Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

34 loại tội phạm mới sẽ bị trừng phạt từ ngày 1 tháng 1 năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.9 KB, 8 trang )

34 loại tội phạm mới sẽ bị trừng phạt từ ngày 1 tháng 1 năm 2018
Nếu bạn sử dụng teen vào mục đích khiêu dâm, gây rối phiên họp, cản trở
biểu tình, lãng phí tài sản nhà nước... sẽ phạm tội hình sự.
Bộ luật Hình sự 2015 áp dụng từ ngày 1/1/2018 có 426 điều, nhiều hơn Bộ luật
Hình sự 1999 tới 82 điều. Trong số này có 34 tội danh mới.
Điều 415: Chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sĩ
Người nào chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sĩ, bị phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan, chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của hai tử
sĩ trở lên bị phạt tù từ hai đến bảy năm.
Điều 391: Gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp
Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự,
nhân phẩm của thẩm phán, hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác
hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, bị phạt
tiền 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến hai năm.
Nếu hành vi phạm dẫn đến phải dừng phiên tòa, họp hoặc hành hung thẩm phán,
hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác bị phạt tù từ một đến ba
năm.
Điều 147: Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình
diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình
thức thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


Trường hợp phạm tội có tổ chức, đối với hai người trở lên, gây rối loạn thâm thần
và hành vi của nạn nhân, làm nạn nhân tự sát…, mức phạt có thể lên tới 7-12 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một đến năm năm.
Điều 167: Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
quyền biểu tình của công dân


Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân
thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình
của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Mức phạt cao nhất năm năm tù áp dụng cho tội phạm có tổ chức, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội…
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ 1-5 năm.
Điều 219: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất
thoát, lãng phí
Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản
lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng
hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một đến năm năm.
Nếu gây thiệt hại về tài sản một tỷ đồng trở lên, người vi phạm bị phạt tù từ 10 đến
20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc
nhất định từ một đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Điều 223: Thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn miễn, giảm, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt,
hoàn thuế không đúng quy định, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người
nộp thuế không đúng quy định làm thất thoát tiền thuế phải nộp từ 100 triệu đến
dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi
này mà còn vi phạm, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
một đến năm năm.
Mức án cao nhất của tội này là 20 năm tù khi người phạm tội gây thất thoát tiền
thuế từ một tỷ đồng trở lên. Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc
làm công việc nhất định từ một đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản.

Điều 291: Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép
thông tin về tài khoản ngân hàng
Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai trái phép thông tin về tài
khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài
khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, bị phạt tiền
từ 20 triệu đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
Khung hình phạt cao nhất dành cho người phạm tội là 2-7 năm tù, phạt tiền 200500 triệu đồng.
Tình tiết tăng nặng với khung hình phạt này là: thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua
bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với
số lượng 200 tài khoản trở lên; thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên.


Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 336: Đăng ký hộ tịch trái pháp luật
Người nào có nhiệm vụ, quyền hạn mà thực hiện việc đăng ký, cấp giấy tờ về hộ
tịch trái pháp luật đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt
cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp
luật cho hai người trở lên, giấy tờ về hộ tịch đã được cấp, đăng ký trái luật được sử
dụng để thực hiện hành vi trái luật... thì bị phạt tù tới hai năm. Người phạm tội còn
có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một đến năm năm.
Điều 393: Ra mệnh lệnh trái pháp luật
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả
nghiêm trọng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến năm năm.
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác, có thể bị phạt tù 7-15 năm.
Điều 294: Cố ý gây nhiễu có hại

Người nào cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống
thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc đã
bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, bị kết án về tội này, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm, bị phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến ba năm.


Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức, gây thiệt hại 500 triệu
đồng trở lên, tái phạm nguy hiểm bị phạt tù đến năm năm.
Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc
bộ phận cơ thể người khác, bị phạt tù từ ba đến bẩy năm. Tội cũng được chia ra
nhiều khung hình phạt nhưng mức cao nhất là án tù chung thân với các tình tiết
tăng nặng như: có tổ chức, vì mục đích thương mại, phạm tội hai lần trở lên, có
tính chất chuyên nghiệp, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61%, gây chết người…
Hình phạt bổ sung cho người phạm tội này là mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một đến năm năm.
Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Theo điều 187, người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, bị phạt
tiền 50-200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm. Khung hình phạt sẽ tăng lên một đến năm năm tù nếu người
phạm tội thực hiện hành vi với hai người trở lên, phạm tội trên hai lần, lợi dụng
danh nghĩa của cơ quan, tổ chức, tái phạm nguy hiểm…
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm.
Cưỡng bức lao động



Điều 297 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác
ép buộc người khác phải lao động trong khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án tội này, chưa được xóa án tích… thì bị phạt tiền từ 50
đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
Người phạm tội có thể bị phạt tới 12 năm nếu làm chết hai người trở lên, gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể hơn 122%.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm.
Bắt cóc con tin
Tội phạm được quy định tại điều 301, theo đó người nào bắt, giữ hoặc giam người
khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc
cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả
con tin bị phạt tù từ một đến bốn năm.
Nếu phạm tội trong các trường hợp: làm chết hai người trở lên; gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của
mỗi người 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên… có thể bị phạt tù tới 15 năm.
Người chuẩn bị phạm tội này sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp


Điều 214 quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi (lập hồ sơ giả, làm
sai lệch hồ sơ, dùng hồ sơ giả, sai lệch lừa dối cơ quan bảo hiểm để chiếm đoạt tiền
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng
hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đến dưới 200 triệu đồng) sẽ bị phạt tiền 20-100 triệu
đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.

Mức phạt với người phạm tội này có thể lên tới 10 năm tù nếu thỏa mãn các tình
tiết tăng nặng là: chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500 triệu
đồng trở lên; gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm.
Gian lận bảo hiểm y tế
Theo điều 215, người nào thực hiện một trong các hành vi: lập hồ sơ bệnh án, kê
đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng, thêm loại thuốc, vật tư y tế, chi phí giường
bệnh… mà người bệnh không sử dụng; giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế… nhằm
chiếm đoạt tiền bảo hiểm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm.
Nếu chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500 triệu đồng trở lên, người vi phạm có thể
phải đối mặt án phạt tù 10 năm. Hình phạt bổ sung là phạt tiền 10-100 triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến
năm năm.
18 tội còn lại gồm: Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp cho người lao động (điều 216), Vi phạm quy định về cạnh tranh (điều 217),


Vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (điều 217a), Vi phạm
quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (điều 218), Vi phạm quy định về quản lý
và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (điều 220), Vi phạm quy
định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (điều 221), Vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng (điều 222), Vi phạm quy định về đầu tư công trình
xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (điều 224), Vi phạm quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (điều 230), Vi phạm quy định về bảo
vệ động vật hoang dã (điều 234), Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình
thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi
sông (điều 238), Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần
mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (điều 285), Sử dụng trái phép tần số

vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu
nạn, quốc phòng, an ninh (điều 293), Cướp biển (điều 302), Tổ chức, môi giới cho
người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (điều 348), Vi
phạm quy định về giam giữ (điều 388), Làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm
yết chứng khoán (điều 212), Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (điều 213).



×