Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi HSG môn Sinh 9 ( Có Đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.1 KB, 5 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN: SINH HỌC - LỚP 9
NĂM HỌC 2016-2017

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ RA
Câu 1 :( 3 điểm ): So sánh kết quả F1 và F2 trong di truyền trội hoàn toàn và
trội không hoàn toàn? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự giống nhau và khác
nhau trên?
Câu 2 : (2,5 diểm ): Trình bày p.p xác định tính trạng trội, tính trạng lặn của
Menden ?
Câu 3 : (4,5 điểm):
a/ Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu ?
b/ Vì sao nhóm máu O là máu chuyên cho và máu nhóm AB là máu chuyên
nhận ?
c/Ở người có 4 nhóm máu O,A, B,AB và do các gen qui định như sau
Nhóm máu O do 1 kiểu gen qui định là: IoIo
Nhóm máu A do 2 kiểu gen qui định là: IAIA và IAIo
Nhóm máu B do 2 kiểu gen qui định là: IBIB và IBIo
Nhóm máu AB do 1 kiểu gen qui địnhlà : IAIB
Có 3 cặp vợ chồng có các nhóm máu sau:
a. Vợ nhóm máu O và chồng nhóm máu B
b. Vợ nhóm máu A và chồng nhóm máu B
c. Vợ nhóm máu O và chồng nhóm máu AB
Và có 3 đứa trẻ X,Y,Z có các nhóm máu lần lượt là: A, B,AB
Bằng sự hiểu biết về di truyền .Em hãy tìm bố mẹ cho 3 đứa trẻ trên?
Câu 4 (2,5 điểm).
Khi lai giữa hai giống lúa, người ta thu được kết quả như sau: 120 cây
thân cao, hạt dài, 119 cây thân cao, hạt tròn, 121 cây thân thấp, hạt dài; 120 cây
thân thấp, hạt tròn


Biết rằng tính trạng chiều cao của thân và hình dạng của hạt di truyền độc
lập với nhau; thân cao, hạt dài là tính trạng trội hoàn toàn.
Giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của P, lập sơ đồ cho
pháp lai.
Câu 5: ( 3,5 điểm)
1. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì?
2: Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một
lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi
nhịp hít vào là 620 ml không khí.
a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế
nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu?
b) So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu?
( Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ).
Câu 6: ( 4 điểm ): Thế nào là phản xạ? Cung phản xạ? Vòng phản xạ? So sánh
cung phản xạ và vòng phản xạ?


ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu 1 :( 3 điểm )
a> So sánh ( 1 đ )
Giống nhau:
_Cơ sở:đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn
_Cơ chế:quá trình di truyền của tính trạng đều dựa trên sự phân li của cặp gen
trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử
_Kết quả: +Nếu Pt\c ->F1 đồng tính ->F2 phân li tính trạng
+F1đều mang kiểu gen dị hợp
+F2 đều có 1 đồng hợp trội:2 dị hợp:1 đồng hợp lặn
Khác nhau:
Tính trội hoàn toàn
Tính trội ko hoàn toàn

Cơ sở _Gen trội át hoàn toàn gen lặn
Gen trội át không hoàn toàn gen lặn
Kết quả _F1 Đồng tính. F2:3 trội:1 lặn
F1 đồng tính F2 :1 trội :2 trung
gian:1 lặn
b> Giải thích ( 2 đ )
* Sơ đồ lai :
Trội hoàn toàn
( Đậu hà lan )
Trội không hoàn toàn
( Hoa phấn )
P : Hạt vàng (AA) x Hạt xanh (aa)
P : Hoa đỏ (BB) x Hoa trắng (bb)
G:
A
a
G:
B
b
F1:
100% Aa (hạt vàng)
F1:
100% Bb (Hoa đỏ)
F1 x F1 :
Aa x Aa
F1 x F1 :
Bb
x
Bb
G:

A, a
; A, a
G:
B,b
; B,b
F2 :
1AA : 2Aa : 1aa
3/4
F2 : 1BB : 2Bb : 1bb
1/4
hạt vàng : 1/4 hạt xanh
hoa đỏ : 2/4 hoa hồng : 1/4 hoa trắng
* Giải thích :
- P thuần chủng (có kiểu gen đồng hợp) nên chỉ cho một loại giao tử , do đó
F1 chỉ có 1 kiểu gen duy nhất là Aa hay Bb . Vì vậy , F1 đều đồng tính .
- F1 đều có kiểu gen dị hợp nên khi giảm phân cho 2 loại giao tử A và a hay B và
b . Trên số lượng lớn , hai loại giao tử này có số lượng ngang nhau nên trong thụ
tinh , sự kết hợp ngẫu nhiên đều cho ra 4 kiểu tổ hợp hợp tử với 3 kiểu gen với tỉ
lệ 1AA : 2Aa : 1aa ( hay 1BB : 2Bb : 1bb ) .
- Vì A át hoàn toàn a nên F1 thu được 100% Aa đều hạt vàng , F2 có 2 kiểu gen là
AA và Aa đều cho kiểu hình hạt vàng , tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 hạt vàng : 1 hạt
xanh .
- Vì B át không hoàn toàn b nên F1 thu được 100% Bb đều hoa hồng , ở F2 kiểu
gen BB cho hoa đỏ , Bb cho hoa hồng bb cho hoa trắng nên tỉ lệ phân li kiểu
hình ở F2 là 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng .
Câu 2 : (2,5 diểm )
- Dựa vào định luật tính trội: Nếu F1 mang tính trạng của bố hay mẹ thì tính
trạng đó là tính trạng trội
- Dựa vào qui luật phân li: F2 có tỉ lệ phân li 3 trội: 1 lặn
- P có kiểu hình giống nhau: F1 có kiểu hình khác thì kiểu hình P là tính trạng

trội


- Lai 2 cặp tính trạng: F2 có tỉ lệ 9/16 là tính trạng trội, 1/16 là tính trạng lặn
Câu 3 : (4,5 điểm):
a. Cơ sở của nguyên tắc truyền máu. ( 1,5,đ )
Trong máu người được phát hiện có 2 yếu tố :
- Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B.
- Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α ( gây kết dính A) và β (gây kết dính
B).
- Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu cho xảy ra khi vào cơ thể nhận gặp
kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính.
- Vì vậy khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu
truyền cho phù hợp, tránh tai biến: Hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết
tương người nhận gây tắc mạch và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây
bệnh.
b. Nhóm máu O là máu chuyên cho và máu nhóm AB là máu chuyên nhận :
( 1,5đ )
- Máu AB chứa 2 loại kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết
tương không có chứa kháng thể. Do đó máu AB không có khả năng gây kết dính
hồng cầu lạ, máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào truyền cho nó nên gọi là
nhóm máu chuyên nhận.
- Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu, do đó khi được truyền cho
máu khác không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính
hồng cầu nên gọi là nhóm máu chuyên cho.
c.( 1,5 đ )Xét từng cặp vợ chồng : Ta thấy
Cặp a: P: O x B
F1 : có O và B; không thể có A và AB
Cặp b : P : A x B
F1: Có O, A, B, AB

Cặp c: P: O x AB
F1: có A và B ; không thể có O và AB
Vậy cháu Z con của cặp vợ chồng b vì chỉ cặp này mới có nhóm máu AB ; ; và
cháu Y con của cặp vợ chồng a vì cặp này có nhóm máu B và O không có nhóm
máu A . Do đó cháu X con của cặp vợ chồng c
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Giải thích và viết sơ đồ lai
* Quy ước:
A - thân cao, a - thân thấp
B - hạt dài, b - hạt tròn.
* Xét riêng từng cặp tính trạng
Thân cao
120 + 119
1
=
=
Thân thấp
121 + 120
1
=> P: Aa x aa
Hạt tròn
119 + 120
1
=
=
Hạt dài
120 + 121
1



=> P: Bb x bb
* Kết hợp 2 cặp tính trạng ta được 2 trường hợp:
P1 : AaBb ( thân cao, hạt dài) x aabb (Thân thấp, hạt tròn)
P2 : Aabb ( thân cao, hạt tròn) x aaBb (Thân thấp, hạt dài)
* Sơ đồ lai:
+ Trường hợp 1:
PB : AaBb ( thân cao, hạt dài) x aabb (Thân thấp, hạt tròn)
G:
AB, Ab, aB, ab
ab
FB : Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
Kiểu hình :1 thân cao, hạt dài : 1 thân cao, hạt tròn
1 thân thấp, hạt dài: 1 thân thấp, hạt tròn
+ Trường hợp 2:
PB : Aabb ( thân cao, hạt tròn) x aaBb (Thân thấp, hạt dài)
G:
Ab ; ab
aB, ab
FB : Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb
Kiểu hình :1 thân cao, hạt dài : 1 thân cao, hạt tròn
1 thân thấp, hạt dài: 1 thân thấp, hạt tròn
Câu 5: ( 3,5 điểm)
1. - Hô hấp ngoài: ( 1 đ )
+ Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi)
+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Hô hấp trong:( 1 đ )
+ Trao đổi khí ở tế bào: CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
2. a :( 0,75 đ )

Theo đề bài ra, khi người ta hô hấp bình thường khí lưu thông trong 1 phút là :
18.420 = 7560 (ml)
- Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường là ( vô ích ):
18.150 = 2700 (ml)
- Lượng khí hữu ích 1 phút hô hấp thường là:
7560 – 2700 = 4860 (ml)
b/ : ( 0,75 đ)Khi người đó hô hấp sâu:
- Lưu lượng khí lưu thông là:
12.620 = 7440 (ml)
- Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết là:
12.150 = 1800 (ml)
- 1 phút người đó hô hấp sâu với lưu lượng khí là :
7460 – 1800 = 5640 (ml).
Lượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp thường là:
5640 – 4860 = 780 (ml)
Câu 6: ( 4 điểm ):
- Khái niệm phản xạ
: (1đ )
- Khái niệm Cung phản xạ : (1đ )
- Khái niệm Vòng phản xạ : (1đ )


- So sánh Cung phản xạ và Vòng phản xạ : ( 1đ )



×