Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống cống qua đê biển các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 145 trang )

Môc lôc
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN................................................................... 5
I.1. Tên dự án: ............................................................................................... 5
I.2. Cấp quyết định đầu tư:............................................................................ 5
I.3. Cơ quan quản lý dự án: ........................................................................... 5
I.4 Khái quát chung về dự án: ....................................................................... 5
I.5 Mục tiêu của dự án:.................................................................................. 6
I.6 Phương pháp thực hiện dự án: ................................................................. 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI, ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC TỈNH THUỘC HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN TỪ
QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM ................................................................ 8
I. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................... 8
II. Thực trạng kinh tế xã hội và khai thác sử dụng tài nguyên ven biển........... 9
II.1 Dân cư..................................................................................................... 9
II.2 Cấu trúc lao động.................................................................................. 11
II.3 Tình trạng thiếu việc làm...................................................................... 12
II.4 Trình độ lao động ................................................................................. 13
II.5 Hiện trạng kinh tế ................................................................................. 14
1. Đặc điểm cơ cấu kinh tế ........................................................................ 14
2. Khai thác và sử dụng tài nguyên............................................................ 15
III. Định hướng phát triển ............................................................................... 18
III.1 Vùng duyên hải Bắc Bộ: ..................................................................... 18
III.2 Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ: .......................................................... 22
IV. Quy hoạch phát triển các tỉnh, thành phố ................................................. 23
1. Tỉnh Quảng Ninh: ................................................................................... 23
2. Thành phố Hải Phòng: ............................................................................ 25
3. Tỉnh Thái Bình: ....................................................................................... 27
4. Tỉnh Nam Định: ...................................................................................... 28
5. Tỉnh Ninh Bình: ...................................................................................... 29
6. Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Quảng Nam:.............................. 30
V. Những thuận lợi và thách thức ................................................................... 39


PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÙNG DỰ ÁN ................................................................................................... 40
I. Vùng biển Nam Định ................................................................................... 40
I.1 Chế độ thủy triều: .................................................................................. 40
I.2 Chế độ sóng gió ..................................................................................... 41
I.3 Nước dâng.............................................................................................. 43
I.4 Chế độ dòng chảy .................................................................................. 45
II. Vùng biển Hà Tĩnh ..................................................................................... 46
II.1 Thuỷ triều: ............................................................................................ 46
II.2 Chế độ sóng gió .................................................................................... 47
II.3 Nước dâng: ........................................................................................... 49
1


II.4 Dòng chảy ven bờ................................................................................. 50
PHẦN IV: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA CHẤT CÁC TUYẾN ĐÊ BIỂN TỪ
QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM ............................................................. 51
I. Khu vực Quảng Ninh ................................................................................... 51
II. Khu vực Hải Phòng .................................................................................... 55
III. Khu vực Thái Bình.................................................................................... 56
IV. Khu vực Nam Định ................................................................................... 57
V. Khu vực Ninh Bình .................................................................................... 58
VI. Khu vực Thanh Hóa.................................................................................. 62
VII. Khu vực Nghệ An.................................................................................... 65
VIII. Khu vực Hà Tĩnh.................................................................................... 70
IX. Khu vực Quảng Bình ................................................................................ 73
X. Khu vực Quảng Trị..................................................................................... 73
XI. Khu vực Thừa Thiên Huế ......................................................................... 76
XII. Khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng ............................................................. 77
PHẦN V: HỆ THỐNG ĐÊ VÀ CỐNG DƯỚI ĐÊ BIỂN............................. 79

I. Tổng quan khu vực dự án ............................................................................ 79
II. Hệ thống đê biển sau 5 năm thực hiện Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và
nâng cấp đê biển hiện có các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam .................... 80
II.1. Tình hình thực hiện Chương trình từ năm 2006 đến nay .................... 80
II.2. Nhận xét và đánh giá ........................................................................... 83
II.3. Những công việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ
đạo thực hiện Chương trình......................................................................... 86
II.4. Giải pháp thực hiện đến năm 2015...................................................... 87
III. Cống qua đê............................................................................................... 88
III.1 Tình hình chung về hệ thống cống qua đê biển các tỉnh từ Quang Ninh
đến Quảng Nam........................................................................................... 88
III.2 Hiện trạng các cống qua đê ................................................................. 90
1. Hiện trạng cống qua đê.......................................................................... 90
2. Các nguyên nhân chính gây hư hỏng cống dẫn đến mất an toàn đê điều . 99
3. Các dạng hư hỏng của cống qua đê........................................................ 99
4. Một số trường hợp hư hỏng cống qua đê điển hình ảnh hưởng tới an toàn
đê ........................................................................................................... 100
PHẦN VI: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỐNG
QUA ĐÊ BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM .......................... 101
I. Tiêu chí và phương pháp đánh giá kiểm tra .................................................. 101
1. Kiểm tra cường độ bê tông cống (áp dụngTCXD VN239:2006) ......... 101
2. Kiểm tra chiều dầy lớp bảo vệ (theo TCXD 240 : 2000)........................ 102
3. Đo tốc độ ăn mòn cốt thép trong bê tông (TCXD VN 294:2003) ............ 102
II. Một số hỉnh ảnh trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng công trình .... 104
III. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ............................ 109
III.1 Tỉnh Quảng Ninh............................................................................... 109
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 109
2



2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 110
III.2 Thành phố Hải Phòng........................................................................ 112
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 112
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 112
III.3 Tỉnh Thái Bình .................................................................................. 114
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 114
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 114
III.4 Tỉnh Nam Định ................................................................................. 116
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 116
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 117
III.5 Tỉnh Ninh Bình ................................................................................. 119
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 119
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 119
III.6 Tỉnh Thanh Hóa ................................................................................ 121
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 121
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 121
III.7 Tỉnh Nghệ An.................................................................................... 123
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 123
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 123
III.8. Tỉnh Hà Tĩnh .................................................................................... 125
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 125
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 125

III.9 Tỉnh Quảng Bình............................................................................... 127
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 127
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 127
III.10 Tỉnh Quảng Trị................................................................................ 129
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 129
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 129
III.11 Tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................... 131
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 131
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 131
III.12. Thành phố Đà Nẵng ....................................................................... 133
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 133
3


2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê có hiện tượng hư
hỏng ....................................................................................................... 133
III.13. Tỉnh Quảng Nam............................................................................ 135
1. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các cống qua đê ........................... 135
2. Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng 05 cống qua đê...................... 135
IV. Nhận xét chung......................................................................................... 137
V. Đề xuất giải pháp nâng cao độ bền công trình bê tông và bê tông cốt thép vùng
biển việt nam .................................................................................................. 137
PHẦN VII : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 143

4



BÁO CÁO TỔNG HỢP
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
I.1. Tên dự án:
Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống cống qua đê biển
các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
I.2. Cấp quyết định đầu tư:
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-BNN-KH ngày 22/01/2009 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt đề cương, tổng dự toán dự án; Quyết định
số 858/QĐ-BNN-KH ngày 26/3/2009 phê duyệt kế hoạch đấu thầu Dự án “Điều
tra, đánh giá và đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống cống qua đê biển các tỉnh ven
biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam”).
I.3. Cơ quan quản lý dự án:
Cục Quản lý Đê diều và Phòng chống lụt bão
I.4 Khái quát chung về dự án:
Thực hiện Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo vệ, củng cố và nâng cấp các tuyến đê
biển hiện có từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, những năm qua cùng với sự nỗ lực
của địa phương, Chính phủ đã hỗ trợ các tỉnh tập trung đầu tư để củng cố các
trọng điểm xung yếu, từng bước hoàn thiện hệ thống đê biển. Tuy nhiên, việc
củng cố nâng cấp mới chỉ tập trung các trọng điểm vào đê.
Những năm gần đây do tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm
diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường. Bão và áp thấp nhiệt đới có
xu thế ngày càng gia tăng cả về tần suất và cường độ, hiện tượng nước biển dâng
ngày càng gia tăng, đe dọa ổn định của hệ thống đê biển, ảnh hưởng đến hoạt
động của nhiều cống qua đê.
Đối với các vùng ven biển, khi các tuyến đê biển được nâng cấp, nâng
tầm lên một bước mới sẽ làm cho đê biển vững chắc hơn tạo tiền đề phát triển
kinh tế vùng ven biển. Đặc biệt, định hướng phát triển kinh tế đối với các vùng

5


ven biển nước ta hiện nay là chuyển đổi một phần diện tích đất sản xuất nông
nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp để tăng hiệu quả kinh tế, khi đó
các cống qua đê sẽ có vai trò quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, cải tạo môi
trường.
Hệ thống cống qua đê biển có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế, xã hội vùng ven biển. Theo thống kê, các tuyến đê biển, đê cửa sông trong
vùng dự án hiện có khoảng 1000 cống qua đê với nhiệm vụ tiêu nước chống
ngập lụt, lấy nước phục vụ sản xuất, đảm bảo thông thuyền,.... Hầu hết các cống
có kết cấu bê tông cốt thép hoặc đá xây, được xây dựng từ lâu. Do thường xuyên
chịu các tác động bất lợi từ biển như thủy triều lên xuống, sóng, gió, xâm nhập
mặn; mặt khác do thiếu kinh phí nên công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên
không đảm bảo nên bị xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo yêu cầu phòng
chống bão, lũ, dẫn đến mất ổn định hệ thống đê điều. Các sự cố, hư hỏng thường
gặp của cống là hiện tượng xâm thực do tác động của thuỷ triều, nứt gãy do qúa
tải trọng thiết kế,...
Một số khu vực do thay đổi cơ cấu sản xuất, quy mô dân số, một số cống
tuy chưa hết tuổi thọ nhưng hiện nay do quá trình mở rộng thân và mặt đê nên
cống bị ngắn, nhiều vị trí và quy mô cống qua đê trước đây không còn phù hợp,
nhiẹm vụ nhiều cống qua đê thay đổi nhiều do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cũng
như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Vì vậy việc điều tra đánh giá hệ thống cống qua đê biển và đề xuất giải
pháp cải tạo nâng cấp là rất cần thiết và cấp bách.
I.5 Mục tiêu của dự án:
Đánh giá thực trạng hệ thống cống qua đê biển các tỉnh ven biển từ Quảng
Ninh đến Quảng Nam. Đề xuất giải pháp biện pháp nâng cao độ bền bê tông và
bê tông cốt thép của cống qua đê vùng biển phục vụ chương trình bảo vệ, củng
cố và nâng cấp hệ thống đê biển hiện có từ Quảng Ninh đến Quảng Nam đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg, đảm
bảo hệ thống đê biển ổn định lâu dài, phù hợp với yêu cầu sản xuất, phát triển
kinh tế xã hội của từng vùng.

6


I.6 Phương pháp thực hiện dự án:
Dự án sử dụng phương pháp nghiên cứu, đo đạc kiểm tra thực nghiệm kết
hợp điều tra, thống kê, thu thập tài liệu. Trong quá trình thực hiện đã chia thành
nhóm để triển khai thực hiện dự án: Nhóm thực địa, nhóm phân tích xử lý nội
nghiệp.
Quá trình thực hiện dự án nhóm thực địa phối hợp với địa phương: Chi
cục đê diều các tỉnh, Công ty khái thác công trình thủy lợi các tỉnh, UBND các
huyện, các xã có tuyến đê biển đi qua. Cụ thể thu thập các tài liệu liên quan đến
dự án đã có, cùng với địa phương xuống thực địa và triển khai nghiên cứu đo
đạc kiểm tra hiện trạng các cống qua đê biển của toàn hệ thống thuộc dự án.
Từ các tài liệu thu thập được, tổ chức tiến hành điều tra thực địa. Các cán
bộ, tuỳ theo từng lĩnh vực chuyên môn được bố trí điều tra bổ sung các tài liệu
còn thiếu, phát hiện các vấn đề mà tài liệu đã thu thập chưa đề cập tới.
Việc điều tra thu thập tài liệu được thực hiện trên nguyên tắc tận dụng, kế
thừa nguồn tài liệu đã có, tiến hành điều tra, thu thập bổ sung các tài liệu cơ bản,
các tài liệu về hiện trạng, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong vùng làm cơ
sở cho việc đánh giá hiện trạng và lập báo cáo phân tích,.

7


PHẦN II: THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI, ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC TỈNH THUỘC HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN TỪ

QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM
Vùng ven biển chịu sự tác động tổng thể từ ba yếu tố cơ bản: đất liền, biển
cả và con người. Hai yếu tố đầu là hai yếu tố bị chi phối chủ yếu bởi các quy
luật tự nhiên và chúng cũng luôn thay đổi dưới tác động của loài người. Con
người chẳng những thông qua các hoạt động sinh kế và xã hội của mình luôn
luôn thay đổi chính mình, chính cuộc sống, và xã hội của mình mà còn luôn tác
động vào môi trường tự nhiên chung quanh mình làm cho chúng thay đổi theo.
Chính vì vậy để phát triển cũng như để quản lý sự phát triển sao cho sự phát
triển ấy không làm tổn hại đến những lợi ích lâu dài và bảo đảm sự trường tồn
của loài người thì chính phát triển con người và các cộng đồng xã hội của loài
người mới là quan trọng nhất. Đồng thời cũng chính các cộng đồng dân cư, xuất
phát từ những nhu cầu thiết thân của họ sẽ tham gia một cách tích cực vào quá
trình phát triển và quản lý, triển khai việc kiểm tra kiểm soát và giám sát việc
thực hiện các kế hoạch phát triển và quản lý
I. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Khu vực từ Móng Cái đến Quảng Yên là dải đồng bằng duyên hải rất hẹp
ngang nơi rộng nhất không quá 10 km. Những đồng bằng này được cấu tạo chủ
yếu từ phù sa cổ, cao hơn những bãi phù sa mới có khi đến 10m. Chỉ ở trên thêm
phù sa cổ mới có những điểm quần cư, nơi đây những cư dân ven biển canh tác
trồng màu trên những cánh đồng, trông rừng bạch đàn hay sa mộc. Các bãi bồi
phù sa mới thì được san thành các ruộng cấy lúa, dải đồng bằng này kéo dài ra
phía biển bằng các bãi triều trên có sú vẹt mọc thành rừng.
Khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng chỉ còn lại một vùng cửa sông
nơi mà tác động qua lại giữa dòng sông và biển quyết định sự hình thành các
dạng địa hình quan hệ với biển. Về mặt địa hình vùng phía đông tiếp giáp với bờ
biển là vùng trẻ nhất về mặt địa chất và địa hình. Đây là nơi rất thấp độ cao chỉ
từ 0 đến 2 mét nằm trong phạm vi tác động của thuỷ triều. Nếu không có những
con đê biển bảo vệ khu vực này sẽ không tránh khỏi bị ngập nước lúc triều lên.
Vùng trung tâm của đồng bằng có độ cao 2- 4 m đã thoát khỏi ảnh hưởng của
các quá trình hình thành bờ biển. Do hệ thống sông Thái Bình phân nhánh chi

8


chít tạo thành các vùng đồng bằng thấp, các lạch ngang dọc chằng chịt, các cửa
sông rộng dạng hình phễu (etchuye) nên ảnh hưởng của biển vào sâu và châu thổ
hầu như không tiến ra hình thành các vùng dân cư ven biển. Trái lại, các chi lưu
của sông Hồng đầy ắp phù sa có sức bồi đắp mạnh có nơi tiến ra biển từ 80-100
m/năm như ở Kim Sơn (Ninh Bình). Do đó các quần cư trẻ hình thành dần theo
năm tháng.
Khu vực đồng bằng hạ lưu sông Mã, sông Cả cũng tương tự như đồng
bằng sông Hồng khác chăng chỉ ở diện tích nhỏ hơn, đường viền núi gần hơn, bề
mặt phù sa hạn chế hơn, nên các đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh kém bằng phẳng,
nhiều đất cao, lắm đồi núi rải rác, các cồn cát ven biển phát triển. Vì vậy ở
những vùng này đất đai nghèo nàn hơn, dân cư sống dựa vào nghề nông cũng vì
thế mà nghèo khó hơn.
Từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân dải Trường Sơn Bắc ra sát biển và hướng
núi chạy song song với bờ biển nên các đồng bằng ven biển không phát triển bề
ngang, đồng thời lại phân chia thành từng vệt theo chiều dọc. Ngoài cùng nơi sát
biển là một vệt cồn cát. Nhiều nơi trên dải cồn còn phát triển các đụn cát di động
đang tiến từ ngoài biển vào bên trong lấn cả ruộng đồng. Bên trong các dải cồn
cát địa hình thường thấp trũng, sông ngòi chảy dùng dằng theo hướng các dải
cồn để tìm lối thoát ra biển. Ở những cửa sông có những vũng lầy nhỏ trên mọc
sú vẹt. Với địa hình như vậy ở ven bờ biển dân cư thưa thớt, họ chỉ tập trung ở
cửa các sông hoặc ở những cánh đồng phù sa tương đối cao để cấy lúa, làm
vườn trồng cây ăn quả.
II. Thực trạng kinh tế xã hội và khai thác sử dụng tài nguyên ven biển
II.1 Dân cư
Dân cư - lao động là một trong những yếu tố cơ bản của kinh tế - xã hội,
là căn cứ cho việc hoạch định chính sách phát triển của vùng lãnh thổ nói chung
và các vùng ven biển nói riêng. Dải ven biển có dân cư tập trung khá đông đúc

và mật độ dân số khá cao trung bình khoảng 369 người/km2. Song sự phân bố
dân cư ở đây rất không đồng đều giữa các khu vực, chẳng hạn, từ Hải Phòng tới
Ninh Bình mật độ trung bình là 981 người/km2, từ Thanh Hoá đển Thừa Thiên
Huế 198 người/km2. Nếu xét riêng từng tỉnh, từng huyện thì cách biệt còn nhiều
hơn nữa. Thí dụ: Ven biển Quảng Ninh mật độ dân số là 398 ng/km2, ven biển
9


Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình khoảng trên dưới 980 người/km2,
Thanh Hóa mật độ dân số 310 người/km2, Quảng Bình – 100 người/km2, Quảng
Trị - 125 người/km2,...
Mật độ dân số cũng phân bố không đồng đều giữa các khu vực, dân cư tập
trung chủ yếu ở thị xã, thành phố, nơi có hoạt động kinh tế và xã hội lâu đời, có
cơ sở hạ tầng tốt hơn so với các lãnh thổ khác. Trong khi đó các huyện đảo, các
huyện ven biển có mật độ dân cư rất thưa thớt. Một sự khác biệt nữa trong sự
phân bố dân cư của vùng là mật độ dân cư cao ở những khu vực dễ khai thác các
tiềm năng tự nhiên, đó là các vùng có tài nguyên đất, nước, khí hậu, khoáng sản.
Còn những huyện miền núi có địa hình phức tạp thì mật độ dân số thấp. Ví dụ
như huyện Hải Hà của Quảng Ninh mật độ dân số chỉ có 95 người/km2 thì
huyện Hải Hậu Nam Định mật độ dân số lên tới 1221 người/km2.
Về tốc độ tăng dân số: Đây là vùng có tỷ lệ gia tăng dân số khá cao so
với cả nước. Tỷ lệ gia tăng dân số khá cao một phần phụ thuộc vào mạng lưới y
tế. ở các thành phố, thị xã đều có các bệnh viện, trung tâm y tế lớn, còn ở các địa
phương (thôn, xã) đều có trạm y tế nhưng các trạm y tế này ít hoạt động và đang
bị xuống cấp. Việc khám chữa bệnh và cấp thuốc, thực hiện các biện pháp sinh
đẻ có kế hoạch,... ở các địa phương chưa được kịp thời và thường xuyên. Nhưng
thời gian gần đây mạng lưới y tế địa phương đã được chú trọng, việc tuyên
truyền và tiến hành thực hiện chống các dịch bệnh, kế hoạch hoá gia đình,... đã
được phổ biến rộng rãi cho nên việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân đã được
quan tâm. Việc tăng nhanh dân số ở các vùng ven biển đã thúc đẩy mạnh mẽ quá

trình sử dụng các diện tích đất hoang hoá và các tài nguyên khác nhau ở dải đất
này. ở những giai đoạn đầu việc tăng dân số đã kéo theo sự mở rộng nhanh
chóng khu vự bãi bồi màu mỡ ở của sông lớn cho các cây trồng lương thực thực
phẩm cây ăn quả và cây công nghiệp. Việc lấn biển ngày càng được thực hiện
mạnh mẽ và có hiệu quả hơn. Các hệ thống đê bao chống mặn, hệ thống đồng
ruộng làng mạc được xây dựng khắp nơi tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ổn
định và tăng cường nơi cư trú. Những làng mạc trù phú dần dần được hình thành
lại làm tiền đề cho sự mở rộng các qui mô khai thác các vùng đất mới.
Chính việc tăng cường số lượng định cư và sự hấp dẫn của nền kinh tế
nông nghiệp ở các dải ven biển đã lôi cuốn con người vươn ra biển để đánh bắt
10


hải sản. Cùng với việc mở rộng sử dụng đất lập nên các quần cư ven biển của
các làng xóm nông nghiệp những người đánh cá đã tụ hội về đây dựa vào những
cộng đồng ven bờ để ra khai thác biển cả.
Về giáo dục: Trong giáo dục mạng lưới trường lớp đã được đầu tư, đội
ngũ giáo viên cũng được bồi dưỡng nâng cao trình độ, vì vậy trẻ em trong độ
tuổi đi học đến trường đã được tăng lên, tỷ lệ người không biết đọc, biết viết
giảm đi. Hiện tượng này góp phần nâng cao trình độ văn hoá chung, tăng chất
lượng lao động của khu vực.
II.2 Cấu trúc lao động
Nhìn chung, trong các vùng ven biển có nguồn nhân lực dồi dào và đa
ngành, có thể sử dụng nguồn nhân lực vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó
cho phép tạo điều kiện sử dụng lao động hợp lý với cơ cấu kinh tế xã hội đang
được hình thành và phát triển.
Số dân trong độ tuổi lao động ở vùng ven biển chiếm khoảng 50% (phản
ánh số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động sống dựa vào lao
động chính tương đối lớn). Số lao động ở độ tuổi 15 - 44 chiếm tỷ lệ cao nhất và
thấp dần ở độ tuổi 55 - 60, đặc biệt ở độ tuổi 15 - 24 số lao động chiếm tỷ lệ khá

lớn ở hầu hết các vùng Cả hai khu vực nông thôn và thành phố đều có tỷ lệ lao
động cao ở nhóm tuổi 15 – 24 và 25 - 34; trong đó cao nhất là nhóm tuổi từ 25 34 ở khu vực thành thị và nhóm tuổi từ 15 - 24 ở nông thôn. Nhìn chung lao động
nông thôn ở độ tuổi 15 - 24 là nguồn lao động chính. Vì vậy, đào tạo chuyên môn
kỹ thuật, ứng dụng khoa học vào sản xuất là nhiệm vụ cần thiết của việc nâng cao
chất lượng nguồn lao động - động lực quan trọng để phát triển xã hội.
Trong số những người có việc làm thì tỷ lệ lao động trong nông nghiệp
vẫn chiếm phần lớn. Mặc dù bình quân diện tích đất nông nghiệp cho một người
lao động thấp nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động
nhất. Lao động trong công nghiệp và xây dựng cơ bảnthường tập trung ở các
tỉnh và thành phố công nghiệp, còn vùng ven biển khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Lao
động trong nghành dịch vụ cũng chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn
như: Lực lượng lao động nữ của khu vực chiếm khoảng 50% số người lao động,

11


điều đó đặt ra vấn đề cần nghiên cứu tạo việc làm thích hợp và có chính sách chế
độ hợp lý đối với lao động nữ, nâng cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.
II.3 Tình trạng thiếu việc làm
Khi đất nước phát triển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, lực lượng lao động ở các vùng ven biển đứng trước nhiều thử thách, đặc
biệt là tình trạng thiếu việc làm. Số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm
khá đông. Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập quá thấp đã buộc nhiều người, đặc
biệt là tầng lớp thanh niên, phải đi tìm việc làm tại các khu đô thị. Tình hình di
chuyển lao động tự do từ nông thôn ven biển ra thành thị tìm việc làm diễn ra
vời cường độ rất lớn, mục đích chủ yếu của họ là kiếm việc làm để có thu nhập
cao hơn. Điều này đã làm tăng thêm sức ép việc làm tại đô thị và nảy sinh nhiều
vấn đề xã hội phức tạp như nhà ở, đi lại, điện nước sinh hoạt và các tệ nạn xã
hội. Hiện trạng trên là hiện tượng tất yếu trong quan hệ cung cầu lao động dưới
tác động của cơ chế thị trường trong hoàn cảnh còn có nhiều lao động ở các

vùng ven biển chưa đủ việc làm, thu nhập quá thấp so với đô thị. Vì vậy vấn đề
tạo việc làm cho lao động ở các vùng ven biển sao cho phù hợp với tính chất và
khả năng của người lao động cần được nghiên cứu và quan tâm hơn.
Việc di dân đi kinh tế mới ra các bãi bồi, các vùng đất cát ở ngay trên quê
hương mình đã tỏ ra phù hợp với tâm lý tình cảm và tập quán sinh hoạt sản xuất
của người dân nơi đây hơn là đưa họ đi những vùng khác xa xôi. Quá trình khai
thác cạn kiệt tài nguyên thuỷ hải sản ven bờ trong thời gian qua đã bức bách
người dân vùng ven biển một mặt phải tìm cách vươn ra xa bờ hơn nữa mặt khác
buộc họ phải tìm cách tái tạo, bảo vệ và phát triển tài nguyên thuỷ sản ngay trên
vùng bãi bồi, sử dụng các tài nguyên mới khám phá như đất cát, vũng vịnh , đầm
phá vào nuôi trồng thuỷ sản
Sự phát triển của mạng lưới đô thị và các khu du lịch ở các vùng ven biển
đã thúc đẩy lại sự phân bố dân cư và cơ cấu lao động giữa thành thị và nông
thôn. Các tụ điểm dân cư này đang phát triển và có xu hướng ngày càng gia
tăng. Với quá trình đô thị hoá nên dân số thành thị tăng lên quá nhanh, song nó
cũng là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Tại đây đã tạo ra một thị trường
tiêu thụ hàng nông sản, cơ khí, hoá chất phục vụ nông nghiệp, các cơ quan, các
12


trung tâm văn hoá... nhờ vậy lao động được nâng cao về trình độ chuyên môn kỹ
thuật thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Sự phát triển mạng lưới đô thị còn làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, đất
nông nghiệp giảm đi và đất thổ cư, đất chuyên dùng tăng lên do yêu cầu cải
thiện cơ sở hạ tầng: nhà ở, đường giao thông, các công trình phục vụ dân cư xã
hội, xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...
II.4 Trình độ lao động
Mặc dù có lực lượng lao động đông đảo nhưng trình độ lao động còn bị
hạn chế, thời gian rỗi còn nhiều. Ngoài nghề chính là nông nghiệp, nuôi trồng và
khai thác hải sản còn có một số nghề khác như xây dựng, đan, thêu, kinh tế

biển,...
Trong mấy năm gần đây dưới tác động của kinh tế thị trường, đã từng
bước tổ chức sắp xếp lại sản xuất nên trình độ lao động cũng được nâng cao.
Bước đầu người dân ở đây đã có kinh nghiệm trong kinh tế thị trường, mạnh dạn
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phần lớn người dân ở đây vốn
có truyền thống cần cù ham học hỏi, có khả năng nắm bắt các tiến bộ về công
nghệ và khoa học kỹ thuật. Hệ thống dạy nghề, khuyến nông, khuyến ngư và
hoạt động của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến
binh, … góp phần đào tạo và hướng dẫn việc làm cho người lao động.
Những nơi có vị trí ở gần các trung tâm phát triển người dân có điều kiện
tiếp thu nhanh những tiến bộ mới, cập nhật thông tin nhanh và đa dạng, đó là
chưa kể đến việc giao lưu Quốc tế qua các cảng và khách du lịch nước ngoài làm
cho dân cư nhiều vùng ven biển trở nên nhạy cảm hơn, năng động hơn. Điều đó
cho phép nâng cao trình độ văn hoá chung của người dân, mở mang dân trí và
tạo nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao ở dải ven biển. Đáng lưu ý lao
động nữ ở nông thôn ven biển có trình độ thấp, số lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp chỉ chiếm từ 4,7% đến 6,2%. Lực
lượng lao động nữ nông thôn lại chiếm khoảng 1/2 tổng số lao động nói chung,
vì vậy nâng cao trình độ cho lao động nữ nông thôn ven biển là vấn đề cần được
quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của dải ven biển.

13


II.5 Hiện trạng kinh tế
1. Đặc điểm cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây cùng với sự dịch chuyển của nền kinh tế thị
trường trên phạm vi cả nước, nền kinh tế của khu vực ven biển đã từng bước tổ
chức, sắp xếp lại sản xuất nên đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ theo
hướng tích cực. Xu hướng của sự dịch chuyển này là tăng dần tỷ trọng các

ngành, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ đồng thời giảm tỷ
trọng các ngành nông, lâm và tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều nguồn tài nguyên, và tiềm
năng mới nhất là tài nguyên và tiềm năng thuỷ hải sản được nghiên cứu sử dụng.
Hàng loạt các cơ sở hạ tầng như: cầu tàu, bến cảng, các khu nuôi trồng thuỷ sản
mang tính công nghiệp... đã được đưa vào hoạt động nhằm phát huy thế mạnh
của dải. Ngoài ra các ngành tiểu thủ công truyền thống cũng được chú ý phát
triển và đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách các địa phương.
Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo với cây trồng chính là cây lúa,
rau, hoa màu, một số cây công nghiệp ngắn ngày, một số xã cận biển có nghề
trồng cói, nghề trồng rừng chắn sóng, chắn cát,... Đi đôi với thâm canh tăng vụ,
tăng năng suất cây trồng, trong những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng sang nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày theo
hướng sản xuất hàng hóa đang diễn ra tuy nhiên chưa trở thành những vùng sản
xuất tập trung, chất lượng sản phẩm chưa cao để đáp ứng yêu cầu thị trường
trong và ngoài nước. Đây là biểu hiện của sự phát triển thiếu bền vững.
Ngành thuỷ hải sản có những chuyển biến mạnh trong những năm gần
đây với tốc độ tăng trưởng khá cao (10 – 15% năm) cả về đánh bắt và nuôi
trồng, chế biến. Tuy nhiên việc phát triển tập trung đồng bộ mới đang diễn ra ở
ven biển và các đảo, các vùng úng trũng còn ở dạng nhỏ lẻ, dộ bền vững thấp.
Ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong những năm vừa qua đã
duy trì được mức độ tăng trưởng khá, năng lực sản xuất tăng lên đáng kể, tỷ lệ
đóng góp GDP ở mức cao, đặc biệt là các khu vực nằm trong vùng trọng điểm
kinh tế như Quảng Ninh, Hải Phòng (Vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ), Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam (vùng trọng điểm kinh tế miền Trung). Một
14


số khu công nghiệp điển hình như Uông Bí - Mạo Khê, Thượng Lý - Quán
Toan, Daewoo - Hanel, Minh Đức, Nomura, Đình Vũ, Đồ Sơn, Hải Phòng 96,

Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Phú Bài, Liên Chiểu - Thủy Tú, Hoà Khánh,
Điện Nam - Điện Ngọc, Khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất,… Mặc dù đã có
những chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung sản xuất công nghiệp phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng.
Các hoạt động dịch vụ chưa phát huy hết vai trò của nó trong nền kinh tế
do tình trạng kinh tế ở đây còn thấp kém, các ngành công, thương nghiệp, tín
dụng ngân hàng chưa đủ mạnh để giữ vững và phát huy hết vai trò của nó trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Ngành du lịch trong những năm gần đây đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp đáng kể thu hút
lượng khách du lịch ngày càng tăng, nhất là khách quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động
du lịch mới chỉ vẫn mang tính tự phát, dừng lại ở những điểm nhất định chứ
không phát triển thành tuyến riêng biệt, vì thế ngành du lịch vẫn chưa phát huy
hết những ưu thế của nó trong cơ cấu kinh tế đầy tiềm năng của vùng ven biển.
Ngành xây dựng và phát triển đô thị phát triển mạnh mẽ trong những năm
vừa qua, hiện tại và tương lai vẫn là ngành có tốc độ phát triển nhanh làm thay
đổi diện mạo vùng duyên hải ven biển.
Ngành Giao thông vận tải: Được đầu tư bằng nhiều dự án từ Trung ương
đến địa phương, hệ thống giao thông vận tải trong vùng duyên hải phát triển khá
nhanh với đầy đủ các chủng loại: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển,
đường không,… kết nối khu vực với các vùng phụ cận, tạo điều kiện cho việc
luân chuyển, buôn bán hàng hóa với các tỉnh trong cả nước và các nước trong
khu vực.
2. Khai thác và sử dụng tài nguyên
Tài nguyên sinh vật ở các vùng ven biển rất phong phú, đa dạng, song cho
đến nay vẫn chỉ chú ý khai thác theo khía cạnh phát triển nông - lâm - ngư
nghiệp. Cùng với sự phát triển KT - XH, từ đặc điểm nhạy cảm đầy biến động
của dải ven biển thì hướng khai thác sử dụng trong khía cạnh giữ gìn đa dạng
sinh học và hệ sinh thái đặc trưng ngày càng giữ vai trò quan trọng.
15



Tài nguyên thực vật được khai thác không có kế hoạch lâu dài, một số
dạng bị khai thác quá mức (rễ bần, trang), hoặc lợi dụng triệt để (nuôi thuỷ sản)
không tính đến khả năng tái tạo bền vững của tài nguyên, do vậy tài nguyên bị
cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng. Hiện nay ở dải ven biển rừng ngập mặn ở
trong và ngoài đầm nuôi bị chặt phá do đào đất đắp bờ, làm củi làm mất nơi ở,
nơi cung cấp thức ăn cho tôm cá. Việc phát triển khai thác sinh vật ven bờ đang
ở trong tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng do thiếu công nghệ, thiếu thiết bị,
thiếu kiến thức, thiếu vốn và điều quan trọng nhất là thiếu qui hoạch chi tiết
mạnh ai, nấy làm đã dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên, suy thoái môi trường
nghiêm trọng.
Về khai thác hải sản: Thời gian qua nghề khai thác hải sản của dải ven bờ
đã tạo ra được nhiều loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu các cơ sở đóng tàu
thuyền và dịch vụ nghề cá ngày càng phát triển. Song, việc khai thác hải sản
hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: Cơ cấu nghề nghiệp có qui mô nhỏ vẫn
chiếm trên 70% số đơn vị thuyền nghề; ngư dân còn dùng phương tiện đánh bắt
có tính huỷ diệt như xung điện, chất nổ, dùng các loại lưới có cỡ mắt nhỏ. Tàu
thuyền đánh bắt hải sản chủ yếu vẫn là tàu công suất nhỏ chiếm trên 80%. Mặc
dù những năm qua đã đầu tư nhiều cơ sở qui mô công nghiệp với tổng công suất
chế biến gần 60 tấn/ngày. Song hiệu quả sử dụng thấp, khả năng khai thác chỉ
đạt 20-30% công suất thiết kế.
Nguồn lợi sinh vật của dải ven biển cửa sông tương đối phong phú và đa
dạng về chủng loại, nhưng lại nghèo về số lượng. Cho đến nay vẫn chưa có
phương thức khai thác và sử dụng hợp lý nên nguồn lợi này ngày càng cạn kiệt.
Điều này đòi hỏi phải có phương thức và giải pháp khai thác hợp lý để vừa phát
triển kinh tế bền vững vừa bảo vệ và tái tạo tài nguyên sinh vật ngày một tốt hơn.
Khai thác tài nguyên du lịch: Dải ven biển của nước ta suốt từ bắc tới
nam đâu đâu cũng có tài nguyên cảnh quan du lịch lớn. Du lịch nghỉ mát với hệ
thống các bãi tắm đẹp, dọc theo chiều dài bờ biển của dải từ Trà Cổ, Bãi Cháy,

Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Non Nước, Hội An,… là nơi thu hút được đông đảo
khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

16


Du lịch sinh thái là hình thức du lịch, kết hợp thăm quan, nghiên cứu.
Tiêu biểu cho loại hình du lịch này là hệ thống thống đảo trong các vịnh, các
khu rừng ngập mặn, các sân chim,... Có khả năng khêu gợi mạnh sự say mê tìm
hiểu của du khách. Ngoài ra dải ven biển còn có khoảng 950 di tích văn hoá lịch
sử trong đó 90 di tích đã được xếp hạng giúp cho du khách đến thăm quan
nghiên cứu lịch sử. Mật độ di tích trung bình của cả nước là 2,2 di tích/100 km2,
trong khi đó mật độ di tích của Thái Bình là 20, Hải Phòng là 19,9, Nam Hà và
Ninh Bình là 7,9.
Du lịch lễ hội: Dải ven biển cũng rất nổi tiếng với các lễ hội truyền thống.
Với các cuộc đua thuyền, bơi chải. Các lễ hội này mang những nét độc đáo về
văn hoá, lịch sử của cư dân dải ven biển nên có sức thu hút chẳng những du
khách trong vùng mà còn từ các vùng khác đến và đặc biệt là đối với du khách
quốc tế.
Mấy năm gần đây, từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa với nền
kinh tế thị trường, ngành du lịch của dải đã được quan tâm, đầu tư khá mạnh về
cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật để thu hút sự quan tâm chú ý của du khách trong
nước và quốc tế. Tuy nhiên việc khai thác tài nguyên này vẫn còn rất hạn chế và
chưa hợp lý. Việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn còn đơn điệu, chưa biết kết
hợp đan xen nhiều loại hình (tắm biển - nghiên cứu - du lịch nghỉ dưỡng - chữa
bệnh...) nên kém tính hấp dẫn. Bên cạnh đó việc phát triển du lịch cũng bắt đầu
gây ô nhiễm môi trường nguồn nước biển do rác thải của khách du lịch xả ra,
dầu thải thừa của tàu thuỷ, nếu không được ngăn chặn sẽ gây nên những hậu quả
khôn lường về kinh tế, hạn chế và có thể làm mất đi các nguồn tài nguyên khác.
Khai thác tài nguyên vị thế

Với vị trí mặt tiền của quốc gia vùng ven biển là cửa ngõ của đất nước sẽ
có nhiều cơ hội đón nhận, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhằm phát
triển kinh tế nội khu vực, cũng như là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy
nền kinh tế ổn định, phát triển.
Ngoài những lợi thế vị thế có thể khai thác được, dải ven biển còn một hệ
thống đảo ven bờ có ý nghĩa vị thế vô cùng quan trọng trong bảo vệ an ninh
quốc gia. Giá trị vị thế của hải đảo trước hết được thể hiện ở chỗ nó là cơ sở
17


pháp lý về mặt lãnh thổ để xác định chủ quyền vùng biển và thềm lục địa. Hệ
thống đảo còn trở thành "tiền đồn", điểm chốt cố định vững chắc khống chế hầu
hết vùng biển quan trọng ven bờ, tạo bức tường thành kiểm soát các tuyến giao
thông quan trọng, là nơi triển khai, bố trí lực lượng quốc phòng vô cùng thuận
lợi cho bảo vệ an ninh tổ quốc. Qua một loạt những bài học ở các nước có biển,
ta có thể thấy được tầm quan trọng của dải ven biển, và lợi thế tự nhiên của một
quốc gia có biển như thế nào trong sự nghiệp phát triển KT - XH và an ninh
quốc phòng của đất nước. Vì vậy vị trí của dải ven biển được xem như một tiềm
năng trong mọi tiềm năng, là tiền đề để khai thác hiệu quả mọi tiềm năng quan
trọng khác trên mọi lĩnh vực. Ngoài ra dải ven biển còn có ý nghĩa quan trọng
trong mục đích chính trị, an ninh quốc phòng cần được quan tâm trong chiến
lược lãnh thổ của quốc gia.
Thế giới đang bước vào thế kỷ 21, với những đặc trưng và xu thế của các
quan hệ kinh tế quốc tế có liên quan đến phát triển KT - XH của dải ven biển, đó
là: ưu tiên cho phát triển kinh tế, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá về kinh tế,
trong đó vai trò và vị trí của ASEAN với 10 thành viên (mà Việt Nam là một
thành viên) ngày càng trở nên quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, với những nội dung nổi
bật là điện tử và tin học, tự động hoá, sinh học hoá, vật liệu mới,... ngày càng
đóng vai trò là nhân tố quan trọng nhất, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

phát triển KT - XH, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi quốc gia, mọi khu vực, mọi tầng
lớp dân cư trên toàn thế giới.
Đứng trước thách thức đó, Việt Nam nói chung và dải ven biển nói riêng,
phải phát triển nhanh, mạnh tạo bước nhảy vọt trong tất cả các lĩnh vực và các
hoạt động kinh tế, để tạo tiền đề cho sự phát triển theo xu thế chung của thế giới
và cả nước, tạo điều kiện lôi kéo các vùng trong nước phát triển theo, và kêu gọi
được đầu tư nước ngoài vào khu vực, cũng như cả nước ngày càng tăng.
III. Định hướng phát triển
III.1 Vùng duyên hải Bắc Bộ:
Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm 5 tỉnh thành phố là Quảng Ninh, Hải Phòng,
Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.
18


Theo Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2050 vừa được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, phạm vi lập quy hoạch của vùng duyên Hải Bắc bộ bao gồm toàn bộ ranh
giới hành chính TP Hải Phòng và 4 tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và
Ninh Bình với diện tích tự nhiên khoảng 12.005,93km2. Phạm vi nghiên cứu
bao gồm Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các
khu vực liên quan đến phát triển không gian kinh tế - xã hội của Vùng trong tầm
nhìn hướng tới 2050.
Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc bộ nhằm đảm bảo sự phát triển
bền vững, cân đối, hài hoà giữa các đô thị trong vùng. Vì vậy, để các nội dung
định hướng phát triển quy hoạch xây dựng Vùng Duyên Hải Bắc bộ được triển
khai có hiệu quả, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề
trọng tâm cần được triển khai thực hiện: Rà soát, điều chỉnh một số đồ án, dự án
cấp vùng đã được phê duyệt nhưng không còn phù hợp với tình hình mới, bao
gồm: Quy hoạch chung các TP trung tâm tỉnh lỵ, các KĐTM, các KCN tập

trung. Xác định quy mô tính chất hệ thống giao thông trong toàn vùng đặc biệt
là dự án đường cao tốc ven biển. Phát triển hệ thống giao thông vận tải hành
khách công cộng của các đô thị trong vùng và liên vùng hợp lý hiện đại. Nghiên
cứu cơ chế chính sách và chiến lược phát triển đô thị trong toàn vùng phù hợp
với tầm nhìn lâu dài đảm bảo phát triển bền vững cho toàn vùng.
1. Tầm nhìn dài hạn
Theo Bộ Xây dựng, đến năm 2050 vùng Duyên hải Bắc bộ là một vùng
kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, có vị thế ảnh hưởng đặc biệt với
Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng kinh tế Nam Trung Quốc và vành đai kinh tế vịnh
Bắc Bộ, là một vùng trọng điểm của chiến lược biển Việt Nam. Với phạm vi quy
hoạch này, Vùng Duyên hải Bắc bộ là vùng có mật độ dân số tương đối cao so
với các vùng khác trong cả nước, mật độ dân số trung bình 634 người/km2 (cả
nước có mật độ là 252 người/km2). Xu hướng dân cư chuyển dịch vào các đô thị
trung tâm tỉnh. Phân bố dân cư theo mật độ chia làm 3 vùng: Vùng có mật độ
dân số cao là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định là 1.200 người/km2; vùng Ninh
Bình có mật độ dân số trung bình là 662 người/km2; tỉnh Quảng Ninh có mật độ
dân số thấp nhất là 183người/km2. Dự báo dân số như sau: Hiện trạng dân số
19


toàn vùng năm 2005: 7,606 triệu người; dự kiến đến năm 2015: 8,3 - 8,65 triệu
người; dự kiến đến năm 2025: 8,7 - 9 triệu người. Theo đó, dân số đô thị Vùng
Duyên hải Bắc bộ có tỷ lệ 24,54% ( 2005 tỷ lệ dân số đô thị cả nước vào khoảng
27%). Dân cư đô thị tập trung chủ yếu vào các TP như Hải Phòng và các TP tỉnh
lỵ. Dân số đô thị toàn vùng năm 2005: 1,86 triệu người; dự kiến đến năm 2015:
2,5 - 2,8 triệu người; dự kiến đến năm 2025: 4,5 - 5 triệu người.
Vùng Duyên hải Bắc bộ có tỷ lệ đô thị hoá thấp do vậy dự báo tốc độ đô
thị hoá chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2006 - 2015 là giai đoạn phát triển có tốc
độ cao; giai đoạn 2016 - 2025 là giai đoạn phát triển dân số có tốc độ trung bình
và ổn định vào giai đoạn 2030 - 2050. Tỷ lệ đô thị hoá dự báo theo tình hình

phát triển kinh tế - xã hội vùng và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng
hướng tới một vùng có cơ cấu công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ
chiếm 94%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 6%. Dự báo tỷ lệ đô thị hoá như sau:
Năm 2005: 24,54% (toàn quốc khoảng 27%); năm 2015 đạt 38 - 42%; năm
2025 đạt khoảng 55 - 60%.
2. Rà soát, điều chỉnh một số đồ án, dự án cấp vùng
Vùng Duyên hải Bắc bộ sẽ phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực, phân
bố theo tuyến: Liên kết giữa không gian TP Hải Phòng - Hạ Long là các đô thị hạt
nhân trung tâm vùng và các đô thị trung tâm tỉnh lỵ trên cơ sở các trục không gian
chủ đạo: Trục không gian QL18, trục không gian QL10, trục không gian tuyến
cao tốc ven biển vùng Duyên hải, trục không gian Đông Tây nối vùng châu thổ
sông Hồng với Vùng Thủ đô Hà Nội, hành lang đường Hồ Chí Minh.
Không gian Vùng Duyên hải Bắc bộ được tổ chức thành 2 vùng: Vùng đô
thị hạt nhân và vùng phát triển đối trọng. Vùng đô thị hạt nhân: TP Hải Phòng Hạ Long nối kết phát triển thành vùng đô thị hạt nhân là động lực để phát triển
Vùng Duyên hải Bắc bộ và khẳng định vai trò cấp độ quốc gia quốc tế với các
dịch vụ: Thương mại, du lịch, cảng biển, công nghiệp trong mối liên kết với
Vùng Thủ đô Hà Nội và các trung tâm phân vùng. Vùng phát triển đối trọng:
Gồm 2 phân vùng. Trong đó các đô thị tỉnh lỵ đóng vai trò hạt nhân phát triển.
Phân vùng phía Bắc Duyên hải: Không gian liên kết phát triển theo QL18
và đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái gồm các đô thị phân bố theo
20


dải: Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí - Cẩm Phả - Tiên Yên - Đầm Hà - Quảng
Hà - Móng Cái và khu kinh tế Vân Đồn. Là trung tâm công nghiệp: Luyện kim,
năng lượng, đóng tàu, dịch vụ, cảng biển, khai thác mỏ và trung tâm du lịch dịch
vụ quốc gia, quốc tế với di sản vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.
Phân vùng phía Nam gồm: 3 tỉnh Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.
Không gian vùng theo dải ven biển kết hợp cùng nông nghiệp châu thổ sông
Hồng. Không gian được liên kết theo trục QL10 và đường cao tốc ven biển. Với

trung tâm phân vùng là thành phố Nam Định (phát triển thành trung tâm vùng
Nam sông Hồng ) và đô thị trung tâm tỉnh Thái Bình, Ninh Bình. Phát triển các
đô thị ven biển: Diêm Điền, Tiền Hải, Hải Thịnh, Phát Diệm; phát triển các
ĐTM ở khu vực có tiềm năng phát triển: Hùng Thắng, Ngô Đồng, Quất Lâm,
Cồn, Rạng Đông gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia Cúc
Phương, khu Tràng An. Phân vùng đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực, phát
triển công nghiệp đóng tàu, chế biến thuỷ hải sản, nông sản, trung tâm văn hoá giáo dục đào tạo dịch vụ đô thị và trung tâm du lịch quốc gia.
Để thực hiện được đồ án này, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Chính phủ
thành lập Ban Chỉ đạo liên tỉnh để chỉ đạo các chương trình dự án cấp vùng tạo
điều kiện huy động các nguồn vốn đầu tư theo đúng quy hoạch được duyệt.
Theo đó, các chương trình dự án ưu tiên gồm:
- Xây dựng trung tâm Hội nghị hội thảo quốc tế của vùng tại Hải Phòng.
Xây dựng các cơ sở giáo dục, đại học, trung học công nghiệp, dạy nghề tại các
tỉnh trong vùng. Xây dựng các bệnh viện cấp vùng tại Hải Phòng và cấp khu vực
tại các tỉnh trong vùng. Xây dựng hệ thống các công trình thương mại đầu mối
tại các tỉnh trong vùng. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng đô thị, KCN
không phù hợp với quy hoạch vùng tại các tỉnh trong vùng. Khu du lịch hang
động Tràng An tại tỉnh Ninh Bình. Xây dựng các trung tâm thể thao cấp vùng tại
Hải Phòng, cấp khu vực tại Nam Định, Ninh Bình. Đầu tư xây dựng các khu du
lịch Trà Cổ, Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Đồng Châu, Chùa Keo, Cổ Lễ, Cồn Lu Cồn Vành, Cồn Thủ, Quất Lâm, Cúc Phương, Vân Long, Yên Tử, Đền Trần, Cố
đô Hoa Lư... tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

21


- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường: Cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng và cầu Đình Vũ - Cát Hải; cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái; cảng
cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; Khảo sát và lập dự án tuyến đường cao tốc ven biển
qua các tỉnh trong vùng; Nâng cấp QL39 từ Diêm Điền đi Hưng Yên tại Thái
Bình; Nâng cấp tuyến đường 21 từ Nam Định đi Phủ Lý và đoạn Nam Định Thịnh Long tại Nam Định; Làm mới tuyến đường từ Nam Định - Quất Lâm Nho Quan tại Nam Định, Ninh Bình; Hoàn thiện đường cao tốc QL1 tại Ninh

Bình; Nâng cấp QL10 đoạn Ninh Bình - Phát Diệm tại Ninh Bình; Nâng cấp sân
bay Cát Bi, xây mới sân bay Bạch Long Vỹ tại Hải Phòng; Xây mới sân bay
Vân Đồn tại Quảng Ninh; Xây dựng tuyến đường sắt Hải Phòng - cảng quốc tế
Hải Phòng; Nâng cấp cảng Diêm Điền tại Thái Bình; Nâng cấp đường 12B nối
Phát Diệm - đường Hồ Chí Minh.
- Xây dựng nhà máy nước liên vùng tại Yên Hưng - Quảng Ninh; Xây
dựng mới và nâng cấp các nhà máy nước vùng tỉnh.
- Hoàn thiện và xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
III.2 Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ:
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số Số: 113/2005/QĐ-TTg ngày
20/05/2005 phê duyệt định hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc
phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 với
mục tiêu chỉ đạo và điều hành thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển và quản
lý phát triển làm căn cứ để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế định hướng các hoạt động của mình, đảm bảo đưa vùng Bắc Trung
Bộ và duyên hải Trung Bộ sớm tiến kịp các vùng khác trong nước, trở thành một
đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế; cải thiện căn bản
đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân trong vùng; hạn chế đến mức
thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.
Yêu cầu về rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phải đạt được là:
- Quán triệt và cụ thể hoá các nội dung theo tinh thần Nghị quyết số
39/NQ-TW, cập nhật, bổ sung phù hợp với điều kiện mới.
22


- Xác định rõ trong quy hoạch về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội (giao thông, điện, thuỷ lợi, khu công nghiệp, trường học, cơ sở khám
chữa bệnh, các công trình văn hoá,…) đối với các ngành sản suất kinh doanh chỉ

nêu định hướng và xác định lĩnh vực cần ưu tiên tập trung đầu tư phát triển, đề ra
các chính sách để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển.
- Xác định rõ các chương trình, dự án đầu tư trong 5 năm tới, nhu cầu về vốn
và cơ cấu vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án và các giải pháp, cơ chế chính
sách huy động vốn đầu tư. Lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện các đề án,
dự án quan trọng để đưa vào kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.
IV. Quy hoạch phát triển các tỉnh, thành phố
1. Tỉnh Quảng Ninh:
Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020" tại Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006. Theo đó mục
tiêu phát triển từ nay đến năm 2020, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực hiện công nghiệp hoá trước
năm 2020:
- Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 13%; thời kỳ
2011- 2020 khoảng 14,2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so
sánh 1994) đạt khoảng 950 USD, năm 2020 đạt khoảng trên 3.120 USD.
- Tỷ lệ tích lũy đầu tư lên 40% so với GDP vào năm 2010, đáp ứng 75%
nhu cầu vốn đầu tư phát triển.
- Thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát
triển y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao v.v…
Một số chỉ tiêu cơ bản:
TT

Loại chỉ tiêu

1

Dân số (nghìn người)


2

GDP (tỷ đồng)

Năm 2005

- Theo giá so sánh 1994
- Theo giá hiện hành
23

Năm 2010

Năm 2020

1.069,9

1.124,1

1.237,3

6.229,2

11.375,2

43.065,1

15.346,0

36.341,3


167.405,0


3

Cơ cấu GDP (% - giá hiện

100,0

100,0

100,0

- Công nghiệp, xây dựng

49,7

46,3

48,5

- Dịch vụ

44,0

49,7

50,1

6,2


4,0

1,4

- Theo giá so sánh 1994

352,9

950,0

3.127,8

- Theo giá hiện hành

869,3

1.757,1

6.292,7

hành)

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản
4

GDP/người (USD)

Tốc độ tăng trưởng (%):
Thời kỳ

TT

Loại chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2006 - 2010

2001 - 2010

2011 - 2020

-

1,02

0,96

1

Dân số

2

GDP


13,3

13,0

14,2

- Công nghiệp, xây dựng

15,0

13,8

14,3

- Dịch vụ

12,0

13,3

14,7

- Nông, lâm nghiệp, thủy

4,0

4,2

4,6


sản
Theo định hướng tổ chức kinh tế theo không gian lãnh thổ, tiểu vùng phía
Đông hình thành Khu kinh tế Vân Đồn với việc phát triển du lịch, dịch vụ cao
cấp; xây dựng cảng biển, cảng hàng không; thúc đẩy phát triển mạnh Khu kinh
tế cửa khẩu Móng Cái; nghiên cứu hình thành tổ hợp công nghiệp - dịch vụ cảng biển tại phía Đông - Bắc tỉnh; xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu Hoành
Mô, Bắc Phong Sinh; phát triển kinh tế biển và hải đảo. Phát triển đô thị: nghiên
cứu nâng cấp thị xã Móng Cái lên đô thị loại II, thị trấn Cái Rồng lên đô thị loại
III, các thị trấn huyện lỵ lên đô thị loại IV. Trong tương lai, Tỉnh sẽ có 2 đô thị
loại II (Hạ Long, Móng Cái), 3 đô thị loại III (Uông Bí, Cẩm Phả, Cái Rồng) và
9 đô thị loại IV là các thị trấn huyện lỵ. Phát triển các điểm dân cư nông thôn,
kinh tế miền núi và hải đảo. Quyết định cũng đã xác định các chương trình, dự
án ưu tiên đầu tư.
24


2. Thành phố Hải Phòng:
Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020" tại Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006. Theo đó:
Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đưa tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước đạt khoảng
4,5% năm 2010 và 7,3% năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 13 13,5% giai đoạn 2006 - 2010 và 13,5 - 14% giai đoạn 2011 - 2020, cao hơn mức
tăng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 1,3 lần; GDP bình quân đầu
người (tính theo giá hiện hành) đạt 1.800 - 1.900 USD vào năm 2010 và 4.900 5.000 USD vào năm 2020. Phấn đấu có cơ cấu kinh tế hiện đại với các sản phẩm
chủ lực có sức cạnh tranh cao cả trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm như sau:
Năm

Năm


2006 - 2010

2011 - 2020

GDP

13,2%

13,7%

Dịch vụ

14,2%

14,4%

Công nghiệp - xây dựng

14%

14%

Nông - lâm nghiệp - thủy sản

5,4%

6,4%

Năm 2010


Năm 2020

Thời kỳ

Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP
Dịch vụ

52 - 53%

63 - 64%

Công nghiệp

39 - 40%

33 - 34%

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

7 - 8%

3 - 4%

25


×