Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục mộ t số giải pháp dạ y học tích hợ p trong bộ môn địa lý ở trường THPTBuôn ma thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.72 KB, 7 trang )

Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục-Một số giải pháp dạy học tí ch hợp trong bộ môn Đị a lý ở trường THPTBuôn Ma Thuột

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm.
Thực hiện tí ch hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi í ch cho việc góp phần hì nh
thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Ở bậc THPT trong những năm học qua , việc dạy học tí ch hợp được thực hiện ở
nhiều môn học như sinh học , địa lý, hóa học, giáo dục công dân …Trong đó môn Địa
lí là một môn học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội toàn cầu, các
nước và vùng lãnh thổ, vì vậy, trong dạy học môn địa lí có nhiều cơ hội để tích hợp
giáo dục với nhiều nội dung như tí ch hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tích hợp
giáo dục kĩ năng sống, tích hợp tiết kiệm năng lượng,tích hợp giáo dục dân số…
Thông qua việc dạy học tí ch hợp nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức ,
giá trị, thái độ, hành vi và những thói quen lành mạnh , loại bỏ những hành vi và thói
quen tiêu cực (ý thức tham gia giao thông , ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường , ý thức
dân số kế hoạch hóa gia đì nh, ý thức bảo vệ tài nguyên và sử dụng tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên..). Nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội đang quan tâm như : vấn đề
bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường , an toàn giao thông , bạo lực học đường , cạn kiệt
tai nguyên, đặc biệt là những vấn đề mang tí nh thời sự như biến đổi khí hậu toàn cầu...
Dạy học tích hợp là dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của
mình để giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài: Một số biện pháp để giảng dạy tí ch hợp
trong bộ môn Đị a lý.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỂN.
1. Cơ sở lý luận:
Dạy học tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn học có
những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề,
những kiến thức nguồn, nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến
thức vào các tình huống khác nhau.


Với quan điểm chung là giáo dục học sinh phát tr iển toàn diện về mọi mặt nên
việc dạy học Địa lý nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là những quy
định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao
nhất trong quá trình dạy học:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
- Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc dạy học tí ch hợp trong môn
đị a lý đều đảm bảo các nguyên tắc trên, đặc biệt là nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và
phát triển tư duy cho học sinh.
2. Cơ sở thƣ̣c tiễn:
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến thức
mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép những kiến thức
cần thiết phải tí ch hợp . Bởi vì những kiến thức cần tí ch hợp chỉ là một đơn vị kiến
Người thực hiện: Bùi Văn Tiến-THPT Buôn Ma Thuột- Email: ; http:www.vantien2268.violet.vn
1


Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục-Một số giải pháp dạy học tí ch hợp trong bộ môn Đị a lý ở trường THPTBuôn Ma Thuột

thức nhỏ trong một bài học . Giáo viên coi một đơn vị kiến thức cần phải giảng dạy
tích hợp là nằm trong các bộ môn khác sẽ giảng dạy.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN
NGHIÊN CỨU.
1. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu:
a. Mục đích:
Khi giảng dạy tí ch hợp giáo dục dân số , năng lượng , môi trường và kĩ năng
sống vào bộ môn Địa lý giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập hơn.
Học sinh hiểu được mối quan hệ qua lại g iữa các nhân tố đến chất lượng cuộc

sống từ đó đưa ra những quyết đị nh hợp lý hơn.
Hình thành cho học sinh ý thức tự giác , tự nguyện đề ra cho mì nh những quyết
đị nh đúng đắn, có ý thức trách nhiệm , có thái độ và hành động hợp lý về dân số , môi
trường năng lượng… .từ đó những hành vi nhằm cải thiện chất lượng c uộc sống của
bản thân mình và gia đình, rộng hơn nữa là cộng đồng, quốc gia và thế giới.
Tránh sự trùng lặp , chồng chéo giữa các môn học . Do đó , tích hợp sẽ giúp cho
việc tiết kiệm được thời gian học tập và chống sự
nhàm chán trong học tập của học
sinh, làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn.
Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy , năng lực hành động , năng lực vận
dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu qu ả trên cơ sở hiểu được bản
chất của vấn đề.
Giúp học sinh nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện hơn.
b. Đối tƣợng: Học sinh trường THPT Buôn Ma Thuột.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp tham khảo tài liệ u: các tài liệu có liên quan đến đề tài như giáo
dục dân số, môi trường, năng lượng và tí ch hợp kĩ năng sống qua môn đị a lý; Tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, các tạp chí . . .
- Phương pháp quan sát : thông qua dự giờ đồng nghiệp nhằm kiểm tra các nội
dung liên quan.
- Phương pháp thực nghiệm : đánh giá kĩ năng của học sinh qua các bài tập, bài
kiểm tra.
- Áp dụng giải pháp vào thực tiễn giảng dạy.
3. Thời gian nghiên cứu: Tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu thực tế trong thời
gian giảng dạy qua các năm học.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thƣ̣c trạng của việc dạy học tí ch hợp:
Dạy học tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn học có
những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề,

những kiến thức nguồn, nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến
thức vào các tình huống khác nhau.
Việc dạy học tí ch hợp được xác đị nh là một trong những nhiệm vụ tr ọng tâm
của năm học 2012-2013 đã được Sở Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo thực hiện.
Tích hợp trong dạy học Địa lý là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức , kỹ năng
của các phân môn của Địa l ý tự nhiên và Đị a lý kinh tế -xã hội vào việc nghiên cứu
tổng hợp về Đị a lý các châu lục, một khu vực, một quốc gia. . .Mặt khác tí ch hợp cũng
Người thực hiện: Bùi Văn Tiến-THPT Buôn Ma Thuột- Email: ; http:www.vantien2268.violet.vn
2


Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục-Một số giải pháp dạy học tí ch hợp trong bộ môn Đị a lý ở trường THPTBuôn Ma Thuột

còn là việc sử dụng các kiến thức kỹ năng , của các môn họ c khác có liên q uan như
Lịch sử, Sinh học. . .vào dạy học Địa lý, giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung
học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy trong chương trì nh đị a lí 10, 11, 12 có
rất nhiều nộ i dung tí ch hợp và giáo viên cũng đã tích hợp trong nội dung bài học dưới
nhiều hì nh thức khác nhau như liên hệ, lồng ghép, tích hợp một phần hoặc toàn bài tùy
theo nội dung của bài học nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức về dân cư , môi
trường, năng lượng...mối quan hệ giữa cư dân (bùng nổ dân số, đô thị hóa, hoạt động
sản xuất của con người) với môi trường và nhu cầu sử dụng năng lượng dẫn đến nguy
cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên ...và các nội dung khác. Thông qua các phương pháp
và kĩ thuật dạy học nhằm hình thành cho học sinh các kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi
trường, ý thức tiết kiệm năng lượng....
2. Nhƣ̃ng giải pháp thƣ̣c hiện:
Làm thế nào để việc tích hợp vừa tự nhiên, không miễn cưỡng, gượng ép, vừa
bảo đảm được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tí nh vừa sức, vừa lồng ghép được các
nội dung giáo dục vào các tiết dạy cụ thể để mang hiệu quả như mong muốn, tôi đưa
ra một số giải pháp sau:

2.1. Xác định các mức độ tích hợp trong các bài học:
- Trước tiên Giáo viên cần xác đị nh nội dung cần tí ch hợp cụ thể là gì qua từng
bài học (xác định địa chỉ tích hợp ), sau đó căn cứ vào thời lượng của bài học đó mà
xác định hình thức tí ch hợp sao cho phù hợp (tích hợp ở mức mức độ toàn phần, mức
độ bộ phận, hay chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ).
2.2. Những việc cần chuẩn bị cho bài soạn theo hướng tí ch hợp:
- Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tí ch hợp.
- Cần vận dụng những kiến thức kỹ năng của các môn học có liên quan để việc
giảng dạy tích hợp có hiệu quả.
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học.
2.3. Một số hình thức tích hợp và ví dụ minh họa cho quá trình dạy học môn Đị a
lí THPT:
- Vận dụng từng câu hỏi mang tí nh sát thực với nội dung bài học và lại có liên
hệ thực tế:
Ví dụ: Dạy bài “Dân số và sự gia tăng dân số” (Đị a lí 10) giáo viên có thể tích
hợp ở mức độ liên hệ giáo dục ý thức về sinh đẻ có kế hoạch , kết hôn và sinh đẻ đúng
độ tuổi…
- Tạo ra nhiều tình huống có vấn đề để thúc đẩy học s inh tự tì m tòi , giải quyết
(đặc biệt là trước những vấn đề mang tính thời sự, tính toàn cầu của nhân loại) :
Ví dụ: Dạy bài “Cấu trúc Trái đất” , “Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí
trên Trái đất” , “Sự phân bố khí áp , một số loại gió chí nh” , “Thủy triều , dòng biển”
(Đị a lí 10); giáo viên có thể tích hợp ở mức độ bộ phận và liên hệ dựa trên nội dung
của 1 đơn vị kiến thức trong bài:
Đặt tình huống: Hiện nay nhân loại đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt các loại
tài nguyên hóa thạch (dầu, khí…) và việc sử dụng các loại n hiên liệu hóa thạch ngày
càng tăng nhằm mục đí ch đáp ứng nhu cầu của sự phát triển đã gây ô nhiễm môi
trường…

Người thực hiện: Bùi Văn Tiến-THPT Buôn Ma Thuột- Email: ; http:www.vantien2268.violet.vn
3



Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục-Một số giải pháp dạy học tí ch hợp trong bộ môn Đị a lý ở trường THPTBuôn Ma Thuột

Yêu cầu học sinh giải quyết : Con người có thể khai thác được những nguồn
năng lượng nào trong lòng đất, từ tự nhiên để thay thế nguồn năng lượng truyền thống
mà không gây tổn hại đến môi trường ? và không bị mất đi ?
+ Khai thác nguồn nhiệt trong lòng đất  phát triển địa nhiệt điện.
+ Khai thá c năng lượng Mặt trời  xây dựng nhà máy điện Mặt trời , xe chạy
bằng năng lượng Mặt trời, bình nước nóng năng lượng Mặt trời…
+ Sản xuất điện từ năng lượng gió (vô tận, sạch…)
+ Khai thác năng lượng thủy triều xây dựng nhà máy điện từ thủy triều…
Từ những nội dung tí ch hợp cụ thể ở trên chúng ta đã hướng học sinh đến với ý
thức bảo vệ tài nguyên và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng cũng như hướng học
sinh đến với ý thức tì m tòi và khai thác những nguồn năng lượng mới, sạch thay thế.
- Giáo dục tích hợp qua tranh ảnh , các đoạn phim, bảng số liệu, biểu đồ … Đây
là những phương tiện trực quan tốt nhất để học sinh tiếp cận các nội dung về dân số ,
môi trường , năng lượng…nhất là các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin . Nếu
sử dụng tốt ngoài việc phá t huy tí nh tí ch cực học tập của học sinh còn làm cho giờ
giảng hấp dẫn hơn và học sinh chủ động làm việc nhiều hơn , kết hợp thông báo một
lượng thông tin khá rộng.
Ví dụ : Bài 3 “Một số vấn đề mang tí nh toàn cầu” chương trì nh Đị a lí 11 (ban
cơ bản ) giáo viên có thể tích hợp ở mức độ toàn bài và liên hệ dựa trên nội dung của
kiến thức trong bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số
* Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem video clip về đói nghèo ở châu Phi và
già hóa dân số ở Châu Âu, sau đó chia cặp và giao nhiệm vụ:
- Dãy 1: Bùng nổ dân số và hậu quả (phân tích bảng 3.1)
+ So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với
nhóm nước phát triển và toàn thế giới ?

+ Dân số tăng nhanh dẫn đế hậu quả gì về mặt kinh tế-xã hội ? Biện pháp giải
quyết (tích hợp giáo dục dân số).
* Gợi ý: Nhận xét về sự thay đổi của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các
thời kì, đồng thời so sánh sự chênh lệch về tỉ suất gia tăng tăng dân số tự nhiên giữa
hai nhóm nước trong từng thời kì  rút ra nhận định cần thiết.
- Dãy 2: Già hoá dân số và hậu quả (phân tích bảng 3.2)
+ Tham khảo thông tin ở mục 2 về vấn đề già hóa dân số và phân tích bảng 3.2,
trả lời câu hỏi:
+ So sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm
nước đang phát triển ? Nguyên nhân.
+ Dân số già dẫn đến hậu quả gì về mặt kinh tế-xã hội ? Biện pháp giải quyết
(tích hợp giáo dục dân số).
* Bước 2: Học sinh thảo luận và điền vào nội dung bảng:
Vấn đề
Bùng nổ dân số
Già hóa dân số
Biểu hiện
Hậu quả
Giải pháp
* Bước 3: Các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

* Bước 4 :Học sinh trình bày kết quả và bổ sung. Giáo viên chuẩn kiến thức
Người thực hiện: Bùi Văn Tiến-THPT Buôn Ma Thuột- Email: ; http:www.vantien2268.violet.vn
4


Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục-Một số giải pháp dạy học tí ch hợp trong bộ môn Đị a lý ở trường THPTBuôn Ma Thuột

Vấn đề


Biểu hiện

Hậu quả
Giải pháp

Bùng nổ dân số
- Dân số thế giới tăng nhanh bùng
nổ dân số
- Các nước đang phát triển có tỉ suất
gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các
nước phát triển.
Gây sức ép lớn đối với kinh tế –xã
hội và tài nguyên, môi trường.
Giảm tỉ suất sinh.

Già hóa dân số
- Dân số thế giới đang già đi, tuổi
thọ trung bình ngày càng tăng.
- Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm
nước phát triển.
- Thiếu hụt lực lượng lao động.
- Chi phí xã hội lớn cho người già.
- Khuyến khích sinh đẻ.
- Khuyến khích lao động nhập cư.

Giáo viên hỏi: Nhóm nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bùng nổ
dân số hiện nay ? Liên hệ với Việt Nam.
* Bước 5: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
+ Tại sao dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn đối với môi trường và tài
nguyên?

+ Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đông dân chúng ta cần phải làm
gì ?
* Chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế vượt bậc lại gây ra vấn đề
toàn cầu thứ 2. Đó là vấn đề môi trường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về môi trƣờng
* Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như
sau: (giáo viên phát phiếu học tập).
- Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu.Trả lời câu hỏi ở Sách giáo khoa.
- Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề suy giảm tầng ôzôn.
- Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.Trả lời
câu hỏi ở Sách giáo khoa.
- Nhóm 4: Tìm hiểu về vấn đề suy giảm đa dạng sinh học. Trả lời câu hỏi ở
Sách giáo khoa.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các vấn đề về môi trường
đã nêu: Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của các vấn đề về môi trường và liên hệ ở
địa phương.
* Bước 2: Các nhóm lên trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung.
* Bước 3: Giáo viên tổng kết và chuẩn hoá kiến thức ở phiếu học tập.
Vấn đề môi
trƣờng

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

1. Biến đổi
khí hậu toàn
cầu


- Trái Đất nóng
lên.
- Mưa axit.

Lượng CO2 và
các khí thải khác
trong khí quyển
tăng (sản xuất
CN, GTVT, sinh
hoạt)

- Băng tan Mực
- Giảm lượng CO2
nước biển dâng gây
trong sản xuất và
ngập lụt nhiều nơi.
sinh hoạt.
- Thời tiết, khí hậu
- Trồng và bảo vệ
thất thường, thiên tai
rừng.
thường xuyên.

2. Suy giảm
tầng ôzôn

Tầng ôzôn bị
mỏng dần và lỗ
thủng ngày

càng lớn.

Các chất khí CFC
trong sản xuất
công nghiệp.

- Cắt giảm lượng
CFC trong sản
xuất và sinh hoạt.
- Trồng nhiều cây
xanh.

Ảnh hưởng đến sức
khoẻ, mùa
màng,sinh vật.

Giải pháp

Người thực hiện: Bùi Văn Tiến-THPT Buôn Ma Thuột- Email: ; http:www.vantien2268.violet.vn
5


Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục-Một số giải pháp dạy học tí ch hợp trong bộ môn Đị a lý ở trường THPTBuôn Ma Thuột

3. Ô nhiễm
nguồn nƣớc
ngọt, biển và
đại dƣơng

Nguồn nước

ngọt, nước biển
đang bị ô
nhiễm nghiêm
trọng.

4. Suy giảm
đa dạng sinh
học

Nhiều loài sinh
vật bị diệt
chủng hoặc
đứng trước
nguy cơ diệt
chủng.

- Chất thải từ sản
xuất, sinh hoạt
chưa qua xử lí.
- Tràn dầu, rửa
tàu, đắm tàu trên
biển.

- Thiếu nguồn nước
ngọt, nước sạch
sạch.
- Ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người.

- Xử lí chất thải

trước khi thải ra.
- Đảm bảo an toàn
khai thác dầu và
hàng hải.

Khai thác thiên
nhiên quá mức.

- Mất đi nhiều loài
sinh vật, nguồn gen
quý, nguồn thuốc
chữa bệnh, nguồn
nguyên liệu…
- Mất cân bằng sinh
thái.

- Xây dựng các
khu bảo vệ thiên
nhiên.
- Triển khai luật
bảo vệ rừng.

* Bước 4 : Giáo viên cho Học sinh xem 1 đoạn video về ô nhiễm môi trường
trên Thế giới.
3. Nhƣ̃ng khó khăn trong quá trì nh thƣ̣c hiện:
Trong quá trì nh thực hiện tôi cũng gặp một số trở ngại như:
Nội dung bài học dài, mà Giáo viên phải truyền đạt hết nội dung kiến thức trong
1 tiết học nên chưa giành nhiều thời gian cho việc tí ch hợp.
Trong một bài học lại có rất nhiều nội dung cần tích hợp
, do đó giáo viên

không biết chọn nội dung nào bỏ nội dung nào. Ví dụ như bài 3 lớp 11 “Một số vấn đề
mang tí nh toàn cầu’’ thì cần tí ch hợp giáo dục dân số , bảo vệ môi trường, sử dụng tiết
kiệm năng lượng và giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ đa dạng sinh học.
4. Hiệu quả của giải pháp:
Việc giảng dạy tí ch hợp trong bộ môn Đị a lý như trên đã làm cho nhận thức học
sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức . Không những có những nhận
thức, hành vi đúng đắ n về các vấn đề dân số , môi trường, tiết kiệm năng lượng… mà
còn ham thích học tập bộ môn Địa lý . Điều này thể hiện qua chất lượng học tập bộ
môn đị a lý trong các bài kiểm tra . Cụ thể sau bài 3 của lớp 11 “Một số vấn đề mang
tính toàn cầu’’ ở học kỳ 1 tôi cho kiểm tra 15 phút, kết quả như sau:
Lớp
11A1
11A2
11A3
11A4
11A5
11A6
11A7
11B1
11B2

Sĩ số
39
40
41
40
42
45
42
36

38

<5
Số
lượng
1
0
0
0
0
0
0
0
0

%
2.6
0
0
0
0
0
0
0
0

Kết quả kiểm tra
>= 5
Số
%

lượng
38
97.4
40
100
41
100
40
100
42
100
45
100
42
100
36
100
38
100

8 10
Số
%
lượng
22
56.4
29
72.5
34
82.9

34
85
25
59.5
35
77.8
25
59.5
28
77.8
24
63.2

Ghi chú

Với kết quả kiểm tra ở các lớp 11, tôi thấy r ằng phần lớn học sinh đều trả l ời
được nội dung câu hỏi, số học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ lớn.

Người thực hiện: Bùi Văn Tiến-THPT Buôn Ma Thuột- Email: ; http:www.vantien2268.violet.vn
6


Chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục-Một số giải pháp dạy học tí ch hợp trong bộ môn Đị a lý ở trường THPTBuôn Ma Thuột

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Một số khuyến nghị
- Để thực hiện ngày càng hiệu quả việc dạy họ c tí ch hợp tôi có một số khuyến
nghị như sau:
+ Việc tổ chức dạy học tí ch hợp trong đừng bộ môn phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục, những nội dung tí ch hợp cần mang tí nh cụ thể , gắn với thực tiễn của

cuộc sống (tránh lý thuyết mang tính hàn lâm khoa học).
+ Nội dung tí ch hợp phải được thể hiện cụ thể trong giáo án của giáo viên ở
từng bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện rõ mức độ tí ch hợp (liên hệ hay
bộ phận...).
+ Bản thân giáo viên phải tự trau dồi thêm kiến thức trong sách vở cũng như
những kiến thức từ thực tế qua các phương tiện thông tin (phần lớn nội dung tí ch hợp
là để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống) nhưng để có tí nh thuyết phục cao thì
giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh những hình ảnh cụ thể để minh họa cho
phần tí ch hợp của chúng ta được sinh động, tự nhiên hơn.
+ Trong các phần tí ch hợp giáo viên chỉ giữ vài trò hướng dẫn , định hướng chứ
không phải truyền thụ áp đặt một chiều (để phát huy được tính sáng tạo trong giải quyết
những tì nh huống mà giáo viên nêu ra).
+ Sử dụng các phương tiện nghe nhìn, từ việc quan sát tranh ảnh, video-clip học
sinh sẽ mô tả được sự vật, hiện tượng, nêu nguyên nhân , hậu quả của sự vật , hiện
tượng và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ , cảm nhận của mình về nội dung tranh ảnh ,
băng hình (chẳng hạn như ta có thể dụng các video-clip (từ 12 phút) để giới thiệu về
các yếu tố môi trường và sử dụng hợp lý năng lượng, như: cọn nước, cối giã gạo nước,
trạm thủy điện nhỏ, trạm pin mặt trời (năng lượng sạch), ô nhiễm không khí và tiếng
ồn giao thông…)
2. Kết luận:
Việc giảng dạy tí ch hợp thông qua bộ môn Đị a lý là điều cần thiết đối với nhận
thức của học sinh . Tuy nhiên cách thức tổ chức giảng dạy và lồng ghép một cách nhẹ
nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng tích hợp một cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội
dung bài dạy sẽ nặng nề.
Qua đó , giáo viên và h ọc sinh sẽ có trách nhiệm và hành vi đúng đắn hơn đối
với các vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Trên đây là một số kinh nghiệm c ủa bản thân trong việc nghiên cứu khoa học
giáo dục về nội dung: “Một số biện pháp để giảng dạy tích hợp trong bộ môn Địa lý”.
Trên đây là một số giải pháp của tôi nhằm thực hiện ngày một hiệu quả hơn việc
dạy học tích hợp trong các bộ môn văn hóa .Vì qũy thời gian í t và khả năng có hạn nên

đề tài còn nhiều thiếu sót, xin được tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của đồng nghiệp.
Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Ngƣời thƣ̣c hiện

BÙI VĂN TIẾN
Người thực hiện: Bùi Văn Tiến-THPT Buôn Ma Thuột- Email: ; http:www.vantien2268.violet.vn
7



×