Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phân tích tình trạng nghèo của các nông hộ tại huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH THỊ NGỌC LỢI

PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC NÔNG HỘ
TẠI HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH THỊ NGỌC LỢI

PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC NÔNG HỘ
TẠI HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế Phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:


414/QĐ-ĐHNT ngày 26/5/2015

Quyết định thành lập hội đồng:

460/QĐ-ĐHNT ngày 16/5/2017

Ngày bảo vệ:

30/05/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch Hội Đồng
TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC
Khoa sau đại học

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Khánh Hòa, tháng 4 năm 2017
Học viên

Huỳnh Thị Ngọc Lợi

iii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy, cô Trường Đại học Nha Trang và
bạn bè học viên.
Trước tiên, tôi xin gởi lời chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô Trường Đại học
Nha Trang, đặc biệt là quý thầy, cô Khoa Kinh tế và Khoa Sau Đại học - Trường Đại học
Nha Trang đã truyền đạt kiến thức và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phạm Hồng Mạnh đã nhiệt tình dành
nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã cố gắng, tuy nhiên, vì giới hạn về thời gian và trình độ hiểu biết
của bản thân còn có những hạn chế và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
sự góp ý chân thành sâu sắc và quý báu của quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện, đạt
giá trị học thuật cao.
Khánh Hòa, tháng 4 năm 2017
Học viên

Huỳnh Thị Ngọc Lợi

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...........................................................................xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...........................................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài .............................................................................................1
1.2. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.4.1. Về mặt khoa học ...................................................................................................3
1.4.2. Về ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................4
1.5. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................4
Tóm lược chương 1: .......................................................................................................5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............6
2.1. Nông hộ và kinh tế nông hộ ....................................................................................6
2.1.1. Khái niệm nông hộ ...............................................................................................6
2.1.2. Phân loại nông hộ .................................................................................................6
v


2.1.3. Kinh tế hộ gia đình và đặc điểm kinh tế của hộ gia đình nông thôn ....................6
2.2. Độ thỏa dụng và chi tiêu hộ gia đình.......................................................................8
2.2.1. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu của hộ gia đình ...........................................................8
2.2.2. Hàm chi tiêu, độ thỏa dụng và ngưỡng nghèo......................................................9
2.3. Các quan điểm và khái niệm về nghèo..................................................................11
2.3.1. Quan điểm về nghèo ...........................................................................................11
2.3.2. Khái niệm về nghèo............................................................................................12
2.3.3. Phân loại nghèo ..................................................................................................13

2.4. Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo ...........................................................14
2.4.1. Cơ sở xác định nghèo .........................................................................................14
2.4.2. Các chỉ số đo lường và đánh giá nghèo đơn chiều (nghèo theo thu nhập).........15
2.4.3. Các chỉ số đo lường và đánh giá nghèo đa chiều ...............................................17
2.5. Yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ........................................19
2.6. Nghèo đói ở khu vực nông thôn Việt Nam ...........................................................21
2.7. Tổng quan về một số công trình có liên quan đến đề tài luận văn ........................25
2.7.1. Các nghiên cứu trong nước.................................................................................25
2.7.2. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................27
2.7.3. Đánh giá về các nghiên cứu liên quan................................................................29
2.8. Khung phân tích của nghiên cứu ...........................................................................30
Tóm lược chương 2: .....................................................................................................31
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........32
3.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vạn Ninh....32
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.......................................................................32
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vạn Ninh giai đoạn 2011 - 2016 ................32
3.2.1. Đặc điểm kinh tế.................................................................................................32
3.2.2. Giáo dục...............................................................................................................34
vi


3.2.3. Y tế ......................................................................................................................35
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................35
3.3.1. Phương pháp tiếp cận .........................................................................................35
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................35
3.4. Các chỉ tiêu phân tích nghèo .................................................................................37
3.4.1. Cơ sở xác định nghèo .........................................................................................37
3.4.2. Đo lường các mức độ nghèo...............................................................................37
3.5. Mô hình kinh tế lượng ...........................................................................................38
3.5.1. Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện

Vạn Ninh.......................................................................................................................38
3.5.2. Mô hình phân tích xác suất của hộ rơi vào tình trạng nghèo .............................42
3.6. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................46
3.6.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................................46
3.6.2. Dữ liệu sơ cấp .....................................................................................................46
3.7. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu nghiên cứu.............................................47
Tóm lược chương 3: .....................................................................................................47
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................48
4.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn huyện Vạn Ninh............48
4.2. Diễn biến về tình trạng nghèo của huyện Vạn Ninh ..............................................48
4.3. Đặc điểm nghèo của nông hộ tại huyện Vạn Ninh................................................50
4.3.1. Những thông tin cơ bản của mẫu điều tra ..........................................................50
4.3.2. Đo lường tình trạng nghèo của nông hộ .............................................................52
4.3.3. Đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội của hộ và tình trạng nghèo của hộ gia
đình huyện Vạn Ninh....................................................................................................53
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập bình quân đầu người và khả năng rơi
tình trạng nghèo của nông hộ tại địa bàn huyện Vạn Ninh ..........................................62
vii


4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập bình quân đầu người của nông hộ tại địa bàn
huyện Vạn Ninh............................................................................................................62
4.4.2. Phân tích các các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng rơi vào tình trạng nghèo của
nông hộ tại huyện Vạn Ninh.........................................................................................64
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................................67
4.5.1. Về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của nông hộ tại Vạn Ninh ..........67
4.5.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng rơi vào tình trạng nghèo của nông hộ tại
Vạn Ninh.......................................................................................................................69
Tóm lược chương 4: .....................................................................................................73
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA

NGHIÊN CỨU ............................................................................................................74
5.1. Kết luận..................................................................................................................74
5.2. Các gợi ý chính sách cho việc cải thiện tình trạng nghèo cho nông hộ tại huyện
Vạn Ninh.......................................................................................................................75
5.2.1. Đối với hộ gia đình .............................................................................................75
5.2.2. Chính sách đất đai ..............................................................................................77
5.2.3. Tín dụng..............................................................................................................77
5.2.4. Tăng cường công tác khuyến nông giúp các hộ có điều kiện tiếp cận với các mô
hình sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp................................78
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................79
Tóm lược chương 5: .....................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................81

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
AFTA

Nghĩa giải thích
:

Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á (ASEAN Free Trade
Area)

APEC

:


Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic
Cooperation)

ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)

CN

:

Công nghiệp

CNH

:

Công nghiệp hóa

DV

:

Dịch vụ

FDI


:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment)

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

GATT

:

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (The General Agreement
on Tariffs and Trade)

HĐH

:

Hiện đại hóa

HTX

:

Hợp tác xã

IMF


:

Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

NN

:

Nông nghiệp

OECD

:

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation for Economic Cooperation and Development)

TFP

:

Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total factor productivity)

THT


:

Tổ hợp tác

UBND

:

Ủy ban nhân dân

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các chiều nghèo trong đánh giá nghèo đa chiều...........................................18
Bảng 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo ...............................................20
Bảng 2.3: Thu nhập BQĐN 1 tháng chia theo khu vực thành thị - nông thôn ở Việt
Nam thời kỳ 2002 - 2012...............................................................................................23
Bảng 2.4: Cơ cấu thu nhập BQĐN 1 tháng chia theo nguồn thu và khu vực thành thị nông thôn thời kỳ 2002 - 2012 ......................................................................................24
Bảng 3.1: Cơ sở khoa học và kỳ vọng dấu các biến trong mô hình hồi qui đa biến ....41
Bảng 3.2: Cơ sở khoa học và kỳ vọng dấu các biến trong mô hình hồi qui logit ........44
Bảng 3.3: Phân bổ mẫu điều tra.....................................................................................47
Bảng 4.1: Hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Vạn Ninh và các địa phương khác của

Khánh Hòa năm 2016 ....................................................................................................48
Bảng 4.2: Đặc điểm nghèo của huyện Vạn Ninh năm 2016 .........................................49
Bảng 4.3: Đặc điểm giới tính trong mẫu điều tra ..........................................................50
Bảng 4.4: Đặc điểm học vấn chủ hộ trong mẫu điều tra ...............................................50
Bảng 4.5: Đặc điểm tuổi chủ hộ trong mẫu điều tra......................................................51
Bảng 4.6: Các chỉ số nghèo theo thu nhập của hộ trong mẫu điều tra ..........................52
Bảng 4.7: Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với đặc điểm giới tính của chủ nông hộ
trong mẫu điều tra..........................................................................................................53
Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với đặc điểm tuổi của chủ nông hộ trong
mẫu điều tra ...................................................................................................................54
Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với đặc điểm tình trạng hôn nhân của chủ
nông hộ trong mẫu điều tra............................................................................................55
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với trình độ học vấn của chủ nông hộ
trong mẫu điều tra..........................................................................................................56
Bảng 4.11: Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với số lao động có việc làm................57
Bảng 4.12: Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp ........58
Bảng 4.13: Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với tình trạng tiếp cận tín dụng ..........59
Bảng 4.14: Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với tình trạng tiếp cận đất đai.............60
Bảng 4.15: Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với đặc điểm làm thêm của hộ............61
Bảng 4.16: Kết quả phân tích tương quan .....................................................................62
Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi qui đa biến ...............................................................63
Bảng 4.18: Kết quả phân tích hồi qui về khả năng rơi vào tình trạng nghèo của hộ gia
đình huyện Vạn Ninh.....................................................................................................65
Bảng 4.19: Kết quả mô phỏng về tình trạng nghèo của hộ ...........................................71
x


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Khung phân tích nghiên cứu .........................................................................30
Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................36

Hình 4.1: Tình trạng sức khỏe của chủ hộ trong mẫu điều tra ......................................51

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa là một trong những địa phương được cho là
có nhiều khó khăn so với các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Với những điều
kiện của mình, có 11/13 xã, thị trấn tiếp giáp với biển, người dân sinh sống chủ yếu
bằng nghề nông – lâm - thủy sản (chiếm tỷ lệ 57,75% năm 2015), do vậy đời sống gặp
rất nhiều khó khăn. Hiện tại, huyện Vạn Ninh có trên 4000 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo
trên địa bàn huyện tính đến cuối đầu năm 2016 là 13,01%, khu vực nông thôn tỉ lệ
nghèo khá cao với 13,19% (Sở Lao động Thương binh và xã hội Khánh Hòa, 2016).
Huyện có nhiều xã có tỉ lệ nghèo rất cao, như Xã Vạn Thạnh (23,10%), Xã Xuân Sơn
(17,05%), Xã Đại Lãnh (17,20%)…Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020,
tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giảm 3%/năm, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn
vay 95% theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện Vạn Ninh (Đảng bộ huyện Vạn Ninh,
2015), là một vấn đề khó khăn đòi hỏi các ngành, các cấp, và tự mỗi gia đình phải vươn
lên thoát nghèo bền vững. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp thiết thực, cơ bản và lâu
dài để những nông hộ nói chung và nông hộ tại huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa nói
riêng thật sự thoát nghèo, chống tái nghèo, được tiếp cận với những cơ hội mới và
được hưởng lợi từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là một thách thức lớn đối với
khu vực này
Từ kết quả điều tra, khảo sát 267 nông hộ tại huyện Vạn Ninh để phân tích đánh
giá tình trạng nghèo của hộ gia đình tiếp cận theo phương pháp nghèo đơn chiều dựa
vào thu nhập của hộ gia đình.
Độ tuổi của các chủ hộ điều tra chủ yếu từ 22 đến 82 tuổi. Nhìn chung, tuổi của chủ
hộ từ 40 – 50 tuổi chiếm tỉ lệ lớn. Trung bình tuổi chủ hộ trong mẫu nghiên cứu là 45,8.
Trình độ học vấn của chủ hộ chủ yếu là tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ
thông (62,2%), bậc tiểu học không đáng kể (2,6%). Tỉ lệ chủ hộ có trình độ cao đẳng,

đại học chiếm 2,6%. Kết quả thống kê cho thấy số năm đi học của chủ hộ cao nhất là
17 năm, thấp nhất là 2 năm. Hầu hết chủ hộ chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp
tập trung ở độ tuổi từ 25 đến 55 tuổi và hầu hết chủ hộ có trình độ văn hóa thấp. Số
chủ hộ chỉ học hết tiểu học và trung học cơ sở đã chiếm trên 67% số hộ gia đình được
điều tra.
Kết quả tính toán cho thấy, tỉ lệ nghèo của hộ gia đình tại địa bàn nông thôn Vạn
Ninh là 18,7% với mức chuẩn nghèo theo thu nhập được qui định hiện nay của Chính
xii


Phủ Việt Nam cho giai đoạn 2016 – 2020 là 700 nghìn đồng/người/tháng. Khoảng
cách nghèo là 1,6397 và độ sâu của tình trạng nghèo trong hộ gia đình là khá xa ở mức
5,3182. Như vậy, từ các chỉ số đo lường cho thấy tình trạng nghèo của nông hộ tại Vạn
Ninh vẫn còn ở mức khá cao. Khoảng cách giữa những người nghèo và người không
nghèo có xu hướng ngày càng rộng và sâu.
Nghiên cứu đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ
bao gồm: số lao động có việc làm, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, hộ có làm
thêm, hộ có vay vốn, hộ có đất để sản xuất và hộ có tham gia tập huấn. Yếu tố trình độ
học vấn và giới tính của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó,
số lao động có việc làm và hộ có đất là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới thu nhập bình
quân của hộ; kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của hộ có tác động yếu nhất. Mức độ
giải thích của mô hình là 20,3%. Bên cạnh đó, luận văn đã xác định những yếu tố có khả
năng ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ, và xác định tác động biên của các yếu tố
thông qua hàm hồi qui logit, bao gồm: số lao động có việc làm, hộ có làm thêm, hộ có
đất để sản xuất, tập huấn khuyến nông. Trong đó, có ba yếu tố quan trọng có khả năng
làm giảm tình trạng nghèo của hộ, đó là số lao động có việc làm, hộ có làm thêm và hộ
có đất để sản xuất. Trong khi đó, vấn đề tập huấn khuyến nông là yếu tố làm giảm
nghèo ít hơn.
Từ khóa: nông hộ, hộ nghèo, huyện Vạn Ninh


xiii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không
chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các
quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế
chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói
của từng quốc gia có khác nhau (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2011).
Việt Nam luôn coi vấn đề xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước1, cũng như Việt Nam đã công bố cam kết
thực hiện các mục tiêu phát triển của Liên hiệp quốc (UN) tại Hội nghị thượng đỉnh
các quốc gia năm 2000. Nhìn lại hai thập kỷ qua cho thấy Việt Nam đã đạt được
những thành tựu ấn tượng trong giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và
đánh giá cao. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã
giảm liên tục trong vòng hai thập kỷ, từ 58% năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998;
28,9% năm 2002; 16% năm 2006; 14,5% năm 2008; 11,76% năm 2011; 9,6% năm
2012, nhờ đó mà gần 30 triệu người đã thoát nghèo (Chính phủ, 2003; Chương trình
phát triển Liên Hiệp quốc, 2004).
Mặc dù Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nước nghèo, song một bộ phận
dân cư vẫn chưa thoát hẳn khỏi bẫy nghèo đói và không có nghĩa là công cuộc giảm
nghèo đã được hoàn tất. Do đó, trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI đã xác định trong phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 2011 – 2020 như
sau: “…Tạo ra bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an
sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo…Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân
2%/năm…” (Ban Chấp hành Trung ương, 2011).
Theo báo cáo giảm nghèo ở Việt Nam của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam: tỷ lệ
hộ nghèo ở nông thôn vẫn cao (66,4% năm 1993 và 18,3% năm 2008) (Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam, 2011). Họ là những người sản xuất nhỏ, là nông dân hoặc ngư dân.

Huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa là một trong những địa phương được cho là
có nhiều khó khăn so với các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Với những điều
kiện của mình, có 11/13 xã, thị trấn tiếp giáp với biển, người dân sinh sống chủ yếu
bằng nghề nông – lâm - thủy sản (chiếm tỷ lệ 57,75% năm 2015), do vậy đời sống gặp
1


rất nhiều khó khăn. Hiện tại, huyện Vạn Ninh có trên 4000 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo
trên địa bàn huyện tính đến cuối đầu năm 2016 là 13,01%, khu vực nông thôn tỉ lệ
nghèo khá cao với 13,19% (Sở Lao động Thương binh và xã hội Khánh Hòa, 2016).
Huyện có nhiều xã có tỉ lệ nghèo rất cao, như Xã Vạn Thạnh (23,10%), Xã Xuân Sơn
(17,05%), Xã Đại Lãnh (17,20%)…Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020,
tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giảm 3%/năm, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn
vay 95% theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện Vạn Ninh (Đảng bộ huyện Vạn Ninh,
2015), là một vấn đề khó khăn đòi hỏi các ngành, các cấp, và tự mỗi gia đình phải vươn
lên thoát nghèo bền vững.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích tình trạng nghèo của các nông
hộ tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” nhằm đánh giá cụ thể hơn về diễn biến và
đặc điểm nghèo của nông hộ tại khu vực này, tìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến
tình trạng nghèo của hộ, để từ đó các cơ quan quản lý, chính quyền các địa phương đề
ra những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện tình trạng nghèo cho các nông hộ tại địa
phương một cách bền vững trong giai đoạn tới
1.2. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu bao trùm của đề tài là phân tích và đánh giá tình trạng nghèo
của các nông hộ tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
cơ bản và cần thiết nhằm cải thiện tình trạng nghèo cho các nông hộ tại địa phương
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá và đo lường tình trạng nghèo theo thu nhập của các nông hộ tại huyện

Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
(2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của các
nông hộ tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
(3) Phân tích tác động biên của các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của
nông hộ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
(4) Đề xuất các gợi ý về chính sách và những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện thu
nhập và tình trạng nghèo cho nông hộ tại khu vực này.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, Đề tài sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu:
2


(1) Tình trạng nghèo theo thu nhập của các nông hộ tại huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa hiện nay ở mức độ nào?
(2) Những nhân tố cơ bản nào ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của
các nông hộ tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa?
(3) Tác động biên của các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của nông hộ
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa hiện nay như thế nào?
(4) Những gợi ý về chính sách nào nhằm cải thiện thu nhập và tình trạng nghèo cho
nông hộ tại khu vực này?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến tình trạng,
nghèo của nông hộ tại huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi lý thuyết: Do giới hạn về thời gian và nguồn lực tài chính, do đó trong
khuôn khổ của nghiên cứu, đề tài sẽ tiếp cận và phân tích tình trạng nghèo của hộ gia
đình theo phương pháp phân tích nghèo truyền thống, dựa trên tiêu chí thu nhập bình
quân của hộ gia đình mà Chính Phủ Việt Nam đang áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
+ Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nông hộ tại huyện Vạn

Ninh tỉnh Khánh Hòa, bao gồm tại các xã của huyện Vạn Ninh mà hoạt động sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu, nhưng: Lý do chọn các xã trên là các xã này của huyện Vạn
Ninh, tập trung nhiều hộ gia đình nông dân sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực
này chiếm tỉ lệ cao so với địa bàn của toàn huyện Vạn Ninh.
+ Phạm vi thời gian: Số liệu về thông tin khảo sát từ các nông hộ tại huyện Vạn
Ninh từ tháng 5/2016 đến tháng 11 /2016.
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.4.1. Về mặt khoa học
Thứ nhất, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về nông hộ và tình
trạng nghèo, làm rõ bản chất nghèo đói;
Thứ hai, luận văn góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đặc điểm kinh tế xã hội
của nông hộ với tình trạng nghèo;
Thứ ba, luận văn làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đối với nông
hộ tại huyện Vạn Ninh.
3


Thứ tư, trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo, đưa ra những
giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói
giảm nghèo cho đối tượng này tại huyện Vạn Ninh.
1.4.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, luận văn làm phong phú thêm thực tế trong nghiên cứu vấn đề nghèo
đói, đặc biệt là vấn đề nghèo đói của các nông hộ.
Thứ hai, luận văn có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các nhà lãnh đạo có những giải
pháp khoa học trong công tác xóa đói giảm nghèo đối với nông hộ tại địa phương.
Thứ ba, với góc độ cá nhân, với nhiệm vụ công tác hiện nay, bản thân tác giả có
thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác thực tế, góp phần giảm nghèo cho người
dân tại địa phương.
Thứ tư, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên
và học viên trong các cơ quan nghiên cứu, trường đại học.

1.5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục,... đề tài được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Trong chương 1, luận văn trình bày các vấn đề tổng quan của đề tài, từ sự cần
thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
của nghiên cứu cũng như bố cục của đề tài luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Trong chương 2, luận văn sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về kinh tế hộ gia đình, các
đặc điểm về hoạt động kinh tế của hộ gia đình, tiếp cận từ khía cạnh phúc lợi của hộ
đến tình trạng nghèo, lý thuyết về nghèo và việc vận dụng lý thuyết này nhằm phân
tích tình trạng nghèo tại huyện Vạn Ninh.
Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Trong chương 3, luận văn sẽ trình bày đặc điểm địa bàn nghiên cứu, khái quát
toàn bộ qui trình nghiên cứu của đề tài cũng như các vấn đề liên quan đến mô hình
nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu liên quan và phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
thống kê.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương 4, luận văn sẽ tập trung phân tích tình trạng nghèo của nông hộ
tại huyện Vạn Ninh. Các nội dung trình bày trong chương, như: đặc điểm nghèo tại
4


huyện Vạn Ninh, khái quát về mẫu điều tra, đặc điểm thu nhập của những hộ gia đình
trong mẫu nghiên cứu, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người
của nông hộ cũng như phân tích mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng rơi
vào tình trạng nghèo của hộ gia đình tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Trong chương 5, luận văn sẽ rút ra những kết luận chính từ kết quả nghiên cứu,
đồng thời đưa ra gợi ý những chính sách nhằm cải thiện thu nhập của hộ gia đình và
tình trạng nghèo cho nông hộ tại huyện Vạn Ninh, như: chính sách việc làm, tín dụng,

đất đai… Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu ra hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho
đề tài.
Tóm lược chương 1:
Trong chương 1 của đề tài luận văn đã trình bày các vấn đề tổng quan của đề
tài, từ sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa của nghiên cứu cũng như bố cục của đề tài luận văn.

5


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nông hộ và kinh tế nông hộ
2.1.1. Khái niệm nông hộ
FAO (2007) định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng
trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm
nông nghiệp được hình thành thông qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các
thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam
lẫn nữ.
Trần Xuân Long (2009) đã nghiên cứu rằng: Hộ nông dân là đối tượng nghiên
cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động
nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động
của hộ nông dân.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao
gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt
động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan đến nông nghiệp và
không có liên quan đến nông nghiệp. Gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông
thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn đang tranh
luận. Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: Nông dân là các nông
hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình
trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản

được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình
độ hoàn chỉnh không cao.
Hộ nông dân có những đặc điểm sau: (i) Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ
sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng; (ii) Quan hệ giữa tiêu dùng
và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc, trình độ này quyết định
quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường; (iii) và Các hộ nông dân ngoài hoạt động
nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau
khiến khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân.
2.1.2. Phân loại nông hộ
2.1.3. Kinh tế hộ gia đình và đặc điểm kinh tế của hộ gia đình nông thôn
Ở Việt Nam, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày
05/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản
6


xuất trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác
cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nông dân đã trở thành những
đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh
tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó, các hộ gia đình được tự chủ trong sản xuất
kinh doanh, được toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật
tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Như vậy, có thể hiểu
kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó
các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung
trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác
do pháp luật quy định (Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
Theo Đinh Văn Quảng (2006) đã nêu lên đặc điểm nổi bật của kinh tế hộ gia
đình là có một trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong
hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và
tái sản xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách
nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ

yếu ở nông thôn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, còn ở thành thị gọi là các
hộ tiểu thủ công nghiệp.
Để phân biệt kinh tế hộ nông dân với các hình thức kinh tế khác thì Vương Thị
Vân (2009) đã đưa ra 3 đặc điểm chính như sau: tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai; lao
động sản xuất chủ yếu là các thành viên trong hộ tự đảm nhận và sức lao động của các
thành viên trong hộ không được xem là lao động dưới hình thái hàng hóa, họ không có
khái niệm tiền công, tiền lương và cuối cùng là tiền vốn chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức
lao động của họ.
Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền (2013) đã tổng kết và đưa ra các đặc
điểm để có thể nhận diện kinh tế hộ gia đình như sau: Kinh tế hộ gia đình được hình
thành theo một cách thức tổ chức riêng trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong
hộ cùng có chung sở hữu các tài sản cũng như kết quả kinh doanh của họ. Tồn tại chủ
yếu ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Một bộ phận khác có
hoạt động phi nông nghiệp ở mức độ khác nhau. Chủ hộ là người sở hữu nhưng cũng
là người lao động trực tiếp, tùy điều kiện cụ thể, họ có thuê mướn thêm lao động. Về
quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình thường nhỏ, vốn đầu tư ít. Sản xuất của kinh
tế hộ còn mang nặng tính tự cung tự cấp, hướng tới mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu
7


dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu. Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động thủ
công và công cụ truyền thống, do đó năng suất lao động thấp. Do vậy, tích lũy của hộ
chủ yếu chỉ dựa vào lao động gia đình là chính. Trình độ quản lý và chuyên môn
nghiệp vụ của chủ hộ rất hạn chế, chủ yếu là theo kinh nghiệm từ đời trước truyền lại
cho đời sau.
2.2. Độ thỏa dụng và chi tiêu hộ gia đình
2.2.1. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu của hộ gia đình
Trong mô hình đơn giản về hành vi hộ gia đình (Olivier Donni, 2007 trích lại từ
Phạm Hồng Mạnh, 2011), các thành viên cần tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ khác nhau
để tối đa hóa độ thỏa dụng. Hàm thỏa dụng của hộ gia đình khi tiêu dùng K hàng hóa

có dạng:

u  u (q1 ,...., q K )

(2.1)

Trong đó (q1,..., qK) là một tập hợp những hàng hóa K mà hộ tiêu dùng.
Để đáp ứng được nhu cầu của mình trong việc tiêu dùng hàng hóa, hộ gia đình cần
có mức thu nhập nhất định để trang trải cho các hoạt động chi tiêu. Tổng thu nhập của
hộ gia đình là một hàm số có dạng:
K

y     pk qk

(2.2)

k 1

Trong đó:
Ψ: là thu nhập phi lao động.
qk: là số lượng hàng hóa k (k = 1,…, K) mà hộ tiêu dùng.
pk: là giá cả của hàng hóa k tương ứng (k = 1,…, K)
Giả sử rằng, ban đầu thu nhập phi lao động bằng không. Hộ gia đình sẽ tối đa hóa
độ thỏa dụng của mình. Điều này có nghĩa rằng:
K

p q
k

k


(2.3)

y

k 1

u (qk)  Max, với k = 1,..., K
Phương trình trên phản ánh hành vi của hộ gia đình khi lựa chọn tiêu dùng hàng
hóa trong điều kiện ràng buộc về ngân sách nhằm tối đa hóa mức độ thỏa dụng (u) của
hộ gia đình. Đây sẽ là cơ sở nền tảng trong việc tiếp cận và phân tích nghèo đói của hộ
gia đình trên khía cạnh kinh tế học.
8


2.2.2. Hàm chi tiêu, độ thỏa dụng và ngưỡng nghèo
Để xác định ngưỡng nghèo, cần thiết phải xem xét độ thỏa dụng của hộ trong quá
trình tiêu dùng hàng hóa với ràng buộc về ngân sách để đảm bảo cho hộ gia đình đáp ứng
được các nhu cầu cơ bản, như ăn, mặc, ở, v.v… Hàm chi tiêu của hộ gia đình phản ánh
vấn đề này và được xem xét trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể và đảm bảo hộ
gia đình nhận được một mức phúc lợi nhất định. Những hộ không đạt được mức độ phúc
lợi bình quân đầu người nhất định này được coi là những hộ nghèo (Ravallion, 1998).
Hàm thỏa dụng là một khái niệm kinh tế được sử dụng rộng rãi đo lường phúc lợi mà
con người nhận được thông qua tiêu dùng các loại hàng hóa. Theo phương pháp tiếp cận
này, ngưỡng nghèo có thể được hiểu là một điểm nằm trên hàm chi tiêu của hộ gia đình.
Điểm này phản ánh chi phí tối thiểu để một hộ gia đình đạt được một mức độ độ thỏa
dụng nhất định theo giá hiện hành và phù hợp với những đặc điểm của hộ gia đình
(Ravallion, 1998). Giả sử rằng, một hộ gia đình với các đặc điểm x, tiêu thụ một giỏ hàng
hóa với số lượng q. Mức độ ưa thích của hộ gia đình đối với tất cả các giỏ hàng hóa tiêu
dùng được đại diện bởi một hàm thỏa dụng có dạng u (q, x). Chi phí tối thiểu để một hộ

gia đình với những đặc điểm x, đạt được độ thỏa dụng u và khi phải đối mặt với giá p
được phản ánh thông qua hàm chi tiêu, có dạng là e (p, x, u).
Mức thỏa dụng thực tế mà hộ gia đình nhận được thông qua chi tiêu là e (p, x, u) với
tổng chi tiêu thực tế chính là y = pq, để một hộ gia đình tối đa hóa độ thỏa dụng. Nếu gọi
uz là mức thỏa dụng cần thiết để hộ thoát nghèo thì ngưỡng nghèo là một hàm có dạng:
z = e (p, x, uz)

5

(2.4)

Như vậy, ngưỡng nghèo là chi phí tối thiểu tại một mức độ thỏa dụng nhất định với
giá hiện hành và đặc điểm hộ gia đình. Đây chính là cơ sở để nhận diện được khía cạnh
nghèo từ mức độ thỏa dụng đến nghèo trong khía cạnh tiền tệ. Tuy vậy, sẽ rất khó để nhận
biết được làm thế nào xác định mức nghèo khó của độ thỏa dụng. Do đó, để đo lường tình
trạng nghèo, cần phải kết hợp chuẩn nghèo với thông tin thu thập được từ hộ gia đình
trong việc phân bổ chi tiêu cho sinh hoạt của hộ gia đình. Về nguyên tắc có các phương
pháp cơ bản đó là:
Thứ nhất, phương pháp chỉ số phúc lợi: Người ta có thể giảm phát tất cả các khoản
thu nhập tiền tệ thông qua z. Chỉ số phúc lợi xã hội được xác định bằng cách lấy chi tiêu
thực tế chia cho z (y/z), trong đó y là tổng chi phí (pq). Giá trị y/z còn được gọi là “chỉ
số phúc lợi " (Blackorby, C., and D. Donaldson, 1987).
9


Thông qua chỉ số phúc lợi này, có thể tính toán "chỉ số chi phí thực của cuộc sống"
và được xác định bằng biểu thức:
e (p, x, uz)/e (pr, xr, uz)

(2.5)


Trong đó: pr là giá tham chiếu cố định
xr thể hiện sự ưa thích với những đặc điểm của hộ gia đình.
Chỉ số chi phí cuộc sống là chỉ số phản ánh ngưỡng nghèo của mỗi người trong hộ
gia đình. Căn cứ vào chỉ số này để đưa ra một ngưỡng nghèo chung (Zr). Ngưỡng
nghèo chung này được xác định gián tiếp thông qua hàm chi tiêu. Hàm chi tiêu với
mức giá pr, sự ưa thích xr và với mức thỏa dụng ở ngưỡng nghèo uz có dạng:
Zr = e (pr, xr, uz)

(2.6)

Chỉ số này có thể được sử dụng để chuẩn hóa tất cả các khoản thu nhập bằng tiền
giúp cho việc so sánh với các đơn vị tiền tệ khác nhau. Ngưỡng nghèo duy nhất này
được sử dụng và được gọi là chuẩn nghèo chung. Chỉ số này phản ánh "chi tiêu thực"
hay "thu nhập thực" mà hộ gia đình đạt được.
Thứ hai, phương pháp chi tiêu tương đương: Chỉ tiêu này được xác định thông qua
việc sử dụng hàm chi tiêu để tính toán một mức "chi tiêu tương đương" và được thể
hiện thông qua phương trình:
y e  e  p r , x r , v  p, x, y  

(2.7)

Khi pr và xr cố định, thì ye là hàm thỏa dụng có xu hướng tăng và là hàm đại diện
cho mọi thành viên của hộ gia đình.
Gọi Zr là chỉ số phúc lợi của hộ (mức chuẩn nghèo chung). Để tính "chỉ số phúc lợi
tương đương y/Zr, cần thu thập những thông tin trong việc phân bổ chi tiêu thực tế
hoặc chi tiêu bình quân đầu người thì việc đo lường tình trạng nghèo của hộ có thể
được xác định.
Việc đo lường phổ biến nhất được sử dụng trong thực tế là chỉ số số đếm đầu
người, được tính toán bởi tỷ lệ phần trăm của số người sống dưới ngưỡng nghèo. Các

chỉ số khác có thể được xác định nhằm phản ánh độ sâu hoặc mức độ trầm trọng của
đói nghèo, như "chỉ số khoảng cách nghèo" và "chỉ số bình phương khoảng cách đói
nghèo". Biện pháp thứ hai là "phân tích độ nhạy", được sử dụng phân tích sự bất bình
đẳng giữa người nghèo (Foster, J., Greer, J. & Thorbecke, E, 1984).
10


2.3. Các quan điểm và khái niệm về nghèo
2.3.1. Quan điểm về nghèo
Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 1991) nghèo là tình trạng không có khả năng có
mức sống tối thiểu; với cách đánh giá này thì điểm khởi đầu để xác định ranh giới đói
nghèo là nhu cầu kcalo (năng lượng) tối thiểu được dùng cho mỗi người mỗi ngày.
Mức tối thiểu mà WB sử dụng là 2100 kcalo/người/ngày với rổ lương thực thực phẩm
gồm 40 sản phẩm. WB gọi đây là chỉ số phúc lợi - thước đo chất lượng cuộc sống và
được biểu hiện ở mức thu nhập hay mức chi tiêu của hộ gia đình. Trong nghiên cứu và
thu thập thông tin, WB dựa trên số liệu về chi tiêu là chính vì cho rằng thu nhập, bản
thân nó không phản ánh trực tiếp chất lượng cuộc sống như là chi tiêu, và hơn nữa các
hộ gia đình do nhiều lý do thường kê khai không đầy đủ thu nhập. Bên cạnh đó, chuẩn
nghèo mà WB đưa ra cho các nước đang phát triển là 1,25$/ngày và các nước có thu
nhập ở mức trung bình là 2$/ngày theo sức mua tương đương.
Trong khi đó, Tổ chức Lao động Quốc tế đưa ra 3 tiêu chí cần phải có để ước
tính các chuẩn đói nghèo là: (i) dựa trên mức tối thiểu về vật chất, lương thực, thực
phẩm và các nhu cầu cần thiết khác; lương thực thực phẩm phải chiếm đa số trong
chuẩn đói nghèo vì đây là nhu cầu thiết yếu nhất và nhu cầu tối thiểu về kcalo đối với
một người/một ngày phải đảm bảo 2100 kcalo, nhưng rổ lương thực thực phẩm đó
phải gồm các loại lương thực thực phẩm rẻ nhất, thông dụng nhất và với một lượng tối
thiểu các thực phẩm khác để làm phong phú cho đời sống của họ.
Trong báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc có ba quan điểm
khác nhau về nghèo đói:
-


Quan điểm thu nhập (hoặc tiêu dùng);

-

Quan điểm nhu cầu cơ bản;

-

Quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người.

Theo quan điểm thu nhập thì đây là một cách hiểu vấn đề hẹp nhất. Một người được
cho là nghèo nếu như mức thu nhập của họ là dưới một ngưỡng xác định.
Tiếp cận vấn đề nghèo đói theo quan điểm nhu cầu cơ bản của người dân có cách
hiểu rộng hơn. Quan điểm này không xuất phát từ mức thu nhập, mà xuất phát từ khả
năng mà xã hội có thể cung cấp cho người dân để họ ngăn ngừa nghèo đói. Nghĩa là
11


với thu nhập không nhiều, người dân có thể tự mình sản xuất một phần sản phẩm nào
đấy, còn những nhu cầu khác sẽ được thoả mãn nhờ các dịch vụ miễn phí của Nhà
nước trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, v.v…
Quan điểm thứ ba xem xét vấn đề nghèo đói từ quan điểm khả năng phát triển
tiềm năng con người; Người dân không thể có được khả năng thoả mãn một cách đầy
đủ mọi nhu cầu căn bản của mình như: ăn, mặc, ở, v.v... Ngoài ra, họ còn bị hạn chế
tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, tham gia vào các hoạt động
đoàn thể và không được thoả mãn cả nhu cầu về văn hoá xã hội, v.v... Nói tóm lại, sự
lựa chọn của người dân bị hạn chế. Áp dụng quan điểm tiếp cận này cho phép định
nghĩa nghèo đói như là một sự thiếu vắng hàng loạt nhu cần cơ bản và hạn chế sự lựa
chọn của con người.

Quan điểm này không loại trừ hai quan điểm trên, mà bao trùm lên cả hai quan
điểm ấy. Nghĩa là bao gồm cả mức thu nhập thấp và hạn chế khả năng con người thoả
mãn những nhu cầu cơ bản của mình. Cách nhìn vấn đề từ quan điểm phát triển con
người cho phép khảo sát nghèo đói như là một hiện tượng đa chiều, có nguồn gốc sâu
xa. Nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu đã xác định "nghèo" là phần dân số mà không
thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản; các tác giả khác xem nghèo đói là một hàm
của các biến số như giáo dục hoặc sức khỏe, bao gồm các biến số như tuổi thọ hoặc tử
vong ở trẻ em và qui mô hộ gia đình. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, đói
nghèo được hiểu trong phạm vi rất rộng như: không thể đáp ứng "nhu cầu cơ bản".
Nhu cầu cơ bản được đề cập bao gồm nhu cầu vật chất (thực phẩm, sự chăm sóc về y
tế, giáo dục, chỗ ở, v.v…), phi vật chất (sự tham gia, danh dự) và đòi hỏi “một cuộc
sống có ý nghĩa". Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới lại xem nghèo là một vấn đề đa
chiều nên rất khó để đưa ra một định nghĩa và tổ chức này trong thời gian qua cũng có
những cách tiếp cận khác nhau về nghèo trong các báo cáo của mình. Trong báo cáo
năm 1990, định nghĩa nghèo đói của tổ chức này bao gồm tình trạng thiếu thốn các
sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến năm 2000 -2001,
báo cáo đã thêm vào khái niệm những nét mới như tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội
hay tính dễ bị tổn thương.
2.3.2. Khái niệm về nghèo
Ở nước ta, khái niệm về đói nghèo được sử dụng chính thức trong chiến lược
giảm nghèo của Chính phủ trên cơ sở khái niệm được đưa ra tại Hội nghị về chống
12


×