Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp phát lý ở việt nam hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.45 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ BÍCH PHƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã
hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG ANH

Phản biện 1: Hoàng Văn Tú
Phản biện 2: Vũ Thư

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 10 giờ 50 phút
ngày 08 tháng 08 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa


học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân
dân, vì dân nhân” với tôn chỉ “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện” (Hiến pháp năm 2013). Muốn thực hiện
được điều này, nhà nước ta cần phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh, thiết lập một hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương xuống
địa phương vững chắc, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp
hành pháp luật của người dân, đồng thời cần phải có các cơ quan giám sát
thi hành pháp luật công bằng và nghiêm minh. Bởi vì pháp luật chính là
công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo ổn định xã hội và tạo môi trường phát
triển bền vững. Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, sự phân hóa giàu nghèo diễn
ra một cách sâu sắc, có một bộ phận không nhỏ người dân không đủ điều
kiện để tiếp cận pháp luật và sử dụng các dịch vụ pháp lý. Do đó, chỉ đạo
“mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa
dạng của các tầng lớp nhân dân nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và
ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày... cần
nghiên cứu hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn
nhân dân sống và làm việc theo pháp luật” được Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đưa ra trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, đồng thời khẳng
định “tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật
miễn phí...” (Thông báo số 485-CV/VPTW ngày 31/5/1995 của Văn phòng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng).

Thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách xã hội của Nhà nước,
ngày 06/9/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về
việc thành lập tổ chức Trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là TGPL) cho người
nghèo và đối tượng chính sách. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên tạo nền tảng để
hình thành hệ thống tổ chức TGPL ở Việt Nam. Đặc biệt, ngày 29/6/2006, Luật
TGPL đã được kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI thông qua, theo đó ngày
12/01/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2007/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật TGPL. Kế tiếp, để đảm bảo sự phát triển
TGPL ổn định, bền vững, cung ứng dịch vụ TGPL kịp thời, đầy đủ, chất lượng
cho người dân thuộc diện được TGPL, ngày 10/5/2011 Thủ Tướng Chính phủ
1


đã ban hành Quyết định số 678/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển
TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; sau một thời
gian tổ chức thực hiện Luật TGPL và phù hợp với các văn bản pháp luật khác,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 có quy
định diện được TGPL rộng hơn quy định tại Nghị định số 07/2007/NĐ-CP, gần
đây nhất là Luật Trợ giúp pháp lý 2017 (sửa đổi) vừa được kỳ họp thứ 3 Quốc
hội khóa XIV thông qua vào ngày 20/06/2017, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 sẽ
có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Như vậy, về mặt lý luận,
nền tảng cơ sở pháp lý về TGPL đã tương đối đầy đủ, vấn đề còn lại là quản lý
và tổ chức thực hiện các hoạt động TGPL như thế nào để đạt hiệu quả cao
trong thực tế đời sống xã hội của nước ta.
Tính đến nay, đã 20 năm kể từ ngày đầu được hình thành và phát triển,
TGPL đã hỗ trợ một bộ phận không nhỏ dân cư là người nghèo, các đối
tượng chính sách, đồng bào thiểu số sống ở vùng kinh tế khó khăn và các đối
tượng được TGPL khác theo luật định...được tiếp cận với pháp luật và biết
cách vận dụng pháp luật vào đời sống để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của chính bản thân họ. TGPL hỗ trợ các đối tượng được TGPL trong tất

cả các lĩnh vực pháp luật (trừ lĩnh vực kinh doanh – thương mại), đặc biệt là
các lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến đời sống của người dân như dân sự, đất
đai, hôn nhân gia đình, lao động và các chính sách xã hội... Các tổ chức
TGPL cũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ các đối tượng giải quyết một cách
triệt để các vụ việc, vụ án pháp luật từ đơn giản đến phức tạp. Điều này đã có
phần nào đó góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển
kinh tế và cao hơn nữa là thể hiện được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa trong cuộc sống thực tế đồng thời củng cố, nâng cao niềm tin của người
dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, với đặc điểm chia cách vùng
miền, sự khác biệt về trình độ văn hóa cũng như điều kiện phát triển kinh tế
mỗi nơi, việc tổ chức thực hiện các hoạt động TGPL hiện nay thiếu đồng bộ,
thiếu thống nhất trên phạm vi toàn quốc và còn nhiều bất cập, hạn chế về công
tác quản lý nhà nước, nguồn lực, hệ thống tổ chức TGPL… Nhà nước với vai
trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện các hoạt động TGPL cần
phải có những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của
mình, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt
động TGPL ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động trợ giúp pháp lý đang ngày càng phát triển và được xã hội
đón nhận như một yếu tố không thể thiếu của đời sống pháp luật vì hoạt
2


động này vô cùng thiết thực nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho các đối
tượng được trợ giúp pháp lý, đồng thời bảo vệ được quyền và nghĩa vụ hợp
pháp cho họ... Việc ban hành chính sách TGPL và triển khai chính sách này
trên thực tế đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với
người nghèo và đối tượng chính sách trên phương diện pháp luật, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công

cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - xóa đói giảm nghèo về cả vật chất
và tinh thần, tạo điều kiện cho người chịu thiệt thòi trong xã hội được bình
đẳng tiếp cận với pháp luật, công bằng trước pháp luật. Đến nay, đã có một
số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các bài báo, tạp chí,
chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến lĩnh vực TGPL, cụ thể như sau:
“Phương hướng xây dựng Luật TGPL” của TS. Đinh Trung Tụng,
Tập san TGPL, năm 2006.
“Khái niệm TGPL một số vấn đề cần bàn thêm” của Tạ Minh Lý,
Đặc san TGPL, năm 2006.
“Tìm kiếm mô hình phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong
một số dân tộc ít người”, đề tài khoa học cấp bộ của Viện nghiên cứu khoa
học pháp lý.
“Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều kiện
đổi mới”, Luận án tiến sĩ Luật học của Tạ Minh Lý.
“Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Vũ Hồng Tuyến.
“Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý”, Luận văn thạc sĩ Luật học
của Phan Thị Thu Hà.
“Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở” Luận văn thạc sĩ Luật học của
Đặng Thị Loan.
“Chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam”, Luận văn thạc
sĩ Luật học của Phạm Quang Đại.
“Thực hiện pháp luật về TGPL trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam” Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Huỳnh
Huyện, năm 2014.
“Quản lý nhà nước về TGPL từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, Luận
văn thạc sĩ luật học của Trần Hữu Minh, năm 2014.
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động quản lý nhà nước đối
với hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh Gia Lai”, Luận văn thạc sĩ Luật học

(trang web: )

3


“Thực hiện pháp luật về TGPL từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận
văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Kim Dung, năm 2016.
Các công trình trên đã nghiên cứu các góc độ khác nhau của hoạt
động TGPL như xây dựng Luật TGPL, thực hiện pháp luật TGPL, người
thực hiện TGPL, chất lượng hoạt động TGPL và quản lý nhà nước đối với
TGPL đối với các địa phương... Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động TGPL trên toàn quốc vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và tổng thể về lý luận và thực tiễn. Vì
vậy, với đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam hiện nay", tác giả luận văn sẽ đi sâu phân tích làm sáng tỏ các vấn đề
có liên quan cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần tìm ra giải pháp, định
hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động TGPL ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý nhà
nước đối với hoạt động TGPL ở Việt Nam hiện nay, từ đó, nêu ra những
hạn chế còn tồn tại và đề xuất các phương hướng và giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ như:
Đưa ra cơ sở lý luận và phân tích khái niệm hoạt động TGPL, nội
dung pháp luật về TGPL.
Làm rõ vai trò của hoạt động TGPL trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL ở Việt

Nam hiện nay.
Nêu ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế
đó trong quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL ở Việt Nam hiện nay.
Đưa ra các đề xuất cũng như các phương hướng, giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL ở
Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động ban hành văn bản pháp luật
quản lý hoạt động TGPL, công tác quản lý chất lượng thực hiện hoạt động
4


TGPL, quản lý tổ chức và người thực hiện TGPL và tổ chức bộ máy quản
lý nhà nước đối với hoạt động TGPL ở Việt Nam hiện nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước và pháp
luật về TGPL. Đề tài này được thực hiện trên nền tảng lý luận về Nhà nước
và pháp luật nói chung và quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL nói
riêng. Đồng thời căn cứ vào việc tổng kết có tính khoa học về thực tiễn thực
hiện chính sách xã hội ở nước ta.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác xít cả về chủ
nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bên cạnh đó, luận
văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của các ngành khoa học đó

là: Phương pháp lịch sử cụ thể, phân tích tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội
học, so sánh,...các tài liệu thu thập được từ các sách báo, tạp chí, Internet và
tổng kết báo cáo của Cục TGPL – Bộ Tư pháp.
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Luận văn nêu rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động
TGPL.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Luận văn làm rõ được thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
TGPL ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên
nhân của những hạn chế, từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL. Kết quả nghiên
cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu học tập cũng như cung
cấp cho những người làm công tác thực tiễn tham khảo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động
TGPL;
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL ở
Việt Nam hiện nay;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động TGPL ở Việt Nam hiện nay.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1.1. Khái niệm Trợ giúp pháp lý
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trợ giúp pháp lý trên thế
giới và Việt Nam
Hoạt động TGPL chính thức trở thành một quy định của nhà nước lần
đầu tiên cách đây khoảng 500 năm tại Anh quốc. Tuy nhiên tiền đề đầu tiên
của TGPL đã xuất hiện trước đó rất lâu, vào giai đoạn cuối của nền cộng
hòa thứ IV trước Công nguyên tại Hy Lạp. Sau các cuộc cách mạng tư sản
và phong trào dân quyền phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây và
Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã thúc đẩy sự ra đời của hệ
thống TGPL cho người nghèo, những người không có khả năng để trả tiền
công cho luật sư. Trong số các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa, Pháp là
nước tiêu biểu. Kể từ khi giai cấp tư sản giành được chính quyền, ở các hiệp
hội luật sư dần dần hình thành một tập quán là trước tòa luật sư biện hộ cho
người nghèo không thu phí. Đến năm 1851, tập quán này trở thành một chế
độ trong các quy định pháp luật, gọi là “Luật sư trợ giúp”. Tại Hoa Kỳ, lần
đầu tiên một tổ chức TGPL được thành lập vào năm 1876 tại thành phố
New York cho cộng đồng người Đức. Tổ chức này hỗ trợ người Đức nhập
cư khỏi sự bóc lột. Năm 1911, liên minh quốc gia về TGPL được thành lập
để thúc đẩy sự nhận thức về TGPL cho những người nghèo.
Tại Việt Nam, ngay sau giành được độc lập, cùng với sự ra đời của
cá sắc lệnh liên quan đến tư pháp như: Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945
về tổ chức đoàn thể luật sư; Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức
các Tòa án và các ngạch thẩm phán; Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/03/1946
về tổ chức cá Toàn án binh, những hoạt động mang tính chất TGPL đã
manh nha hình thành với hình thức “tư pháp bảo trợ”. Năm 1982, Việt Nam
ký kết, tham gia hai công ước lớn: Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa và Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Đây chính là tiền đề
để Pháp lệnh Luật sư ra đời vào năm 1987 với các quy định về giam phí
hoặc miễn thù lao cho công dân và tổ chức trong một số trường hợp cụ thể
khi được tư vấn pháp luat và các dịch vụ pháp lý khác. Trên cơ sở đánh giá

kết quả thí điểm mô hình TGPL tại tỉnh Cần Thơ và tỉnh Hà Tây, ngày
06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg thành
lập hệ thống tổ chức TGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách. Theo
đó, thành lập Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp và Trung tâm TGPL của Nhà
nước trực thuộc Sở tư pháp. Năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý 2006 ra đời
6


và theo đó là các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng. Tuy nhiên,sau hơn
10 năm áp dụng, Luật TGPL 2006 có nhiều quy định của Luật này đã
không còn phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay, do đó, vào
kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, ngày 20/06/2017, Luật TGPL 2017 đã
được thông qua, sửa đổ một số nội dung.
1.1.2. Khái niệm trợ giúp pháp lý
Thuật ngữ “TGPL” là một cụm từ ghép “trợ giúp” và “pháp lý”; cụm
từ “trợ giúp” hiện có nhiều cách giải thích khác nhau. Ở nước ta, thuật ngữ
“TGPL” được đề cập trong các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của
Nhà nước. Thuật ngữ “TGPL” chính thức sử dụng trong Quyết định
734/TTg ngày 06.9.1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ
chức TGPL cho người nghèo và chế độ chính sách. Tiếp sau đó, thuật ngữ
“TGPL” được đề cập trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật và hiện nay,
nó xuất hiện ngày càng nhiều trong các văn bản pháp luật, trên sách báo và
trở nên quen thuộc của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, và nhân dân. Khảo
sát một số khái niệm TGPL của một số nước trên thế giới, chúng tôi nhận
thấy, hầu hết các nhà làm luật trên thế giới điều xuất phát từ cơ sở lý luận
về nhân quyền và bảo đảm nhân quyền, coi TGPL như là một biện pháp bảo
đảm tư pháp dành cho người không có điều kiện để tiếp cận và sử dụng các
quy định pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Lần
đầu tiên, khái niệm TGPL được đề cập tại Điều 3 của Luật TGPL được
Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 9, khoá

XI: “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người
được TGPL theo quy định của Luật này, giúp người được TGPL bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, bảo vệ công lý, đảm bảo công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh
chấp và vi phạm pháp luật”. Còn đối với Luật TGPL 2017, khái niệm TGPL
được ghi nhận tại Điều 2 như sau: “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch
vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp
pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người,
quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật”, thêm
vào đó khoản 1 Điều 4 Luật này quy định “Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm
của Nhà nước”.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động TGPL
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt
động TGPL
7


Quản lý nhà nước trong hoạt động TGPL có những điểm chung của
quản lý nhà nước, đó là tính tổ chức và điều chỉnh, tính quyền lực nhà nước,
tính khoa học và tính kế hoạch, tính liên tục. Tuy nhiên, quản lý nhà nước
đối với hoạt động TGPL cũng có những đặc điểm riêng, đó là:
Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước về hoạt động TGPL được tiến
hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ở cấp Trung ương, đó là
Chính phủ, Bộ tư pháp; ở cấp tỉnh là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ hai, khách thể quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL là trật
tự quản lý nhà nước đối với các hoạt động TGPL được thiết lập bởi các quy
định của pháp luật.
Thứ ba, Nhà nước quản lý hoạt động TGPL bằng nhiều hình thức

khác nhau bao gồm các hoạt động mang tính pháp lý, các hoạt động ít mang
tính pháp lý và các hoạt động không mang tính pháp lý, trong đó hình thức
cơ bản và quan trọng nhất là hình thức mang tính chất pháp lý, tức là ban
hành các quyết định quản lý.
Thứ tư, mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động Trợ giúp
pháp là để bảo vệ tốt hơn quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người được
TGPL, góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa,
hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Thứ năm, quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL có nội dung đa
dạng như: xây dựng và ban hành các quyết định quản lý nhà nước chủ đạo,
quyết định quản lý nhà nước quy phạm, quyết định quản lý nhà nước các
biệt, quản lý đội ngũ người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL; thanh
tra, kiểm tra về TGPL…
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL
Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL càng được thể hiện
một cách rõ nét ở các khía cạnh sau: Nhà nước ban hành một hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động TGPL.
Quản lý nhà nước về TGPL là sự tác động có tổ chức của các cơ quan quản
lý nhà nước về TGPL đối với tổ chức và hoạt động TGPL, để điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội về TGPL và trật tự pháp luật, góp phần thực hiện
chức năng của xã hội trong việc giúp đỡ người nghèo, đối tượng chính sách
có điều kiện tương tự như người khác trong việc tiếp cận với pháp luật,
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cong dân, đảm bảo mọi người
dân đều bình đẳng trước pháp luật, góp phần nâng cao trình độ pháp lý cộng
đồng để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bằng các quy định
trong các văn bản quy định pháp luât, Nhà nước thực hiện chức năng ấy. Sự
quản lý của Nhà nước không chỉ nhằm tổ chức hoạt động TGPL mà còn
8



nhằm bảo đảm chất lượng hoạt động TGPL. Để thực hiện công việc này,
Nhà nước đã ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá và xếp loại
chất lượng vụ việc TGPL, quy tắc nghề nghiệp TGPL, tổ chức các lớp tập
huấn và nghiệp vụ cho lực lượng thực hiện TGPL.
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động TGPL
1.3.1. Xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước về chiến
lược, kế hoạch phát triển TGPL, các quyết định quy phạm và quyết định
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước, các chủ
thể quản lý sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau, nhưng hình thức
cơ bản và quan trọng nhất là hoạt động xây dựng và ban hành quyết định
quản lý nhà nước. Hoạt động ban hành quyết định quản lý nhà nước chiếm
vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý, bởi vì hầu hết mọi hình thức hoạt
động quản lý khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động xây
dựng và ban hành các loạt quyết định quản lý nhà nước, hoặc là để tổ chức
thực hiện các quyết định đó. Quyết định quản lý nhà nước là phương tiện
không thể thiếu và chủ yếu mà các chủ thể quản lý sử dụng để thực hiện
hầu hết các nhiệm vụ, chức năng quản lý.
1.3.2. Quản lý đội ngũ người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện
TGPL
Trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL, quản lý
đội ngũ người thực hiện có vai trò quan trọng, giúp đội ngũ này có điều
kiện tốt để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bao gồm các nội dung: Tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện
TGPL; tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL trong
phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luât; quy định mẫu Giấy đăng
ký tham gia TGPL, mẫu thẻ Trợ giúp viên pháp lý, mẫu thẻ cộng tác viên,
mẫu đơn đề nghị làm cộng tác viên, mẫu hợp đồng công tác, bộ tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, cấp thẻ cộng tác viên.
Về quản lý đối với các tổ chức thực hiện TGPL: Các tổ chức thực

hiện TGPL là Trung tâm TGPL nhà nước và các tổ chức tham gia TGPL
bao gồm thực hiện các hoạt động: Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt
động của Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm, của tổ chức tham gia
TGPL; ban hành các quy định mẫu về nội quy nơi thực hiện TGPL; hướng
dẫn tạo điều kiện để các hội nghề nghiệp về TGPL, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp và các cá nhân thực hiện pháp luật về TGPL và
tham gia hoạt động TGPL theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
9


1.3.3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen
thưởng kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động TGPL
Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động TGPL, ngoài chức năng
chính của mình đều thực hiện hoạt động bảo đảm pháo chế và kỷ luật trong
quản lý nhà nước bằng nhiều hình thức, phương pháp, biện pháp khác nhau
(gọi là các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật). Trong hoạt động
quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL thì thanh tra tác động tới hoạt
động TGPL, xem xét việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế
hoạch của các cơ quan, tổ chức, các nhân có tham gia vào hoạt động TGPL,
nhằm lập lại trật tự và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt
động TGPL. Thanh tra giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật; phát hiện những sở hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp
khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.4. Chủ thể quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động TGPL
1.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương
Ở Trung ương, Chính phủ với tính chất là cơ quan chấp hành của
Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhật của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan có chức năng thống nhất quản lý nhà nước
về TGPL. Các Bộ, cơ quan ngang bộ khác trong nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý
nhà nước về TGPL, cụ thể: Quản lý nhà nước về TGPL trong phạm vi lĩnh
vực được phân công phụ trách; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan,
đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện pháp luật về TGPL; chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc thực hiện việc phối hợp giải quyết dứt điểm các kiến nghị về
việc thi hành pháp luật.
Trong hệ thống bộ máy nhà nước ở Trung ương, Bộ Tư pháp là cơ
quan có chức năng quản lý nhà nước về TGPL chính. Trong cơ cấu tổ chức
của Bộ Tư pháp, Cục TGPL là cơ quan quản lý chuyên ngành về TGPL, có
chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
được phân công. Cụ thể trong Theo quy định tại Quyết định số 1689/QĐBTP ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục TGPL, Cục TGPL có
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.

10


1.4.2. Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương
Theo Luật TGPL thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý
nhà nước về TGPL tại địa phương, có trách nhiệm bảo đảm biên chế, kinh
phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Trung tâm TGPL nhà nước;
thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, kỷ
luật và xử lý vi phạm về TGPL trong phạm vi địa phương. Sở Tư pháp là cơ
quan chuyên môn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý
công tác TGPL của Trung tâm và Chi nhánh, các tổ chức tham gia TGPL ở
địa phương; chủ động và phối hợp với các Sở, ban ngành thực hiện quản lý
nhà nước, các chế độ thống kê, báo cáo, lưu trữ về TGPL ở địa phương; chỉ

đạo Trung tâm phối hợp với Phòng Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân
dân cấp huyện thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động TGPL; chỉ đạo
Trung tâm, Chi nhánh trong việc xât dựng và phát triển mạng lưới cộng tác
viên của Trung tâm, Chi nhánh; chỉ đạo việc hướng dẫn về thành lâp và
chuyên môn nghiệp vụ sinh hoạt của các Câu lạc bộ TGPL ở địa phương.
Trung tâm TGPL nhà nước là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Sở Tư pháp,
tham gia đảm nhiệm một số hoạt động mang tính quản lý đối với các Chi
nhánh, Câu lạc bộ TGPL và đội ngũ người thực hiện TGPL trên địa bàn..
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TGPL Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng về công tác ban hành và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về TGPL
Chính sách, pháp luât về TGPL trong suốt thời gian qua được từng
bước hình thành, chiêm nghiệm trong thực tiễn và ngày càng hoàn thiện.
Mức độ và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về TGPL được mở rộng, đầy
đủ, toàn diện có hiệu lực pháp lý ngày càng cao hơn, mà kết quả cao nhất
hiện nay là Luật TGPL. Sự ra đời của Luật TGPL đánh dấu mốc quan trọng
khẳng định sự phát triển về chất lượng công tác TGPL, tạo lập cơ chế đồng
bộ trong việc mở rộng và phát triển cân đối dịch vụ pháp lý ở Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Hầu hết những vấn đề lớn về chính sách TGPL của Đảng đã
được luật hóa, tạo thành cơ chế pháp lý điều chỉnh về tổ chức và hoạt động
TGPL ở Việt Nam. Từ buổi ban đầu, hoạt động TGPL chỉ được điều chỉnh
bằng Quyết định số 734/TTg ngày 06/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ và
các văn bản dưới đó của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương (Thông tư
11


liên tịch giữa Bộ Tư pháp với các Bô, ngành có liên quan; quyết định, thông

tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) và các văn bản triển khai thi hành của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh. Sự ra đời của Luật TGPL đánh dấu mốc quan trọng
khẳng định sự phát triển về chất lượng công tác TGPL, tạo lập cơ chế đồng
bộ trong việc mở rộng và phát triển cân đối dịch vụ pháp lý ở Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Hầu hết những vấn đề lớn về chính sách TGPL của Đảng đã
được luật hóa. Sau hơn 10 năm thi hành Luật TGPL 2006, nhận thấy có một
số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay,
Quốc hội khóa XIV, vào kỳ họp thứ 3 ngày 20 tháng 06 năm 2017 đã thông
qua Luật TGPL 2017, thay đổi cơ bản một số nội dung cơ bản.
Nhằm tạo một cơ chế để mọi tổ chức, cá nhân có thể tham gia, đóng
góp vào hoạt động TGPL và trên cơ sở kế thừa của Quỹ TGPL Việt Nam.
Thông tư số 174/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Tư pháp về hướng
dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ TGPL Việt Nam ra đời thay thế Thông tư
số 41/2009/TT-BTC ngày 9/3/2009 của Bộ Tài chính.
Trong phối hợp hoạt động giữa các cơ quan về TGPL trong hoạt
động tố tụng: Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật TGPL, thông
tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày
28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng; Nghị định 14/2013/NĐCP ngày 05/02/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị Định 07/2007/NĐ-CP, thông tư
8024/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp
vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và Thông tư số
11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
ngày
07/04/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về TGPL trong hoạt động
tố tụng. Những văn bản này ra đời đã cụ thể hóa quy định của Luật TGPL,
bảo đảm để đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên tham gia
tố tụng để bào chữa, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho người được

TGPL; nâng cao nhân thức và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, cơ
quan tiến hành tố tụng trong hoạt động TGPL.
Trong một số văn bản pháp luật có liên quan như Bộ Luật Tố tụng
hình sự, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính...quy định rõ
chức danh Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bảo đảm tính đồng bộ,
thống nhất của hệ thống pháp luật.

12


Mặt khác,TGPL đã được khẳng định là một chính sách “giảm nghèo
về pháp luật” trong tổng thể các chính sách về giảm nghèo của Đảng và
Nhà nước, cụ thể là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn
2006 – 2010, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miề nnúi giai đoạn 2006 – 2010
(Chương trình 135 giai đoạn II), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
ngày 27/12/2008 của Chính phủ và định hướng giảm nghèo bền vững thời
kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 theo Nghị quyết số 8/NQ-CP ngày
19/5/2011 của Chính phủ.
Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, chính quyền địa phương ở
các tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã nỗ lực hoàn thiện thể chế để triển khai
thi hành Luật TGPL. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuốc Trung
ương đã ban hành các văn bản để triển khai thực hiện Luật TGPL như: Chỉ
thị tăng cường công tác TGPL, xác định các nhiệm vụ trọng tâm của công
tác TGPL, kế hoạch triển khai thi hành Luật TGPL; Đề án kiện toàn tổ
chức, bộ máy của Trung tâm TGPL nhà nước; Quyết định thành lập Chi
nhánh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm; Quyết định thành lập
Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng ở địa
phương, Tổ giúp việc của Hội dồng và kế hoạch hoạt động của Hội đồng...

2.2. Thực trạng về công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt động TGPL
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nêu lên thực trạng về
cơ cấu, tổ chức của Cục TGPL và Sở Tư pháp, vì đây là các cơ quan chuyên
môn, trực tiếp thực hiện công tác quản lý đối với hoạt động TGPL ở nước ta
hiện nay.
Thứ nhất là Cục TGPL. Được thành lập theo Quyết định số 734/TTg
ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, Cục TGPL là đơn vị trực thuộc
Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp
quản lý nhà nước về công tác TGPL trong phạm vi cả nước; thực hiện quản
lý chuyên ngành về TGPL theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Cục TGPL được quy định tại Quyết định số 1689/QĐ-BTP ngày
21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Hiện nay, Cục có 04 phòng thực hiện
chức năng quản lý nhà nước và 01 đơn vị sự nghiệp, trong đó, các đơn vị
thực hiện quản lý nhà nước thuộc Cục bao gồm: Văn phòng Cục; Phòng
Chính sách và quản lý nghiệp vụ TGPL; Phòng Quản lý chất lượng TGPL;
Phòng Tài chính - Kế toán và Trung tâm Thông tin, dữ liệu TGPL. Mỗi

13


phòng của Cục thực hiện một nhiệm vụ riêng trong công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động TGPL.
Thứ hai là Sở Tư pháp. Theo quy định của pháp luật hiện nay, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan ở địa phương có chức năng quản lý nhà
nước đối với hoạt động TGPL và quy định nhiệm vụ quyền hạn của Giám
đốc Sở Tư pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động TGPL nhưng
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý
nhà nước đối với hoạt động TGPL. Công tác quản lý nhà nước của Sở Tư
pháp được nhiều bộ phận khác nhau đảm trách một hoặc một số nội dung

khác nhau của quản lý nhà nước mà không thành lập một bộ phận chuyên
môn quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL.
Trong các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở có Văn phòng, Thanh tra, phòng Văn bản và Thi hành pháp luật,
phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp và Trung tâm TGPL nhà nước
là đơn vị có tham gia vào quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động
TGPL.
Trung tâm TGPL nhà nước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư
pháp, tham gia đảm nhiệm một số hoạt động mang tính quản lý nội bộ đối
với các chi nhánh, đội ngũ người thực hiện TGPL trên địa bàn ở điah
phương như quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng
TGPL cho Chi nhánh, hướng dẫn họa động đối với Câu lạc bộ TGPL và các
hoạt động nghiệp vụ TGPL khác, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp TGPL cho trợ giúp viên
pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm cà chi nhánh; hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp
vụ cho tổ chức tham gia TGPL; tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội
thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động TGPL cho trợ
giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và chi nhánh; quản lý, theo
dõi, kiểm tra hoạt động TGPL của trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và
các cán bộ khác của Trung tâm và chi nhánh theo thẩm quyền; giải quyết
khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật TGPL và pháp luật về khiếu nại, tố
cáo; giải quyết tranh chấp về TGPL theo thẩm quyền; thực hiện sơ kết, tổng
kết chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức.
2.3. Thực trạng về tổ chức và ngƣời thực hiện TGPL
Về thực hiện các vụ việc TGPL:
Theo kết quả Cục TGPL đã tổng hợp báo cáo của các địa phương sau
8 năm thực hiện Luật TGPL kể từ năm 2006 đến hết tháng 12/2014, trong
cả nước đã thực hiện được khoảng 940.183 vụ việc, trong đó chia theo hình
thức gồm: 52.985 vụ việc tham gia tố tụng (13.120 vụ việc đại diện, bảo vệ
14



quyền lợi ích hợp pháp cho người được TGPL; 39.865 vụ việc bào chữa);
897.133 vụ việc tư vấn pháp luật (250.999 vụ việc tư vấn pháp luật tại trụ
sở Trung tâm và Chi nhánh, 472.651 vụ việc tư vấn pháp luật thông qua các
đợt TGPL lưu động), 927 vụ việc đại diện ngoài tố tụng, 2.049 vụ việc hòa
giải và 5.089 vụ việc khác. Chia theo lĩnh vực TGPL, có 80.302 vụ việc
hình sự, 202.146 vụ việc dân sự, 103.776 vụ việc hôn nhân và gia đình,
72.572 vụ việc hành chính, 228.090 vụ việc đất đai, 20.656 vụ việc lao
động, 129.719 vụ việc ưu đãi và 102.922 vụ việc trong lĩnh vực pháp luật
khác[10].
Số vụ việc TGPL năm 2015, năm 2016 và nửa đầu năm 2017 (từ
ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến 31 tháng 05 năm 2017) được biểu hiện cụ
thể lần lượt trong bảng số liệu Phụ lục số 1, Phụ lục số 2 và phụ lục số 3.
Về số lượt người được TGPL:
Tổng số lượt người được TGPL sau 8 năm là 987.949 đối tượng,
trong đó có 269.965 người nghèo, 132.331 người có công với cách mạng,
15.678 người già cô đơn không nơi nương tựa, 37.880 trẻ em, 13.390 người
khuyết tật, 540 người nhiễm HIV, 242.351 người dân tộc thiểu số, 1.398
nạn nhân của tội phạm mua bán người và 274.416 người thuộc diện được
TGPL khác[10].
Số lượt người được trợ giúp pháp lý năm 2015, năm 2016 và nửa đầu
năm 2017 (từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến 31 tháng 05 năm 2017) được
biểu hiện cụ thể lần lượt trong bảng số liệu Phụ lục số 04, Phụ lục số 05 và
phụ lục số 06.
Về các tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia TGPL:
Theo Tổng kết 8 năm thi hành Luật TGPL 2006, cả nước có 69 công
ty Luật, 297 văn phòng Luật sư và 61 Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký
tham gia TGPL. Như đã nêu, có 1.136 luật sư, 174 tư vấn viên pháp luật
đăng ký tham gia TGPL và khoảng 9.400 cộng tác viên khác (số liệu kết

quả tổng hợp báo cáo địa phương năm 2014 thực hiện theo Thông tư số
20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
một số nội dung thống kê Ngành Tư pháp) thực hiện TGPL. Tính từ năm
2006 đến thời điểm tổng kết 8 năm thi hành Luật TGPL 2006, các cộng tác
viên đã thực hiện được tổng số 471.957 vụ việc. Cộng tác viên là luật sư đã
thực hiện 126.426 vụ việc, trong đó có 37.999 vụ việc tham gia tố tụng,
84.688 vụ việc tư vấn pháp luật, 337 vụ đại diện ngoài tố tụng, 546 vụ việc
hòa giải va 1.122 vụ việc khác.
Theo thống kê mới nhất của Cục TGPL – Bộ Tư pháp, tính đến ngày
31 tháng 12 năm 2016, số tổ chức đăng ký tham gia TGPL là 357 tổ chức,
15


trong đó có 305 tổ chức hành nghề luật sư và 52 Trung tâm tư vấn pháp
luật; số cá nhân đăng ký tham gia TGPL là 6920, bao gồm 1021 luật sư,
241 tư vấn viên pháp luật và 5658 cộng tác viên TGPL khác. Từ ngày 01
tháng 01 năm 2015 đến hết ngày 31 tháng 05 năm 2017 các cộng tác viên
TGPL đã thực hiện TGPL 105.094 vụ việc (năm 2015 có 57.170 vụ, năm
2016 có 36.341 vụ, từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 05
năm 2017 có 11.583 vụ) trong đó tham gia tố tụng 7772 vụ (năm 2015 có
4972 vụ , năm 2016 có 2011 vụ, từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày
31 tháng 05 năm 2017 có 789 vụ), đại diện ngoài tố tụng 135 vụ, tư vấn
pháp luật 92.522 vụ (năm 2015 có 49.490 vụ , năm 2016 có 32.270 vụ, từ
ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 05 năm 2017 có 10.762 vụ).
Do có sự ra đời của Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 20152025, từ đầu năm 2017 đến tháng 6 năm 2017 không có tổ chức hành nghề
luật sư hoặc một tổ chức tư vấn nào đăng ký tham gia thực hiện TGPL.
Đối với các Trung tâm TGPL, đây là tổ chức thực hiện TGPL chủ
yếu và có một cơ cấu, tổ chức cũng như đội ngũ thực hiện TGPL hoàn
chỉnh nhất. Do đó trong phần này tác giả tập trung phân tích tích thực trạng
về cơ cấu, tổ chức, đội ngũ cũng như một số vấn đề có liên quan đến quản

lý nhà nước đối với hoạt động của Trung tâm TGPL.
Về cơ cấu tổ chức của Trung tâm TGPL: Trung tâm TGPL có lãnh
đạo Trung tâm, các phòng chuyên môn và các Chi nhánh TGPL.
Về đội ngũ công chức, viên chức:
Hiện nay, tại 63 tỉnh, thành phố đều thành lập Trung tâm TGPL Nhà
nước và có khoảng hơn 200 chi nhánh của Trung tâm. Cuối năm 2016, Cục
TGPL đã thống kê tổng số viên chức của các Trung tâm TGPL trên toàn
quốc là 930 người, trong đó có 411 trợ giúp viên pháp lý, 17 trợ giúp viên
pháp lý chính, 324 chuyên viên pháp lý (119 người đã qua đào tạo nghề luật
sư và 205 người chưa qua đào tạo luật sư), 68 kế toán, 36 thủ quỹ và 74
viên chức đảm nhiệm các công việc khác. Còn chi nhánh TGPL có 396 viên
chức, bao gồm 177 trợ giúp viên pháp lý, 188 chuyên viên pháp lý (77
người đã qua đào tạo luật sư và 111 người chưa qua đào tạo luật sư) và 31
viên chức khác.
Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý đã từng bước đáp ứng yêu cầu công
việc, tham gia ngày càng nhiều các vụ việc tranh tụng để đại diện, bào chữa,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Theo báo cáo của
các địa phương, năm 2014, 572 Trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện trên
74.258 vụ việc/124.171 vụ việc trong toàn quốc, trong đó có 3.690 vụ việc
tham gia tố tụng (trung bình mỗi Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 06 vụ
16


tham gia tố tụng/năm) [10]; năm 2015, các trợ giúp viên pháp lý đã thực
hiện được 84.481 vụ trong tổng số 141.651 vụ việc TGPL của cả nước; năm
2016, các trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện 50.218 vụ trong tổng số 89.943
vụ của cả nước và nửa đầu năm 2017 (từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến
ngày 31 tháng 05 năm 2017), trong tổng số 35.974 vụ việc TGPL của cả
nước, các trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện được 20.091 vụ. Trong bảng số
liệu về số vụ việc được thực hiện của các năm 2015, 2016 và nửa đầu năm

2017 đã thể hiện rõ số vụ việc mà các trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện
dưới hình thức tham gia tố tụng. Năm 2015, 4838 vụ tố tụng TGPL trong
tổng số 9.809 vụ tố tụng TGPL. Năm 2016, 1.223 vụ tố tụng TGPL trong
tổng số 2.508 vụ tố tụng TGPL. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến 31
tháng 05 năm 2017, số vụ tố tụng được trợ giúp viên pháp lý tham gia là
548 vụ/1.682 vụ của cả nước.
Nhìn chung, hiện nay, ngoài các chức danh trợ giúp viên pháp lý
buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên, chuyên viên pháp lý cũng phải có
bằng cử nhân chuyên ngành luật, tuy nhiên, một số tỉnh với đặc thù là vùng
miền núi cần phải có đội ngũ giúp việc là người đồng bào dân tộc thiểu số
nên trong đội ngũ viên chức vẫn có một vài người chỉ đạt trình độ trung cấp
chuyên ngành luật. Hơn 10 năm từ thời điểm Luật TGPL được ban hành,
đội ngũ người thực hiện TGPL nói chung, cũng như đội ngũ công chức,
viên chức công tác trong lĩnh vực TGPL nói riêng ngày càng phát triển để
nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL, tạo thuận
lợi cho người dân, kịp thời đáp ứng nhu cầu TGPL của người dân, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, đặc biệt đối với các địa
phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa,
nơi đội ngũ luật sư còn ít.
Về công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ
người thực hiện TGPL:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm chất
lượng nguồn nhân lực thực hiện TGPL đã được chú trọng, không chỉ tập
trung đào tạo nghề mà còn kết hợp với bồi dưỡng nghiệp vụ. Trước năm
2010, công tác TGPL nhận được nhiều tài trợ của các tổ chức quốc tế nên ở
Trung ương và địa phương có điều kiện tổ chức nhiều đợt tập huấn. Từ năm
2006 đến năm 2014, Bộ Tư pháp đã tổ chức 14 khóa bồi dưỡng nguồn bổ
nhiệm Trợ giúp viên pháp lý và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cho
trên 1.000 cán bộ thuộc nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý. Năm 2015,
Bộ Tư pháp không tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ nào, sau đó, công tác

này đã được chuyển sang Học viện Tư pháp. Năm 2016, Học viện Tư pháp
17


đã tổ chức 02 khóa đào tạo nghiệp vụ trợ giúp viên pháp lý và cấp chứng
chỉ cho hơn 150 cán bộ thuộc nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý. Hàng
năm, căn cứ vào chương trình công tác của ngành, Bộ Tư pháp tổ chức từ
05-07 khóa tập huấn nghiệp vụ toàn quốc và theo khu vực về các văn bản
mới trong lĩnh vực TGPL; các kỹ năng TGPL cho nhóm đối tượng đặc thù;
quản lý nhà nước trong lĩnh vực TGPL, quản lý dự án, nghiệp vụ kế toán...
nhằm nâng cao ý thức, kỹ năng thực hiện TGPL cho đội ngũ thực hiện
TGPL. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã biên soạn và phát hành các tài liệu
phục vụ cho công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cụ thể như Sổ tay vụ
việc TGPL điển hình tập 1 & 2, Cẩm nang tổ chức thực hiện TGPL, Sổ tay
hướng dẫn nghiệp vụ TGPL, văn bản pháp luật về TGPL tập 1 & 2... Ngoài
ra, Bộ Tư pháp còn hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
TGPL cho tư vấn viên pháp luật của các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc
Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam,
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam[10].
Cho đến nay, các địa phương trên toàn quốc đã tổ chức hơn 2.300 đợt
tập huấn nghiệp vụ cho hơn 220.000 lượt người tham dự là Trợ giúp viên
pháp lý, cộng tác viên, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật và mạng lưới TGPL
ở cơ sở, trung bình mỗi tỉnh/thành thường tổ chức 04-05 đợt tập huấn/năm.
Hầu hết các địa phương đã tổ chức tập huấn pháp luật về TGPL cho Điều
tra viên, Kiểm sát viên, cán bộ trại tạm giam, tạm giữ về pháp luật TGPL...
2.4. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
2.4.1. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, không thể phủ nhận được
tính hữu ích của hoạt động TGPL, tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, hạn
chế còn tồn tại, đặc biệt là trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt

động TGPL, kim chỉ nam định hướng cho hoạt động TGPL.
Thứ nhất, về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực
hiện văn bản quy phạm pháp luật. Cùng lúc ban hành nhiều văn bản có tính
chất và phạm vi rộng lớn, một số văn bản mục tiêu đề ra quá cao so với
thực tế, không khả thi như Đề án Quy hoạch mạng lưới Trung tâm và Chi
nhánh; Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030. Các quy định của pháp luật liên quan TGPL cũng chưa đồng
bộ, thống nhất như: quy định pháp luật tố tụng về TGPL chưa đầy đủ; chưa
có sự thống nhất giữa hoạt động TGPL theo nghĩa vụ của luật sư và hoạt
động TGPL được nhà nước trả tiền; chưa có sự kết nối giữa hoạt động
TGPL theo nghĩa vụ và hoạt động TGPL tự nguyện của Luật sư, hoạt động
tư vấn pháp luật theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/07/2008 của
18


Chính phủ về tư vấn pháp luật và hoạt động TGPL của trợ giúp viên pháp
lý. Hệ thống các văn bản pháp luật cho thấy pháp luật về TGPL còn được
quy định tản mạn trong nhiều văn bản khác nhau. Luật TGPL không điều
chỉnh luật sư hành nghề tự do mà chỉ điều chỉnh hoạt động TGPL của luật
sư cộng tác viên và hoạt động của luật sư trong tổ chức đăng ký tham gia
TGPL. Thiếu các quy định quan trọng về chức năng của cơ quan quản lý về
TGPL. Điều 46 Luật TGPL 2006 quy định chức năng của cơ quan quản lý
về TGPL, thiếu quy định quan trọng về chức năng điều phối và điều hành
hệ thống TGPL; giám sát và kiểm soát chất lượng dịch vụ TGPL. Luật
TGPL 2017 đã khắc phục một phần thiếu sót của Luật TGPL 2006 là quy
định rõ chức năng kiểm soát chất lượng dịch vụ TGPL thông qua “việc
thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc” (điểm e, khoản 2, Điều 40, Luật
TGPL 2017) nhưng vẫn chưa đề cập đến chức năng điều phối và điều hành
hệ thống TGPL. Trên thực tế, nhu cầu TGPL cũng như nguồn lực thực hiện
TGPL ở các địa phương có sự khác biệt. Vì chưa được quy định các chức

năng nêu trên trong Luật hoặc trong văn bản pháp luật khác, nên cơ quan
quản lý về TGPL không thể thực hiện việc điều hành, điều phối người thực
hiện TGPL từ nơi có nguồn lực dồi dào sang nơi có nhu cầu TGPL nhưng
thiếu nguồn lực. Một số địa phương, nhu cầu TGPL của người dân lớn
nhưng tổ chức thực hiện TGPL không đáp ứng được do kinh phí dành cho
công tác TGPL còn hạn chế dẫn đến bỏ sót đối tượng, trong khi đó cơ quan
quản lý về TGPL không có chức năng điều phối nguồn tài chính cho các địa
phương không cần đối được ngân sách cho hoạt động TGPL.
Thứ hai, về tổ chức và người thực hiện TGPL. Nguồn lực thực hiện
TGPL còn nhiều bất cập. Hiện nay, trợ giúp viên pháp lý và luật sư là thành
phần chủ yếu thực hiện TGPL. Tuy nhiên, đội ngũ trợ giúp viên pháp lý
phát triển chậm, công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tìm kiếm nguồn để
bổ sung cho đội ngũ này còn bị động, lúng túng, thiếu tính đồng bộ trong
dài hạn, có địa phương không có nguồn để bổ sung. Đội ngũ cộng tác viên
đông nhưng hoạt động thực chất không nhiều; nhiều cộng tác viên không hề
thực hiện vụ việc nào; cộng tác viên là luật sư còn ít, tham gia TGPL chưa
thường xuyên, tích cực và hiệu quả. Chất lượng của đội ngũ luật sư còn
nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Trong
lĩnh vực tham gia tố tụng, một số trợ giúp viên, luật sư còn thiếu kinh
nghiệm, kỹ năng hành nghề, bởi họ ít cơ hội cọ sát, thực hành nghề nghiệp.
Mặt khác, hiện nay sự phân bổ đội ngũ luật sư không đồng đều giữa các
vùng, miền trong toàn quốc. Một số Trung tâm và chi nhánh TGPL hoạt
động chưa hiệu quả. Các phòng chuyên môn được thành lập nhiều năm
19


nhưng chưa đảm bảo được về nguồn lực con người. Bên cạnh một số chi
nhánh thành lập đủ căn cứ, một số chi nhánh thành lập chưa căn cứ vào nhu
cầu TGPL của người dân và điểu kiện đảm bảo của địa phương; hiện nay
vẫn còn có những chi nhánh chưa có Trưởng chi nhánh hoặc chỉ có cán bộ

kiêm nhiệm, hiệu quả hoạt động thấp.
Thứ ba, về hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc TGPL. Theo quy
định của pháp luật, hiện nay các chủ thể tham gia vào hoạt động đánh giá
chất lượng vụ việc TGPL sau khi hoàn thành là: Cục TGPL, Sở Tư pháp và
các Trung tâm TGPL trong cả nước. Nhưng hiện nay đang tồn tại một thực
tế là các Sở Tư pháp và Cục TGPL chủ yếu làm nhiệm vụ quản lý về công
tác TGPL trong đó có việc quản lý về chất lượng vụ việc TGPL, các chủ thể
này ít tham gia vào hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc TGPL sau khi đã
hoàn thành. Do vậy, hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc TGPL hiện nay
phần lớn là do các Trung tâm TGPL trong cả nước thực hiện. Bộ phận
người thực hiện TGPL này chưa đủ khả năng để bảo đảm chất lượng vụ
việc, nhất là những vụ việc phức tạp và vì vậy, chưa đủ khả năng chỉ ra
những thiếu sót của người thực hiện TGPL trong quá trình thực hiện TGPL.
Hơn nữa, các Trung tâm TGPL cũng đồng thời là tổ chức thực hiện vụ việc
TGPL nên việc các Trung tâm tự thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc
TGPL do mình thực hiện đã đặt các Trung tâm vào tình trạng “vừa đá bóng,
vừa thổi còi” nên việc đánh giá chất lượng vụ việc TGPL đôi khi còn chưa
đảm bảo về tính khách quan. Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện
hành về TGPL thì các Trung tâm được thành lập theo địa giới hành chính
cấp tỉnh do vậy chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm cũng bị giới hạn
theo phạm vi lãnh thổ mà chưa có cơ chế cho việc mở rộng phạm vi hoạt
động của các Trung tâm vượt ra khỏi phạm vi hành chính lãnh thổ nên hiện
tại chưa có cơ sở để thực hiện việc đánh giá chéo về chất lượng vụ việc
TGPL giữa các Trung tâm TGPL trong cả nước.
2.4.2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc còn tồn tại những hạn chế
trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL ở nước ta hiện
nay cụ thể như các quy định của pháp luật về TGPL nói chung và quản lý
nhà nước đối với hoạt động TGPL nói riêng chưa được hoàn thiện, đội ngũ
thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL chưa hoàn

chỉnh, bên cạnh đó, đặc điểm tự nhiên về vùng miền, sự khác biệt về kinh tế
- văn hóa – xã hội cũng là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả
của công tác này.

20


Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Hoàn thiện pháp luật về TGPL nói chung và các quy định
của pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động TGPL nói riêng
Gần 20 năm hình thành và phát triển công tác TGPL, các văn bản
pháp luật quy định về hoạt động này ngày càng đa dạng và phong phú, tuy
nhiên, chính điều đó cũng dẫn đến việc các quy định về hoạt động TGPL
tản mạn nhiều văn bản khác nhau. Mặt khác, sau một thời gian áp dụng, các
quy định của pháp luật về TGPL nói chung và quản lý nhà nước đối với
hoạt động TGPL nói riêng còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Vấn đề đặt ra là
cần phải có giải pháp hoàn thiện các quy định đó. Trong phạm vi nghiên
cứu, tác giả xin đưa ra một số ý kiến như sau:
Thứ nhất, thay đổi quy định về TGPL nói chung.
Một là mô hình TGPL. Ở nước ta hiện nay, điều kiện kinh tế - văn
hóa - xã hội ở mỗi vùng miền khác nhau, việc quy định các tổ chức TGPL
của nhà nước được thành lập giống nhau ở tất cả các địa phương là chưa
linh hoạt, dẫn đến việc bộ máy của một số trung tâm TGPL nhà nước còn
cồng kềnh, hiệu quả chưa cao. Đứng trước thực trạng này, nhà nước ta cần
phải thay đổi theo mô hình nhà nước có tổ chức cung cấp dịch vụ TGPL
trên toàn quốc và những tổ chức khác (đủ điều kiện để đăng ký trở thành
cộng tác viên TGPL) thì đăng ký với các tổ chức TGPL của nhà nước.

Hai là thay đổi quy định về người thực hiện TGPL. Mặc dù Luật
TGPL 2017 ra đời cũng đã có quy định mở rộng hơn về người thực hiện
TGPL tuy nhiên vẫn cần bổ sung đội ngũ chuyên viên tại Trung tâm TGPL
là người thực hiện TGPL, trừ hoạt động tham gia tố tụng. Như vậy, việc
chuyên viên pháp lý có trình độ từ cử nhân luật trở lên không được thực
hiện TGPL đã và đang gây lãng phí một nguồn lực không nhỏ tham gia
thực hiện TGPL cho người dân.
Thứ hai, thay đổi quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động
TGPL. Trong quy định của Luật TGPL đã có 1 chương riêng quy định về
vấn đề quản lý nhà nước đối với TGPL và có một số văn bản hướng dẫn về
công tác này tuy nhiên các quy định cũng chỉ mới chủ yếu đề cập về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với TGPL
ở trung ương, ở địa phương như thế nào mà chưa thể hiện được một cách rõ
ràng về sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở hai cấp này. Đồng
thời bên cạnh đó, thống nhất cách thức quản lý nhà nước về hoạt động
21


TGPL đối với tất cả các tổ chức thực hiện TGPL, kể cả các trung tâm TGPL
nhà nước hay các tổ chức thực hiện TGPL khác.
Mặt khác, hoàn thiện thể chế để kiểm soát chất lượng vụ việc TGPL.
Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng vụ việc mới chỉ tập trung ở đầu ra của
vụ việc mà chưa chú trọng đến toàn bộ quá trình thực hiện TGPL nên các
trung tâm TGPL rất khó có giải pháp khắc phục hậu quả những vụ việc kém
chất lượng do không còn điều kiện để TGPL tiếp. Vì vậy, bên cạnh việc
kiểm tra, thanh tra định kỳ của các cơ quan quản lý nhà nước về TGPL, cần
xây dựng quy trình giám sát chất lượng vụ việc TGPL trong tất cả các khâu
của quá trình thực hiện TGPL ngay từ khi thụ lý đơn yêu cầu cho đến khi
kết thúc vụ việc.
3.2. Hoàn thiện về tổ chức quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động

TGPL
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL
còn thiếu sự kết nối giữa trung ương và địa phương trong việc nắm bắt tình
hình tổ chức và hoạt động TGPL của Trung tâm và Chi nhánh. Như vậy,
cần phải thay đổi và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động
trợ giúp theo mô hình mới, đó là: cơ quan TGPL ở trung ương (Bộ Tư pháp
- Cục TGPL) có chức năng quản lý, điều phối nguồn lực TGPL; các tổ chức
TGPL ở địa phương (Trung tâm TGPL nhà nước các tỉnh, thành và các tổ
chức hành nghề luật sư, các tổ chức khác đã đăng ký tham gia TGPL) có
chức năng trực tiếp cũng cấp dịch vụ vừa có chức năng quản lý, điều phối
nguồn lực, kiểm soát, giám sát chất lượng dịch vụ TGPL.
3.3. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ thực
hiện TGPL
Đội ngũ thực hiện TGPL là lực lượng giải quyết, thực hiện chính
sách về TGPL. Đây là nhân tố cơ bản, quyết định tính hiệu quả trong công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL. Do đó một trong những giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với TGPL là hoàn
thiện cơ cấu tổ chức và tăng cường năng lực, rèn luyện kỹ năng TGPL cho
đội ngũ thực hiên TGPL. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện một số
biện pháp như:
Thứ nhất, đổi mới hệ thống tổ chức thực hiện TGPL theo hướng tinh
gọn, tinh giản tổ chức bộ máy và biên chế phù hợp với đặc thù từng vùng
miền theo điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu TGPL, nguồn nhân lực cung
cấp dịch vụ TGPL của từng địa phương và khả năng huy động các cá nhân,
tổ chức xã hội. Thứ hai, phát triển đội ngũ thực hiện TGPL theo hướng chú
trọng chất lượng hơn số lượng. Tập trung công tác quy hoạch đào tạo, bồi
22


dưỡng, tìm kiếm nguồn để bổ sung đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý, đồng

thời, chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực
cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.
3.4. Một số giải pháp khác
Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý nhà nước kết hợp với kiểm
tra, giám sát, phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của các Trung
tâm TGPL nhà nước. .
Thứ hai, thiết lập hồ sơ theo dõi kết quả TGPL đối với từng người
thực hiện TGPL theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
Thứ ba, cần bảo đảm đủ nguồn lực kinh phí cho các hoạt động nghiệp
vụ TGPL của Trung tâm TGPL nhà nước nói riêng và các tổ chức TGPL
khác nói chung.

23


×