyết, chương 3 – Phương pháp nghiên cứu, chương 4 – Kết
quả nghiên cứu và bàn luận cùng với chương 5 – Kết luận và hàm ý. Tác giả luận
án tóm lược kết cấu của luận án ở Hình A.


13

Chƣơng 1.
Tổng quan về nghiên cứu
(Conceptualize theoretical contructs)
Chƣơng 2.
Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 3.
Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 4.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng 5.
Kết luận và hàm ý

Hình A. Kết cấu của luận án
Chƣơng 1 – Tổng quan về nghiên cứu. Chương này cung cấp một cái nhìn
tổng quan về những nội dung liên quan đến đề tài của luận án. Tác giả trình bày qua
về những nghiên cứu trên thế giới liên quan đến giá trị của hệ thống thông tin
(HTTT) trong doanh nghiệp, việc đánh giá HTTT c ng với cảm nhận về HTTT từ
góc độ nhà quản lý doanh nghiệp. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về việc xây

dựng, hoàn thiện HTTT trong ngữ cảnh kế toán được trình bày c ng với một số
nghiên cứu mới liên quan đến sự cảm nhận thông tin, sự hài lòng về HTTT từ góc
nhìn kế toán. Ngoài ra, đã bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu về kế toán trong môi
trường ERP ở bước ban đầu. Từ những ghi nhận tổng quan về các nghiên cứu liên
quan trong và ngoài nước, tác giả luận án nhận xét những mặt hạn chế về chủ đề
nghiên cứu đánh giá HTTT trong doanh nghiệp. Từ đó, tác giả tập trung vào việc
xác định khe hổng nghiên cứu cho đề tài.
Chƣơng 2 – Cơ sở l thuyết. Chương này được tác giả chia thành những
nội dung cơ bản bao gồm việc trình bày về HTTTKT trong doanh nghi p và môi
ng ERP. Tác giả luận án cũng diễn giải về khái niệm HTTTKT tích h p trong


14

m

ng ERP. Nhiều nghiên cứu liên quan đã xem xét tác động của HTTT ở

những góc độ khác nhau được hệ thống lại. Tác giả luận án tập trung trình bày về
những khó khăn trong việc đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT. Kế tiếp, nền tảng
cho việc hình thành mô hình đánh giá sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp là lý
thuyết thẻ điểm cân bằng (viết tắt là BSC) được giới thiệu. Ở phần này, tác giả hệ
thống lại những mảng nghiên cứu liên quan đến vận dụng lý thuyết nền BSC.
Chƣơng 3 – Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương thứ 3 của luận án giải thích
cụ thể cách thức tiến hành nghiên cứu mở đầu với phần giới thiệu về triết lý nghiên
cứu mà tác giả vận dụng để thực hiện luận án. Từ đó, luận án mô tả quy trình
nghiên cứu, trình bày về phương pháp thực hiện nghiên cứu. Trên cơ sở liên kết
những khái niệm nghiên cứu dựa trên lý thuyết nền BSC đã trình bày ở chương 2,
tác giả phác thảo mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết nghiên cứu được đặt
ra. Tiếp theo là phần thiết kế nghiên cứu với những công đoạn chi tiết cho việc xây

dựng thang đo bao gồm lựa chọn các biến quan sát, nghiên cứu

nh tính để nhận

biết các biến quan sát, thực hiện thử nghiệm thang đo, khảo sát nháp để hoàn thiện
công cụ bảng câu hỏi cùng với cách thức tiến hành lựa chọn mẫu nghiên cứu và
việc thu thập mẫu d li u
Chƣơng 4 –

ng trong quá trình khảo sát chính thức.

ết quả nghiên cứu và àn luận. Phần nội dung về kết quả

phân tích dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát chính thức được trình bày ở chương
4 của luận án. Báo cáo nghiên cứu thể hiện kết quả nghiên cứu định tính và định
lượng. Chương này mở ra với phần báo cáo kết quả thống kê mô tả trên mẫu dữ liệu
thu thập được. Phần kết quả định tính báo cáo thực trạng về việc nhìn nhận giá trị
của HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP sau khi triển khai tại các doanh
nghiệp hoạt động ở Việt Nam. Kế tiếp, kết quả nghiên cứu định lượng gồm có báo
cáo phân tích các biến quan sát, phân tích nhân tố khám phá (EFA) được tiến hành
từng bước để có được các nhân tố mới xác định cho sự hữu hiệu của HTTTKT tích
hợp trong môi trường ERP. Dựa trên cơ sở của phân tích EFA, tác giả trình bày về
mô hình nghiên cứu điều chỉnh cũng như tiến hành phân tích nhân tố khẳng định


15

(CFA) với kỹ thuật SEM nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu của luận án. Theo
kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả luận án rút ra một số nhận định bằng cách so
sánh với các nghiên cứu trước đó có liên quan.

Chƣơng 5 – Kết luận và hàm ý. Chương này mở đầu với phần kết luận
chung của nghiên cứu cho các giả thuyết được đặt ra dựa trên kết quả nghiên cứu ở
Chương 4. Tiếp theo, tác giả cung cấp phần trả lời đối với từng mục tiêu nghiên
cứu. Nội dung chương cũng trình bày qua những hàm ý về mặt thực tiễn đối với
doanh nghiệp, nhà quản lý, người làm kế toán và cơ sở đào tạo kế toán cũng như
những đóng góp cho mảng nghiên cứu hàn lâm của luận án. Chương 5 kết lại với
lưu ý về một số hạn chế của luận án cùng với việc gợi mở cho hướng nghiên cứu
tiếp theo.


16

CHƢƠNG 1. TỔNG QU N VỀ NGHI N CỨU
1.1. Những nghiên cứu liên quan
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1 Đánh giá hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Melville và cộng sự (2004) cho rằng giá tr c a h thống thông tin (HTTT)
trong doanh nghiệp là tác động của HTTT đến thành quả của tổ chức kinh doanh;
tác động này được nhận thấy ở mức độ hoạt động chức năng và ở mức độ toàn tổ
chức. Có nhiều tranh cãi khi mà thuật từ này chưa được định nghĩa rõ ràng trong
những nghiên cứu trước. Cronk và Fitzgerald (1999) đưa ra định nghĩa như sau: giá
tr c a HTTT trong doanh nghi p là giá tr ă
nghi p, có th x

m

cở ó

êm


H

m

ại cho doanh

ộ t ng HTTT riêng lẻ hoặc HTTT toàn tổ

chức. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước định nghĩa của Cronk và Fitzgerald, giá
trị của HTTT trong doanh nghiệp được hiểu theo nhiều cách khác nhau và không rõ
ràng. Ở một góc độ rộng, Cronk và Fitzgerald đề nghị các nhà nghiên cứu nên đánh
giá HTTT từ quan điểm của tổ chức hơn là quan điểm cá nhân. Đề xuất này nhận
được sự đồng thuận từ các tác giả Tangpong (2008), Kohli và Grover (2008).
Nhiều năm qua, những nhà nghiên cứu về HTTT và các nhà quản lý doanh
nghiệp luôn cố gắng để thực hiện việc nhận biết giá trị kinh tế của HTTT. Những
thuật từ “sự thành công của HTTT (IS Success)”, “sự hữu hiệu của HTTT (IS
Effectiveness)” hoặc “việc đánh giá HTTT (IS Evaluation)” xuất hiện nhiều trong
các bài nghiên cứu về các loại HTTT trong doanh nghiệp (Ballantine and Stray,
1998; Seddon et al., 2002; Gable et al., 2008). Những thuật từ trên được sử dụng
xen kẻ, thay thế cho nhau với c ng ý nghĩa về việc HTTT đã giúp cho tổ chức đạt
được mục tiêu ra sao? Bất luận thuật từ nào được sử dụng, mỗi tổ chức trước khi ra
quyết định đầu tư vào một HTTT luôn mong muốn biết được rằng họ sẽ chi tiền cho
những hạng mục cụ thể nào và giá trị mà HTTT được triển khai mang đến là những
gì? Nhiều bài nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đề xuất các nhân tố giúp đánh giá
giá trị của HTTT trong các doanh nghiệp… Trong luận án này giá tr c a H

ối



×