Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích đánh giá chiến lược marketing các sản phẩm của hãng uniliver tại thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.8 KB, 11 trang )

Phân tích đánh giá chiến lược Marketing các sản phẩm của hãng Uniliver
tại thị trường Việt Nam
Tôi lựa chọn doanh nghiệp trong đề bài này là một trong những tập toàn
sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới đó là Unilever và đối thủ cạnh tranh
trực tiếp là công ty P&G (Procter & Gamble)
I.

Giới thiệu chung về công ty Unilever

Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên
lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm
chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà. Các nhãn
hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu
như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up,
Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô
cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty
thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của
người tiêu dùng.
Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi
nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục
tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một
bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever.


Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên
doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí
Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
II.

Chiến lược marketing của Unilever


Chiến lược marketing hiệu quả của Unilever đã giúp tập đoàn đa quốc gia
này chiếm được cảm tình của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam trong gần
một thập niên qua. Trong tương lai, Unilever sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm
mới lạ và độc đáo hơn với hy vọng vẫn là người bạn đồng hành, thân thiết
trong sinh hoạt của mọi nhà.
1. Chiến lược phân phối
Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị
và phân phối toàn quốc, bao quát hơn 100.000 địa điểm. Unilever đã đưa khái
niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa
hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn hàng
mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo.
Các điểm bán lẻ được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong
cửa hàng của họ và tính bắt mắt sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các
hãng phân phối dàn xếp các khoản cho vay mua phương tiện đi lại, đào tạo
quản lý và tổ chức bán hàng.
2. Chiến lược sản phẩm
Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng thích nghi
với nhu cầu của người Việt Nam. Họ đã mua lại từ các đối tác của mình những
nhãn hiệu có uy tín từ nhiều năm ở Việt Nam như bột giặt Viso, và kem đánh
răng P/S. Sau đó, cải tiến công thức chế tạo bao gói và tiếp thị để gia tăng tiêu
thụ những nhãn hiệu này. Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu
người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình, ví dụ như
dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất từ cây bồ kết – một loại dầu gội đầu dân


gian của Việt Nam; và nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớn chiếm 80%
doanh số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk.
“Nghĩ như người Việt Nam chính là cách để hiểu người tiêu dùng Việt Nam
thích gì, cần gì để từ đó làm ra những sản phẩm phù hợp với họ”, ông Michel
giải thích thêm. Để có đươc những sản phẩm thoả mãn thị hiếu người tiêu

dùng, công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp, hiểu
biết tường tận tập quán văn hoá kinh doanh và sở thích của người Việt Nam.
Nói không ngoa, trà và kem Wall’s có mặt khắp thế giới nhưng nếu ra khỏi
Việt Nam thì không thể tìm đâu ra loại trà xanh vị Bắc, trà lài Cây đa, kem
đậu xanh, hoặc kem khoai môn dừa, những sản phẩm có hương vị đặc trưng
của Việt Nam.
Với tầm quan trọng về uy tín của thương hiệu, trong những năm qua Unilever
Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc chống hàng giả để bảo vệ quyền lơi
người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ và uy tín với thương hiệu hàng hoá. Các
sản phẩm của công ty hiện nay đã có thêm TEM BẢO ĐẢM HÀNG THẬT,
hay LOGO CHỐNG HÀNG GIẢ BẢO ĐẢM HÀNG THẬT nhằm giúp
khách hàng có thể nhận biết rõ ràng hàng thật – hàng giả và mang lại cảm giác
an tâm khi sử dụng.
3.Chiến lược Promotion – Quảng cáo
Cũng như những công ty hàng tiêu dùng phát triển nhanh khác, Unilever Việt
Nam có hai mảng chính trong hệ thống chiến lược quảng bá của mình là
“Above-the-Line”(quảng bá trực tiếp) và “Below-the-Line” (quảng bá gián
tiếp).
Above-the-Line là những hoạt động quảng bá sản phẩm trên truyền hình, báo
chí… nhằm đạt một hay một số mục đích nhất định như thông báo cho người
tiêu dùng biết sản phẩm mới, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, v.v… Chính nhờ
chiến dịch quảng cáo trực tiếp đúng lúc, phù hợp, kịp thời, Unilever Việt Nam
đã đi được những bước tiến dài trên thị trường chỉ trong thời gian ngắn.


Còn Below-the-Line là “tất cả những hoạt động quảng bá không qua các
phương tiện truyền thông” (theo M.Christopher, Marketing Below-the-Lines,
George Allen & Urwin, London) hay nói cách khác là “hoạt động bán hàng
phụ, kết hợp giữa bán hàng trực tiếp (personal selling) và quảng cáo thành
một nguồn lực mang tính thuyết phục hiệu quả” (theo J.F. Engel, H.G. Wales

và M.R. Warshaw, trong Promotional Strategy, R.D Irwin, Homewood,
Illinois.) Song trên thực tế, chương trình Below-the-Line Promotion phải dựa
vào quảng cáo trên các phương tiện đại chúng và phải dựa vào những mục
tiêu nhắm đến, vào bản chất của sản phẩm, loại kênh phân phối sử dụng và
khách hàng mục tiêu. Cụ thể, đó là các hình thức phổ biến thường thấy như
giảm giá, coupon, tặng kèm dưới nhiều hình thức, đổi vỏ sản phẩm này được
tặng sản phẩm khác, tặng mẫu dùng thử cho khách hàng, chương trình khuyến
mãi rút thăm hoặc cào trúng thưởng những phần quà có giá trị, tài trợ cho các
cuộc thi và những chuyên mục trên truyền hình… Những hoạt động như vậy
đã tạo dựng được hình ảnh các nhãn hàng (brand imge) của Unilever nơi
người tiêu dùng.
4. Chiến lược giá (Price)
Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập
thấp, Unilever Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem
lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Công ty đã dựa vào các doanh
nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay thế một số loại
phải nhập khẩu; điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế
nhập khẩu ít hơn.
Ngoài ra, công ty cũng phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại các
khu vực Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi. Unilever
cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp địa
phương có thể nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức
các chương trình huấn luyện sản xuất.
5. Con người (People)


Ngoài 4P truyền thống của Marketing Mix, phải kể đến một P khác không
kém phần quan trọng mà Unilever đã và đang tiếp tục phát huy, đó là nhân tố
con người.
Cùng với việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, Unilever Việt

Nam luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là bước đột phá về chất cho
sự phát triển bền vững lâu dài, cả khi xã hội tiến vào nền “Kinh tế tri thức”
hoặc “Kinh tế sinh học”. Để “hiểu thấu đáo người tiêu dùng Việt Nam” và để
phát triển “hệ thống rễ” giúp công ty có thể bám sâu vào thị trường, Unilever
đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp và thường xuyên
chú trọng đến các chương trình huấn luyện nhân viên. Quan điểm của
Unilever là “Phát triển thông qua con người”, nên công ty luôn quan tâm đến
quyền lợi của nhân viên và sẵn sàng hỗ trợ họ trong các lĩnh vực công tác.
Hiện nay, đội ngũ quản lý Việt Nam đã thay thế các vị trị chủ chốt trước kia
do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.
Trong thời gian họat động tại Việt Nam, bên cạnh chính sách phát triển nguồn
nhân lực, Unilever luôn đi đầu với nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển
cộng đồng. Ý thức đầy đủ về vai trò của mình trong việc phát triển xã hội Việt
Nam, công ty đã chi không ít cho các cam kết nhân đạo, chủ yếu tập trung vào
các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phòng chống thiên tai như
chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, chương trình “Lifeboy” phòng
chống bệnh phong hay chương trình “Vim” diễn đàn vệ sinh gia đình, phòng
dịch, v.v…
Kế tục bước đường phát triển thần tốc của hôm qua, kỳ vọng của Unilever
Việt Nam ở ngày mai là: “Hoàn thiện nhu cầu sức khỏe và vẻ đẹp của mọi gia
đình Việt Nam”, xây dựng một doanh nghiệp toàn diện, thành đạt và uy tín,
hoạt động sản xuất hiệu quả, tạo dựng nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu
dùng, nhân viên, đối tác và cổ đông, phát huy trách nhiệm xã hội đóng góp
tích cực cho các hoạt động phát triển cộng đồng.
III.

Giới thiệu chung về công ty P&G


P&G (viết tắt của Procter & Gamble) là một tập đoàn hàng tiêu dùng đa

quốc gia của Mỹ nằm trong danh sách Fotune 500 do tạp chí Fortune của Mỹ
bình chọn hàng năm dưa trên tổng thu nhập và mức đóng góp vào ngân
sách quốc gia qua các loại thuế. P&G có trụ sở tại quận trung
tâm Cincinnati, Ohio và chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng rất đa dạng.
P&G được xếp thứ 5 trong danh sách Những công ty đáng ngưỡng mộ nhất
của tạp chí Fortune năm 2011. P&G nổi tiếng về nhiều sáng kiến kinh doanh
bao gồm quản trị thương hiệuvà quảng cáo sản phẩm qua truyền thanh
- truyền hình.
P&G bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1995 với cam kết "Chạm và
cải thiện cuộc sống, các bộ phận của thế giới, hoàn toàn hơn". Công ty đã đầu
tư 150 triệu đô la để xây dựng 2 cơ sở sản xuất tiêu chuẩn toàn cầu trên địa
bàn tỉnh Bình Dương để sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp
và chăm sóc gia đình bao gồm thương hiệu đáng giá hàng triệu đô la như
Ariel, Downy, Head and Shoulder, Pantene, Rejoice, Tide, Pampers. Sản xuất
hơn 30% là xuất khẩu đến các thị trường phát triển và châu Á như Australia,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Ấn Độ ... P & G Việt Nam đã liên tục đạt
được tốc độ tăng trưởng cao và được công nhận với những giải thưởng cao
quý trong đó có Huân chương Lao động của Thủ tướng, được Chính phủ và
công chúng công nhận đạt hiệu quả kinh doanh xuất sắc và đóng góp phát
triển cộng đồng.
IV.

Chiến lược marketing của P&G

P&G được đông đảo mọi người xem là một nhà kinh doanh hàng tiêu dùng
giỏi nhất không riêng chỉ ở Hoa Kỳ. Họ đã xây dựng được nhãn hiệu số một ở


một số mặt hàng quan trọng như: Máy rửa chén tự động (Cascade), chất tẩy
rửa (Tide), giấy vệ sinh (Charmin), khăn giấy (Bounty), nước xả làm mềm

quần áo (Downy), kem đánh răng (Crest) và dầu gội đầu Head&Shoulders,
Pantene, Rejoice. Vai trò dẫn đầu thị trường của họ dựa trên một số nguyên
tắc:
1. Hiểu biết khách hàng: P&G nghiên cứu khách hàng và tình hình mua bán
của mình thông qua việc thường xuyên nghiên cứu marketing và thu thập tin
tức tình báo. Công ty đã lắp đặt số điện thoại miễn phí 800 để khách hàng có
thể gọi trực tiếp cho P&G để trình bày những yêu cầu, kiến nghị và khiếu nại
về sản phẩm P&G.
2. Có tầm nhìn xa: P&G giành thời gian để phân tích mỗi cơ hội và chuẩn bị
sản phẩm tốt nhất rồi cuối cùng mới quyết định làm cho sản phẩm đó thành
công.
3. Đổi mới sản phẩm: P&G là thương hiệu tích cực đổi mới và bảo đảm ích lợi
của sản phẩm. Họ tung ra những nhãn hiệu đem lại ích lợi mới cho người tiêu
dùng, chứ không phải những nhãn hiệu chỉ được hậu thuẫn băng chiến dịch
quảng cáo rầm rộ. P&G đã bỏ ra 10 năm để nghiên cứu kem đánh răng chống
sâu răng có hiệu quả đầu tiên. Họ cũng đã bỏ ra nhiều năm để nghiên cứu dầu
gội đầu Head&Shoulders trị gầu có hiệu quả. P&G phát hiện thấy rằng các
bậc cha mẹ mới muốn tránh phải chuẩn bị giặt tã lót, nên đã cải tiến tã lót giấy
Pampers dùng 1 lần. Công ty đã kiểm nghiệm rất kỹ lưỡng sản phẩm mới của
mình qua các khách hàng rồi chỉ sau khi thấy nó được ưa thích thực sự mới
tung ra thị trường.
4. Chiến lược chất lượng: Ban đầu P&G thiết kế sản phẩm với chất lượng trên
trung bình. Sau khi đã tung ra thị trường, sản phẩm còn được cải tiến liên tục.
Khi P&G tuyên bố đó là sản phẩm “mới và đã cải tiến”, thì thực sự là như vậy.
Điều này trái ngược hẳn với một số công ty sau khi đã ổn định chất lượng rất
ít khi cải tiến nó và một số công ty thì giảm chất lượng đi để kiếm lời nhiều
hơn.


5. Chiến lược mở rộng mặt hàng: P&G sản xuất các nhãn hiệu của mình với

nhiều kích cỡ và hình thức để thoả mãn sở thích khác nhau của khách hàng.
Điều này tạo cho nhãn hiệu của họ chiếm nhiều chỗ hơn trên giá trưng bày và
ngăn chặn không để cho các đối thủ cạnh tranh có thể xâm nhập vào và thoả
mãn những yêu cầu chưa được đáp ứng của thị trường.
6. Chiến lược mở rộng nhãn hiệu: P&G thường hay sử dụng tên nhãn hiệu
vững vàng của mình để tung ra những sản phẩm mới. Ví dụ, nhãn hiệu Ivory
của xà bông cục đã được mở rộng sang sữa tắm, dầu rửa chén đĩa và dầu gội
đầu. Việc tung ra một sản phẩm mới với tên nhãn hiệu đã tồn tại vững vàng
làm cho nó được chấp nhận và có tín nhiệm nhanh hơn, đồng thời đỡ được chi
phí quảng cáo rất nhiều.
7.Chiến lược nhiều nhãn hiệu: P&G đã sáng tạo nghệ thuật tiếp thị đa nhãn
hiệu cho cùng một loại sản phẩm. Ví dụ, họ sản xuất 8 nhãn hiệu xà bông tắm,
6 nhãn hiệu cho dầu gội đầu và 4 nhãn hiệu cho mỗi mặt hàng nước rửa chén
đĩa, kem đánh răng, cà phê và nước rửa sàn. Mục đích là để thiết kế những
nhãn hiệu đáp ứng được những mong muốn khác nhau của người tiêu dùng và
cạnh tranh với những nhãn hiệu đặc biệt của đối thủ. Mỗi nhà quản trị nhãn
hiệu được quyền kinh doanh độc lập những nhãn hiệu của mình và đua nhau
đem lại lợi nhuận cho công ty. Do có nhiều nhãn hiệu trên giá bày hàng, công
ty “chiếm giữ” được không gian trưng bày và có ảnh hưởng lớn hơn đối với
những đại lý phân phối.
8. Quảng cáo dồn dập: P&G là thương hiệu quảng cáo hàng tiêu dùng đóng
gói lớn hàng đầu của Mỹ, đã chi hàng tỷ USD cho ngân sách quảng cáo hàng
năm. Nó không bao giờ hà tiện trong việc chi tiền nhằm làm cho nhiều khách
hàng nhận biết và ưa thích các thương hiệu của mình.
9. Lực lượng bán hàng năng động: P&G có một lực lượng bán hàng siêu hạng,
làm việc rất hiệu quả đối với những đại lý bán lẻ chủ chốt để giành được
không gian trưng bày và hợp tác trong việc trưng bày tại nơi bán và hoạt động
khuyến mãi.



10. Kích thích tiêu thụ hiệu quả: P&G có một phòng khuyến thị để làm tư vấn
cho những người quản lý nhãn hiệu về cách khuyến mãi hiệu quả nhất nhằm
đạt được những mục tiêu cụ thể. Phòng này nghiên cứu những kểt quả bán
hàng và tiêu dùng, phát triển tính hiệu quả của tiêu thụ trong những trường
hợp khác nhau. Đồng thời P&G còn cố gắng giảm đến mức tối thiểu việc sử
dụng biện pháp khuyến thị và chủ yếu dựa vào quảng cáo để tạo ra sự ưa thích
lâu dài trong người tiêu dùng.
11. Cạnh tranh quyết liệt: P&G phô trương lực lượng mỗi khi nó dồn ép đối
thủ cạnh tranh. Công ty sẵn sàng chi những khoản tiền lớn để đánh bại những
nhãn hiệu cạnh tranh mới và ngăn không cho chúng chen chân đuợc trên thị
trường.
12. Hiệu quả sản xuất: Tiếng tăm của P&G như một công ty tiếp thị lớn cũng
tương xứng với tầm cỡ của một công ty sản xuất lớn. Công ty chi những
khoản tiền khổng lồ cho việc nghiên cứu phát triển và cải tiến hoạt động sản
xuất nhằm giữ cho giá thành của sản phẩm không cao hơn trong ngành.
13. Hệ thống quản trị nhãn hiệu: P&G đã sáng tạo ra một hệ thống quản trị
nhãn hiệu trong đó mỗi uỷ viên điều hành chịu trách nhiệm về một nhãn hiệu.
Hệ thống này đã được nhiều đối thủ cạnh tranh bắt chước, nhưng thường là
không có được thành công mà P&G đã đạt được sau nhiều năm hoàn thiện hệ
thống của mình. Trong bước phát triển gần đây, P&G đã cải tiến cơ cấu quản
trị chung của mình để cho mỗi loại nhãn hiệu đều do một nhà quản trị chịu
trách nhiệm về cả khối lượng lẫn lợi nhuận, Tuy nhiên việc này không thay
thế hệ thống quản trị nhãn hiệu độc lập, nó giúp tập trung mũi nhọn chiến lược
vào những nhu cầu tiêu dùng then chốt và đẩy mạnh cạnh tranh giữa các loại.
V. So sánh
Theo tôi, tùy mảng thị trường, cũng như tùy từng trận đấu cụ thể mới
mà ưu thế sẽ nghiêng về bên này hay bên kia. Tôi được biết ở thị trường châu
Á, Unilever có sự trỗi dậy mạnh mẽ, trong khi ở châu Âu, PG chiếm ưu thế
gần như tuyệt đối. Vì vậy, chúng ta có thể thấy chiến lược của Unilever ở thị



trường châu Á, đặc biệt ở Việt Nam, là bằng bất cứ mọi giá cầm chân sự phát
triển của P&G.
Hai bên đã áp dụng rất nhiều phương pháp : giảm giá, hệ thống phân phối, đối
đầu trực tiếp, nói xấu,...nhưng nhìn chung theo đánh giá của tôi, P&G vẫn có
vẻ cao cấp hơn, và Unilvever chiếm nhiều thị phần hơn. Chưa biết mèo nào
cắn mỉu nào...
Unilvever dường như cao tay hơn khi luôn ra những chiêu thức marketing và
quảng cáo dường như"đàn áp" đối thủ cạnh tranh P&G. Có thể nói như vậy, vì
Unilever có vẻ khá áp đặt được với phong cách và lối sống của người Việt
Nam trong khi P&G vẫn mang tính khu vực nhiều hơn.
Nếu xét đến chiến lược toàn cầu, P&G vẫn hơn hẳn Unilvever với định vị cao
cấp hơn và chiếm vị trí độc tôn ở nhiều ngành hàng và nhiều thị trường quan
trọng. Bằng việc thâu tóm Gillete và tập trung vào các mặt hàng chiến lược
của mình, P&G vẫn sẽ tiếp tục bành trướng.
Gillete là một nhãn hiệu nổi tiếng từ lâu thuộc dòng sản phẩm chăm sóc dành
cho nam giới: dao cạo râu, kem cạo râu, lăn khử mùi... P&G đã thành công
trong vị trí độc tôn của dòng sản phẩm này, trong khi đó Unilvever chỉ mới
khởi đầu loay hoay với anh chàng Rexona.
P&G có mỹ phẩm SK2 nổi tiếng, tầm cỡ Estee Lauder. Unilvever không có gì
cả.
P&G có khăn giấy Tissue nổi tiếng. Unilvever bỏ rơi Kotex, vì thế lại mất
điểm

vào

tay

P&G.


P&G có dầu gội Pantene đuợc mệnh danh là Global Brand. Unilvever không
có một lọai dầu gội nào xứng đáng với tầm vóc Global brand cả, dù rằng đã cố
hết sức đẩy Dove lên ngang hàng, nhưng con đuờng vẫn còn mờ mịt. Còn
huyền thoại về Sunsilk thì đã tắt ngấm từ lâu, với lý do đơn giản: quá nhiều


sản phẩm trong dòng sản phẩm chăm sóc tóc của Sunsilk, sơ sơ có khoảng
trên 20 loại dầu gội mang tên Sunsilk.
Nhưng về mảng thực phẩm, thì xem bộ Unilvever lại dẫn đầu.
Về nhóm hàng chăm sóc răng miệng, thì hơn 80 triệu dân VN ai ai cũng biết
đến P/S. Trong khi đó anh chàng Crest của P&G chỉ chiếm thị phần rất nhỏ
bé.
Omo & Comfort của Unilvever vẫn ở thế thượng phong tại VN so với Tide &
Downy của P&G. Mặt dù tại Mỹ Tide là bộ giặt số 1.
Bên cạnh đó Unilvever còn có anh chàng "Áo trắng ngời sáng tương lai" Viso
- cùng bàng trướng ở ngành hàng bột giặt.
Nhìn tổng quát Có thể dễ dàng nhận thấy Unilvever đã có được những thành
công hơn P&G tại Việt nam về thị phận, doanh số, lợi nhuận, các hoạt động xã
hội. Tuy nhiên những năm gần đây, đặc biệt là từ khi P&G giảm giá một số
sản phẩm và đưa ra một số sản phẩm mới thì tốc độ tăng trưởng của P&G cao
hơn Unilvever.



×